You are on page 1of 9

Cho biết số dư tài khoản của Công ty ABC vào đầu quý 1/N như sau: (ĐVT:

triệu đồng)

STT Tên tài khoản Số hiệu TK Số tiền

1 Tiền gửi tại ngân hàng TK 112 320

2 Phải trả người bán (dư có) TK 331 430

3 Tạm ứng TK 141 20

4 Nguyên giá TSCĐ TK 211 300

5 Hao mòn TSCĐ TK 214 120

6 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước TK 333 53

7 Thành phẩm TK 155 250

8 Vay ngân hàng TK 341 210

9 Vốn đầu tư của chủ sở hữu TK 411 900

10 Chứng khoán kinh doanh TK 121 150

11 Nguyên liệu , vật liệu TK 152 220

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi TK 353 72

13 Công cụ dụng cụ TK 153 110

14 Phải trả nhân viên TK 334 140


15 Tiền mặt TK 111 300

16 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh TK 2291 10


doanh

17 Đầu tư vào công ty con TK 221 180

18 Phải thu khách hàng (dư nợ) TK 131 270

19 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối TK 421 40

20 Quỹ đầu tư phát triển TK 414 145

Yêu cầu:

1. Thiết lập 8 nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ ( tương ứng với mỗi quan
hệ đối ứng 2 nghiệp vụ)

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã thiết lập ở câu trên

3. Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trên vào các tài khoản có liên quan

4. Khóa sổ kế toán và lập Bảng cân đối kế toán ( bao gồm đầu kỳ và cuối kì)

5. Lựa chọn 2 nghiệp vụ trong số các nghiệp vụ phát sinh trên để phân tích
sự biến động của tổng tài sản và nguồn vốn của công ty sau mỗi nghiệp
vụ phát sinh

Bài làm:
Câu 1:

Trong tháng 2/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Loại 1: Tăng tài sản này, giảm tương ứng tài sản khác.

1. Doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu nhập kho , trị giá 150 triệu đồng,
thanh toán cho nhà cung cấp bằng hình thức chuyển khoản (NH đã báo
Nợ).
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, số tiền 100 triệu đồng.

Loại 2: Tăng nguồn vốn này, giảm tương ứng nguồn vốn khác.

3. Vay ngân hàng 38 triệu đồng để trả lương cho nhân viên với thời hạn vay
là 15 tháng kể từ ngày vay (NH đã báo Có).
4. Vay ngân hàng 64 triệu đồng để trả nợ cho người bán với thời hạn vay là
15 tháng kể từ ngày vay (NH đã báo Có).

Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Loại 3: Tăng tài sản, tăng nguồn vốn.

5. Mua công cụ, dụng cụ 21 triệu đồng chưa thanh toán cho người bán, thời
hạn thanh toán là 12 tháng kể từ ngày mua.

6. Ngân hàng chấp nhận cho vay 85 triệu đồng với thời hạn vay là 15 tháng
kể từ ngày vay, số tiền vay được gửi vào tài khoản ngân hàng của doanh
nghiệp (NH đã báo Có).

Loại 4: Giảm tài sản, giảm nguồn vốn.

7. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán số tiền 35 triệu đồng.
8. Trả lương cho nhân viên 102 triệu đồng bằng hình thức chuyển khoản (NH
đã báo Nợ).
Câu 2:

1. Nợ TK 152: 150 triệu đồng

Có TK 112: 150 triệu đồng

2. Nợ TK 111: 100 triệu đồng

Có TK 131: 100 triệu đồng

3. Nợ TK 334: 38 triệu đồng

Có TK 341: 38 triệu đồng

4. Nợ TK 331: 64 triệu đồng

Có TK 341: 64 triệu đồng

5. Nợ TK 153: 21 triệu đồng

Có TK 331: 21 triệu đồng

6. Nợ TK 112: 85 triệu đồng

Có TK 341: 85 triệu đồng

7. Nợ TK 331: 35 triệu đồng

Có TK 111: 35 triệu đồng

8. Nợ TK 334: 102 triệu đồng

Có TK 112: 102 triệu đồng

Câu 3: (đơn vị triệu đồng)


TK 152
220
(1) 150
150
370

TK 112
320
150 (1)

(6) 85
102 (8)
85 252
153

TK 111
300
(2) 100
35 (7)
100 35
365
TK 131
270
100 (2)
100
170

TK 153
110
(5) 21
21
131

TK 334
140
(3) 38
(8) 102
140
0
TK 341
210
38 (3)
64 (4)
85 (6)
187
397

TK 331
430
(4) 64
21 (5)
(7) 35
99 21
352
Câu 4:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 03 năm N
Đơn vị tính: triệu đồng.
TÀI SẢN Tài khoản Số cuối kỳ Số đầu kỳ
1 2 3 4
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 518 620
1. Tiền mặt 111 365 300
2. Tiền gửi ngân hàng 112 153 320
II. Các khoản đầu tư tài chính 140 140
1. Chứng khoán kinh doanh 121 150 150
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh 2291 (10) (10)
III. Các khoản phải thu 190 290
1. Phải thu của khách hàng 131 170 270
2. Tạm ứng 141 20 20
V. Tài sản ngắn hạn khác 620 470
1. Thành phẩm 155 250 250
2. Nguyên liệu, vật liệu 152 370 220
B – TÀI SẢN DÀI HẠN
II. Tài sản cố định 180 180
1. Nguyên giá tài sản cố định 211 300 300
2. Hao mòn tài sản cố định 214 (120) (120)
V. Đầu tư tài chính dài hạn 180 180
1. Đầu tư vào công ty con 221 180 180
VI. Tài sản dài hạn khác 131 110
1. Công cụ dụng cụ 153 131 110

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1959 1990

C – Nợ phải trả 874 905


1. Thuế và các khoản nộp cho nhà
nước 333 53 53
2. Phải trả nhân viên 334 0 140
3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 353 72 72
4. Phải trả người bán 331 352 430
5. Vay ngân hàng 341 397 210
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu 1085 1085
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 900 900
2. Quỹ đầu tư phát triển 414 145 145
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 421 40 40

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1959 1990

Câu 5: Chọn 2 nghiệp vụ trong số các nghiệp vụ phát sinh trên để phân tích
sự biến động của tổng tài sản và nguồn vốn của công ty sau mỗi nghiệp vụ
phát sinh
Nghiệp vụ 2: Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt số tiền 100
triệu đồng.
Phân tích biến động: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên làm ảnh hưởng đến 2 khoản
mục bên phần Tài sản ( Phải thu khách hàng và Tiền mặt). Trong đó, Tiền mặt
tăng 100 triệu đồng (300 triệu đồng + 100 triệu đồng = 400 triệu đồng) và Phải
thu khách hàng giảm 100 triệu đồng (270 triệu đồng – 100 triệu đồng = 170 triệu
đồng).
Nhận xét: Nghiệp vụ 2 phát sinh ảnh hưởng đến 2 khoản mục phần Tài sản và
làm 1 khoản mục tăng, 1 khoản mục giảm với cùng giá trị. Kết quả, Tổng tài sản
không đổi và vẫn bằng Tổng nguồn vốn.

Nghiệp vụ 6: Vay ngân hàng 85 triệu đồng để nhập vào quỹ tiền gửi ngân hàng.
Phân tích biến động: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên làm ảnh hưởng đến 1 khoản
mục bên phần Tài sản (Tiền gửi ngân hàng) và 1 khoản mục bên phần Nguồn vốn
(Vay ngân hàng). Trong đó, Tiền gửi ngân hàng tăng 85 triệu đồng (320 triệu
đồng + 85 triệu đồng= 405 triệu đồng) đồng thời Vay ngân hàng cũng tăng 85
triệu đồng (210 triệu đồng + 85 triệu đồng = 295 triệu đồng).
Nhận xét: Nghiệp vụ 6 phát sinh ảnh hưởng đến 1 khoản mục phần Tài sản và 1
khoản mục phần Nguồn vốn, và làm 2 khoản mục cùng tăng với cùng giá trị. Kết
quả Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn (1990 triệu đồng + 85 triệu đồng = 2075 triệu
đồng).

You might also like