You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THƯ VIỆN - THÔNG TIN HỌC

BÁO CÁO KIẾN TẬP GIỮA KHOÁ

Sinh viên: Nguyễn Minh Trí MSSV: 1756100088


Trần Đình Thông MSSV: 1756100078

Khoá: 2017-2021
Ngành: Quản trị thông tin
Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Phương Duy

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12- 2020


Mục lục

Lời nói đầu 1


Nhận xét của cơ quan nơi kiến tập: 2
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: 3
I. Kết quả khảo sát tình hình thực tế 4
1. Giới thiệu chung 4
2. Chức năng 5
3. Nhiệm vụ 5
4. Nhân sự 7
5. Hệ thống phòng ban 7
5.1. Văn phòng - Phòng kỹ thuật nghiệp vụ - Phòng học liệu điện tử 7
5.2. Phòng đọc 8
5.3. Phòng mượn 9
5.4. Thư viện Chất lượng cao 10
6. Nguồn tài nguyên của thư viện 12
II. Nội dung và kết quả công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập 14
1. Nội dung công việc 14
2. Kết quả đạt được 15
3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình kiến tập 18
III. Nhận xét chung và đề xuất ý kiến 19
1. Điểm mạnh 19
2. Tồn tại hạn chế 20
3. Đề xuất 20
Lời nói đầu

Kiến tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên. Đây là
phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng,
tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của xã hội và thực tế công việc. Được sự đồng ý
và giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Thư viện – Thông tin học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, nhóm chúng em gồm 2 thành viên dưới sự
hướng dẫn của Thầy Nguyễn Phương Duy bắt đầu kỳ kiến tập tại Thư viện Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 9/11/2020 đến ngày
4/12/2020.
Trong thời gian kiến tập tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ
Chí Minh, chúng em đã nhận được sự đón tiếp, sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của
Ban lãnh đạo, các Thầy, Cô, Anh, Chị cán bộ thư viện. Nhờ vậy, chúng em có cơ hội
cọ sát với thực tiễn, bổ sung và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây cũng là
dịp để chúng em học hỏi, luyện tập tinh thần làm việc tập thể, rèn luyện tính kỷ luật
trong công việc. Trong quá trình kiến tập, chúng em đã được tìm hiểu và trực tiếp
tham gia công tác tại các Phòng, từ chuyên môn nghiệp vụ đến công tác phục vụ bạn
đọc. Thư viện đã tạo cho nhóm tiếp xúc với một môi trường làm việc chuyên nghiệp,
một hệ thống thư viện hoàn chỉnh, hiện đại và thân thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể quý Thầy, Cô,
Anh, Chị cán bộ Thư viện đã tạo điều kiện cho nhóm hoàn thành kỳ kiến tập. Chúng
em rất biết ơn những tháng ngày vừa qua được các Thầy, Cô, Anh, Chị tận tình hướng
dẫn và quan tâm giúp đỡ để nhóm học được những kiến thức và kĩ năng bổ ích. Trong
quá trình kiến tập có nhiều điều sai sót mong các thầy cô và anh chị bỏ qua và góp ý
kiến để nhóm sửa đổi và hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
Nhận xét của cơ quan nơi kiến tập:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

2
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

3
I. Kết quả khảo sát tình hình thực tế
1. Giới thiệu chung
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh được thành lập sau
ngày cả nước thống nhất (27/10/1976), trên cơ sở Thư viện Đại học Giáo dục trực
thuộc Viện Đại học Thủ Đức. Địa chỉ: 1-3 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận
Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Từ những ngày mới thành lập, Thư viện chỉ có được số tài liệu khiêm tốn vài trăm
cuốn sách, chủ yếu là sách ngoại văn và một số ít tài liệu Việt văn do các giáo sư Việt
Nam biên soạn, phục vụ cho quá trình giảng dạy. Giai đoạn 1986 – 1995, với những
chuyển biến tích cực của nhà trường, việc biên soạn giáo trình giảng dạy theo tính
chất đặc thù đào tạo của nhà trường đã cho ra đời những tài liệu đầu tiên do chính các
thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại trường biên soạn. Đến nay, Thư viện đã trở thành
một nơi phục vụ tài liệu học tập, nghiên cứu không thể thiếu cho sinh viên cũng như
cán bộ giảng viên tại trường, tạo không gian học tập cho sinh viên; hình thành kỹ năng
tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin.

Hình ảnh 1. Trang web Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

4
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, thư viện đã không ngừng cải tiến tư duy
phục vụ lấy bạn đọc – khách hàng là trung tâm mọi sự tổ chức, tất cả các hoạt động và
cách thức phục vụ đều hướng đến sự hài lòng và sự thuận tiện trong việc tiếp cận tri
thức của bạn đọc. Chính sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức ấy khiến cho hoạt động
của thư viện luôn tấp nập, nhộn nhịp, thu hút đông đảo sinh viên và giảng viên, cán bộ
viên chức của Nhà trường. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh giờ đây là nơi gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, là nơi luôn
sát cánh đồng hành cùng bạn đọc trong việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu.
Thư viện có 2 địa điểm:
• Thư viện Khu A: Bao gồm Văn phòng Thư viện, Phòng Đọc, Phòng mượn.
• Thư viện Chất lượng cao được bố trí tại tầng hầm Tòa nhà trung tâm.
Giờ làm việc
• Văn phòng thư viện và phòng mượn: Từ thứ 2 đến thứ 6. Sáng: 07g00 –
11g30; Chiều: 13g00 – 17g00
• Phòng đọc và Thư viện chất lượng cao: Từ thứ 2 đến thứ 6. Sáng: 7g30 –
17g00
2. Chức năng
Thư viện trường có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo,
nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của
nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại hình tài liệu có trong thư viện
(tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng
Internet…).Qua đó, thư viện thực hiện 4 chức năng cơ bản bao gồm: chức năng văn
hóa; chức năng thông tin, chức năng giáo dục và chức năng giải trí trong quy mô hoạt
động của nhà trường và hướng tới phục vụ cộng đồng trong khu vực.
3. Nhiệm vụ
Tham mưu giúp hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và
ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện
trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại. Từng
bước phát triển thư viện thành trung tâm thông tin thư viện của trường đại học trọng
điểm quốc gia.

5
Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường,
thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã
được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của cán
bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và
các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi
giữa các thư viện.
Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra
cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây
dựng các cơ sở dữ liệu, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của
pháp luật.
Tổ chức phục vụ, hướng dẫn bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn
tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thông qua các hình thức phục vụ
của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật. Cải tiến công tác phục vụ bạn đọc
theo hướng văn minh lịch sự.
Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông
tin vào công tác thư viện. Tổ chức quản lý theo hướng sử dụng các thiết bị hiện đại,
nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ phục vụ, ứng dụng triệt để công nghệ thông
tin trong hoạt động thư viện.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm
nâng cao hiệu quả công tác.
Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo phân cấp của hiệu trưởng, bảo quản, kiểm kê
định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện, tiến hành
thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu
cầu của bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành chủ quản.
Giới thiệu, quảng bá nguồn lực thông tin tư liệu của nhà trường đối với người học
và xã hội.

6
4. Nhân sự

Tt Họ tên Chức vụ
1 Ông Vũ Trọng Luật Giám đốc
2 Bà Bùi Thị Lan Phó Giám đốc
3 Bà Trần Thị Thanh Thủy Tổ trưởng tổ Nghiệp vụ và Học liệu
4 Bà Võ Thị Phượng Tổ trưởng tổ Tư vấn và Dịch vụ;
5 Ông Đoàn Minh Gia Tổ trưởng tổ CNTT và Truyển thông
6 Bà Quảng Ngọc Như Anh Nhân viên
7 Ông Nguyễn Văn Vị Phụ Trách phòng Đọc
8 Bà Nguyễn Thị Hồng Nhi Nhân viên
9 Bà Trần Thị Phương Linh Nhân viên
10 Bà Trần Thị Ngọc Ý Nhân viên
11 Ông Trần Văn Thiên Nhân viên
12 Bà Phạm Thị Ngọc Anh Nhân viên
13 Bà Nguyễn Thị Bảo Thể Nhân viên

Nhân sự thư viện


5. Hệ thống phòng ban
Hiện thư viện có các phòng sau:Văn phòng - Phòng kỹ thuật nghiệp vụ - Phòng
học liệu điện tử; Phòng đọc; Phòng mượn; Thư viện chất lượng cao.
5.1. Văn phòng - Phòng kỹ thuật nghiệp vụ - Phòng học liệu điện tử
Hiện nay,Văn phòng Thư viện tọa lạc tại Thư viện Khu A, bao gồm khu vực làm
việc của Giám đốc, Phó giám đốc, Phòng kỹ thuật nghiệp vụ và Phòng học liệu điện

7
tử với các chức năng sau:
- Ký công nợ thư viện: Thông thường, việc xác nhận không nợ sách Thư viện
được yêu cầu thực hiện khi sinh viên tạm dừng học tập, thôi học hoặc chuẩn bị xét tốt
nghiệp. Ngoài ra, việc ký công nợ còn dành cho cán bộ viên chức trường trước khi về
hưu hoặc thôi công tác tại trường.
- Tiếp nhận nộp lưu chiểu: đồ án tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt
nghiệp, luận án tiến sĩ. Bạn đọc sẽ được Thư viện xác nhận về việc nộp lưu chiểu của
mình.

8
- Tiếp nhận yêu cầu cấp lại thẻ: dành cho cán bộ viên chức/sinh viên, học viên,
nghiên cứu sinh khi làm mất thẻ và có nhu cầu cấp lại thẻ. Thẻ sẽ được cấp sau khi
nhận yêu cầu trong vòng 01 ngày làm việc.
- Giải quyết các trường hợp mất, hư hỏng tài liệu: dành cho các đối tượng đã
mượn sách Thư viện nhưng trong quá trình mượn đã để lạc mất sách hoặc quá trình
bảo quản không tốt dẫn đến hư hỏng tài liệu.
- Tiếp nhận biên soạn giáo trình, tài liệu học tập: dành cho giảng viên có nhu cầu
biên soạn giáo trình, tài liệu học tập. Giáo trình sẽ được phát hành bởi Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Tiếp nhận tài liệu, xử lí kỹ thuật, biên mục tài liệu, số hóa tài liệu, cập nhật
thông tin trên web, quản lí thư viện số.
5.2. Phòng đọc
- Chức năng, nhiệm vụ:
• Lưu trữ sách ngoại văn, đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, đề tài
nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí.
• Phục vụ bạn đọc: tự học, họp nhóm,…
• Trang bị máy vi tính, máy tính bảng có kết nối internet phục vụ học tập cho
bạn đọc.
• Tổ chức hội nghị, hội thảo của thư viện hoặc kết hợp với các câu lạc bộ,
đơn vị của trường.

Hình ảnh 2. Phòng đọc Thư viện Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

9
- Phòng đọc được chia thành 2 khu vực:
• Khu vực kho sách nằm phía bên phải bao gồm:
+ Sách ngoại văn nằm phía bên trái kho sách: bao gồm những tài liệu
được viết bằng tiếng nước ngoài. Sách ngoại văn có mã vạch bắt đầu bằng kí tự SKN.
Tài liệu được sắp xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới thành 27 kệ và theo kí hiệu
phân loại DDC, Cutter. Hiện tại sách ngoại văn được trang bị thẻ từ để thuận tiện
trong việc kiểm soát tài liệu.
+ Đồ án tốt nghiệp; Luận án, Luận văn; Tài liệu báo cáo; Tiêu chuẩn chất
lượng và Báo – tạp chí nằm giữa kho sách và khu vực tự học. Lượng tài liệu phong
phú, được cập nhật thường xuyên. Mã vạch bắt dầu bằng các kí tự: SKC (luận văn
thạc sĩ), SKA (luận văn tiến sĩ), SKL (Đồ án tốt nghiệp),SKB (những tài liệu ngoài
trường), TK (Tiêu chuẩn), NCKH (Nghiên cứu khoa học). Tài liệu được sắp xếp theo
DDC, Cutter và có trợ kí hiệu là mã ngành của học viện nếu là luận văn, luận án và trợ
kí hiệu là kí hiệu tên ngành nếu là đồ án tốt nghiệp.
+ Để thuận tiện cho người học, thư viện đã bố trí khu vực đọc sách ở giữa
kho sách và góc bên phải của kho. Sách của phòng đọc chỉ phục vụ tại chỗ, không
được mượn về.
- Khu vực tự học: Gần 400 chỗ ngồi được trang bị 15 tablet và 50 bộ máy vi tính
được kết nối wifi, internet luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc. Mỗi bàn học nhóm đều
được trang bị ổ cắm điện hỗ trợ tối đa cho bạn đọc sử dụng laptop. Không gian được
trang bị máy lạnh rất thoáng mát.
- Để sử dụng Phòng đọc, đối với bạn đọc trong trường (sinh viên, CBVC, học
viên, nghiên cứu sinh) luôn sử dụng thẻ sinh viên/bảng tên cán bộ và xuất trình thẻ
cho nhân viên khi vào Phòng. Đối với bạn đọc ngoài trường liên hệ nhân viên Phòng
đọc để được cấp thẻ đọc tại chỗ. Khi vào khu vực kho sách bạn đọc liên hệ cán bộ thư
viện để nhận chìa khoá và để lại cặp, balo ở bên ngoài. Ngoài ra ở khu vực tự học, bạn
đọc sẽ được thoải mái đem tư trang khi muốn sử dụng phòng đọc thư viện.
5.3. Phòng mượn
Phòng mượn chia thành hai khu vực: dãy sách tham khảo bên phải và dãy sách
giáo trình bên trái.

10
- Giáo trình là những sách được sử dụng trong chương trình học nên có số lượng
lớn tại phòng mượn để phục vụ nhu cầu học của rất nhiều sinh viên dựa trên thời khóa
biểu đăng kí trong từng học kì.
- Sách tham khảo là loại tài liệu được sử dụng để tham khảo và bổ sung thêm
kiến thức cho sinh viên trong quá trình học và nghiên cứu.
- Dựa trên đặc điểm đó nên có những tên sách vừa có ở khu vực tham khảo, vừa
có ở khu vực giáo trình nên sách tham khảo hay giáo trình không phân biệt dựa vào
tên sách mà phân biệt dựa vào mã vạch dán trên bìa sách. Cụ thể như sau:
+ Sách giáo trình có mã vạch bắt đầu bằng các ký tự: GT, GTD
+ Sách tham khảo có mã vạch bắt đầu bằng các ký tự: SKV, SKD
- Bạn đọc mượn sách ở phòng mượn có thể sử dụng các tủ giữ cặp được bố trí
ngay trước phòng.
- Số lượng và thời gian được mượn sách tham khảo và giáo trình được quy định
cụ thể trong bảng sau:

Giáo trình Sách tham khảo

Đối tượng bạn đọc Số lượng Thời gian Số lượng Thời gian

Sinh viên đại trà 15 1 học kỳ 10 4 tuần


Sinh viên CLC 20 1 học kỳ 10 4 tuần
Học viên cao học 5 8 tuần 5 4 tuần
Nghiên cứu sinh 5 8 tuần 5 4 tuần
Cán bộ viên chức 5 1 năm 10 1 năm

5.4 Thư viện Chất lượng cao


Thư viện chất lượng cao được bố trí tại tầng hầm Tòa nhà trung tâm. Đây là công
trình nổi bật được xây dựng với ý tưởng cải tạo tầng hầm tòa nhà trung tâm để tạo
thành không gian cho sinh viên học tập, giải trí. Tại đây bạn đọc có thể sử dụng không
gian tự học, các phòng học nhóm, đặc biệt là khu nghỉ ngơi được trang bị võng xếp,
khu thư giãn với các ghế massages luôn sẵn sàng phục vụ. Ngoài ra, Thư viện còn tổ

11
chức nhiều không gian học tập bên ngoài. Thư viện nhằm phục vụ cho nhu cầu tự học
của sinh viên.

Hình ảnh 3- Thư viện Chất lượng cao


Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, sự đổi mới của phương pháp dạy và
học ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Thư viện cũng thay đổi theo
hướng mới, đã và đang khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Thư viện cung cấp nguồn học liệu cho quá trình giảng dạy, học tập và
nghiên cứu; tạo không gian học tập cho sinh viên; hình thành kỹ năng tìm kiếm, khai
thác và sử dụng thông tin Toàn bộ khuôn viên Thư viện Chất lượng cao đều được phủ
máy lạnh, wifi và được phân chia thành nhiều khu vực chức năng khác nhau:
- Khu tự học: với những chiếc bàn có thể sắp xếp và kết hợp linh hoạt tùy vào số
lượng cách thức học tập của nhóm hoặc cá nhân. Khu tự học được trang bị 15 ipad và
50 bộ máy tính được kết nối internet;
- Khu vực nghỉ ngơi: Điều đặc biệt nhất của Thư viện Chất lượng cao chính là
khu vực được trang bị các ghế sofa, võng xếp và ghế massage phục vụ nhu cầu nghỉ
ngơi, có cả khu vực dành cho ăn uống thức ăn nhẹ với hình thức tự phục vụ (Góc đồng
hành).

12
- Với tất cả các khu vực chức năng của mình, Thư viện Chất lượng cao có thể
cùng lúc phục vụ 700 chỗ, công suất phục vụ bình quân khoảng 4,000 lượt bạn đọc
mỗi ngày.
- Phòng học nhóm: Thư viện Chất lượng cao có 4 phòng học nhóm. Mỗi phòng
được trang bị Tivi và bảng đứng cho các nhóm từ 7 – 12 người sử dụng. Khi có nhu
cầu, Trưởng nhóm liên hệ đăng ký với cán bộ thư viện để mượn trang thiết bị.
4. Nguồn tài nguyên thông tin của thư viện
- Nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh rất đa dạng bao gồm tham khảo Việt văn, sách tham khảo Ngoại văn,
tiêu chuẩn, giáo trình, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với
những chuyên ngành được đào tạo tại trường.
• Giáo trình: 336112 bản
• Sách Việt Văn: 117079 bản
• Bản sách ngoại văn: 7843 bản
• Đồ án tốt nghiệp: 2984 bản
• Luận văn thạc sĩ: 4607 bản
• Tài liệu báo cáo: 450 bản
• Tiêu chuẩn chất lượng: 298 bản
• Nhan đề báo – tạp chí: 137
- Bên cạnh nguồn tài liệu truyền thống, thư viện còn có nguồn tài nguyên thông
tin điện tử với những bài báo nghiên cứu từ các tạp chí khoa học, sách điện tử và
nhiều tài liệu khoa học khác được tập hợp từ các Nhà xuất bản nổi tiếng cũng như
nhiều kho thông tin khoa học số của các trường đại học trong nước và trên thế giới
thông qua các cơ sở dữ liệu, đáp ứng mọi nhu cầu nghiên cứu giảng dạy và học tập
của cộng đồng người sử dụng Thư viện.
Các cơ sở dữ liệu trực tuyến của thư viện:
Thông tin triển khai sử dụng các cơ sở dữ liệu: Truy cập Web, không giới hạn
số lượng người sử dụng, hỗ trợ việc truy cập cho 25.000 sinh viên và gần 1.000 giảng
viên, cán bộ viên chức của nhà trường.
• Cơ sở dữ liệu tạp chí IEEE
https://ieeexplore.iee.org/Xplore/home.jsp

13
• Cơ sở dữ liệu sách điện tử Eewoww (Nhà xuất bản: iGroup)
http://eewoww.com
• Cơ sở dữ liệu sách điện tử VitalSource Bridge
https://hcmute.vstbridge.com
• CSDL ProQuest
https://login.dbonline.cesti.gov.vn/login?qurl=https://search.proquest.com
%2fcentral%2findex%3faccountid%3d39958
• Cơ sở dữ liệu SpringerLink
https://dbonline.cesti.gov.vn/login?url=https://link.springer.com
• Cơ sở dữ liệu sách điện tử Việt văn – sachweb.vn
https://sachweb.com/module/addonlibrary.aspx
• STINET (Science & Technology Information Network)
http://www.stinet.gov.vn/
• Thư viện số
http://thuvienso.hcmute.edu.vn/

Hình ảnh 4 – Trang web Thư viện số Thư viện Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

14
II. Nội dung và kết quả công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập
1. Nội dung công việc
Phòng Nội dung công việc
1 Phòng Kỹ thuật - Tìm hiểu về trang web quản lí thư viện số, cách biên
nghiệp vụ và mục và upload tài liệu lên trang web thư viện số.
phòng học liệu - Upload giới thiệu tài liệu ngoại văn, tài liệu mới, luận
điện tử văn thạc sĩ, đồ án tốt nghiệp lên trang web thư viện số.
- Nhập dữ liệu số đăng ký cá biệt từ biên bản xử lí sách
vào file Excel.
- Scan giới thiệu tài liệu ngoại văn
- Photoshop ảnh scan tài liệu.
- Thiết kế bìa luận văn thạc sĩ, đồ án tốt nghiệp.
- Tiếp nhận sinh viên đăng ký làm thẻ sinh viên, trả
thẻ.

2 Phòng đọc - Tìm hiểu quy định, quy trình sử dụng phòng đọc. Tìm
hiểu vị trí kho sách, kệ sách, cách xếp tài liệu theo kí
hiệu xếp giá.
- Kiểm soát bạn đọc ra vào khu tự học, khu vực kho
sách.
- Sắp xếp sách ngoại văn, đồ án tốt nghiệp, luận văn
thạc sĩ,… vào đúng vị trí kho sách theo kí hiệu xếp
giá.
- Vẽ lại sơ đồ sắp xếp khi có sự thay đổi vị trí sách.
- Kiểm tra, đóng và sắp xếp báo hằng ngày.
- Hướng dẫn bạn đọc làm đúng quy trình khi vào kho
sách. Hướng dẫn bạn đọc tra cứu, tìm tài liệu.
- Tìm tài liệu theo yêu cầu của bạn đọc.
- Dán thẻ từ cho sách ngoại văn.
- Kiểm tra hệ thống máy vi tính, sữa chữa khi bị lỗi.

15
3 Phòng mượn - Tìm hiểu về công tác quản lý và tổ chức kho tài liệu;
Tìm hiểu vị trí kệ sách, mã vạch.
- Thực hiện sắp sách lên kệ theo đúng vị trí kệ và đúng
thứ tự theo kí hiệu xếp giá.
- Viết sơ đồ kho hỗ trợ cán bộ thư viện trong quá trình
sắp xếp kho;
- Cắt và dán mã vạch, nhãn dán cho tài liệu.
- Tiếp nhận cho sinh viên viên mượn và trả sách.
- Quét mã vạch sách thanh lí vào file Excel.

4 Thư viện chất - Tìm hiểu nội quy, quy trình phục vụ, quy trình cho
lượng cao mượn thiết bị, phòng học nhóm, cách phục vụ bạn đọc
sử dụng Thư viện Chất lượng cao.
- Hướng dẫn, nhắc nhở các bạn sinh viên quẹt thẻ trước
khi vào Thư viện, tiếp nhận những thắc mắc của sinh
viên, cho các bạn sinh viên đăng ký và đăng ký trước
mượn phòng học nhóm.
- Kiểm tra, sửa lỗi biểu ghi các tài liệu trên trang web
Thư viện số.
- Photoshop ảnh scan tài liệu trước khi upload lên trang
web Thư viện số.
- Upload tài liệu lên trang web Thư viện số.

2. Kết quả đạt được


Được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ thư viện, nhóm kiến tập đã học hỏi
được những kiến thức vô cùng quý báu, rèn luyện được những kỹ năng cần phục vụ
cho công việc tương lai. Những ngày thực tập tuy không dài, nhưng nhóm rất may
mắn được thư viện lên kế hoạch kiến tập và hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình để nhóm tìm
hiểu, hoàn thành công việc thư viện giao và nhiệm vụ kiến tập một cách thuận lợi.
Thư viện đã phân công lịch làm việc luân phiên cho các thành viên nên đảm bảo ai
cũng được hướng dẫn và giao những công việc bao quát, phù hợp chuyên ngành tại 4
phòng của thư viện. Nhờ vậy, cả các thành viên của nhóm đều hiểu rõ những quy định,

16
quy trình công việc, cách thức thực hiện và học hỏi được rất nhiều kiến thức, kĩ năng
bổ ích từ các cán bộ hướng dẫn.
Có thể nói, kì kiến tập là cơ hội quý báu để nhóm chúng em áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tế. Từ công tác nghiệp vụ đến phục vụ, nhóm đã tiếp thu, học hỏi
được những điều như sau:
- Về kiến thức nghiệp vụ, Thư viện đã tạo cơ hội cho nhóm tiếp cận và làm việc
trong hệ thống thư viện hoàn chỉnh, chuyên nghiệp,giúp các thành viên cũng cố cơ sở
lý thuyết chuyên môn cũng như thực tế sau khi kiến tập tại Thư viện và được làm việc
như một “ nhân viên thư viện thực sự”.
• Sau khi được hướng dẫn và thực hành, nhóm đã học được cách tổ chức
kho tài liệu và cách xếp tài liệu trong kho một cách khoa học, hợp lí để phục vụ bạn
đọc hiệu quả. Các thành viên lần lượt được hướng dẫn và biết cách tổ chức kho tài
liệu, thực hành xếp tài liệu lên kệ theo kí hiệu xếp giá bao gồm cả tài liệu ngoại văn,
luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, đồ án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu, tiêu chuẩn, sách tham
khảo, giáo trình. Phòng đọc và phòng mượn có cách tổ chức và sắp xếp riêng, bài học
từ cách xếp kho của thư viện chúng em nhận thấy đó là tuỳ thuộc vào loại tài liệu để
tổ chức sắp xếp thật hợp lí.
• Trong quá trình sắp xếp còn phải thay đổi linh hoạt theo sự thay đổi về
mã ngành học của trường hay sự xuất hiện thêm ngành học mới. Tại phòng đọc có
cách sắp xếp kho đặc biệt của thư viện: dùng mã ngành, mã học viên, kí hiệu của
ngành làm trợ kí hiệu để sắp xếp dễ dàng (đối với luận án tiến sĩ đồ án tốt nghiệp, luận
văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu). Ở phòng mượn, sự phân biệt đơn giản, nhanh chóng
hai loại tài liệu của trong kho đó giáo trình sẽ có năm trên nhãn dán còn sách tham
khảo không có năm.
• Nhóm đã được hướng dẫn và thực hiện các công việc của quá trình số
hóa tài liệu bao gồm scan giới thiệu tài liệu; photoshop chỉnh sửa hình ảnh đã scan;
chuyển thành file PDF, mô tả tài liệu, upload tài liệu lên web. Nhóm chúng em đã hiểu
rõ những công đoạn đã làm đều cần sử dụng những kỹ năng của nghiệp vụ thư viện để
có một tài liệu điện tử chỉnh chu xuất hiện trên web phục vụ người đọc. Trong quá
trình này, nhóm đã thực hành từ công tác chuẩn bị, sử dụng trang thiết bị, các kỹ năng

17
sử dụng phần mềm, thực hành sử dụng trang web quản lí Thư viện số với quyền
Admin, mô tả tài liệu, upload tài liệu.
- Về mảng phục vụ, các thành viên được thực hành làm các công việc của một
người cán bộ thư viện sẵn sàng phục vụ bạn đọc.
• Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM phục vụ rất đông
sinh viên, chúng em đều được trang bị kiến thức quy trình phục vụ, thái độ phục vụ và
nhóm đã cố gắng thực hiện nghiêm túc. Nhóm kiến tập nhận thấy rõ, phục vụ bạn đọc
chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của người cán bộ thư viện, muốn vậy mỗi người
cần phải nắm rõ và áp dụng kiến thức nghiệp vụ được đào tạo vào thực tế.
• Nhóm đã làm các công tác phục vụ cơ bản tại như kiểm soát ra vào thư
viện, kiểm tra trang thiết bị, kiểm kê kho, cho mượn thiết bị, đăng ký các dịch vụ của
thư viện… Các yêu cầu phục vụ chuyên nghiệp như hướng dẫn bạn đọc sử dụng phần
mềm tra cứu để tìm tài liệu, hướng dẫn bạn đọc tìm tài liệu trong kho, tìm tài liệu theo
yêu cầu của bạn đọc, xử lí các vấn đề liên quan đến công tác mượn trả sách, phạt tiền
quá hạn,…
• Nhóm được thực hành sử dụng phần mềm quản lí thư viện tích hợp
Libol để quản lí và tra cứu. Bên cạnh đó, trong quá trình phục vụ, các thành viên đã
học hỏi kinh nghiệm từ cán bộ hướng dẫn, khả năng phục vụ chuyên nghiệp, cẩn thận
khi lượng sinh viên yêu cầu dịch vụ tăng lên đáng kể trong một khung giờ.
• Điểm nổi bật từ công tác phục vụ ở Thư viện Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TPHCM mà nhóm chúng em học được đó là bạn đọc là ưu tiên tuyệt đối của
thư viện. Từ khả năng phục vụ chuyên nghiệp, thái độ thân thiện của cán bộ thư viện
và sự chỉnh chu cho không gian, trang thiết bị tại các phòng đều hướng đến quyền lợi
của bạn đọc. Tất cả đều muốn dành cho người dùng thư viện cảm giác thoải mái, sự
thuận tiện và cảm hứng học tập, làm việc hiệu quả.
- Về kỹ năng, nhóm chúng em đã học được nhiều điều quý báu từ kỳ kiến tập tại
Thư viện:
• Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của đơn vị kiến tập.
• Rèn luyện kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm làm việc nhóm để nâng cao
hiệu quả trong công việc. Dù các thành viên được phân công mỗi người làm việc ở
một

18
phòng nhưng đều có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thảo luận và đóng góp ý kiến cho
nhau đề cùng hoàn thành tốt mọi việc.
• Đáp ứng và cố gắng thực hiện đúng yêu cầu công việc được giao.
• Rèn luyện sự nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động hơn trong công việc đối
với bản thân mỗi cá nhân và hoạt động tập thể.
• Thái độ làm việc tích cực, cố gắng tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ
người hướng dẫn và luôn sẵn sàng lắng nghe đóng góp ý kiến, sẵn sàng học hỏi trau
dồi để hoàn thiện tốt hơn nữa.
• Tính trách nhiệm cao trong công việc.
• Khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, lên kế hoạch phù hợp với từng
hoàn cảnh cụ thể.
• Một điều quan trọng mà mỗi một người cán bộ thư viện đều phải có đó
là tính cẩn thận trong công việc.
3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình kiến tập
- Thuận lợi:
• Được Ban giám đốc, cán cán bộ Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TPHCM tạo điều kiện, lên kế hoạch kiến tập khoa học, hợp lí.
• Thư viện trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hỗ trợ tối đa việc
nhóm thực hiện các công việc.
• Môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học. Lãnh đạo, người hướng
dẫn nhiệt tình giúp đỡ về khung thời gian làm việc, lịch làm việc, nơi nghỉ trưa…
• Nhóm luôn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, thân thiện của các anh
chị cán bộ thư viện.
• Thư viện luôn tạo điều kiện để sinh viên kiến tập có thể thực hành tất cả
các công việc của một thủ thư để có được kinh nghiệm làm việc trong tương lai.
- Khó khăn:
• Cách sắp xếp luận văn, luận án, đồ án tốt nghiệp ở kho đọc nhiều trợ kí
hiệu, mã vạch nhiều loại kí tự nên các thành viên gặp khó khăn trong việc sắp xếp,
mất nhiều thời gian sắp xếp và có đôi lúc nhầm lẫn.

19
• Một số trường hợp bạn đọc lấy tài liệu không để lại đúng vị trí cũ, cũng
không nhờ cán bộ thư viện nên vị trí tài liệu gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm.
• Đa phần tài liệu của thư viện thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ nên
trong quá trình mô tả tài liệu nhóm thực hiện còn chưa quen và chưa nắm rõ nội dung.
III. Nhận xét chung và đề xuất ý kiến
1. Điểm mạnh
Thư viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh có nhiều nổ lực và
phát triển nguồn lực thông tin từ khi thành lập cho đến nay.
- Thư viện đã xây dựng được nguồn lực thông tin tương đối phong phú như:
• Tài liệu bản in bao gồm : sách, luận án tiến sĩ , luận văn thạc sĩ và khóa
luận, tạp chí, tiêu chuẩn kỹ thuật,báo cáo khoa học các cấp,tuyển tập báo cáo khoa
học, báo- tạp chí hằng ngày, sách giải trí, sách về các ngành xã hội, kinh tế, kỹ thuật.
• Tài liệu điện tử bao gồm: luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận,
tuyển tập chuyên đề báo cáo khoa học, tiêu chuẩn kỹ thuật, phát minh sáng chế, thông
tin chuyên đề; bài giảng điện tử; cơ sở dữ liệu online: cơ sở dữ liệu sách, báo- tạp
chí,... CD-ROM.
- Cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình và tâm
huyết với nghề.
- Thư viện đang hướng mình đến nhiều dịch vụ tiện ích hỗ trợ bạn đọc, người sử
dụng thư viện như trang bị giỏ đựng sách cho sinh viên khi vào phòng Mượn,tạo được
tính thân thiện và tiện lợi giữa thư viện và bạn đọc/người dùng tin.
- Thư viện không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, cập nhật tài liệu thường
xuyên, đa dạng dịch vụ, hỗ trợ tối đa các công việc biên soạn, xuất bản tài liệu phục
vụ quá trình học tập và nghiên cứu, giảng dạy tại trường.
- Các hoạt động của thư viện đã chuyển đổi tư duy từ ban phát – phân phối thành
cung cấp dịch vụ. Thư viện luôn hướng tới bạn đọc, xem bạn đọc – người dùng tin là
khách hàng, là trung tâm cho mọi hoạt động của thư viện. Sự thay đổi sâu sắc trong
nhận thức ấy khiến cho hoạt động của thư viện luôn tấp nập, nhộn nhịp, thu hút đông
đảo sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh… của nhà trường.
- Trang thiết bị và phương tiên kỹ thuật tương đối hiện đại hỗ trợ cho người
dùng đạt hiểu quả cao trong việc học tập, nghiên cứu.

20
- Không gian thư viên trang trí bắt mắt, tổ chức theo hướng mở, rộng rãi, thoáng
mát, thu hút bạn đọc, khuyến khích sự trao đổi, giao tiếp xã hội và đáp ứng nhiều kiểu
học tập khác nhau.
- Thư viện đầu tư bày trí các không gian học tập cho sinh viên.
2. Tồn tại hạn chế
- Trong phòng mượn các tài liệu còn bám khá nhiều bụi, rất dễ ảnh hưởng đến
sức khỏe liên quan đến đường hô hấp bạn đọc.
- Thư viện cung cấp chưa nhiều tài liệu nghe, nhìn.
- Phòng đọc phục vụ theo hướng không gian mở nên còn ồn ào làm ảnh hưởng
đến việc đọc sách của Sinh viên.
- Một số sinh viên khi vào thư viện đọc sách, luận văn hay mượn tài liệu khi trả
không đúng vị trí, gây khó việc sắp xếp và tìm kiếm tài liệu.
- Các máy tính tra cứu ở phòng Chất lượng cao còn hư hỏng nhiều chưa xử lý
khắc phục gây lãng phí.
- Đường truyền internet còn yếu gây cản trở trong công việc và phục vụ.
3. Đề xuất
- Cần xử lý khắc phục các máy tính hư hỏng tránh gây lãng phí cơ sở vật chất
của Thư viện.
- Thường xuyên tổ chức dọn dẹp, vệ sinh để tránh tình trạng bụi, giúp tài liệu
được bảo quản tốt hơn, để đảm bảo cho sức khỏe của cán bộ thư viện, bạn đọc.
- Một vài tài liệu đã quá cũ nên thư viện cần kiểm tra và tổ chức thanh lí.
- Cần thường xuyên kiểm tra các tài liệu mà bạn đọc lấy ra nhưng không để lại
đúng vị trí để sắp xếp vào kệ giúp việc tìm kiếm lại tài liệu đó thuận lợi, nhanh chóng.
- Nên bố trí máy tính ở phòng đọc lên phía trên để khi vào thư viện bạn đọc sẽ
tìm kiếm dễ dàng hơn
- Thường xuyên nhắc nhở, treo thông báo nhắc nhở bạn đọc giữ vệ sinh không
gian tự học, ý thức tự xếp ghế gọn gàng sau khi sử dụng.
- Trang bị thêm hệ thống Internet để phục vụ hiệu quả cho công việc và đáp ứng
nhu cầu bạn đọc.

21
- Trang bị bảng hướng dẫn ở đầu kho sách trong phòng đọc để bạn đọc có thể
xác định được vị trí tổng quan các kệ sách.

22

You might also like