You are on page 1of 3

Assignment (A1.5.

3)
Câu 1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về:
“Mồi RNA nhất thiết phải được tác rời khỏi đoạn Okazaki và thay bằng DNA
bởi vì…”
RNA có thể đọc không chính xác trong quá trình phiên mã, điều đó làm ảnh hưởng
đến phân tử protein sau này.
RNA có thể chứa nhiều lỗi hơn bởi vì enzyme primase thiếu hoạt tính sửa sai.
RNA có thể kém bền và có thể bị bẻ gãy thành các ribonucleotide tạo thành lỗ trên
trình tự.
Mồi RNA có thể hình thành các liên kết hydro lẫn nhau, hình thành các cấu trúc
phức tạp ảnh hưởng đến cấu trúc xoắn của sợi DNA.
Đáp án: D
Câu 2. Điều gì có thể xảy ra nếu quá trình tái bản DNA diễn ra không liên tục
cả trên hai mạch?
những đoạn DNA (Okazaki) từ hai mạch mới có thể bị trộn lẫn nhau dẫn đến việc
hình thành đột biến cao?
Qúa trình tái bản DNA không thể xảy ra bởi các enzyme không hiện diện kịp thời?
c. Qúa trình tái bản DNA có thể kéo dài hơn tuy nhiên không có gì khác biệt đáng
kể.
d. Quá trình tái bản DNA không thể xảy ra trên suốt cả sợi nhiễm sắc thể bởi DNA
có thể không tháo xoắn kịp.
câu a.
Câu 3: How are the mechanisms of DNA repair conducted to maintain the
stability of DNA?
 Các cơ chế sửa sai ngay trong quá trình sao chép và sửa sai trong đời sống sinh
vật:
Các tế bào luôn chịu sự tấn công bởi các tác nhân gây đột biến trong môi
trường sống, kết quả dẫn đến phân tử DNA xảy ra nhiều biến đổi. Nếu như sự
biến đổi này không được sửa chữa thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng Chẳng hạn,
sự thay đổi nucleotide A thành T ở vị trí codon thứ 6 trên phân từ DNA mã hóa
cho chuỗi B của hemoglobin dẫn đến sự biến đổi amino acid Glutamine thành
Valine, kết quả là dẫn đến bệnh lý hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên, bộ gen
(genome) của tế bào luôn có tính ổn định cao nhờ các cơ chế sữa sai và bảo vệ
DNA tránh khỏi những biến đổi trên. Ở tế bào, cơ chế sửa sai và bảo vệ DNA
rất đa dạng, phức tạp và hiệu quả rất cao.
 Cơ chế phòng ngừa (ngăn cản sự sai sót xảy ra trên phân tử DNA).
Tế bào có một số hệ thống sửa sai nhằm trung hòa những tác nhân có thể gây tổn
thương đến phân tử DNA, chẳng hạn như các gốc oxy hóa tự do sinh ra trong quá
trình biến dưỡng của tế bào. Như vậy, trong tế bào nhờ có sự hiện diện của SOD và
catalase sẽ ngăn cản được sự gây tổn thương của các góc oxy hóa tự do đến phân tử
DNA. Ngoài ra, trong tế bào còn có nhiều hệ thống bảo về khác như là NADPHz,
glutathione.
 Cơ chế ổn định trong sao chép:
Một vài polymerase chẳng hạn như DNA polymerase III, ngoài vai trò xúc tác cho
quá trình kéo dài mạch trong quá trình nhân đôi DNA, các polymerase này còn có
tác dụng sửa chữa những sai hỏng trên chuỗi DNA mới tổng hợp trong quá trình sao
chép nhờ hoạt tính 3’ exonuclease. Trong quá trình tổng hợp, khi phát hiện một
nucleotide được hình thành không đúng theo nguyên tắc bổ sung thì nucleotide này
sẽ bị cắt bỏ bởi hoạt tính exonuclease theo chiều từ 3 đến 5’. Sau khi cắt bỏ, DNA
polymerase sẽ thay thế nucleotide bị bỏ đi này bằng một nucleotide khác theo đúng
nguyên tắc bổ sung.

 Cơ chế sửa sai trực tiếp nhờ hoạt hóa enzyme photolyase.
Dưới tác dụng của tia UV dẫn đến sự sai hỏng trên cấu trúc DNA là sự hình thành
các cấu trúc dimer thymine, khi có sự hiện diện của ánh sáng có bước sóng 300nm-
600nm sẽ hoạt hóa enzyme photolyase cắt bỏ các vòng pyrimidine dimer chuyển
thành các monomer. Sau đó, enzyme photolyase được phóng thích ra khỏi mạch
DNA. Cơ chế sửa chữa này được gọi là quang tái hoạt hóa(photoreactivation).
 Cơ chế sửa sai gián tiếp:
+ Hệ thống sửa chữa cắt bỏ base (base excision repair). đúng theo nguyên tắc bổ
sung thì nucleotide này sẽ bị cắt bỏ bởi hoạt tính exonuclease theo chiều từ 3 đến 5’
(Hình 4.6). Sau khi cắt bỏ, DNA polymerase sẽ thay thế nucleotide bị bỏ đi này bằng
một nucleotide khác theo đúng nguyên tắc bổ sung.)
Cắt bỏ base được thực hiện bởi các enzyme N-glycosylase. N-glycosylase nhận
biết base biến đổi hay mất gốc amine hoặc biến dạng cấu trúc xoắn do sai lệch tạo ra
và thủy phân liên kết N-glycosylic giữa base với đường và pentose. Sau đó, các
enzyme AP endonuclease (Apurinic/Apyrimidinic endonuclease) cắt bỏ sợi DNA tại
vị trí bị mất base. Tại vị trí mất, DNA polymerase làm đầy lại dựa vào khuôn mẫu
bổ sung đối diện và ligase nối liền chúng. Kết quả là phân tử DNA trở lại trạng thái
ban đầu trước khi bị biến đổi sai hỏng
+ Hệ thống sửa chữa cắt bỏ nucleotide (nucleotide excision repair), sự cắt bỏ
nucleotide thực hiện bởi incision nuclease.
+ hệ thống SOS…
( Tài liệu tham khảo: Sách Sinh Học Phân Tử của Lê Huyền Aí Thúy và Lao Đức
Thuận )

You might also like