You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH MARKETING
MIX CHO MÙA TUYỂN SINH CỦA CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: TEAM G63


LỚP: MARKETING DỊCH VỤ
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

HÀ NỘI, 06/2022

1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH MARKETING MIX


CHO MÙA TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THĂNG LONG

Điểm Chữ ký giám thị số 1 Chữ ký giám thị số 2

(Ghi số và chữ) (ký ghi rõ họ và tên) (ký ghi rõ họ và tên)

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:


STT HỌ VÀ TÊN MSV SĐT MỨC ĐỘ HT

1 Nguyễn Thị Bích Miền A40870 0976469580 100%


2 Đỗ Cẩm Vân A49733 0393121423 100%
3 Nguyễn Khánh Dương A37750 0911962899 100%
4 Ninh Thị Minh Huyền A38658 0339933798 100%

Hà Nội, 06/2022

2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm SALT xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Thăng Long đã đưa
môn Hành vi người tiêu dùng vào trong chương trường giảng dạy. Đặc biệt, nhóm chúng
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – Cô Nguyễn Thị Thùy Trang đã
tận tâm giảng dạy, truyền đạt và hướng dẫn chúng em trong các buổi học online trên Ms
Team vừa qua. Do tình hình Covid, việc giảng dạy phải chuyển sang hình thức online nhưng
nhóm em đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến môn học, tiếp thu được
những cách nhìn mới, tinh thần học tập tốt, tự tin, nghiêm túc.
Bộ môn Hành vi người tiêu dùng còn là bộ môn có tính thực tế đối với khối ngành quản lý –
kinh tế nói chung và với các ngành khác nói riêng. Môn học đảm bảo cung cấp đầy đủ
những kiến thức gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên để có thêm động lực và niềm
tin mỗi ngày trong suốt quá trình học tập. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức hữu ích, là
hành trang để chúng em có thể vững bước trên con đường tương lai sau này.
Trong thời gian làm tiểu luận, quá trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm cà phê
thông qua phân tích bảng hỏi của nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế, bỡ ngỡ. Vì vậy,
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài, nhóm em rất mong
nhận được những đóng góp của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Cuối cùng chúng em kính chúc cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trên con
đường sự nghiệp giảng dạy của mình để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến
bờ tri thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
DANH MỤC THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN______________________________________________________________3
DANH MỤC THAM KHẢO__________________________________________________4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI________________________________________6
1.1. Lí do chọn đề tài_________________________________________________6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu______________________________________________6
1.2.1. Mục tiêu chung_________________________________________________6
1.2.2. Mục tiêu cụ thể_________________________________________________6
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu___________________________________7
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu______________________________________________7
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu____________________________________________7
1.4. Phương pháp nghiên cứu__________________________________________7
1.5. Các kích thước mẫu______________________________________________7
1.6. Kết cấu bài nghiên cứu____________________________________________7
CHƯƠNG 2.  CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG__________9
2.1. Cơ sở lý thuyết___________________________________________________9
2.1.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng__________________________________9
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng___________________9
2.1.3. Các yếu tố bên ngoài_____________________________________________9
2.1.4. Các yếu tố bên trong____________________________________________10
2.1.5. Khái niệm ngành hàng tiêu dùng nhanh_____________________________11
2.1.6. Quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng_____________________11
2.2. Cơ sở thực tiễn__________________________________________________12
2.2.1. Tổng quan về ngành cà phê Việt Nam và cà phê rang xay_______________12
2.2.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê rang xay tại Việt Nam_______________________13
2.2.3. Thực trạng cà phê rang xay tại Việt Nam____________________________13
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU___________________________________14
3.1. Quy trình nghiên cứu____________________________________________14
3.2. Xây dựng thang đo______________________________________________15
CHƯƠNG 4. phân tích kết quả nghiên cứu__________________________________17
4.1. Tìm hiểu về cà phê rang xay______________________________________17
4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu________________________________________17
4.3. Nhận biết thương hiệu và mức độ hài lòng___________________________19
4.4. Thói quen mua và sử dụng cà phê rang xay__________________________22
4
4.5. Kênh tiếp cận thông tin__________________________________________24
4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua sản phẩm_____________25
4.7. Hình thức khuyến mãi___________________________________________26
4.8. Mức độ trung thành_____________________________________________27
4.9. Địa điểm mua và các yếu tố ảnh hưởng tới địa điểm mua______________30
4.10. Hành vi sau mua________________________________________________33
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP__________________________________34
5.1. Kết luận các vấn đề rút ra từ cuộc nghiên cứu________________________34
5.1.1. Tổng kết chung về kết quả cuộc khảo sát____________________________34
5.1.2. Tổng kết về tâm lý hành vi người tiêu dùng__________________________34
5.2. Giải pháp cho từng yếu tố tác động_________________________________35
5.2.1. Sản phẩm_____________________________________________________35
5.2.2. Giá cả_______________________________________________________35
5.2.3. Phân phối_____________________________________________________36
5.2.4. Chiến lược marketing___________________________________________37
DANH MỤC THAM KHẢO_________________________________________________40
PHỤ LỤC________________________________________________________________41

5
 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ THÀNH TỰU

.1. Giới thiệu về trường Đại học Thăng Long


 Lịch sử hình thành
Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam ra
quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long như một mô hình
giáo dục đại học mới.
Ngày 21/2/1989,Trường làm lễ khai giảng tại Văn Miếu,tới dự có Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Bộ trưởng bộ Đại học Trần Hồng Quân và chủ nhiệm Uỷ ban Giáo dục
Thanh thiếu niên nhi đồng Trần Thị Tâm Đan.
Ngày 09/08/1994, Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long trở thành Trường Đại học
dân lập Thăng Long theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 31/12/2007, Trường Đại học dân lập Thăng Long được chuyển đổi sang loại
hình trường đại học tư thục với tên gọi là Trường Đại học Thăng Long. Văn bằng của
Trường nằm trong Hệ thống văn bằng Quốc gia.
Từ khi thành lập cho đến nay, Trường luôn trung thành với mục tiêu không vì lợi
nhuận. Chính vì vậy, Trường đã nhận được sự giúp đỡ vô tư của Trường Đại học Quản lý
Paris – Cộng hòa Pháp về học bổng cũng như về học thuật, sự giúp đỡ về tài chính của một
số tổ chức phi chính phủ. Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường đại học
dân lập đầu tiên được Chính phủ cho phép chuyển đổi loại hình từ dân lập sang tư thục.
Với truyền thống 25 năm xây dựng và phát triển không ngừng, Đại học Thăng Long đã
khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp
phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước.
 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu
Tầm nhìn
“Chúng tôi xây dựng Đại học Thăng Long trở thành một đô thị đại học và trung tâm
giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ quốc gia, đào tạo ra đội ngũ nhân sự chất lượng cao,
hướng đến sự phát triển chung của nền giáo dục, kinh tế, xã hội đất nước trong tương lai”
Sứ mạng
Trường Đại học Thăng Long là cơ sở đào tạo đa ngành, nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ theo định hướng ứng dụng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Mục tiêu
Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học và sau đại học đa ngành với chất
lượng cao gắn với nhu cầu xã hội; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học; xây

6
dựng Trường theo định hướng đại học ứng dụng và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Phương châm thực hiện sứ mạng

Trường Đại học Thăng Long hoạt động trên nguyên tắc:
– Không vì mục tiêu lợi nhuận.
– Tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương
và tinh thần hợp tác.
 Hiến chương
 Giáo dục có chất lượng.
 Phương pháp dạy và học phù hợp cho cá nhân.
 Theo dõi và quản lý học tập có hiệu quả.
 Ban lãnh đạo lắng nghe nguyện vọng và nhu cầu của người học. Người học làm chủ
môi trường học tập của mình.
 Tất cả cho một nền học vấn hội nhập với quốc tế, làm nảy nở tài năng mỗi con người
và phục vụ thị trường lao động.
 Hợp tác quốc tế
Với hiến chương “Tất cả cho một nền học vấn hội nhập quốc tế”, Đại học Thăng Long
luôn là một trong những trường học đại học đi đầu tại Việt Nam trong việc phát triển hợp
tác giáo dục, nghiên cứu khoa học với các trường đại học, học viện, trung tâm, viện nghiên
cứu lớn trên thế giới. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường đã có hợp tác với Đại học
Quản lý Paris – Cộng hòa Pháp về trao đổi sinh viên theo diện học bổng cũng như hợp tác
về học thuật.
Trong những năm phát triển tiếp theo, Trường thúc đẩy hoạt động hợp tác giáo dục
quốc tế hơn nữa với việc mở rộng đa dạng mạng lưới các đối tác. Hiện tại, trường hợp tác
với Đại học Nice – Sophia Antipolis (CH Pháp) đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh doanh và Quản
trị quốc tế, do Đại học Nice – Sophia Antipolis cấp bằng; Hợp tác với Đại học Tổng hợp
South Carolina, Đại học Sprott-Shaw Degree College (Canada),Tổ chức Keieikai (Nhật
Bản, Trung tâm nghiên cứu y học và quản lý chăm sóc sức khỏe Ritsumeikan (Nhật Bản),
Hội KUE (Đức), Đại học Quốc gia Philippines, Học viên Quản lý Singapore..
Rất nhiều chương trình hợp tác quốc tế uy tín đã được triển khai và được đánh giá cao
như: Chương trình trao đổi sinh viên giữa Đại học Thăng Long và Trường AIR – Nhật Bản
(Sinh viên học tại trường AIR sẽ được miễn phí một nửa cho năm học đầu tiên và miễn phí
toàn bộ phí đăng ký học và phí kiểm tra đầu vào), Chương trình hợp tác với Học viện Quản
lý Singapore, Chương trình hợp tác với Đại học Naresuan (Thái Lan)…hay gần đây nhất là
chương trình ký kết hợp tác với đội đồng anh tổ chức kì thi IELTS ngay tại trường Đại học

7
Thăng Long nhằm tăng cường hợp tác đào tạo cũng như hoạt động trao đổi giảng viên, sinh
viên, nghiên cứu khoa học, tập huấn, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.

.2. Thành tựu nổi bật


 Đại học Thăng Long ‘đại thắng’ tại giải VUG Hà Nội
Trận chung kết nội dung bóng đá diễn ra giữa Đại học Thăng Long và Đại học Giao
thông vận tải được đón chờ rất nồng nhiệt. Cổ động viên hai trường có mặt tại Nhà thi đấu
từ rất sớm. Hai đại diện xuất sắc nhất của khu vực Hà Nội, Đại học Thăng Long và Đại học
Giao thông vận tải đã có một trận đấu cực kỳ kịch tính. Kết thúc hiệp thi đấu thứ nhất, tỉ số
là 1-1. Giữa hiệp 2, ĐH Giao thông vận tải có được bàn nâng tỷ số lên 2-1.
Đây chính là giải thưởng nhằm ghi nhận tinh thần thể thao và lòng tự hào của các cổ động
viên của trường Đại học Thăng Long. Chính tinh thần ấy là ngọn lửa giúp các thành viên
trên sân luôn cháy hết mình.
 Đạt giải thì trong cuộc thi Quiz on Korea
Vào ngày 10/12/2020 sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trường đại học Thăng
Long đã giành giải nhì trong cuộc thi Quiz on Korea dành cho sinh viên Đại sứ quán Hàn
Quốc tại Việt Nam.
Với 27 sinh viên đến từ 10 trường đại học ở khu vực miền Bắc đã vượt qua vòng loại để tiến
vào vòng thi chính thức. Ba đại diện diện của bộ môn ngôn ngữ Hàn Quốc là các sinh viên
Nguyễn Thị Huyền, Chu Thị Thúy Hằng, Hoàng Vũ Yến Linh đã tiến vào vòng 3 gồm 10
người và sinh viên Nguyễn Thị Huyền đã xuất sắc dành giải nhì.
 Đạt giải ba trong vòng chung kết của cuộc thi Olympic tiếng Anh toàn quốc khu
vực miền Bắc
Vào tháng 9/2020 đội tuyển Energetic Dragons của trường Đại học Thăng Long đã
xuất sắc đứng đầu trong vòng loại và đạt giải ba trong vòng chung kết cuộc thi Olympic
tiếng Anh toàn quốc khu vực miền Bắc. Lần đầu tiên tham gia một cuộc thi tiếng Anh
không Chuyên, nên đội tuyển tiếng anh của trường chưa phát huy được hết năng lực. Thật
đáng tiếc khi Energetic Dragons không thể giành được quyền vào Chung kết Toàn Quốc
trước những đối thủ vô cùng sừng sỏ. Nhưng đó sẽ là động lực để đội trở lại mạnh mẽ vào
những năm tiếp theo.

8
  THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX

.1. Vị thế của trường Đại học Thăng Long


Với danh tiếng là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam.
Trường Đại học Thăng Long là niềm tự hào cho mỗi sinh viên đã, đang và theo học tại đây.
Trải qua 34 năm thành lập và phát triển, trường đã khẳng định vị thế của mình thông qua uy
tín về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, các hoạt động phong trào sinh viên sôi nổi,,..
Tính đến ngày 17/02/2022 trường đại học Thăng Long giữ vị trí 78/100 trường đại học
đáng học nhất Việt Nam. Đại học Thăng Long là một trường đại học đã có nhiều thành tích
đáng kể và lọt top các trường đại học tại Hà Nội có nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng theo
học và xem xét điểm chuẩn Đại học Thăng Long. Và theo như Webometrics tính đến ngày
12/03/2019, “Xếp hạng web các trường đại học ở Việt Nam” thì Trường Đại học Thăng
Long giữ vị trí 85/120 trường của Việt Nam và giữ vị trí 12766 so với các trường trên thế
giới.
Nhờ chặt chẽ trong khâu quản lý chất lượng học tập và thi cử mà sinh viên của trường
luôn làm hài lòng các nhà tuyển dụng. Sinh viên còn được đánh giá cao không chỉ ở kết quả
làm việc mà còn bị chinh phục bởi thái độ cầu tiến, ham học hỏi và không ngại thử thách.
Đại học Thăng Long nổi tiếng là một trong những trường “khó” về học tập và thi cử. Cái
“khó” ở đây không phải là chương trình học cao xa mà là việc sinh viên nếu học tập không
chăm chú sẽ không bắt kịp bài học. Đến mùa thi, quy trình coi thi sẽ diễn ra một cách rất
nghiêm ngặt, thấy cô coi thi cực kì nghiêm túc để đảm bảo công bằng cho sinh viên.
Với truyền thống 34  năm xây dựng và phát triển không ngừng, Đại học Thăng Long
đã khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm,
góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước. Đại học Thăng Long tin tưởng rằng, với mục tiêu không vì lợi nhuận, Trường
sẽ tiếp tục phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội học tập
công bằng cho mọi công dân muốn chinh phục đỉnh cao tri thức, thăng tiến bằng con đường
học tập.

.2. Phân đoạn thị trường mục tiêu


.2.1. Nhóm tiêu thức địa lí
Đối tượng tuyển sinh mà trường Đại học Thăng Long nhắm tới là toàn bộ đối tượng
học sinh, sinh viên học tập và làm việc trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và du học sinh đến từ
các nước lân cận như Lào, Campuchia,... Đối tượng trọng điểm: Học sinh, sinh viên trên
lãnh thổ Việt Nam tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Lí do là bởi sinh viên tại các khu
vực này có khả năng di chuyển và học tập tại trường dễ dàng và thuận tiện.

9
Đối tượng khác: Sinh viên khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam
Bộ.

.2.2. Nhóm tiêu thức nhân khẩu


 Độ tuổi: 18 - không giới hạn
 Trình độ: Tốt nghiệp THPT
 Hoàn cảnh gia đình: Có khả năng chi trả mức học phí từ 24,2 triệu đồng/năm trở lên.
Thí sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thể xem xét các gói vay hỗ trợ học tập và
học bổng của trường.

.2.3. Nhóm tiêu thức tâm lý và hành vi


Sinh viên có niềm yêu thích, đam mê về một số ngành học thế mạnh của trường như
Marketing, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ nước ngoài, Năng khiếu,...
Sinh viên muốn có môi trường đại học có nhu cầu, khả năng và mong muốn có một
môi trường đại học hiện đại, phát triển, cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất và công cụ phục
vụ học tập và hoạt động tốt nhất.
Sinh viên muốn theo học tại trường kết hợp nhiều, đa dạng phương thức tuyển sinh,
giúp sinh viên có thể dễ dàng lựa chọn và học ngành mà mình đam mê.
Sinh viên năng động, cá tính, sáng tạo, mong muốn tìm được ngôi trường đại học có
thể giúp bản thân phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và có thể phát triển một cách
tốt nhất.
Trường có một số ngành học được đặc biệt đầu tư như: Âm nhạc ứng dụng, Truyền
thông đa phương tiện, Trí tuệ nhân tạo,... thu hút sinh viên muốn theo đuổi ngành học và
đề cao cơ sở vật chất của trường.

.3. Đối thủ cạnh tranh


.3.1. Cạnh tranh công dụng
Thay vì lựa chọn học đại học, sinh viên cân nhắc học tại các trường cao đẳng, học
nghề. Hiện nay các trường cao đẳng ngày càng phát triển, thu hút sinh viên hơn bằng nhiều
cách:
[1] Thời gian đào tạo ngắn
So với hệ đại học thì thời gian đào tạo của hệ cao đẳng ngắn hơn. Do đó sinh viên của
trường cao đẳng ra trường sớm hơn. Từ đó sinh viên có cơ hội nhanh chóng tìm được những
công việc phù hợp do đã có kinh nghiệm ngay khi học tại trường. Chi phí cơ hội cho 02 – 03
năm Cao đẳng học trong so sánh với 04 – 05 năm học Đại học là một chi phí khá lớn và vô
hình trong thị trường đầy sôi động và nhiều biến chuyển bất ngờ như hiện nay.
[2] Sự lựa chọn vừa sức

10
Đối với nhiều bạn trẻ có lực học trung bình khá thì cơ hội vào đại học sẽ khó khăn. Do
đó việc lựa chọn cao đẳng được coi là hợp lý. Bên cạnh đó, nếu bạn yêu thích học nghề hơn
là nghiên cứu thì cao đẳng hoàn toàn phù hợp.
[3] Khả năng cạnh tranh cao
Ngày nay đa số các nhà tuyển dụng không coi trọng bằng cấp mà chú trọng tới kinh
nghiệm và sự chuyên nghiệp trong công việc. Điều này cho thấy sinh viên cao đẳng có khả
năng cạnh tranh vượt trội.
[4] Tiết kiệm chi phí
Thời gian đào tạo cao đẳng chỉ mất từ 2.5 đến 3 năm trong khi đại học có thể lên tới 4
– 5 năm. Thời gian dài sẽ tốn kém nhiều chi phí cho việc học tập và sinh hoạt. Mặt khác,
một số trường cao đẳng học phí thấp hơn đại học, giúp tiết kiệm chi phí hơn. Thêm vào đó,
sinh viên cao đẳng sau khi tốt nghiệp sớm hơn sẽ có thể đi làm.
[5] Thu nhập ổn định
Theo nghiên cứu cho thấy, thu nhập của những người có trình độ cao đẳng hiện nay
cũng không hề kém so với những người có trình độ đại học. Thậm chí, nếu bạn có năng lực
giỏi và biết tận dụng tốt cơ hội rèn luyện thêm thì mức lương có thể cao hơn.
[6] Dễ dàng liên thông
Nếu sau khi hoàn thành chương trình cao đẳng mà bạn muốn học lên thì có thể học
liên thông lên đại học. Học liên thông chương trình đại học sẽ giúp bạn nâng cao được các
kiến thức và kỹ năng chuyên môn hơn.
→ Áp lực cạnh tranh lớn.
Các trường cao đẳng chính quy, cao đẳng nghề đang ngày càng đầu tư phát triển cơ sở
vật chất, chất lượng giảng viên, mở rộng đào tạo các ngành nghề có tiềm năng phát triển
theo xu hướng của xã hội như: cơ điện tử, công nghệ thông tin,... giúp sinh viên có thể dễ
dàng học tập kiến thức, học nghề, nhanh chóng có được công việc ổn định với mức chi phí
thấp.
→ Dấu hiệu sản phẩm thay thế đang cạnh tranh mạnh.

.3.2. Cạnh tranh trực tiếp (Cạnh tranh công dụng)


Các trường tư, các trường ngoài công lập, đều là các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, do cá nhân hoặc tổ chức trong nước xin phép thành lập, đầu tư.
Chương trình đào tạo của các trường tư thục đều rất thực tiễn, đào tạo sự vững vàng
trong năng lực làm việc. Một trường đại học có chương trình hài hòa lý thuyết – thực hành,
cập nhật kiến thức mới, chú trọng năng lực làm việc là tiêu chí đầu tiên cần chú ý khi chọn
trường. Các trường đều hướng đến sự đa ngành, mở rộng dạy nhiều lĩnh vực cả về kinh tế,
ngôn ngữ, y học có thể kể đến đại học Phương Đông, Đại Nam, Phenikka,...

11
Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực hành, vì đây vừa là điều kiện, vừa là
động lực để học tập hiệu quả. Một số cơ sở đại học tư chưa có cơ sở vật chất riêng, thuê
mướn, tạm bợ thì khó có thể đảm bảo chất lượng. Hầu hết các trường tư thục đều đảm bảo
được cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến.
Môi trường học tập năng động, chú ý phát triển kỹ năng mềm. Thường đó là những
trường có nhiều hoạt động ngoại khóa, giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết, khám
phá đam mê và hoàn thiện bản thân. Thời đại hội nhập, để tự tin chinh phục môi trường làm
việc đa văn hóa, đa quốc gia – dù trong bất kỳ ngành nghề nào, hãy quan tâm hơn đến
những trường đại học chú trọng hợp tác quốc tế. Trường có hoạt động hợp tác doanh nghiệp
chặt chẽ, đồng hành cùng sinh viên trên con đường học tập cũng như hợp tác doanh nghiệp
tốt, sẽ dễ tạo điều kiện thực tập, thực hành, học bổng, việc làm cho sinh viên phải kể đến đại
học VinUni, đại học FPT,...
Ví dụ cụ thể: Đại học Phương Đông, Đại học FPT, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội,...

.3.3. Cạnh tranh cùng ngành


Các trường đại học nói chung bao gồm đại học công lập, dân lập, các chương trình học
chất lượng cao cũng như chương trình liên kết,...
Một số đại học công lập với mức điểm tuyển sinh tương tự như: Viện đại học mở, đại
học Công nghiệp, đại học Công đoàn,... trường công mới mở như đại học tài chính ngân
hàng Hà Nội ( 2010).
Các chương trình liên kết của Học viện ngân hàng, chương trình liên kết đào tạo của
Học viện tài chính với mức đầu vào thấp nhưng có học phí tương tự như Đại học Thăng
Long.
Một số đại học ngoài công lập được đầu tư cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất cũng
như yêu cầu tuyển sinh cao có thể kể đến là Vin University, đại học Rmit,...

.3.4. Cạnh tranh tiềm ẩn


Ngày càng nhiều đại học tư được mở ra với mô hình hiện đại, đồng thời đầu tư mạnh
vào cơ sở vật chất và mở rộng ngành học. Nổi bật là đại học Đại Nam và đại học Phenikaa
đều được thành lập vào năm 2007.
Cho đến nay đại học Đại Nam và Phenikaa không ngừng đổi mới và đầu tư vào chất
lượng giảng dạy. Đại học Đại Nam thành lập với 8 ngành học cho đến năm 2019 đã phát
triển thành 13 ngành học cả về  lĩnh vực kinh tế, luật, ngôn ngữ cho đến y dược.
Đại học Phenikaa với vốn đầu tư giai đoạn 1 đến 1.600 tỷ đồng. Trường rất chú trọng
vào cơ sở vật chất với khuân viên và tòa nhà học theo mô hình hiện đại chuẩn quốc tế.
Ngoài ra trường tuyển sinh với những ngành học đang dần được quan tâm như khoa học
máy tính, công nghệ thông tin, kỹ thuật ôtô, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật cơ
12
điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, kỹ thuật y sinh, dược và điều dưỡng. Đây là
những ngành học mà thị trường lao động đang cần, cơ hội việc làm rộng mở.
Cho tới thời điểm hiện tại, hai đại học vẫn còn khá mới mẻ với sinh viên và mức tuyển
sinh còn thấp. Tuy nhiên hai trường đang dần khẳng định vị thế của mình với những chiến
lược quảng bá thu hút. Dự đoán trong tương lai Phenikaa và Đại Nam sẽ còn phát triển
mạnh và trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với đại học Thăng Long.

.4. Sơ đồ định vị thương hiệu

Học phí cao


VinUni
Rmit
FPT

Đại Nam Thăng Long


Yêu cầu thấp Yêu cầu cao

Phenikaa

Kinh Công

Học phí thấp

Sơ đồ định vị thương hiệu


Với trường có mức học phí tầm trung nhưng không quá đặt nặng yêu cầu tuyển sinh có
đại học Thăng Long, Mức học phí cao hơn có đại học FPT. Yêu cầu thấp hơn so với FPT và
Thăng Long nhưng mức học phí tương tự có đại học Đại Nam. Ngoài ra tại khoảng học phí
cao lẫn yêu cầu cao có đại học Rmit và VinUni vốn đề cao giảng dạy và đào tạo chuẩn quốc
tế. Ở khoảng yêu cầu thấp và học phí thấp hơn có đại học Phenikaa và đại học Kinh doanh
và Công nghệ. Đối với các trường đại học ngoài công lập thì thường không nằm trong
khoảng học phí thấp và yêu cầu cao.

.5. Chương trình Marketing mix của trường Đại học Thăng Long
Trong khi giới chuyên môn còn đang có những ý kiến trái chiều về “thị trường giáo
dục” thì không ai có thể phủ nhận một điều đó là đào tạo đại học, cao đẳng ở Việt Nam đã
và đang tồn tại trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vấn đề “marketing giáo dục” là một thuật ngữ
không còn xa lạ đối với các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam nó vẫn là khái niệm

13
khá mới mẻ. Trong marketing, thị trường là tất cả những khách hàng tiềm ẩn và hiện có, có
cùng nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Chính vì giáo dục là một loại hình dịch vụ nên marketing
mix trong giáo dục đại học cũng xuất phát từ quan điểm 7Ps do Kotler và Fox (1995) đề
xuất mà nhóm sẽ phân tích cụ thể dưới đây:

.5.1. Chiến lược sản phẩm (Product)


Trong marketing, sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, mọi công cụ khác chỉ được xây
dựng khi đã xác định rõ sản phẩm. Sản phẩm mà các trường cung cấp cho sinh viên chính là
các chương trình đào tạo đạt chuẩn, trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để dễ dàng
tiếp cận với công việc trong tương lai. Đồng thời, đó còn là việc xây dựng mối quan hệ hợp
tác với các doanh nghiệp bên ngoài để đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu
của các doanh nghiêp và tạo công ăn việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Ngoài ra, để
nâng cao khả năng cạnh tranh, nhà trường cũng cần quan tâm đến việc cung ứng các giá trị
gia tăng cho sinh viên như: cơ hội làm việc sau khi ra trường, nơi học tập, nơi ăn nghỉ, huấn
luyện kỹ năng, diễn đàn học tập, cơ hội trải nghiệm trong thực tế,… Tuy nhiên, cái gốc của
sản phẩm đào tạo vẫn chính là chất lượng giảng dạy, tăng thời lượng khảo sát, làm việc thực
tế bên cạnh thời lượng lý thuyết để giảm bớt việc sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại tại cơ
sở học tập.
Hiện tại, Đại học Thăng Long có 6 khoa đào tạo, mỗi khoa có nhiều ngành học
(chuyên ngành). Văn bằng của nhà trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia. Qua
nhiều năm, Đại học Thăng Long đã chủ động mở rộng các ngành đào tạo (đa dạng hóa
chủng loại sản phẩm kinh doanh) để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực đa dạng của xã hội
trong điều kiện hội nhập. Trường đã đưa thêm nhiều ngành học mới như Marketing,
Logistics, Truyền thông đa phương tiện hay Trí tuệ nhân tạo,... giúp sinh viên có nhiều sự
lựa chọn. Đây là những ngành hiện tại đang có nhu cầu cao về tuyển dụng, luôn đòi hỏi về
một lượng nhân lực lớn và có chất lượng cao.
Chương trình đào tạo được xây dựng thành công theo hướng tín chỉ và liên ngành. Mỗi
học phần đều xác định rõ điều kiện tiên quyết, có nhiều học phần tự chọn phù hợp với thực
tế đa dạng của sinh viên và nhu cầu đa dạng của xã hội.
Trường đã nghiên cứu áp dụng và đưa vào giảng dạy rất nhiều phương pháp gắn liền
với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.Vì vậy, mọi sinh viên đều được học rất nhiều
môn học hỗ trợ kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh
doanh, đồ họa truyền thông, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp thuyết trình,...
Không những thế, chuyện học tập và tổ chức các kỳ thi được tiến hành rất nghiêm túc,
theo đúng tinh thần “Học thật,thi thật”. Đại học Thăng Long còn đang có hệ thống điểm
danh thông minh bằng nhận diện khuôn mặt (AI), để tránh tình trạng gian lận trong học tập.

14
Các môn học đại cương tại đại học Thăng Long đã được giảm tải thời lượng học trên lớp mà
dựa trên hình thức học trực tuyến (online), hay hệ thống lớp học tương tác từ xa giúp tiết
kiệm chi phí đi lại và xóa bỏ cản trở về địa lý cho người học

.5.2. Chiến lược giá (Price)


Giá cả trong hoạt động giáo dục chính là chi phí mà sinh viên phải trả cho nhà trường
để sử dụng chương trình đào tạo và các dịch vụ mà nhà trường cung cấp. Đây là nhân tố thứ
hai của Marketing mix và là nhân tố chủ yếu xác định thu nhập của một tổ chức giáo dục
trên cơ sở đánh giá các chi phí mà nhà trường bỏ ra. Thông thường, giá được xác định bởi
các yếu tố như: chất lượng dịch vụ, yếu tố cạnh tranh, uy tín và thượng hiệu của trường, sở
hữu tư nhân hay nhà nước, cơ sở hạ tầng, vị trí trường đại học,... Hiện tại, đối với hệ đào tạo
chính quy, học phí sinh viên trường Đại học Thăng Long phải đóng dao động từ 20.000.000
đến 24.000.000 VNĐ/năm. Mỗi năm, trường sẽ tăng học phí lên khoảng 5% theo yêu cầu
phù hợp với mức quy định.
Những ngành còn lại sẽ có mức học phí khác nhau, cụ thể:
 Ngành Truyền thông đa phương tiện là: 29.700.000 vnđ/ năm
 Ngành Thanh nhạc: 27.000.000 vnđ/năm
 Ngôn ngữ Hàn, ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành và ngôn ngữ Nhật là:
26.400.000 vnđ/năm
 Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Điều dưỡng và ngành Ngôn ngữ Trung Quốc:
25.300.000 vnđ/ năm
Đại học Thăng Long là một trường đại học tư thục, vì vậy mức học phí cho các kỳ học
theo các chuyên ngành có cao hơn nhiều so với các trường đại học theo hình thức công lập
khác trên địa bàn Hà Nội hiện nay Tuy vậy mức học phí này khá phù hợp với cơ sở vật chất
cũng như các dịch vụ khác mà trường cung cấp. Với các trang thiết bị và hệ thống học liệu
phong phú, hiện đại, việc học tập và nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động ngoại
khoá của sinh viên trong trường diễn ra rất thuận tiện và được hỗ trợ tối đa. Về giá của từng
chuyên ngành cũng có sự khác biệt do đặc thù mỗi ngành cần sử dụng đến cơ sở vật chất
hay dịch vụ khác nhau. Mức giá mà sinh viên phải trả cho mỗi kì học đều khác nhau, phụ
thuộc vào số lượng tín chỉ mà sinh viên đăng kí trong kì học đó.
Trường Đại học Thăng Long đã áp dụng chiến lược giá phân biệt nhằm từng bước mở
rộng thị trường đào tạo của mình một cách vững chắc hơn.

.5.3. Chiến lược phân phối (Place)


 Xác lập kênh tuyển sinh và đào tạo (Kênh marketing dịch vụ giáo dục): Kênh tuyển
sinh trực tiếp là nhà trường tiến hành tuyển sinh và đào tạo trực tiếp tại trụ sở chính của
Trường Đại học Thăng Long. Bao gồm tuyển sinh và đào tạo trực tiếp các bậc đại học
chính quy, đào tạo thạc sỹ, đào tạo liên thông.

15
 Về phương thức đào tạo: Nhà trường sử dụng phương thức đào tạo trực tiếp cũng
như thực hiện tốt đào tạo từ xa qua các phương tiện nghe nhìn. Phân phối không chỉ là vị
trí đặt trường đại học mà còn là cách thức cung cấp kiến thức cho sinh viên. Điều này có
thể thấy rõ nhất qua đại dịch Covid-19 vừa qua, khi sinh viên không thể đến học tập tại
giảng đường hay lớp học, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên học trực tuyến qua
những trang hỗ trở trực tuyến như MsTeam hay Zoom. Sinh viên vẫn được đảm bảo có thể
tiếp thu được kiến thức ngay khi phải thực hiện cách ly tại nhà. Ngoài ra, trường Đại học
Thăng Long còn phát triển riêng một kênh học trực tuyến E-learning để sinh viên có thể
theo dõi bài giảng và tài liệu của các môn học đã đăng ký trong kì học một cách dễ dàng
nhất. Liên kết cùng với trang học trực tuyến là hệ thống đăng ký học Online hỗ trợ sinh
viên đăng kí tín chỉ và theo dõi thời khóa biểu, điểm số và học phí một cách dễ dàng, tiện
lợi nhất. Tuy nhiên vào những khoảng thời gian cao điểm khi sinh viên đăng nhập vào
trang đăng ký học thì vẫn còn xảy ra lỗi hệ thống hoặc quá trình xử lí còn chậm.
 Lựa chọn địa điểm đào tạo: Trường được đặt tại đường Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng
Mai, Hà Nội được coi là vùng xa trung tâm, nên ảnh hưởng không tốt đến việc thu hút
người học cũng như phát triển thương hiệu trường Đại học Thăng Long. Vị trí cũng là một
yếu tố truyền thông tốt của các trường đại học. Thực tế cho thấy rằng sinh viên có xu
hướng chọn các cơ sở giáo dục thuận tiện cho việc đi lại cũng như có nhiều dịch vụ đáp
ứng xung quanh khuôn viên của trường học. Điều này đã trở thành một hạn chế cho trường
Đại học Thăng Long vì các dịch vụ như: mua sắm, vui chơi, ăn uống,... xung quanh trường
còn thưa thớt chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Đây cũng là một tiêu chí chưa
hấp dẫn khi tiến hành các hoạt động xúc tiến tuyển sinh.

Hình ảnh minh họa giao diện hệ thống E-learning

.5.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)


.5.4.1. Quảng cáo
Về các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm quảng bá hình ảnh của trường thì hiện nay,
công cụ chủ yếu mà trường Đại học Thăng Long sử dụng là quảng cáo và tuyên truyền.
Website của trường hay các trang báo điện tử dành cho giới trẻ hay các trang thông tin tuyển
sinh số là phương tiện được sử dụng nhiều nhất để quảng bá hình ảnh của trường. Để bắt kịp
với xu hướng thời đại công nghệ mới, trường Đại học Thăng Long còn chạy quảng cáo có
trả phí về thông tin tuyển sinh trên các công cụ tìm kiếm. Không chỉ vậy, Đại học Thăng
Long còn được cho rằng là một trường chịu chi khi đặt các màn hình LED lớn ngay tại ngã
tư tại thành phố Hà Nội.
Về quảng bá thông qua website của Nhà trường (thanglong.edu.vn), Các phòng ban
quan hệ công chúng đã phối hợp với các khoa/ngành thiết kế nội dung giới thiệu về 21
ngành đào tạo, viết bài về các hoạt động của nhà trường cũng như các thông tin về quy chế,
quy định tuyển sinh, việc làm của Bộ GD&ĐT và các đơn vị có liên quan.
16
Tuy đầu tư vào quảng cáo như vậy nhưng hiệu quả chưa thật sự gây được tiếng vang. Lượng
tiếp cận khách hàng mục tiêu vẫn còn hạn chế. Trang Web chưa thực sự ưu việt vì rất nghèo
thông tin có giá trị truyền thông nhằm nâng cao vị thế của Đại học Thăng Long ra bên ngoài
như: số lượng giảng viên có học hàm học vị, cựu sinh viên thành đạt, sinh viên học tốt,…
Những thông tin về chiến lược phát triển Đại học Thăng Long, các khoa và chuyên ngành
đào tạo cùng với chương trình đào tạo còn rất mơ hồ (đứng trên góc độ là học sinh phổ
thông và phụ huynh học sinh khi muốn tìm kiếm thông tin)…..
.5.4.2. Quan hệ công chúng (PR)
Trường Đại học Thăng Long rất trú trọng việc xây dựng hình ảnh là một ngôi trường
trẻ trung năng động qua hàng loạt những sự kiện thường niên được duy trì xuyên suốt nhiều
năm để lại nhiều ấn tượng cho sinh viên đã, đang và sẽ học tập tại trường. Phải kể đến nhất
là sự kiện chào tân, được tổ chức với quy mô vô cùng hoành tráng - một đêm đại nhạc hội
bùng nổ với những màu sắc khác nhau qua từng năm. Những tiết mục được chuẩn bị vô
cùng đầu tư và kĩ lưỡng từ chính sinh viên của trường Đại học Thăng Long. Đặc biệt hơn,
mỗi năm trường lại mời một số ca sĩ hay DJ nổi tiếng như Noo Phước Thịnh, Hiền Hồ, DJ
Hoaprox,... để có thể mang đến một đại nhạc hội đa màu sắc, sôi động và cuồng nhiệt mang
đúng tinh thần của Thăng Long. Đây cũng chính là một trong những sự kiện thu hút nhiều
sinh viên biết đến và quyết định tuyển sinh vào trường.
Hàng năm, trường cũng tích cực tham gia ngày hội hướng nghiệp nhằm truyền thông
để tuyển sinh đại học chính quy, các chương trình này làm ngày một bài bản hơn. Những
năm tuyển sinh về trước, trường còn có riêng một kênh fanpage Facebook riêng về ngày hội
tuyển sinh Open’s Day được diễn ra thường niên từ năm 2010 tạo điều kiện cho các bạn học
sinh trung học phổ thông có cơ hội được đến tham quan, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của
các anh chị đi trước, lắng nghe tư vấn từ các thầy cô là giảng viên uy tín trong nhà trường.
Bên cạnh đó, các hoạt động thú vị và thu hút đó là tham gia các trò chơi, tham quan triển
lãm tranh vẽ, thưởng thức các tiết mục văn nghệ của sinh viên TLU.
Đại học Thăng Long cũng đã quan tâm hơn tới các hoạt động phong trào của sinh viên
nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh của trường ra bên ngoài thông qua các cuộc thi lớn của
sinh viên như: cuộc thi Thăng Long’s Talent để chào mừng Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt
Nam hay Gala Bài hát Việt 2015 tổ chức phối hợp bởi trường Đại học Thăng Long và Đài
tryền hình Việt Nam( Kèm ảnh)
Hoạt động truyền thông giới thiệu hình ảnh và phát triển thương hiệu hình ảnh
đại học Thăng Long rất được trường coi trọng. Tuy nhiên, tầm phổ biến của trường còn rất
hạn hẹp. Phần lớn học sinh cũng như phụ huynh thuộc khu vực phía Bắc không biết đến
trưởng Đại học Thăng Long, những người biết đến trường chủ yếu là sinh sống và học tập
tại Hà Nội, tuy nhiên phần lớn đều không có một hình ảnh rõ ràng và cụ thể về Đại học
Thăng Long, họ chỉ đơn thuần biết rằng đó là một trường đại học dân lập. Hơn nữa, tuy các
17
hoạt động quảng bá hiện tại được sinh viên trong trường hưởng ứng và có khả năng lan
truyền, tuy nhiên do tần suất ít, thông điệp chưa cụ thể, các kênh quảng bá thông tin ít dẫn
tới nhận thức của khách hàng mục tiêu về thương hiệu còn mờ nhạt, hình ảnh chưa tọa được
dấu ấn đặc biệt với công chúng. Mặc dù nhà trường có một bộ phận “PR - Tổ chức sự kiện”
riêng nhưng ngoài một vài chương trình được tổ chức cho sinh viên, bộ phận PR của trường
vẫn chưa có hoạt động nào thực sự nổi bật đối với đối tượng khách hàng mới.
.5.4.3. Khuyến mại
Mức đóng học phí là cố định và trường Đại học Thăng Long không hỗ trợ giảm phí.
Tuy nhiên hàng năm nhà trường có xét cấp học bổng, các chương trình đào tạo chuyên
môn,... cho sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và có tư cách đạo đức tốt, không vi
phạm kỷ luật. Sinh viên có thành tích trong hoạt động Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được ưu tiên khi xét học bổng. Trường học cũng vô
cùng tạo điều kiện cho sinh viên khi cho phép thu học phí thành nhiều đợt tùy theo các đối
tượng sinh viên.

.5.4.4. Bán hàng cá nhân

.5.4.5. Marketing trực tiếp


Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, lại có các nhóm trên Facebook được lập ra cho sinh viên
khóa mới như: TLU-K34, TLU-K33,... Tại đây các bạn học sinh có thể đưa ra những thắc
mắc về các vấn đề liên quan đến trường hay quá trình nhập học. Sẽ có các anh chị sinh viên
đang và đã học tập tại trường hay thậm chí thầy cô và bộ phận PR của trường cũng tham gia
vào quá trình giải đáp thắc mắc hay đưa ra lời khuyên cho các bạn học sinh giúp tăng sự uy
tín và tạo ra một môi trường thân thiện, gần gũi với các bạn khóa mới.
Ngoài ra trong quá trình tuyển sinh, tại fanpage và website chính thức của trường sẽ có
những số điện thoại hotline giúp cho khách hàng đáp ứng được sự tư vấn nhanh chóng và
kịp thời.

.5.5. Quy trình cung ứng dịch vụ


Trong Marketing dịch vụ, quy trình cung ứng dịch vụ cũng là một điểm quan trọng,
quyết định sự thành công, tạo ra sự khác biệt cho dịch vụ mà Doanh nghiệp cung cấp. Vì
quy trình cung ứng dịch vụ là cầu nối để khách hàng và doanh nghiệp có thể giao tiếp với
nhau, giúp khách hàng tiếp nhận, trải nghiệm được dịch vụ ... Trường Đại học Thăng Long
cũng áp dụng chữ “P” này vào trong quy trình dịch vụ của mình như sau:
[1] Quy trình tuyển sinh
Đại học Thăng Long rất quan tâm trong việc đào tạo năng lực cho sinh viên cũng như
bồi đắp kỹ năng để sinh viên có nhiều cơ hội hơn khi ra trường. Bởi vậy nhà trường phát
18
triển giáo dục đa ngành học, đào tạo cả các ngành về công nghệ thông tin, kinh tế, y học lẫn
các ngành về ngôn ngữ. Cho đến năm 2022, trường Đại học Thăng Long đã có tới 23 ngành
và chỉ tiêu tuyển sinh lên đến 3.130.
Ngay từ khoảng đầu năm, trường đã ra thông báo tuyển sinh với nhiều tiêu chí và
phương thức xét tuyển. Nhà trường tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế và yêu cầu từ Bộ Giáo
dục. Tiến trình tuyển sinh được thực hiện theo sơ đồ sau:

Tuy nhiên trong năm 2020, năm bùng nổ đại dịch dẫn đến việc học online trên cả nước
khiến việc tiếp thu kiến thức của học sinh bị hạn chế nên đề thi và chỉ tiêu chấm điểm được
cân nhắc thấp hơn so với những năm trước dẫn đến học sinh đạt điểm cao hơn, việc học sinh
đăng kí vào các trường có mức điểm tầm cao khiến đại học Thăng Long thiếu chỉ tiêu trầm
trọng. Nhà trường đã quyết định mở xét tuyển đợt hai nhưng quy trình và cách thức xử lý
chưa minh bạch, chưa rõ ràng đã gây ảnh hưởng đến những trường đại học khác cũng xét
tuyển đợt hai nên đã bị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắc nhở, kèm theo hình ảnh học sinh và

19
phụ huynh đợi hàng dài, chen lấn tại sân trường ít nhiều đã tạo nên hình ảnh xấu ảnh hưởng
đến nhà trường. 
Trong đợt tuyển sinh 2021, nhà trường đã có sự cân nhắc và xem xét các tiêu chí phù hợp
hơn, tránh gây mâu thuẫn trong quá trình tuyển sinh.
[2] Quy trình tổ chức đăng kí lớp học phần

Sinh viên chọn các lớp học phần để theo học trong mỗi học kỳ bằng cách đăng ký học
trên trang web đăng kí học online của trường.
Việc đăng ký học được bắt đầu vào khoảng hai tuần trước khi bắt đầu một học kỳ. Thời hạn
bắt đầu đăng ký học của từng sinh viên được xác định căn cứ theo số tín chỉ mà sinh viên đã
tích lũy (sinh viên nào tích luỹ được nhiều tín chỉ hơn thì được bắt đầu đăng ký sớm hơn) và
được công bố trên trang web của trường. Trong thời hạn này, sinh viên được tự do sửa đổi
thời khóa biểu cá nhân. Vì được chia ca theo các khung giờ đăng kí, điều này cũng giúp
tránh được một phần quá tải lượng truy cập khi để sinh viên đăng kí theo cách hàng loạt
thông thường.
Trong tuần đầu tiên của học kỳ, sinh viên có thể vào trang web của trường để đăng ký thêm
môn nhưng không được hủy môn. Phòng Đào tạo chỉ giải quyết việc hủy học phần đã đăng
ký cho sinh viên trong trường hợp có lý do chính đáng.
Sinh viên được phép đăng ký học bất cứ học phần nào có mở lớp trong học kỳ nếu thoả mãn
các điều kiện tiên quyết của học phần và lớp học phần tương ứng còn khả năng tiếp nhận
sinh viên.
Sau khi hoàn thành việc đăng ký học, sinh viên có thể tra cứu thời khoá biểu cá nhân trong
đó có thông tin về các lớp học phần đã đăng ký học và số tiền học phí dự kiến phải nộp.
Sau hai tuần từ khi bắt đầu một học kỳ, lịch học của từng sinh viên được cố định. Trong
trường hợp lớp đã đăng ký bị huỷ (do có quá ít sinh viên) và thời hạn 5 đăng ký trên mạng
đã hết, sinh viên thông qua cố vấn học tập để đăng ký lớp thay thế trong vòng một tuần sau
khi công bố huỷ lớp.
Mỗi học kỳ, sinh viên chỉ được đăng ký học không quá 15 tín chỉ. Ngoài ra, tổng số học
phần đăng ký học và số học phần phải thi lại không được vượt quá 10 học phần. Sinh viên
có kết quả học tốt có thể được đăng ký học nhiều hơn mức quy định chung với sự trợ giúp
của cố vấn học tập hoặc giáo viên chủ nhiệm.
Sơ đồ hệ thống dịch vụ cung ứng đăng ký lớp học phần của Trường:

20
Như vậy có thể thấy, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên được tự do lựa chọn
giờ học, môn học theo lịch trình cá nhân của mình, tạo sự chủ động, linh hoạt của cho mỗi
sinh viên. Các sinh viên có thể dễ dàng sắp lịch học cùng bạn bè hoặc chọn thầy cô mà bạn
cảm thấy giảng hay, dễ hiểu và muốn theo học. Từ đó, sinh viên không phải học cố định
trong một lớp, giúp sinh viên cảm thấy được tôn trọng, không gò bó, và mong muốn được
đến trường để tiếp thu kiến thức, giao lưu, gặp gỡ với nhiều bạn bè hơn.
Tuy nhiên, quy trình đăng ký tín chỉ theo giờ như thế này cũng là một điều trở ngại
cho các bạn sinh viên tích lũy được ít tín chỉ. Các sinh viên phải đăng ký sau sẽ gặp tình
trạng như hết lớp mà mình muốn đăng ký học, nên phải đăng ký lớp khác, thầy cô khác dạy
không theo ý muốn, không đúng với dự kiến ban đầu, trong khi tiền bỏ ra để học môn đó
vẫn như vậy; hơn thế nữa, một số sinh viên phải nhờ cố vấn học tập làm đơn xin ép cứng để
được học các học phần trong kỳ tiếp theo; hay tình trạng quá nhiều sinh viên đã đăng nhập
vào web trường, và khi đến lượt mình đăng ký thì web trường bị sập, phải chờ đợi trong

21
thấp thỏm... Tất cả điều này gây ra sự hoang mang, lo lắng, tạo cảm giác tiêu cực cho sinh
viên, gây ra ảnh hưởng xấu, ấn tượng không tốt về phía Nhà trường.
[3] Quy trình giảng dạy
Sau khi tổ chức đăng ký học thành công cho các sinh viên, nhà trường tiến hành việc
giảng dạy. Kế hoạch giảng dạy được nhà trường chia thành 9 tuần liên tiếp, giảng viên tiến
hành tổng kết điểm và đưa lên hệ thống vào tuần thứ 10.
Quy trình giảng dạy bao gồm 2 bộ phận:
Bộ phận trực tiếp Bộ phận gián tiếp
Giảng viên
Nhân viên vệ sinh
Giám thị
Nhân viên kĩ thuật
Nhân viên bảo vệ

 Đây là quy trình cung ứng dịch vụ chính của Trường. Nhìn chung, quy trình khá đơn
giản, được lặp đi lặp lại và duy trì tốt ở các kỳ học. Giảng viên tiến hành giảng dạy theo tiến
độ và kế hoạch đào tạo đã được duyệt. Trong các kỳ học, nhà trường thường làm khảo sát
đánh giá chất lượng môn học, chất lượng giảng viên nhằm lắng nghe ý kiến, phản hồi của
sinh viên, từ đó đưa ra các phương pháp cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp.
Trong 2 năm gần đây, do tình hình dịch Covid căng thẳng và kéo dài, nhà trường đã
kịp thời triển khai phương pháp giảng dạy online để sinh viên có thể đảm bảo an toàn về sức
khỏe mà vẫn được học tập đúng timelines. Tuy nhiên, nhà trường cũng như các giảng viên
chưa thể kiểm soát được lớp học một cách triệt để, nhiều học sinh “treo máy” rồi làm việc
riêng; đường mạng chập chờn dẫn đến sinh viên không thể tiếp thu được hết kiến thức mà
giảng viên truyền đạt, nhiều môn học bị cắt bớt giờ, một số môn học yêu cầu sinh viên tự
học trên Elearning,... Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập cũng như chất lượng
đầu ra của sinh viên sau này.
[4] Quá trình thi cử
 Với châm ngôn “học thật thi thật”, quy trình thi cử được Đại học Thăng Long thực
hiện nghiêm ngặt, giám thị coi thi với thái độ nghiêm túc, đảm bảo công bằng cho toàn bộ
sinh viên. Mỗi phòng thi luôn có 2 giám thị tiến hành kiểm tra mã sinh viên, nhắc thí sinh
cất tài liệu, tắt nguồn điện thoại,  nhắc lại quy chế thi cho sinh viên nắm rõ để không vi
phạm,... khiến khích, động viên thí sinh bình tĩnh để làm bài, thông báo thời gian còn lại để
làm bài thi. Với những môn thi cần làm trên máy tính, trường luôn cử các nhân viên kỹ
thuật túc trực ngoài phòng thi, để khi xảy ra sự cố thì các nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ,
khắc phục. Nhìn chung, quy trình thi cử đang được trường Đại học Thăng Long thực hiện
rất tốt.
[5] Quy trình chuyển ngành, học 2 ngành, bảo lưu, thôi học
22
5.1. Chuyển ngành, học 2 ngành
Quy trình chung của việc chuyển ngành, học 2 ngành: Nhà trường thông báo về việc
tiếp nhận sinh viên chuyển ngành, học hai ngành trên trang web và fanpage kèm theo mẫu
chuyển ngành, học hai ngành. Sinh viên có nguyện vọng chuyển ngành (học 2 ngành), thỏa
mãn các điều kiện trên tải mẫu về, điền thông tin; sau đó nộp đơn tại Phòng tiếp sinh viên,
nộp lệ phí tại Phòng tài chính kế toán là hoàn tất thủ tục. Thông tin ngành mới (ngành thứ 2)
sẽ được cập nhật vào kỳ học tiếp theo
5.2. Nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập
Quy trình bảo lưu kết quả học tập: Sinh viên nộp đơn bảo lưu kết quả học tập và hồ sơ
đính kèm tại Phòng tiếp sinh viên, nộp lệ phí tại phòng Tài chính kế toán là hoàn tất thủ tục.
Phòng tiếp sinh viên tiếp nhận hồ sơ, gửi về phòng công tác sinh viên để xử lý.
Có thể thấy, quá trình chuyển ngành, học 2 ngành, bảo lưu kết quả học tập được nhà
trưởng xử lý dễ dàng, nhanh gọn, giúp sinh viên có thể dễ dàng thực hiện được.

.5.6. Con người


.5.6.1. Đội ngũ cán bộ - giảng viên
Trường quy tụ 240 giảng viên cơ hữu, trong đó có 13 giáo sư, 17 phó giáo sư, 23 tiến
sĩ, 124 thạc sĩ. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, trường còn ký hợp đồng thỉnh giảng với
177 giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học có uy tín lớn. Đội ngũ cán bộ, giảng viên có
năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Hội đồng Khoa học của trường bao
gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành của nhiều lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
và nhân văn, khoa học sức khỏe, khoa học về công nghệ thông tin và máy tính, kinh tế –
quản lý…đảm bảo chất lượng nghiên cứu, giảng dạy của trường.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường hầu hết đều có tuổi đời trẻ, có năng lực, nhiệt
tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; biết lắng nghe, thấu hiểu, giải đáp thắc mắc của sinh
viên kịp thời.
Qua đây, ta có thể hình dung ra một Trường Thăng Long với đội ngũ giảng viên uy tín, chất
lượng, hứa hẹn những buổi học vui vẻ, năng động, hợp thời đại kèm theo nguồn kiến thức
dồi dào.
Bên cạnh đó, trong thời đại 4.0 này, đặc biệt là 2 năm học online vì dịch bênh Covid, 
một số thầy cô chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ nên còn gặp nhiều khó khăn khi dạy
học, tốn nhiều thời gian để mở lớp, khó quản lý được lớp dẫn đến học sinh “nói leo” trong
lớp, làm ảnh hưởng tới chất lượng buổi học, gây mất tập trung đối với sinh viên khác…
Phần nhỏ này cũng gây  ảnh hưởng xấu tới danh dự của giảng viên của như uy tín của nhà
trường, từ đó đòi hỏi Nhà trường cần đề xuất những phương pháp thay đổi cách thức giảng
dạy, hoặc bồi dưỡng thêm những khóa học về máy tính chuyên sâu cho giảng viên.

23
.5.6.2. Đội ngũ nhân viên
Trường Đại học Thăng Long sở hữu lượng nhân viên dồi dào bao gồm: nhân viên kỹ
thuật, nhân viên hành chính, nhân viên lễ tân, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh, ...(nhân
viên bếp trong canteen). Tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình giảng dạy, nhưng đây là
một nguồn lực không thể thiếu trong trường, họ luôn làm tốt các nhiệm vụ được giao, ứng
xử phù hợp trong môi trường giáo dục, đảm bảo các sinh viên được sống và học tập tại nơi
an toàn, sạch sẽ và hiệu quả.

 Nhân viên kỹ thuật: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm trong việc duy trì cấu trúc máy
móc, thiết bị, hệ thống trong lớp học. Họ luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn kịp
thời sửa chữa các thiết bị khi giảng viên cần.
 Nhân viên lễ tân: Trường Đại học Thăng Long luôn bố trí 2 nhân viên lễ tân tại sảnh
ở Tầng 1. Các chị luôn cười tươi, niềm nở và nhiệt tình trả lời thắc mắc của sinh viên,
trả lại đồ sinh viên thất lạc,...
 Nhân viên bảo vệ: Chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh và trông giữ phương tiện đi lại
cho sinh viên. Các chú bảo vệ của trường thực hiện khá tốt về vấn đề an ninh, trường
hầu như không xảy ra đánh nhau hay xô xát, mất xe,... Tuy nhiên, một vài bảo vệ làm
việc liên tục dưới thời tiết 40 độ C thì việc cáu gắt là không tránh khỏi. Đã có nhiều sinh
viên phàn nàn về thái độ gắt gỏng của nhân viên bảo vệ trên các trang mạng xã hội của
trường hiện nay.
 Nhân viên vệ sinh: Các bác nhân viên vệ sinh của trường luôn làm tròn trách nhiệm
của mình tại trường. Họ luôn dọn dẹp sạch sẽ sáng bóng các hành lang, các sảnh, các
lớp học, nhà vệ sinh,.. Giữ hình ảnh trường Đại học Thăng Long sạch sẽ, tươi mới, thơm
tho; khác biệt với các trường khác hiện nay.
.5.7. Bằng chứng hữu hình
Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường có cơ sở vật chất được đầu tư
thiết kế, xây dựng hiện đại. Trường được xây dựng trên diện tích khuôn viên hơn 33.598
mét vuông trên đường Nghiêm Xuân Yêm – phường Đại Kim – quận Hoàng Mai – Hà Nội.
Trường được đánh giá là trường đại học đẹp nhất tại thành phố Hà Nội với “Hệ thống kiến
trúc thay đổi tư duy”.
Tổ hợp đô thị đại học: “Chúng tôi thiết kế một tổ hợp đô thị đại học - nơi đáp ứng mọi nhu
cầu sinh hoạt, học tập, làm việc, giao tiếp xã hội, hoạt động ngoại khóa, thể thao cho sinh
viên trong một ngày trọn vẹn”
Mọi không gian trong trường đều tạo cảm hứng và năng lượng tích cực cho sinh viên
học tập và làm việc hiệu quả
 Phòng tự học Self-Study: Để tạo một môi trường học tập thoải mái, hiệu quả, phù
hợp với thực tiễn, nhà trường đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 5 phòng tự
học tại các sảnh của nhà học chính và một khu vườn sinh viên lãng mạn.

24
 Thư viện: Thư viện Trường Đại học Thăng Long được trang bị hệ thống phần mềm
quản lý thư viện chuyên nghiệp. Toàn bộ hệ thống sách được mã hóa bằng tem từ và
kiểm soát hoàn toàn tự động. Cổng an ninh check in-out cho phép đảm bảo an ninh
tốt nhất cho tài nguyên của Thư viện. Việc kết nối dữ liệu với Thư viện Quốc gia và
một số thư viện trên thế giới cho phép người đọc có thể khai thác những nguồn tài
nguyên rất lớn phục vụ công tác học tập và giảng dạy.

 Rèn luyện thể chất: Với mục tiêu giáo dục toàn diện Tri thức – Thể chất – Tinh
thần, Trường đã đầu tư xây dựng một khu thể thao hiện đại gồm 1 sân bóng rổ, 2 sân
cầu lông, 1 sân bóng chuyền, 1 đường chạy 50m 4 làn, 1 phòng tập bóng bàn, 1
phòng tập trong nhà đa năng dành cho các môn thể dục hình thể..

25
Sinh viên không chỉ học tập trên lớp mà còn có thể tự học, nghỉ ngơi ở những nơi khác
trong khuôn viên trường như canteen. Nhà ăn của Trường có quy mô 3 tầng, 1400 m2 sàn,
có thể phục vụ cùng lúc nhiều người, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và tiêu chuẩn vệ sinh.

- Là ngôi trường có cơ sở vật chất hiện đại:


+ Toàn bộ các khối nhà trong trường được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm sử dụng
cho tất cả phòng học, phòng làm việc với hệ thống điều khiển thông minh vận hành tự động.
+ Trường trang bị hệ thống thông tin liên lạc và mạng máy tính theo tiêu chuẩn Châu u với
gần 1000 máy tính, hệ thống server mạnh, đường truyền cáp quang đảm bảo một cách hoàn
hảo cho các chương trình đào tạo từ xa và hội thảo trực tuyến.
+ Nằm ngay cạnh khối hội trường là khu vực 2 giảng đường, với diện tích mỗi giảng đường
gần 350m2, đáp ứng được nhu cầu học tập cho gần 450 sinh viên trong những môn học cần

26
tập trung số lượng lớn. Điều này đặc biệt thích hợp với việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ của
trường.
+ Hệ thống chiếu sáng linh hoạt cùng với hệ thống âm thanh, hình ảnh hiện đại giúp cho
việc giảng dạy và học tập trở nên vô cùng thú vị. Khu vực sảnh chính kết hợp với sân khấu
ngoài trời đã trở thành sân chơi hấp dẫn cho các bạn trẻ sau những giờ học tập căng thẳng.
+ Hội trường Tạ Quang Bửu với gần 600 chỗ ngồi được trang bị hệ thống âm thanh và thiết
bị kỹ thuật hoàn hảo có thể đáp ứng được mọi nhu cầu học tập, giảng dạy và hoạt động
ngoại khóa. Hệ thống đường truyền internet băng thông rộng cho phép truyền hình, hội thảo
trực tuyến chuẩn HDTV. Ngoài ra, hệ thống âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp và hệ thống
trình chiếu với màn chiếu 300 inch cho phép tổ chức những chương trình biểu diễn lớn và
chiếu phim chất lượng cao.
- Học tập kết hợp ứng dụng thực tế: Đại học Thăng Long cam kết đảm bảo cho mọi
sinh viên luôn tiếp cận với cơ sở vật chất và trang thiết bị thức thời nhất, phù hợp nhu cầu
của thị trường lao động trong xã hội 4.0 hiện đại.
Phòng học kiểu mới “đa-zi-năng”

Bắt đầu từ năm 2017, Đại học Thăng Long đưa vào ứng dụng những lớp học kiểu mới, được
xem là hệ thống phòng học thông minh. Phòng học thông minh tại Đại học Thăng Long
được thiết kế tối giản với ghế đa năng tích hợp bàn học có thể dễ dàng thay đổi theo nhiều
cấu trúc. Phòng học thông minh xóa bỏ khoảng cách giữa thầy và trò; cho phép sinh viên tự
do trao đổi với giáo viên và rèn luyện team-work theo nhiều mô hình: làm việc đôi, làm việc
nhóm, đối kháng đôi, đối kháng nhóm, vòng tròn, đội hình chiến thuật…; giúp sinh viên có
thể sáng tạo, chủ động trong học tập và làm việc.

Phòng thực tập điều dưỡng tiêu chuẩn Bộ Y tế

Đại học Thăng Long thiết kế những phòng thực tập điều dưỡng, với hệ thống trang thiết bị
theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo đầy đủ giường bệnh và mô hình bệnh nhân mô phỏng;
tạo điều kiện cho sinh viên Khoa Khoa học sức khỏe thực tập ngay tại trường.

Tầng thực tập nhà hàng, khách sạn

Để tạo nên một môi trường thực hành mang tính ứng dụng thực tiễn; chúng tôi thiết kế tổ
hợp Nhà hàng - Khách sạn với tiêu chuẩn 5 sao dành cho sinh viên Khoa Quản trị Du lịch –
Lữ hành thực hành nghề ngay tại trường. Bên cạnh đó, Đại học Thăng Long còn có hệ thống
khách sạn tiêu chuẩn 5 sao phục vụ tiếp đón các vị khách mời, chuyên gia, đoàn trao đổi
sinh trong và ngoài nước.
27
Trung tâm thực hành tài chính và Ngân hàng giả lập Core Banking

Đại học Thăng Long là một trong số ít các trường ở Việt Nam xây dựng và đưa vào sử dụng
trung tâm tài chính: thực hành Ngân hàng - Chứng khoán theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung
tâm tài chính sử dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu bản quyền, cập nhật liên tục bởi công ty
VietVictory, giúp cho sinh viên Khoa Kinh tế - Quản lý thực hành phân tích dữ liệu, nghiên
cứu chuyên sâu. Trường cung cấp các phần mềm quản trị danh mục đầu tư ảo, phần mềm
chứng khoán ảo, phần mềm giả lập doanh nghiệp, phần mềm Core Banking,... để phục vụ
học và thực hành cho các môn học như: Ngân hàng thương mại, Thanh toán quốc tế, Thị
trường chứng khoán, Kế toán, Quản trị danh mục đầu tư, Hệ thống thông tin doanh nghiệp,
E-marketing… ở các ngành học Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh,
Marketing. Nơi đây còn là cầu nối với các doanh nghiệp, cho phép các chuyên gia đến
nghiên cứu và làm việc.
Hệ sinh thái học m nhạc ứng dụng

Tại Khoa m nhạc Ứng dụng, Trường thiết kế hệ sinh thái giúp các sinh viên học tập đa
dạng, từ luyện thanh, chơi nhạc cụ, biểu diễn trên sân khấu đến sản xuất âm nhạc. Các em sẽ
được học sản xuất âm nhạc trên nền tảng thiết bị máy tính iMac cài đặt các phần mềm
chuyên nghiệp phục vụ cho việc học và sản xuất nhạc. Đây là những phần mềm cập nhật
nhất để sinh viên có thể tự biên tập âm nhạc; nhờ đó, sau khi tốt nghiệp các bạn không chỉ
trở thành ca sĩ mà còn có cơ hội trở thành nhạc sĩ, producer, DJ, dancer… chuyên nghiệp.
28
Ngoài ra, Trường ĐHTL còn có các phòng như Phòng thực hành quay phim chụp ảnh,
Trường quay Thăng Long Studio để tạo điều kiện cho sinh viên ngành Truyền thông đa
phương tiện được thực hành ngay tại trường.

Tuy nhiên, hiện nay, Trường Đại học Thăng Long chưa trang bị được hệ thống Camera An
ninh ở một số khu vực như nhà để xe, Self-study, các lối đi tại các tầng học,… gây ra các
trường hợp lạc đồ, mất đồ không đáng có giữa các sinh viên; làm mất đi uy tín, ảnh hưởng
không tốt tới danh tiếng của các sinh viên trong trường nói riêng và trường Đại học Thăng
Long nói chung.

Nguồn:
https://thanglong.edu.vn/node/35
https://thanglong.edu.vn/sites/default/files/2020-08/quydinhdaotao_namhoc2019-2020.pdf
https://dangkyhoc.thanglong.edu.vn/DangKyHoc/DangKiHoc.aspx
http://www.dhthanglong.net/dai-hoc-thang-long
https://toc.123docz.net/document/428808-1-gioi-thieu-tong-quan-ve-truong-dai-hoc-thang-
long.htm

https://infonet.vietnamnet.vn/the-thao/dai-hoc-thang-long-dai-thang-tai-giai-vug-ha-noi-
186787.html
https://kenh14.vn/doi-song/dai-hoc-thang-long-khong-can-sang-chanh-van-dep-ngat-ngay-
20150905035130326.chn
https://thanglong.edu.vn/gioi-thieu#:~:text=Đại%20học%20Thăng%20Long%20là,nhất
%20dành%20cho%20sinh%20viên.
http://ctsv.vnua.edu.vn/top-100-truong-dai-hoc-dang-hoc-nhat-viet-nam-462.html

29
 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH MARKETING MIX CHO MÙA TUYỂN
SINH 2022
Sau gần 35 năm thành lập và phát triển, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu
của
trường Đại học Thăng Long trong giai đoạn 2021-2022 đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ: tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu và mô hình thương hiệu mà nhà trường xác định
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của trường trong tương lai. Cơ sở
vật chất được quan tâm đầu tư và đổi mới, được đánh giá là hiện đại, hỗ trợ tốt cho hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cả giảng viên cũng như sinh viên trong trường.
Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại như: Công tác định vị thương hiệu chưa bài bản.
Hình ảnh định vị chưa tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng.Hệ thống nhận diện
thương hiệu chưa đầy đủ,làm giảm hiệu quả nhận diện và khắc hoạ hình ảnh thương hiệu
của trường trong mắt công chúng. Chương trình đào tạo tuy được xây dựng theo hướng
mở,nhưng hoạt động xác định nhu cầu đào tạo để thiết kế chương trình học chưa được
thực hiện nghiêm túc vì vậy chương trình đào tạo vẫn nặng lý thuyết,thiếu sự liên hệ
thực tiễn.Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo còn chưa khoa học,nhiều hạn chế trong
việc áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào việc xử lý các quy trình,dẫn tới có sự
chồng chéo về trách nhiệm giữa các phòng ban và các khoa.Hoạt động quảng bá thương
hiệu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa phát triển.
Mức độ liên kết với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước,các doanh nghiệp
còn lỏng lẻo,hạn chế các cơ hội nâng cao trình độ của cả giảng viên cũng như sinh viên
trong trường.
Từ kết quả của phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát triển
thương hiệu của trường ĐTHL,tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiên công
tác xây dựng và phát triển thương hiệu của trường trong thời gian tới.
3.3.1.Những lợi thế
-Chương trình đào tạo đa dạng,có mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể,có kết cấu hợp lý,
được thiết kế một cách tổng thể,đảm bảo quy
trình xây dựng chặt chẽ,thường xuyên được
cập nhật,đổi mới.
.Giá cả đào tạo nhìn chung được định giáở
mức thấp hơn so với các trường đại học đầu
ngành khác,với các trường đại học có cùng
ngành đào tạo và với quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

30
Địa điểm đặt trường thuận tiện cho việc
giao thông,đi lại tuy nhiên hơi xa trung tâm so
với các trường đầu ngành khác.
-Đã và đang đa dạng hóa các hình thức và
phương thức đào tạo,mở rộng mạng lưới kênh
phân phối đi khắp miền Bắc,miền Trung,mở
rộng ra cả Quốc tế.
-Các công cụ xúc tiến đã được vận dụng
triệt để nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh
của trường và gia tăng sự chúýcủa thí sinh và
các đối tượng liên quan.
-Đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng
để thực hiện các chương trình đào tạo và
nghiên cứu khoa học,nhiều GV trẻ đã và đang
được đào tạo chuyên môn,nghiệp vụởtrong
và ngoài nước.Thái độ phục vụ của công nhân
viên trong toàn trường đối với sinh viên nhìn
chung được đánh giá tốt.
Chú trọng ưu tiên nguồn lực cho đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ ngày
càng tốt hơn công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học.
3.3.2.Những hạn chế
Một số ngành/chương trình đào tạo chính
hay truyền thống của Trường lại rất ít hay
không tuyển được thí sinh như ngành Chế biến
lâm sản,Công thôn,Khuyến nông.Một số
ngành mới mở ra nhưng cũng chưa thu hút được
sinh viên như các chương trình chất lượng cao.
-Các hình thức đào tạo ngắn hạn còn chưa
nhiều,đặc biệt là các khóa đào các kỹ năng
mềm cho sinh viên còn chưa nhiều.
-Trường hiện nay mới chỉ sử dụng phương
thức đào tạo trực tiếp,chưa có thực hiện đào
tạo từ xa qua các phương tiện nghe nhìn.
Một số GV(chủ yếuởcác môn khoa học
cơ bản)còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và
31
tin học.
Trụ sở chính của Trườngởđịa điểm xa
trung tâm là một điểm trừ trong việc thu hút
người học.
Việc xây dựng website của Nhà trường còn
đơn giản và chưa thực sự hấp dẫn người xem.

.1. Chương trình truyền thông Marketing


.1.1. Bối cảnh
Việc giao nhiều hơn quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng bắt đầu
từ mùa tuyển sinh năm 2015 - 2016, đã góp phần làm cho thị trường giáo dục nóng lên và
có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Theo đó, các trường đại học bắt đầu quan tâm đến chiến lược
marketing giáo dục. Điều này giúp nhà trường tuyển sinh và đào tạo các chương trình học
gắn với nhu cầu thực tế xã hội, qua đó giúp sinh viên và nhà tuyển dụng hiểu về mục tiêu,
chất lượng, môi trường học tập và danh tiếng của nhà trường, từ đó giúp họ có các quyết
định đúng đắn trong việc lựa chọn trường đại học, ngành học phù hợp với nhu cầu. Chính vì
vậy, trường Đại học Thăng Long cần phải có một chương trình truyền thông phù hợp với sự
thay đổi và phát triển của xã hội.
So với các chiến dịch quảng cáo ngành Giáo dục truyền thống, Digital Marketing đang
là phương án chiến lược Marketing được nhiều trường lựa chọn để triển khai các chiến dịch
của mình. Có thể kể đến một số lý do như sau:
 Thí sinh tiềm năng thường sử dụng Internet để tìm hiểu trường, khóa học.
 Thí sinh có xu hướng sử dụng các mạng xã hội hơn là các phương tiện truyền thông
truyền thống.
 Hiệu quả của các quảng cáo trên Internet và social media được đánh giá cao hơn.
 Phụ huynh thường dựa vào các thông tin, hình ảnh trên website của trường để đánh
giá.
 Những hình ảnh của trường trên website được xem là một trong những tiêu chí đánh
giá của học viên.
 Thủ tục đăng ký nhập học cũng được thực hiện online thông qua website của trường.
(Trong giai đoạn đại dịch Covid-19)
Từ chính những lý do này, nhóm khẳng định vững chắc việc có một chiến lược
Markting tốt sẽ chính là giải pháp giúp tiếp cận tốt được lượng khác hàng mục tiêu và tạo
được nhiều tiếng vang cho tuyển sinh năm 2022 tại trường Đại học Thăng Long.

32
.1.2. Mục tiêu truyền thông và định vị dịch vụ
Nhóm thực hiện xác định mục tiêu làm chương trình Marketing cho mùa tuyển sinh
2022 theo phương pháp phân tích SMART:
 S : Mở rộng độ nhận biết của học sinh khối lớp 12 và phụ huynh có con đang trong
quá trình chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc Gia về Trường Đại học Thăng Long.
Từ đó tuyển sinh với chất lượng đầu vào tốt nhất theo đúng sứ mạng “cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập quốc tế của đất nước”.
 M : Sau chiến dịch sẽ thống kê bằng cách điều tra lượt xem và truy cập website liên
quan đến chiến dịch, lượng người đọc bài viết, lượt nhấn vào xem các bài đăng liên
quan trên các trang mạng chính thức cũng như ấn phẩm của nhà trường. Lượt tương
tác và lượt thích với fanpage chính thức của trường Đại học Thăng Long trên các nền
tảng như Facebook, Youtube,...
 A : Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, trường Đại học Thăng Long cũng đã luôn nỗi lực
để lan tỏa và phát triển hình ảnh của thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu. Kết
hợp với những giải pháp truyền thông số chắc chắn có thể mở rộng độ phủ sóng của
chiến dịch.
 R : Khi tăng được độ nhận diện với thương hiệu, đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ
có thêm cân nhắc về việc đưa ra nguyện vọng. Mục đích cuối cùng là để các bạn học
sinh lựa chọn trường Đại học Thăng Long là nơi đào tạo đại học chính quy.
 T : Chiến dịch sẽ được thực hiện trong vòng 3 tháng cho tới khi hoàn thành quá trình
tuyển sinh.
.1.3. Thông điệp
Thông điệp truyền tải đến đối tượng mục tiêu phải thể hiện rõ được mục đích của chiến
dịch. Câu slogan phải cho thấy nhà trường đang trong quá trình tuyển sinh, ngoài ra để tăng
mức độ ấn tượng và hấp dẫn có thể sử dụng những câu nói trending trên các trang mạng xã
hội để thể hiện sự năng động, trẻ trung, bắt trend kịp thời của nhà trường. Nhóm đề xuất câu
slogan là: “TLU không ngại tuyển sinh, TLU chỉ cần có lí do thôi”
Hình ảnh đề xuất làm slogan tuyển sinh:

33
.1.4. Công cụ truyền thông
.1.4.1. Quảng cáo
Hiện nay chúng ta có một phương tiện quảng cáo và truyền thông quan trọng đó chính
là trang Website của trường. Để quảng cáo thực sự mang lại hiệu quả trong việc thu hút tệp
khách hàng mới đòi hỏi chúng ta cần tối ưu hóa lại Web. Đảm bảo rằng website tương thích
với mọi loại thiết bị như máy tính, laptop, điện thoại, ipad,... Ngoài những thông tin về quy
chế tuyển sinh và giới thiệu ngành học, cần thiết kế các cửa sổ để quảng cáo về Đại học
Thăng Long thông qua các cựu sinh viên đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực khác nhau;
Gương người tốt việc tốt, hình ảnh khen thưởng của những cá nhân xuất sắc,... Cập nhật
một mục riêng về hoạt động ngoại khóa để cập nhật tình hình hoạt động của các câu lạc bộ
trong trường, các hoạt động ngoại khóa thường niên,...
Đẩy mạnh quảng cáo từ khóa (Google adswords), trả phí để thông tin về ngành học,
trường học được đẩy lên đầu khi khách hàng nhấp tìm kiếm các từ khóa như “Tuyển sinh
đại học”, “trường đào tạo ngành Marketing, Truyền thông đa phương tiện,...”, “Trường đại
học Hà Nội”,... Kết hợp chạy quảng cáo Facebook các bài viết về tuyển sinh đại học chính
quy của fanpage chính thức Thang Long University.
Để bắt kịp với thời đại công nghệ số hay đơn giản là để tiếp cận với thế hệ genZ, nhóm
đề xuất trường mở một tài khoản TikTok để dễ dàng truyền tải thông tin đến một lượng lớn
khách hàng mục tiêu. Hiện tại, Tiktok là nền tảng chia sẻ video lớn nhất trên thế giới, thu
hút hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Các video sẽ được sản xuất bởi chính các
sinh viên TLU từ các ngành như Truyền thông đa phương tiện, Marketing,... Bộ phận quan
hệ công chúng của trường sẽ kiểm soát nội dung và chờ duyệt trước khi được đăng tải

34
video. Nội dung sẽ xoay quanh về hoạt động thường ngày của sinh viên TLU. Trong giai
đoạn tuyển sinh, có thể làm các nội dung liên quan đến việc định hướng chọn ngành, các
ngành tại trường sẽ được học như thế nào, thực hành thực tế ra sao, hay đơn giản là Vlog
một ngày học tập tại TLU,... Những video có nội dung truyền tải ngắn gọn, hấp dẫn với
nhiều cách thể hiện độc đáo và hài hước, phụ trợ phần kịch bản gây cười sẽ là điểm cộng
giúp video dễ dàng lên xu hướng và tiếp cận được với hàng triệu người trên cả nước.
Trường có thể dùng tài khoản TikTok như một kênh để quảng cáo về ngành học, cơ sở vật
chất, chương trình đào tạo, thông tin tuyển sinh,...
.1.4.2. Quan hệ công chúng
Đây thực sự là một công cụ truyền thông có giá trị cao trong việc xây dựng và lan
truyền hình ảnh thương hiệu trường Đại học Thăng Long bởi tính khách quan của các thông
tin mà hoạt động này mang lại cho trường. Về bản chất, Quan hệ công chúng là việc quản lý
truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau trong nội
bộ của tổ chức và giữa một tổ chức với công chúng của họ. Từ đó mà tạo ra hình ảnh tốt
đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ của công chúng với tổ chức và cá nhân
theo hướng có lợi nhất. Để xây dựng được mối quan hệ công chúng tốt đẹp, nhóm đề xuất
công cụ chính đó là tổ chức sự kiện và quan hệ cộng đồng.
Tổ chức sự kiện là cách thức thu hút sự chú ý và tranh thủ tình cảm của dư luận xã hội,
nâng cao danh tiếng và uy tín của trường Đại học Thăng Long trong xã hội. Nhóm đề xuất
khởi động lại ngày hội Open’s Day – một ngày hội thường niên của trường Thăng Long. Sự
kiện sẽ được diễn ra theo bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn một, trong giai đoạn trước khi bước vào kì thi Đại học, trường đề xuất các
sinh viên thuộc các khối ngành như Marketing, truyền thông, các sinh viên thuộc câu lạc bộ
tình nguyện quay trở về trường trung học phổ thông, theo nhóm từ 3-5 người xin phép sự
đồng ý của ban giám hiệu để gửi tờ rơi về thông tin tuyển sinh cũng như giấy mời tham gia
ngày hội Open’s Day đến các bạn học sinh có nguyện vọng đăng kí trường Đại học Thăng
Long. Để đảm bảo số lượng và khuyến khích sinh viên tham gia chiến dịch, nhà trường nên
đề xuất việc cộng điểm chuyên cần cho các sinh viên khi tham gia chiến dịch này. Không
giới hạn trường và địa điểm, chỉ cần lên danh sách đủ số lượng sinh viên đã từng là học sinh
của các trường cấp ba đó. Giấy mời sẽ bao gồm một đường link hoặc mã QR dẫn đến
fanpage chính thức của trường và tiến hành điền form tham gia ngày hội theo mẫu đã được
ghim trên đầu trang. Giấy mời cũng sẽ được đăng trên trang Facebook và Website chính
thức của nhà trường để đảm bảo thông tin đến được với tất cả các bạn học sinh đang chuẩn
bị bước vào kì thi đại học và có hứng thú với ngôi trường Đại học Thăng Long.
Giai đoạn hai, tiến hành lọc phiếu điền form. Lọc ra những đơn điền đúng thông tin,
xác minh đúng Họ tên, CCCD, trường đang theo học và số điện thoại. Sau khi chốt đủ số
lượng (dự kiến 1000 học sinh đến từ các trường trung học phổ thông trên cả nước, đặc biệt
35
tại địa bàn Hà Nội), gửi email xác nhận đăng kí tham gia thành công đến từng học sinh điền
đúng đơn đăng. Dự tính ngày hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, mỗi ngày tiếp đón 200 – 400 bạn
học sinh. Chia lịch theo hệ thống, ưu tiên các bạn đến từ cùng một trường tham gia cùng
ngày, trong email xác nhận đã bao gồm ngày tham gia sự kiện.
Giai đoạn ba, sự kiện sẽ được diễn ra sau kì thi THPT để các bạn có tâm lí thoải mái
nhất. Vào ngày diễn ra ngày hội, các bạn học sinh sẽ được chia nhỏ để đi tham quan một
vòng quanh các phòng học, cơ sở vật chất của trường do các anh chị sinh viên đến từ ngành
Du lịch dẫn đoàn. Tại sảnh tầng 1 là tầng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, bức họa hay
bức ảnh xuất sắc từ các sinh viên TLU. Tại khu mái vòm sẽ là khu bán đồ ăn, đồ lưu niệm,...
của các câu lạc bộ đang hoạt động trong trường. Sau giờ tự do tham quan, các bạn sẽ được
tập trung tại hội trường lớn và thưởng thức những tiết mục ca nhạc kịch đến từ các câu lạc
bộ, các sinh viên đến từ khoa hát – nhạc trường Đại học Thăng Long. Tóm lại, ngày hội
Open’s Day chính là một cơ hội để các bạn học sinh có cái nhìn rõ nét hơn về các hoạt động
hay dịch vụ mà trường cung cấp. Trong thời gian diễn ra ngày hội, Trường Đại học Thăng
Long sẽ tổ chức cuộc thi “V-log ấn tượng” bằng cách những thành viên tham gia có thể
quay lại những đoạn video ngắn về một ngày tại TLU hoặc những video có liên quan đến
ngày hội Open’s Day và đăng tải video trên các nền tảng Tiktok có gắn hastag
#OpendayTLU. Điều này giúp lan truyền tích cực hình ảnh năng động, tươi vui khi được trở
thành sinh viên tại trường
Giai đoạn bốn, Trường sẽ trao giải cho video có lượt xem và lượt thích cũng như đánh
giá cao từ ban giám khảo. Phần thưởng sẽ là tiền mặt với các giải như Video được nhiều
lượt thích nhất, Video được nhiều lượt xem nhất, Video ấn tượng nhất,... Các giải thưởng sẽ
được công bố trên trang Fanpage chính thức của trường Đại học Thăng Long.

.1.5. Nguồn lực


Về nhân lực, Bộ ban quan hệ công chúng cùng với sinh viên của trường là những
người trực tiếp tham gia vào quá trình vận động chiến dịch tuyển sinh. Đặc biệt trong chiến
dịch ngày hội Open’s Day, đòi hỏi sự tham gia của các câu lạc bộ đang hoạt động trong
trường.
Về ngân sách, sự kiện tuyển sinh là một sự kiện quan trọng trong việc lựa chọn những
sinh viên chất lượng nhất đồng thời cũng là để nâng tầm vị thế, nâng cao hình ảnh thương
hiệu của nhà trường với công chúng. Chính vì vậy, nhà trường cần dự trù một khoản kinh
phí khá lớn cho toàn bộ quá trình tuyển sinh

.1.6. Đánh giá, kiểm soát truyền thông


Sau khi sự kiện được diễn ra, nhà trường tiến hành lấy ý kiến phản hồi những bạn
tham gia vào ngày hội của trường bằng cách điền đơn online. Đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng và ghi nhận những điểm chưa tốt và cải thiện.
36
Đánh giá lượt truy cập fanpage cũng như lượt sử dụng hastag liên quan đến chiến dịch.
So sánh số đơn nguyện vọng đăng kí với các năm trong đợt tuyển sinh thứ nhất cũng như
điểm số trung bình đầu vào có cao hơn năm mọi năm hay không. Nếu lượt truy cập và độ
phủ sóng trên các diễn đàn cao thì chứng tỏ chiến dịch đã thành công phần nào đưa hình ảnh
thương hiệu của trường Thăng Long gần hơn với công chúng.

.2. Bằng chứng hữu hình


Để chào đón một mùa tuyển sinh 2022 đầy trẻ trung, nhiệt huyết, sôi động và hoành
tráng, để lại nhiều ấn tượng với các tân sinh viên, nhóm đã đưa ra một vài đề xuất cho Bằng
chứng hữu hình của Nhà trường:
 Nhà trường tiến hành sơn lại trường, trang trí, trồng cây theo chủ đề tựu trường để
sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2022 - Đại học Thăng Long khoác chiếc áo mới, chào đón
các sinh viên mới.
 Về cơ sở vật chất của Đại học Thăng Long, như nhóm đã đề cập ở phần thực trạng,
hiện nay còn nhiều sinh viên phản ánh về việc thất lạc đồ, mất tài sản tại Trường. Vì vậy,
để giải quyết được triệt để việc này, nhóm đưa ra đề xuất Trường Đại học Thăng Long
nên thực hiện lắp đặt hệ thống Camera An Ninh cho các khu vực sinh hoạt chung của
sinh viên để tránh việc bị đánh cắp tài sản, hỗ trợ sinh viên tìm lại đồ thất lạc, trợ giúp
nhân viên bảo vệ trong việc trông giữ xe, và các phòng ban được đảm bảo an ninh tốt
hơn.
 Ngoài ra, Trường Đại học Thăng Long có thể tiến hành số hóa thẻ sinh viên cho toàn
bộ sinh viên của trường trong năm học 2022-2023. Hướng tới sự tiện lợi tối đa cho sinh
viên, Trường Đại học Thăng Long tiến hành phát thẻ sinh viên có tích hợp tài khoản ngân
hàng BIDV kèm mã QR riêng cho từng bạn. Tấm thẻ này được dùng để kiểm tra nhanh
thông tin khi sinh viên ra vào trường, điểm danh vào phòng thi, mượn sách trong thư
viện, trả tiền gửi xe, tiền mua đồ ăn trong canteen, nộp học phí,...Điều này sẽ có lợi cho
cả đội ngũ nhân viên, cán bộ, giảng viên trong trường và cả chính sinh viên đó. Rất nhiều
sinh viên than thở rằng họ quên mang ví đi học, hay quên mang theo có tiền lẻ để trả tiền
gửi xe cho Bác Bảo vệ… Khi có chiếc thẻ tích hợp này trong tay, sinh viên sẽ không phải
lo việc mình có đem theo tiền hay không, vì chỉ cần một lần “chạm” (một lần quét mã
QR), là bạn đã có thể thanh toán số tiền cần trả cho bữa trưa của mình tại canteen của
trường hoặc trả tiền vé xe rồi. Ngoài ra, thẻ tích hợp này vẫn hợp lệ nếu bạn muốn rút
tiền tại ngân hàng, dùng số tài khoản để chuyển tiền qua lại, hay nộp học phí cho
trường,... Không những thế, thẻ này còn có khả năng lưu giữ thông tin của sinh viên, giúp
cho công tác điểm danh, quản lý lớp học của giảng viên/cán bộ coi thi được rút ngắn
(sinh viên quẹt thẻ để được điểm danh vào lớp học/phòng thi, khi đó, máy quét sẽ nhận
diện được sinh viên đến lớp học vào giờ nào, có bị trễ giờ không). Tính năng lưu giữ

37
thông tin của sinh viên này còn được ứng dụng khi sinh viên mượn sách trong thư viện
của trường: Sinh viên chỉ cần đưa thẻ cho cô thủ thư, để cô thủ thư quét mã QR là có thể
mượn được sách cũng như trả sách. 
Minh họa Thẻ sinh viên tích hợp:

Minh họa mặt trước của thẻ

Minh họa mặt sau của thẻ


38
.3. Quy trình
Theo thông tư số 09 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả các
trường đều phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo trên trang
thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển
và chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án với Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT), nhà trường luôn công bố các chỉ tiêu tuyển sinh vào tầm tháng 3, tháng 4 tức vào
đầu năm nên tạo điều kiện rất nhiều cho học sinh xem xét và ứng tuyển phù hợp vào ngành
học mình mong muốn.
a) Đối với tuyển sinh đợt 1 cho hình thức đào tạo chính quy, công tác tuyển sinh theo lịch
tuyển sinh do Bộ GDĐT quy định;
b) Đối với tuyển sinh cho hình thức đào tạo khác, các trường có thể điều chỉnh Đề án tuyển
sinh trước ít nhất 45 ngày khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự tuyển.
Sau sự kiện tuyển sinh đợt 2 năm 2020 có một số sự cố nên Đại học Thăng Long đã
chú trọng hơn trong quy trình tuyển sinh từ đó không có quá nhiều bất cập trong việc tuyển
sinh. Thay vào đó thì nhận thấy hiện nay nhà trường đang dần khẳng định vị thế của mình
khi mở rộng đào tạo được nhiều ngành phong phú từ kinh tế, năng khiếu, ngôn ngữ, công
nghệ thông tin đến y học điều dưỡng,...cũng như đầu tư hơn vào cơ sở vật chất ngày càng
hiện đại, tiên tiến đã dần thu hút được học sinh đăng kí xét tuyển vào nhà trường. Trình độ
đào tạo cũng được cải thiện với châm ngôn học thật thi thật nên nhà trường có thể cân nhắc
nâng cao tiêu chí tuyển sinh, đặc biệt đối với phương thức xét tuyển theo học bạ. Học sinh
ngày nay được tiếp thu nền giáo dục tốt hơn, điểm xét tuyển thẳng nhà trường đưa ra còn
giữ mức khá thấp dù cho những năm trở lại đây, điểm sàn đã tăng lên đáng kể. Việc yêu cầu
cao hơn với năng lực học sinh sẽ giúp đại học Thăng Long có khả năng nâng lên làm đối thủ
cạnh tranh trực tiếp với hai đại học ngoài công lập hàng đầu là VinUni và Rmit.

.4. Con người


Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì chuyển đổi số trong giáo dục là xu
thế tất yếu. Đặc biệt, do tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là lựa
chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nền giáo dục của mỗi quốc gia khi mà khoảng
1,5 tỷ học sinh, sinh viên, trong đó có 90% học sinh các trường phổ thông, sinh viên các
trường đại học không thể trực tiếp đến trường học. Theo một số nghiên cứu đã công bố, đại
dịch Covid-19 giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn cầu khoảng từ 3 đến 7 năm. Đại
dịch Covid-19 đã thực sự làm cho quá trình chuyển đổi số diễn ra trên toàn cầu và thói quen
học trực tuyến, tương tác trực tuyến thông qua các ứng dụng công nghệ sẽ tiếp tục được
diễn ra mạnh mẽ, ngay cả khi đại dịch chấm dứt trong thời gian tới. Vì vậy, giảng viên cần
phải chuẩn bị tinh thần, điều kiện để luôn sẵn sàng trong việc giảng dạy trực tuyến từ xa
thông qua các thiết bị thông minh.
39
 Làm chủ được công nghệ
Với những ứng dụng các công nghệ mới hiện nay trong lĩnh vực giáo dục, sinh viên có
thể kết nối với các nguồn thông tin đa dạng về lĩnh vực, phong phú về định dạng, ngôn ngữ,
tất cả đều vượt ra khỏi khuôn viên của nhà trường. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với đội
ngũ giảng viên giảng dạy phải liên tục cập nhật, tìm hiểu và triển khai áp dụng những công
nghệ mới đang thay đổi hàng ngày hàng giờ để đáp ứng được nhu cầu của người học. Trên
nền tảng công nghệ, giảng viên thực hiện vai trò hướng dẫn, truyền tải, kết nối người học
với nguồn dữ liệu, học liệu; Giảng viên là người dạy số, phải làm chủ được công nghệ để
sẵn sàng hỗ trợ sinh viên cách tiếp cận, chấp nhận sử dụng, truyền cảm hứng cho sinh viên
 Giảng viên cần chỉn chu về hình ảnh khi lên lớp online
Đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên bởi chính sự chỉn chu về tác phong, giao diện,
không gian khi giảng dạy trực tuyến của giảng viên là một trong những thước đo thể hiện
tinh thần nghiêm túc, tâm huyết với giờ giảng, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng của
mình với sinh viên. Việc các thầy cô chú ý hơn hình ảnh của mình trước sinh viên, vừa tạo
tính hấp dẫn của giờ học và cũng là tạo hình ảnh đẹp của thầy cô trong mắt sinh viên.
 Tạo ra nhiều hoạt động tương tác thu hút và hấp dẫn người học
Phần mền giảng dạy trực tuyến MS.Teams đang được sử dụng tại Trường Đại học
Thăng Long có khả năng tích hợp hàng loạt các chức năng tạo hoạt động tương tác, như:
bảng câu hỏi Q&A, câu hỏi thăm dò… Mặc dù có nhiều chức năng như vậy nhưng đa số
giảng viên đều chưa áp dụng trong mô hình giảng dạy của minh. Có thể một phần do giảng
viên chưa nắm rõ việc sử dụng phần mềm giảng dạy này.

40
CHIẾN LƯỢC MARKETING
Để đạt được mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định marketing là yếu tố quan
trọng hàng đầu cần được tiến hành ngay, coi marketing là phương tiện nhanh nhất để đi đến
thành công, lấy việc xây dựng chính sách marketing làm xương sống của toàn bộ quá trình
đổi mới. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường nhóm nghiên cứu đã nhận thức được rõ mục
tiêu marketing giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm cà phê rang xay của
doanh nghiệp, đem đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất, với giá cả hợp lý nhất, khách
hàng có thể mua sản phẩm cà phê rang xay một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.
.1.1.1. Quảng cáo
Quảng cáo là công cụ truyền thông nhanh nhất để đưa sản phẩm đến gần hơn với
khách hàng vì thế, các doanh nghiệp nên đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực này.
Mục đích: Tạo sự nhận biết đồng thời nhấn mạnh giá trị của cà phê rang xay đối với
sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng.
Đâu tiên muốn xây dựng chiến lược quảng cáo cần thiết kế thông điệp quảng cáo.
Thiết kế thông điệp quảng cáo được xem là yếu tố cốt lõi trong chiến dịch quảng cáo. Nội
dung thiết kế phần lớn được dựa vào mục đích quảng cáo, nội dung hay phải đảm bảo ngắn
gọn, ý nghĩa, xúc tích. Ví dụ như quảng cáo hương đến mục đích thông tin thì nội dung phải
phù hợp tập trung vào nhãn hiệu, hương vị, chất lượng. Quảng cáo nhằm mục tiêu gợi nhớ
thì nội dung sẽ làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm,…Thông điệp quảng cáo phải phù hợp với
luật pháp, phù hợp với văn hóa của mỗi quốc gia, không nên dùng hình ảnh, nhãn hiệu của
doanh nghiệp khác đã đăng ký.
Phương thức: Theo nghiên cứu từ bảng khảo sát, doanh nghiệp nên quảng cáo sản
phẩm theo hai phương thức là truyền hình (Ti vi, đài,…) để tiếp cận đến những hộ gia đình,
những khách hàng lớn tuổi hơn và internet (Các trang mạng xã hội, các diễn đàn,…) đến
những bạn trẻ đang chạy theo sự phát triển của công nghệ.
Truyền hình: Thông qua kênh truyền hình với mức độ phủ sóng cao trên thành phố như là
VTV3, VTV1, HTV7,…
Giai đoạn đầu: tạo sự nhận biết, giới thiệu về cà phê rang xay đối với những ai chưa từng
biết nhằm kích thích sự tò mò của khách hàng về cà phê rang xay. Đồng thời củng cố niềm
tin với những khách hàng đã biết và đang sử dụng cà phê rang xay.
Nội dung
Giai đoạn 1: Đưa ra một TVC ngắn gọn và lặp đi lặp lại cụm từ Cà phê rang xay.
Giai đoạn 2: Nối tiếp sau một thời gian diễn ra đoạn quảng cáo giai đoạn đầu: Đoạn quảng
cáo sẽ quay lại toàn bộ quá trình sản xuất cà phê rang xay đến lúc tới tay người tiêu dùng
trong clip 1 phút và nhấn mạnh giá trị của cà phê rang xay: sạch sẽ, an toàn và giá trị của cà
phê rang xay. Sau đó, để đoạn quảng cáo có tốc độ lan truyền nhanh và có thể tiếp cận được

41
nhiều đối tượng hơn như: youtube, facebook,… thông qua số lượng lượt like, chia sẻ và
bình luận của người dùng.
Internet: Theo như nghiên cứu, đa số người tiêu dùng ở mọi độ tuổi đặc biệt 18 – 25 tuổi
có tới 61,9% lựa chọn các trang mạng xã hội là nơi tiếp cận thông tin với cà phê rang xay.
Vì vậy các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nên thành lập một kênh mạng xã hội, từ đó sẽ kết
nối gần hơn với người tiêu dùng.
Thông qua các trang mạng xã hội có độ phủ sóng rộng khắp cả nước như Youtube,
Facebook, Tiktok … tạo lập một trang thông tin nhằm cung cấp thông tin về những sản
phẩm mới nhất, những chương trình ưu đãi, ….ngoài ra đây cũng là kênh nghiên cứu thị
trường khá tốt, hầu hết người tiêu dùng trong độ tuổi mục tiêu đều sở hữu tài khoản mạng
xã hội là một lợi thế.
Đối với các diễn đàn ngày nay chúng ngày càng trở thành nhóm tham khảo đầy tiềm
năng: đây là kênh trao đổi các thông tin chuyên sâu, đa số người tiêu dùng khá đồng nhất và
thường có mức độ tin tưởng các kiến thức được chia sẻ khá cao, tác động lớn đến quyết định
mua, do đó cần bố trí các nhân viên chăm sóc khách hàng trở thành các thành viên tích cực
trên các diễn đàn này để thu thập thông tin phản hồi, định hướng bài viết cho website cũng
như giải đáp thắc mắc kịp thời.
.1.1.2. Khuyến mại
Mục đích: Song song với quảng cáo, việc khuyến mại sẽ thúc đẩy viêc mua sản phẩm
cà phê rang xay nhanh hơn, đồng thời tạo sự gắn bó lâu dài với sản phẩm cửa hàng.
Phương thức:
Đối với khách hàng, lập ra một forum diễn đàn mạng về cà phê rang xay: tạo câu hỏi
mà người tiêu dùng thường thắc mắc về thực phẩm cũng như cà phê rang xay để người dùng
cùng bàn luận, trao đổi, đồng thời có thể thu thập những ý kiến đóng góp từ họ mà không
khiến họ cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư.…Những trang này cần có admin để giải
đáp kịp thời (nên là một cố vấn hay chuyên gia có uy tín như: bác sĩ, chuyên gia dinh
dưỡng, …)
Theo như kết quả nghiên cứu khảo sát, khách hàng thường có xu hướng thích nhất
những chương trình khuyến mại như: Mua 1 tặng 1 (42%), hay tặng phiếu giảm giá (24%)
hay tặng kèm sản phẩm (21%) vậy nên các doanh nghiệp nên có thêm nhiều các chương
trình ưu đãi như trên vào các dịp đặc biệt để thu hút khách hàng. Để tạo ấn tượng, các doanh
nghiệp có thể làm thẻ hội viên cho khác hàng với các cấp bậc khác nhau và sẽ có những
chương trình khuyến mại đặc biệt cho những thành viên đó. Từ đó khách hàng sẽ cảm thấy
tò mò và hứng thú cũng như gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.
.1.1.3. Quan hệ công chúng/ PR (Public Relations)
Mục đích: Tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, báo chí, nhà nước,… cung cấp
minh bạch về thông tin, quy trình, công nghệ sản xuất cho báo chí, báo cáo hoạt động kinh
42
doanh, giải đáp những thắc mắc của người tiêu dùng và tạo dựng một hình ảnh thương hiệu
đẹp.
Phương thức: Tài trợ cho chương trình nông nghiệp, giới thiệu mô hình sản xuất kinh
doanh cho người dân làm quen và giới thiệu ưu điểm để mô hình ngày càng nhân rộng cùng
việc trò chuyện với các kĩ sư nông nghiệp. Kết hợp một chương trình thực tế ăn khách mời
các KOL nổi tiếng đến tham gia nhằm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, xây dựng
trò chơi liên quan đến quy trình sản xuất cà phê rang xay để người xem chứng kiến và hiểu
rõ hơn về quy trình này. Tổ chức các buổi hội thảo, phân biệt các loại cà phê rang xay và
mời các chuyên gia có uy tín đến tham dự.

43
DANH MỤC THAM KHẢO
[1] Liên Hương, N. Hành vi người tiêu dùng.Phần I, Chương I. Presentation, Đại Học
Thăng Long.
[2] FMCG là gì? Xu hướng và cơ hội kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh. Phần
mềm quản lý bán hàng - TPOS. (2021). Retrieved 3 December 2021, from
https://tpos.vn/blog/fmcg-la-gi-xu-huong-nganh-hang-tieu-dung-nhanh-t120437.html
[3] Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hocmarketing.org. (2020).
Retrieved 3 December 2021, from https://hocmarketing.org/marketing-can-ban/qua-
trinh-quyet-dinh-mua-hang-cua-nguoi-tieu-dung
[4] Ngành cà phê Việt Nam, hành trình ba thập kỷ | PrimeCoffee. Prime Coffee. (2021).
Retrieved 3 December 2021, from https://primecoffea.com/nganh-ca-phe-viet-nam-
hanh-trinh-ba-thap-ky.html
[5] tư, T. (2015). Tổng quan thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam. Tạp
chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Retrieved 3 December 2021, from
https://kinhtevadubao.vn/tong-quan-thi-truong-ca-phe-rang-xay-va-hoa-tan-cua-
viet-nam-6764.html
[6] Thực Trạng, Tiềm Năng Thị Trường Cà Phê Rang Xay Việt Nam 2021 – CoffeeTree.
Coffeetree.vn. (2021). Retrieved 3 December 2021, from https://coffeetree.vn/thi-
truong-ca-phe-rang-xay-viet-nam.html
[7] Cà phê Robusta -Nguồn gốc & Đặc điểm sinh vật học | PrimeCoffee. Prime Coffee.
(2021). Retrieved 3 December 2021, from https://primecoffea.com/ca-phe-robusta-
nguon-goc-va-dac-diem-sinh-vat-hoc.html
[8] Inc., A. (2018). Khảo sát về giá cà phê Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu thị trường |
Q&Me. Qandme.net. https://qandme.net/vi/baibaocao/coffee-pricing-sensitivity-
vietnam.html?
fbclid=IwAR0a6qvqXoi6Ywa2ff0GkS8V5rDCzzg84VXe1IwtYekA9Ja6T2nW1xki1zs
[9] VTV, B. (2020). Người Việt dành gần 7 tiếng mỗi ngày để truy cập Internet. BAO
DIEN TU VTV. Retrieved 3 December 2021, from https://vtv.vn/cong-nghe/nguoi-
viet-danh-gan-7-tieng-moi-ngay-de-truy-cap-internet-20200221173758625.htm?
fbclid=IwAR0jKONcMnd86hNO7HtNmyUM-
1LfIsW1SAtNOBDxiBLC9hQaf4Lm5CG5dyE
[10] Brand loyalty - definition and meaning. Market Business News. Retrieved 3
December 2021, from https://marketbusinessnews.com/financial-glossary/brand-
loyalty/

44
45

You might also like