You are on page 1of 57

MỤC LỤC

Các nội dung

Phần 1: Cơ sở lập biện pháp kỹ thuật thi công.

Phần 2:Phương án biện pháp tổ chức cung ứng vật tư thiết bị, tổ chức hiện trường .

Phần 3 :Tổ chức thi công xây lắp

Phần 4: Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình

Phần 5: Hướng dẫn vận hành hệ thống PCCC

Phần 6: Các yêu cầu chung

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
1/52
PHẦN 1: CÁC CĂN CỨ CƠ SỞ LẬP BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG.
- Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng CT số 63A/2021/HĐXL/Ecopark-HoaBinh thuộc dự án
khu căn hộ công viên vịnh đảo CT05A – Haven Park Residences thuộc Khu đô thị thương mại và du
lịch Văn Giang “Ecopark” thuộc Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công hạng mục Phòng cháy chữa cháy công trình Haven
Park Residences hạng mục PCCC, Exit sự cố đã được thẩm duyệt về PCCC.
- Thông tư quy định về an toàn lao động trong xây dựng ngày 03/12/2010.
- Thông tư 22/2010/TT-BXD: Quy định về ATLD trong thi công xây dựng công trình
- Căn cứ theo tiêu chuẩn VN 5040 - 1980: Thiết bị PCCC yêu cầu kỹ thuật.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn VN 5040 - 1980: Thiết bị PCCC yêu cầu kỹ thuật.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn VN 2622 - 1995: PCCC cho nhà ở và công trình.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn VN 5738-2000: Hệ thống báo cháy tự động.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn VN 6160-1996 - yêu cầu PCCC đối với nhà cao tầng.
- Căn cứ quy phạm VN 13 - 78: Quy phạm nối đất các thiết bị điện.
- Căn cứ TCVN 4086 - 85: Tiêu chuẩn an toàn điện trong nhà.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn VN 7336 - 2003: PCCC Hệ thống Sprinler tự động – Yêu cầu thiết kế
và lắp đặt.
- Căn cứ TCVN 1998: Trụ nước chữa cháy ngoài nhà - Yêu cầu kỹ thuật.
- ASTM C 518 và ASTM C 177 : Tiêu chuẩn về độ dẫn nhiệt
- ASTM C534 : Tiêu chuẩn cách nhiệt
- T/C TCVN2622-1995, TCVN6160-1996
- Dựa vào khảo sát hiện trạng công trình.
- Tiên lượng dự toán xây lắp.
- Khả năng cung cấp vật tư nhân công máy móc thiết bị thi công
- Tiến độ hoàn thành hạng mục đã cam kết với chủ đầu tư.
۞ Các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật tham khảo của Mỹ và Châu Âu.
- Tiêu chuẩn BS. 5306 Phần 1 và BS (EN) 671: Hệ thống vòi nước cuộn.(Anh)
- Tiêu chuẩn BS. 5306 Phần 3: Bình chữa cháy.(Anh)
- Tiêu chuẩn PCCC NFPA (Mỹ).
- Tiêu chuẩn TCUL1449-1998 UL 1283 (Mỹ).
- Tiêu chuẩn TC ANSI C62.41(Châu Âu).
- Tiêu chuẩn ANSI C62.11 (Châu Âu).

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
2/52
PHẦN 2: PHƯƠNG ÁN
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ THIẾT BỊ
TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH


Khu căn hộ công viên Vịnh Đảo (CT-05A) Haven Park Residences do Công ty Cổ phần tập
đoàn Ecopark làm chủ đầu tư là công trình được đầu tư quy mô lớn bao gồm 41 tầng nổi và 02 tầng
hầm và có chiều cao là 148,60m. Cấu trúc cụ thể của các tầng như sau: khu tầng hầm B1và B2 được bố
trí làm khu để xe và các phòng kỹ thuật, khu vực tầng 1 và tầng 2 được bố trí làm các căn hộ kết hợp
cửa hàng, khu vực từ tầng 3 đến tầng 20, từ tầng 22 đến tầng 39 và tầng 40 đến 41 được bố trí làm các
căn hộ chung cư, khu vực tầng 21 được bố trí làm khu vực không gian lánh nạn, khu tầng trên cùng
của tòa nhà được bố trí làm tầng kỹ thuật mái. Công trình sẽ được xây dựng tại địa điểm: Khu đô thị
thương mại và du lịch Văn Giang “Ecopark” thuộc Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng
Yên.
Thực hiện ý tưởng trên chúng tôi đã chọn phương án thiết kế hệ thống PCCC cho công trình.
Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn Phòng cháy chữa cháy để
thiết kế các hệ thống PCCC của công trình, chúng tôi đề ra thiết kế các hệ thống PCCC cho công trình
gồm các hạng mục sau:
 Khối nhà cao tầng H1,H2:
1- Hệ thống báo cháy tự động điạ chỉ.
2- Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp họng nước vách tường.
3- Phương tiện chữa cháy ban đầu.
4- Hệ thống đèn exit, sự cố.
 Khối tầng hầm.
1- Hệ thống báo cháy tự động.
2- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
3- Phương tiện chữa cháy ban đầu.
4- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà áp lực thấp.
5- Hệ thống chữa cháy khí FM cho phòng kỹ thuật điện đặt tại tầng hầm và tầng kỹ thuật.
2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ THIẾT BỊ.
2.1 Tổng quan về biện pháp cung ứng vật tư thiết bị:
Công tác tổ chức cung ứng vật tư thiết bị được tiến hành theo từng giai đoạn thi công công trình:
 Thi công lắp đặt tuyến ống DN200, DN150,DN100, DN80, DN65, DN50, DN40, DN32,
DN25 cho hệ thống chữa cháy.
 Thi công lắp đặt hộp chữa cháy vách tường của các tòa nhà.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
3/52
 Thi công lắp đặt các ống ghen PVC D20 bảo vệ dây tín hiệu, dây nguồn của hệ thống báo
cháy.
 Thi công luồn dây tín hiệu báo cháy, dây nguồn sau khi lắp đặt xong ống ghen PVC D20
bảo vệ.
 Thi công lắp đặt tủ trung tâm báo cháy.
 Giai đoạn thi công lắp đặt thiết bị báo cháy và chữa cháy, exit-sự cố.
+ Lắp đặt module, đèn exit-sự cố và đầu báo báo cháy ở các tầng.
+ Rải bình bột, khí và lăng vòi chữa cháy ở các tủ chữa cháy trên các tầng, và kệ đựng bình.
 Giai đoạn thi công hệ thống chữa cháy bằng khí FM
2.2 Sơ đồ biện pháp cung ứng vật tư thiết bị:

2.3 Quy định về trách nhiệm


- Các đơn vị quản lý được giao chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ công tác triển
khai lắp đặt theo định mức kinh phí được duyệt.
- Bộ phận hành chính kế toán tài vụ có trách nhiệm hỗ trợ các đơn vị và tham mưu cho chủ nhiệm
dự án và ban chỉ huy công trường trong công tác cung cấp vật tư, thiết bị.
- Bộ phận hàng hoá chịu trách nhiệm đặt hàng, cung ứng vật tư, thiết bị đối với hàng hóa sản xuất
gia công trong nước và đối với hàng hóa sản xuất gia công ngoài nước.
- Bộ phận hậu cần chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thi công và các trang bị các bảo
đảm an toàn lao động.
- Bộ phận kho chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá đến chân công trình, bảo quản và tiến hành
các công tác xuất hàng cho công tác triển khai.
2.4 Biện pháp tổ chức cung ứng vật tư thiết bị đến nơi lắp đặt

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
4/52
Biện pháp tổ chức cung ứng vật tư thiết bị được mô tả và thực hiện như sau:
- Kiểm tra và duyệt yêu cầu mua sắm vật tư, thiết bị:
 Căn cứ kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị đã được ban quản lý phê duyệt hoặc nhu cầu đột
xuất, bộ phận hàng hoá tiến hành viết phiếu yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị theo mẫu và các
tài liệu liên quan gửi về chủ nhiệm dự án và ban chỉ huy công trường của nhà thầu để kiểm tra
và xét duyệt.
 Chủ nhiệm dự án và ban chỉ huy công trường cùng bộ phận hành chính kế toán tài vụ kiểm tra,
xét duyệt yêu cầu mua sắm.
- Ký kết hợp đồng mua hàng:
 Căn cứ vào phiếu yêu cầu đã được chủ nhiệm dự án và ban chỉ huy công trường phê duyệt, bộ
phận hàng hoá tiến hành giao dịch cùng với đơn vị cung ứng thưc hiện công tác mua sắm và
nhập khẩu hàng hoá lập theo quy định.
 Đối với vật tư, thiết bị gia công trong nước:
o Gửi đơn đặt hàng cùng các bản vẽ thiết kế mẫu mã đến nhà sản xuất lắp giáp gia công thực
hiện thương thảo hợp đồng sản xuất lắp ráp gia công cho công trình.
o Sau khi lắp ráp gia công xong thành lập ban nghiệm thu và vận chuyển đến kho công trình
phục vụ cho công tác thi công lắp đặt.
 Đối với hàng hóa sản xuất gia công ngoài nước:
o Đối với hàng hóa sản xuất gia công ngoài nước nhà thầu gửi đơn đặt hàng cùng các model
sản phẩm để nhà cung cấp xem xét và xuất hàng đồng thời nhà thầu chuyển tiền cho nhà
cung cấp, đảm bảo thời gian và tiến độ đáp ứng tiến độ chung của công trình.
o Sau khi hàng hóa nhà thầu cử cán bộ xuất nhập khẩu nhận và vận chuyển hàng về kho công
trình đồng thời tiến hành nghiệm thu đối với các thiết bị bắt buộc.
- Nhập kho tổ chức công tác nghiệm thu :
 Sau khi hàng về đến chân công trường, bộ phận kho chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng, chất
lượng tiến hành giao nhận hàng.
 Lập hội đồng nghiệm thu gồm: đại diện nhà thầu, đại diện tư vấn giám sát và ban quản lý dự
án.
 Hội đồng nghiệm thu tiến hành kiểm tra, đánh giá lập biên bản nghiệm thu hàng hoá vật tư
đưa vào lắp đặt.
- Lưu kho và xuất kho theo tiến độ triển khai lắp đặt.
 Bộ phận kho căn cứ biên bản nghiệm thu làm thủ tục nhập kho và lưu kho.
 Làm thủ tục xuất kho: viết phiếu xuất kho cho các bộ phận thi công.

3. TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG VÀ MẶT BẰNG THI CÔNG

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
5/52
3.1. Tổ chức hiện trường thi công.
Việc chuẩn bị hiện trường và mặt bằng cho công tác thi công công trình bao gồm các công tác sau:
+ Chuẩn bị mặt bằng tập kết vật tư, thiết bị : Cần chuẩn bị một khu vực bằng phẳng trống trải, dọn
vệ sinh sạch sẽ tại tầng một để tập kết thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt. Che chắn cẩn thận không làm
hư hỏng vật tư, thiết bị do ẩm thấp, va chạm...
+ Vì công trình có quy mô lớn cần có thời gian thi công tương ứng,có các kho chứa vật tư, đồ
nghề thi công và văn phòng quản lý thi công để bảo quản vật tư thiết bị, quản lý thi công.
+ Để đảm bảo an toàn, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, ở mỗi nhà kho tạm và văn
phòng đều được trang bị bình chữa cháy CO2 kịp thời dập tắt hoả hoạn khi có sự cố xảy ra.
3.2. Tổ chức quản lý nhân sự thi công.
Việc chuẩn bị và quản lý về nhân sự cho công tác thi công công trình bao gồm các công tác sau:
3.2.1. Quản lý các đội thi công.
Tất cả công nhân tham gia thi công trên công trình đều được cấp phát thẻ ra vào cổng và đeo thẻ
này trong quá trình làm việc tại công trình. Thẻ do thầu cấp và chịu trách nhiệm.
Lực lượng thi công của chúng tôi sẽ được phân thành nhiều đội, mỗi đội sẽ đảm trách các phần
việc chuyên môn như: Đội tích hợp, đội xây lắp, đội lắp đặt thiết bị.
Mỗi đội sẽ chịu sự giám sát của một giám sát kỹ thuật. Giám sát kỹ thuật là công nhân bậc cao
hoặc kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong thi công. Các giám sát có nhiệm vụ phân công công việc đến
từng tổ, thay mặt nhà thầu giám sát chất lượng thi công và đôn đốc các tổ thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Các giám sát cũng có trách nhiệm liên lạc, phối hợp với giám sát của các nhà thầu khác nhằm giải
quyết nhanh chóng các vướng mắc trong phạm vị quyền hạn của mình. Hàng ngày các giám sát phải
báo cáo lại các phần việc do các tổ mà mình giám sát cho người phụ trách quản lý thi công hoặc chỉ
huy trưởng công trình của đơn vị chúng tôi.
Người phụ trách quản lý thi công công trình này chịu trách nhiệm về những công việc xảy ra trên
công trình, có trách nhiệm liên lạc, phối hợp với các nhà thầu khác và ban điều hành công trình để giải
quyết các vướng mắc nảy sinh trong khi thi công tại công trường.
Người phụ trách quản lý thi công hàng ngày sẽ báo cáo chi tiết các công việc trên công trường cho
chủ nhiệm công trình hoặc chỉ huy trưởng công trình. Người phụ trách công trình của chúng tôi có
nhiệm vụ quản lý chung toàn bộ công trình, giải quyết tất cả các vướng mắc không thể giải quyết giữa
các giám sát và phụ trách thi công của các nhà thầu trên công trình, đồng thời điều phối các phòng ban
tham gia công trình của chúng tôi để đạt được chất lượng kỹ thuật và tiến độ thi công đã đề ra. Mọi
công việc của phu trách công trình sẽ được giải quyết bằng văn bản để làm cơ sở pháp lý sau này.
Người phụ trách công trình cũng sẽ tham gia họp giao ban định kỳ hoặc đột xuất do ban điều hành công
trình quy định. Người phụ trách công trình chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng và tiến độ công
trình.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
6/52
PHẦN 3:TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP
A. QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
7/52
LẬP KẾ HOẠCH CHẤT LƯỢNG CHO DỰ
ÁN

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
8/52

DUYỆT
Kiểm tra chất Kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát Kiểm soát các sản
lượng các vật tư, quá trình thi công giai đoạn sau bàn phẩm không phù
thiết bị đầu vào xây lắp giao hợp

LƯU HỒ SƠ

B. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÔNG VIỆC


1. Hệ thống Báo cháy tự động, exit-sự cố:
- Hệ thống đầu báo địa chỉ nhằm phát hiện vị trí của các đám cháy. Hệ thống bao gồm đầu dò khói
và nhiệt được lắp dưới trần giả hoặc trực tiếp lên trần bê tông( khu vực hầm hoặc khu vực không có
trần giả) từ tầng 1 đến tầng mái.
- Hệ thống báo cháy thường nhằm phát hiện vị trí của đám cháy. Hệ thống bao gồm đầu báo dò khói
được lắp trên trần giả và trực tiếp lên trần bê tông.
- Hệ thống truyền thông tin nội bộ và báo động khẩn cấp: Chuông và đèn chớp báo khẩn cấp được
bố trí lắp đặt trên tường tại các tầng có độ vang 55Db. Dây tín hiệu được đi trong ống nhựa bảo vệ
PVC gắn vào trần bê tông bằng các đai kẹp ống. Cáp trục chính đi trong hộp kỹ thuật được đi trong
gen hoặc máng điện bảo vệ.
2. Hệ thống chữa cháy:
2.1. Hệ thống chữa cháy vách tường:
Hệ thống nhằm ngăn chặn sự cháy lan trong nhà. Họng nước vách tường được phân bố đều cho
các tầng gần các cửa ra vào và cạnh cầu thang từ tầng 1 đến tầng mái. Họng chữa cháy được cấp nước
từ trạm bơm cứu hoả và áp lực nước rơi từ trên mái thông qua hệ đường ống trục chính nối với nhau
thành mạng khép kín.Đường ống trục chính trong hộp kỹ thuật được định vị vào sàn bê tông thông suốt
từ tầng 1 đến tầng mái. Đường ống nối từ trục chính ra họng được định vị vào kết cấu trần nhà bằng
các thanh treo và giá đỡ.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
9/52
2.2. Hệ thống chữa cháy tự động SPRINKLER :
Hệ thống nhằm ngăn chặn sự cháy lan trong nhà. Đầu phun Sprinkler được phân bố đều trên các
tầng từ tầng 1 đến tầng 41. Hệ thống được cấp nước từ trạm bơm cứu hoả và áp lực nước rơi trên trên
mái thông qua hệ đường ống trục chính nối với nhau thành mạng khép kín. Đường ống trục chính
trong hộp kỹ thuật được định vị vào sàn bê tông thông suốt từ tầng 1 đến tầng mái. Đường ống nối từ
trục chính ra các tuyến ống được định vị vào kết cấu trần nhà bằng các thanh treo và giá đỡ.
2.3. Trạm bơm cứu hoả:
Gồm 01 trạm bơm đặt tại tầng tum, mái tòa H1,H2.Hệ thống bơm cứu hoả mỗi trạm bơm bao gồm
2 bơm điện chữa cháy và 1 bơm điện bù phòng nhằm duy trì áp lực cần thiết của hệ thống.. Các thiết
bị của hệ thống bơm cứu hoả được kết nối với nhau bằng hệ thống đường ống đặt trên giá đỡ bằng
thép.
B. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG:
Để đảm bảo việc thi công đạt đúng tiến độ yêu cầu chất lượng thi công đạt yêu cầu kỹ thuật không
ảnh hưởng tới việc thi công của các hạng mục khác tránh được các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá
trình thi công. Biện pháp thi công phải hài hoà nhịp nhàng giữa các khâu tập kết vật tư thiết bị triển
khai nhân lực trang thiết bị thi công giảm tối thiểu thời gian gián đoạn không cần thiết và có tính an
toàn cao.
Từ việc phân tích đặc điểm thiết kế hệ thống PCCC ta có giải pháp kỹ thuật cụ thể theo các bước
triển khai sau:
1. Các giai đoạn thi công
Chia lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy thành các giai đoạn thi công sau:
1.1 Giai đoạn chuẩn bị:
Công tác chuẩn bị ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ và chất lượng thi công, công việc thi công hệ
thống PCCC công trình : Toà nhà Chung Cư.
1.1.1) Lán trại kho văn phòng công trường:
Đề xuất với BQL và nhà thầu xây lắp cho mượn một vị trí mặt bằng tại công trình làm Ban chỉ
huy công trường và kho vật tư thiết bị.
1.1.2) Nguồn Nhân lực bố trí cho công trình:
- Qua nghiên cứu các tiêu chuẩn qui trình qui phạm trong và ngoài nước về thiết kế tổ chức thi
công xây dựng đặc biệt là “Quy trình lập thiết kế tổ chức thi công xây dựng TCVN 20 -1984”.
- Bằng kinh nghiệm tổ chức thi công các công trình lớn mà chúng tôi đã tham gia trong những năm
qua đồng thời đúc rút kinh nghiệm thông qua các mô hình tổ chức dự án Công ty đã thực hiện.
- Qua nghiên cứu tình hình thực tế khả năng thị trường điều kiện giao thông khí hậu thời tiết và
đặc biệt là qua khảo sát thực địa nơi xây dựng công trình.
- Công ty đã bố trí sơ đồ tổ chức thi công hạng mục trên cơ sở đảm bảo tối đa hiệu quả chỉ đạo sản
xuất để: Đảm bảo tiến độ thi công công trình đảm bảo chất lượng kỹ thuật mỹ thuật công trình đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị máy móc thi công.
1.1.3) Sơ đồ tổ chức hiện trường.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
10/52
1.1.4) Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường
1.1.4.1. Giám đốc
- Là đại diện thực hiện hợp đồng
- Là đại diện pháp lý quan hệ phối hợp triển khai các chủ trương thực hiện các yêu cầu của chủ
đầu tư về mặt triển khai sản xuất thi công các hạng mục Công trình đảm bảo tiến độ các yêu cầu về
chất lượng kỹ thuật của công trình.
- Cùng cơ quan tư vấn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.
- Ban quản lý dự án thông qua đại diện này để giám sát tình hình thực hiện hợp đồng.
1.1.4.2. Chỉ huy trưởng công trình
- Là bộ phận giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
- Chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ tiến độ chất lượng công việc phân phối và điều động lực lượng
lao động máy móc thi công.
- Làm việc trực tiếp với các bộ phận thi công tại hiện trường
- Trực tiếp quan hệ với BQL dự án và cơ quan tư vấn giải quyết các vấn đề kỹ thuật chất lượng và
tiến độ công trình đồng thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
11/52
- Trực tiếp quan hệ với BQL dự án và cơ quan tư vấn để tố chức nghiệm thu giai đoạn thi công và
gửi về cơ quan quản lý cấp trên để hoàn thành thủ tục hồ sơ nghiệm thu và thanh toán
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và BQL dự án về tiến độ công trình các yêu cầu về
thiết kế kỹ thuật và những thay đổi của chủ đầu tư về thiết kế trong quá trình thi công của toàn bộ công
trình.
1.1.4.3.Bộ phận phụ trách kỹ thuật
- Là bộ phận giúp việc cho ban chỉ huy công trình về công tác kỹ thuật.
- Khảo sát đo đạc lập biện pháp tổ chức xây lắp chi tiết.
- Bóc tách bản vẽ thiết kế và nghiên cứu hiện trường lên khối lượng yêu cầu vật tư thiết bị.
- Trực tiếp hướng dẫn các tổ đội sản xuất thực hiện phương án kỹ thuật thi công đề ra.
- Đệ trình các vướng mắc trong quá trình thi công với ban chỉ huy công trình.
- Phối hợp trực tiếp với kỹ sư tư vấn của chủ đầu tư và các đơn vị thi công khác về các vấn đề kỹ
thuật.
1.1.4.4. Bộ phận quản lý chất lượng
- Là bộ phận giúp việc cho ban chỉ huy công trình về công tác vật tư thiết bị.
- Lựa chọn mua hoặc nhập khẩu vật tư thiết bị cung ứng vào công trình đảm bảo chất lượng và
chủng loại yêu cầu.
- Thực hiện giao nhận vật tư thiết bị với tổ đội sản xuất.
- Bảo quản vật tư thiết bị.
1.1.4.5. Bộ phận phụ trách thi công xây lắp lắp đặt và an toàn lao động
- Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy công trình về tiến độ chất lượng yêu cầu kỹ thuật của các phần
việc được giao.
- Tổ chức triển khai thi công trong tổ đội mình phối hợp tốt với các bộ phận khác trong công
trường để sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Chấp hành nội quy an toàn lao động an ninh trật tự trong công trường.
- Chấp hành mọi sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường và cán bộ giám sát bên A tư vấn về
các mặt kỹ thuật thi công.
1.4.6. Phối hợp giữa các bộ phận trên công trường
* Với Ban QLDA và TVGS
- Các bộ phận tham gia thi công trên công trường được hiểu là chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn
giám sát, các nhà thầu xây dựng, nội thất và các đơn vị, nhà thầu khác,…
- Trong quá trình thi công chúng tôi thường xuyên quan hệ với bên A, với tư vấn thiết kế và với các
đơn vị thi công khác để vừa có thể thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc của mình, vừa
giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng chung của toàn bộ dự án.
* Với các nhà thầu xây dựng, hoàn thiện trần…

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
12/52
- Trong quá trình thực hiện gói thầu, có thể xảy ra các sự cố, khiếm khuyết do các nhà thầu trước
đây đã và đang thi công đối với công trình do đó cần phải có biện pháp phối hợp với nhà thầu đang thi
công tại công trường về tiến độ và biện pháp kỹ thuật để xử lý kịp thời các khiếm khuyết có thể xảy ra,
ảnh hưởng đến việc thi công hệ thống PCCC.
- Với tính chất công trường phức tạp giai đoạn thi công hoàn thiện rất nhanh thì việc phối hợp chặt
chẽ với các nhà thầu Cơ – Điện và xây dựng là đặc biệt quan trọng như:
- Phối hợp với nhà thầu hạng mục trần hoàn thiện khi ra tay nhánh đầu phun và gắn đấu thiết bị
trên trần. Có bản vẽ shopdrawing thống nhất phối hợp trình phê duyệt trước khi triển khai thi công.
Thường xuyên bám sát tiến độ thi công hoàn thiện trần, phối hợp với nhà thầu hoàn thiện đối với
những vị trí để tiến hành mở lỗ cho công tác lắp đặt PCCC.

*Với nhà thầu hạng mục cấp nước và điện

- Phối hợp với các hạng mục cơ điện Điện và Nước trong việc triển khai lắp đặt các tuyến ống để
ra bản vẽ shopdrawing phối hợp tim cos, thứ tự ưu tiên, trình phê duyệt trước khi triển khai thi công.
Nhà thầu ưu tiên chủ động tránh hệ thống ống thoát nước, tính toán việc triển khai đi ống có thể,
trường hợp không xử lý được báo cáo tư vấn giám sát & ban quản lý tiến hành cuộc họp giải quyết thứ
tự ưu tiên từng vị trí cụ thể.

*Với các nhà thầu lắp đặt thang máy, điện trong phối hợp liên động kịch bản PCCC

- Nhà thầu PCCC nhanh chóng phối hợp với nhà thầu cung cấp và lắp đặt thang máy, máy phát
điện, tiến hành phối hợp thống nhất ba bên về kịch bản khi xảy ra cháy, thang máy sẽ được gọi tất cả
về tầng chỉ định, máy phát sẽ được kích hoạt khi mất điện lưới qua bộ kích hoạt tự động ATS. PCCC
chỉ cấp tiếp điểm không điện cho thang máy, cũng như máy phát để đảm bảo tránh xung gây hỏng thiết
bị. Thống nhất tất cả phương án bằng biên bản cuộc họp với sự tham gia của các bên gồm tư vấn giám
sát, chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan. Trường hợp các nhà thầu thang máy và máy phát điện không
đủ năng lực nhà thầu PCCC chủ động hướng dẫn và giám sát kết nối.
- Nhà thầu sẽ nhanh chóng thi công dứt điểm từng khu vực, theo sự thống nhất tiến độ chung với
các nhà thầu hạng mục khác qua sự chỉ đạo thống nhất của ban quản lý dự án.
- Nhà thầu sẽ kiến nghị với bên A tổ chức giao ban thường xuyên để kiểm điểm, đánh giá tình hình
tiến độ và chất lượng thi công, về việc phối hợp giữa các bên B với nhau. Trong giao ban, mỗi bên nêu
những việc đã làm và những việc sẽ làm sắp tới trên cơ sở tiến độ thi công chi tiết được thiết lập cho
từng giai đoạn thi công, ngoài ra nêu lên những kiến nghị giữa các bên với nhau.
- Nhà Thầu có trách nhiệm thông tin về phạm vi công việc của mình cho tất cả các nhà thầu khác
trong công trình và phải xác định chính xác vị trí cần phối hợp về mặt thiết kế và thi công. Trong suốt
giai đoạn xây dựng, Nhà Thầu sẽ phải bám sát tiến độ xây dựng, đặc biệt cho các hệ thống ống dẫn cơ
điện được chôn ngầm trong sàn bê tông và tường hay bị trần giả hay những vật liệu khác che khuất

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
13/52
- Để nắm tình hình kịp thời và kiểm tra tiến độ xây dựng, tình hình thực hiện những giai đoạn thi
công chính chúng tôi sẽ áp dụng hệ thống báo cáo nhanh đối với tất cả những bộ phận tham gia thi
công trên công trình và chia sẻ thông tin với các nhà thầu khác để phối hợp đạt hiệu quả cao nhất.
1.2 Thiết bị thi công
- Để thi công gói thầu đạt chất lượng, tiến độ, nhà thầu huy động bố trí các thiết bị thi công theo
từng giai đoạn theo biểu đồ tiến độ thi công phù hợp với thực tế và khả năng cung ứng của Nhà thầu
nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị thi công.
- Bảng nhu cầu các thiết bị chính cho công tác thi công hệ thống PCCC:

Sở hữu Chất lượng


Loại máy móc, thiết Số
TT Đơn vị Công suất Nước sản xuất nhà thầu sử dụng
bị thi công lượng
hay đi thuê hiện nay

Nhật, Trung
1 Máy zen ống Chiếc 4 < D125 Sở hữu Tốt
Quốc

2 Máy hàn Chiếc 6 20 kVA VN Sở hữu Tốt

3 Máy khoan Chiếc 10 <1 kW Trung Quốc Sở hữu Tốt

4 Máy đục bê tông Chiếc 6 1,62 kW Trung Quốc Sở hữu Tốt

5 Máy cắt các loại Chiếc 6 750 W Trung Quốc Sở hữu Tốt

6 Thang chữ A Chiếc 4 - Trung Quốc Sở hữu Tốt

7 Giàn giáo xây dựng Chiếc 20 - Trung Quốc Sở hữu Tốt

8 Máy nén khí Chiếc 2 2 Hp Trung Quốc Sở hữu Tốt

9 Kìm nước các loại Chiếc 20 D15-100 Trung Quốc Sở hữu Tốt

2. Công tác phòng chống cháy nổ


- Để đề phòng và xử lý cháy nổ, trên công trường có đặt một số bình cứu hoả tại các điểm nhạy cảm
dễ xảy ra tai nạn, hàng ngày có cán bộ kiểm tra thường xuyên việc phòng chống cháy nổ.
Các vật tư chính- Yêu cầu kỹ thuật
- Để đảm bảo chất lượng công trình, bất kỳ một loại vật tư thiết bị nào đưa vào sử dụng trong công
trình phải đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế và yêu cầu của Chủ đầu tư, phù hợp với các
quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư, thiết bị và các sản phẩm thi công của mình. Tất cả
các vật tư, vật liệu được sử dụng trong hợp đồng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng chỉ của
nhà sản xuất, Chứng chỉ thí nghiệm hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn tương ứng và yêu cầu của Thiết kế,
được kiểm tra và được chấp nhận của Chủ đầu tư.
- Vật tư, thiết bị phải được cất giữ bảo quản để bảo toàn chất lượng phù hợp với Công trình và thuận
tiện cho việc kiểm tra.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
14/52
- Các mẫu thí nghiệm được lấy với sự có mặt của Chủ đầu tư, các thí nghiệm cũng phải được thực
hiện trước sự chứng kiến của Chủ đầu tư trừ khi được quy định hoặc chấp thuận khác. Nhà thầu chịu
mọi chi phí cho công tác lấy mẫu, tạo mẫu, bảo quản, lưu mẫu và thí nghiệm.
- Nhà thầu lập bảng thống kê vật tư, thiết bị chính cung cấp cho công trình. Mỗi loại vật tư, thiết bị
đều nêu được cụ thể tên, chủng loại, đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp.
- Vật tư, thiết bị có nguồn gốc xuất xứ chứng chỉ chất lượng sản phẩm.Có hàng mẫu và biên bản thí
nghiệm của cơ quan có chức năng kiểm tra chất lượng.
- Các vật tư mà trong thiết kế không đề cập đến đương nhiên phải thỏa mãn các yêu cầu quy định về
chất lượng trong hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Trong quá trình giám sát chất lượng, những mẫu do Giám sát kỹ thuật của Chủ đầu tư yêu cầu phải
được cung cấp không chậm trễ bằng chi phí của Nhà thầu và phải theo phương pháp lấy mẫu chuẩn
mực, những mẫu lấy theo phương pháp đó có thể xem là tiêu biểu cho toàn bộ khối lượng vật liệu sử
dụng.
II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THI CÔNG:
1. Biện pháp tổ chức thi công hệ thống chữa cháy
1.1. Vật liệu, kho chứa vật liệu
- Tất cả vật tư, vật liệu đầu vào theo bản vẽ, hợp đồng của hệ thống chữa cháy được phê duyệt.
- Kho chứa vật tư hàn điện phải khô thoáng, sạch sẽ có biển báo “Cấm hút thuốc” được người có
thẩm quyền (thủ kho) kết hợp với bán bộ an toàn kiểm soát chặt chẽ.
- Các vật tư phải được kê cách ly với mặt đất, có mái che, kho luôn trong tình trạng thoáng mát
không có độ ấm để tránh sự oxy hoá ống thép.
1.2. Biện pháp sơn ống
* An toàn khi thi công sơn ống:
Nhà thầu sẽ thực hiện việc sơn ống để không ảnh hưởng đến các đơn vị khác trong lúc làm việc.
Khu vực sơn ống dán biển cảnh báo an toàn, có quy trình sơn, được quây bạt kín sung quanh đảm, lót
bạt dưới nền để đảm bảo sơn không rơi bẩn, ống sạch sẽ...
Những thợ sơn sẽ được trang bị bảo hộ lao động để không bị sơn dính vào da, hít phải không khí
trong lúc phun sơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
* Công tác sơn:
Trước khi sơn tất cả các loại ống chữa cháy phải được vệ sinh bề mặt ống bằng giẻ, lau sạch các vết
bẩn, dầu mỡ bám trên ống.
Đối với các ống đã hàn xong dùng búa gõ xỉ hàn bong ra tại các vị trí hàn sau đó quét sơn lên các
mối hàn bằng lớp sơn chống rỉ.
- Đối với ống thép đen:
Các ống thép đen hàn từ đường ống ở trục kỹ thuật, trạm bơm, đường ống chính....được sơn chống
rỉ trước khi sơn đỏ toàn bộ với quy trình như sau:

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
15/52
+ Tất cả các loại ống thép được sơn một lớp lót chống rỉ, thời gian để lớp sơn lót chống rỉ khô là 3
giờ.
+ Sau đó sơn 2 lớp sơn đỏ hoàn thiện trước khi lắp đặt.
- Đối với ống thép tráng kẽm:
Ống thép tráng kẽm được vệ sinh sạch sẽ và sơn lớp sử lý bề mặt tráng kẽm quy trình như trên. Sau
đó sơn 1 lớp sơn đỏ. Thời gian sơn 2 lớp phải cách nhau 3 tiếng để đảm bảo lớp sơn trước khô bán bề
mặt ống.
- Phương pháp sơn:
Khu vực thi công sơn ống phải được sự chấp thuận của BQLDA và TVGS cùng các bên liên quan.
Đảm bảo các yêu cầu về an toàn (có biển cảnh báo, quy trình sơn ống, được quây bạt che chắn đản bảo
khi sơn giảm thiểu bụi sơn không lọt ra ngoài,đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh..)
Đối với sơn chống rỉ và sơn đỏ, nhà thầu sử dụng máy phun sơn, tạo lớp sơn bóng mịn, độ dày đều
nhau và có thẩm mỹ cao cũng như tiết kiệm được thời gian sơn ống.
Ống thép sơn đỏ được sơn tại vị trí gia công, để khô tự nhiên và cho gia công. Sau khi lắp đặt hoàn
thiện nhà thầu sẽ quét sơn lại một lớp sơn mới để phủ kín các vết vặn của kìm, vết xước trong quá trình
thi công.
Tất cả quy trình sơn được thực hiện trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm cho phép để sơn được khô tự
nhiên.
1.3. Lắp đặt ống
Dùng máy laze định tuyến ống, dùng khoan bắn giá đỡ, tiếp theo đưa ống lên cao độ đúng theo bản
vẽ được duyệt. Dùng thước mét, nivo kiểm tra lại vị trí tuyến ống, cao độ ống đúng chưa, nếu chưa
đúng kích thước, cao độ theo bản vẽ thì chỉnh lại theo bước ở trên.
Đối với các ống và phụ kiện có đường kính từ DN65 trở lên khi liên kết với nhau hoàn chỉnh trong
hệ thống bằng phương pháp hàn, ren (với tay tủ họng nước vách tường dùng phương pháp ren). Các
đường ống và phụ kiện có đường kính từ DN50 trở xuống khi kết với nhau bằng phương pháp ren.
Đối với ống thép có đường kính lớn hơn 65mm sử dụng biện pháp hàn, tại các vị trí ngã 3, ngã tư
trên tuyến ống chính mà ống nhánh giảm 2 cấp trở lên, có thể khoét ống (bằng gió đá, Plasma, khoan
từ….) và hàn ống nhánh để giảm tối thiếu các đường hàn chu vi hoặc sử dụng phụ kiện phù hợp.
Những ống xuyên qua sàn bê tông hay dầm đà phải được đặt ống lồng và bơm chất chống cháy
(foam, Silicon…) cần tránh để mối hàn nằm trong lổ xuyên đà và sàn bê tông.
Khi lắp đặt ống dở dang đợi thi công tiếp phải được bịt kín các đầu ống không cho các vật khác chui
vào ống.
Khi lắp đặt ống dở dang đợi thi công tiếp phải được bịt kín các đầu ống không cho các vật khác
chui vào ống.
1.3.1 Ống kết nối bằng phương pháp ren

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
16/52
Khi lắp ống bằng ren thì phải làm sạch mối ren và chúng kết nối lại với nhau bằng lớp keo hai
thành phần A-B (với trường hợp đặc biệt hạn chế dùng) hoặc dùng sơn, dây đay, băng tan (cao su non).
Khi lên ống phải định vị tuyến ống kiểm tra cao độ đường ống quang treo phải đảm bảo tiêu chuẩn.
Các ống sắt tráng kẽm khi được nối với nhau bằng các góc nối ống phải lớn hơn hoặc bằng 90 độ
theo chiều dòng nước chảy.
- Kết nối ống dùng sơn, dây đay, băng tan
Khi lắp ống phải kiểm tra và làm sạch đầu cắt, nước, bụi bám vào ren, bên trong ống hoặc mặt cắt
ống. Khi nối ren, cuốn dây đay theo chiều ren rồi dùng 1 lượng vừa đủ sơn phủ lên bề mặt. Khi vặn,
dùng tay vặn ren rồi sau mới dùng kìm xiết ống. Sau khi nối mối ren dùng sơn phủ lên các ren dư và
sơn đỏ hoàn thiện ống.
- Kết nối ống bằng lớp keo hai thành phần A-B
Trước khi thực hiện kết nôi ống thi hòa trộn keo A, keo B và dung môi. Pha đúng theo tỷ lệ khuấy
đều cho đồng nhất, bôi hỗn hợp keo đã hòa trộn lên bề mặt ren của phụ kiện và đoạn ống ren của đối
tượng kết dính, chờ khô và sơn mối ghép.

1.3.2 Ống kết nối bằng phương pháp hàn


Đối với ống hàn trực tiếp cần phải mài vát tạo khe hở để khi hàn vật liệu hàn ngấu vào trong. Khi
hàn cần phải tạo cho 2 ống đồng tâm.
Đối với ống nối mặt bích: khi hàn cần tránh để rỉ hàn dính vào mặt tiếp xúc của mặt bích và cần
phải để mặt tiếp xúc của mặt bích phẳng và vuông góc với tâm ống.
Đưa hai đoạn ống vào vị trí, đúng tạo độ thiết kế, hai đầu ống tiến gần sát nhau, đồng tâm với nhau
và song song với phương ngang, khe hở giữa chúng từ 1-3mm.
Hai đoạn ống tạm thời được treo bằng giá đỡ hoặc đai treo đã lắp trước. Dùng máy rọi lazer để
chỉnh đồng tâm của tuyến ống sao cho phía trong lòng ống phải thẳng, phẳng và không có gờ để tránh
dòng chảy xoáy của môi chất tại điểm nối, làm giảm tuổi thọ ống.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
17/52
* Quy trình hàn:
+ Công tác chuẩn bị, que hàn, máy hàn, vật tư ống. Đo kích thước của ống và làm sạch bề mặt của
ống. Bề mặt sẽ không dính dầu, bụi bẩn và khô (cách mối hàn 100mm). Vệ sinh cạnh gờ bằng máy
mài, chổi sắt
+ Kiểm tra góc nghiêng khớp với độ dày của ống. Nếu góc nghiêng không chính xác, dùng đồ giũa
hiệu chỉnh lại. Điều chỉnh ống để tâm nằm trên một đường
+ Tất cả ống hàn sẽ được thực hiện bởi quá trình hàn hồ quang.
+ Tiến hành hàn đính
+ Tiến hành hàn điền đầy
+ Lăn ống từ trên xuống dưới. Đối với kẹp ống, việc hàn sẽ được thực hiện từ dưới lên trên
+ Sau khi hàn, tất cả khu vực hàn sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Điểm hàn phải không bị gỉ.
+ Tất cả ống hàn phải được kiểm tra bằng mắt. 
+ Chiều rộng của mối hàn hoàn thiện thì không vượt quá 3.2mm mối hàn rãnh chính.
+ Sau khi hàn xong và làm sạch, quét sơn chống ăn mòn bằng loại sơn đã được duyệt.
– An toàn
+ Khu vực hàn phải được phủ tấm vinyl nhằm tránh nước và bụi.
+ Bình cứu hỏa sẽ được trang bị tại khu vực hàn và phải kiểm tra dự phòng an toàn.
+ Đối với sự an toàn của công nhân, dây nối đất phải được trang bị cho quá trình hàn hồ quang; và
cấp phát quần áo, kính bảo hộ, và găng tay cho công nhân.

Phương pháp hàn cạnh mép

  Vát góc hàn rãnh Độ dày của ống (mm) X

α Mặt bích

Nhỏ hơn X 1mm

R G Độ dày của ống (mm) Mối hàn ở mặt ngoài thì


Kích thước của R, G, góc α & t, tham khảo bảng không nằm trên bề mặt
3 mặt bích
X

Mặt bích
X: hơn t (mm)

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
18/52
Bảng: Kích thước của R, G, α và t

Độ dày (t) t ≦ 4mm 4mm < t ≦ 6mm 6mm< t < 16mm


Góc nghiêng 60°±10° 60°±10° 60°±10°
Chiều cao 1/2 t 1.6mm ± 0.8mm 1.6mm ± 0.8mm
Khoảng cách 2.4mm ± 0.8mm 2.4mm ± 0.8mm 3.2mm ± 0.8mm

- Đối với ống thép có đường kính lớn hơn 65mm sử dụng biện pháp hàn, tại các vị trí ngã 3, ngã
tư trên tuyến ống chính mà ống nhánh giảm 2 cấp trở lên, có thể khoét ống (bằng gió đá, Plasma,
khoan từ….) và hàn ống nhánh để giảm tối thiếu các đường hàn chu vi hoặc sử dụng phụ kiện phù
hợp.
- Những ống xuyên qua sàn bê tông hay dầm đà phải được đặt ống lồng và bơm chất chống cháy
(foam, Silicon…) cần tránh để mối hàn nằm trong lổ xuyên đà và sàn bê tông.
- Khi lắp đặt ống dở dang đợi thi công tiếp phải được bịt kín các đầu ống không cho các vật khác
chui vào ống.
1.3.3. Lắp đặt van
- Chuẩn bị dàn giáo (nếu lắp trên cao); dây an toàn
- Chuẩn bị van & vật tư phụ (ron cao su,băng keo lớn…)

- Vệ sinh các mặt tiếp xúc với zoăng cao su & các đầu ren
- Tiến hành lắp van: Cần chú ý đến việc xiết bulong (xiết đối xứng từng cặp một)

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
19/52
 Chú ý: Các van lắp đặt trên tầng cần quay tay valve
hướng lên hoặc nằm ngang
1.4. Lắp đặt ống kết nối với bơm
- Bơm chữa cháy được đặt trên bệ quán tính để giảm độ rung, độ ồn khi bơm hoạt động.
- Kiểm tra bản vẽ, kích thước bơm để xác định kích thước bệ bơm quán tính.
- Kiểm tra trọng lượng bơm, tính khối lượng bệ bơm để xác định lò xo quán tính sử dụng.
- Định vị vị trí các bulong các theo vị trí các lỗ để bắt đế bơm. Tiến hành đổ bê tông cho đế bơm.
- Dùng nâng tay hoặc balăng để đưa bơm vào đế & định vị bởi các con bulông đã được đặt sẵn.
- Giữa máy bơm và đế móng có lắp đặt cao su dày 10mm cố định bơm xuống móng bơm. Dùng
đai ốc khoá chặt lại. Sử dung máy lazer, nivo, thước đo để kiểm tra độ cân bằng.
Chú ý:
- Nên dùng giảm lệch tâm để gắn tránh sự tạo bọt khí trong đường ống
- Không nên dùng giảm đồng tâm ở đường hút của bơm (đối với đường hút nằm ngang).
- Nên dùng những co có bán kính lớn để tạo hướng dòng chảy tốt hơn cho đường hút của bơm.
- Ổng ra vào phòng bơm phải có ống lồng và bơm foarm kín

Chi tiết lắp đặt bơm chính

1.5. Lắp đặt tủ chữa cháy vách tường


- Tập kết thiết bị đến vị trí lắp đặt.
- Vệ sinh sạch sẽ thiết bị & vị trí lắp đặt.
- Lấy dấu tâm của vòi chữa cháy lên vị trí lắp đặt (theo tiêu chuẩn VN thì tâm của vòi chữa cháy
cách sàn hòan thiện 1.25m) theo mức chuẩn của công trình bằng ống cân nước hoặc máy ngắm.
- Vệ sinh đầu răng của ống chờ.
- Treo tủ xiết bu lông.
- Dùng thước mực độ (level) để cân chỉnh tủ cho thẳng.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
20/52
- Dùng mỏ lếch để gắn valve vào đầu ống chờ sẵn

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
21/52
Lắp đặt tủ chữa chữa cháy điển hình

1.6. Lắp đặt trụ chữa cháy, trụ tiếp nước chữa cháy
- Chuẩn bị trụ đến vị trí lắp đặt & vật tư phụ.
- Vệ sinh sạch trụ & mặt bích để chờ đấu nối
- Kiểm tra lại mặt bích chờ có phẳng & đúng lổ không để khi lắp pillar cho thẳng đứng (dùng
thước cân bằng mực nước hay còn gọi là thước mực độ).
- Sau khi kiểm tra xong tiến hành lắp trụ như kiểu lắp mặt bích.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
22/52
1.7. Lắp đặt tủ chữa cháy ngoài nhà
- Vận chuyển tủ đến vị trí cần lắp theo bản vẽ đã duyệt.
- Vệ sinh tủ, đầu răng chờ, chuẩn bị vật tư phụ.
- Kiểm tra bộ để đặt tủ theo bản vẽ.

- Lấy dấu bắt tắc kê vào bệ đặt tủ.


- Lắp van giống tủ trong nhà

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
23/52
1.8. Lắp đặt công tắc dòng chảy
- Chuẩn bị vật tư & dụng cụ đồ nghề cần thiết (gió đá, dây mỏ hàn, máy mài…)
- Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Định vị trí cần gắn công tắc dòng chảy (FLOW SWITCH).
- Dùng gió đá, Plasma hoặc khoan từ…. để tạo lỗ lắp lá van (không nên dùng máy hàn điện để
khóet lổ).

- Lỗ được khoét rộng hơn lá valve vừa phải không nên khoét quá lớn dễ bị rò rỉ nước (do khó
làm kín), theo hướng dẫn nhà sản xuất.
- Phải gọt bằng bên trong lỗ.
- Dùng máy mài, mài nhẵn phần thân ống để tiếp xúc tốt hơn.
- Gắn công tắc (FLOW SWITCH) như hình vẽ.

- Chú ý:

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
24/52
 Không được khoét lỗ trên thân của phụ
kiện.
 Van không được chạm vào thành ống.

1.9. Lắp đặt hệ thống sprinkler


a) Chuẩn bị thi công
- Bản vẽ triển khai thi công , bản vẽ phối hợp các hệ thống
- Máy móc, thiết bị, vật tư thi công được chuẩn bị kỹ lưỡng
- Ống phải được gia công, vệ sinh và sơn hoàn thiện tập kết tại khu vực thi công
- Khoanh vùng khu vực thi công bằng dây cảnh báo trước khi thực hiện thi công
b) Thi công lắp đặt
- Dùng máy bắn Laze để bắn tuyến ống đi theo đúng bản vẽ
- Dựa vào khoản cách ty treo, giá đỡ cho hệ thống ống Sprinkler để thi công công tác bắn giá
treo ống
- Giá treo và ty treo được gia công dựa vào cao độ tuyến ống theo bản vẽ phối hợp thi công
Chi tiết treo ống nhánh:
- Tại các vị trí giữa tuyến ống nhánh và tuyến ống chính của hệ thống Sprinkler là các tê hàn
giảm cấp hoặc khoét lỗ (Dùng gió đá, Plasma hoặc khoan từ ….)tùy theo kích thước ống đã nêu trên.
- Các ống nhánh Sprinkler nối với nhau bằng phương pháp ren ống

Chi tiết kết nối ống ren


- Khi lắp đặt các ống ren phải vệ sinh sạch sẽ mối ren và kết nối với nhau bằng keo 2 thành phần
A-B( hạn chế ) hoặc quấn bố, cao su non (cho đầu phun).

Chi tiết treo ống nhánh

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
25/52
- Tại các vị trí ống giảm cấp phải sử dụng bầu ren giảm cấp. Tại các vị trí ống nhánh ra đầu phun
dùng tê ren giảm cấp. Đối với đầu phun hướng lên, khoảng cách từ đầu phun lên trần không quá
100mm

Chi tiết lắp đặt đầu phun hướng lên điển hình
- Các đầu phun xuống trần bố trí phối hợp với các hệ thống nhưng phải đảm báo khoảng cách
giữa các đầu phun theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy và theo thực tế thi công

Chi tiết lắp đặt đầu phun hướng xuống điển hình
c) Lắp đặt cụm van điều khiển Sprinkler
- Cụm van điều khiển Sprinkler được lắp đặt tại các tầng để điều khiển và giám sát hệ thống.
- Cụm van được lắp đặt ngay tại vị trí từ trục thông tầng ra ống Sprinkler cho các tầng.
- Cụm van điều khiển Sprinkler gồm van chính điều khiển, van cho đường xả và công tác báo
dòng chảy.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
26/52
Cụm van điều khiển Sprinkler
- Công tắc báo dòng chảy được lắp đặt trên đường ống chính Sprinkler của các tầng sau van chính và
trước đường xả, đồng thời kết nối với tủ trung tâm báo cháy nhằm giám sát tình trạng nước trong hệ
thống của tầng đó.
- Cụm van còn có tác dụng khống chế, cách ly từng tầng trong quá trình sữa chữa, bảo trì bảo hành và
test thử.
1.10. Ty treo, giá đỡ ống
a)Giá đỡ ống mặt bằng:
 Chuẩn bị bản vẽ, dùng máy laze định tuyến ống, dùng máy khoan bắn giá đỡ.
 Chế tạo giá đỡ (giá mạ kẽm không cần sơn).
 Tuỳ theo vị trí có những giá đỡ khác nhau.
- Ống DN25-DN65 : Dùng cùm treo (Quang treo)
- Ống DN80-DN200: Dùng giá sắt V. Có thể treo 1 ống hoặc 2 ống, tùy loại mà có các loại
giá khác nhau.
- Ống DN100 tại một số vị trí hẹp ở ngoài hành lang: Dùng cùm treo (Quang treo)
- Bổ sung giá đỡ tăng cứng 8 đến 12m

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
27/52
Chi tiết treo ống nhánh

Chi tiết treo ống D100 tại một số vị trí hẹp ở ngoài hành lang

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
28/52
Chi tiết giá đỡ ống chính

Chi tiết lắp đặt ống thép theo phương thẳng đứng
b)Chi tiết giá đỡ ống trục đứng:
 Chuẩn bị bản vẽ, giá đỡ.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
29/52
 Chế tạo giá đỡ (Giá được chế tạo bằng sắt U 100x50, mạ kẽm không cần sơn).)
 Định vị trí của giá đỡ thực tế trên công trường.
 Cố định giá vào vách, dầm BT bằng nở sắt
 Ống được bắt vào giá bằng U-bolt

Chi tiết giá đỡ ống chính trục đứng


c) Bảng chi tiết khoảng cách và kích thước ty treo theo size ống:

Khoảng cách và đường kính ty treo theo size ống


1.11. Biện pháp thử áp hệ thống đường ống chữa cháy
Hệ thống sprinkler, vách tường và màng ngăn cháy thử áp lực độc lập.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
30/52
1.11.1. Thử áp lực cho mỗi tầng (ống nhánh sprinkler)
a) Áp lực thử và thời gian thử
- Ta tiến hành kiểm tra cách điện và thông mạch của các dây, bằng đồng hồ đo cách điện và giá
trị đạt Áp lực thử: 12 bar ~ 12 kgf/cm2 (bằng 1.5 lần áp lực làm việc của hệ thống, 8bar)
- Thời gian thử: 08 giờ
- Chất thử: nước sạch.
b) Thiết bị thử áp
- Bơm áp lực. Đồng hồ đo áp suất có kiểm định. Van khóa.
c) Quy trình thử áp
- Sau khi thi công hoàn chỉnh hệ thống ống chữa cháy các tầng, tiến hành bịt hết tất cả các đầu
chờ tại các vị trí chờ xuống đầu Sprinkler và kết nối.
- Lắp đặt thiết bị thử áp tại vị trí thuận tiện.
- Lưu ý van xả khí lắp tại vị trí cao nhất của hệ thống, đồng hồ lắp ở vị trí xa nhất so với máy
bơm.
- Bơm nước vào đường ống bằng bơm áp lực, trong quá trình bơm mở van xả khí cho đến khi
không còn bọt khí trong đường ống.
- Khóa van xả khí, theo dõi đồng hồ đo áp đến khi đạt áp lực 03 bar khóa van chặn lại. Kiểm tra
đồng hồ đo áp suất sau 30 phút.
- Nếu áp lực không giảm là đạt, tiến hành tăng áp lực thử lên 16 bar.
- Nếu áp lực không giảm là đạt, tiến hành hạ duy trì áp lực. Kiểm tra đồng hồ đo áp sau 8 giờ.
- Nếu áp lực không giảm là đạt, tiến hành xả nước kết thúc nghiệm thu.
- Trong quá trình thử, ở tất cả các bước nếu áp lực giảm trên 0.5 bar phải kiểm tra đường ống, xử
lý các điểm rò rỉ, thử lại đến khi đạt.
1.11.2. Thử áp lực cho các trục thông tầng
a) Áp lực thử và thời gian thử
- Áp lực thử: 18 Bar ~ 18kgf/cm2.
- Thời gian thử: 8 giờ
- Chất thử: nước sạch.
b) Thiết bị thử áp
- Bơm áp lực. Đồng hồ đo áp suất có kiểm định. Van khóa.
c) Quy trình thử áp
- Sau khi thi công hoàn chỉnh hệ thống ống cấp nước chữa cháy trục đứng, tiến hành bịt hết tất
cả các đầu chờ tại các tầng, mở thông các vị trí van giảm áp, van khóa tuyến ống.
- Lắp đặt thiết bị thử tại vị trí thuận tiện. Lưu ý van xả khí lắp tại vị trí cuối của hệ thống trục
thông

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
31/52
- Bơm nước vào đường ống bằng bơm áp lực, trong quá trình bơm mở van xả khí cho đến khi
không còn bọt khí trong đường ống.
- Khóa van xả khí, theo dõi đồng hồ đo áp đến khi đạt áp lực 06 Bar khóa van chặn lại. Kiểm tra
đồng hồ đo áp suất sau 30 phút.
- Nếu áp lực không giảm là đạt, tiến hành tăng áp lực thử lên 15 Bar. Kiểm tra đồng hồ đo áp
suất sau 30 phút.
- Nếu áp lực không giảm là đạt, tiến hành tăng áp lực thử lên 18 Bar. Kiểm tra đồng hồ đo áp sau
8h
- Nếu áp lực không giảm hoặc giảm ≤ 3% là đạt, tiến hành xả nước kết thúc nghiệm thu.
- Trong quá trình thử, ở tất cả các bước nếu áp lực giảm phải kiểm tra đường ống, xử lý các điểm
rò rỉ, thử lại đến khi đạt.
- Sau khi thử áp xong nước xả thải phải được dẫn đến vị trí xả theo chỉ định của Tư vấn và Chủ
đầu tư, không được tháo tràn ra sàn và trục kỹ thuật
1.11.3.Thử áp toàn bộ hệ thống
a) Áp lực thử và thời gian thử
- Áp lực thử: 8 Bar ~ 8 kgf/cm2.
- Thời gian thử: 24 giờ
- Chất thử: nước sạch.
b) Thiết bị thử áp
- Bơm áp lực. Đồng hồ đo áp suất có kiểm định, van khóa.
c) Quy trình thử áp
- Sau khi thi công hoàn chỉnh hệ thống ống cấp nước chữa cháy toàn bộ hệ thống, tiến hành bịt
hết tất cả các đầu chờ tại các tầng, mở thông các vị trí van giảm áp, van khóa tuyến ống.
- Lắp đặt thiết bị thử tại vị trí thuận tiện. Lưu ý van xả khí lắp tại vị trí cuối của hệ thống trục
thông
- Bơm nước vào đường ống bằng bơm áp lực, trong quá trình bơm mở van xả khí cho đến khi
không còn bọt khí trong đường ống.
- Khóa van xả khí, theo dõi đồng hồ đo áp đến khi đạt áp lực 03 Bar khóa van chặn lại. Kiểm tra
đồng hồ đo áp suất sau 30 phút.
- Nếu áp lực không giảm là đạt, tiến hành tăng áp lực thử lên 10Bar. Kiểm tra đồng hồ đo áp sau
24h
- Nếu áp lực không giảm hoặc giảm ≤ 3% là đạt, tiến hành xả nước kết thúc nghiệm thu.
- Trong quá trình thử, ở tất cả các bước nếu áp lực giảm phải kiểm tra đường ống, xử lý các điểm
rò rỉ, thử lại đến khi đạt.
1.12. Kiểm tra và nghiệm thu

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
32/52
- Sau khi lắp đặt xong, dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, kiểm tra toàn bộ hệ thống theo từng hạng mục
đã được lắp đặt hoàn chỉnh và đúng theo thiết kế.
- Nhà thầu phụ và thầu chính tiến hành nghiệm thu nội bộ công việc
- Mời CĐT nghiệm thu hệ thống
- Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng tất cả các thiết bị.
- Bàn giao hệ thống.
2. Lắp đặt hệ thống báo cháy, Exit – sự cố
2.1 Thi công hệ thống ống, máng và thang cáp.
Hệ thống ống âm sàn: Ống được định vị và lắp đặt trước khi đổ bê tông sàn, vách. Hệ thống ống
âm sẽ triển khai thi công tương tự như Biện pháp lắp đặt ống âm sàn.
Thi công hê thông ống nổi:
- Dùng dây máy lazer xác định tim tuyến để thi công đúng
vị trí.
- Khoan, băt vít nở và đai kẹp để giữ ống. Cứ mỗi khoảng
cách cỡ ≤1000 mm thì bắt một kẹp C màu đỏ giữ ống.
- Ống nhựa bảo vệ dây chuyên dụng được ghim sát trần bê
tông bằng các đai giữ ống.
- Tại các vị trí phải chôn, chèn hộp nối dây và hộp nối để
lắp đặt các thiết bị cũng phải cắt và đục tẩy hốc tường gạch có
kích thước rộng hơn kích thước đế và hộp nối trên ít nhất 1,2
lần. Đục rãnh kích thước rãnh đục là 35 x 35mm (với ống
D20) và 40 x 40mm (với ống D25), sao cho khi đặt ống nhựa đúng kỹ thuật, mỹ thuật. Sau khi ghim ống
bằng đai giữ ống vào vị trí rãnh đục song phải trát hoàn thiện lại.
- Ở những vị trí có tường và dầm phải dùng khoan điện để khoan xuyên và đục lỗ sao cho kích
thước lỗ khoan, đục lớn hơn kích thước ống nhựa cần chui qua. Sau khi lắp đặt song phải hoàn thiện
lại lỗ đục (lỗ đục được hoàn thiện bằng vữa xi măng, với những lỗ rộng lớn hơn 100mm và sâu hơn
35mm thì phải bổ sung lưới thép cố định kết cấu vữa).
- Trường hợp có nhiều đường ống song song thì các ống được đặt cách nhau từ 5- 10mm. Lắp
đặt các ống phải đảm bảo mỹ quan.
2.2 Thi công kéo dây tín hiệu và dây cấp nguồn cho hệ thống báo cháy, Exit – Sự cố:
- Kiểm tra chủng loại, ký mã hiệu trước khi luồn dây để tránh sai sót.
- Luồn theo từng khu vực, từng vị trí theo hê thông ống bảo vệ đã được lắp đặt từ hộp kỹ thuật
đến vị trí các đầu báo, chuông, đèn, nút ấn và các module.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
33/52
- Dùng dây mồi kéo dây tín hiệu, không được kéo quá căng làm đứt dây, để đủ dây chờ cho việc
lắp thiết bị (từ 200~300 mm). Trong quá trình luồn kéo dây, ngoài việc đảm bảo sức kéo căng
và độ uốn cong hơp lý, phải tránh dây tiếp xúc với vật dụng gây hỏng dây như vât có bề mặt
sắc, góc cạnh kim loại
- Cáp trục chính đươc kéo tư hộp kỹ thuật về tủ trung tâm đi trong máng cáp (đi theo trần), thang
cáp (đi theo tường)
- Cáp trục chính được đấu nối với các đôi dây của từng vùng, được xếp gọn, từng đoạn có dây
buộc giữ cáp và có nắp máng để đậy, đầu còn lại của cáp về tủ trung tâm được đánh số tương
ứng với từng đôi của các vùng để thuận lợi cho việc đấu nối vào tủ trung tâm.
- Tiến hành đo cách điện và kiểm tra dây đúng theo thiết kế sau khi kéo xong.
- Các dây chờ lắp thiết bị phải được băng đầu dây và cuộn lại gọn gàng.
- Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng khu vực thi công. Kiểm tra và yêu cầu tư vấn giám sát và chủ đầu
tư nghiệm thu lắp đặt.
2.3 Lắp đặt đầu báo khói, nhiệt, chuông đèn và các module giám sát, exit – sự cố:
Sau khi tường đã được sơn hoàn thiện và trần đã xong phần xương treo, sẽ cho tiến hành công tác
lắp đặt các đầu báo, chuông, nút nhấn, module giám sát:
- Định vị vị trí lắp đặt, và thực hiện treo ty, khoan lỗ trần sao cho phù hợp với kích thước các

Lắp đế đầu báo lắp đầu báo


Định vị vị trí khoan bắt
vào đế
đầu báo.
Lắp đế đầu báo Đế đầu báo

Quy trình lắp đặt đầu báo cháy

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
34/52
Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
35/52
Lắp đặt đầu báo dưới trần thạch cao
- Vị trí lắp đặt các nút nhấn, chuông, đèn: Lắp tích hợp trong tủ chữa cháy vách tường

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
36/52
Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
37/52
- Yêu cầu vị trí các thiết bị đầu báo, chuông, nút nhấn phải đồng nhất về kỹ thuật và thẩm mỹ
với hệ thống đèn, công tắc, ổ cắm trên cùng một mặt bằng và khoảng cách theo bản vẽ phát
hành.
- Lắp đặt đầu báo: trước khi lắp phải đảm bảo găng tay được thay mới sạch sẽ. Tùy trường hợp,
đầu báo sẽ được lắp ngay hay chờ tới gần nghiệm thu mới được lắp.
- Lắp đặt chuông, nút nhấn dùng thước nivo, ống cân nước để cân chỉnh cao độ luôn ở vị trí cân
bằng.
- Các module giám sát được đặt trong hộp box trung gian với các kích thước phù hợp và đảm
bảo các ngõ vào/ ngõ ra của tín hiệu.
- Xác định từng zone tại tủ điều khiển (FCAP) để việc đấu dây đúng theo sơ đồ nguyên lý và bản
vẽ thi công được phê duyệt
- Tất cả các dây tiếp địa cho thiết bị phải được đấu nối đúng vị trí.
- Sau đó bắt buộc phải kiểm tra thông mạch và cách điện dây dẫn bằng đồng hồ đo Mega ohm.
- Kiểm tra các tuyến dây theo sơ đồ nguyên lý và bản vẽ đi kéo dây.
- Toàn bộ thiết bị sau khi lắp đặt sẽ được kiểm tra độ an toàn trước khi đóng điện chạy thử.
- Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng khu vực thi công.
2.4 Lắp đặt tủ trung tâm báo cháy, tủ điện
- Tủ trung tâm phải đặt tại phòng kỹ thuật theo bản vẽ phê duyệt

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
38/52
- Kiểm tra thiết bị (theo quy trình được nhà sản xuất quy định)
- Việc lắp đặt tủ tham khảo biện pháp thi công lắp đặt tủ điện phân phối
- Sau đó dự vào Sơ đồ nguyên lý đấu nối tủ điện (theo Catalogue tủ điện phê duyệt) đấu tất cả
các zone tại các đầu vào/ đầu ra (loop 1, loop 2.v.v..)
- Đấu nối mạch điều khiển từ các tầng đến tủ trung tâm báo cháy. Kiểm tra, đo thông mạch các
tầng
- Lưu ý việc đồng bộ tín hiệu để điều khiển liên động hệ thống quạt gió, thang máy PCCC và hệ
thống âm thanh.
- Bình lưu điện phải được đối nối trực tiếp với tủ báo cháy nhầm tránh trường hợp khi mất điện
tủ báo cháy phải hoạt động trong vòng 24 giờ

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
39/52
2.5 Kiểm tra và nghiệm thu

- Sau khi thi công phải kiểm tra kỹ cách điện và thông mạch của các dây chữa cháy.
- Khi đấu nối dây vào các thiết bị báo cháy phải đảm bảo nối đúng kỹ thuật và an toàn và chắc
chắn.
- Kiểm tra việc lắp đặt (kết nối, đường dây, số lượng) theo bản vẽ đã duyệt.
- Sau khi lắp đặt xong hệ thống báo cháy sẽ tiến hành nghiệm thu nội bộ trước khi mời CĐT
nghiệm thu hoàn thành hạng mục
- Kiểm tra xem các công tác xây dựng liên quan đã được thực hiện xong.
- Tiến hành thử nghiệm với tất cả các đầu báo khói, báo nhiệt với phần báo động đã được tắt cho
mỗi lần 1 đầu báo. Dùng thiết bị tạo khói, máy sáy nhiệt để thử các dạng đầu báo
- Với nút nhấn báo cháy khẩn cấp được kiểm tra bằng cách nới lỏng mặt kính và nhấn nút “test”
- Chuông báo động sẽ được kiểm tra để tất cả mọi góc của tòa nhà đều nghe âm thanh báo động
thích hợp từ chuông
- Nghiệm thu nội bộ hệ thống báo cháy trước khi mời CĐT nghiệm thu
- Đóng điện và cấp nguồn các tủ điện, kiểm tra lại giá trị áp và dòng điện.
- Thực hiện đóng điện từng tuyến, từng thiết bị, kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống.
- Mời CĐT nghiệm thu hệ thống điện liên động không tải, có tải.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
40/52
- Vệ sinh sạch sẽ tất cả các thiết bị đầu báo, chuông, nút nhấn, tủ điện. Bàn giao hệ thống báo
cháy.
3. Hệ thống chữa cháy bằng khí FM200 tầng hầm, Phòng điện trục kỹ thuật điện
3.1. Định vị đường ống thép, thiết bị chữa cháy khí FM...
Nghiên cứu bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công trên mặt bằng để định vị vị trí và đường đi của các
đường ống chữa cháy, xác định các nút tuyến ống như nhánh rẽ, cút chuyển hướng. Cần có sự phối
hợp tránh sự chồng chéo với các nhà thầu khác nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
(PCCC).
3.2. Gia công ống và chuẩn bị các điều kiện để lắp ống
- Nhập vật tư ống, phụ kiện về công trường phải chuyển ngay vào vị trí tập kết, bảo quản đúng
nơi quy định, tránh làm hư hỏng mất mát về chất lượng cũng như số lượng.
- Toàn bộ hệ thống đường ống dẫn khí FM được lắp đặt được lắp nổi trên trần và tường bê tông.
- Ống dẫn khí FM là ống chịu áp lực cao, vì vậy ống được chọn để thi công là loại ống có độ dầy
đặc biệt, tất cả mối nối dùng bằng phương pháp hàn, đối với đầu nối ra đầu phun khí dùng nối
ren.
- Xác định vị trí ống trong thiết kế, tập kết ống và kiểm tra chất lượng ống và các phụ kiện.
- Dùng máy cầm tay gắn chổi sắt để chà làm sạch bề mặt phía ngoài đường ống, dùng giẻ vệ sinh
bề mặt, sau đấy tiến hành sơn ống.
* Quét sơn bảo vệ và bảo quản ống theo các bước sau:
+ Đối với ống thép đúc
- Sau khi ống được chuyển về tới chân công trình, nhà thầu làm phiếu yêu cầu mời nghiệm thu
vật liệu đầu vào và tiến hành lấy mẫu theo đúng quy định.
- Tập kết ống về bãi gia công để làm vệ sinh
Bước1: dùng giẻ lau cọ lên bề mặt ống thép để làm sạch dầu trên thân ống, làm như thế 2 đến 3
lần cho sạch hết dầu, mời TVGS, BQLDA nghiệm thu vệ sinh ống đạt yêu cầu sau đó tiến hành
sơn ống
Bước 2: Sơn 1 lớp sơn chống rỉ, khi lớp sơn chống rỉ khô thì mời TVGS nghiệm thu, Nếu đạt
yêu cầu thì tiến hành đưa vào gia công lắp đặt. Sau khi lắp đặt hoàn thiện, những vị trí nào bị
xước sát thì tiến hành sơn bù lại những vị trí đó.
- Sơn đỏ hoàn thiện trước khi đưa vào lắp đặt ống.
3.3. Lắp đặt đường ống
1.3.1. Thi công lắp đặt tuyến đường ống nằm ngang
- Trình tự lắp đặt lần lượt tuyến đường ống chính đến điểm cuối của mạng đường ống nhánh đến
các đầu phun và lần lượt lắp cho từng phòng một.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
41/52
- Toàn bộ hệ thống đường ống chữa cháy trong nhà được lắp nổi trên trần và tường bê tông,
được cố định vào tường bằng đai giữ ống và treo trên trần bằng quang treo và ti treo.

Chi tiết lắp đặt đầu phun khí HFC-227 EA (FM200)


3.4. Qui trình hàn ống (Giống quy trình hàn hệ thống chữa cháy)
- Thợ hàn ống bậc thợ từ 3/7 trở lên.
- Thợ hàn qua kiểm tra được sự đồng ý của chủ đầu tư và tư vấn giám sát mới được hàn.
- Sau khi hàn gá ống và mặt bích, ống được đặt trên mặt phẳng cố định, sau khi hàn mối hàn
không phải chịu lực và bị biến dạng, sau đó tiến hành hàn.
- Hàn nối ống và phụ kiện bằng hồ quang điện.
- Sử dụng que hàn 3,2mm.
- Mối hàn sau đè lên 1/3 mối hàn trước (dạng vẩy cá).
- Khi hàn xong tiến hành gõ hết xỉ hàn và kiểm tra mối hàn không còn xỉ hàn mới đạt.
- Trong quá trình hàn có biện pháp che chắn không để gỉ hàn làm cháy, hỏng các vật tư, thiết bị
của nhà thầu khác.
3.5. Lắp đặt các loại van kiểm soát hệ thống ống chữa cháy, van điện từ, van xả áp ...
Được lắp đặt theo từng tầng, từng phần công việc này đòi hỏi tính chính xác kín khít đúng tiêu
chuẩn PCCC và dễ sử dụng.
3.6. Thử áp lực (nhằm thử độ kín khít của hệ thống ống và van)
Thử áp lực hệ thống đường ống cấp khí FM được thực hiện như sau:
Bước 1:
a. Chuẩn bị
- Lắp đặt nút bịt, mặt bích đặc, thiết bị đường ống làm kín hệ thống đường ống khu vực cần thử.
- Dùng máy nén khí phục vụ cho công tác thử áp lực.
- Máy nén áp suất bằng khí có công suất phù hợp với áp suất cần thử.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
42/52
- Đồng hồ áp lực + van bi D15.
- Biển cảnh báo “ Nguy hiểm đường ống có áp lực cao”.
- Bố trí cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề trực kiểm tra và bảo vệ trong suốt quá trình thử.
b. Thử bền đường ống
- Dùng máy nén áp suất bằng khí và máy nén áp suất bơm nước vào hệ thống đạt áp suất thử bền
theo nguyên tắc:
PTB = 1,5PTK PTB : Áp suất thử bền
PTk : Áp suất thử kín
- Công tác thử bền đường ống được duy trì trong thời gian từ 10 ÷ 15 phút nếu không có hiện
tượng phá vỡ đường ống và các mối liên kết thì đạt yêu cầu. Sau đó giảm dần áp suất về bằng
mức áp suất thử kín.
- Giới hạn áp suất thử bền: 14at ≤ PTB ≤ 24at
c. Thử kín đường ống
- Thử kín đường ống theo nguyên tắc:
PTK = PLV
Plv= PT + 2at Plv : Áp suất làm việc tại vị trí thử
PT : Áp suất tĩnh cột nước tại vị trí thử
- Giới hạn áp suất thử kín: 9at ≤ PTk ≤ 16at
- Sau khi giảm dần về bằng mức áp suất thử kín. áp suất được duy trì trong thời gian 12 giờ nếu
suy hao áp ≤ 2at thì đạt yêu cầu.
3.7. Sơn ống
Sau khi hoàn thiện lắp đặt mạng đường ống, đường ống được sơn 01 lớp sơn chống gỉ và 01 lớp
sơn đỏ để bảo quản đường ống và phân định ống cấp nước chữa cháy với ống của các hạng mục khác.
3.8. Lắp đặt thiết bị hệ thống chữa cháy (Các loại van, đầu phun khí FM, các bình chữa
cháy….)
- Thiết bị hệ thống chữa cháy được lắp đặt sau khi đường ống cấp khí chữa cháy đã thi công
hoàn chỉnh và được nghiệm thu áp lực đảm bảo yêu cầu.
- Lắp đặt các đầu phun khí FM lắp dưới trần bê tông.
- Bình chứa khí FM chữa cháy được đặt vào vị trí theo đúng bản vẽ thiết kế. Trước khi đưa bình
chữa cháy vào vị trí Cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra kỹ chất lượng bình. Sau khi lắp đặt và cố
định chắc chắn các bình chứa khí FM, tiến hành kết nối van, hệ thống ống xả khí.
- Khi toàn bộ hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy đã được lắp đặt xong, cán bộ giám
sát tiến hành kiểm tra lần cuối trước khi tổ chức nghiệm thu bàn giao cho Chủ đầu tư.
- Việc lắp đặt các bình khí FM và các cụm van, bộ gá phải rất chuẩn xác và cẩn thận.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
43/52
- Trước tiên phải lấy dấu tất cả những vị trí giá đỡ ống theo dấu trên bộ gá.
- Dùng khoan bê tông tạo lỗ trên tường rồi lắp đặt nở rút sắt vào tường, đặt bộ gá vào rồi dùng
cờ lê xiết chặt lại.

- Vận chuyển bình chứa khí FM đến vị trí lắp đặt, đặt bình vào vị trí dùng giá ôm giữ chặt bình
vào bộ gá, lần lượt các bình cho đến bình cuối cùng.

- Sau khi gá lắp các bình khí vào vị trí cố định chắc chắn mới tiến hành lắp đặt các ống dẫn khí
mềm, van chọn vùng, van an toàn và các phụ kiện đi kèm. Việc lắp đặt này phải được sự giám
sát chặt chẽ của kỹ sư có kinh nghiệm

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
44/52
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY SỬ DỤNG KHÍ FM ĐIỂN HÌNH

 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT BỊ


a. Van lựa chọn vùng.
 Van lựa chọn được sử dụng khi các bình chứa khí FM được sử dụng chung cho 2 hoặc nhiều hơn
các vùng được bảo vệ.
 Van chọn vùng mở sẽ cho phép khí FM được chuyển chính xác vào khu vực cần chữa cháy.
 Van chọn hoạt động tự động nhờ áp lực của khí CO2 trong bình khởi động (bình Pilot) hoặc có
thể điều khiển trực tiếp bằng tay.
b. Bình khí kích hoạt 2Kg / 1L
 Bình khí khởi động được sử dụng để mở các van chọn và các van điều khiển cũng như để mở
bình khí điều khiển áp suất cao.
 Các bình khí khởi động này được mở nhanh bởi các van điện từ và chúng được nạp đầy bởi 2Kg
khí CO2.
c. Van điện từ.
 Các van điện từ được lắp phía trên các bình khí khởi động. Khi hệ thống chữa cháy chỉ gồm duy
nhất 1 khu vực bảo vệ, van điện từ được lắp trực tiếp trên bình khí điều khiển áp suất cao. Khi đó
không cần thiết các van lựa chọn cũng như các bình khí khởi động.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
45/52
 Van điện từ hoạt động khi nhận được tín hiệu điều khiển từ trung tâm điều khiển hoặc có thể
điều khiển trực tiếp bằng tay.
d. Công tắc áp lực
 Công tắc áp lực hoạt động bởi áp lực của khí FM khi xả. Sau đó, các đèn báo xả khí sẽ sáng khi
nhận được các tín hiệu từ công tắc áp lực.
e. Các van và đường ống điều khiển
 Các van điều khiển được sử dụng khi các bình khí FM được sử dụng chung cho hai hoặc nhiều
hơn khu vực cần được bảo vệ và số lượng các bình khí FM cần thiết cho mỗi khu vực là khác
nhau.
 Các van điều khiển được lắp đặt sao cho chỉ có một số bình chứa khí được mở để cung cấp một
lượng khí FM vừa đủ để dập tắt đám cháy tại khu vực cần được bảo vệ.
f. Các vòi phun khí.
Các vòi phun khí được lắp đặt để phun khí fm vào khu vực chữa cháy nhanh và đủ.
g. Trung tâm điều khiển.
Trung tâm điều khiển theo dõi và điều khiển sự hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động.
Trung tâm điều khiển bao gồm các khối điều khiển chức năng, các rơ-le và bộ nguồn cung cấp
dự phòng.
h. Hộp nút ấn xả khí.
Các hộp nút ấn được lắp đặt trong hệ thống chữa cháy để có thể khởi động hệ thống bằng tay
trong trường hợp khẩn cấp mà hệ thống tự động chưa hoạt động. Các hộp nút ấn này được lắp đặt
gần cửa ra vào chính của khu vực cần được bảo vệ.
i. Đèn báo xả khí
Các đèn báo xả khí được lắp ở phía trên các cửa ra vào của khu vực cần bảo vệ để báo hiệu rằng
khu vực đang được xả khí FM để chữa cháy.
k. Van an toàn.
 Van an toàn dùng để bảo vệ đường ống và các thiết bị khác của hệ thống không bị vỡ hoặc rò rỉ
khi áp lực trong hệ thống tăng lên một cách bất thường.
 Van an toàn thường được lắp trên đoạn ống nối giữa ống góp chung của dàn bình chứa và các
van chọn. Van an toàn hoạt động khi áp lực vào khoảng trên 14,7MPa.
4. Vận hành chạy thử hệ thống
Sau khi hoàn thiện mọi công việc lắp đặt của hệ thống chữa cháy, Cán bộ kỹ thuật cho vận hành
chạy thử toàn bộ. Khi hệ thống đã đảm bảo yêu cầu, gửi phiếu yêu cầu tới chủ đầu tư và đơn vị tư vấn
giám sát để nghiệm thu.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
46/52
5. Bàn giao và hướng dẫn vận hành
- Thực hiện quy trình chạy thử và vận hành phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà sản xuất chứng
minh các hệ thống báo cháy hoạt động tốt với sự chứng kiến của Chủ đầu tư và TVGS cùng kỹ sư
trưởng và các cán bộ phòng cháy chữa cháy và bao gồm các giấy tờ photo chứng nhận thử nghiệm
trong sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng lắp đặt. Các bản chứng minh tách rời của các hệ thống
báo cháy toàn phần có trong bản thầu xác nhận về tính tương thích vận hành toàn phần phù hợp với
bản vẽ thiết kế và thuyết minh kỹ thuật. Diễn giải với Chủ đầu tư về cách thức vận hành của các hệ
thống.
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nguyên tắc vận hành, quy trình sử dụng thiết bị hệ thống báo
cháy cho cán bộ trực tiếp đảm nhiệm công tác PCCC của công trình.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
47/52
PHẦN 4. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

1. Các tiêu chuẩn áp dụng để đảm bảo chất lượng công trình:
Chúng tôi sẽ áp dụng quy trình quy phạm kiểm tra chất lượng theo đúng quy định hồ sơ mời thầu để
đảm bảo công trình thi công đạt chất lượng cao nhất.
2. Quy trình kiểm tra chất lượng thi công:
3. Trong suốt quá trình thực hiện hạng mục, chất lượng công tác xây lắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
con người việc thực hiện đúng các yêu cầu của thiết kế kỹ thuật thi công kế hoạch cung ứng vật tư đảm
bảo đúng quy trình thi công kiểm tra chất lượng thi công và quan hệ với các bên.
4. Quan hệ: Thường xuyên liên lạc phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát thống nhất xử lý kịp thời
những phát sinh tại hiện trường.
5. Quản lý chất lượng công trình:
- Lập nhật ký công trình: yêu cầu cập nhật thường xuyên hàng ngày và phải có sự thống nhất của
cán bộ giám sát bên A cùng với chữ ký xác nhận
- Lập kế hoạch báo cáo theo tuần, tháng.
- Ban chỉ huy công trình hàng ngày phải kiểm tra hiệu chỉnh tiến độ để phù hợp với tiến độ của
nhà thầu xây lắp chính.
* Kiểm tra thử độ bền độ kín của đường ống: thử áp lực lại toàn bộ hệ thống và sửa chữa các
khuyết tật nếu có.
 Lắp một van xả khí và một đồng hồ áp lực ở vị trí cao nhất.
 Sửa chữa các khuyết tật của hệ thống và thử lại cho tới khi hệ thống đảm bảo áp lực thử không sụt
quá 3% sau 12 giờ thử.
 Công việc thử tiến hành tốt thông báo với ban quản lý kiểm tra và thử áp lực lại để ban quản lý
kiểm tra. Tiến hành sửa ngay các khuyết tật theo yêu cầu của ban quản lý nếu có.
* Thử kiểm tra lại toàn bộ sự hoạt động của hệ thống báo cháy.
* Thông báo và đệ trình ban quản lý dự án công tác nghiệm thu và chạy thử hệ thống.
 Nội dung các hạng mục yêu cầu nghiệm thu.
Trình tự công tác hồ sơ nghiệm thu và biện pháp thực hiện:
- Nghiệm thu vật tư thiết bị đưa vào lắp đặt tại công trình: tất cả các vật tư thiết bị đưa vào công
trình phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật có nguồn gốc rõ ràng.
- Nghiệm thu công việc xây dựng.
- Nghiệm thu thử áp.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
48/52
- Nghiệm thu hoàn thành công việc xây dựng giai đoạn thi công xây dựng.
- Nghiệm thu tĩnh thiết bị.
- Nghiệm thu đơn động không tải.
- Nghiệm thu liên động không tải.
- Nghiệm thu liên động có tải.
- Nghiệm thu của cơ quan chức năng PCCC, DHKK.
- Nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
- Báo cáo chất lượng của nhà thầu về chất lượng thi công công trình.
 Phương án kiểm tra thử chất lượng kỹ thuật của hệ thống.
 Tài liệu kỹ thuật của các thiết bị yêu cầu nghiệm thu.
 Tiến hành nghiệm thu và bàn giao khi nhận được sự thông báo của ban quản lý dự án. Nội dung
công việc nghiệm thu được tiến hành theo trình tự yêu cầu của ban quản lý dự án và cán bộ đại diện
cho cơ quan PCCC cấp có thẩm quyền.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
49/52
PHẦN 5. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO HÀNH HỆ THỐNG.
 Lập bản vẽ hoàn công.
 Thông báo cho ban quản lý nội dung và thời gian biểu công tác hướng dẫn vận hành.
 Tiến hành hướng dẫn vận hành bao gồm:
- Mô tả toàn bộ hệ thống.
- Giới thiệu mục đích và chức năng nguyên lý làm việc của hệ thống.
- Giới thiệu cấu tạo và nguên lý làm việc của các thiết bị và cách sử dụng.
- Giới thiệu một số hư hỏng thường gặp và cách sử lý.
 Bảo hành hệ thống
- Liên lạc thường xuyên với bộ phận an toàn của xưởng.
- Ghi chép toàn bộ quá trính hoạt động của hệ thống.
- Tiến hành sửa chữa kịp thời khi nhận được thông báo của người sử dụng.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
50/52
PHẦN 6. CÁC YÊU CẦU CHUNG

1. Kỹ thuật:
Tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật của ban quản lý và hồ sơ kỹ thuật đề ra. Biện pháp kỹ thuật
và chất lượng vật tư thiết bị thi công phải được nhất trí của kỹ sư tư vấn và cơ quan PCCC chức năng.
2. Các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC và VSCN:
-Mọi lực lượng tham gia thi công phải được trạng bị các phương tiện bảo vệ cá nhân như: quần áo,
giày, mũ...
-Phải được huấn luyện an toàn lao động trước khi bố trí công việc.
3. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động:
3.1 Khi thi công:
-Tại các vị trí thi công phải có biển báo hiệu an toàn quanh khu vực thi công.
-Đối với các hố móng sau khi đào phải được chăng dây đóng cọc xung quanh để cảnh báo cho
người qua lại.
-Khi làm việc trên cao giàn giáo thi công phải chắc chắn neo giữ cẩn thận có lan can bảo vệ công
nhân phải thường xuyên đeo dây an toàn.
-Công nhân điện phải được trang bị ủng và găng tay cách điện.
3.2 Về thiết bị dụng cụ:
-Máy hàn phải có hộp đấu cầu dao.
4. Phòng chống cháy nổ và VSCN:
-Tuân thủ nghiêm ngặt qui định của BQL dự án về công tác phòng chống cháy nổ và VSCN trong
khu vực công trường.
-Không thải các hoá chất dễ làm ô nhiễm môi trường như: sơn dung môi xăng dầu...mà phải được
đổ đúng nơi qui định của BQL.
-Giáo dục ý thức tự giác chấp hành công tác PCCC và VSCN cho mọi cán bộ CNV tham gia vào
sản xuất tại công trường.
5. Công tác đảm bảo an ninh và trật tự xã hội:
-Chấp hành tốt nội quy,quy chế an ninh trên địa bàn.
-Cam kết không vi phạm trật tự trị an trên địa bàn kiên quyết phòng chống và không vi phạm các tệ
nạn xã hội như cờ bạc mại dâm nghiện hút...
Trong thời gian thi công trên công trường phối hợp tốt với các đơn vị bạn và BQL dự án đảm bảo
tốt công tác an toàn lao động PCCC an ninh và trật tự xã hội; Đảm bảo thi công công trình đúng tiến
độ đạt chất lượng cao và an toàn.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
51/52
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP VÀ LẮP ĐẶT
Yêu cầu đáp ứng tiến độ của công trình rất cần thiết nhng phải bảo đảm chất lượng kỹ thuật và mỹ
thuật cho công trình. Các biện pháp đảm bảo chất lượng của công trình như sau:
a.Tuân thủ nghiêm túc thiết kế kỹ thuật
b. Bố trí công nhân thi công có tay nghề cao. Kiểm tra tay nghề trước khi giao nhiệm vụ
c.Bố trí cán bộ giá sát có trách nhịêm trung thực am hiểu sâu sắc chuyên môn và giám sát thường
xuyên tại hiện trường
d. Kiên quyết xử lý các sai phạm mỗi thay đổi tại hiện trường phải có sự nhất trí của chủ
đầu tư và cơ quan thiết kế.
e.Kiểm tra chất lượng vật liệu thiết bị. Có báo cáo giao nhận giữa cán bộ vật tư và cán bộ thi công
f. Tuân thủ đúng chi tiết của quá trình thi công và lắp đặt. Các yêu cầu kỹ thuật với các quy phạm
ban hành. Thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng kiểm tra và bàn giao
g. Lập biên bản nghịêm thu khi bàn giao công trình. Biên bản nghiệm thu tuân thủ theo
đúng quy định của của Nhà nước.
h. Sau khi hoàn thành từng phần công việc, tiến hành ngay việc lập BVHC.
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Để đảm bảo tiến độ công trình không ảnh hưởng tới chất lượng thi công chúng tôi có các biện
pháp như sau:
- Lập kế hoạch cụ thể theo ngày cho từng tuần kế hoạch tuần cho từng tháng.
- Lập biện pháp thi công chi tiết cho từng hạng mục công việc.
- Dựa theo kế hoạch đã được lập thi công cuốn chiếu phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu.
- Thực hiện cung ứng tài chính phải hài hoà với kế hoạch thi công.
- Huy động nhân lực máy móc phải phù hợp với kế hoạch và biện pháp thi công.
- Kết hợp chặt chẽ việc sử dụng máy thi công và nhân công trong việc thi công.
- Có biện pháp bảo vệ tài sản thiết bị và con người.
- Áp dụng triệt để phương pháp tính toán gia công sẵn và đánh số lắp đặt. Việc làm này tạo ra một
dây chuyền công nghệ mang tính chuyên môn hoá giữa các bộ phận giảm được thời gian gián đoạn
trong thi công.
- Có các chế độ chính sách khuyến khích động viên công nhân kỹ thuật kịp thời và thoả đáng
nhằm nâng cao năng xuất thi công.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thi công khác.
- Tiếp thu triệt để kinh nghiệm thi công và kinh nghiệm kỹ thuật của kỹ sư tư vấn.
- Thực hiện giao ban hàng tuần để đúc rút kinh nghiệm.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
52/52
AN TOÀN LAO ĐỘNG, Y TẾ, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I. Công tác an toàn lao động
1. Mục đích công tác an toàn lao động
- Nhà thầu đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị tham gia thi
công tại công trường, đây là một trong những khâu chủ yếu mang lại thành công cho dự án.
- Công tác kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động được thực hiện trong suốt quá trình thi công công
trình.
- Đảm bảo thi công đạt tiến độ theo yêu cầu, tăng tuổi thọ và mỹ quan của công trình.
- Đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên thi công công trình và nhân dân quanh vùng.
2. Công tác chuẩn bị
- Trước khi thi công, Nhà thầu tổ chức một khoá học phổ biến về an toàn lao động với toàn thể cán
bộ công nhân viên tham gia thi công trực tiếp hoặc gián tiếp trên công trường.
- Chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị bảo hộ phục vụ trong thi công như: quần áo, giày, mũ, phòng
độc…, và các hàng rào, cọc tiêu, biển báo khu vực thi công, khu vực nguy hiểm.
- Cách ly những khu vực dễ cháy, nổ, khu vực nguy hiểm, bố trí biển báo chú ý đề phòng.
- Những khu vực thi công nguy hiểm (dễ sạt lở) phải cắm biển báo nguy hiểm, biển thông báo
không cho nguời không có nhiệm vụ đi lại xung quanh khu vực thi công.
- Công nhân và cán bộ trực tiếp thi công phải tuân thủ chặt chẽ về qui định an toàn lao động và công
tác bảo hộ lao động.
- Phối kết hợp với chính quyền địa phương cảnh báo khu vực thi công, khu vực nguy hiểm với nhân
dân quanh vùng.
3. Xây dựng công tác an toàn trong thi công
- Thi công từng hạng mục, bố trí dây chuyền thi công hợp lý, làm trên mái dốc cao phải có người
cảnh giới và có dây an toàn, xe máy ra vào có người hướng dẫn.
- Thường xuyên theo dõi thời tiết để có kế hoạch phòng chống mưa bão, sạt lở.
- Thi công ban đêm phải có điện chiếu sáng kèm theo bộ phận theo dõi, quản lí kiểm tra về điện.
- Yêu cầu chung đối với công nhân tham gia thi công tại công trường:
+ Đủ tuổi theo qui định của Nhà nước đối với từng loại nghề.
+ Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ, theo yêu cầu nghề đó do cơ quan y tế cấp.
+ Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với công việc
do giám đốc đơn vị xác nhận.
4. Công tác kiểm tra

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
53/52
- Cán bộ an toàn lao động thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định an toàn lao
động trên công trường, kiểm tra các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thợ vận hành
máy và thiết bị phải thông hiểu và tuân thủ các tiêu chuẩn, qui tắc an toàn liên quan và qui trình vận
hành .
- Phải có nội qui sử dụng điện và vận hành máy. Trong mùa mưa bão phải có biện pháp tăng cường
bảo vệ thêm, đặc biệt là các hạng mục công việc chưa hoàn thành. Mọi thiết bị điện phải có dây nối
đất, thợ vận hành phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui phạm về sử dụng các thiết bị điện và các thiết bị
nâng. Nghiệm thu các thiết bị và chỉ dẫn an toàn trước khi sử dụng máy.
5. An toàn cho công trường xây dựng
- Khu vực công trường được gác bảo vệ, có quy định đường đi an toàn và có đủ biển báo an toàn
trên công trường, lưới bảo hiểm xung quanh công trình.
- Trong trường hợp cần thiết có người hướng dẫn giao thông.
- Nhà thầu đưa ra những giải pháp tối ưu để hạn chế tới mức tối đa tai nạn lao động, đảm bảo an
toàn trong thi công mái taluy.
6. Phương pháp thực hiện
- Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên nhận rõ trách nhiệm về công tác an toàn lao động
là quyền lợi và trách nhiêm của mỗi thành viên.
- Thành lập Ban an toàn lao động do Chỉ huy trưởng công trường làm trưởng ban.
- Tổ chức các lớp học về an toàn lao động thường xuyên kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
- Bố trí đầy đủ biển báo giao thông, biển báo phương án tổ chức giao thông trong và ngoài hầm.
- An toàn cho người, thiết bị, trong suốt quá trình chuẩn bị và thi công Công trình;
- An toàn cho Công trình đang xây dựng và các Công trình lân cận;
- Phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công;
- Bảo vệ Công trình Kỹ thuật hạ tầng, cây xanh trong khu vực thi công;
- Chịu trách nhiệm pháp lý cùng các phí tổn về việc để xảy ra tai nạn trên Công trường;
- Các công việc cụ thể bao gồm:
+ Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ về bảo hiểm lao động theo luật lao động hiện hành của
Việt Nam bao gồm:
+ Thời gian làm việc, nghỉ ngơi;
+ Chế độ bồi dưỡng độc hại;
+ Chế độ trang bị các phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân;
+ Phải có Biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân;
+ Phải thực hiện các quy định về quy phạm Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, có sổ Nhật ký an
toàn lao động và thực hiện đầy đủ chế độ thống kê, khai báo, điều tra phân tích nguyên nhân;
+ Công nhân làm việc trên Công trường phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc được giao
về tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ bậc thợ và Chứng chỉ học tập an toàn lao động;

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
54/52
+ Mọi công nhân làm việc trên Công trường phải được trang bị và sử dụng đúng các phương tiện
bảo vệ cá nhân phù hợp với tính chất công việc;
+ Đảm bảo tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động: Nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà ăn,
nước uống đảm bảo vệ sinh, nơi sơ cứu và phương tiện cấp cứu tai nạn.
7. Phương pháp kiểm soát
- Hàng ngày thực hiện chế độ kiểm tra an toàn lao động trên công trường, nếu phát hiện thấy các
vấn đề về khả năng không an toàn lao động phải có biện pháp khắc phục.
- Tuyệt đối không thi công các hạng mục công trình mà thấy có khả năng sập đổ đặc biệt là khi đào
hầm.
- Cán bộ kỹ sư và công nhân khi ra vào công trường lao động yêu cầu phải có các trang bị lao động
như: Mũ, ủng cao su cách điện, quần áo lao động.
- Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực thi công, khi ra vào phải xuất trình thẻ cho bảo vệ
kiểm tra.
- Phải tránh xa khu vực đường ống dẫn bê tông bê tông phun, ống dẫn khí nén có áp lực cao, đặc
biệt vị trí mối nối đường ống.
- Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn.
- Người điều khiển máy thi công phải là chuyên nghiệp có kỹ thuật và làm chủ phương tiện máy thi
công.
- Máy móc thiết bị phải đảm bảo tốt nếu hư hại phải được sửa chữa kịp thời
- Máy thi công phải có đầy đủ còi, đèn tín hiệu làm việc và di chuyển trong thi công.
- Phải có các biện pháp phòng chống cháy nổ trong khu vực công trường, kho nhiên liệu, kho dễ
cháy… Những kho này được bố trí nơi ít người qua lại, có các biển báo cấm lửa, có sẵn bình bọt và
bơm nước cứu hoả.
- Các máy móc thiết bị thi công phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, phải có bình
cứu hoả trên các máy thi công.
- Biện pháp xử lý khi có sự cố: Khi phát hiện có sự cố để đảm bảo an toàn Nhà thầu sẽ ngừng thi
công và trực tiếp báo cáo Tư vấn giám sát và Tư vấn tác giả để thống nhất phương pháp xử lý.
8. An toàn cháy, nổ
8.1 Biện pháp phòng ngừa
- Với phương châm phòng hơn chống chúng tôi chú ý biện pháp giáo dục phòng ngừa bằng mọi
cách tuyên truyền phổ biến, kiểm tra đôn đốc thường xuyên có các hình thức sử lý kỷ luật thích đáng
cụ thể như:
- Cấm không sử dụng hoặc gây phát lửa bừa bãi trên công trường.
- Hàng ngày sau khi hết giờ làm việc phải kiểm tra cắt điện các khu vực không cần thiết.
- Không sử dụng điện tuỳ tiện câu móc bừa bãi, đun nấu trên công trường, dùng điện không có
phích và ổ cắm.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
55/52
- Không để chất dễ cháy gần các khu vực có dây điện bảng điện.
- Sắp xếp vật tư gọn gàng khoa học từng loại.
- Không để các chướng ngai vật trên các đường đi chính đã được thiết kế yêu cầu cho phòng hoả.
- Xe máy ra vào cổng và để lại trên công trường phải xếp gọn tắt khoá điện và quay đầu ra ngoài.
- Các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải để ở nơi dễ thấy, có đủ bình bọt và máy bơm, bể
nước cứu hoả dự phòng.
- Lập hệ thống biển cấm, biển báo, có phương án và thực tập kiểm tra ứng cứu khi có sự cố.
- Quản lý chặt chẽ vật liệu dễ cháy nổ. Không cho bất kỳ ai tự ý mang vật liệu dễ cháy nổ vào khu
vực thi công.
- Thường xuyên kiểm tra đường điện, cầu dao điện, các thiết bị dùng điện và phổ biến cho công
nhân có ý thức trong công việc dùng điện, dùng lửa đề phòng cháy. Có bể nước, bình bọt và máy bơm
nước đề phòng dập lửa khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, biện pháp thi công hàn hơi và cắt hơi v.v...
- Đường ra vào và mặt bằng trong khu vực phải thông thoáng, không có vật cản trở đảm bảo xe cứu
hỏa của khu vực vào thuận lợi khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Khi tiến hành hàn ống thép hoặc hàn bulông vào lưới thép phải sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo
an toàn lao động, tuyệt đối tuân theo các quy định về an toàn lao động không để xảy ra cháy nổ. Phải
sử dụng hệ thống thông gió đầy đủ và thích hợp, cần có người giám sát, hỗ trợ bên ngoài bể để canh
chừng sự an toàn cho những công nhân làm việc trong đó.
- Trong trường hợp không đảm bảo điều kiện thông thoáng gió khi hàn cắt cốt thép trong bể Nhà
thầu sẽ xin phép Chủ đầu tư cho tháo dỡ tấm bê tông thành bể để đảm bảo an toàn khi thi công.
II. Y tế công trường và cấp cứu
- Y tế công trường là một bộ phận không thể thiếu trong việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn sức khoẻ
cho người lao động trong khu vực thi công.
- Nhà thầu sẽ xây dựng duy trì và trang bị, đầy đủ trang thiết bị y tế, cán bộ có chuyên môn cần thiết
cho cơ sở sơ cứu tại công trường để cấp cứu kịp thời cho những trường hợp bị tại nạn và những căn
bệnh đột xuất, chuyển những bệnh nhân này lên bệnh viện của tỉnh để điều trị. Cấp phát thuốc cho
những bệnh nhân bị những bệnh thông thường tại công trường.
III. Môi trường
- Mục đích: Không làm thay đổi môi trường, môi sinh hiện trạng quanh khu vực thi công, công trình
tồn tại song song và hài hoà với thiên nhiên.
- Ô nhiễm nguồn nước:Trong mọi điều kiện, nguồn nước ao hồ không được nhiễm bẩn trong suốt
quá trình thi công và khai thác công trình.
- Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ và công nhân nhận rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường khu vực
và nguồn nước.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
56/52
- Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ và công nhân nhận rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường khu vực
và nguồn nước.
- Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thi công, kết cấu rãnh đá xây, đảm bảo không thấm nước.
- Xây dựng khu văn phòng, khu nhà ở cho công nhân tập trung, cũng như trên công trường, phải xây
dựng khu vệ sinh đầy đủ, không để phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
- Hệ thống hố ga thu nước, dẫn nước theo kênh thoát nước bằng bê tông có nắp đậy.
Nước thải trong mọi trường hợp được dẫn thoát về vị trí cho phép không gây ảnh hưởng nguồn
nước.
- Hàng tuần thực hiện đo kiểm tra nguồn nước thải, nếu các chỉ tiêu lý hoá vượt quá giới hạn cho
phép, phải có các biện pháp xử lý.
- Tuyệt đối không để dầu mỡ, hoá chất, phụ gia bê tông chảy vào nguồn nước thải.
Ô nhiễm không khí - bụi:
- Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ và công nhân rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường khu vực thi
công.
- Tiếng ồn:Các khu vực có mức độ ồn cao phải được xác lập và đặt biển báo.
- Nhà thầu cung cấp các thiết bị chống ồn và bắt buộc sử dụng chúng theo yêu cầu an toàn và sức
khoẻ và xác định tác động các tiếng ồn và có các biện pháp giảm thiểu phù hợp như là lắp đặt các thiết
bị giảm thanh tạm thời hoặc lâu dài để giảm thiểu ô nhiêm tiếng ồn cho dân cư xung quanh.
- Không để xe máy rú còi ầm ĩ trong khu vực thi công cũng như khi lưu thông trên đường khi qua
khu dân cư và khu ở của cán bộ công nhân.
- Thực hiện bảo dưỡng xe máy thiết bị thi công, không để hư hại hệ thống ống xả giảm thanh trong
suốt quá trình thi công, vận hành khai thác.
- Bố trí dây truyền làm việc hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều máy thiết bị cùng hoạt động
tại một khu vực.

Biện pháp thi công hệ thống Phòng cháy, chữa cháy Trang
57/52

You might also like