You are on page 1of 16

TRƯỜNG…

KHOA…
 
 
 
 

 
BÀI TẬP LỚN
 
 
HỌC PHẦN CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NĂM 2022
 
 
 
THÀNH PHỐ … , 2022
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
TRƯỜNG…
KHOA…

0
 
 
 
 
 
BÀI TẬP LỚN
 
 
HỌC PHẦN CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NĂM 2022
 
 
Sinh viên:
Chuyên ngành:
Mã số sinh viên:
 
 
 
 
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

 
THÀNH PHỐ … , 2022

1
LỜI CAM ĐOAN
 
Tôi tên là …, sinh viên chuyên ngành..., khoá…, lớp… Tôi xin cam đoan kết quả
đạt được trong bài tiểu luận là sản phẩm của riêng cá nhân tôi và không có sự sao chép lại
của người khác. Trong toàn bộ nội dung của bài tiểu luận, những điều được trình bày
hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu
tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
cho lời cam đoan của mình. 
 
 
Người cam đoan
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  

2
LỜI CẢM ƠN
            Quá trình thực bài nghiên cứu là giai đoạn quan trọng nhất trong quãng đời mỗi
sinh viên. Tiểu luận là tiền đề nhằm trang bị cho tôi những kỹ năng nghiên cứu, những
kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa …. Đặc biệt là các Thầy,
Cô trong bộ môn… đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong
suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường, làm nền tảng cho tôi có thể hoàn thành được
bài tiểu luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy/ cô … đã tận tình giúp đỡ, định hướng cách tư duy
và cách làm việc khoa học. Đó là những góp ý hết sức quý báu không chỉ trong quá trình
thực hiện tiểu luận này mà còn là hành trang tiếp bước cho tôi trong quá trình học tập và
lập nghiệp sau này.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp …, những người
luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ trong học tập và cuộc sống. Mong rằng, chúng ta sẽ mãi
mãi gắn bó với nhau.

Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người.
 
…, ngày… tháng … năm 2022
Tác giả
 
 

MỤC LỤC

3
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I. UNILEVER................................................................................................6
1. Giới thiệu về Unilever...........................................................................................6
2. Unilever tại Việt Nam...........................................................................................6
3. Thành tựu qua những sản phẩm, dịch vụ của Unilever.....................................7
4. Thách thức cho Unilever......................................................................................8
5. Đề xuất giải pháp cho công ty..............................................................................8
6. Quan điểm cá nhân.............................................................................................10
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC................................................11
1. Mức độ hiểu biết..................................................................................................11
2. Cách phân tích, đánh giá và áp dụng của cá nhân...........................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................14

4
MỞ ĐẦU
Vấn đề toàn cầu hóa dường như là một trong những chủ đề được tranh luận nhiều
nhất hiện nay. Nó đang được thảo luận từ nhiều khía cạnh. Ivani þka (2006) phân biệt
toàn cầu hóa với các quan điểm kinh tế, chính trị và xã hội, dụng cụ, biểu hiện và hậu
quả. Một số người ủng hộ hàng đầu của toàn cầu hóa được xác định bởi Kenichi Ohmae
là ba xu hướng trong kinh tế chính trị toàn cầu. Điều đầu tiên là ảnh hưởng ngày càng
tăng của hoạt động xuyên quốc gia các tập đoàn, cái thứ hai là giảm ảnh hưởng của nhà
nước quốc gia và cái thứ ba là việc tạo ra các khu vực như một không gian mới cho các
hoạt động kinh tế (Hamilton, & Webster, 2009). Fabuš (2011b) cho rằng sự phát triển của
các quá trình toàn cầu hóa trong những thập kỷ gần đây (hoặc trong thập kỷ trước) đã
được tăng cường đáng kể nhờ cuộc cách mạng đang diễn ra trong công nghệ thông tin và
truyền thông. Ngoài ra, sự nhanh chóng sự thay đổi toàn cầu hóa được gây ra bởi sự tăng
cường các nỗ lực thúc đẩy thương mại tự do trên toàn thế giới, những thay đổi chính trị ở
nhiều quốc gia đi kèm với nỗ lực mở rộng doanh nghiệp tự do, hoặc nhu cầu tham gia các
nỗ lực bảo vệ môi trường, v.v. (Miklosik, Hvizdova, & Zak, 2013).
Một trong những biểu hiện nổi bật nhất của toàn cầu hóa là hiện tượng kinh doanh
quốc tế, nơi một vai trò quan trọng được thực hiện bởi các chủ thể của kinh tế quốc tế hỗ
trợ và làm sâu sắc hơn quá trình quốc tế hóa các quy trình trong môi trường toàn cầu -
các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tập đoàn đa quốc gia (TNCs). Sự phát triển cách mạng
khoa học và công nghệ xuyên quốc gia là một trong những tập đoàn quan trọng nhất và
hiện tượng thống trị nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện đại (Šaková, 2004). Theo
Brakman (2006) thì cần thiết để nhấn mạnh hai khía cạnh chính của các tổ chức đa quốc
gia: khía cạnh đầu tiên nhấn mạnh TNC với tư cách là công ty công nghiệp hiện đại có
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và có mạng lưới hành chính lớn, nơi đưa ra các quyết
định. Ở cấp độ quốc tế, vấn đề của các công ty đa quốc gia cũng giống như vấn đề của
các công ty quốc gia lớn ở một quốc gia cụ thể. Khía cạnh thứ hai đề cập đến thực tế là
ngay cả khi những công ty đang phát triển các hoạt động quốc tế, về bản chất, họ là một
công ty quốc gia.
Hội nghị của Tổ chức Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
cung cấp định nghĩa như sau: "Các tập đoàn xuyên quốc gia là pháp nhân hoặc thực thể
không có tư cách pháp nhân tính cách bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh trước

5
của họ. Công ty mẹ được định nghĩa là doanh nghiệp kiểm soát tài sản của các tổ chức
khác ở coun cố gắng khác với quốc gia mẹ, thường bằng cách sở hữu vốn cổ phần. Công
ty liên kết nước ngoài là một pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân, trong
đó nhà đầu tư là đối tượng cư trú tại nền kinh tế khác nắm giữ cổ phần cho phép quan
tâm lâu dài trong việc quản lý công ty này "(UNCTAD, 2016). Rugman (2006) lập luận
rằng các công ty xuyên quốc gia hoặc đa quốc gia là những doanh nghiệp sản xuất và bán
sản phẩm tại nhiều quốc gia và tạo ra giá trị gia tăng. Thông thường, họ bao gồm một
công ty mẹ ở nước xuất xứ của công ty (tại nước sở tại) và ít nhất năm chi nhánh đặt tại
nước sở tại, ví dụ: của các chi nhánh nước ngoài. Một công ty đa quốc gia được coi là
một công ty tiến hành nghiên cứu, sản xuất, bán hàng tương ứng với các hoạt động khác
ở các quốc gia khác nhau, không chỉ nơi nó có trụ sở chính (Zak, 2012). Đồng thời,
TNCs tích cực tạo ra các mạng công ty tương đối ổn định, hoạt động quốc tế với các nhà
cung cấp của họ, khách hàng và các đối tác hợp tác. Họ tạo ra một lượng lợi nhuận đáng
kể để đầu tư vào nghiên cứu và sự phát triển và nhờ vào việc tạo ra các mạng công ty,
chúng ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn công nghệ sau đó mở rộng trên quy mô toàn
cầu (Zadražilová, 2007).

CHƯƠNG I. UNILEVER
1. Giới thiệu về Unilever
Quay ngược lại năm 1883, người sáng lập công ty đã giới thiệu nhãn hàng
Sunlight Soap tại Vương quốc Anh - một sản phẩm mang tính tiên phong, sáng tạo và
mang trên mình một mục đích: phổ biến nhận thức về vệ sinh cá nhân và tiếp cận tầng
lớp bình dân. Ngay tại thời điểm đó, đây cũng là một lối sống bền vững. Hiện tại,
Unilever có hơn 400 nhãn hàng và vẫn hoạt động theo mục đích ban đầu. Unilever muốn
tạo ra nhiều điều tốt đẹp hơn cho hành tinh và xã hội bên cạnh hạn chế các tổn hại. Công
ty muốn hành động để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường mà thế giới đang đối
mặt, và mong muốn cải thiện cuộc sống của mọi người bằng các sản phẩm của mình.
Unilever luôn tiên phong, đổi mới và tạo dựng tương lai trong hơn 120 năm qua, và vẫn
sẽ tiếp tục sứ mệnh này. Unilever hoạch định nhằm thực hiện mục tiêu một cách bền
vững.

6
2. Unilever tại Việt Nam
27 năm trước, Unilever có mặt tại Việt Nam và đã từng bước trở thành “người
bạn” đồng hành cùng nhiều thế hệ người Việt, đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống
hàng ngày. Rửa tay với xà phòng Lifebuoy, giặt quần áo với OMO, gội đầu với Sunsilk,
chải răng với kem P/S…đã trở thành sự gắn bó không thể tách rời trong tâm trí rất nhiều
người Việt.
Chặng đường 27 năm của Unilever tại Việt Nam còn mang tới sự đổi thay lớn
trong nhận thức. Đó là niềm tin vào nụ cười trẻ thơ, là khu vui chơi, trường học sạch đẹp,
an toàn hơn dành cho các em nhỏ, nâng niu từng bữa ăn của mẹ, thấu cảm với sự hy sinh
của người phụ nữ, hay cùng người nông dân phát triển bền vững. Unilever thổi vào
những điều thường ngày một diện mạo mới, dần dần đưa vô vàn đóng góp nhỏ trở thành
điều lớn lao.
Đó chính là những gì đã kiến tạo nên sứ mệnh của tập đoàn: không ngừng nỗ lực
để mang đến các sản phẩm nâng cao chất lượng sống cho người tiêu dùng, giúp chúng ta
yêu cuộc sống hơn trong mọi khoảnh khắc.

3. Thành tựu qua những sản phẩm, dịch vụ của Unilever


Sự thành công đáng khâm phục của Unilever đó là công ty đa quốc gia này đã xác
định được mục đích duy nhất và sau cùng đó chính là sự phát triển bền vững. Không chỉ
dừng ở mức đa dạng của sản phẩm, Unilever không ngừng mở rộng chuỗi nhãn hàng để
tiếp cận khách hàng, và với con số hơn 400, doanh nghiệp quốc tế này hoàn toàn trở nên
quen thuộc với mọi gia đình. Bên cạnh đó, để nâng tầm dịch vụ, Unilever có hơn 149 000
nhân viên trên khắp thế giới, không phân biệt bất cứ tiêu chuẩn nào. Đối với các công ty
đa quốc gia, việc tiếp cận một thị trường mới với những đặc điểm chính trị, văn hoá, xã
hội, môi trường,.. khác nhau sẽ tạo nên không ít khó khăn. Thế nhưng, Unilever hoàn
toàn không gặp thách thức về mặt đó. Với 54 quốc gia lựa chọn công ty này là nhà tuyển
dụng số một đối với sinh viên mới tốt nghiệp trong ngành FMCG đủ chứng tỏ dịch vụ nói
chung và dịch vụ mà Unilever mang lại cho cả khách hàng và nhân viên đạt chất lượng
như thế nào. Hơn nữa, chính sách tuyển dụng ưu tiên đến 93% lãnh đạo là người bản địa
tại các thị trường sẽ thúc đẩy cho Unilever có một các nhìn tổng quan và hiệu quả hơn, từ
đó cho ra các sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu sử dụng của khách hàng tại thị trường đó.

7
Chất lượng của sản phẩm được đảm bảo và thống kê rằng có khả năng hỗ trợ cải
thiện sức khoẻ và vệ sinh từ năm 2010 cho con số đến 1,3 tỷ người dân. Vởi 100% năng
lượng điện lưới được tái tạo trên toàn cầu, sản phẩm của Unilever hoàn toàn có thể đánh
bại, hơn nữa là tạo sức ép cạnh tranh đến các đối thủ khác trên thị trường bằng 67%
nguyên liệu nông nghiệp thô có nguồn gốc bền vững. Thành công của sản phẩm và dịch
vụ mà Unilever mang lại chính là mang đến cho khách hàng một sự đảm bảo về cuộc
sống bền vững.

4. Thách thức cho Unilever


Ngày nay Tài chính, tín dụng Việt Nam không phát triển, thị trường chứng khoán
còn manh mún. Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại,
bưu điện và Internet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới. Do đó, việc đưa Intemet
vào kinh doanh là không thể thực hiện được đối với Unilever, mặc dù công ty đã nhiều
lần đề cập đến mục tiêu này như một cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm
thành công ở các nước công nghiệp phát triển.
Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính
sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà
Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm,...
Giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi,
hưởng thụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm
khắc... Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối
sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít
nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam.
Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài thập niên nữa,
lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế cho Unilever. Ngoài ra,
những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc
chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cấp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp
không nhiều như nhóm SSWD (single - độc thân, separate - sống riêng, widowed - goá
phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản.

8
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ
công ty mẹ ở châu Âu.
Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty
mới “chen chân” vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever.

5. Đề xuất giải pháp cho công ty


Là sản phẩm được cấp chứng chỉ ISO 9000. Đây là những bằng chứng tin cậy về
chất lượng sản phẩm của Unilever. Để hấp dẫn khách hàng hơn nữa Công ty có thể tạo sự
khác biệt về dịch vụ. Vì vậy sự khác biệt mà Công ty cần định vị có thể là "sản phẩm số
một" và "dịch vụ hoàn hoả nhất". Điểm cốt lõi ở đây không phải là nói ra cái gì và nói
như thế nào mà phải làm được việc ấy và phải làm tốt nhất, bởi vì khi đã định vị một đặc
điểm thì Công ty phải là người dẫn đầu về đặc điểm đó. Tuy nhiên Công ty cũng không
nên tạo quá nhiều điểm khác biệt, vì như vậy sẽ làm loãng tâm trí của khách hàng trong
khi phải tiếp xúc với hàng loạt các thông tin về quảng cáo; thậm chí nếu nhiều điểm khác
biệt quá sẽ bị công chúng nghi ngờ về nhãn hiệu đó. Vì vậy, thiết nghĩ đối với sản phẩm
của Unilever cần khuyếch trương hai điểm khác biệt là "chất lượng sản phẩm cao nhất"
và "dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhất", hai đặc điểm này khá hấp dẫn thị trường.
Sau khi xác định được các đặc điểm khác biệt của sản phẩm thì người cần đến
điểm khác biệt đó là công chủng mục tiêu. Vì vậy cần phải truyền bị vị trí đó đến công
chúng, trong Marketing có câu nói "làm kinh doanh mà không quảng cáo có khác nào
nhảy mắt với một bạn gái trong bóng tối, chỉ có mình bạn đang làm gì, ngoài ra chẳng
còn ai biể" StwartH. Britt. Vì vậy chúng ta phải nhà đến các công cụ xúc tiến hỗn hợp để
truyền bả sản phẩm của Công ty để công chúng biết về hình ảnh của nhãn hiệu. Các công
cụ của xúc tiền hỗn hợp bao gồm: quảng cáo, xúc tiền bản, bản hàng cá nhân và quan hệ
công chúng. Khi mà khách hàng chưa biết chúng ta thì ta cần tạo sự hiểu biết của khách
hàng đối với sản phẩm, nhãn hiệu và Công ty. Công cụ để tạo ra sự hiểu biết đó là quảng
cáo. Trong giai đoạn đầu này, mục tiêu của quảng cáo là tạo sự hiểu biết của công chúng
về nhãn hiệu, sản phẩm. Do đó phương tiện quảng cáo là truyền hình có thể là có hiệu
quả. Trong giai đoạn này phải tính toán tần suất của quảng cáo ra sao để đủ cho khách
hàng ghi nhớ được hình ảnh nhãn hiệu. Nếu quảng cáo với tần suất thấp sẽ không đủ
lượng để khách hàng ghi nhớ, như vậy sẽ kém hiệu quả. Sau khi khách hàng đã biết đến

9
sự tồn tại của nhãn hiệu thì Công ty có thể quảng cáo nhằm mục đích là nhắc nhở công
chúng. Trong giai đoạn này có thể dùng nhiều phương tiện quảng cáo ngoài trời, trên báo.
Chi phí cho việc quảng cáo này không phải là nhỏ, nhưng đây là quá trình đầu tư dài hạn.
Việc quảng cáo này không chỉ có Công ty Unilever được lợi mà các đại lý ở các tỉnh khác
cũng được lợi nếu Công ty quảng cáo trên các kênh trung ương và kênh Hà Nội. Vì vậy,
nếu Công ty họp tất cả các chi nhánh, đại lý lại trích ra một khoản tiền nhất định có thể
chia theo tỷ lệ số lượng hàng hoá bán ra để đề ra mức đóng góp. Việc làm này có lợi cho
tất cả các bên chứ không gì Unilever. Ngoài ra Công ty cũng nên hỗ trợ các đại lý trong
việc khuyếch trương nhãn hiệu, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ.

6. Quan điểm cá nhân


Tôi tin rằng, với khả năng hiện có của mình, tôi chỉ có thể là một thực tập sinh, cụ
thể là một thực tập sinh phát triển kinh doanh. Đầu tiên, về điểm mạnh của tôi, tôi tin
rằng tôi phù hợp với vị trí này. Phân tích chiến lược sẽ sử dụng linh hoạt những kiến thức
mà tôi có được từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm Kinh tế đối ngoại, Quản lý nợ, v.v.,
cũng như kinh nghiệm của bản thân. Ngoài ra, tôi tin rằng vị trí này đòi hỏi khả năng suy
nghĩ chín chắn, thuyết phục, đàm phán và cộng tác. Và sau khi tham gia nhiều lớp kỹ
năng mềm, tôi tin rằng sự tự tin của tôi đã tăng lên khi làm những công việc đòi hỏi tôi
phải giao tiếp, giúp đỡ và hòa nhập với mọi người. Tôi tin rằng mình phù hợp với vai trò
này vì tôi hiểu rất rõ về thị trường và xu hướng của giới trẻ, cũng như các kỹ thuật khảo
sát thị trường và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực Phương pháp nghiên
cứu khoa học. não này. Trên hết, tôi đặt mục tiêu cho bản thân là trở thành nhân viên xuất
sắc tại công ty trong hai năm tới dựa trên kinh nghiệm học các khóa học liên quan đến
marketing. Tôi tin rằng những chiến lược tôi đã trình bày phù hợp với con đường mà
doanh nghiệp đang đi ở thời điểm hiện tại. Do đó, tôi sẽ cống hiến hết mình để mang lại
những lợi ích lớn nhất cho tổ chức. Tôi không tin rằng mình đủ tự tin để ứng tuyển vào vị
trí toàn thời gian với những điểm mạnh này. Tôi hào hứng nhất khi đảm nhận vị trí nhân
viên thực tập vì tôi biết mình có thể phát triển và hoàn thiện hơn mỗi ngày tại Unilever.
Tôi tin rằng nhút nhát và có nhiều nét hướng nội là điều khó khăn và thử thách mà
tôi luôn cân nhắc. Và hơn ai hết, tôi ý thức được việc đề xuất một kế hoạch phát triển sản
phẩm một cách khách quan là khó khăn như thế nào. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng vì tôi chỉ

10
từng làm việc với các sản phẩm nhỏ và nghiên cứu thị trường nên tôi rất lo lắng và thiếu
tự tin khi đánh giá và đánh giá chiến lược. Một bầu không khí năng động như Unilever sẽ
rất khó khăn nếu tôi không thể tương tác với đồng nghiệp của mình một cách tích cực và
hiệu quả. Trở ngại sẽ là sự nhút nhát. Vì vậy, tôi tin rằng mình cần không ngừng phát
triển bản thân bằng cách học cách nói của nhiều bậc tiền bối, đặc biệt là những người đã
có kinh nghiệm.

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC


1. Mức độ hiểu biết
Business Development là gì và nó phục vụ chức năng gì cho các công ty? Một
trong những công việc liên quan đến marketing trong các công ty là phát triển kinh
doanh. Xây dựng chiến lược kinh doanh là trách nhiệm chính của các nhà phát triển kinh
doanh.
Business development là gì – Business development là công việc liên quan đến
Sales và Marketing. Theo nghĩa tiếng Việt Business development là phát triển kinh
doanh. Công việc chính của các nhân viên tại vị trí này là tạo mối quan hệ dài hạn giữa
các đối tác khách hàng. Các nhân viên đảm nhận công việc này chính là những người xây
dựng và đưa ra chiến lược lâu dài như phát triển các mối quan hệ nằm trong định hướng
của doanh nghiệp. Vị trí Business Development trong các doanh nghiệp, đặc biệt là
Unilever thường được coi trọng và được trả một mức lương tương đối cao. Về cơ bản
công việc của một nhân viên Business development là kết nối giữa hai bộ phận Sales và
Marketing.
- Tiếp nhận danh sách các khách hàng tiềm năng được thu thập và tổng hợp từ các
chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Tiến hành sàng lọc các khách hàng tiềm
năng nhất và gửi lại danh sách ấy cho bộ phận Sales.
- Gửi mail hoặc gọi điện cho khách hàng tiềm năng (phần lớn là các doanh nghiệp)
nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cũng như doanh nghiệp mà mình đang làm việc.
- Xác định nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình tiếp xúc gián tiếp như gọi
điện, gửi mail. Sau đó chọn ra các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp phù hợp để giới
thiệu đến khách hàng.

11
- Sắp xếp các buổi gặp mặt giữa khách hàng và các nhân viên tại bộ phận Sales như
nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng
- Update những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mới của doanh nghiệp
- Báo cáo tiến độ và kết quả công việc cho quản lý theo định kỳ

2. Cách phân tích, đánh giá và áp dụng của cá nhân


Tài năng của một nhà phát triển chiến lược công ty là điều cần thiết để trở thành
một nhà quản lý và nhà lãnh đạo có năng lực. Bộ phận phát triển đóng vai trò “cốt lõi”
trong việc hướng dẫn doanh nghiệp đi theo hướng thích hợp nếu một tổ chức mong muốn
phát triển bền vững. Tôi tin rằng tôi cần phát triển các kỹ năng hoạch định chiến lược
chung, tổ chức công việc và vận hành của mình:
- Tốt nghiệp hệ Đại học các ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing, hoặc các
ngành khác tương tự
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên phát triển kinh doanh, nhân viên kinh
doanh, nhân viên marketing hoặc các vị trí tương đương
- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật bán hàng, chăm sóc khách hàng
- Đạt thành tích tốt ở các vị trí làm việc trước đó
- Sử dụng tốt các loại phần mềm CRM. Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng,
Microsoft Excel
- Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, nắm bắt tâm lý khách hàng
- Có khả năng chịu được áp lực từ công việc, có tính kiên nhẫn trong việc chăm sóc
khách hàng
- Am hiểu các chỉ số đo lường trong kinh doanh
- Nhanh nhạy và linh hoạt trong xử lý tình huống và tiếp cận khách hàng
- Một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu kỹ năng về tiếng anh văn phòng.

Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa Sales Development và Business Development
chính là ở chỗ: Sales nói về sản phẩm còn Business sẽ nói về công nghệ nhiều hơn. Trong
bối cảnh công nghệ ngày nay, công việc cần làm của Business development bao gồm:
- Tiếp cận thị trường với tư duy khám phá và học hỏi để nắm bắt và phát hiện ra
những thách thức có thể được giải quyết bằng khả năng công nghệ của công ty

12
- Tạo nhận thức với những người mua tiềm năng về công nghệ của bạn và ý nghĩa
của nó đối với họ. Ở giai đoạn này, bạn thường trải qua các giai đoạn thử nghiệm
và phát triển.
- Làm việc cùng với R&D để phát triển một giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề
- Sau khi doanh số bán hàng được thiết lập, hãy tương tác với bộ phận bán hàng và
marketing để thiết lập các kênh bán hàng phù hợp (bán hàng nội bộ, nhà phân
phối, đại lý thương mại,…), tinh chỉnh thông điệp tiếp thị đến (các) thị trường mục
tiêu,…

Bản thân tôi cần xác định hành trình mua hàng của các khách hàng Unilever qua
từng giai đoạn như sau:
- Trong giai đoạn Nhận thức, người mua xác định mong muốn của mình. Họ cũng
quyết định xem mong muốn đó có nên được ưu tiên và giải quyết hay không.
- Trong giai đoạn Cân nhắc, người mua đã xác định rõ mong muốn của mình và
quyết định sẽ giải quyết mong muốn đó. Họ đánh giá các phương án khác nhau để
giải quyết mong muốn của mình. Đây là lúc người mua tìm hiểu thông tin và lựa
chọn sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau.
- Trong giai đoạn Quyết định, người mua đã quyết định loại giải pháp. Ví dụ: họ đã
có thông tin của 5 sản phẩm cụ thể và sau đó quyết định lựa chọn 1 sản phẩm đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Moran, T. H. (2009). The United Nations and transnational corporations: a review
and a perspective. Transnational Corporations, 18(2), 91-112.
2. Moody, J., & Zhao, J. (2020). Adoption of Exclusive and Pooled TNC Services in
Singapore and the US.
3. The 2004 EU industrial R&D investment scoreboard. Ranking of the top 500 non-
EU companies. (2004). Luxembourg: Publications Office of the European Union,
retrieved from: http://iri.jrc.ec.europa.eu/scoreboard04.html [accessed:
22.03.2016].
4. Phú, H. T. (2009). Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội
nhập kinh tế quốc tế.
5. The 2014 Ranking World top 2500 companies. (2014). Luxembourg: Publications
Office of the European Union, retrieved from:
http://iri.jrc.ec.europa.eu/scoreboard14.html [accessed: 22.03.2016].
6. Giang, N. T. Q. (2010). Chuyển giá trong các Công ty đa quốc gia ở Việt Nam.
7. Đoàn, V. T. (2005). Vấn đề chuyển giá của các công ty đa quốc gia.
8. Lệ Hiền, T. T. (2020). Mối quan hệ giữa sự suy kiệt cảm xúc, khả năng thích nghi
và sự gắn kết của nhân viên người việt trong các công ty đa quốc gia trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 15(3), 180-192.
9. Bùi, T. H. T., Hoàng, T. V. A., & Phạm, T. T. (2014). Những lưu ý quan trọng cho
ứng viên trong quy trình tuyển dụng của các công ty đa quốc gia.
10. Trung, N. Q. (2000). Định giá chuyển giao và chuyển giá của các Công ty đa Quốc
gia tại Việt Nam và các giải pháp khắc phục.

14
11. Linh, H. T. D. (2022). Ảnh hưởng của công nghệ với việc chọn Việt Nam làm địa
điểm sản xuất của các công ty đa quốc gia. Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại
học Đà Nẵng, 1-6.
12. Minh, N. H. Đ. (2000). Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mặt Hàng Dầu Gội
của Các Công Ty Đa Quốc gia tại Việt Nam.

15

You might also like