You are on page 1of 19

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
- Trong xã hội ngày nay, những vấn đề liên quan đến môi trường học đường đã và
đang được xã hội dành nhiều sự quan tâm. Có thể thấy, những năm gần đây đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về những tồn tại, bất cập trong môi trường học đường
như: Bạo lực học đường, ma túy học đường, áp lực tiêu cực trong học đường, bắt nạt
học đường… Những bất cập đó đang ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất
và tinh thần của học sinh. Khi nhắc đến một trong các biểu hiện ảnh hưởng xấu tới sự
phát triền toàn diện nhân cách của học sinh, không thể không nhắc đến việc “ hạ thấp
người khác”, đề cao khả năng của bản thân đề cao giá trị của bản thân, đồng thời hạ
thấp giá trị của người khác. Hiện tượng tâm lý này không chỉ ảnh hưởng xấu đến nhân
cách của chính người có hiện tượng tâm lý ấy mà nó còn ảnh hưởng đến tinh thần của
đối tượng bị hại. có hành vi hạ thấp
- Trên địa bàn thành phố Đà Lạt ngày nay, qua quan sát, chúng ta có thể nhận ra
rằng “tâm lý hạ thấp người khác” đang là vấn đề mang tính xã hội, riêng đối với học
sinh THPT điều này được thể hiện qua nói xấu sau lưng, nhận xét về khuyết điểm
người khác trước đám đông, hành vi cô lập, tách rời của một nhóm bạn này đối với
một vài cá nhân khác trong lớp, thậm chí vu khống, đặt điều cho người khác, các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh khác… chính điều này ảnh hưởng xấu tới sự phát triển
nhân cách của học sinh THPT trên địa bàn thành phố. Do đó, chúng tôi chọn “Nghiên
cứu tâm lý hạ thấp người khác của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Thực trạng và giải pháp.” làm hướng nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng tâm lý hạ thấp người khác của học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Đà Lạt.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tâm lý hạ thấp người khác cho học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tâm lý hạ thấp người khác của học sinh THPT.
- Hệ thống hóa lý luận về tâm lý hạ thấp người khác
- Xây dựng phiếu khảo sát để tiến hành đánh giá thực trạng tâm lý hạ thấp người
khác của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục tâm lý hạ thấp người khác trong học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý hạ thấp người khác
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Lớp: học sinh các lớp 10,11,12 ngẫu nhiên ở các trường
- Độ tuổi: từ 15 đến 18 tuổi
- Số lượng là 200 khách thể nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu tâm lý hạ thấp người khác trên 3 mặt: Nhận thức, thái độ, hành vi.
4.2 Giới hạn về không gian
Địa bàn: Tập trung tại thành phố Đà Lạt bao gồm các trường THPT Chuyên Thăng Long-
Đà Lạt,THPT Trần Phú, THCS-THPT Tây Sơn,THCS-THPT Đống Đa.
5. Đóng góp của đề tài
1
5.1. Đóng góp về lý luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận tâm lý hạ thấp người khác của học sinh THPT.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
- Đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng tâm lý hạ thấp người khác của
học sinh THPT địa bàn thành phố Đà Lạt trên 3 mặt: Nhận thức, thái độ, hành vi.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tâm lý hạ thấp người khác cho học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Góp phần loại trừ dần những nhận thức, thái
độ và hành vi cổ hủ, lạc hậu, coi thường người khác, đề cao bản thân một cách mù
quáng, và thiếu văn minh, văn hóa trong năng lực đánh giá con người
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp xử lí số liệu, phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc đề tài:
- Công trình nghiên cứu gồm 18 trang, 24 bảng và 7 biểu đồ cùng phụ lục. Ngoài
phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề; 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài; 1.3 Các đặc điểm cơ
bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Chương 2: Thực trạng và giải pháp
2.1. Khảo sát thực trạng; 2.2. Nguyên nhân của thực trạng; 2.3. Giải pháp thực hiện
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Tiến hành thực nghiệm; 3.1. So sánh kết quả thực nghiệm; 3.3. Đưa ra nhận định
đánh giá

NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài.
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
- Nhóm tác giả Nancy Frey và Douglas Fisher trong nghiên cứu “Tìm hiểu vai trò
bị đánh giá thấp của tâm lý thấp người khác đối với học sinh Trung học”chỉ ra
hai kiểu hình chính của việc hạ thấp người khác: có mục đích và vô thức
- Trong nghiên cứu của Kjorlund và Pellegrini (2000) về thuyết ưu chỉ ra một số
biểu hiện và hậu quả của “Tâm lý hạ thấp người khác” đối với nạn nhân là học
sinh.
- Trong bài “Don’t make other people feel small”, tác giả Tony Humphrey, chỉ ra
hai nguyên nhân tác động đến hành vi hạ thấp người khác ở lứa tuổi thanh thiếu
niên: lòng tự trọng thấp và ảnh hưởng từ người có tiếng nói trong gia đình, xã hội.
- Tác giả Asa Don Brown trong bài “The effects of belittling” có viết về hậu quả
của tâm lý hạ thấp người khác: sự hạ thấp có thể gây tổn hại đến sức khỏe tinh
thần của chúng cũng như những hậu quả mà lạm dụng tình dục hay tổn thương thể
chất gây ra. Có thể thấy rằng tâm lý hạ thấp tồn tại trong mọi môi trường. Tuy
nhiên, việc nhìn ra những tác động của nó lên thanh thiếu niên quả thực là một
vấn đề nan giải.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước.
- Trong bài “Tâm lý hạ thấp người khác đến từ đâu”, tác giả Kim Nguyễn đã chỉ ra
một số nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý hạ thấp ở lứa tuổi thiếu niên. Cụ thể: sự
phân biệt tích cực, so sánh với người khác, lòng tự tôn bị đụng chạm, vị trí quyền lực.
2
- Bài “Cách hành xử của kẻ thua cuộc: Tự nâng bản thân, hạ thấp người khác” của
tác giả Tinh Kỳ đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lý hạ thấp người khác là từ sự tự
cao của con người khiến họ che giấu đi những khiếm khuyết của mình thay vì khắc
phục. Hạ thấp người khác là một phương tiện để họ nâng cao giá trị bản thân, giúp họ
thỏa mãn được tâm lý và hạnh phúc hơn.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây đã nghiên cứu về Tâm lý hạ thấp
người khác dưới nhiều góc độ khác nhau và mang tính đa dạng, từ đó bước đầu giúp
chúng tôi hình thành nền móng cho cơ sở lý luận và nghiên cứu chuyên sâu hơn đối
tượng nghiên cứu chính là “tâm lý hạ thấp người khác”. Tuy nhiên, những nguồn tài
liệu trên còn thiếu tính chuyên sâu và chưa hoàn chỉnh, một số thông tin nghiên cứu
còn thiếu giá trị học thuật. Đặc biệt, việc nghiên cứu “tâm lý hạ thấp người khác” ở
học sinh Trung học thì hầu như chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, nghiên cứu về
tâm lý hạ thấp nói chung và tâm lý hạ thấp người khác ở học sinh Trung học Phổ
Thông nói riêng cần được nghiên cứu một cách toàn diện hơn nữa để tìm ra nguyên
nhân dẫn tới thực trạng này và đồng thời đưa ra những giải pháp cấp thiết cho việc hạ
thấp người khác ở học sinh.
1.2. Một số khái niệm của đề tài
1.2.1. Tâm lý: từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một cách tổng quát thì tâm lý là ý
nghĩa, tình cảm, làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người.
1.2.2. Nhân cách: Là tư cách và phẩm chất con người.
1.2.3. Giáo dục: hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh
thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những
phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
1.2.4. Nhận thức: kết quả của quá trình phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy;
kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan.
1.2.5. Tư duy: giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra
tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và
suy lí.
1.2.6. Hiểu biết: việc biết và có thái độ cảm thông với người khác.
1.2.7. Đạo đức: những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định
hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
1.2.8. Thái độ: tổng thể những biểu hiện của ý nghĩ, tình cảm được thể hiện ra bên ngoài
qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động trước một đối tượng, một sự việc nào đó
1.2.9. Hành vi: toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người
trong một hoàn cảnh cụ thể
1.3 Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.3.1. Một số vấn đề về tâm lý
- Từ “Tâm lý” được từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “ý nghĩ, tình cảm... làm thành
đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Các hiện tượng tâm lý con
người rất đa dạng, bao gồm nhận thức, hiểu biết (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng, trí nhớ); xúc cảm, tình cảm (yêu, ghét, sợ, xấu hổ, giận, vui sướng); ý chí
(kiên trì, dũng cảm, quyết tâm) hoặc những thuộc tính nhân cách của con người (nhu
cầu, hứng thú, năng lực tính cách, khí chất).
- Hiểu một cách khoa học, tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh
trong não người, gắn liền và điều khiển toàn bộ hoạt động, hành vi của con người.
1.3.2. Chức năng của tâm lý

3
- Tâm lý có chức năng định hướng cho hoạt động, ở đây muốn nói tới vai trò động
cơ, mục đích của hoạt động. Động cơ có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú,
lý tướng, niềm tin, lương tâm, danh vọng...
- Tâm lý là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục mọi khó
khăn để vươn tới mục đích đã đề ra.
- Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch,
phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở
nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định. Dịch: những ai đang hạ thấp chỉ
1.3.3. Một số vấn đề về hạ thấp người khác và tự hạ thấp mình: đang hạ thấp chính bản thân họ
- Bài People who are belittle are only belittling themselves cho rằng: việc hạ thấp ai
đó được cho rằng có mục đích nhằm hạ thấp lòng tự trọng của người khác, đồng thời
để nâng cao niềm hãnh diện của bản thân.
- Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có hiện tượng tự hạ thấp mình do tính khiêm tốn của
bản thân. Những trường hợp tự hạ thấp mình có khi hơi quá đáng dẫn đến tự ti. Nói
tóm lại tự hạ thấp mình không phải là thể hiện đức tính khiêm tốn mà là hình thức tự ti
bản thân, đây cũng là một ý nghĩ thiếu tích cực.
- Xuất phát từ quan điểm trên, bên cạnh tham khảo các quan điểm đi trước, hạ thấp
người khác trong đề tài này được hiểu như sau: Hạ thấp người khác là hành vi thể hiện
năng lực đánh giá con người và tự đánh giá bản thân. Nhưng hành vi đánh giá đó lại
mang tính chất tiêu cực vô tình hay cố ý gây tổn hại đến tinh thần của ai đó, qua cử
chỉ, thái độ hay hành vi.
1.3.4 Nguyên nhân của tâm lý hạ thấp người khác:
1.3.4.1. Sự phân biệt mang màu sắc tích cực: con người có xu hướng tạo thành từng
nhóm nhỏ với người mà họ cho là có nhiều điểm chung và có cái nhìn về nhóm của mình
tích cực hơn so với những người khác biệt còn lại (ngoài nhóm).
1.3.4.2. Nhận thức của học sinh vẫn còn biểu hiện của nhận thức cảm tính, thiếu kinh
nghiệm trong cuộc sống dẫn đến học sinh thường có xu hướng đề cao cái tôi của mình.
1.3.4.3. Lòng tự tôn bị đụng chạm: bị ảnh hưởng khi so sánh mình với người khác.
1.3.4.4. Vị trí quyền lực: sự khác biệt về vị trí quyền lực trong xã hội có thể thay đổi
hành vi của con người theo hơi hướng tiêu cực.
1.3.4.5. Cảm xúc bất mãn từ bên trong, nhu cầu đồng cảm và liên minh với người nghe.
1.3.5. Biểu hiện của tâm lý hạ thấp người khác: Không xem đối phương ra gì; không
thừa nhận tính hợp lý khi đối phương chiếm vị trí ưu việt, có dụng ý thay thế, thậm chí là
vượt lên cả đối phương; thể hiện thái độ hách dịch; tỏ thái độ miệt thị; phân biệt đối xử
(giai cấp, giới, địa vị xã hội và trình độ học vấn); có thái độ lên mặt với người khác;
thường xuyên không lắng nghe bạn mình; thể hiện sự so sánh tiêu cực với người khác; sự
xa lánh, cô lập; phỉ báng, xúc phạm,hạ nhục người khác; ngược đãi thể chất và tinh thần.
1.3.6. Hậu quả của tâm lý hạ thấp người khác
1.3.6.1. Đối với chủ thể mang tâm lý hạ thấp người khác:
- Ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của chủ thể: người mang tâm lý hạ thấp người
khác sẽ được biết đến như là một người thường gây ra sự bất hòa, phá vỡ sự đoàn kết
trong tập thể.
- Làm mất đi niềm vui, sự lạc quan và những suy nghĩ tích cực của chủ thể: người
mang tâm lý hạ thấp luôn tìm cách tập trung vào những điểm tiêu cực, sai lầm từ
người khác. Những việc làm này khiến cho họ luôn có xu hướng nhìn nhận cuộc sống
theo hướng tiêu cực, từ đó làm cho chủ thể mất đi niềm vui, suy nghĩ tích cực trong
cuộc sống.
1.3.6.2. Đối với chủ thể là nạn nhân của hành vi hạ thấp người khác:
4
Chủ thể chịu sự tác động của hành vi này sẽ găp những ảnh hưởng tiêu cực trong
quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, cụ thể:
- Khiến nạn nhân bị những người manh động xung quanh tức giận và công kích
- Nạn nhân có thể đối mặt với những vấn đề sau: bắt nạt học đường; tìm kiếm đến
chất kích thích; trốn tránh việc học; trầm cảm, ngược đãi bản thân, tự tử
1.3.7 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT: Lứa tuổi học sinh THPT là các em học sinh
đang học trung học phổ thông, có độ tuổi từ 16-18 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc
biệt quan trọng bởi đang là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện các cấu trúc sinh học,
từng bước hình thành các phẩm chất tâm lý.
1.3.7.1. Đặc điểm phát triển về thể chất: nhìn chung, ở lứa tuổi này, học sinh có sức khỏe
và sức chịu đựng rất tốt. Sự phát triển thể chất tạo nên nguồn năng lượng dư thừa. Nguồn
năng lượng này là nguyên nhân có sự tác động nhất định đến nhận thức của người có tâm
lý hạ thấp người khác.
1.3.7.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: học sinh THPT đang hình thành nên năng lực
tư duy logic, tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến sự chủ quan , sự lệch lạc trong nhận thức khi thiếu sự giáo dục, sự
định hướng đúng đắn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hạ thấp người khác.

Chương 2. Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu.
2.1. Kết quả điều tra thực trạng
2.1.1.Kết quả tự đánh giá của học sinh về nhận thức về Tâm lý hạ thấp người khác:
- Để tìm hiểu xem học sinh tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về “Tâm lý hạ
thấp người khác” như thế nào, chúng tôi đưa ra câu hỏi: mức độ nhận thức của bạn
về khái niệm “Tâm lý hạ thấp người khác” ?

Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức của bạn về “Tâm lý hạ thấp người khác”?
- Để nghiên cứu mặt nhận thức này, chúng tôi dựa trên sự hiểu biết của học sinh về
các nội dung, cụ thể là về khái niệm, vai trò, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của Tâm
lý hạ thấp người khác. Số liệu Biểu đồ 1 cho thấy, trong số các cá thể khảo sát mà
chúng tôi đã điều tra, nhìn chung, mức độ hiểu biết về tâm lý hạ thấp người khác của
học sinh có phương án tối ưu là “Đã hiểu một phần” với 34% tổng số học sinh. Mức
độ “Đã biết đến” chiếm 26%, cao thứ hai trong câu trả lời của học sinh về nhận thức
đối với “tâm lý hạ thấp”. Tỉ lệ học sinh “Chưa từng nghe” chiếm phần ít nhất trong
toàn bộ học sinh.
2.1.1.1. Mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà Lạt về biểu hiện của
tâm lý hạ thấp người khác:
Bảng 1A: Bảng điểm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà
Lạt về biểu hiện của tâm lý hạ thấp người khác

5
Bảng 1B : Bảng tỉ lệ phần trăm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT
thành phố Đà Lạt về những biểu hiện tâm lý hạ thấp người khác
GHI CHÚ: Sai: 1; Nói chung là sai: 2; Không có ý kiến: 3; Nói chung là đúng: 4; Đúng: 5

Tổng số
Nam
Tổng 1 2 3 4 5
Biểu hiện
SL % SL % SL % SL % SL %
BH1 100,0 12,0 12,0 2,0 2,0 12,0 12,0 42,0 42,0 32,0 32,0
BH2 100,0 10,0 10,0 4,0 4,0 6,0 6,0 12,0 12,0 56,0 56,0
BH3 100,0 10,0 10,0 6,0 6,0 20,0 20,0 22,0 22,0 42,0 42,0
BH4 100,0 16,0 16,0 8,0 8,0 46,0 46,0 10,0 10,0 20,0 20,0
BH5 100,0 10,0 10,0 10,0 10,0 12,0 12,0 30,0 30,0 38,0 38,0
BH6 100,0 10,0 10,0 4,0 4,0 10,0 10,0 22,0 22,0 54,0 54,0
BH7 100,0 10,0 10,0 2,0 2,0 16,0 16,0 18,0 18,0 54,0 54,0
BH8 100,0 16,0 16,0 8,0 8,0 26,0 26,0 26,0 26,0 24,0 24,0
BH9 100,0 10,0 10,0 4,0 4,0 8,0 8,0 32,0 32,0 46,0 46.0
BH10 100,0 16,0 16,0 6,0 6,0 14,0 14,0 18,0 18,0 44,0 44,0
BH11 100,0 12,0 12,0 2,0 2,0 10,0 10,0 16,0 16,0 60,0 60,0
BH12 100,0 8,0 8,0 6.0 6.0 12,0 12,0 30,0 30,0 44,0 44,0

6
Tổng số
Nữ
Tổng 1 2 3 4 5
Biểu hiện
SL % SL % SL % SL % SL %
BH1 100,0 0,0 0,0 4,0 4,0 8,0 8,0 48,0 48,0 40,0 40,0
BH2 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 4,0 4,0 24,0 24,0 70,0 70,0
BH3 100,0 2,0 2,0 6,0 6,0 10,0 10,0 28,0 28,0 54,0 54,0
BH4 100,0 10,0 10,0 8,0 8,0 38,0 38,0 26,0 26,0 18,0 18,0
BH5 100,0 2,0 2,0 8,0 8,0 22,0 22,0 24,0 24,0 44,0 44,0
BH6 100,0 4,0 4,0 0,0 0,0 2,0 2,0 20,0 20,0 74,0 74,0
BH7 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 10,0 10,0 12,0 12,0 76,0 76,0
BH8 100,0 6,0 6,0 0,0 0,0 24,0 24,0 34,0 34,0 36,0 36,0
BH9 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 6,0 6,0 22,0 22,0 70,0 70,0
BH10 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 14,0 14,0 24,0 24,0 60,0 60,0
BH11 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 8,0 8,0 20,0 20,0 70,0 70,0
BH12 100,0 2,0 2,0 2.0 2.0 12,0 12,0 22,0 22,0 62,0 62,0

Nhận xét 1:Điểm trung bình mức độ nhận thức của học sinh (nam) đối với tâm lý hạ thấp
người khác là 3,82 điểm (bảng 1A), của học sinh nữ là 4,3 điểm (bảng 1A). Nhận thức
của học sinh về biểu hiện Tâm lý hạ thấp người khác đạt mức Khá (nam) và Cao (nữ).
Kết luận: Nhìn chung, về biểu hiện của “tâm lý hạ thấp người khác”, chỉ có nửa trong
tổng số học sinh nhận thức chắc chắn được đó là các biểu hiện mang Tâm lý hạ thấp.
Mặc dù chỉ chiếm 7.05% trong tổng số học sinh nhận thức “Sai” về các biểu hiện của vấn
đề này nhưng việc không nhận ra được “tâm lý hạ thấp” sẽ dẫn đến việc các bạn bị lúng
túng, không biết cách giải quyết khi gặp phải những trường hợp như vậy. Điểm trung
bình tổng của học sinh nam và nữ lần lượt là 3.82 và 4.3. Có thể thấy, vì chưa được biết
đến cũng như tiếp cận rộng rãi, Tâm lý hạ hấp người khác dường như khá mới với hầu
hết học sinh.Tuy nhiên học sinh nữ có xu hướng nhạy cảm, tinh tế hơn khi phát hiện
được những biểu hiện đều chứa đựng “tâm lý hạ thấp”, trong khi các học sinh nam vẫn
còn lưỡng lự với 1 vài trường hợp.
2.1.1.2. Mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà Lạt về nguyên nhân
của tâm lý hạ thấp người khác
Bảng 2A: Bảng điểm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà
Lạt về nguyên nhân của tâm lý hạ thấp người khác

Bảng 2B : Bảng tỉ lệ phần trăm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT
thành phố Đà Lạt về nguyên nhân của tâm lý hạ thấp người khác
GHI CHÚ: Sai: 1; Nói chung là sai: 2; Không có ý kiến: 3; Nói chung là đúng: 4; Đúng: 5

7
Nam Tổng số
Tổng 1 2 3 4 5
Nguyên nhân
SL % SL % SL % SL % SL %
NN1 100,0 14,0 14,0 6,0 6,0 32,0 32,0 22,0 22,0 26,0 26,0
NN2 100,0 18,0 18,0 14,0 14,0 22,0 22,0 26,0 26,0 20,0 20,0
NN3 100,0 8,0 8,0 0 0 4,0 4,0 26,0 26,0 66,0 66,0
NN4 100,0 12,0 12,0 10,0 10,0 38,0 38,0 22,0 22,0 18,0 18,0
NN5 100,0 6,0 6,0 2,0 2,0 20,0 20,0 36,0 36,0 36,0 36,0
NN6 100,0 2,0 2,0 4,0 4,0 12,0 12,0 36,0 36,0 22,0 22,0
NN7 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 18.0 18.0 28,0 28,0 50,0 50,0

Nữ Tổng số
Tổng 1 2 3 4 5
Nguyên
nhân SL % SL % SL % SL % SL %
NN1 100,0 20,0 20,0 4,0 4,0 42,0 42,0 16,0 16,0 18,0 18,0
NN2 100,0 16,0 16,0 8,0 8,0 28,0 28,0 32,0 32,0 16,0 16,0
NN3 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 2,0 2,0 20,0 20,0 76,0 76,0
NN4 100,0 6,0 6,0 4,0 4,0 38,0 38,0 22,0 22,0 30,0 30,0
NN5 100,0 6,0 6,0 0,0 0,0 12,0 12,0 24,0 24,0 58,0 58,0
NN6 100,0 2,0 2,0 4,0 4,0 8,0 8,0 12,0 12,0 74,0 74,0
NN7 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 14,0 14,0 12,0 12,0 70,0 70,0

Nhận xét 1: Qua bảng số liệu, về các nguyên nhân, điểm trung bình mức độ nhận thức
của học sinh (nam) đối với tâm lý hạ thấp người khác là 3,78 điểm (bảng 2A), của học
sinh nữ là 4,09 điểm (bảng 2A). So với quy ước cho điểm thì nhận thức của học sinh
trong việc nhận thức tâm lý hạ thấp người khác về nguyên nhân đều đạt mức Khá
Nhận Xét 2: Ở bảng 2B,chúng tôi phân tích cụ thể ở từng nội dung khác nhau. Số học
sinh nhận thức “Đúng” chiếm cao, chiếm 41.43 %, số câu trả lời “Sai”chiếm 8.14%
Kết luận: Tâm lý hạ thấp người khác về biểu hiện sẽ dễ dàng hơn cho học sinh so với về
nguyên nhân. Bởi lẽ các bạn còn khá bỡ ngỡ với tính mới của vấn đề này mặc dù nó diễn
ra hàng ngày, hàng giờ, và bất kể môi trường nào, đặc biệt là môi trường học đường.
Điều đó dẫn đến hầu hết mọi học sinh đều phân vân đáp án và thường chọn đáp án trung
lập tức “Không có ý kiến” hoặc “Nói chung là đúng”nhiều hơn so với nhận thức qua biểu
hiện. Điểm trung bình tổng của học sinh nam và nữ lần lượt là 3.78/5 và 4.09/5. Điểm số
này đạt mức Khá. Nhìn vào đây, một lần nữa chúng ta lại nhận ra sự chênh lệch giữa
nhận thức của học sinh nam và học sinh nữ.
2.1.1.3. Mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà Lạt về hậu quả của
tâm lý hạ thấp người khác
Bảng 3A: Bảng điểm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà
Lạt về hậu quả của tâm lý hạ thấp người khác

8
GHI CHÚ: Sai: 1; Nói chung là sai: 2; Không có ý kiến: 3; Nói chung là đúng: 4; Đúng: 5
Bảng 3B : Bảng tỉ lệ phần trăm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT
thành phố Đà Lạt về hậu quả của tâm lý hạ thấp người khác:

Nam Tổng số
Tổng 1 2 3 4 5
Hậu quả SL % SL % SL % SL % SL %
HQ1 100,0 4,0 4,0 4,0 4,0 12,0 12,0 26,0 26,0 54,0 54,0
HQ2 100,0 8,0 8,0 0,0 0,0 18,0 8,0 20,0 20,0 54,0 54,0
HQ3 100,0 1,0 1,0 6,0 6,0 14,0 14,0 34,0 34,0 42,0 42,0
HQ4 100,0 4,0 4,0 8,0 8,0 26,0 26,0 20,0 20,0 38,0 38,0
HQ5 100,0 8,0 8,0 2,0 2,0 26,0 26,0 28,0 28,0 36,0 36,0
HQ6 100,0 8,0 8,0 10,0 10,0 20,0 20,0 22,0 22,0 40,0 40,0
HQ7 100,0 16,0 16,0 8,0 8,0 32,0 32,0 18,0 18,0 26,0 26,0
HQ8 100,0 4,0 4,0 8,0 8,0 16,0 16,0 30,0 30,0 40,0 40,0

Nữ Tổng số
Tổng 1 2 3 4 5
Hậu quả SL % SL % SL % SL % SL %
HQ1 100,0 8,0 8,0 4,0 4,0 8,0 8,0 10,0 10,0 70,0 70,0
HQ2 100,0 6,0 6,0 6,0 6,0 10,0 10,0 20,0 20,0 58,0 58,0
HQ3 100,0 2,0 2,0 4,0 4,0 14,0 14,0 24,0 24,0 56,0 56,0
HQ4 100,0 4,0 4,0 0 0 0 0 10,0 10,0 16,0 16,0 70,0 70,0
HQ5 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 10,0 10,0 14,0 14,0 76,0 76,0
HQ6 100,0 2,0 2,0 4,0 4,0 6,0 6,0 26,0 26,0 62,0 62,0
HQ7 100,0 2,0 2,0 8,0 8,0 16,0 16,0 40,0 40,0 32,0 32,0
HQ8 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 14,0 14,0 28,0 28,0 56,0 56,0

Qua bảng số liệu, chúng tôi thấy về các hậu quả, điểm trung bình mức độ nhận thức
của học sinh (nam) đối với tâm lý hạ thấp người khác là 3,85 điểm (bảng 3A), của học sinh
nữ là 4,32 điểm (bảng 3A). So với quy ước cho điểm thì nhận thức của học sinh trong việc
nhận thức tâm lý hạ thấp người khác về hậu quả đạt mức Khá (nam) và Cao (nữ).
Nhận Xét 2: Ở bảng 3B, chúng tôi phân tích cụ thể ở từng nội dung khác nhau, dựa trên cơ
sở các items đã điều tra, chúng tôi đưa ra câu hỏi gồm 7 items. Nhìn tổng thể, nhận thức về
Tâm lý hạ thấp người khác về hậu quả của học sinh có sự khác biệt theo từng nội dung của
items và theo từng cá thể học sinh. Số học sinh nhận thức “Đúng” chiếm cao, chiếm
50.63%, số câu trả lời “Sai” chỉ chiếm 4.81%.
Kết luận: Phần lớn học sinh đều nhận thức đúng trong phần này, cụ thể số câu trả
lời “Đúng” chiếm 50.63 %, số câu trả lời “Sai” chỉ chiếm 4.81%. Như vậy, có thể thấy
rằng các bạn đều biết được hậu quả của Tâm lý hạ thấp người khác tưởng chừng như vô
hại lại rất nguy hiểm. Vì chưa được cung cấp thông tin về Tâm lý hạ thấp người khác, có
một số ít bạn vẫn chưa ý thức được hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này. Ở phần này, học
sinh nữ vẫn có xu hướng nổi trội hơn học sinh nam khi tỉ lệ câu trả “Đúng” nhiều hơn và
“Sai” ít hơn học sinh nam. Điểm trung bình nhận thức về hậu quả của các bạn là 3.85/5
đạt mức Khá đối với học sinh nam và 4.32/5 đạt mức Cao đối với học sinh nữ.
2.1.2. Kết quả tự đánh giá của học sinh về thái độ với “Tâm lý hạ thấp người khác”:
Thái độ đối với Tâm lý hạ thấp người khác là quan điểm, cách ứng xử và sự đánh giá của
cá nhân khi tiếp cận với những hành vi, biểu hiện mang tâm lý hạ thấp; nó được hình
thành trong hoạt động, giao tiếp và giữ vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi
của con người. Để nghiên cứu mặt biểu hiện này, chúng tôi dựa trên thái độ của các bạn
đối với các vấn đề của tâm lý hạ thấp người khác trong các tình huống.
2.1.2.1. Mức độ “ủng hộ”của bạn đối với các hành vi mang Tâm lý hạ thấp người khác

9
Bảng 4A: Bảng điểm đánh giá mức độ “ủng hộ” của học sinh THPT thành phố Đà
Lạt đối với các hành vi mang “Tâm lý hạ thấp người khác”

Bảng 4B: Bảng tỉ lệ phần trăm đánh giá mức độ “ủng hộ” của học sinh THPT thành
phố Đà Lạt đối với các hành vi mang “Tâm lý hạ thấp người khác”
GHI CHÚ: 1. Hoàn toàn ủng hộ; 2. Ủng hộ; 3. Mặc kệ; 4. Không ủng hộ 5. Hoàn toàn
không ủng hộ
Nam Tổng số
Mức độ Tổng 1 2 3 4 5

ủng hộ SL % SL % SL % SL % SL %
UH1 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 6,0 6,0 68,0 68,0 24,0 24,0
UH2 100,0 4,0 4,0 2,0 2,0 22,0 22,0 52,0 52,0 20,0 20,0
UH3 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 28,0 28,0 44,0 44,0 26,0 26,0
UH4 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 26,0 26,0 50,0 50,0 22,0 22,0
UH5 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 12,0 12,0 42,0 42,0 44,0 44,0
UH6 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 6,0 6,0 34,0 34,0 58,0 58,0
UH7 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 14,0 14,0 30,0 30,0 54,0 54,0
UH8 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 6,0 6,0 30,0 30,0 62,0 62,0
UH9 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 0,0 0,0 34,0 34,0 64,0 64,0
UH10 100,0 4,0 4,0 0,0 0,0 0,0 0,0 28,0 28,0 68,0 68,0
UH11 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 10,0 10,0 56,0 56,0 30,0 30,0
UH12 100,0 2,0 2,0 0.0 0.0 16,0 16,0 58,0 58,0 24,0 24,0
UH13 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 26,0 26,0 40,0 40,0 32,0 32,0

10
Nữ Tổng số

Mức độ Tổng 1 2 3 4 5

ủng hộ SL % SL % SL % SL % SL %
UH1 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 44,0 44,0 52,0 52,0
UH2 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 12,0 12,0 58,0 58,0 30,0 30,0
UH3 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 22,0 22,0 56,0 56,0 22,0 22,0
UH4 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 24,0 24,0 50,0 50,0 26,0 26,0
UH5 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 14,0 14,0 48,0 48,0 36,0 36,0
UH6 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 30,0 30,0 66,0 66,0
UH7 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 8,0 8,0 32,0 32,0 58,0 58,0
UH8 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 4,0 4,0 22,0 22,0 72,0 72,0
UH9 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,0 4,0 36,0 36,0 60,0 60,0
UH10 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 28,0 28,0 72,0 72,0
UH11 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 10,0 10,0 52,0 52,0 38,0 38,0
UH12 100,0 0,0 0,0 0.0 0.0 12,0 12,0 60,0 60,0 26,0 26,0
UH13 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 16,0 16,0 54,0 54,0 28,0 28,0

Nhận xét 1: Qua bảng số liệu, điểm trung bình mức độ “ủng hộ” của học sinh (nam)
là 4.13 điểm (bảng 4A), học sinh nữ là 4.33 điểm (bảng 4A). Mức độ “ủng hộ” của học
sinh đối với các hành vi mang tâm lý hạ thấp người khác đạt mức Khá (nam) và Cao
(nữ). Trong đó, mức độ “ủng hộ” của học sinh thực sự cao ở hầu hết nội dung:
Nhận Xét 2: Ở bảng 4B, chúng tôi phân tích cụ thể ở từng nội dung khác nhau. Số học
sinh “Hoàn toàn không ủng hộ” và “Không ủng hộ ´chiếm tỉ lệ cao,lần lượt là 39.3% và
43.7%. Số học sinh “Ủng hộ” và “Hoàn toàn ủng hộ” chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chiếm
lần lượt 0.15% và 1.31%
Kết luận: Nhìn chung, số học sinh không ủng hộ những hành vi mang Tâm lý hạ thấp
người khác chiếm phần lớn trong tổng số học sinh. Điều đó chứng tỏ các bạn có ý thức
phản kháng lại những hành vi sai lệch. Số học sinh “Hoàn toàn không ủng hộ” và “Không
ủng hộ” chiếm cao, lần lượt chiếm 39.3% và 43.7%. Số học “Ủng hộ” và “Hoàn toàn ủng
hộ” chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chiếm lần lượt 0.15% và 1.31%. Tuy nhiên, số lượng nữ
có thái độ không ủng hộ nhiều hơn nam. Tỉ lệ học sinh nam chọn đáp án “Bình thường”
là 19%, trong khi chỉ có 4% đối với học sinh nữ, có thể thấy, học sinh nam có thái độ hời
hợt đối với vấn đề này hơn học sinh nữ. Điểm trung bình mức độ “ủng hộ” của các bạn
học sinh với các hành vi mang “Tâm lý hạ thấp người khác” là 4.13 đạt mức Khá (đối với
nam) và 4.33 đạt mức Cao (đối với nữ )
2.1.2.2. Mức độ “chấp nhận” của bạn khi bị người khác thực hiện các hành vi mang
Tâm lý hạ thấp người khác
Bảng 5A: Bảng điểm đánh giá mức độ “chấp nhận” của bạn khi bị người khác thực
hiện các hành vi mang “Tâm lý hạ thấp người khác”

11
Bảng 5B: Bảng đánh giá mức độ “chấp nhận” của bạn khi bị người khác thực hiện
các hành vi mang “Tâm lý hạ thấp người khác”
GHI CHÚ: 1. Hoàn toàn chấp nhận 2. Chấp nhận 3. Bình thường 4. Không chấp nhận 5.
Hoàn toàn không chấp nhận

Nam Tổng số


Mức độ Tổng 1 2 3 4 5
chấp nhận
SL % SL % SL % SL % SL %
CN1 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 46,0 46,0 24,0 24,0 26,0 26,0
CN2 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 30,0 30,0 32,0 32,0 36,0 36,0
CN3 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 44,0 44,0 34,0 34,0 18,0 18,0
CN4 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 50,0 50,0 24,0 24,0 20,0 20,0
CN5 100,0 4,0 4,0 8,0 8,0 66,0 66,0 14,0 14,0 8,0 8,0
CN6 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 28,0 28,0 32,0 32,0 38,0 38,0
CN7 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 48,0 48,0 28,0 28,0 20,0 20,0
CN8 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 16,0 16,0 28,0 28,0 54,0 54,0
CN9 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 28,0 28,0 46,0 46,0 24,0 24,0
CN10 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 24,0 24,0 32,0 32,0 42,0 42,0
CN11 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 30,0 30,0 22,0 22,0 44,0 44,0
CN12 100,0 2,0 2,0 0.0 0.0 22,0 22,0 28,0 28,0 48,0 48,0

Nữ Tổng số
Tổng 1 2 3 4 5
Mức độ
Chấp nhận SL % SL % SL % SL % SL %
CN1 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 32,0 32,0 48,0 48,0 20,0 20,0
CN2 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 16,0 16,0 46,0 46,0 36,0 36,0
CN3 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 46,0 46,0 26,0 26,0 28,0 28,0
CN4 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 34,0 34,0 34,0 34,0 30,0 30,0
CN5 100,0 4,0 4,0 2,0 2,0 74,0 74,0 18,0 18,0 2,0 2,0
CN6 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 18,0 18,0 30,0 30,0 52,0 52,0
CN7 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 30,0 30,0 48,0 48,0 22,0 22,0
CN8 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0 2,0 18,0 18,0 80,0 80,0
CN9 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 12,0 12,0 42,0 42,0 46,0 46,0
CN10 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 12,0 12,0 32,0 32,0 54,0 54,0
CN11 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 12,0 12,0 32,0 32,0 54,0 54,0
CN12 100,0 0,0 0,0 0.0 0.0 14,0 14,0 34,0 34,0 52,0 52,0

12
Nhận xét 1: Điểm trung bình mức độ “chấp nhận” của học sinh (nam) đối với các
hành vi mang tâm lý hạ thấp người khác là 3.86 điểm (bảng 4A), của học sinh nữ là 4.13
điểm (bảng 5A). Điểm trung bình của mức độ “ủng hộ” của học sinh đối với các hành vi
mang tâm lý hạ thấp người khác đều đạt mức Khá
Nhận Xét 2: Ở bảng 5B, chúng tôi phân tích cụ thể ở từng nội dung khác nhau, dựa
trên cơ sở các item đã điều tra, chúng tôi đưa ra câu hỏi gồm 12 items. Số học sinh “Hoàn
toàn không chấp nhận” và “Không chấp nhận ´chiếm khá cao, lần lượt chiếm 35.58% và
31.3%. Số học “Chấp nhận” và “Hoàn toàn chấp nhận” chỉ chiếm một phần rất nhỏ,
chiếm lần lượt 1.29 % và 1.25%, cụ thể:
Kết luận: Số học sinh “Hoàn toàn không chấp nhận” và “Không chấp nhận ´chiếm
khá cao, lần lượt chiếm 35.58% và 31.3%. Số học “Chấp nhận” và “Hoàn toàn chấp
nhận” chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chiếm lần lượt 1.29 % và 1.25%. Tuy nhiên, có một
phần lớn câu trả lời thuộc đáp án “Bình thường”, điều này chứng tỏ rằng mặc dù các bạn
học sinh nhận thức được vấn đề và không ủng hộ nhưng khi gặp phải tình huống như vậy,
các bạn lại phớt lờ, không quan tâm đến nó vì không biết cách giải quyết. Đối với học
sinh nữ, các bạn tỏ ra phản kháng mạnh mẽ hơn so với các bạn nam khi số câu trả lời
“Hoàn toàn không ủng hộ” và “Không ủng hộ” chiếm phần nhiều hơn so với học sinh
nam. Điểm trung bình mức độ “chấp nhận” đối với các hành vi mang Tâm lý hạ thấp
người khác là 3.86/5 đối với học sinh nam và 4.13/5 đối với học sinh nữ
2.1.3. Kết quả tự đánh giá của học sinh đối với tần suất thực hiện hành vi mang
Tâm lý hạ thấp người khác:
Bảng 6A: Bảng điểm đánh giá tần suất thực hiện các hành vi của chủ thể mang”Tâm
lý hạ thấp người khác” của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
GHI CHÚ: 1. Rất thường xuyên ; 2. Thường xuyên; 3. Thỉnh thoảng; 4. Hiếm khi 5. Không bao giờ

13
Bảng 6B: Bảng đánh giá tần suất thực hiện các hành vi mang”Tâm lý hạ thấp người
khác” của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
GHI CHÚ:1.Rất thường xuyên 2.Thường xuyên 3.Thỉnh thoảng 4.Hiếm khi 5.Không bao giờ

Nam Tổng số


Tần suất Tổng 1 2 3 4 5
thực hiện hành vi SL % SL % SL % SL % SL %
HV1 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 8,0 8,0 64,0 64,0 26,0 26,0
HV2 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 4,0 4,0 32,0 32,0 62,0 62,0
HV3 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 14,0 14,0 38,0 38,0 46,0 46,0
HV4 100,0 2,0 2,0 6,0 6,0 18,0 18,0 46,0 46,0 28,0 28,0
HV5 100,0 4,0 4,0 2,0 2,0 14,0 14,0 32,0 32,0 48,0 48,0
HV6 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 12,0 12,0 50,0 50,0 34,0 34,0
HV7 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 2,0 2,0 18,0 18,0 78,0 78,0
HV8 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 6,0 6,0 30,0 30,0 60,0 60,0
HV9 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 0,0 0,0 14,0 14,0 84,0 84,0
HV10 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 18,0 18,0 38,0 38,0 42,0 42,0
HV11 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 10,0 10,0 28,0 28,0 60,0 60,0
HV12 100,0 2,0 2,0 0.0 0.0 0,0 0,0 12,0 12,0 86,0 86,0
HV13 100,0 2,0 2,0 0,0 0,0 2,0 2,0 18,0 18,0 78,0 78,0

Nữ Tổng số
Tần suất Tổng 1 2 3 4 5
thực hiện hànhvi SL % SL % SL % SL % SL %
HV1 100,0 0,0 0,0 4,0 4,0 12,0 12,0 44,0 44,0 40,0 40,0
HV2 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 6,0 6,0 30,0 30,0 60,0 60,0
HV3 100,0 2,0 2,0 4,0 4,0 22,0 22,0 36,0 36,0 36,0 36,0
HV4 100,0 2,0 2,0 6,0 6,0 14,0 14,0 48,0 48,0 30,0 30,0
HV5 100,0 2,0 2,0 4,0 4,0 14,0 14,0 38,0 38,0 42,0 42,0
HV6 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 22,0 22,0 46,0 46,0 30,0 30,0
HV7 100,0 2,0 2,0 2,0 2,0 6,0 6,0 22,0 22,0 68,0 68,0
HV8 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 6,0 6,0 26,0 26,0 66,0 66,0
HV9 100,0 0,0 0,0 2,0 2,0 6,0 6,0 2,0 2,0 90,0 90,0
HV10 100,0 2,0 2,0 4,0 4,0 16,0 16,0 40,0 40,0 38,0 38,0
HV11 100,0 2,0 2,0 6,0 6,0 8,0 8,0 24,0 24,0 60,0 60,0
HV12 100,0 6,0 6,0 2.0 2.0 10,0 10,0 22,0 22,0 66,0 66,0
HV13 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 6,0 6,0 10,0 10,0 78,0 78,0
Nhận xét 1: Từ bảng 6A, ta có thể thấy rằng thấy điểm trung bình mức độ thực hiện
hành vi mang Tâm lý hạ thấp người khác của học sinh là 4,39 điểm (nam), 4.32 điểm
(nữ). So với quy ước, thì mức độ thực hiện hành vi mang Tâm lý hạ thấp người khác của
học sinh đều đạt mức Cao
Nhận xét 2: Qua bảng 6B, trong tất cả các hành vi mà chúng tôi đưa ra, nhìn chung các
bạn học sinh đều khẳng định mức độ thực hiện hành vi của các bạn là thường nằm trong
mức Hiếm khi-Không bao giờ (chiếm lần lượt là 31.07% và 55.23%). Có 1.84% học sinh
trả lời đã thực hiện ở mức độ Thường xuyên. Có 9.85% học sinh chọn “Thỉnh thoảng” và
chỉ có 1.9% học sinh chọn đáp án “Khá thường xuyên” trong tổng số học sinh.
Kết luận: Những hành vi mà chúng tôi đưa ra đều mang xu hướng mạnh bạo hơn mức
bình thường, phần lớn các bạn học sinh đều trả lời Hiếm khi-Không bao giờ (chiếm lần
lượt là 31.07% và 55.23%). Chỉ có 1.84% học sinh trả lời đã thực hiện ở mức độ Thường
xuyên. Có 9.85% học sinh chọn “Thỉnh thoảng” và chỉ có 1.9% học sinh chọn “Khá
thường xuyên”. Mặc dù phần lớn đều có câu trả lời khả quan nhưng ta vẫn có thể thấy
những hành vi mạnh bạo, bạo lực lên tinh thần ấy vẫn còn xuất hiện ở một bộ phận học

14
sinh, đặc biệt là nữ giới. Điểm trung bình mức độ thực hiện hành vi của các bạn lần lượt
là 4.39/5 và 4.32, đều đạt mức Cao.
2.2.Một số giải pháp nhằm khắc phục “Tâm lý hạ thấp người khác”
2.2.2. Đề xuất một số biện pháp
2.2.2.1.Giải pháp lí thuyết
Đối với học sinh và gia đình
*) Đối với học sinh: Đối với nạn nhân của “tâm lý hạ thấp”
-Cân nhắc để không rơi vào cạm bẫy tiêu cực trong suy nghĩ. Tránh giữ những suy nghĩ
tiêu cực trong đầu và nhận ra được giá trị của bản thân
-Tìm kiếm ý nghĩa trong việc bị người khác hạ thấp, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ
tích cực hơn để nhận ra nhiều bài học sau khi bị hạ thấp
-Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội. Bạn bè, gia đình và các mối quan hệ hỗ trợ khác có vai trò
quan trọng, quyết định khả năng bạn có thể hồi phục sau khi bị ai đó hạ thấp (bố mẹ, giáo
viên, phụ huynh, hoặc chuyên gia tư vấn)
-Tìm đến những cá nhân có chung sở thích, chẳng hạn như tham gia câu lạc bộ,
Đối với cá nhân mang “tâm lý hạ thấp”:
-Tự nhận thức rõ liệu bản thân mình đã từng có hành vi hạ thấp hay chưa, xác định tần
suất, độ nghiêm trọng đối với việc làm tiêu cực của bản thân
-Mạnh dạn nhìn nhận lỗi lầm, từ đó cố gắng sửa chữa, cải thiện hành vi của mình.
-Tìm đến sự giúp đỡ của người thân,... khi bản thân có dấu hiệu bất ổn tâm lý.
Đối với người thứ ba:
-Tự nhìn nhận liệu bản thân có bàng quan hay thiếu sự can thiệp khi thấy bạn bè xung
quanh bị hạ thấp
-Có thái độ giúp đỡ đối với đối tượng bị hạ thấp. Mỗi bạn tích cực chung tay xây dựng
môi trường học tập lành mạnh, nói không với tâm lý hạ thấp.
-Chủ động tham gia những hoạt động, phong trào nhằm nâng cao nhận thức của bản thân,
đồng thời bổ sung kiến thức về tâm lý hạ thấp người khác.
*) Đối với gia đình:
-Quan điểm và thái độ của gia đình có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của học sinh THPT. Vì
vậy, cha mẹ cần: Theo sát con cái, quan tâm, động viên chia sẻ để các em có thêm hiểu
biết về tâm lý hạ thấp. Từ đó giúp các em có nhận thức đúng đắn về cách hành xử trong
môi trường học tập.
*) Đối với nhà trường:
-Tạo điều kiện cho học sinh học hỏi và nghiên cứu nhiều hơn về tâm lý hạ thấp người khác. Tổ
chức nhiều hoạt động thực tiễn như các buổi tọa đàm, hội thảo với sự tham gia của các
chuyên gia về trao đổi với học sinh nhằm giúp các em có cái nhìn thực tế, đầy đủ về tầm
quan trọng của việc thay đổi và nâng cao nhận thức. Tạo điều kiện cho các em học sinh
thành lập nhiều câu lạc bộ như câu lạc bộ kĩ năng sống, câu lạc bộ tranh biện,...
2.2.2.3. Một số giải pháp thực tiễn
a. Xây dựng cẩm nang nhằm loại trừ Tâm lý hạ thấp người khác
-Nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này,chúng tôi xây dựng bộ cẩm nang với nhiều
hình ảnh sinh động, có thông điệp truyển tải đa dạng để lưu hành trong các trường, lớp
học. Bộ cẩm nang được chia thành 2 phần, phần thứ nhất nhằm hướng đến giúp đỡ nạn
nhân của hành vi “hạ thấp người khác”, phần thứ hai nhằm giúp người thực hiện hành vi
hạ thấp hiểu rõ hơn về những thái độ, hành động của bản thân.
-Nhìn chung, với cẩm nang hướng đến sự nâng cao nhận thức về “tâm lý hạ thấp người
khác”, chúng tôi lan truyền được nhiều thông tin tích cực đến học sinh THPT qua các nền
tảng mạng xã hội với sự chia sẻ nhanh và hưởng ứng tốt.
15
-Học sinh cho thấy sự hứng thú đối với cách tiếp cận mới với nhiều hình ảnh sinh động, gần
gũi, cẩm nang nhận được nhiều sự quan tâm trong môi trường học đường.
-Học sinh có cái nhìn rõ và sâu hơn đối với khái niệm “hạ thấp”. Các bạn cho rằng cẩm
nang mang nhiều kiến thức bổ ích nhưng không quá trừu tượng hay khó hiểu. Tuy nhiên,
bên cạnh việc lan truyền nhanh, vì việc tiếp cận với cẩm nang yêu cầu sự chủ động của
mỗi học sinh, vẫn còn một số bạn chưa đủ quan tâm, chủ động tiếp cận
b. Câu lạc bộ “Vì một trường học nói không với hạ thấp”: "Cùng hạnh phúc, cùng phát triển"
-Câu lạc bộ đem đến nhiều hoạt động ngoại khóa trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức
học sinh đối với “tâm lý hạ thấp” được sự đồng thuận của nhà trường kết hợp với các
thầy cô tổ Tiếng Anh và Ngữ văn mang đến nhiều nội dung có ích cho học sinh.
-Đối tượng tham gia gồm các học sinh lớp 10 Anh và dần mở rộng sang các lớp học khác
trong trường. Mỗi tuần có một buổi ngoại khóa dài khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Học sinh
được chia ra thành các nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm có những khúc mắc được tự
do chia sẻ và trao đổi. Học sinh chia sẻ câu chuyện của nhóm mình với câu lạc bộ, sau đó
nhận được lời khuyên từ thầy cô có chuyên môn cùng tham gia ngoại khóa.
Sau mỗi buổi ngoại khóa, đa phần các học sinh cảm thấy hài lòng :
-Các bạn tham gia nghiêm túc, đóng góp ý kiến sôi nổi trong giờ ngoại khóa.
-Một số học sinh cho biết, sau các buổi ngoại khóa, các bạn học thêm được cách chia sẻ
và đóng góp.
-Nhiều học sinh từng bị hạ thấp, đang gặp phải tình trạng bị hạ thấp nhận được nhiều lời
khuyên có ích từ ban cố vấn
-Học sinh có thể mạnh dạn nêu ý kiến của bản thân đối với vấn đề tâm lý hạ thấp
-Các thành viên câu lạc bộ được thỏa sức sáng tạo, năng lực thuyết trình của bản thân qua
các bài thuyết trình, tiểu phẩm ngắn.
-Học sinh được tạo thêm nhiều cơ hội vừa giải trí sau các tiết học online tại trường lớp,
vừa tiếp thu thêm nhiều kĩ năng mềm cho bản thân
-Các câu chuyện được xây dựng gần gũi, dễ hiểu nên các bạn cảm thấy rất hào hứng
-Có nhiều câu hỏi phụ sau khi tuyên truyền giúp nâng cao kiến thức, đồng thời mở ra
nhiều cơ hội tự do tranh luận và phản biện.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tiến hành thực nghiệm
3.2 So sánh kết quả thực nghiệm
3.2.1 Về mặt nhận thức:
5
4
3
2 Trước TN
1 Sau TN
0
BH10
BH11
BH12
BH1

BH6
BH2
BH3
BH4
BH5

BH7
BH8
BH9

1A. Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của học sinh về biểu hiện trước và sau thực
nghiệm
- Qua bảng thống kê, ta nhận thấy được rằng mức độ nhận thức của học sinh về
Tâm lý hạ thấp người khác về biểu hiện đã được nâng cao.Đa phần các nội dung
đều được các bạn nhận thức tốt, tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở nội dung BH4 và

16
BH5 khi chỉ có một sự thay đổi nhỏ và gần như không có sự khác biệt. Điểm trung
bình của nội dung này là 4.06/5 (trước TN) và 4.33/5 (sau TN), tăng 0,27 điểm)
6
5
4
3 Trước TN
2 Sau TN
1
0
NN1NN2NN3NN4NN5NN6NN7

1B. Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của học sinh về nguyên nhân trước và sau thực nghiệm
- Nhìn chung, có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của các bạn về nguyên nhân của
Tâm lý hạ thấp người khác, từ 3.88/5 (trước TN) lên 4.17/5 (sau TN), tăng 0.29.
Sự thay đổi đó ta có thể thấy ở tất cả nội dung của mức độ nhận thức về nguyên
nhân Tâm lý hạ thấp người khác
5
4
3
Trước TN
2
1 Sau TN
0
HQ1
HQ2
HQ3
HQ4
HQ5
HQ6
HQ7
HQ8

1C. Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của học sinh về hậu quả trước và sau thực nghiệm
- Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy hậu quả của Tâm lý hạ thấp người khác đã được
đa số các bạn học sinh nhận thức đúng đắn, có sự thay đổi rõ rệt cho thấy nhận
thức của các bạn đã được nâng cao sau thực nghiệm. Điểm trung bình của nội
dung này là 4.1/5 (trước TN) và 4.4/5 (sau TN), tăng 0,3 điểm.
3.2.2 .Về mặt thái độ
4.8
4.6
4.4
4.2
4 Trước TN
3.8 Sau TN
3.6
3.4
UH10
UH11
UH12
UH13
UH1
UH2
UH3
UH4
UH5
UH6
UH7
UH8
UH9

2A. Biểu đồ so sánh mức độ “ủng hộ” của học sinh đối với các hành vi mang Tâm lý
hạ thấp người khác trước và sau thực nghiệm
- Sau thực nghiệm, đa phần các bạn học sinh đã có thái độ phản kháng mạnh mẽ
hơn đối với các hành vi mang Tâm lý hạ thấp người khác. Hầu như các nội dung
đều có sự thay đổi sau thực nghiệm, tuy nhiên các nội dung UH9, UH10, UH11,
UH12, UH13 chỉ có sự chênh lệch rất nhỏ hoặc không chênh lệch so với số liệu
trước thực nghiệm. Điểm trung bình của nội dung này là 4.26/5 (trước TN) và
4.37/5 (sau TN), tăng 0,11 điểm.

17
6
5
4
3 Trước TN
2
Sau TN
1
0

CN8
CN1
CN2
CN3
CN4
CN5
CN6
CN7

CN9
CN10
CN11
CN12
2B. Biểu đồ so sánh mức độ “chấp nhận” của học sinh khi bị người khác thực hiện
các hành vi mang Tâm lý hạ thấp người khác trước và sau thực nghiệm
- Nhìn chung, có sự thay đổi tích cực trước thực nghiệm và sau thực nghiệm đối với
hầu hết nội dung của mức độ “chấp nhận” của học sinh khi bị người khác thực
hiện các hành vi mang Tâm lý hạ thấp người khác. Điểm trung bình của nội dung
này là 3.99/5 (trước TN) và 4.21/5 (sau TN), tăng 0,22 điểm.
3.2.3 Về mặt hành vi
6
5
4
3 Trước TN
2 Sau TN
1
0
HV1
HV2
HV3
HV4
HV5
HV6
HV7
HV8
HV9
HV10
HV11
HV12
HV13

3A. Biểu đồ so sánh mức độ thực hiện hành vi mang Tâm lý hạ thấp người khác của
học sinh trước và sau thực nghiệm
- Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy không có quá nhiều sự chênh lệch về mức độ thực
hiện hành vi của học sinh trước và sau khi thực nghiệm. Điểm trung bình của nội
dung này là 4.34/5 (trước TN) và 4.42/5 (sau TN), tăng 0.08 điểm
3.3 Đưa ra nhận định đánh giá
- Nhin chung, đã có sự thay đổi tích cực sau khi các bạn tham gia câu lạc bộ và
được tiếp cận cẩm nang về Tâm lý hạ thấp người khác. Các kết quả thu được khá tốt,
khả quan, thúc đẩy hơn sự phát triển các biện pháp cũng như đề tài nghiên cứu. Hầu
hết các bạn học sinh trước thực nghiệm đều có cái nhìn khá hạn hẹp và ít quan tâm về
vấn đề này mặc dù nó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt ta dễ bắt gặp Tâm lý hạ thấp
người khác nơi môi trường học đường. Tuy nhiên, sau khi được cung cấp thông tin,
tìm hiểu về Tâm lý hạ thấp người khác, phần lớn các bạn đều dành cho vấn đề một sự
quan tâm đặc biệt, qua đó các bạn tiếp thu, học hỏi từ thầy cô giáo có chuyên môn
cũng như bạn bè, góp phần nâng cao nhận thức của các bạn học sinh.
Kết luận và khuyến nghị:
Kết luận: Những giải pháp thực tiễn đã được chúng tôi thực hiện giúp các bạn học sinh có
cái nhìn sâu sắc hơn đối với “tâm lý hạ thấp người khác”, tạo thêm điều kiện thuận lợi để
học sinh THPT phát triển một cách tích cực về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Chúng tôi
mong muốn đẩy mạnh những phong trào đã được thực hiện đến một phạm vi rộng rãi và.
Một số khuyến nghị:

18
+Đánh giá tình hình ở các trường học: Bước đầu tiên để giảm thiểu tình trạng hạ thấp
người khác chính là việc nhận thức được rằng tình trạng này thực sự tồn tại trong môi
trường học đường. Các trường học thường xuyên đưa ra các cuộc khảo sát về tình hình
chung trong các tập thể, việc khảo sát này có thể là nền tảng vững chắc cho việc phân tích
dữ liệu và đưa ra giải pháp đúng đắn, kịp thời.
+Quan sát và đánh giá tiết học và phương pháp giáo dục trong lớp học: việc quan sát cần
được thực hiện, giúp thầy cô, nhà trường nắm bắt rõ hơn tâm lý, tình cảm của học sinh.
Từ đó góp phần xây dựng một môi trường lành mạnh, giúp học sinh cảm thấy được thấu
cảm
+Thực hiện tiết học phòng chống tâm lý hạ thấp người khác như một phần của văn hóa
giáo dục trường học: khuyến nghị các trường học tạo thêm nhiều sân chơi ngoại khóa
giúp học sinh giải tỏa áp lực, nâng cao kĩ năng mềm cũng như nhận thức với tâm lý hạ
thấp nói riêng và những vấn đề liên quan đến môi tường học đường nói chung.

19

You might also like