You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1: Luật chống khủng bố sinh học của Mỹ quy định nội dung gì có liên quan
đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc
b. Đăng ký vào cơ sở dữ liệu của FDA
c. Lưu trữ thông tin để nhận diện nhà cung cấp và khách hàng
d. Cả a, b và c đúng
Câu 2: Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ quy định nội dung gì có liên
quan đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Tăng cường truy tìm, lần vết thực phẩm và lưu trữ dữ liệu
b. Củng cố các hệ thống lưu trữ hồ sơ và truy xuất nguồn gốc
c. Lưu trữ thông tin đối với nhóm thực phẩm có nguy cơ cao
d. Cả a, b và c đúng
Câu 3: Trong các quy định của Mỹ, yêu cầu truy xuất nguồn gốc tập trung vào
vấn đề gì?
a. Thông tin lưu trữ và trách nhiệm của FDA
b. Áp dụng công nghệ cao trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm
c. Các phương pháp kiểm tra và đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc
d. Cả a, b và c đều sai
Câu 4: Luật thực phẩm chung châu Âu quy định nội dung gì liên quan đến truy
xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Cung cấp những thông tin từ nhà cung cấp và khách hàng cho cơ quan chức năng
khi cần thiết.
b. Truy xuất nguồn gốc toàn chuỗi cung ứng.
c. Sản phẩm đưa ra thị trường phải được dán nhãn hoặc có mã nhận diện đáp ứng nhu
cầu truy xuất.
d. Truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau.
Câu 5: Trong văn bản hướng dẫn Luật thực phẩm chung châu Âu 2007, việc lưu
trữ thông tin được quy định như thế nào?
a. Các thông tin cần lưu trữ về nhà cung cấp
b. Các thông tin cần lưu trữ về nhà tiếp nhận sản phẩm
c. Thời gian lưu trữ thông tin
d. Cả a, b và c đúng
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội dung được quy định trong Luật
An toàn vệ sinh thực phẩm 2006 của Nhật Bản?
a. Việc lưu trữ thông tin là không bắt buộc.
b. Doanh nghiệp cần lưu trữ thông tin, nhận diện nhà cung cấp và khách hàng của
mình theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau.
c. Yêu cầu ghi nhãn xuất xứ hàng hóa đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế.
d. Cả a, b và c đúng
Câu 7: Tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp JAS của Nhật Bản quy định nội dung
gì liên quan đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Truy xuất nguồn gốc là bắt buộc
b. Truy xuất toàn chuỗi theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau
c. Quy tắc ghi nhãn chất lượng
d. Cả a, b và c đúng
Câu 8: Tại Úc và New Zealand quy định về truy xuất nguồn gốc như thế nào?
a. Truy xuất theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau
b. Ghi nhãn xuất xứ hàng hóa là bắt buộc
c. Không có câu đúng
d. Cả a và b đúng
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về những quy định của Hàn Quốc về
truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Truy xuất nguồn gốc tập trung vào quá trình sản xuất và bao gói sản phẩm
b. Truy xuất nguồn gốc là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm nông nghiệp áp dụng
GAP
c. Quy định về ghi nhãn đối với thực phẩm nhập khẩu
d. Cả a, b và c đúng
Câu 10: Trung Quốc quy định như thế nào về truy xuất nguồn gốc?
a. Hình thành hệ thống hồ sơ nông sản giữa nhà sản xuất và người nông dân
b. Quy định về ghi nhãn đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu
c. Cả a và b đúng
d. Cả a và b sai
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quy định của Canada liên quan
đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là bắt buộc
b. Quy định thông tin ghi nhãn và bao gói
c. Truy xuất nguồn gốc toàn chuỗi theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau
d. Cả a, b và c đúng
Câu 12: Luật An toàn Thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định nội dung gì có liên
quan đến truy xuất nguồn gốc?
a. Phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc đối với thực phẩm tươi sống
b. Truy xuất nguồn gốc là một trong những điều kiện đảm bảo an toàn trong sản xuất,
kinh doanh
c. Những công việc cần tiến hành khi truy xuất nguồn gốc
d. Cả a, b và c đúng
Câu 13: Nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định nội dung gì liên quan đến truy
xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Bắt buộc phải thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn, cách ghi xuất xứ hàng hóa.
b. Truy xuất nguồn gốc là bắt buộc.
c. Truy xuất nguồn gốc toàn chuỗi cung ứng.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 14: Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về nội dung gì liên quan
đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không
bảo đảm an toàn.
b. Quy định về nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau.
c. Quy định các nội dung chính trong hệ thống truy xuất nguồn gốc.
d. Cả a, b và c đúng
Câu 15: Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT quy định nội dung gì liên quan đến
truy xuất nguồn gốc thực phẩm?
a. Nguyên tắc truy xuất và lưu trữ dữ liệu đối với mặt hàng thủy sản.
b. Nội dung của hệ thống truy xuất nguồn gốc và trình tự, thủ tục thực hiện truy xuất
đối với mặt hàng thủy sản.
c. Trách nhiệm của các bộ phận liên đới đối với mặt hàng thủy sản.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 16: Chức năng của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex?
a. Xây dựng các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.
b. Cung cấp các hướng dẫn và nguyên tắc chung nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng và đảm bảo tính công bằng trong thương mại thực phẩm.
c. Câu a và b đúng
d. Câu a và b sai
Câu 17: Bộ Luật thực phẩm do Ủy ban Codex xây dựng bao gồm những nội dung
gì?
a. Tiêu chuẩn, hướng dẫn về thực phẩm
b. Các nguyên tắc chung và các khuyến nghị về thực phẩm
c. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm
d. Cả a, b và c đúng
Câu 18: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm như
thế nào?
a. Truy xuất nguồn gốc toàn bộ chuỗi cung ứng
b. Kiểm soát việc nhận diện duy nhất sản phẩm và duy trì hồ sơ để phục vụ truy xuất
c. Quy định về ghi nhãn xuất xứ
d. Cả a, b và c đúng
Câu 19: Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 quy định nội dung gì liên quan đến truy xuất
nguồn gốc?
a. Yêu cầu hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm phải có sẵn tại tổ chức, doanh
nghiệp.
b. Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản về thiết kế và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc
thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
c. Câu a và b đúng
d. Câu a và b sai
Câu 20: Tiêu chuẩn GAP quy định về truy xuất nguồn gốc như thế nào?
a. Phải có hồ sơ truy xuất nguồn gốc về tất cả hoạt động di chuyển vật nuôi trong toàn
bộ vòng đời.
b. Truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau.
c. Quy định về sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
d. Cả a, b và c đúng
Câu 21: Các tiêu chuẩn của GS1 quy định về truy xuất nguồn gốc như thế nào?
a. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau.
b. Tất cả vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải mang mã số phân định và được gắn
nhãn, mác hoặc thẻ tại nguồn.
c. Câu a và b đúng
d. Câu a và b sai
Câu 22: Nguyên tắc chung khi thiết lập thủ tục truy xuất nguồn gốc là gì?
a. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau.
b. Thiết lập theo hệ thống các câu hỏi: “nội dung gì?”, “ai thực hiện?”, “thực hiện khi
nào?”, “thực hiện như thế nào?”.
c. Xây dựng tiêu chuẩn chung để trao đổi thông tin.
d. Cả a, b và c đúng
Câu 23: Quá trình thiết kế một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm gồm bao
nhiêu bước?
a. 7 b. 6 c. 5 d. 4
Câu 24: Bước đầu tiên trong trình tự thiết kế một hệ thống truy xuất nguồn gốc
thực phẩm là gì?
a. Đưa ra ý tưởng thiết kế
b. Xác định mục tiêu
c. Lập bảng câu hỏi
d. Không có câu đúng
Câu 25: Quá trình nhận diện thực phẩm và kết nối bao gồm mấy bước?
a. 7 b. 8 c. 9 d. 10
Câu 26: Nguyên tắc kết nối mà mỗi nhà kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ là
gì?
a. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc nội bộ và truy xuất một bước trước – một bước sau.
b. Kết nối thông tin toàn bộ chuỗi cung ứng.
c. Liên kết thông tin giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất.
d. Không có câu đúng
Câu 27: Trong quá trình nhận diện thực phẩm và kết nối thông tin, doanh nghiệp
cần lồng ghép với hoạt động nào?
a. Thiết lập nguyên tắc gán ID cho sản phẩm.
b. Tổ chức dòng vật chất và xử lý, liên kết các thông tin theo dòng vật chất đó.
c. Thiết lập sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 28: Nguyên tắc kết nối mà mỗi nhà kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ
thuộc nguyên tắc thứ mấy trong các nguyên tắc nhận diện thực phẩm và kết nối?
a. 1, 2 và 3 b. 4,5 và 6 c. 7, 8 và 9 d. cả a, b và c
đúng
Câu 29: Quy tắc liên kết các đơn vị truy xuất là phải kết nối ID của:
a. Đơn vị truy xuất đầu vào và đầu ra; nguyên liệu và sản phẩm.
b. Trước và sau khi kết hợp/chia tách.
c. Sản phẩm không phù hợp hoặc nguyên liệu bị loại bỏ.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 30: Những thông tin nào bắt buộc phải ghi lại để đảm truy xuất nguồn gốc
thực phẩm?
a. Các hồ sơ liên kết đảm bảo truy xuất nội bộ, truy xuất một bước trước – một bước
sau.
b. Ngày, thời gian, địa điểm doanh nghiệp xử lý sản phẩm thực phẩm.
c. Câu a và b đúng
d. Câu a và b sai
Câu 31: Quá trình lưu trữ thông tin cần được thiết lập nhất quán với nội dung
nào trong hệ thống truy xuất nguồn gốc?
a. Các mục tiêu
b. Các yếu tố cơ bản
c. Các nguyên tắc
d. Các thành phần chính
Câu 32: Yêu cầu tối thiểu của việc lưu trữ thông tin là gì?
a. Thông tin phải được bảo mật.
b. Dữ liệu cần được bố trí, sắp xếp sao cho có thể dễ dàng lấy ra khi cung cấp và trao
đổi thông tin.
c. Cả a và b đúng.
d. Cả a và b sai
Câu 33: Mục đích của việc đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc là gì?
a. Đánh giá xem hệ thống có đạt yêu cầu chưa.
b. Để phân loại hệ thống truy xuất ở mức độ nào.
c. Cải thiện độ tin cậy của thông tin.
d. Đáp ứng các yêu cầu của luật định.
Câu 34: Các mức độ đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc?
a. Chưa đạt, đạt, tốt.
b. Chưa hoàn thiện, hoàn thiện.
c. Chưa đạt yêu cầu, đạt yêu cầu.
d. Giám sát, đánh giá nội bộ và đánh giá từ bên thứ ba
Câu 35: Đầu vào của việc đánh giá nội bộ là gì?
a. Kết quả giám sát
b. Kết quả xem xét
c. Đạt an toàn về chất lượng
d. Cả a, b và c đúng
Câu 36: Kết quả của đánh giá nội bộ là đầu vào cho hoạt động nào?
a. Giám sát
b. Cải tiến hệ thống
c. Đánh giá từ bên thứ ba
d. Không có câu đúng
Câu 37: Lợi ích của việc đánh giá hệ thống truy xuất từ bên thứ ba?
a. Tăng sự tin tưởng giữa các bên liên quan.
b. Tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng.
c. Sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của chuyên gia để xác định và giải quyết các vấn
đề.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 38: Việc truyền và công bố thông tin phục vụ truy xuất được thực hiện như
thế nào?
a. Trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
b. Cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền.
c. Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu 39: Thông tin cơ bản nhất được trao đổi giữa các doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng là gì?
a. Nguồn gốc của sản phẩm b. Trạng thái của sản phẩm
c. ID của các đơn vị truy xuất d. Cả a, b và c đều sai
Câu 40: Loại tài liệu nào cần thiết được chọn bảo quản để phục vụ cho truy xuất?
a. Bản mô tả các bước liên quan đến chuỗi và bản mô tả trách nhiệm
b. Hồ sơ ghi lại các hoạt động sản xuất, truy xuất, trình tự, kết quả kiểm tra, đánh giá
c. Thời gian lưu trữ hồ sơ
d. Cả a, b và c đúng
Câu 41: Trong giai đoạn đầu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, cần thực
hiện hoạt động nào sau đây?
a. Hợp tác giữa các nhà kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính
nhất quán
b. Đánh giá tình hình hiện tại
c. Xây dựng kế hoạch cơ bản
d. Cả a, b và c đúng
Câu 42: Ở giai đoạn thứ hai của quá trình xây dựng hệ thống truy xuất nguồn
gốc, cần thực hiện hoạt động nào sau đây?
a. Chuẩn bị hệ thống, làm rõ vai trò và trách nhiệm
b. Soạn thảo kế hoạch thực hiện và viết hướng dẫn thủ tục truy xuất nguồn gốc
c. Thiết lập lịch trình để đưa hệ thống vào áp dụng và đào tạo cán bộ có liên quan
d. Cả a, b và c đúng
Câu 43: “Soạn thảo kế hoạch thực hiện” là hoạt động được thực trong giai đoạn
nào của quá trình xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc?
a. Giai đoạn thứ nhất b. Giai đoạn thứ hai
c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b sai
Câu 44: Sau khi một hệ thống truy xuất nguồn gốc được vận hành, doanh nghiệp
cần phải thực hiện hoạt động gì?
a. Quảng bá b. Cải thiện và đổi mới hệ thống
c. Cả a và b đúng d. Cả a và b sai
Câu 45: Việc tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm được tiến hành trong
trường hợp nào?
a. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và khách hàng phản ánh
b. Khi bản thân doanh nghiệp phát hiện sản phẩm không an toàn
c. Định kỳ kiểm tra tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống
d. Cả a, b và c đúng
Câu 46: Quá trình tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm gồm mấy bước?
a. 5 b. 9 c. 7 d. 8
Câu 47: Việc thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn được thực hiện theo trình
tự nào sau đây?
a. Tiếp nhận yêu cầu →Đánh giá sự cần thiết →Lập kế hoạch → Tổ chức thực hiện →
Báo cáo kết quả
b. Tiếp nhận yêu cầu → Lập kế hoạch → Tổ chức thực hiện → Đánh giá sự cần thiết
→ Báo cáo kết quả
c. Đánh giá sự cần thiết → Tiếp nhận yêu cầu → Lập kế hoạch → Tổ chức thực hiện
→ Báo cáo kết quả
d. Cả a, b và c đều sai
Câu 48: Thông tin truy xuất nguồn gốc gồm những loại nào?
a. Thông tin cấp 1 và thông tin cấp 2 b. Thông tin gốc và thông tin mã hóa
c. Thông tin về sản phẩm và hoạt động d. Không có câu đúng
Câu 49: Mục đích của việc mã hóa thông tin?
a. Rút gọn thông tin để dễ lưu trữ b. Bảo mật thông tin
c. Để thiết bị có thể đọc được d. Cả a, b và c đúng
Câu 50: Có thể trao đổi thông tin truy xuất theo phương thức nào?
a. Biểu bảng, biểu mẫu b. Hệ thống thông tin
c. Điện tử viễn thông và mạng nội bộ d. Cả a, b và c đúng

You might also like