You are on page 1of 14

Tìm hiểu vai trò bị đánh giá thấp của tâm lý thấp người khác đối với học

sinh Trung học


_Nancy Frey and Douglas Fisher_
Đại Nhật
*Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc:
 Tạo ra môi trường học tập lành mạnh, mang tính hỗ trợ và tôn trọng tính riêng biệt
cao
 Đưa ra một số chính sách và biện pháp đem lại sức khỏe tinh thần tốt cho học sinh
Trung học
 Đưa ra lời khuyên và hỗ trợ một cách đa chiều nhất cho học sinh Trung học
Mở đầu:
Trong cuốn “thế giới phẳng”, Friedman (2005) cho rằng chúng ta đã và đang đánh giá
thấp vai trò của việc hạ thấp người khác trong các cuộc khủng bố. Ông nhận thấy nhận
thức và phản ứng của con người khi bị làm nhục –nói một cách khác là hạ thấp- rất
nghiêm trọng và có phần nào dữ dội. Nếu nhận xét trên là đúng, rằng việc hạ thấp đóng
một vai trò nhất định trong các cuộc khủng bổ, liệu hình thức bạo lực ít được ta chú ý này
có ảnh hưởng gì đến tâm lý của học sinh Trung học? Nếu những kẻ khủng bố hành động,
một phần nào đó, dựa trên sự làm nhục, dè bỉu, liệu học sinh Trung học có những phản
ứng gì khi bị người khác hạ thấp?
Để trả lời những câu hỏi đưa trên, chúng tôi phỏng vấn 10 học sinh và 10 giáo viên Trung
học. Chúng tôi hỏi về những lần họ/học trò của họ/bạn đồng trang lứa của họ gặp phải
trải nghiệm tâm lý hạ thấp người khác và những gì xảy ra sau đó. Trong hầu hết mọi
trường hợp, họ đều cảm thấy có phần ngạc nhiên khi được hỏi những câu hỏi về tình
trạng tâm lý này. Câu trả lời được đưa ra như sau “Nó là một chuyện hiển nhiên, ta không
cần quá lo lắng” hay “Bạn biết đấy, trẻ con thường có suy nghĩ bồng bột”. Những câu trả
lời của giáo viên và học sinh khi được hỏi về tình trạng tâm lý hạ thấp người khác thường
được chia ra 3 mảng như sau: tâm lý hạ thấp người khác dẫn đến bạo lực học đường, cách
hành xử của giáo viên trước tình trạng tâm lý hạ thấp người khác, tình trạng bị hạ thấp
đối với những lớp học sinh có tư duy học tập kém hơn. Hơn nữa, chúng tôi tham khảo tài
liệu từ Trung tâm thông tin nguồn lực giáo dục – tài trợ bởi bộ giáo dục Hoa Kỳ (ERIC)
để hiểu rõ hơn về tác động của tâm lý hạ thấp người khác lên sức khỏe tinh thần của học
sinh Trung học. Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ bắt đầu với việc bàn luận về những
thông tin nghiên cứu từ những buổi phóng vấn, những câu hỏi khảo sát mà mình đưa ra,
sau đó đi đến kết luận về ảnh hưởng của tâm lý hạ thấp người khác đến thiếu niên.

Các kiểu tâm lý hạ thấp người khác:


10 giáo viên và 10 học sinh Trung học tham gia nghiên cứu làm việc và học tập tại một
trong ba trường trung học lớn tại đô thị của hai bang thuộc vùng Tây Nam, Hoa Kỳ.
Những môi trường nghiên cứu đưa ra phù hợp với điều kiện hầu hết các trường Trung
học tại Hoa Kỳ (với số học sinh là hơn 1000 em), có vị trí tại những cộng đồng lớn trên
địa bàn Hoa Kỳ, với điệu kiện, hoàn cảnh và sắc tộc của khách thể là đa dạng. Không có
trường nào trong các trường Trung học thực hiện nghiên cứu có những chương trình hỗ
trợ và phòng chống bạo lực học đường hay những chương trình hộ trợ giáo dục. Chúng
tôi tìm kiếm những kiểu mẫu giáo viên tiểu biểu dựa trên kinh nghiệm, lứa tuổi, giới tính,
thành tựu khác nhau. Tên của khách thể nghiên cứu đã được thay đổi. Chúng tôi thực
hiện phỏng vấn từng học sinh và giáo viên để đảm bảo tôn trọng sự riêng tư và nâng cao
tính chân thật của câu trả lời. Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi nhận định được ba xu
hướng trả lời về tâm lý hạ thấp người khác
 Tâm lý hạ thấp người khác dẫn đến bắt nạt học đường
Nhận định của học sinh: Một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều cho cả người
giáo dục và học sinh là bắt nạt học đường. Tâm lý hạ thấp người khác là một trong những
loại hình ít phổ biến nhưng đem lại nhiều hậu quả khôn lường của bắt nạt. Nhiều học sinh
nhận định rằng bắt nạt là một phần của cuộc sống học sinh, một thứ không thể tránh khỏi.
Học sinh không nên đưa ra những nhận định như thế. “Bị hạ thấp không là ‘một thứ giúp
ta trường thành’, và nó cũng chẳng phải là ‘một sự kiện quan trọng’ trong cuộc đời mỗi
chúng ta (Barone, 1997, p.80). Mỗi học sinh tham gia phỏng vấn đều thuật lại những lần
họ bị người khác hạ thấp hoặc chứng kiến người khác bị hạ thấp. Marcus (tên đã được
thay đổi), học sinh lớp 11, kể lại một lần bị hạ thấp người khác ở năm học trước đó
Một nhóm các anh lớn hơn nghĩ rằng họ là kẻ đứng đầu ở trường. Họ nói năng thô lỗ,
văng tục và lăng mạ những học sinh khác trên hành lang nhà trường. Một lần nọ em thấy
họ đến gần mình và em rời đi. Gần một tháng đầu tiên ở trường học, họ luôn đi phía sau
em và nói em là kẻ ẻo lả. Em đã cố gắng lờ họ đi, nhưng những lời nói ấy cứ như một vệt
dao găm trong tâm trí em.
Trải nghiệm của Marcus có lẽ là những gì điển hình nhất cho tâm lý hạ thấp người khác
qua hành động, một dạng khác của bắt nạt. Có một sự khác biệt nhất định giữa nạn nhân
và kẻ hạ thấp người khác ở mặt lứa tuổi và kích cỡ phát triển cơ thể, đi kèm với những lời
lăng mạ, đôi khi đi kèm cả sự đe dọa tinh thần. Tình trạng tương tự này cũng tồn tại trong
nghiên cứu của Kjorlund và Pellegrini (2000) về thuyết ưu thế (domiance theory) đối với
tình trạng bắt nạt hướng tới những cá thể khác biệt vừa tham gia một nhóm mới trong xã
hội.
Marhta, một học sinh lớp 12, mô tả một dạng bắt nạt khó nắm bắt hơn, và cũng là dạng
tâm lý hạ thấp người khác phổ biến nhất ta có thể quan sát trong môi trường học đường.
Có một bạn gái nọ, bạn ấy từng ở trong nhóm bạn của em [kể tên thành viên nhóm
bạn]... nhưng cậu ấy hành xử lạ lắm. Chúng em không thể biết chuyện gì đã xảy ra với
cậu ấy, chúng em từng là bạn từ thời cấp 2, nhưng khi quay lại trường cấp 3, cậu ấy vẫn
cứ ăn mặc và nói chuyện như một đứa em bé. Chúng em cảm thấy rất xấu hổ khi phải
thấy ở cạnh cậu ấy. Vì thế chúng em không nói chuyện với cậu ấy nữa.
Martha cho thấy tình trạng tâm lý hạ thấp người khác, đã được làm đề tài trong nhiều
nghiên cứu trước (...*nhóm tác giả). Mặc dù Martha không cho rằng bản thân đã hạ thấp
người khác, cô biểu lộ một dạng gây tổn thương tinh thần thường thấy ở khách thể nữ: sự
bắt nạt và chối bỏ từ tập thể (relational and female aggresion) (Crick, Bigbee, abd Howle,
1996). Sự chuyển tiếp từ môi trường Trung học cơ sở sang trung học phổ thông cũng
đóng một vai trò nhất định trong việc hình thành tâm lý của thiếu niên. Nghiên cứu của
Pelligrini and Bartini (2000) về bạo lực học đường giữa trẻ sắp tốt nghiệp bặc cơ sở và trẻ
vừa vào học tại môi trường phổ thông nhận thấy rằng sự thay đổi môi trường học tập, đến
một môi trường rộng lớn hơn, thiếu cảm thông hơn thường có ảnh hưởng đến sự liên kết
giữa bạn bè đồng trang lứa  Nguyên nhân

Chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của học sinh về lý do tại sao tâm lý hạ thấp người khác
lại tồn tại trong trường học. Ý kiến của các em cho thấy học sinh ngày nay chấp nhận
việc hạ thấp và bị hạ thấp là một phần hiển nhiên và thông thường trong cuộc sống Trung
học. “Ai lại không bị cười nhạo”, ý kiến từ học sinh lớp 11 Juan. “Nếu bạn không thể
chịu đựng nó... nếu ta để ai đó thấy việc mình bị hạ thấp, có lẽ mọi chuyện còn tệ hơn”.
Martha nói tiếp về vấn đề nhạy cảm này: “Con gái chúng em là như thế. Có thể hôm
trước chúng em là bạn, ngày mai chúng em không còn nữa”. Việc tin rằng bắt nạt, hạ
thấp, làm nhục người khác là chuyện hiển nhiên rất phổ biến ở thiếu niên (theo
Shakeshaft).
Chúng tôi còn tìm hiểu về phản ứng của trẻ vị thành đối với việc bị hạ thấp bởi bạn bè
đồng trang lứa. Hầu hết các em mô tả sự xấu hổ sâu sắc và trả lời rằng việc bị hạ thấp có
thể mang tính chất bạo lực hoặc khó chú ý hơn là bị thờ ơ. Các khách thể nghiên cứu nói
rằng cách các em phản ứng bằng cách đáp trả ngược lại với lời nói giận dữ hay, trong một
số trường hợp, hành động thiếu kiểm soát. Một số khác nói rằng các em cố gắng tránh né
và tìm cách lờ đi mà không tìm đến sự trợ giúp của ai khác, giống với trường hợp lảng
tránh và rời đi khi bị lăng mạ của Marcus nêu trên. Allie, một học sinh năm cuối, báo cáo
rằng em cố gắng không đi trên một số lối đi nhất định, vì em biết trước được rằng mình
có thể bị hạ thấp ở những nơi ấy. Adriana, học sinh lớp 12, xót xa kể lại trường hợp của
mình
Khi em lớp 11, em nói dối rằng gia đình của bản thân rất khá giả vì tự ti mặc cảm, em
biết việc làm ấy là ngu ngốc. Các bạn ở trường thường được tôn trọng khi có gia đình
khá giả, và em cũng muốn thể. Một hôm Cindy phát hiện ra rằng em không khá giả như
đã nói, bạn ấy nói với tất cả mọi người trong lớp. Họ cười nhạo, tẩy chay, để lại nhiều tờ
giấy lăng mạ trong hộc bàn của em. Em nói dối mẹ rằng mình bị ốm, và nghỉ học ở
trường 2 tuần sau đó.
Việc trốn tránh của Adriana là một phản ứng phổ biển đối với việc bị người khác hạ thấp.
Theo Hiệp hội tâm lý học và giáo dục Mỹ (American Psychilogical Association and the
National Edution Association), 7% học sinh Trung học phổ thông nghỉ học ít nhất là 1 lần
1 tháng để tránh khỏi tình trạng bị hạ thấp (bắt nạt).  Hậu quả. Các học sinh khác, như
Marcus và Al, chọn lối đi khác để tránh gặp những đối tượng có xu hướng bắt nạt
Nhận định của giáo viên: (...)

Cách hành xử của giáo viên đối với tình trạng tâm lý hạ thấp người khác
(...)
Tình trạng tâm lý hạ thấp đối với những lớp học sinh có tư duy học tập kém hơn
Hành động bắt nạt và lời nói châm chọc có lẽ đã là những dạng cổ điển cho bạo lực học
đường, thế nhưng một kiểu hình mới (và mang tính vô ý) hơn là là sự phân biệt đối với
những học sinh có khả năng kém trong học tập và tư duy. Tại những trường học được
đưa ra nghiên cứu tồn tại tình trạng giờ học thêm đang gia tăng đáng kể nhằm vào học
sinh có điểm kém trong các môn học. Vì phải tham gia các lớp học thêm gia tăng vào
cuối ngày, các học sinh tham gia lớp học có những phản ứng gay gắt về tác động của
chúng lên đời sống thanh thiếu niên
Nhận định của học sinh:
“Tất cả mọi người đều biết đâu là những đứa trẻ học dở tệ”, Martha, học sinh lớp 11. Tại
trường học của Martha, những đứa trẻ có số điểm trung bình dưới một mức nhất định
phải đăng kí để học lại lớp lý thuyết. Jessica, học sinh lớp 12 cho biết “Em chán ghét nó.
Chúng em đều bị cho là những đứa trẻ ngu ngốc. Tất cả mọi người đều biết về chuyện
này” Carol, một học sinh cuối cấp khác, mô tả bạn bè trong lớp như nhau:
Không một ai trong lớp (dành cho những bạn điểm kém) cố gắng học tập. Chuyện này
như kiểu, bạn chỉ đang cố tỏ ra rằng bản thân mình ổn, thực chất là không. Tất cả học
sinh cuối gầm trong lớp. Một số học sinh khác đội mũ áo lên để che đi khuôn mặt xấu hổ
của mình.
Marcus và Allie cũng tham gia các lớp học toán ngoài giờ do trường cung cấp. Khi được
hỏi về những gì người khác nói với họ và nói về họ về việc tham gia lớp học ngoài giờ,
chúng tôi nghe thấy những từ lăng mạ như “thiểu năng”, “chậm hiểu”, “đầu óc ngu si”,...
những từ ngữ trên thật sự đáng quan ngại đối với những học sinh có trở ngại trong việc
học tập, bởi nó hình thành sự phân biệt đối xử đối với học sinh cần sự hỗ trợ cho con
đường học vấn.
Nghiên cứu của tiến sĩ Slavin (2013) cho thấy những lớp học thêm ngoài giờ hoàn toàn
không mang lại lợi ích gì cho bản thân học sinh tham gia và cũng không giúp các em cải
thiện điểm số. Hơn nữa, những lời nói gây tổn thương từ bạn bè cùng trang lứa có thể để
lại tổn hại đến tâm lý sau này và gây cản trở đối với sự hòa nhập cộng đồng của học sinh.
Một số dẫn chứng đưa ra còn cho thấy học sinh nhận kết quả kém trong học tập khi bị
bạn bè đồng trang lứa có thể dẫn đến mặc cảm tự ti, thậm chí ý nghĩ xấu dẫn đến hành
động ngược đãi bản thân. Học sinh còn có thể mang ý muốn bỏ cuộc và nghỉ học tại
trường lớp. Một cách cụ thể hơn, những đối tượng này mang xu hướng tìm đến những cá
thể khác mang suy nghĩ tiêu cực khác và dấn thân vào nhiều con đường thiếu lành mạnh
Nhận định của giáo viên: (...)

Một số ảnh hưởng của tâm lý hạ thấp người khác đến học sinh Trung học
Bên cạnh việc nghiên cứu những hình thức học sinh Trung học trải nghiệm phải về tâm lý
hạ thấp người khác, chúng tôi còn bàn luận thêm về những hậu quả mà việc hạ thấp
người khác có thể để lại ở lứa tuổi thiếu niên. Chúng tôi đưa ra một số ảnh hưởng của
việc hạ thấp người khác như sau:
 Việc tìm kiếm đến chất kích thích (rượu, bia, ma túy, đồ có côn)
 Trốn tránh việc học hành
 Nghỉ học ở trường
 Tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn
 Tự tử
Một số kiến nghị đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng tâm lý hạ thấp người khác ở
học sinh Trung học:
Đội ngũ nghiên cứu chúng tôi nhận định rằng những áp lực học sinh phải vượt qua trên
con đường học tập có thể dẫn đến tình trạng hạ thấp người khác. Khi học sinh chịu phải
sự hạ thấp người khác, theo như một số thống kê, một chuỗi các hậu quả có thể bị gây ra.
Chúng tôi kiến nghị rằng những nhà giáo dục cần quan tâm hơn những tình trạng nêu trên
nhằm giảm thiểu tối đa việc tâm lý hạ thấp tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của học
sinh
Kiến nghị #1: Đánh giá tình hình ở các trường học
Bước đầu tiên để giảm thiểu tình trạng hạ thấp người khác chính là việc nhận thức được
rằng tình trạng này thực sự tồn tại trong môi trường học đường. Các trường học thường
xuyên đưa ra các cuộc khảo sát về tình hình chung trong các tập thể, việc khảo sát này có
thể là nền tảng vững chắc cho việc phân tích dữ liệu. Ví dụ, cuộc khảo sát sức khỏe tâm
lý ở bang California (California Healthy Kids Survey) bao gồm những câu hỏi có thể
giúp vấn đề hạ thấp người khác được hiểu rõ hơn. Cuộc khảo sát yêu cầu các khách thể
đánh giá mức độ học sinh cảm thấy “được đối xử công bằng bởi bạn bè đồng trang lứa”,
“bạn có cảm thấy được lắng nghe” và gồm nhiều câu hỏi với chủ đề bạo lực học đường
nói chung và tâm lý hạ thấp nói riêng và những câu hỏi liên quan đến chủ đề ngăn chăn
bạo lực học đường
Kiến nghị #2: Quan sát và đánh giá tiết học và phương pháp giáo dục trong lớp học
Kiến nghị #3: Thực hiện tiết học phòng chống tâm lý hạ thấp người khác như một
phần của văn hóa giáo dục trường học
Kết:
Các kiến nghị giải pháp đưa trên có thể tốn nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Tuy
nhiên, cái giá của bạo lực học đường lại lớn lao hơn rất nhiều cho học sinh trong lứa tuổi
phát triển tâm sinh lý. Đây là lúc chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề hạ thấp người khác ở
trường học và đưa nhiều tiết học giáo dục lâu bền hơn nhằm nâng cao nhận thức cho học
sinh. Và đây có lẽ cũng là lúc ta bắt đầu chú ý đến hành vi của bản thân và hành vi của
học sinh Trung học để đem đến cho môi trường học đường nhiều sự quan tâm, tử tế. Và
cuối cùng, đây đã là lúc ta cân nhắc lại cách ta hình thành cách thức phân chia các nhóm
học sinh và cung cấp các hình thức can thiệp tâm lý giáo dục bổ sung nhằm ngăn ngừa
những trường hợp học sinh bị lăng mạ, sỉ nhục, tẩy chay hay đơn giản là thờ ơ, không
quan tâm đối với các cá thể khác. Thực hiện được những việc nêu trên có thể mang đến
một môi trường học đường lành mạnh, nói không với các em học sinh yếu thế bị cô lập
dẫn đến kết quả học tập không tốt.
The Tactless Art of Making People Feel Small (8)
(Hành động hạ thấp người khác trong vô thức)
_Đại Nhật_
Có nhiều cách để làm ai đó tệ đi trong mắt người khác. Điều này có thể tạo ra bức tường
ngăn cách giữa cha mẹ và con cái, và giữa những mối quan hệ bạn bè với nhau.
Tâm lý hành động nêu trên có thể không được ta đề cập nhiều và lên án, nhưng nó thực
sự là một hình thức bắt nạt mà ta luôn cần cẩn trọng mọi lúc, mọi nơi.
Vậy, tâm lý nêu trên được gọi là gì?
Đó chính là tâm lý hạ thấp người khác. Đây cũng là tâm lý có hơi hướng tự hạ thấp chính
bản thân mình. Được định nghĩa qua các cụm từ như “thái độ thượng đẳng”; “hành động
xem thường”, “coi khinh”.
Đã từng có ai đó hạ thấp bạn?
Bạn cảm thấy như thế nào khi bị hạ thấp?
Tôi có thể cho bạn biết cảm giác này ra sao. Nó làm ta cảm thấy không được coi trọng và
ngớ ngẩn. nó làm tôi cảm thấy lòng tự trọng của mình nhỏ bé đến mức bất kì ai cũng có
thể chà đạp.
Tôi đã cảm thấy như thế đấy. Bạn có cảm thấy giống như tôi không? Một số cá nhân nhất
định mang xu hướng này nhiều hơn số khác. Vậy làm sao để tránh khỏi tình trạng bị hạ
thấp và tránh việc vô tình hạ thấp người khác?
1. Đối xử với người khác như cách ta muốn được đối xử:
2. Suy nghĩ kĩ trước khi hành động và buông lời nói

Are you making people feel small? (7)


Bạn có đang hạ thấp người khác?
_Đại Nhật_
Tuần trước khi tôi có một cuộc hội thoại với một cậu học sinh trung học về một người
bạn khác. Cậu dừng lại một khoảnh khắc và nói, “Em có thể nói thật được không?” tôi
nói, “Được chứ!”. Và cậu ấy nói “Mỗi khi em giao tiếp với cậu ấy, em luôn cảm thấy cậu
ấy giỏi hơn mình ở mọi việc. Cậu ta làm em cảm thấy bản thân mình không có giá trị, cứ
như cậu ấy không muốn giao tiếp với em và chỉ muốn cuộc nói chuyện giữa chúng em
kết thúc càng nhanh càng tốt”
Đã bao giờ có ai đó làm bạn có cảm giác đó chưa?
Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng nhớ về một lần cảm thấy bản thân bị hạ thấp,
những có một câu hỏi quan trọng hơn, bạn đã làm như thế với ai khác bao giờ chưa?
Qua quan sát, tôi nhận thấy rằng hành vi hạ thấp người khác phổ biến nhất của chúng ta
chính là không dành cho họ thời gian và sự chú ý. Khi ai đó cảm thấy họ không xứng
đáng được ta dành chút thời gian, ta không chỉ đang hạ thấp người khác mà còn đang
đánh mất khả năng ảnh hưởng và tiếng nói đến họ.
Khi ta dành cho người khác chút thời gian, ta làm họ cảm thấy bản thân có giá trị. Khi ta
hành xử như bản thân quan trọng hơn ai khác, ta đang hạ thấp họ, đó cũng là một yếu tố
làm ta xấu xí trong mắt người khác.
People who are belittle are only belittling themselves (Act for libraries)
Dịch: Hạ thấp người khác cũng chỉ là hạ thấp bản thân (10)
_Đại Nhật_
Việc hạ thấp ai đó được cho rằng có mục đích nhằm hạ thấp lòng tự trọng của người
khác, đồng thời để nâng cao niềm hãnh diện của bản thân. Thực tế lại cho ta thấy một kết
quả khác, người có hành vi hạ thấp thường có lòng tự trọng tương đối thấp và họ cố gắng
làm bản thân cảm thấy tốt đẹp hơn qua việc hạ thấp những người xung quanh.
Ảnh hưởng của những hành vi này cũng giống như cách một chiếc “bập bênh” hoạt động.
Khi tầm quan trọng của nạn nhân bị giảm xuống thì sức ảnh hưởng của kẻ bắt nạt cũng
tăng lên. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và cũng không mang
một gía trị thực sự nào cho kẻ hạ thấp người khác. Đây cũng là lí do vì sao các hành động
hạ thấp người khác của một cá nhân được lặp đi lặp lại nhiều lần khi một đối tượng tìm
kiếm giải pháp cho những khó khăn của bản thân qua việc hạ thấp người khác.
Đối tượng bị hại cũng thường là những cá thể thiếu tiếng nói trong tập thể và vì thế được
coi là “con mồi” cho sự hạ thấp hay làm nhục. Khi những cá nhân nêu trên bị hạ thấp,
những cá nhân khác trong tập thể có thể nhận ra rằng họ đang nhận phải sự đối xử không
công bằng. Việc này có thể giúp ta nhận biết chủ đích của kẻ hạ thấp người khác, từ đó
kẻ hạ thấp người khác lại mất đi sự tính nhiệm trong xã hội.
Cùng lúc đó một “trò chơi xã hội” lại được bắt đầu và những nhân chứng cho hành vi hạ
thấp và bị hạ thấp tham gia trò chơi và bắt đầu có xu hướng gia nhập trò chơi của kẻ
phạm tội. Cá nhân, hay những cá nhân tham gia trò chơi ấy nhận thức được rằng hành
động của bản thân mang tính tiêu cực và nhận thức được rằng bản thân cũng là kẻ xấu.
Vòng tròn trên cứ lẩn quẩn bởi kẻ phạm tội liên tục có nhu cầu hạ thấp người khác, nâng
cao bản thân để lại cảm thấy bản thân phần nào bớt xấu xa. Khi một cá nhân liên tiếp bị
hạ thấp trong tập thể, kẻ hạ thấp người khác có xu hướng thông thường là làm cho nạn
nhân bị mất đi uy tín trong mắt người khác để chứng minh rằng hành vi tiêu cực của bản
thân là có cơ sở và làm giảm đi cảm giác tội lỗi của bản thân.
Việc phân tích hành vi hạ thấp người khác của một ai đó rất thú vị, bởi nó cho thấy rằng
việc hành xử tệ với người khác là một chuỗi hành động mang tính lặp đi lặp lại và rất khó
để ta thoát ra khỏi chu trình ấy một khi đã dấn thân vào nó.
Để thừa nhận rằng việc làm của bản thân là sai và ta đã hành vi thiếu chuẩn mực quả thực
là khó, vì thế cách dễ dàng hơn là tiếp tục hành vi xấu của bản thân.
Ta có thể rút ra rằng kẻ hạ thấp người khác cũng chỉ đang hạ thấp chính mình bởi họ tự
đưa bản thân vào một đường mòn không lối thoát. Khi hạ thấp ai đó từ lần này đến lần
khác, mỗi lúc hành vi càng mang tính chất tiêu cực hơn và từ đó kẻ hạ thấp người khác
cũng làm giảm đi sự tự tin và tín nhiệm trong mắt người khác.
Don’t make other people feel small (4) (the Irish Times)
Đừng hạ thấp người khác
_Đại Nhật_
Tác gỉa Tony Humphreys: “Khi ta hạ thấp ai đó, ta cũng đang làm hại chính bản thân ta”
Gần 30 năm về trước, nhà sáng lập của Hiệp hội sức khỏe tâm lý Hoa Kỳ (American
Mental Health Association” đã từng nói “Tất cả những gì bạn cần biết về sức khỏe tâm lý
có thể được tóm tắt bằng vỏn vẹn 3 từ: 95% những vấn đề tâm lý ta gặp phải ngày nay có
thể được loại bỏ khi chúng ta thực hiện việc làm sau: : “ngưng hạ thấp (don’t belittle).
Hạ thấp người khác là làm người khác cảm thấy nhỏ bé và không có giá trị. Việc hạ thấp
được thế hiện qua các hành động phán xét và chỉ trích nhằm hạ thấp giá trị của ai đó.
Có cơ số những cách thức cách hạ thấp người khác – thái độ thượng đẳng, thái độ miệt
thị, hành vi phân biệt giai cấp, giới tính, sự thiếu kiên nhẫn đối với người khác, lên mặt,
không lắng nghe đối với những sự kiện quan trọng trong cuộc sống họ, sự so sánh, sự
ganh đua, sự xa lánh, vô cảm, thờ ơ. Hành động sai trái, nghiện ngập, hành động xâm hại
tình dục, hành động làm tổn thường về mặt thể chất, tinh thần của người khác có thể được
xem là hành vi hạ thấp người khác.
Tần suất bạn bị ai đó hạ thấp là bao nhiêu? – Bạn bị hạ thấp bao nhiêu lần mỗi tuần, mỗi
ngày, những hành vi ấy khắc nghiệt đến nhường nào, bạn đã chịu phải tình trạng này
trong bao lâu... là những yếu tố cần được xem xét.
Tần số, cường độ và thời gian bạn bị hạ thấp là những yếu tố quan trọng giúp xác định
lòng tự trọng của con người có thể bị hủy hoại đến mức nào. Việc hạ thấp người khác có
thể tồn tại khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các lớp học, nơi môi trường tâm lý của lớp thiếu
niên còn thiếu ổn định.
Những người lãnh đạo (cha mẹ, thầy cô, lãnh tụ, người giám sát, mục sư, chính trị gia,
chủ tịch các câu lạc bộ, bác sĩ, y tá) đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định đặc
tính của bộ máy xã hội họ dẫn đầu. Những kẻ lãnh đạo mang tâm lý hạ thấp người khác
có thể tạo ra một tập thể độc hại, nơi việc hạ thấp trở thành hiện tượng hiển nhiên.
“Liều thuốc kháng sinh” cho những nạn nhân bị hạ thấp là nâng cao cái tôi cá nhân, tôn
trọng sự khác biệt, bảo tồn và gìn giữ bản sắc của mỗi con người và khuyến khích họ có
niềm tin vào bản thân. Hơn hết, “liều thuốc” ấy có thể là việc yêu thương và được yêu
thương bởi người khác. “Liều thuốc” này gồm có lắng nghe, khuyến khích, thấu hiểu,
thương cảm và khuôn phép mang tính chất tích cực.
Dẫu tôi hoàn toàn ủng hộ cụm từ “đừng hạ thấp”, có một điều gì đó quan trọng còn thiếu
ở nguyên tắc quan trọng đối với sức khỏe tâm lý nêu trên. Điều còn thiếu ở đây nằm ở
việc những đối tượng mang tâm lý hạ thấp người khác làm như thế để bảo vệ chính lòng
tự trọn đã vốn sẵn thấp của họ và bởi chính nỗi sợ bị người khác hạ thấp.
Có một điều gì đó tiết lộ về nhân phẩm thấp của những đối tượng mang tâm lý hạ thấp
người khác. Có một câu thơ bởi nhà thơ Mariane Williamson mà tôi tâm đắc: “Việc bạn
tự hạ thấp bản thân không có ích lợi gì cho thế giới (your playing small does not serve the
world)”. Dĩ nhiên rằng, khi ta tự hạ thấp giá trị bản thân, hay khi ta bị ai đó hạ thấp hoặc
ta hạ thấp ai khác, ta làm tổn thương chính bản thân mình và những người xung quanh.
Qua những hành động ấy, chúng ta vô tình hạ thấp giá trị của bản thân và người khác.
Việc một ai đó hạ thấp người khác như tấm gương phản chiếu cho chính trải nghiệm bị
hạ thấp bởi một người khác, tấm gương ấy lại phản chiếu lần nữa để giải phóng ta khỏi
những nỗi sợ ai. Ta cần sự trợ giúp của bạn bè xung quanh, chuyên gia tư vấn để trở nên
tự do trong chính tâm hồn của mình. Chỉ khi chúng ta nhận ra và hành động chống lại
tâm lý hạ thấp người khác, ta mới hiểu rõ giá trị của bản thân. Khi đó, ta mới có đủ dũng
khi và giá trị để giúp đỡ những người khác khỏi tình trạng trên.

The effects of bellitling


Một người đàn ông mạnh mẽ không thể giúp đỡ một người yếu hơn, trừ khi người
yếu hơn sẵn sàng được giúp đỡ, và ngay cả khi đó, người đàn ông yếu đuối phải trở
nên mạnh mẽ; anh ta phải nỗ lực bằng chính sức mình, phát triển khía cạnh mà anh
ta ngưỡng mộ ở người khác. Không ai ngoại trừ bản thân có thể thay đổi tình trạng
của anh ấy. "
~ James Allen 
Chúng ta thường kết hợp khi lạm dụng các hành vi cả về mặt tình dục và thể chất.
Hiếm khi chúng ta xem xét những tác động mà sự lạm dụng tâm lý và tình cảm có
thể gây ra đối với cuộc sống của người khác. "Đây có thể là loại lạm dụng trẻ em
phổ biến nhất - và là thách thức nhất để đối phó. Nhưng lạm dụng tâm lý, hoặc lạm
dụng tình cảm, lại hiếm khi nhận được sự chú ý như lạm dụng tình dục hoặc thể
chất." (Blue Online, 2012 )
 Lạm dụng tâm lý và tình cảm thường liên quan đến việc cố ý hoặc gây tổn hại
nghiêm trọng, nhưng lạm dụng tâm lý và tình cảm thường xảy ra lén lút, bí mật.
Nếu bạn xem xét sự biến động tình cảm xảy ra trong con người của một người khi
họ nhận được một mối đe dọa, nhận ra một mối đe dọa hoặc trực tiếp trải qua một
mối đe dọa; nó giống như cuộc sống tan vỡ vì họ đã  bị làm hại. Một mối đe dọa
đơn giản có thể thúc đẩy mong muốn của một cá nhân để tìm một nơi an toàn và
chăm sóc. "Giữ một đứa trẻ trong trạng thái sợ hãi thường xuyên là lạm dụng ..."
(Blue Online, 2012 ) 
Nếu một đứa trẻ lo sợ bị đánh đòn hoặc một số hình thức trừng phạt nghiêm trọng
khác, thì bạn đã tạo ra một môi trường nuôi dạy dựa trên nỗi sợ hãi của chúng.

Lạm dụng là sự cố ý hoặc vô ý làm lung lay tình cảm của người khác. Đó là sự lạm
dụng tình cảm có thể có tác động nghiêm trọng đến lòng tự trọng của một người và
sự phát triển của cái tôi cá nhân họ. Chính nhờ sự phát triển bản ngã này mà một cá
nhân có được cái nhìn theo chủ nghĩa cá nhân về tầm quan trọng của bản thân và
con người bên trong của mình.
"Lạm dụng trẻ em có thể có phạm vi về mức độ nghiêm trọng, cường độ, tần suất
và tuổi thọ mà nạn nhân là trẻ em phải chịu đựng. Lạm dụng có thể dẫn đến 'lạm
dụng thể chất, tình cảm hoặc tình dục trẻ em, thường là bởi cha mẹ, người thân
hoặc người chăm sóc” ( Dorland's, 2003, p. 8). 
Lạm dụng có thể bao gồm hành vi ngược đãi thể chất hoặc ngôn ngữ sự hạ thấp,
phân biệt đối xử, lên án, phỉ báng, thường nói ra những tuyên bố hoặc từ ngữ hạ
nhục cá nhân; lạm dụng tình dục có thể bao gồm các hành vi hung hăng, sờ mó
hoặc vuốt ve không phù hợp, ý định ngụ ý của các hành vi tình dục, chứng kiến các
hành vi tình dục hoặc xâm nhập thể xác; lạm dụng tình cảm có thể bao gồm ý định
phớt lờ, ý định đồi bại thông qua các hành vi khác nhau, cô lập, hành động cố ý từ
chối và khủng bố. Ảnh hưởng của lạm dụng trong thời thơ ấu có thể bao gồm thể
hiện các hành vi hung hăng, không có khả năng quan hệ hoặc gắn bó với người
khác, thiết lập các ràng buộc không phù hợp, không có khả năng kiểm soát cảm
xúc của một người, thường là chậm phát triển từ nhẹ đến nặng hoặc chậm phát
triển sinh lý (sự trưởng thành) một cách đáng kể. " (Brown, 2008, trang 19)
TÁC DỤNG CỦA KÉO DÀI
Khi còn nhỏ, chúng ta có được lòng tự trọng cá nhân, giá trị bản thân và bản chất
của con người chúng ta thông qua những người nuôi dưỡng chúng ta. Mặc dù bản
chất là yếu tố góp phần quan trọng vào tính cách cá nhân và khả năng phục hồi tinh
thần của chúng ta, nhưng nó là yếu tố phụ của việc nuôi dưỡng, nó có thể làm lung
lay động lực bên trong của chúng ta.
 Ví dụ: nếu bạn mua một máy tính đang hoạt động đầy đủ; bạn, với tư cách là chủ
sở hữu, quyết định có hay không lướt internet, tải xuống tệp, tạo chương trình,
thêm hoặc xóa phần mềm hoặc phần cứng và một loạt các tác vụ khác liên quan
đến quyền sở hữu máy tính. Sở hữu một chiếc máy tính cũng giống như việc nuôi
dạy một đứa trẻ, mặc dù bạn không sở hữu hoặc bạn có phải là "chủ" của một đứa
trẻ. Bạn có thể thêm hoặc xóa các chương trình, tạo các tệp bị hỏng và cố ý hoặc
vô ý thực hiện các hành động không theo ý muốn khi nuôi dạy trẻ.
Hạ thấp người khác là gì? 
Hạ thấp người khác là hành động cố ý làm cho người khác cảm thấy mình vô giá
trị, trống rỗng và bị gạt bỏ. Đó là một trong nhiều hình thức lạm dụng tâm lý và
tình cảm. Sự hạ thấp người khác thường tạo ra sự trống rỗng cho cá nhân. Nó có
thể tạo ra cảm giác cô đơn và tuyệt vọng trong cuộc sống của nhiều người. Nó tạo
nên thái độ "Tại sao tôi phải kiềm chế mà không phải là ai khác?" Khi ai đó sự hạ
thấp người khác, anh ấy / cô ấy thường đang tầm thường hóa, giảm thiểu, hạ cấp,
chạy trốn hoặc hạ thấp nhân cách của người khác. Tại sao sự hạ thấp này xảy ra?
Nếu cha mẹ là thủ phạm của hành động sự hạ thấp, họ có thể cảm thấy bất an, nghi
ngờ hoặc thiếu tin tưởng vào con người của mình. Vì vậy, cha mẹ coi đứa trẻ như
một phiên bản khác của bản thân mình. Trong tâm trí của người cha mẹ bất an đó,
anh ta / cô ta coi đứa trẻ đó như một phiên bản nhỏ của bản thân. Là một bản thân
phiên bản nhỏ, bạn không có khả năng vượt xa hoặc đạt được những thành công
hay thất bại mà cha mẹ không thể tưởng tượng được hoặc không thể đạt được.

Thật không may, sự hạ thấp không chỉ xảy ra trong nhà mà còn xảy ra trong lớp
học. Trong khi hành động được thực hiện bởi người khác, lý do hoặc động cơ
thường đi kèm với cùng một mức độ bất an, nghi ngờ bản thân, tức giận, thù địch
và thiếu tự tin cá nhân.

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KÉO DÀI SỰ HẠ THẤP LÊN NGƯỜI KHÁC
Sự hạ thấp có thể có tác động nghiêm trọng nhất đến cuộc sống của một đứa trẻ.
"Thường xuyên sự hạ thấp, đe dọa hoặc phớt lờ trẻ em có thể gây tổn hại đến sức
khỏe tinh thần của chúng như lạm dụng thể chất hoặc tình dục."  hậu quả
(Goodwin Online, 2012 ) 
Vấn đề là người hạ thấp là nó không để lại vết sẹo có thể nhìn thấy hoặc dễ nhận
biết. "Tuy nhiên, nếu không có vết bầm tím, bác sĩ nhi khoa, giáo viên và các thành
viên trong gia đình có thể khó nhận ra những biểu hiện này và các hình thức lạm
dụng tâm lý khác. trẻ em, và một ranh giới tốt có thể tồn tại giữa việc nuôi dạy con
cái không quá tốt và sự lạm dụng hoàn toàn… "
(Goodwin Online 2012). 
Thật đáng tiếc, không có quy tắc thống nhất nào về việc làm cha mẹ, hoặc cách
ứng xử của bản thân. Hơn nữa, điều quan trọng là phải nhận ra rằng sự hạ thấp
không chỉ giới hạn trong nhà, mà xảy ra thường xuyên trên sân chơi và trong lớp
học. Đừng loại bỏ việc hạ thấp được phát triển ở đâu, khi nào và  như thế nào; bởi
vì tác động của sự sự hạ thấp có thể có cùng một tác động bất kể nó được tu luyện
ở đâu, khi nào và như thế nào. Điều quan trọng nhất là phải nhận ra rằng sự hạ thấp
là lạm dụng và nó sẽ có hậu quả suốt đời.

NHẬN THỨC TÁC ĐỘNG CỦA KÉO DÀI SỰ HẠ THẤP LÊN NGƯỜI KHÁC
Thật không may, tác động của lạm dụng bằng lời nói, tình cảm và tâm lý thường bị
các bậc cha mẹ và các chuyên gia bỏ qua nhiều nhất. Khi một đứa trẻ gặp bất kỳ
hình thức lạm dụng nào do chấn thương, việc chăm sóc ngay lập tức là điều cần
thiết. 
"Đối với một số trẻ em bị chấn thương, nhu cầu được chăm sóc sau chấn thương
thường không được công nhận (Kazak và cộng sự, 2004; Phillips và cộng sự,
2004)  hoặc bị người chăm sóc cha mẹ từ chối. những ảnh hưởng là phổ biến…
”(Brown, 2008, trang 10) cho dù nó được nhận từ người chăm sóc cha mẹ hay một
chuyên gia, việc giảm thiểu một số loại lạm dụng xảy ra. Cha mẹ và các chuyên
gia giảm thiểu tác hại như một hành động để "… che chở và trấn an trẻ. Người ta
thường cho rằng tập trung vào các vấn đề của trẻ quá lâu sẽ tác động tiêu cực đến
sự phục hồi của trẻ. Do đó, người chăm sóc cha mẹ dạy trẻ che giấu các vấn đề của
mình . 
“Nếu sự kiện đau buồn không được kiểm soát, nó có thể cho phép đứa trẻ phát
triển một loạt các vấn đề về tâm lý và y tế” (Allen, 2005; Goldsmith và cộng sự,
2004; Phillips và cộng sự) mà cuối cùng có thể liên quan đến cách trẻ tương tác với
những người khác và nhận thức anh ấy / cô ấy. " (Brown, 2008, trang 10)

Sự khẩn cấp của viện trợ là rất quan trọng đối với sự phục hồi của đứa trẻ. Nếu bạn
tránh tìm kiếm sự trợ giúp, đứa trẻ có thể nuôi dưỡng lòng oán giận. Tương tự như
vậy, loại hỗ trợ có thể và sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại, tần suất, tuổi thọ và thời
gian tổng thể của sự kiện. Hơn nữa, điều quan trọng là phải nhận ra rằng mỗi đứa
trẻ sẽ phản ứng và phản ứng khác nhau khi bị lạm dụng.

CÁC THÁCH THỨC ĐẶT RA

Thách thức lớn nhất đối với các chuyên gia và phụ huynh là nhận biết mức độ lạm
dụng hoặc khả năng bị lạm dụng. Đáng buồn thay, không phải tất cả các vấn đề
đều được xem xét một cách nghiêm túc, trong khi những vấn đề khác lại bị kịch
tính hóa, giật gân hoặc xem xét kỹ lưỡng.

Với tư cách là các bậc cha mẹ và các nhà chuyên môn, chúng ta cần phải coi tất cả
các hình thức lạm dụng là nghiêm trọng. Nếu một đứa trẻ gặp nạn, cho dù nó có
biểu hiện vô cùng lo lắng, căng thẳng, buồn bã hay đau đớn, chúng tôi phải giúp đỡ
chúng. Sự hỗ trợ tức thời là điều cần thiết cho các nỗ lực phục hồi.

PHỤC HỒI TỪ MALTREATMENT

Tất cả các hình thức lạm dụng đều được coi là ngược đãi. Xử lý ác tính có thể xảy
ra do cố ý hoặc vô ý. "Ngược đãi tâm lý đối với trẻ em có thể có nhiều hình thức.
Nó có thể bao gồm việc sự hạ thấp, sỉ nhục hoặc chế giễu một đứa trẻ khi thể hiện
những cảm xúc bình thường. Ngoài ra còn có hành vi bỏ mặc, chẳng hạn như để trẻ
sơ sinh một mình trong nôi cả ngày, ngoại trừ việc cho ăn hoặc thay đồ."
(Goodwin Online, 2012).

Thách thức vẫn là vấn đề mà các chuyên gia, giáo viên và phụ huynh phải đối mặt
khi tạo ra một định nghĩa tiêu chuẩn về lạm dụng. Hãy xem xét các câu hỏi sau:

Việc cho phép một đứa trẻ được giải trí bằng bạo lực có phải là lạm dụng không?
Trẻ em có bị tác động gián tiếp bởi lạm dụng không?
Trẻ em có nên bị gọi tên hoặc chế nhạo không?
Cha mẹ, giáo viên hoặc huấn luyện viên có quyền coi thường, chế giễu hoặc chê
bai tính cách của trẻ không? 
Trong xã hội của chúng ta, vấn đề của việc sự hạ thấp là chúng ta đã làm cho nó
trở nên được phép và được phép. Nó đã thấm vào lối suy nghĩ của chúng ta. Tất cả
chúng ta đều biết một giáo viên, huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn đã   hạ
thấp học sinh của mình. Không có gì lạ khi từng biết một bậc cha mẹ đã gọi tên
con trai hoặc con gái của họ vì thất vọng. Trên thực tế, chúng tôi đã chứng kiến
điều đó trong các bộ phim hài tình huống như "That 70's Show":Red Forman
thường được biết đến khi gọi con trai mình, Eric là một "thằng ngu ngốc". Trong
khi các từ có vẻ vui tươi và tinh nghịch trong tự nhiên; những ảnh hưởng lâu dài và
thường ngoài ý muốn có thể gây hại cho người  được nhận xét.

Thừa nhận tác động của tất cả các hình thức, mức độ và mức độ lạm dụng là điều
cần thiết. "Nghiên cứu cho thấy tác động của lạm dụng và bỏ bê tâm lý có thể sâu
sắc và lâu dài, từ các vấn đề về phát triển não bộ và không phát triển đúng cách,
đến các vấn đề về hành vi và liên quan đến người khác."
 (Goodwin, 2012, Trực tuyến). 
Nếu nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, trẻ có thể phải sống một cuộc sống chật
vật để vượt qua những vết thương do bị lạm dụng. Hơn nữa, cùng một đứa trẻ có
thể không được chuẩn bị  đầy đủ cho những thách thức chung liên quan đến tuổi
trưởng thành.

Bạn bắt buộc phải báo cáo mọi hình thức lạm dụng hoặc bỏ bê nghiêm trọng (đặc
biệt là khi gặp phải tình huống tệ); cho dù tâm lý, tình cảm, thể chất hay tình dục.
Sự chăm sóc ngay lập tức có thể và sẽ có tác động trực tiếp đến khả năng phục hồi
tiềm năng của trẻ. Nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn
viên chuyên nghiệp, nhà trị liệu tâm lý hoặc nhà tâm lý học về các thắc mắc của
mình. Hãy nhớ rằng, đó là cuộc sống của một đứa trẻ đang phát triển.

You might also like