You are on page 1of 13

CHUYÊN ĐỀ 3

THẤT NGHIỆP
Mất việc thường được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
Hầu hết mọi người chủ yếu dựa vào thu nhập từ lao động để duy trì cuộc sống. Đối với
nhiều người việc làm không chỉ đem lại thu nhập, mà còn cả cảm nhận về sự thành đạt cá
nhân. Mất việc có nghĩa là mức sống thấp hơn trong hiện tại bất ổn hơn trong tương lai và
lòng tự trọng bị tổn thương. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi vận động tranh cử,
các chính khách thường nói rằng họ sẽ thực hiện các chính sách góp phần tạo thêm công
ăn việc làm.
Trong chương trước, chúng ta đã thấy các nhân tố quyết định mức sống và sự cải thiện
mức sống đối với dân cư một nước. Chẳng hạn, một nước tiết kiệm và đầu tư tỷ lệ thu
nhập cao hơn được hưởng sự gia tăng khối lượng tư bản và GDP nhanh hơn một nước có
những điều kiện tương đồng, nhưng tiết kiệm và đầu tư ít hơn. Một nhân tố rõ ràng hơn
quyết định mức sống của mỗi nước là mức độ sử dụng nguồn nhân lực. Những người
muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm, không đóng góp vào việc sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Mặc dù mức thất nghiệp nào đó là không thể tránh
khỏi trong các nền kinh tế hiện đại có hàng vạn doanh nghiệp và hàng triệu công nhân,
nhưng số người thất nghiệp biến động đáng kể theo thời gian và giữa các nước. Khi nhiều
lao động có việc làm hơn, nền kinh tế sẽ tạo ra mức GDP cao hơn so với trường hợp công
nhân bị thất nghiệp.
Trong chương này, chúng ta tìm cách lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế luôn có
thất nghiệp và những cách thức các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng để đối phó
với vấn đề này. Như chúng ta sẽ thấy, thất nghiệp không thể phát sinh từ một nguồn duy
nhất và do đó không thể sử dụng cùng một giải pháp đối với các loại thất nghiệp khác
nhau. Vì thế, các nhà hoạch định không có cách dễ dàng để cắt giảm thất nghiệp hay
giảm nhẹ những khó khăn mà người thất nghiệp phải chịu.
I. Phân loại thất nghiệp
Tùy theo mục đích nghiên cứu, thất nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Kinh tế vĩ mô thường chia thất nghiệp thành hai loại - thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp
biến động trong ngắn hạn. Khái niệm thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất
nghiệp tồn tại ngay cả trong dài hạn còn thất nghiệp chu kỳ biểu thị độ lệch của thất
nghiệp thực tế trong ngắn hạn so với mức tự nhiên. Thất nghiệp chu kỳ có cách giải thích
riêng, vì chúng ta sẽ giải thích chi tiết khi nghiên cứu những biến động kinh tế ngắn hạn
trong phần sau của cuốn sách này. Trong chương này, chúng ta bàn nhiều hơn về các
nhân tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.
1. Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế
trải qua. Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp này là đáng mong muốn
không thay đổi theo thời gian hoặc không ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế. Nó đơn giản
chỉ có nghĩa là loại thất nghiệp không tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp
cơ cấu và thất nghiệp theo lý cổ điển.
I.1 Thất nghiệp tạm thời
Trong hầu hết các thị trường, giá cả điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Trong thị trường
lao động lý tưởng, tiền lương sẽ điều chỉnh để loại trừ tình trạng thất nghiệp. Song thực tế
cho thấy ngay cả khi nền kinh tế vận hành tốt thì thất nghiệp vẫn tồn tại.
Thất nghiệp tạm thời bắt nguồn sự dịch chuyển bình thường của thị trường lao động.
Một nền kinh tế vận hành tốt là nền kinh tế đảm bảo sự ăn khớp giữa lao động và việc
làm. Trong một nền kinh tế phức tạp, chúng ta không thể hy vọng những sự ăn khớp như
vậy xuất hiện tức thì bởi vì trên thực thế người lao động có những sở thích và năng lực
khác nhau, trong khi việc làm cũng có những thuộc tính khác nhau. Hơn nữa các nguồn
thông tin về người lao động muốn tìm việc và chỗ làm việc còn trống không luôn luôn
trùng pha ăn khớp sự cơ động về mặt địa lý của công nhân cũng không diễn ra ngay tức
thì. Như vậy chúng ta cần phải dự tính và coi một mức thất nghiệp nhất định là cần thiết
và đáng mong muốn trong các xã hội hiện đại. Công nhân thường không nhận ngay công
việc đầu tiên được yêu cầu và doanh nghiệp không thuê người công nhân đầu tiên nộp
đơn xin việc. Trái lại họ cần bỏ ra thời gian và sức lực cần thiết để tạo ra sự ăn khớp tốt
nhất giữa doanh nghiệp và công nhân. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp đại học cần phải có
khoảng thời gian cần thiết để đi tìm việc làm.Trong thời gian đó bạn được tính là thất
nghiệp. Loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp tạm thời.
Một nguồn quan trọng của thất nghiệp tạm thời là thanh toán gia nhập lực lượng lao
động. Nguồn khác là những người đang trong quá trình chuyển việc. Một số có thể bỏ
việc do không thỏa mãn với công việc hiện tại hay điều kiện làm việc hiện tại; một số
khác có thể bị sa thải. Bất kể lý do là gì, họ cần phải tìm một công việc mới, điều này cần
có thời gian, và cần phải chấp nhận thất nghiệp tạm thời.
Chính sách công và thất nghiệp tạm thời
Mặc dù một số thất nghiệp tạm thời là tất yếu, tuy nhiên quy mô của thất nghiệp tạm
thời không phải là cố định. Nếu thông tin về việc làm mới và số công nhân hiện có nhu
cầu làm việc được truyền đi nhanh chóng, thì công nhân và doanh nghiệp càng dễ gặp
nhau hơn. Ví dụ, Internet có thể tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc và làm giảm thất
nghiệp tạm thời. Ngoài ra, chính sách công cộng có thể đóng vai trò nhất định. Nếu chính
sách có thể làm giảm bớt thời gian mà công nhân thất nghiệp cần thiết để tìm được việc
làm mới, thì nó có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.
Chính sách chính phủ có thể tác động đến thất nghiệp tạm thời theo nhiều cách khác
nhau. Việc thành lập các văn phòng giới thiệu việc làm có chức năng cung cấp thông tin
về những việc làm còn trống và công nhân có nhu cầu tìm việc sẽ tạo thuận lợi cho công
nhân dễ tìm được việc làm hơn. Một số người phê phán các chương trình này. Họ lập
luận rằng tốt nhất hãy để cho thị trường tư nhân đảm bảo cho lao động và việc làm tự
khớp nhau. Trong thực tế hầu hết quá trình tìm kiếm việc làm trong các nền kinh tế thị
trường xảy ra mà không cần tới sự can thiệp của chính phủ. Đăng quảng cáo trên báo, bản
tin về việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm và truyền miệng tất cả đều góp phần truyền
bá thông tin về việc làm còn trống và người tìm việc. Những người phê phán này khẳng
định rằng chính phủ không làm tốt hơn thậm chí còn kém hơn trong việc phổ biến thông
tin thích hợp và quyết định loại hình đào tạo công nhân có giá trị nhất. Họ quả quyết
rằng các quyết định như vậy tốt nhất nên để bản thân công nhân và người thuê lao động
đưa ra.

Một chương trình của chính phủ có xu hướng làm tăng quy mô thất nghiệp tạm thời là
chính sách trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp cho phép công nhân mất việc nhận
được một khoản thu nhập nhất định từ chính phủ khi họ bị mất việc làm. Đây là một
chính sách được thiết kế nhằm hỗ trợ tài chính cho công nhân thất nghiệp. Nó làm giảm
tổn thất cho cá nhân và gia đình những người bị thất nghiệp vốn là một hiện tượng tất yếu
trong một xã hội thường xuyên thay đổi . Tuy nhiên, mọi cái đều có giá trị của nó. Mặt dù
trợ cấp thất nghiệp làm giảm tổn thất gây ra bởi một số loại thất nghiệp, bản thân nó lại
làm tăng thất nghiệp tạm thời trong nền kinh tế. Trợ cấp thất nghiệp cho phép công nhân
mất việc nhận được một khoản thu nhập từ chính phủ trong khi họ không có việc làm.
Điều này làm giảm sức ép đối với các công nhân bị mất việc tìm kiếm việc làm mới và
rất có thể họ không chấp nhận các công việc không hấp dẫn. Tuy nhiên tổn thất này đối
với xã hội chỉ coi là tác động phụ của chính sách trợ cấp thất nghiệp vì mục tiêu chính
của trợ cấp thất nghiệp là nhằm giảm bớt khó khăn về kinh tế cho các cá nhân bị thất
nghiệp, và như vậy nó có mục tiêu phân phối lại.
Những người ủng hộ trợ cấp thất nghiệp nhấn mạnh đến các lợi ích của nó. Những
người phê phán lại nhấn mạnh đến các chi phí của nó. Cũng như với bất kỳ chính sách
nào; đánh giá hợp lý về trợ cấp thất nghiệp đòi hỏi phải cân nhắc một cách toàn diện cả
hai mặt chi phí và lợi ích của nó.
I.2 Thất nghiệp cơ cấu
Quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế cũng có thể gây ra thất nghiệp. Khi cơ
cấu của cầu về hàng hóa thay đổi thì cơ cấu về lao động cũng thay đổi theo. Trước khi
công nhân thích ứng với điều kiện mới, thất nghiệp cơ cấu sẽ xuất hiện. Thất nghiệp như
thế có thể được định nghĩa là thất nghiệp phát sinh do có sự không ăn khớp giữa cơ cấu
cung cầu lao động về kỷ năng ngành nghề hoặc địa điểm.
Sự thay đổi đi kèm với tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu của cầu lao động. Cầu
tăng lên ở khu vực đang mở rộng và giảm ở khu vực đang thu hẹp. Cầu tăng đối với các
công nhân có những kỷ năng nhất định như lập trình viên hay kỹ sư điện tử và giảm đối
với các ngành nghề khác chẳng hạn công nhân cơ khí. Sự thay đổi theo hướng mở rộng
khu vực dịch vụ và tái cơ cấu trong tất cả các ngành trước sự đổi mới về công nghệ có lợi
cho những công nhân có trình độ học vấn cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi, cấu trúc
của lực lượng lao động cần thay đổi thích ứng. Một số công nhân đang có việc làm cần
được đào tạo lại và một số người mới ra nhập lực lượng lao động cần nắm bắt được các
kỹ năng lao động phù hợp với yêu cầu mới của thị trường. Tuy nhiên quá trình chuyển
đổi thường tương đối khó khăn, đặc biệt đối với công nhân có tay nghề cao mà kỹ năng
của họ đã trở nên lạc hậu so với yêu cầu mới về phát triển kinh tế. Thất nghiệp cơ cấu
xuất hiện khi những điều chỉnh như vậy diễn ra chậm chạp và thất nghiệp tăng lên ở các
khu vực, các ngành nghề mà cầu về các yếu tố sản xuất giảm nhanh hơn nguồn cung ứng.
Thất nghiệp cơ cấu sẽ tăng nếu có sự gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu của cầu về
lao động hay có sự suy giảm tốc độ thích ứng của lao động với những thay đổi đó.
I.3 Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Một nguyên nhân khác góp phần giải thích tại sao chúng ta quan sát thấy có một số
thất nghiệp ngay cả trong dài hạn là sự cứng nhắc của tiền lương thực tế. Mô hình cổ điển
giả thiết tiền lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, đảm bảo trạng thái
đầy đủ việc làm. Điều này phù hợp với cách tiếp cận cân bằng thị trường: giá cả điều
chỉnh để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thất nghiệp
luôn tồn tại. Vậy các nhà kinh tế cổ điển giải thích thực tế này như thế nào ?
Họ cho rằng các lực lượng khác nhau trên thị truờng lao động –luật , thể chế ,truyền
thống – có thể ngăn cản tiền lương thực tế điều chỉnh đủ mức để duy trì trạng thái đầy đủ
việc làm. Nếu tiền lương thực tế bị mắc ở điểm cao hơn mức đầy đủ việc làm, thì thất
nghiệp sẽ xuất hiện. Loại thất nghiệp này thường được gọi là “thất nghiệp theo lý thuyết
cổ điển”4.
Ba nguyên nhân chủ yếu làm cho tiền lương thực tế có thể bị mắc lâu dài cao hơn mức
cân bằng thị trường trong các nền kinh tế hiện đại bao gồm luật tiền lương tối thiểu, công
đoàn,
4
Trongvà
cuốntiền lương
Principles hiệu quả.
of Economics N.G.Cả ba lý
Mankiw thuyết
gọi loại đều giải
thất nghiệp này là thích tại sao tiền lương thực tế có
thất nghiệp
thể
cơ duy trìthất
cấu hay ở mức
nghiệp “quá
chờ việccao” làm cho một số công nhân có thể bị thất nghiệp.

a. Luật tiền lương tối thiểu


Hình 4-1 Tác động của tiền lương tối thiểu đến thị trường lao động
Các đạo luật về tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà giới chủ phải trả
cho lao động. Để xem xét tác động của tiền lương tối thiểu, chúng ta phải xem xét thị
trường lao động. Hình 4-1 cho thấy thị trường lao động cũng như tất cả các thị trường
phụ thuộc vào cung và cầu. Người lao động quyết định cung ứng lao động và các doanh
nghiệp có nhu cầu thuê lao động. Nếu không có chính phủ can thiệp, tiền lương sẽ điều
chỉnh đến WE tại đó lượng cung và lượng cầu về lao động bằng nhau. Ngược lại nếu tiền
lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng có thể do luật tiền lương tối
thiểu, lượng cung về lao động tăng lên Ls lượng cầu về lao động giảm xuống LD. Mức dư
cung về lao động Ls - LD chính là số lượng thất nghiệp bổ sung.
Như vậy tiền lương tối thiểu làm tăng thu nhập của công nhân có việc làm, nhưng lại
giảm thu nhập của công nhân không tìm được việc làm.
Để hiểu biết đầy đủ về tác động của tiền lương tối thiểu đến thị trường lao động vấn đề
quan trọng cần ghi nhớ là nền kinh tế không chỉ bao gồm một thị trường lao động đơn lẻ,
mà là nhiều thị trường lao động cho các loại lao động khác nhau. Ảnh hưởng của tiền
lương tối thiểu phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động. Nhìn chung
những lao động có kỹ năng và kinh nghiệm không bị ảnh hưởng bởi quy định này, bởi vì
mức lương cân bằng của họ cao hơn nhiều so với tiền lương tối thiểu. Đối với những lao
động này, mức tiền lương tối thiểu không mang tính ràng buộc.
Tiền lương tối thiểu có tác dụng mạnh nhất tới thị trường lao động thanh niên. Tiền lương
tối thiểu cho đối tượng lao động này có xu hướng thấp vì họ nằm trong số những người
lao động ít kỹ năng và kinh nghiệm nhất trong lực lượng lao động. Kết quả là tiền lương
tối thiểu thường có tính ràng buộc nhiều hơn đối với lao động thanh niên so với các lực
lượng khác của đối tượng lao động.
b. Công đoàn và thương lượng tập thể
Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ công đoàn là một hiệp hội của công nhân để thương
lượng tập thể với giới chủ về tiền lương và điều kiện làm việc. Công đoàn là một dạng
các-ten bởi vì nó là một nhóm những người bán tổ chức thành một lực lượng để tạo ra
sức mạnh thị trường. Nếu công đoàn và doanh nghiệp thất bại trong việc đi tới đồng
thuận công đoàn có thể đình công – đó là việc lao động dịch vụ lao động khỏi doanh
nghiệp. Do mối đe dọa đình công đoàn viên công đoàn thường được nhận tiền lương cao
hơn so với công nhân không tham gia công đoàn khoản 10 đến 20 phần trăm.
Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên trên mức cân bằng, nó làm tăng cung giảm cầu
về lao động và gây ra thất nghiệp. Cũng giống như luật về tiền lương tối thiểu, những ai
có việc làm có lợi, nhưng những ai thất nghiệp bị tổn thất. Các nhà kinh tế đôi khi mô tả
tình huống này như là một sự xung đột giữa những người trong cuộc và người ngoài
cuộc. Các công nhân tham gia công đoàn là những người trong cuộc còn những người
thất nghiệp là những người ngoài cuộc. Nếu những người trong cuộc đủ mạnh thì những
người ngoài cuộc không thể thuyết phục được doanh nghiệp thuê họ ngay cả với tiền
lương thấp hơn.
Công đoàn có lợi hay có hại đối với nền kinh tế ?
Nhìn chung các nhà kinh tế không nhất trí về việc công đoàn có lợi hay có hại đối với
nền kinh tế. Chúng ta hãy xem cả hai phương diện của cuộc tranh luận.
Những người phê phán công đoàn lập luận rằng công đoàn chỉ là một dạng các-ten.
Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên cao hơn mức cân bằng trên thị trường cạnh tranh,
nó làm giảm lượng cầu về lao động, dẫn tới việc một số công nhân bị thất nghiệp và làm
giảm tiền lương ở bộ phận còn lại của nền kinh tế. Theo lập luận của những người phê
phán sự phân bổ lao động nảy sinh từ đó vừa không hiệu quả vừa không cân bằng. Nhưng
nó không hiệu quả bởi vì lương của các đoàn viên công đoàn cao làm giảm việc làm ở
các doanh nghiệp có công đoàn xuống thấp ở mức cạnh tranh hiệu quả. Nó không công
bằng bởi một số công nhân được lợi còn những người khác bị tổn thất.
Những người bênh vực công đoàn khẳng định rằng công đoàn là đối trọng cần thiết để
chống lại sức mạnh thị trường của doanh nghiệp thuê công nhân. Trường hợp cực đoan
của sức mạnh thị trường là “thành phố công ty” nơi một công ty duy nhất thuê hầu hết lao
động trong một vùng lãnh thổ. Trong thành phố công ty, nếu công nhân không chấp nhận
tiền lương và các điều kiện lao động do doanh nghiệp đưa ra, họ chỉ còn cách chuyển đi
nơi khác hoặc không làm việc. Do đó nếu không có công đoàn, doanh nghiệp có thể sẽ sử
dụng sức mạnh thị trường để trả lương thấp hơn và cung cấp điều kiện lao động tồi hơn
so với trường hợp có công đoàn . Như vậy, trong trường hợp này công đoàn có thể cần
thiết để cân bằng với sức mạnh thị trường của doanh nghiệp cần bảo vệ công nhân trước
sự đối xử tồi tệ của chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, những người ủng hộ công đoàn còn lập
luận rằng tổ chức công doàn sẽ mang lại hiệu quả bởi vì các doanh nghiệp không cần phải
thương lượng với từng công nhân về tiền lương và các khoản phúc lợi khác. Nghĩa là
công đoàn góp phần cắt giảm chi phí giao dịch.
Như vậy không có sự nhất trí giữa các nhà kinh tế về việc công đoàn là lợi ích hay có
hại cho nền kinh tế. Giống như nhiều thể chế khác, ảnh hưởng của công đoàn có lẽ có lợi
trong một số tình huống và bất lợi trong các tình huống khác.
c. Lý thuyết tiền lương hiệu quả
Nguyên nhân tiếp theo lý giải vì sao nền kinh tế luôn có thất nghiệp do lý thuyết tiền
lương hiệu quả đưa ra. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn
nếu trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường. Do đó doanh nghiệp có thể có lợi
nếu trả tiền lương ở mức cao ngay cả khi có tình trạng dư công về lao động.
Trên một số phương diện, thất nghiệp nảy sinh từ tiền lương hiệu quả tương tự như
thất nghiệp nảy sinh từ luật tiền lương tối thiểu và công đoàn.trong cả ba trường hợp thất
nghiệp là kết quả của việc tiền lương cao hơn mức cho phép cân bằng thị trường lao
động. Nhưng giữa chúng cũng có sự khác biệt quan trọng. Luật tiền lương tối thiểu và
công đoàn ngăn cản các doanh nghiệp hạ thấp tiền lương khi có tình trạng dư cung về lao
động. Lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng các biện pháp đó có thể là không cần thiết
bởi vì doanh nghiệp có thể tự nguyện trả tiền lương cao hơn mức cân bằng.
Vì sao doanh nghiệp lại sẵn sàng tiền lương hơn mức cân bằng. Trên một phương diện
nào đó, quyết định này dường như không hợp lý vì tiền lương là một bộ phận lớn trong
chi phí của doanh nghiệp. Thông thường, chúng ta dự kiến rằng doanh nghiệp có động cơ
tối đa hóa lợi nhuận sẽ muốn giữ cho chi phí và do đó tiền lương càng thấp càng tốt. Triết
lý của lý thuyết tiền lương hiệu quả là việc trả lương cao có thể có lợi vì tiền lương cao
có thể làm tăng hiệu quả làm việc của công nhân trong doanh nghiệp.
Có nhiều dạng lý thuyết tiền lương hiệu quả. Mỗi một dạng đưa ra một cách giải thích
khác nhau về nguyên nhân làm cho doanh nghiệp muốn trả lương cao. Bây giờ chúng ta
hãy xem xét bốn dạng chính.
Sức khỏe công nhân
Dạng đầu tiên và đơn giản nhất của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến liên
kết giữa tiền lương và sức khỏe của công nhân. Công nhân được trả thù lao cao hơn sẽ có
được chế độ dinh dưỡng tốt hơn và công nhân ăn đầy đủ hơn sẽ khỏe mạnh hơn và do đó
có năng suất lao động cao hơn. Một doanh nghiệp có thể nhận thấy có lợi hơn khi trả
lương cao và có công nhân mạnh khỏe năng suất hơn so với trả lương thấp hơn và có
công nhân yếu hơn năng suất kém hơn.
Dạng lý thuyết hiệu quả này không phù hợp với thực tế ở những nước giàu. Ở những
nước này, tiền lương cân bằng đối với hầu hết công nhân khá cao, trên mức cần thiết cho
bữa ăn đủ dinh dưỡng. Các doanh nghiệp không cho rằng việc trả tiền lương cân bằng sẽ
làm tổn hại sức khỏe của công nhân. Lý thuyết tiền lương hiệu quả thích hợp hơn với các
doanh nghiệp ở các nước kém phát triển, nơi dinh dưỡng không đầy đủ mà vấn đề thường
thấp hơn. Ví dụ thất nghiệp cao ở các đô thị của nhiều nước Châu phi nghèo. Ở những
nước này các doanh nghiệp thật sự lo ngại rằng các biện pháp cắt giảm tiền lương thực ra
sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và năng suất của công nhân. Nói cách khác, quan
tâm đến dinh dưỡng có thể là một lý do để hiểu vì sao các doanh nghiệp không cắt giảm
tiền lương mặc dù có dư thừa lao động.

Sự luân chuyển công nhân


Dạng thứ hai của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến mối liên kết giữa tiền
lương và sự luân chuyển của công nhân. Công nhân thôi việc vì lý do có việc làm ở các
doanh nghiệp khác, chuyển tới vùng khác của đất nước, rời khỏi lực lượng lao động, và
vân vân...Tần suất bỏ việc của họ phụ thuộc vào tất cả các kích thích mà họ đối mặc trong
đó có lợi ích của hành động bỏ việc và lợi ích của việc ở lại. Doanh nghiệp trả tiền lương
cho công nhân của mình càng cao, công nhân càng ít bỏ việc. Như vậy, doanh nghiệp có
thể giảm bớt sự luân chuyển công nhân bằng cách trả tiền lương.
Tại sao doanh nghiệp quan tâm đến sự luân chuyển công nhân ? Lý do là doanh nghiệp
phải chịu chi phí gắn liền với việc thuê và đào tạo công nhân mới. Hơn nữa ngay cả sau
khi đào tạo họ, công nhân mới cũng có năng suất cao như những kinh nghiệm. Do đó
doanh nghiệp có sự luân chuyển công nhân cao hơn sẽ có chi phí sản xuất cao hơn. Các
doanh nghiệp có thể nhận thấy có lợi hơn khi trả lương cao hơn mức cân bằng để giảm
bớt sự luân chuyển công nhân.
Nổ lực của công nhân
Dạng thứ ba của lý thuyết tiền lương hậu quả nhấn mạnh mối liên kết giữa tiền lương
và nổ lực của công nhân. Do vậy, các doanh nghiệp phải giảm sức lực làm việc của công
nhân và những công nhân thiếu trách nhiệm bị phát hiện sẽ bị sa thải. Nhưng không phải
tất cả công nhân lơ là điều bị phát hiện ngay lập tức, vì việc giám sát công nhân tốn kém
và không hoàn hảo. Doanh nghiệp có thể phản ứng lại bằng cách trả tiền lương cao hơn
mức cân bằng. Tiền lương cao hơn tạo cho công nhân cố giữ được việc làm và do đó kích
thích họ nổ lực hết sức mình.
Dạng đặt biệt của lý thuyết tiền lương hiệu quả này giống như quan điểm đội quân thất
nghiệp hậu bị của C.Mác. Mác cho rằng giới chủ được lợi từ thất nghiệp bởi vì sự đe dọa
thất nghiệp góp phần nâng cao kỷ luật công nhân đang làm việc. Theo dạng này của lý
thuyết tiền lương hiệu quả thất nghiệp đóng vai trò tương tự. Nếu như tiền lương ở mức
cân bằng cung cầu công nhân ít có lý do để làm việc chăm chỉ bởi vì nếu bị sa thải, họ sẽ
nhanh chóng tìm được việc làm mới với cùng mức lương. Do đó, doanh nghiệp có thể
quyết định tăng cao mức cân bằng và gây ra thất nghiệp, nhưng tạo ra động cơ cho công
nhân phải làm việc tích cực.
Chất lượng công nhân
Dạng thứ tư và cuối cùng của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối liên hệ
giữa tiền lương và chất lượng công nhân. Bằng cách trả lương cao doanh nghiệp thu hút
nhiều công nhân có trình độ cao đến xin việc và do đó có thể lựa chọn được những lao
động ưu tú nhất.
2. Thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này qua năm
khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền với những biến động của các
hoạt động kinh tế trong ngắn hạn. Các nền kinh tế thường xuyên biến động tăng trưởng
cao trong một số thời kỳ khác và đôi lúc có thể có tăng trưởng âm. Khi nền kinh tế mở
rộng, thất nghiệp chu kỳ biến mất; ngược lại khi nền kinh tế thu hẹp thất nghiệp chu kỳ
trở nên đặc biệt cao.
Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi tổng cầu không đủ mua toàn bộ sản lượng tiềm năng
của kinh tế gây ra suy thái sản lượng thực tế thấp hơn mức tiềm năng thất nghiệp chu kỳ
có thể đo bằng số người có thể có việc làm khi sản lượng ở mức tiềm năng trừ đi số
người hiện đang làm việc trong nền kinh tế. Khi thất nghiệp chu kỳ bằng không toàn bộ
thất nghiệp hiện tại đều là thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu hay thất nghiệp theo lý
thuyết cổ điển , và thất nghiệp chính là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Trong dài hạn, nền kinh tế có thể tự quay trở lại trạng thái toàn dụng thông qua sự điều
chỉnh của tiền lương và giá cả nên thất nghiệp chu kỳ sẽ tự mất đi. Nhưng trong ngắn hạn
thất nghiệp chu kỳ là một phần trong tổng số thất nghiệp mà chính phủ có thể góp phần
giảm bớt bằng cách sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để làm tăng nhanh tổng cầu,
chứ không phải bằng cách ngồi chờ cho tiền lương và giá cả giảm. Điều này sẽ được gới
thiệu trong phần sau của cuốn sách khi bàn về những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn
hạn.
II. Tác động của thất nghiệp
Thất nghiệp gây ra những chi phí đáng kể đối với xã hội, nhưng điều quan trọng là cần
hiểu các chi tiết này một cách chính xác để giúp các nhà hoạch định chính sách có những
điều chỉnh thích hợp.
Một đặc điểm quan trọng của thất nghiệp là nó phân bố không đồng đều đến toàn xã
hội. Do đó chi phí của nó cũng phân bố không đều. Thất nghiệp thường ảnh hưởng mạnh
nhất đến thanh niên và những nhóm dân cư nghèo trong xã hội.
Đối với cá nhân thất nghiệp là một gánh nặng. Khi bị mất việc, thu nhập của công
nhân giảm, ảnh hưởng xấu đến mức sống, đồng thời họ cũng dễ tổn thương về tâm lý.
Nếu thất nghiệp kéo dài các kỹ năng lao động của công nhân cũng bị mai một. Mối quan
hệ gia đình trở nên căng thẳng khi người trụ cột trong gia đình bị thất nghiệp.
Rất khó đo lường các chi phí này một cách chính xác. Các nhà kinh tế đã tìm cách đo
lường một chi phí khác của thất nghiệp lượng mất mác do mức sử dụng lao động trong
nền kinh tế giảm. Điều quan trọng ở đây là cần phân biệt giữa thất nghiệp tự nhiên và thất
nghiệp chu kỳ.
1. Đối với thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải chịu. Thực ra
thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng mức thất nghiệp này là đáng mong muốn. Như phân
tích ở trên cho thấy thất nghiệp tự nhiên lại phản ánh rất nhiều các hiện tượng và lực
lượng khác nhau: thất nghiệp tạm thời phát sinh khi công nhân cần thời gian để tìm việc
thất nghiệp cơ cấu phát sinh do có sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cầu và cung lao
động; thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển xảy ra khi tiền lương được chủ động duy trì cao
hơn mức cân bằng thị trường.
Rõ ràng không phải mọi bộ phận của thất nghiệp tự nhiên đều phản ánh sự lãng phí
nguồn lực. Trong một chừng mực nào đó thất nghiệp tạm thời có thể là một điều tốt,
người ta không chấp nhận công việc đầu tiên mà họ đạt yêu cầu. Quá trình tìm việc sẽ
giúp người lao động có thể kiếm được việc làm tốt hơn, phù hợp hơn với nguyện vọng và
năng lực của họ. Điều này còn có một lợi ích xã hội làm cho việc phân bổ các nguồn lực
một cách có hiệu quả hơn do đó góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong
dài hạn.
Thất nghiệp cũng có thể là công nhân có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Bằng cách từ
bỏ làm việc một số người sẽ nhận thấy rằng nghỉ ngơi thêm mang lại cho họ nhiều giá trị
hơn so với khoản thu nhập mà lẽ ra họ có thể nhận nếu làm việc.
Tuy nhiên chỉ một phần của thất nghiệp tự nhiên thuộc loại này. Một số công nhân bị
mất việc trong thời gian dài, mà không có cơ hội thực sự tìm được việc làm. Điều quan
trọng cần hiểu là phải chăng những trở ngại để có việc là do sự khiếm khuyết của thị
trường và liệu các khiếm khuyết này có thể được khắc phục bằng các chính sách.
2. Đối với thất nghiệp chu kỳ
Vấn đề hoàn toàn khác khi chúng ta đề cập đến thất nghiệp chu kỳ, tức là mức thất
nghiệp cao hơn mức tự nhiên. Trong trường hợp này sản lượng có thể tăng lên bằng cách
sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có. Qui luật Ô-kun - kết quả rút ra từ các phân
tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng đối với nền kinh tế Mỹ -
đã chỉ ra đối với mỗi phần trăm thất nghiệp tăng lên cao hơn mức tự nhiên, sản lượng
giảm 2,5 % xuống dưới mức tự nhiên.
Khi sản lượng ở dưới mức tự nhiên, những tổn thất của thất nghiệp là rõ ràng. Những
cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp, chính phủ mất thu nhập
từ thuế và phải trả thêm trợ cấp và các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên thất nghiệp chu kỳ cũng có những tác động tích cực. Điều này cho phép
giảm phần nào những chi phí ở trên. Một người mất việc sẽ được nghỉ ngơi và thời gian
nhàn rỗi cũng có một giá trị nào đó ngay cả khi phần lớn thời gian nhàn rỗi này là không
tự nguyện và do đó lợi ích từ thất nghiệp chu kỳ có giá trị rất nhỏ so với thu nhập bị mất
và tăng sức ép tâm lý do thất nghiệp gây ra. Xã hội với tư cách là một tổng thể chịu nhiều
tổn thất hơn so với các cá nhân thất nghiệp về mặt thu nhập. Bởi vì một công nhân có
việc phải nộp thuế cho chính phủ, trong khi một công nhân thất nghiệp có thể được nhận
trợ cấp. Chi phí về sản lượng đối với xã hội của một công nhân thất nghiệp sau khi trừ đi
trợ cấp thất nghiệp; giá trị của trợ cấp thất nghiệp do chính phủ trả và sự mất mát nguồn
thu nhập từ thuế giảm.

You might also like