You are on page 1of 37

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ

TÍN DỤNG
1. Biết được khái niệm, các loại hình tín
dụng, các phương thức thu nợ, phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
2. Biết được các TK sử dụng và chứng từ
kế toán của nghiệp vụ tín dụng.
3. Hiểu quy trình hạch toán đối với
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá,
bảo lãnh.
I. Khái quát về nghiệp vụ tín dụng
II. Kế toán cho vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn
III. Kế toán cho vay chiết khấu
IV. Kế toán cho vay bảo lãnh
1. Phân loại tín dụng ngân hàng
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Cho vay chiết khấu.
- Cho thuê tài chính.
- Cho vay ủy thác.
- Cho vay hợp vốn.
- Cho vay bảo lãnh.
2. Phương pháp tính thu nợ và lãi
2.1. Thu nợ và lãi một lần khi HĐTD đến hạn
thanh toán
- Nợ vay: số tiền NH đã cho vay.
- Lãi vay: Dư nợ cho vay x thời hạn cho
vay x lãi suất cho vay.
2.2. Thu nợ và lãi theo từng định kỳ xác định
trong HĐTD
* Thu nợ và lãi đều đặn bằng nhau mỗi
định kỳ
Vo x r x (1+r)n
a= (1+r)n – 1
* Thu nợ và lãi cho vay mỗi kỳ giảm dần
Ai = V + Li
V = Vo /n ; Li = Vi x r
2.3. Thu nợ và lãi với định kỳ không ghi cụ thể
trong HĐTD
- Thu nợ: khi KH có nguồn thu nộp vào
NH.
- Thu lãi = Tổng tích số dư nợ cho vay
tháng x lãi suất cho vay năm/365
1. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 21: cho vay các tổ chức kinh
tế, cá nhân trong nước.
- 211, 212, 213: cho vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn bằng đồng Việt Nam.
2111, 2121, 2131: Nợ trong hạn
2112, 2122, 2132: Nợ quá hạn
* Nội dung tài khoản 394 “Lãi phải thu từ
hoạt động tín dụng”
3941 – Lãi phải thu từ cho vay bằng VNĐ.
3942 – Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ
và vàng.
3943 – Lãi phải thu từ cho thuê tài chính.
3944 – Lãi phải thu từ khoản trả thay khách
hàng được bảo lãnh.
2. Phương pháp hạch toán
- Khi khách hàng thế chấp tài sản để đảm
bảo nợ vay: Nợ TK 994 “Tài sản cầm cố thế
chấp của khách hàng”.
- Khi giải ngân:
+ Khi giải ngân bằng tiền mặt:
Nợ 2111, 2121, 2131
Có 1011 …
+ Khi giải ngân bằng chuyển khoản:
Nợ 2111, 2121, 2131
Có 4211, 5111, 5012 …
- Khi thu nợ:
Nợ TK thích hợp (1011, 4211 …)
Có 2111, 2121, 2131
- Khi chuyển nợ quá hạn:
Nợ 2112, 2122, 2132
Có 2111, 2121, 2131
Khi khách hàng trả đúng nợ và lãi theo hợp
đồng, NH tiến hành thanh lý HĐ tín dụng và
giải tỏa tài sản thế chấp: Có TK 994.
3. Tính lãi và hạch toán lãi
TK 702 “Thu lãi cho vay”
* Lãi vay ngắn hạn theo món NH tính và
thu hàng tháng:
+ Khi NH tính lãi phải thu:
Nợ 394
Có 702
+ Khi KH trả lãi:
Nợ 1011, 4211 …
Có 394 (702 – Nếu không tính lãi dự thu)
+ Nếu lãi đến kỳ trả mà KH không trả, NH
theo dõi ngoài bảng
Nợ 702
Có 394
Nợ 941 “Lãi vay quá hạn chưa thu được
bằng VNĐ”.
* Lãi cho vay theo hạn mức tín dụng
Nợ 1011, 4211 …
Có 702
4. Kế toán lập dự phòng và sử dụng dự phòng
rủi ro tín dụng
* Tài khoản 219 “Dự phòng rủi ro”
Đối với các tài khoản “Dự phòng rủi ro”
bao gồm các tài khoản cấp III sau:
- TK 2191: Dự phòng cụ thể.
- TK 2192: Dự phòng chung.
Số tiền dự phòng cụ thể trích lập theo công
thức:
R = max (0, A-C) x r
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích.
A: Giá trị của khoản nợ.
C: giá trị khấu trừ của TSĐB.
r: tỷ lệ trích lập dự phòng (1: 0%, 2: 5%, 3:
20%, 4: 50%, 5: 100%)
Dự phòng chung: 0,75% trên tổng giá trị
các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
- Lập dự phòng rủi ro:
Nợ TK TK 8822 (Chi dự phòng nợ phải thu
khó đòi)
Có TK 219 (dự phòng rủi ro tín dụng)
- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:
Nợ TK 219
Có TK cho vay thích hợp
Đồng thời: Nợ 971 – Nợ bị tổn thất đang
trong thời hạn theo dõi.
Hết thời hạn theo dõi Có 971.
- Khi KH thanh toán khoản nợ:
Nợ TK 1011, 1113
Có TK 79
Đồng thời Có 971.
5. Kế toán xử lý TS liên quan đến nợ vay có
vấn đề
5.1. Xử lý TS để thu hồi nợ
Có TK 994 Nợ TK 995
* TS được bán để trả nợ NH
- Khi thu tiền bán TS:
Nợ TK 1011, 1113, …
Có TK 4591
- Thu nợ KH vay:
Nợ TK 4591
Có TK chi phí xử lý TS đảm bảo nợ
(trước đó đã ghi chi phí).
Có TK cho vay KH
Có TK Lãi phải thu hay thu nhập NH
- Thanh toán số chênh lệch cho KH:
Nợ TK 4591
Có TK 1011…
* NH được quyền thu khai thác đối với TS
đảm bảo nợ vay
Nợ TK 1011
Có TK 4591
Sau đó trích thu nợ dần gốc và lãi.
Có TK 994 khi đã thu hồi hết gốc và lãi
cũng như các chi phí có liên quan đến việc
quản lý và khai thác TS đó.
5.2. Khi NH có quyền sở hữu TS gán nợ của KH
Nợ TK 387 – TS gán nợ đã chuyển quyền sở
hữu cho TCTD.
Có TK cho vay khách hàng
Có TK thu lãi cho vay (nếu còn lãi,
không được miễn giảm)
Đồng thời:
Có TK 994, Nợ TK 995 – TS gán nợ, xiết nợ
chờ xử lý: theo giá trị TS gán nợ
Có TK 941 – Lãi cho vay quá hạn chưa thu
được bằng VNĐ.
* Trường hợp TCTD phát mại TS:
Nợ TK thích hợp
Có TK 387
Khoản chênh lệch giữa số tiền thu đuợc do
phát mại TS và giá trị TS được hạch toán vào
KQKD đồng thời Có TK 995.
* Trường hợp TCTD giữ lại TS để sử dụng
thì phải trên cơ sở đảm bảo nguồn vốn mua
sắm TSCĐ theo quy định (50% vốn tự có):
Nợ TK 3012 Nhà cửa, vật kiến trúc: giá trị
định giá TS.
Có TK 387
Đồng thời Có TK 995.
1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 22: Chiết khấu thương phiếu
và các giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh
tế, cá nhân trong nước.
* Tài khoản 221: Chiết khấu thương phiếu
và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.
2211 – Nợ trong hạn
2212 – Nợ quá hạn
TK 221 có các TK cấp III tương tự như TK
211.
* TK 222: “Chiết khấu thương phiếu và
các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ”. Nội dung
TK này giống tài khoản 221.
* Tài khoản 229: “Dự phòng phải thu khó
đòi”. Nội dung giống tài khoản 219.
Tài khoản này dùng để phản ánh việc
TCTD lập, dự phòng và xử lý các khoản dự
phòng rủi ro theo quy định hiện hành đối với
số tiền đã ứng trước cho TCKT, cá nhân sau
khi chấp nhận chiết khấu thương phiếu và các
giấy tờ có giá.
* TK 711: “Thu từ dịch vụ thanh toán”
Nội dung TK 711 tương tự như nội dung TK
702.
* TK 133 “Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước
ngoài”. Nội dung tương tự như TK 1113.
2. Phương pháp hạch toán
2.1. Đối với chứng từ có giá là chứng từ có
truy đòi
- Hạch toán số tiền chiết khấu:
Nợ TK 221/222
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi
khách hàng ….)
Nợ 9123.
- Khi được nước ngoài báo Có:
+ Nếu nhỏ hơn số tiền CK:
Nợ TK 133 (Nostro): Số tiền nước ngoài
báo Có
Nợ TK khách hàng (số tiền chênh lệch
thiếu)
Có TK 221/222: Số tiền đã chiết
khấu.
+ Nếu lớn hơn số tiền chiết khấu: ghi Có
TK khách hàng (số tiền chênh lệch thừa)
- Hạch toán thu lãi chiết khấu và phí dịch
vụ thanh toán:
Nợ TK TG khách hàng
Có TK thu lãi chiết khấu
Có TK phí dịch vụ thanh toán với
nước ngoài
Có TK thuế VAT (của phí dịch vụ
thanh toán)
Đồng thời ghi Có TK 9123.
- Hàng tháng phải sao kê từng bộ chứng từ
chiết khấu và đôn đốc thanh toán. Nếu sau số
ngày quy định, nước ngoài không báo Có, đề
nghị khách hàng trả tiền:
Nợ TK khách hàng: tiền chiết khấu + lãi
Có TK 221/222
Có TK thu lãi
- Nếu khách hàng không trả được nợ,
chuyển bộ chứng từ chiết khấu sang TK chiết
khấu quá hạn.
2.2. Chứng từ hàng xuất miễn truy đòi, mọi rủi ro
về việc đòi tiền nước ngoài phía NH phải chịu
- Hạch toán số tiền chiết khấu:
Nợ TK 221/222
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi
khách hàng)
- Thu phí dịch vụ của KH:
Nợ TK thích hợp
Có TK phí dịch vụ thanh toán
Có TK thuế VAT
- Khi được nước ngoài báo Có:
Nợ TK 133 (Nostro): Số tiền nước ngoài
báo Có
Có TK 221/222: Số tiền đã chiết khấu
Có TK lãi cho vay: Lãi chiết khấu
2.3. Đối với các giấy tờ có giá khác
- Khi NH nhận chiết khấu:
Nợ 2211: Số tiền chiết khấu
Có 4211 …
Nợ TK 996
- Khi KH trả nợ và trả lãi:
Nợ 1011, 4211 …: Số tiền chiết khấu + lãi + lệ
phí.
Có 2211: Số tiền chiết khấu
Có 711: Lệ phí, hoa hồng
Có 4531: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 996
- Trường hợp đến hạn trả tiền mà khách hàng
không trả sau khi đôn đốc trả nợ, nếu vẫn không
được, NH tiến hành:
+ Chuyển sang các loại nợ hạch toán như đối với
cho vay thông thường.
Nợ 2212
Có 2211
+ Khi cần NH mang chứng từ gốc đến nơi phát
hành (người cam kết trả nợ trên chứng từ) đòi nợ
vốn và lãi.
Nợ 1011, 1113 …
Có 2212
Có 702
+ Trường hợp NH xét thấy những chứng từ
nhận chiết khấu hoàn toàn không có khả năng
thu hồi hoặc khó thu hồi xử lý xóa nợ thì hạch
toán:
Nợ 229
Có 2212 …
Nếu thu được tiền này thì ghi vào thu nhập
khác (TK 79)
1. TK sử dụng
- TK 4274 (Ký quỹ bảo lãnh)
- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh (TK 704).
- TK 921 (Cam kết bảo lãnh vay vốn).
2. Hạch toán
- Yêu cầu KH ký quỹ:
Nợ TK 1011, 1113 …
Có TK 4274 (Ký quỹ bảo lãnh)
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh (TK 704) và Nợ
TK 921 (Cam kết bảo lãnh vay vốn).
- Khi kết thúc bảo lãnh:
Có TK 921 và trả tiền ký quỹ:
Nợ TK 4274
Có TK 1011…

You might also like