You are on page 1of 3

⁃ Văn chương để "chở đạo"

Có thể coi đây là chức năng truyền đạt giáo dục của văn chương. Đạo ở đây trước
hết được hiểu theo quan điểm Nho giáo: nhân nghĩa, trung hiếu, tiết nghĩa,... Đạo
trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đất nước còn mang dáng dấp của Lão giáo qua hình
ảnh ẩn giật, thoát tục của những ông Ngư, ông Quán, ông Tiều không màng danh
lợi. Dù là Nho giáo hãy Lão giáo thì Đạo đó đã được tiếp biến cho phù hợp với
điều kiện của đất nước dân tộc . Đạo ở đây còn được hiểu là đạo lý truyền thống
của dân tộc. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Đạo là lý tưởng nhân nghĩa.
Nhưng nhân nghĩa ở đây không hề giáo điều cứng nhắc như nho giáo phong kiến
⁃ Văn chương để "đâm gian"
Gian ở đây chỉ kẻ gian tà, bất nghĩa; bọn cướp nước và bán nước. Là một nhà thơ
mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu luôn chủ trương sáng tác văn học để trở đạo dân
gian tác phẩm của ông vì thế luôn chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc. Ở đó bao
giờ bạn đẹp cũng bắt gặp những tình cảm rõ ràng cụ thể yêu -ghét, cảm thông, căm
giận. Những tình cảm ấy có thể được tác giả bộc lộ một cách trực tiếp trong các tác
phẩm, hay gián tiếp gửi gắm qua phát ngôn của nhân vật.
-> Sáng tác văn chương để chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân, quyền lợi của
Tổ quốc
I. CUỘC ĐỜI:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
- Sinh tại quê mẹ ở tỉnh Gia Định xưa trong một gia đình nhà nho.
- Con đường quan trường: 1843, đỗ tú tài 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì
hay tin mẹ mất  bỏ thi, về quê  bị mù.
- Bi kịch thời đại: Giặc Pháp xâm lược, ban đầu triều đình đứng về phía nhân dân
chống Pháp nhưng sau đó đầu hàng, cắt đất cho Pháp. Nhân dân dưới sự lãnh đạo
của các lãnh tụ đã đứng lên đấu tranh chống Pháp.  “Thời kì khổ nhục nhưng vĩ
đại của dân tộc.
- Riêng Nguyễn Đình Chiểu bị thực dân Pháp dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn
giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với đất nước và nhân dân.
- Nghị lực phi thường: Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho
dân và làm thơ nên được nhân dân gọi là Đồ Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
1.Những tác phẩm chính
a/Trước khi TDP xâm lược:
- Truyện Lục Vân Tiên
- Dương Từ- Hà Mậu
b/Sau khi TDP xâm lược:
Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định, Ngư Tiều y thuật vấn
đáp,...
2.Nội dung thơ văn:
-Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa xuất phát từ đạo Nho: “Truyện Lục Vân Tiên”
- Nội dung thơ văn
+ Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:
• Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại
đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
• Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân
hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân th
Thể hiện rõ trong tác phẩm Lục Vân Tiên.
nhân vật Lục Vân Tiên: là một anh hùng dũng cảm, chính trực, tôn trọng người
khác, có tấm lòng lương thiện, không màng danh lợi
- Hành động đánh cướp:
=> Lục Vân Tiên rất dũng cảm, mạnh mẽ và anh hùng, mang cái đức và vẻ đẹp của
một đức tướng tài ba.
- Cách cư xử đối với Kiều Nguyệt Nga:
– Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho vừa kết hợp với truyền thống nhân
nghĩa của dân tộc.
– Mẫu người lí tưởng:
+ Nhân hậu, thuỷ chung.
+ Bộc trực, ngay thẳng.
+ Trọng nghĩa hiệp..
-Lòng yêu nước, thương dân: tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm và bọn bán nước, ca
ngợi nghĩa sĩ, sĩ phu yêu nước và nhân dân đánh giặc, bày tỏ thái độ kiên trung, bất
khuất của những con người thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
3. Nghệ thuật thơ văn:
- Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy
ngẫm.
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành...
- Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói mộc mạc.....
- Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian
Nam Bộ.
- Hạn chế: Đôi khi chưa thật trau chuốt, còn thô mộc, dễ dãi
B. TÁC PHẨM:

You might also like