You are on page 1of 17

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết thế nào là sản phẩm và trình bày các thuộc tính của sản
phẩm? Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, muốn nâng cao tính cạnh tranh của
sản phẩm, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2: Dưới góc độ kinh doanh, sản phẩm có bao nhiêu thuộc tính? Theo anh/chị
thuộc tính nào mang tính chất quyết định giá trị chất lượng của sản phẩm?
Câu 3: Chất lượng sản phẩm được hình thành như thế nào? Anh/chị hãy phân tích các
giai đoạn hình thành chất lượng sản phẩm.
Câu 4: Theo Anh/chị thế nào là sản phẩm có chất lượng? Phân tích những yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm?
Câu 5: Thế nào là một sản phẩm có chất lượng? Có người nói “Chất lượng là thước
đo tình trạng của sản phẩm, người ta coi chất lượng là tốt mỹ mãn, tuyệt hảo” đúng
hay sai?. Họ coi “cái gì đạt trình độ cao nhất trong điều kiện có thể là tối ưu” theo các
anh/chị nhận định như vậy đúng hay sai?
Câu 6: Anh/chị hiểu thế nào về chi phí ẩn? Trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta có
thể giảm được chi phí chất lượng không và bằng cách nào?
Câu 7: Theo các anh/chị thế nào là chất lượng tối ưu? Sử dụng sơ đồ chất lượng tối
ưu của Sacato Siro để phân tích chất lượng tối ưu của sản phẩm trong kinh doanh.
Câu 8: Theo anh/chị trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh của một sản
phẩm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy giải thích vì sao?
Câu 9: Có người cho rằng: “Những vấn đề chất lượng giống nhau ở khắp mọi nơi.
Trong bất kỳ nước nào, chúng ta cần đề cập theo cùng một quan niệm, và giải quyết
theo cùng một cách”. Trong câu nói trên có phần nào đúng, có phần nào sai? Tại sao?
Câu 10: Thuật ngữ “sản phẩm” được hiểu là:
a) Các sản phẩm cụ thể
b) Kết quả các hoạt động sản xuất, dịch vụ
c) Các dịch vụ
d) Kết quả các quá trình sản xuất
Câu 11: Chất lượng Sản phẩm cao là những sản phẩm có:
a) Đầy đủ các thuộc tính công dụng
b) Các thuộc tính thụ cảm
c) Khả năng thỏa mãn những kỳ vọng của khách hàng
d) Giá cạnh tranh trên thị trường
Câu 12: Khái niệm “chất lượng” được hiểu là:
a) Những sản phẩm tốt nhất
b) Những sản phẩm tối ưu
c) Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế
d) Sự thỏa mãn những kỳ vọng của khách hàng
Câu 13: Chất lượng sản phẩm được hình thành:
a) Từ tất cả các giai đoạn của chu trình sản phẩm
b) Từ ý tưởng thiết kế tốt
c) Nhờ quá trình sản xuất hoàn hảo
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 14: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng quản trị nhiều nhất:
a) Money (tiền)
b) Machines (thiết bị công nghệ)
c) Materials (nguyên vật liệu)
d) Methods (phương pháp)
Câu 15: Quan niệm về chất lượng :
a) Không giống nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp
b) Giống nhau ở mọi nơi và phải giải quyết theo cùng một cách
c) Cùng một quan niệm vì lợi ích của người tiêu dùng và xã hội
d) Kích thích sự thích thú ở người mua hàng, để bán được nhiều hàng thu nhiều
lợi nhuận
Câu 16: Phần cứng của sản phẩm liên quan đến :
a) Khả năng tài chính của nhà sản xuất
b) Kết quả hoạt động của các quá trình
c) Các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ, vật liệu
d) Các giá trị sử dụng
Câu 17: Khái niệm về chất lượng đúng nhất:
a) Chất lượng là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
b) Chất lượng là đạt các yêu cầu kiểm tra
c) Chất lượng là đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cao
d) Chất lượng là thỏa mãn khách hàng
Câu 18: Phàn nàn loại nào của khách hàng là quan trọng nhất:
a) Phàn nàn về tuổi thọ của sản phẩm
b) Phàn nàn về thời gian giao hàng quá chậm, thái độ của người bán hàng kém
c) Phàn nàn về giá cả hơi cao
d) Phàn nàn về công suất của thiết bị
Câu 19: Quan niệm về chất lượng:
a) Không phụ thuộc vào không gian
b) Không thay đổi theo thời gian
c) Phụ thuộc vào nền văn hóa
d) Không phụ thuộc vào nền văn hóa
Câu 20: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều nhất vào:
a) Máy móc, thiết bị
b) Phương pháp quản lý
c) Nguồn nhân lực
d) Nguyên vật liệu
Câu 21: Các chỉ tiêu chất lượng là:
a) Các chỉ tiêu cao nhất
b) Nhu cầu của người tiêu dung
c) Khả năng cao nhất về kỹ thuật, công nghệ
d) Việc lượng hóa các thuộc tính của sản phẩm
Câu 22: Trong kinh doanh, nhóm chỉ tiêu nào quan trọng nhất:
a) Các chỉ tiêu kinh tế
b) Các chỉ tiêu về hình dáng và màu sắc
c) Các chỉ tiêu kỹ thuật
d) Các chỉ tiêu cảm thụ bởi người tiêu dùng
Câu 23: Trong các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, nhóm chỉ tiêu nào quan trọng nhất:
a) Các chỉ tiêu kỹ thuật
b) Các chỉ tiêu về hình dáng màu sắc
c) Chất liệu sản phẩm
d) Các chỉ tiêu được thụ cảm bởi người tiêu dùng
Câu 24: Chất lượng sản phẩm được quyết định đầu tiên ở giai đoạn:
a) Kiểm tra thành phẩm
b) Thiết kế, thẩm định
c) Kiểm soát quá trình
d) Chuẩn bị sản xuất
Câu 25: Thuật ngữ sản phẩm theo quan niệm của quản lý chất lượng là:
a) Các sản phẩm cụ thể
b) Các dịch vụ
c) Kết quả của các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế
d) Khả năng sản xuất của doanh nghiệp
Câu 26: Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, cần giải quyết
trước tiên:
a) Các yếu tố về sản xuất
b) Các yếu tố liên quan đến sở trường doanh nghiệp
c) Các yếu tố liên quan đến khách hàng
d) Các yếu tố về dịch vụ khi bán
Câu 27: SCP là biểu hiện bằng tiền của:
a) Độ lệch chất lượng
b) Những hoạt động tiêu chuẩn
c) Việc đổi mới công nghệ
d) Chi phí đào tạo, huấn luyện
Câu 28: Chất lượng sản phẩm được quyết định đầu tiên ở giai đoạn:
a) Kiểm tra (KCS) thành phẩm
b) Thiết kế thẩm định
c) Phân phối
d) Dịch vụ sau bán
Câu 29: Mức chất lượng tối ưu là:
a) Mức chất lượng mà doanh nghiệp có thể tạo ra
b) Mức thỏa mãn cao nhất đối với người tiêu dùng
c) Mức chất lượng thế giới
d) Mức chất lượng phù hợp với nhiều loại thị trường
Câu 30: Chi phí lớn nhất do chất lượng kém gây ra:
a) Chi phí quảng cáo lớn
b) Tỉ lệ phế phẩm cao
c) Mất long tin của khách hàng
d) Chi phí bảo hành lớn
Câu 31: Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào:
a) Khả năng tài chính
b) Cách thức quảng cáo
c) Phương thức quản lý
d) Máy móc, thiết bị hiện đại
Câu 32: Để thoả mãn các yêu cầu không nêu ra về chất lượng, nhà sản xuất cần phải:
a) Luôn cải tiến và đổi mới SP
b) Có công nghệ ổn định
c) Kiểm soát được tốt toàn bộ quá trình
d) Am hiểu về những định chế liên quan đến sản phẩm của mình
Câu 33: Chi phí ẩn của sản xuất là:
a) Giá thành sản phẩm cao
b) Chi phí do làm sai làm ẩu
c) Chi phí quảng cáo
d) Chi phí bảo dưỡng sản phẩm
Câu 34: Tính cạnh tranh của SP, DV phụ thuộc nhiều nhất vào:
a) Các thuộc tính công dụng của chúng
b) Các dịch vụ bán và sau bán
c) Các thuộc tính hạn chế
d) Giấy chứng nhận đạt ISO 9000
Câu 35: Để thoả mãn các nhu cầu đã nêu ra về chất lượng cần phải:
a) Luôn cải tiến và đổi mới sản phẩm
b) Có công nghệ ổn định
c) Kiểm soát được tốt toàn bộ quá trình.
d) Có một nguồn vốn dồi dào
Câu 36: Khaùi niệm nào quan trọng nhất trong những khái niệm sau:
a) Chất lượng phải thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế
b) Đích của chất lượng là tỉ lệ phế phẩm thấp nhất
c) Sản phẩm có chất lượng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế
d) Sản phẩm có chất lượng là sản phẩm phải đạt các yêu cầu cần kiểm tra
Câu 37: Yếu tố nào quan trọng nhất cấu thành SCP:
a) Độ lệch chất lượng giữa thiết kế, sản xuất, sử dụng
b) Chi phí bảo dưỡng và bảo hành
c) Phế phẩm
d) Chi phí cho KCS
Câu 38: Nguyên nhân làm tăng SCP gồm:
a) Chi phí do làm sai, làm ẩu…
b) Những tổn thất do mất khách hàng
c) Chi phí do một tỷ lệ phế phẩm cao
d) Bao gồm tất cả các nguyên nhân trên
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
Câu 39: Anh/chị hãy trình bày các phương thức quản lý chất lượng và phân tích ưu –
nhược điểm của các phương thức này.
Câu 40: Theo anh/chị phương thức kiểm tra chất lượng có những nhược điểm gì?
Câu 41: Anh/chị hãy giải thích vì sao việc quản lý chất lượng phải được thực hiện
trong tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành sản phẩm? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 42: Xu thế hiện nay của thế giới là “tăng chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đi theo
hướng là giảm giá thành”. Muốn thực hiện “nghịch lí” này, DN cần có những biện
pháp nào về quản lý chất lượng?
Câu 43: Vốn và công nghệ là hai yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư chiều sâu, đúng
hay sai? Giữa đổi mới công nghệ và đổi mới nhận thức về quản lý chất lượng cái nào
quan trọng hơn, vì sao?
Câu 44: Anh/chị hãy trình bày các giai đoạn của chu trình quản lý trong hệ thống
quản lý chất lượng và ứng dụng của nó trong một công việc thực tiễn của anh/chị.
Câu 45: Một giám đốc nói:“Công nhân thiếu ý thức làm chủ, tỉ lệ phế phẩm vượt quá
qui định, phòng KCS chưa hoàn thành nhiệm vụ. Cần phải có những biện pháp hành
chính, kinh tế cấp thiết”. Quan niệm của giám đốc về quản lý chất lượng thế nào? Ở
địa vị của ông ta, anh chị làm gì để giảm tỉ lệ phế phẩm?
Câu 46: Anh/chị hãy trình bày các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. Theo
các anh (chị) hoạt động nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 47: Thế nào là đảm bảo chất lượng? Anh/chị hãy cho biết để đảm bảo chất lượng
trong giai đoạn lưu thông và sử dụng sản phẩm doanh nghiệp phải làm gì?
Câu 48: Anh/chị hãy cho biết thế nào là "làm đúng ngay từ đầu", phòng ngừa là
chính? Vận dụng triết lý trên trong công tác quản lý chất lượng như thế nào?
Câu 49: Kiểm tra toàn bộ:
a) Là kiểm tra tất cả các đơn vị sản phẩm trong lô hàng
b) Là kiểm tra một số đơn vị sản phẩm trong lô hàng
c) Ap dụng với những loại hàng hoá thông thường
d) Khó tiến hành kiểm tra
Câu 50: Kiểm tra đại diện:
a) Là kiểm tra một số đơn vị sản phẩm trong lô hàng
b) Khó tiến hành kiểm tra
c) Là kiểm tra tất cả các đơn vị sản phẩm trong lô hàng
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 51: Chi phí sản xuất có thể giảm thiểu được khi doanh nghiệp:
a) Tăng cường chi phí đào tạo, huấn luyện…
b) Đầu tư cho công nghệ hiện đại
c) Giảm chi phí đánh giá
d) Giảm được “Độ lệch chất lượng”
Câu 52: Để thực hiện nghịch lí “nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành”
bạn lựa chọn biện pháp nào:
a) Giảm chi phí ẩn của sản xuất đối với sản phẩm đang kinh doanh
b) Tổ chức thiết kế chi tiết cụ thể các nguyên công và huấn luyện người thực hiện
c) Họp ban lãnh đạo, phát động phong trào thi đua, dùng lợi ích vật chất khuyến
trong khích mọi người
d) Mời các cố vấn có uy tín và hiểu biết chuyên môn
Câu 53: Trong các bài học nguyên tắc về chất lượng, bài học nào là quan trọng nhất:
a) Chất lượng được đo bằng chi phí ẩn của sản xuất
b) Quan niệm đúng đắn về chất lượng
c) Ai chịu trách nhiệm về chất lượng
d) Vai trò của KCS trong quản lý chất lượng sản phẩm
Câu 54: Nếu bạn là lãnh đạo cấp cao, để nâng cao chất lượng quản trị, bạn quan tâm
đến những vấn đề nào trước hết:
a) Môi sinh
b) Nạn thất nghiệp
c) Giáo dục mở mang dân trí
d) Tệ nạn xã hội
Câu 55: Để đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, về cơ bản các
doanh nghiệp cần phải:
a) Có một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ
b) Áp dụng thường xuyên chu trình PDCA
c) Xác định các loại chi phí cần thiết
d) Thẩm định, lựa chọn phương án sản phẩm
Câu 56: Những ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một tổ chức được gọi là:
a) Một cam kết
b) Một hợp đồng
c) Một căn cứ để làm phiếu yêu cầu vật tư
d) Chính sách chất lượng
Câu 57: Giai đoạn nào ở trình độ cao nhất trong quản lý chất lượng:
a) Đảm bảo chất lượng trong quá trình của sản xuất
b) Thanh tra sau sản xuất
c) Bảo đảm chất lượng ở các phân hệ
d) Thông qua đào tạo, thay đổi nếp suy nghĩ của con người
Câu 58: Quy tắc quan trọng nhất để tránh những sai lầm gặp lại:
a) PDCA
b) PPM
c) 3P
d) 5R.
Câu 59: Theo Deming, để cải tiến chất lượng, ta cần thực hiện quy tắc nào?
a) PPM
b) ZD
c) MBO
d) PDCA
Câu 60: Phương thức quản lý chất lượng tốt nhất:
a) Kiểm tra chất lượng sản phẩm
b) Kiểm soát chất lượng sản phẩm
c) Kiểm soát chất lượng toàn diện
d) Quản lý chất lượng toàn diện
Câu 61: Kiểm tra chất lượng sản phẩm là:
a) Kiểm tra con người thực hiện
b) Đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ đối tượng
c) Kiểm tra phương pháp và quá trình SX
d) Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Câu 62: Kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC) là:
a) Kiểm soát trong cả quá trình sản xuất
b) Kiểm soát con người thực hiện
c) Kiểm soát phương pháp và quá trình SX
d) Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào
Câu 63: Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC) là:
a) Kiểm soát trong cả quá trình sản xuất
b) Kiểm soát con người thực hiện
c) Nhân viên quản lý kiểm soát chất lương
d) Nhân viên tự kiểm soát chất lượng
Câu 64: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là:
a) Kiểm soát trong cả quá trình sản xuất
b) Kiểm soát con người thực hiện
c) Nhân viên quản lý kiểm soát chất lương
d) Nhân viên tự kiểm soát chất lượng
Câu 65: Chu trình quản lý trong hệ thống quản trị chất lượng gồm các bước:
a) Hoạch định, kiểm tra, thực hiện, điều chỉnh
b) Hoạch định, điều chỉnh, thực hiện, kiểm tra
c) Hoạch định, thực hiện, điều chỉnh, kiểm tra
d) Kiểm tra, hoạch định, thực hiện, điều chỉnh
Câu 66: Đặc điểm của hệ thống quản trị chất lượng:
a) Quản lý theo mục tiêu
b) Quản lý theo quá trình
c) Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng
d) Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 67: Đảm bảo chất lượng là:
a) Việc cam kết với lãnh đạo
b) Tạo lòng tin trong nội bộ doanh nghiệp và với khách hàng
c) Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm
d) Việc cam kết với nhười tiêu dùng
Câu 68: Đảm bảo chất lượng là:
a) Tạo niềm tin, sự tín nhiệm
b) Tự sửa chữa những sai sót
c) Luôn cố gắn cải tiến chất lượng
d) Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 69: Biện pháp đảm bảo chất lượng với người tiêu dùng:
a) Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm
b) Áp dụng công nghệ mới
c) Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật
d) Thu thập thông tin về sự không thỏa mãn nhu cầu
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
Câu 70: Anh/chị hãy trình bày các phương pháp đánh giá chất lượng hàng hoá. Theo
anh/chị phương pháp nào là ưu việt hơn cả? tại sao?
Câu 71: Anh/chị hãy cho biết người ta xác định hệ số mức chất lượng của sản phẩm
hay của quá trình (Kma) nhằm mục đích gì?
Câu 72: Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa của hệ số phân hạng của sản phẩm (Kph).
Câu 73: Anh/chị hãy cho biết người ta xác định chỉ số chất lượng kinh doanh (I kd)
nhằm mục đích gì?
Câu 74: Anh/chị hãy cho biết Vi và j giống và khác nhau ở điểm nào? Vì sao cần
phải xác định chúng khi xem xét, đánh giá chất lượng của sản phẩm, quá trình.
Câu 75: Phương pháp kiểm tra cho độ chính xác cao nhất:
a) Phương pháp cảm quan
b) Phương pháp phòng thí nghiệm
c) Phương pháp xã hội học
d) Phương pháp chuyên viên
Câu 76: Cơ sở để kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa:
a) Chỉ tiêu thiết kế, hợp đồng
b) Chỉ tiêu được duyệt
c) Nhu cầu của xã hội
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 77: Hệ số chất lượng (Ka) của Sản phẩm phản ánh:
a) Kết quả của việc chế tạo sản phẩm
b) Những đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ
c) Tính chất đồng đều của sản phẩm
d) Tất cả các câu trên đều sai
Câu 78: Hệ số mức chất lượng Kma đánh giá:
a) Mức phù hợp của sản phẩm so với nhu cầu tiêu dùng
b) Chất lượng hay trình độ quản trị điều hành của một đơn vị
c) Chất lượng của một quá trình về mặt kinh tế
d) Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn đưa vào kinh doanh
Câu 79: Sau khi tính được MQ, ta có thể tính được:
a) Mức độ phù hợp của SP so với yêu cầu
b) Tỷ lệ sản phẩm được chấp nhận
c) Mức độ ổn định của chất lượng
d) Tất cả các câu trên đều sai
Câu 80: Mức chất lượng sản phẩm:
a) Là sự kết hợp chất lượng kỹ thuật và chi phí
b) Là sự so sánh tương đối giữa chất lượng sản phẩm và chất lượng nhu cầu
c) Là mức thỏa mãn cao nhất đối với người tiêu dùng
d) Là mức chất lượng thế giới
Câu 81: Trong quá trình đánh giá chất lượng quan trọng nhất là:
a) Việc xác định các chỉ tiêu chất lượng và trọng số của chúng.
b) Xác định số chuyên gia cần thiết.
c) Thẩm định, lựa chọn chuyên viên.
d) Thống nhất các phương pháp tính kết quả.
Câu 82: Hệ số phân hạng của Sản phẩm phản ánh:
a) Kết quả của việc chế tạo sản phẩm
b) Những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ
c) Tính ổn định của quy trình, hệ thống
d) Hiệu quả của việc sử dụng và khai thác sản phẩm
Câu 83: Hệ số phân hạng Kph đánh giá:
a) Mức phù hợp của sản phẩm so với nhu cầu tiêu dùng
b) Chất lượng hay trình độ quản trị điều hành của một đơn vị
c) Chất lượng của một quá trình về mặt kinh tế
d) Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn đưa vào kinh doanh
Câu 84: Sau khi tính được hệ số phân hạng (Ktt), ta có thể biết được:
a) Mức độ phù hợp của sản phẩm so với tiêu chuẩn
b) Tỷ lệ sản phẩm được chấp nhận
c) Mức độ ổn định của chất lượng
d) SCP do chất lượng không ổn định gây ra
Câu 85: Để so sánh chất lượng sản phẩm sản xuất ra với chất lượng mẫu chuẩn, người
ta đưa ra hái niệm:
a) Hệ số chất lượng thực tế - Ka
b) Hệ số phân hạng - Kph
c) Hệ số mức chất lượng - Kma
d) Chi phí ẩn - SCP
Câu 86: Kph và Ktt là hai chỉ tiêu tổng hợp nhằm xác định:
a) Tính ổn định và đồng đều của sản phẩm
b) Hệ số đổi mới thiết bị
c) Quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng
d) Tất cả các câu trên đều sai
Câu 87: Sau khi tính được hệ số phân hạng, ta có thể tính được:
a) Mức độ phù hợp của sản phẩm
b) Tỷ lệ sản phẩm được chấp nhận so với tiêu chuẩn
c) SCP do chất lượng sản phẩm không ổn định gây ra
d) Tỷ lệ phế phẩm
Câu 88: Chỉ số chất lượng kinh doanh Ikd đánh giá:
a) Mức phù hợp của sản phẩm so với nhu cầu tiêu dùng.
b) Chất lượng hay trình độ quản trị điều hành của một đơn vị.
c) Chất lượng của một quá trình sản xuất.
d) Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn đưa vào kinh doanh
Câu 89: Một nhóm chuyên gia đã dùng thang điểm 10 (từ 0 đến 10) để xác định chất
lượng thương hiệu của ba doanh nghiệp A, B, C kết quả như sau:
Trọng số Điểm đánh giá Ci
Chỉ tiêu chất lượng
(Vi) DN A DN B DN C
Dễ nhớ, ngắn gọn 0,20 7 9 7
Ấn tượng, độc đáo 0,15 8 8 9
Thể hiện được ý tưởng của DN 0,25 8 9 8
Không trùng lắp 0,30 10 10 8
Dễ đọc và có tính thẩm mỹ 0,10 6 7 8
Hãy xác định hệ số mức chất lượng của từng doanh nghiệp và sắp xếp theo thứ
tự tăng dần về chất lượng.
Câu 90: Một Hội đồng chuyên giá đánh giá chất lượng cạnh tranh của 5 đơn vị trong
Ngành Điện tử: A, B, C, D, E theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10). Kết quả đánh giá như
sau:
Các chỉ tiêu chất lượng Trọng Điểm đánh giá của các doanhnghiệp
số A B C D E
Khả năng về quản trị 3,5 6 5 8 7 7
Khả năng thiết kế SP mới 4,5 7 7 7 8 7
Xúc tiến bán hàng 4,5 6 6 8 7 8
Khả năng tài chính 1,5 8 4 6 7 6
Các yếu tố về nhân sự 3,5 7 6 7 6 7
Nhãn hiệu 2,5 5 9 4 5 5
Doanh số năm 2010 của các doanh nghiệp trên như sau:
A: 13,84 tỷ; B: 14,75 tỷ; C: 42,75 tỷ; D:23,4 tỷ; E: 22,7 tỷ
Anh/chị hãy xác định:
1. Hệ số mức chất lượng của từng doanh nghiệp và sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
2. Nếu năm doanh nghiệp trên trực thuộc một tổng công ty X, hãy xác hệ số mức chất
lượng của tổng công ty X.
Câu 91: Sau khi tham quan Hội chợ “Hàng Việt nam Chất lượng cao” tại Thành phố
HCM tháng 4/2010, một nhóm sinh viên Khoa QTKD đã thu được những kết quả
đánh giá một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam như sau:
Điểm đánh giá của sinh viên
S
( Thang điểm Từ 0 đến 10)
T Các chỉ tiêu chất lượng
T MILIKET COLUSA THIÊN VIFON
HƯƠNG
1 Hình thức sản phẩm 8 7 8 7
2 Giá 6,5 5,5 6,5 8
3 Trình bày, giới thiệu sản phẩm 9 6 7 6,5
4 Cơ cấu mặt hàng 7 6 7 7,5
5 Hình thức khuyến mại 8 7 8 7
Được biết ý kiến của các cá nhân được phỏng vấn về thứ tự tầm quan trọng của từng
chỉ tiêu trên là:
S Số người cho ý kiến về thứ tự tầm quan
T Các chỉ tiêu chất lượng trọng của các chỉ tiêu chất lượng (người)
T Thứ I Thứ II Thứ III Thứ IV Thứ V
1 Hình thức sản phẩm 12 10 20 4 4
2 Giá 12 16 12 6 4
3 Trình bày, giới thiệu sản phẩm 30 15 5 0 0
4 Cơ cấu mặt hàng 18 17 10 3 2
5 Hình thức khuyến mại 24 10 11 5 0
Từ các kết quả đánh giá trên, anh/chị hãy tính :
1. Tầm quan trọng Vi của từng chỉ tiêu chất lượng.
2. So sánh khả năng cạnh tranh thông qua hệ số mức chất lượng của từng loại sản
phẩm.
3. Sau khi tính toán hãy nhận xét về ý kiến thăm dò xã hội về các chỉ tiêu chất
lượng trên trong hội chợ, từ đó rút ra ý tưởng gì trong việc tổ chức các hội chợ
như vậy.
Câu 92: Tại hội chợ “Hàng Việt Nam Chất lượng cao” tại Thành phố HCM tháng
5/2010 vừa qua, một nhóm sinh viên đã phỏng vấn một số khách hàng về sự quan tâm
của họ về một vài chỉ tiêu chất lượng và kết quả thu được như sau:
BẢNG 1- Thăm dò về tầm quan trọng của các chỉ tiêu chất lượng
CÁC CHỈ TIÊU CHẤT
STT Số ý kiến đánh giá là quan trọng nhất
LƯỢNG
1 Hình thức sản phẩm 128 ý kiến
2 Giá cả 115 ý kiến
3 Cơ cấu sản phẩm 68 ý kiến
4 Ấn tượng của gian hàng 290 ý kiến
5 Tiếp xúc với khách hàng 222 ý kiến
Tiếp theo đó, các sinh viên đã tự đánh giá và cho điểm chất lượng đối với một số mặt
hàng trưng bày tại hội chợ và kết quả được thể hiện trên bảng sau:
BẢNG 2- Điểm đánh giá về chất lượng đối với một số mặt hàng
CÁC SẢN Số điểm về chất lượng sản phẩm (điểm)
PHẨM Chỉ tiêu 1 Chỉ tiêu 2 Chỉ tiêu 3 Chỉ tiêu 4 Chỉ tiêu 5
Công ty TH 8 7 7 9 7
Công ty ML 7 8 6 7 6
Công ty VF 9 8 7 9 8
Công ty CL 7 9 8 10 7
Công ty VH 8 9 8 7 10
Từ các kết quả trên, anh (chị) hãy đánh giá:
1. Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với các chỉ tiêu chất lượng
2. Mức chất lượng cạnh tranh của các công ty trên.
Câu 93: Doanh nghiệp TODIMEX xây dựng kế hoạch kinh doanh quý 1 như sau:
Số sản phẩm các hạng Đơn giá các hạng
Sản phẩm (ngàn đồng)
1 2 3 1 2 3
Áo pull 4500 3700 2500 30 25 15
Giày da 6000 5800 500 120 100 90
Máy ảnh 150 80 40 800 600 500
Đầu DVD 80 38 25 2000 1700 1600
Sau 3 tháng kinh doanh, số sản phẩm bán được và đơn giá bán thực tế như sau:
Sản phẩm Số sản phẩm các hạng Đơn giá các hạng
(chiếc) (ngàn đồng)
1 2 3 1 2 3
Áo pull 4000 3300 2000 35 25 16
Giày da 6500 5100 600 123 95 80
Máy ảnh 150 90 30 750 650 500
Đầu DVD 75 40 25 2100 1900 1650
Từ những kết quả trên, anh (chị) hãy tính:
1. Hệ số phân hạng theo kế hoạch và khi thực hiện của từng loại sản phẩm và của
tất cả các sản phẩm.
2. Hiệu quả Eph giữa thực hiện và kế hoạch của từng sản phẩm và của các loại sản
phẩm.
3. Chi phí ẩn của Todimex trong quí 1.
Câu 94: Một xí nghiệp chế biến hải sản ở Thành phố Hồ Chí Minh mua nguyên liệu
tại Kiên giang. Tình trạng lô hàng như sau:
Hạng 1 Hạng 2
STT Tên mặt hàng Số lượng, Đơn giá Số lượng, Đơn giá
kg đồng kg đồng
01 Cá 98,000 120,000 42,000 105,000
02 Mực 85,000 260,000 50,000 240,000
03 Tôm 70,000 190,000 45,000 160,000
Sau vận chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh, xí nghiệp phân hạng lại trước khi chế
biến, kết quả như sau:
Hạng 1 Hạng 2
STT Tên mặt hàng Số lượng, Đơn giá, Số lượng, Đơn giá,
kg đồng kg đồng
01 Cá 80,000 120,000 44,000 105,000
02 Mực 75,000 260,000 55,000 240,000
03 Tôm 62,000 190,000 50,000 160,000
Số nguyên liệu còn lại không dùng chế biến được, trong đó phải bỏ đi hoàn toàn 20%,
phần còn lại bán cho đơn vị khác với giá trung bình là 80,000 đ/kg.
Yêu cầu tính:
1. Hệ số phân hạng của từng sản phẩm trước vận chuyển .
2. Hệ số phân hạng của từng sản phẩm sau vận chuyển.
3. Hệ số phân hạng chung của cả lô hàng.
4. Xác định chi phí ẩn trong quá trình kinh doanh của đơn vị bằng phần trăm và
bằng tiền.
Câu 95: Điều tra chất lượng tiêu dùng của năm loại quạt bàn bằng cách đề nghị người
tiêu dùng xếp thứ tự chất lượng các loại quạt từ thứ 1 đến thứ 5. Kết quả thu được như
sau:
Người tiêu dùng xếp thứ tự chất lượng
Tên quạt Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
120 người 250 người 370 người 450người 590 người
Q. Asia 1 2 1 3 1
Q. General 3 2 1 2 2
Q. đồng nai 2 1 2 1 3
Q. Pacific 3 3 1 3 2
Tình hình kinh doanh các loại quạt của một siêu thị điện máy trong một quí (với số
lượng tính cái và đơn giá tính 1,000VNĐ) như sau:
Bán ra
Mua vào
Mặt hàng Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
Lượng Đơn giá Lượng Đơn giá Lượng Đơn giá Lượng Đơn giá
Q. Asia 5,000 135 1,700 165 2,100 146 1160 128
Q. General 2,300 95 600 125 900 115 780 85
Q. đồng nai 3,500 88 1,000 122 1,500 104 970 97
Q. Pacific 2,800 107 800 132 1,100 121 860 101

Số lượng chênh lệch giữa mua và bán là phần hư hỏng phải bỏ đi.
Yêu cầu:
1. Xác định hệ số mức chất lượng (Kma) cùa từng loại quạt và của siêu thị (KmaS).
2. Xác định hệ số phân hạng thực tế (Ktt) cùa từng loại quạt và của siêu thị (KttS).
3. Xác định chỉ số chất lượng kinh doanh (I kd) của từng loại quạt và của cả siêu
thị.
4. Xác định chỉ số chất lượng kinh doanh (Ikd) của từng loại quạt và cả siêu thị nếu
các chi phí khác chiếm 7% doanh số, công ty vay vốn kinh doanh với lãi suất
2%/tháng.
Câu 96: Hội đồng ba chuyên gia dùng thang điểm 10 để đánh giá chất lượng cạnh
tranh của ba cửa hàng vải A, B và C thuộc công ty Thanh Long như sau :
S SỐ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
T TÊN CHỈ TIÊU Vi C.G 1 C.G 2 C.G 3
T A B C A B C A B C
1 Vốn 2.50 9 7 8 9 7 9 8 6 7
2 Marketing 1.50 7 8 7 6 9 6 8 9 7
Chất lượng sản
3 2.50 8 7 7 7 8 6 7 9 6
phẩm
4 Chất lượng dịch vụ 2.25 6 9 8 8 7 7 6 7 9
5 Nhân sự 1.25 7 8 7 8 9 6 8 9 7
Tình hình kinh doanh của 3 cửa hàng vải trong 1 tháng như sau:
Cửa Vải mua vào Vải bán ra
hàng Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
Số Đơn Số Đơn Số lượng Đơn giá Số Đơn giá
lượng giá lượng giá (m) (đồng) lượng (đồng)
(m) (đồng) (m) (đồng) (m)
A 175,000 25,000 66,500 40,500 53,000 36,000 48,500 29,000
B 160,000 37,000 55,000 57,000 61,000 45,000 37,500 36,000
C 195,000 32,000 76,500 41,000 58,000 34,000 52,000 26,000
Số lượng chênh lệch giữa mua và bán là phế phẩm.
1. Xác định hệ số mức chất lượng (K ma) cùa từng cửa hàng và của công ty Thanh
Long (KmaS).
2. Xác định hệ số phân hạng thực tế (Ktt) cùa từng cửa hàng và của công ty Thanh
Long (KttS).
3. Xác định Chỉ số chất lượng kinh doanh (I kd) của từng cửa hàng và của công ty
Thanh Long.
4. Xác định Chỉ số chất lượng kinh doanh (I kd) của từng cửa hàng và của công ty
Thanh Long nếu các chi phí khác chiếm 5% doanh số, công ty vay vốn kinh
doanh với lãi suất 2.3%/tháng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Câu 97: Anh/chị hãy trình bày khái niệm và lợi ích của từng công cụ thống kê?
Câu 98: Vẽ sơ đồ xương cá nêu chi tiết những lý do tại sao một khách hàng đi xe Bus
có thể không hài lòng.
Câu 99: Vẽ biểu đồ nhân quả để phản ánh kết quả học tập kém của sinh viên.
Câu 100: Vẽ biểu đồ nhân quả để phản ánh nguyên nhân đi học trễ của sinh viên.
Câu 101: Vẽ lưu đồ quá trình đăng ký học phần học lại của sinh viên.
Câu 102: Thiết lập biểu đồ Pareto và đề xuất thứ tự ưu tiên giải quyết những dạng
khuyết tật sau:
S Số S Số
T Dạng khuyết tật khuyết T Dạng khuyết tật khuyết
T tật T tật
1 Khuyết đường nối 105 5 Góc khuyết tật 11
2 Thiếu momen xoắn 20 6 Trục rớt 29
3 Khuyết vòng xoay 378 7 Nứt rạn phần đế 314
4 Khuyết xuất kho 83 8 Các khuyết tật khác 3

Câu 103: Vẽ đồ thị Pareto cho những nguyên nhân sau đây dẫn đến điểm thi thấp của
một lớp học khoa KT trường CĐ KTĐN:

Thứ tự Lý do điểm thi thấp Tần suất


1. Không đủ thời gian làm hết 350
2. Đến thi muộn 70
3. Đề thi khó hiểu 250
4. Có ít thời gian học ở nhà 200
5. Hiểu sai đề thi 20
6. Không tập trung được trong phòng thi 90
7. Mất điện trong phòng thi 5
8. Quên tài liệu ở nhà 30
9. Ốm khi đang thi 40

Câu 104: Dùng đồ thị Pareto để khảo cứu số liệu sau đây ở một dây chuyền sản xuất
bảng mạch máy in:
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V
Câu 105: Thứ tự Loại sai hỏng Số sai hỏng Anh/chị
hãy cho 1. Các bộ phận không kết dính 143 biết 5S là
gì? Trình 2. Chất dính quá dư thừa 71 bày lợi ích
của 5S? 3. Bán dẫn không lắp đúng vị trí 601 Cho ví dụ
ứng dụng 4. Kích thức bảng mạch sai 146 5S trong
thực tiễn. 5. Các lỗ cắm không đúng vị trí 12
Câu 106: 6. Sai ở khâu kiểm tra cuối cùng 90 Anh/chị
biết gì về 7. Các cấu kiện sai 212 ISO 9000?
Phân tích điều kiện
và khả năng vận dụng bộ tiêu chuẩn này trong thực tế các doanh nghiệp Việt Nam?
Câu 107: Anh/chị hãy phân tích những lợi ích của việc áp dụng ISO 9000? Doanh
nghiệp không có thị trường ở nước ngoài có cần phải áp dụng ISO 9000?
Câu 108: Theo các anh/chị vì sao doanh nghiệp cần phải áp dụng ISO 9000?
Câu 109: Giấy chứng nhận phù hợp ISO 9000:
a) Phải do cơ quan chính quyền cấp
b) Chứng minh năng lực đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp
c) Chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế
d) Đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh
Câu 110: ISO là:
a) Rào cản Kỹ thuật trong Thương mại
b) Tiêu chuẩn Chất lượng quốc tế
c) Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá
d) Là một tổ chức của WTO
Câu 111: Muốn áp dụng ISO 9000 cần phải tiến hành:
a) Phát động ngay phong trào thi đua rầm rộ
b) Tổ chức huấn luyện kỹ năng và nhận thức chất lượng cho các thành viên
c) Thành lập ủy ban chất lượng
d) Mời các chuyên gia đến giúp đỡ
Câu 112: Áp dụng ISO 9000 sẽ giúp doanh nghiệp
a) Thành công trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
b) Tránh khỏi phá sản
c) Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế
d) Chứng minh năng lực quản lý chất lượng và vượt rào cản kỹ thuật
Câu 113: Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 có nội dung chủ yếu về:
a) Các quá trình sản xuất và lắp đặt
b) Quá trình thiết kế
c) Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.
d) Đánh giá hệ thống chất lượng nội bộ
Câu 114: Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 là những tiêu chuẩn hướng dẫn về:
a) Hệ thống quản lý một doanh nghiệp
b) Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng
c) Kiểm tra chất lượng sản phẩm
d) Sử dụng các công cụ thống kê chất lượng
Câu 115: Để có thể xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, trước hết
cần phải có:
a) Khả năng tài chính dồi dào
b) Vị trí địa lý thuận tiện
c) Công nghệ thiết bị hiện đại
d) Sự ổn định và hỗ trợ của các chính sách của nhà nước

You might also like