You are on page 1of 11

Page |1

3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

ĐÀO TẠO KHUÔN CĂN BẢN

NỘI DUNG

I. TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI KHUÔN.


1. KHUÔN 2 TẤM
2. KHUÔN 2,5 TẤM
3. KHUÔN 3 TẤM

II. KẾT CẤU KHUÔN


1. CÁC CHI TIẾT, BỘ PHẬN CỦA KHUÔN.
2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG KHUÔN.
3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA SLIDER, LIFTER.

III. AN TOÀN KHUÔN


1. AN TOÀN KHI LẤY KHUÔN, DI CHUYỂN, LÊN MÁY ÉP.
2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN CỦA KHUÔN TRƯỚC KHI SẢN XUẤT.
3. THAO TÁC CẦN TRƯỚC KHI DỪNG SẢN XUẤT, XUỐNG KHUÔN.
Page |2
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

I. TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI KHUÔN.


1. KHUÔN 2 TẤM( BẢN).

Hình 1: Khuôn 2 tấm.

2. KHUÔN 3 TẤM( BẢN)

Hình 2: Khuôn 3 tấm.

3. KHUÔN 2.5 TẤM( BẢN).


Page |3
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


Hình 3: Khuôn 2,5 tấm.

 Về cơ bản có thể hiểu:


1, Khuôn 2 tấm: Là loại khuôn bên phía tĩnh( đầu nozzle ) có 2 tấm( tấm kẹp trên và tấm
khuôn trên, một số trường hợp có thể có tấm thứ 3 ở giữa 2 tấm này nhưng đó là tấm hỗ
trợ chống cong võng( Cavity Support Plate)). Với khuôn 2 tấm thường là loại Side gate,
Submarine gate, hay hot runner.
2, Khuôn 3 tấm: Là loại khuôn bên phía tĩnh( đầu nozzle) có 3 tấm( tấm kẹp trên, tấm
tách runner( phế liệu ) và tấm khuôn trên ). Khuôn 3 tấm thường dùng cho sản phẩm sử
dụng Pin point gate( pin gate).
3, Khuôn 2,5 tấm: Không giống với khuôn 3 tấm, khuôn 2,5 tấm(không có tấm tách
runner) nhưng giữ tấm cố định trên và tấm khuôn trên có quá trình mở khuôn một
đoạn( dùng trong trường hợp xử lý vùng lõm, vấu lồi trên sản phẩm phía khuôn trên).
Page |4
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

II. KẾT CẤU KHUÔN.


1. CÁC CHI TIẾT VÀ BỘ PHẬN CỦA KHUÔN.

Dưới đây là bảng liệt kê danh sách các chi tiết và bộ phận của khuôn căn bản đã được đánh
số thự tự theo các số được đánh dấu trong hình 1, 2, 3. Ngoài các chi tiết này khuôn còn có thêm
những chi tiết khác tùy thuộc vào từng khuôn và loại sản phẩm.

STT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT VẬT LIỆU


1 TOP CLAMPING PLATE TẤM KẸP TRÊN(DƯƠNG) S50C
2 CAVITY PLATE BẢN KHUÔN TRÊN(DƯƠNG) S50C
3 CORE PLATE BẢN KHUÔN DƯỚI(ÂM) S50C
4 EJECT RET PLATE TẤM NÂNG TRÊN S50C
5 EJECT PLATE TẤM NÂNG DƯỚI S50C
6 SUPPORT BLOCK KHỐI ĐỠ, CỘT ĐỠ( GỐI) S50C
7 BUTTON CLAM PLATE TẤM KẸP DƯỚI(ÂM) S50C
8 CAVITY INSERT LÕI KHUÔN TRÊN( KOTEI) NAK-80
9 CORE INSERT LÕI KHUÔN DƯỚI(KADOU) NAK-80
10 LOCATING RING VÒNG ĐỊNH VỊ S45C
11 GUIDE PIN TRỤC DẪN HƯỚNG(CỦA KHUÔN) SUJ-2
12 GUIDE BUSHING BẠC DẪN HƯỚNG SUJ-2
13 RETURN PIN CHỐT HỒI VỊ TRÍ SUJ-2
14 RETURN SPRING LÒ XO CHỐT HỒI VỊ TRÍ SUP
15 EJECT GUIDE PIN TRỤC DẪN HƯỚNG TẤM NÂNG SUJ-2
16 EJECT GUIDE BUSHING BẠC DẪN HƯỚNG TẤM NÂNG SUJ-2
17 STOP PIN CHỐT DỪNG S45C
18 SPRUE BUSHING BẠC RÓT( BƠM KEO) SK-3
19 ANGUL PIN CHỐT NGHIÊNG SKD-61
20 SLIDE BLOCK BẢN HÃM KHỐI TRƯỢT SK-3
21 STOP BLOCK CHỐT DỪNG KHỐI TRƯỢT S50C
22 SLIDE KHỐI TRƯỢT NAK-80
23 WEAR PLATE TẤM CHỐNG MA SÁT SK-3
24 EJECTOR PIN CHỐT NÂNG( TY ĐẨY) SKD-61
25 PULL ROD BUSHING BẠC LÓT CẦN KÉO(ỐC GIẬT) SUJ-2
STOPPER BOLT ỐC GIẬT
26 PULL ROD CẦN KÉO( ỐC KÉO) SCM345
PULLER BOLT ỐC KÉO
27 LEADER PIN TRỤC DẪN SUJ-2
28 LEADER BUSHING BẠC DẪN SUJ-2
29 RUNNER LOCK PIN CHỐT GẮP VẬT LIỆU SKD-61
30 L.K ( PARTING LOCK) CHỐT CAO SU
31 SUPPORT PILLAR CỘT ĐỠ KHUÔN SKD-61
Bảng 1: danh sách chi tiết khuôn.

2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUÔN.


 QUÁ TRÌNH MỞ KHUÔN 3 TẤM.
Page |5
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
Page |6
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hình 4: Quá trình mở khuôn 3 tấm.

 QUÁ TRÌNH MỞ KHUÔN 2,5 TẤM.


Page |7
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

hình 5: Quá trình mở khuôn 2,5 tấm.

 Với khuôn 2 tấm, qua trình mớ khuôn chỉ có 1 bước duy nhất: tách khuôn sau đó đẩy sản
phẩm.
3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA SLIDER, LIFTER.
Page |8
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

 SLIDER( CON TRƯỢT):  là cơ cấu hỗ trợ để phần Undercut(*) đó có thể được giải
phóng khi mở khuôn lấy sản phẩm ra ngoài. Có nhiều phương pháp để xử lý vấn đề
undercut nên tùy theo vị trí cần xử lý mà người ta chọn phương pháp thích hợp. Đối
với những vị trí undercut nằm phía bên ngoài sản phẩm thì người ta sẽ bố trí cơ cấu
trượt ngoài. Cơ cấu đó thường được gọi là rãnh trượt hoặc slide.

(*) Undercut là gì?


Trong thực tế, từ undercut dùng để chỉ một vị trí nằm khuất vào trong hay bị che khuất bởi một
thực thể phía trên theo chiều thẳng đứng. Trong nghành khuôn mẫu, thuật ngữ undercut nhằm
chỉ những vị trí trên biên dạng sản phẩm cản trở quá trình mở khuôn để lấy sản phẩm ra
ngoài( hướng thoát ngược với hướng đóng mở khuôn).

 Trượt đồng thời với quá trình mở, đóng khuôn: Cơ chế này bao gồm chốt xiên (Angular pin), lò
xo và khối khóa. Khi khuôn đóng lại, khối khóa tác động một áp lực trực tiếp lên lõi trượt để
đóng kín khuôn tạo hình sản phẩm mong muốn. Khi khuôn mở, chốt xiên kết hợp với lò xo đẩy
lùi lõi trượt thoát ra khỏi sản phẩm để giải phóng phần undercut.

Hình 6: Cơ chế hoạt động của slide.


Page |9
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

 LIFTER( CHỐT ĐẨY NGHIÊNG): thường được dùng để tháo undercut phía

trong. Khi tấm đẩy tiến về phía trước, lõi tháo lỏng di chuyển theo
hướng đẩy chi tiết với góc nghiêng được tính toán và thiết kế trước để
tháo phần undercut.
 Cơ chế hoạt động của LIFTER:

Hình 7: Tháo undercut trong dùng cơ chế chốt đẩy nghiêng.

III. AN TOÀN KHUÔN.

1. AN TOÀN KHI LẤY KHUÔN, DI CHUYỂN, LÊN MÁY ÉP.

 Trước khi lấy khuôn phải:

 Kiểm tra lỗ ren trên khuôn có bị dập, hư hay không. Nếu bị dập hư phải báo với
bộ phận khuôn để taro lại.
 Kiểm tra bu lông vòng( lifting eye bolts) có bị hư ren, cong hay nứt gãy hay
không. Nếu hư ren, cong, nứt gãy phải liên hệ ngay với bộ phân khuôn để đổi cái
mới. Tuyệt đối không được sử dụng bu lông vòng hư ren, cong, nứt gãy để móc
P a g e | 10
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

khuôn có thể làm rớt khuôn trong quá trình cẩu, gây nguy hiểm đến tính mạng
và hư hại khuôn.
 Với những khuôn nhỏ, khuôn 2 tấm có thể thể dùng 1 bu lông vòng để cẩu khuôn.
 Với những khuôn lớn, khuôn 2,5 tấm, khuôn 3 tấm phải dùng 2 bu lông vòng và
xích để cẩu khuôn đảm bảo an toàn.
 Bu lông vòng phải được vặn hết ren, sát vào về mặt khuôn nếu không có thể rớt
trong khi cẩu khuôn.

 Trong khi di chuyển khuôn đến máy ép:

 Khuôn phải được để ngay ngắn trên xe nâng, cân bằng 2 bên trước khi di chuyển.
 Xe nâng không được bơm quá cao, chỉ bơm 1 khoảng vừa đủ để có thể di chuyển
tránh việc rung lắc, nghiêng trong khi di chuyển.

 Khi lên máy ép:

 Khi lên khuôn, khuôn phải được móc ngay ngắn. không được quá nghiêng.
 Máy ép phải đưa về chế độ mold set.
 Phải căn khuôn ngay ngắn, đầu bơm(sprue) phải tiếp xúc tốt với đầu nozzle của
máy ép, không được lệch tránh xì nhựa khi sản xuất.

2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN CỦA KHUÔN TRƯỚC KHI SẢN XUẤT.

 Với khuôn không có slider( con trượt):

 Sau khi mở khuôn phải kiểm tra các trục dẫn hướng, bạc dẫn hướng để được bôi
trơn chưa, nếu chưa phải dùng mỡ bôi trơn tránh bề mặt bị khô gây ma sát làm
trầy xước trục dẫn hướng, bạc dẫn hướng làm kẹt khuôn.
 Kiểm tra khuôn có bị rỉ nước hay không, nếu khuôn bị rỉ nước phải báo với bộ
phận khuôn để xử lý.
 Dùng giấy, dẻ lau sạch để lau dầu chống sét trên khuôn. Kiểm tra bề mặt tạo sản
phẩm có bị rỉ sét hay bất thường( trầy xước, dấu lõm do ngoại lực tác động…)
nếu có phải báo bộ phân khuôn xử lý.

 Với khuôn có slider( con trượt):

 Sau khi thực hiện các bước như với khuôn không có slider cần kiểm tra slider có
hoạt động tốt không( có thể dùng tay đẩy, kéo để xem cong trượt có hoạt động
trơn chu hay không). Nếu slider hoạt động không tốt, két, lò xo không hổi về vị trí
mở khuôn thì phải báo ngay với bộ phận khuôn để xử lý.
P a g e | 11
3T PLASTICS JSC ----- TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

 Kiểm tra bề mặt nghiêng, lỗ nghiêng, chốt nghiêng, khối khóa đã được bôi trơn
hay chưa, nếu chưa thì phải dùng mỡ để bôi trơn tránh ma sát gây trầy xước khối
khóa, mặt nghiêng, chốt nghiêng.

 Khuôn phải được gắn limit switch cho dàn pin, slider để đảm bảo an toàn nhất là với
những khuôn dùng robot chạy tự động không có công nhân thao tác trược tiếp.

3. THAO TÁC CẦN TRƯỚC KHI DỪNG SẢN XUẤT, XUỐNG KHUÔN.

 Trước khi xuống cần lau sạch bề mặt khuôn, xịt dầu chống sét rồi mới đóng khuôn,
xuống khuôn.

4. Trước khi xịt dầu chống rỉ sét cần lắc kĩ chai xịt, khi xịt thì để chai xịt cách bề
mặt khuôn khoảng 20-30cm rồi xịt đều bề mặt, không nên xịt quá nhiều gây lãng
phí.
5. Với những khuôn chạy nhiệt độ cao nên tháo đường nước nóng ra trước đợi
khuôn nguội trong khoảng 20 phút rồi mới lau bề mặt và xịt dầu chống sét để đạt
hiểu quả tốt hơn.
 Khi xuống khuôn, phải đưa khuôn đến khu vực bàn bảo trì, dùng súng hơi xịt sạch nước
còn đọng trong hệ thống làm mát trước khi khi cất khuôn lên kệ, pallet, hoặc khu vực để
khuôn sau sản xuất.

You might also like