You are on page 1of 3

Đề cương kiểm tra 1 tiết Địa lí 9 HKII 2019-2020

I. Trắc nghiệm:
1. Đông Nam Bộ có phải là nơi có lực lượng lao động dồi dào không? - Có

2. Khoáng sản nào của vùng Đông Nam Bộ có sản lượng chiếm gần như tuyệt đối so với cả
nước? - Dầu mỏ và khí đốt

3. Hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long là mặt hàng nào? - Lúa gạo

4. Trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ

5. Vùng trọng điểm trồng lúa ở nước ta là vùng nào? - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

6. Điền vào chỗ trống trong những câu sau:

Khu vực (1) dịch vụ ở Đông Nam Bộ rất đa dạng gồm dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải và
bưu chính viễn thông. (2) Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng
hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.

* Các câu còn lại học trong bài vùng ĐBS Cửu Long

II. Tự luận:
1. - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của
vùng.

- Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực
thực phẩm.

- Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất Đông
Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng; Bà
Rịa – Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

- Tuy nhiên, còn gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản
xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. * Điều kiện tự nhiên:

- Diện tích đất phù sa lớn.

- Địa hình thấp và bằng phẳng.

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.


- Đa dạng sinh hoc trên cạn và dưới nước.

* Điều kiện dân cư xã hội: Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng
hóa, thị trường tiêu thụ lớn.

3. * Xử lí số liệu:

Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước


Cá biển khai thác 41.5 100
Cá nuôi 58.4 100
(Đơn vị: %)

*Lập biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long so với
cả nước

100%

90%

80% 41.6
70% 58.5

60% Column1
50%

40% Đồng bằng


sông Cửu
30% 58.4 Long

20% 41.5

10%

0%
Cá biển khai thác Cá nuôi

4. (bài viết tham khảo)

* Hiện trạng môi trường biển ở địa phương em:

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác, Vũng Tàu đã vươn lên thành một trung
tâm công nghiệp lớn. Tuy nhiên, mặt khác, biển Vũng Tàu đã bị ô nhiễm nặng nề do cả ý thức
người dân và do cả hậu quả của khai thác công nghiệp. Trước tiên, nói đến nguyên nhân do sự
phát triển công nghiệp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà máy và xí nghiệp sản xuất,
sự kiểm soát của chính quyền ngày càng lỏng lẻo khiến cho chất thải từ những khu nhà máy này
bị thải ra môi trường biển mà chưa được xử lí. Ngoài ra, vì là mỏ dầu lớn nhất cả nước, Vũng
Tàu là nơi được khai thác dầu khí nhiều hơn hẳn các vùng khác, khiến cho việc xảy ra ô nhiễm
trên vùng biển ngày càng trầm trọng và tăng nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu. Song, nguyên nhân
phổ biến vẫn đến từ người dân. Có lúc, trên bờ biển Vũng Tàu có tới 10km rác thải, mặt biển thì
trôi nổi đầy bao ni lông, thậm chí còn có người ngang nhiên vứt vỏ chai, vỏ bánh kẹo xuống
biển. Nếu không thắt chặt quản lí môi trường biển và không nâng cao ý thức của người dân, tình
trạng ô nhiễm vùng biển của Vũng Tàu sẽ ngày càng tồi tệ hơn và khó giải quyết.

* Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu:

Vài năm gần đây, thế giới đang bắt đầu cảnh báo người dân về sự cấp bách của vấn đề biến đổi
khí hậu toàn câu. Đây là một vấn đề gây nguy hiểm cho thế giới như gây ra hiệu ứng nhà kính,
làm mất đi đa dạng sinh học, làm bùng phát dịch bệnh, nâng cao mực nước biển cho tới gây ra
chiến tranh... nhưng vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi mà đang dần tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu
đến từ sự công nghiệp hóa toàn cầu của con người đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất hơn, dận
tới lượng khí thải tăng cao làm ô nhiễm không khí. Cả ở các quốc gia nghèo, tình trạng gia tăng
dân số hay lạm dụng phương tiện giao thông cá nhân cũng phần nào góp phần khiến thực trạng
ngày càng tệ hơn. Mặt khác, con người vẫn chưa có ý thức về môi trường, vẫn đang phá hoại
thiên nhiên, xả rác bừa bãi, khai thác trái phép quá tải sản lượng khoáng sản, và xây dựng quá
nhiều khu công nghiệp nhả khói khí thải ra môi trường. Hậu quả là tình hình biến đổi khí hậu
ngày càng phức tạp, băng tan nhanh hơn, nạn chảy rừng xảy ra ở khắp nơi, dịch bệnh bùng phát
trên thế giới, căng thẳng giữa các quốc gia leo thang... Vấn đề biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp
bách và cần thiết giải quyết nhất hiện nay của con người.

You might also like