You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

HÀ NỘI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2020 -2021

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC


Ngày thi thứ nhất: 19 tháng 10 năm 2020
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 04 trang)

CÂU I (3,5 điểm)


1. Trình bày cơ chế điều hòa cường độ hô hấp tế bào khi nhu cầu ATP của tế bào giảm.
2. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất Y có pH thấp. Tiến hành đo
pH của dung dịch và lượng chất Y được tế bào hấp thu sau từng khoảng thời gian thấy pH
của dung dịch và lượng chất Y trong tế bào đều tăng. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế
vận chuyển chất Y vào trong tế bào và thiết kế thí nghiệm chứng minh giả thuyết đưa ra là đúng.
3. Các phân tử prôtêin điều hòa hoạt động của gen thường có xu hướng liên kết với
ADN mà chúng điều khiển bằng cách cài xen chuỗi xoắn α vào khe chính. Vì sao chuỗi xoắn
α có thể nhận biết và cài chính xác vào khe chính của phân tử ADN sợi kép?
CÂU II (4,0 điểm)
1. Chuẩn bị 4 ống nghiệm (1, 2, 3, 4) có chứa cùng một loại môi trường dinh dưỡng bán
lỏng thích hợp để nuôi cấy vi khuẩn viêm màng não Haemophilus influenza. Sau đó, bổ sung
tiền chất của NAD+ vào ống 1, tiền chất của xitôcrôm vào ống 2, tiền chất của NAD + và tiền
chất của xitôcrôm vào ống 3, không bổ sung tiền chất nào vào ống 4. Cấy vào cả 4 ống một
lượng vi khuẩn như nhau và ủ ở 30C trong 24 giờ. Kết quả quan sát thấy: một ống có vi
khuẩn phát triển cả phía đáy và phía mặt trên ống (A), một ống không có vi khuẩn phát triển
(B), một ống có vi khuẩn phát triển ở phía đáy (C) và ống còn lại có vi khuẩn phát triển ở
phía mặt trên ống (D). Hãy cho biết các kết quả A, B, C, D tương ứng với ống nghiệm nào? Giải
thích.
2. Virut viêm gan B (VGB) có các kháng nguyên HBs và HBc. Các kháng nguyên này
có thể tác động đến các tế bào T hỗ trợ gây hoạt hóa tế bào B trong đáp ứng sinh kháng thể.
a. Mô tả cơ chế hoạt hóa tế bào B trong đáp ứng miễn dịch nói trên.
b. HBs được sử dụng làm vacxin.
Bảng bên là kết quả kiểm tra sự có mặt
hoặc không có mặt của kháng thể phản
ứng với kháng nguyên virut ở 4 mẫu
máu (N1, N2, N3, N4) của 4 người: (1)
người tiêm vacxin (VGB) được một thời
gian dài, (2) người vừa mới tiêm vacxin
VGB, (3) người bị nhiễm virut VGB
một thời gian dài, (4) người vừa mới bị
nhiễm virut VGB. Biết rằng IgM là lớp
kháng thể được tạo ra khi vừa mới tiếp xúc với kháng nguyên, IgG được tạo ra khi tiếp xúc
với kháng nguyên một thời gian dài. Hãy xếp 4 mẫu máu N1, N2, N3, N4 tương ứng với 4 người.
Giải thích.
3. Nuôi cấy cùng một chủng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens vào 2 bình thuỷ tinh A
và B, mỗi bình chứa 100 ml môi trường nuôi cấy giống nhau. Trong quá trình nuôi cấy bình
A được cho lên máy lắc và lắc liên tục, còn bình B để tĩnh. Sau một thời gian nuôi cấy, ở một
bình ngoài chủng vi khuẩn gốc (chủng được cấy vào bình lúc ban đầu), người ta còn phân lập
được thêm hai chủng vi khuẩn mới, khác với chủng gốc. Trong bình còn lại, chỉ thấy có

Trang 1/4
chủng vi khuẩn gốc. Hãy cho biết bình nào có thêm hai chủng vi khuẩn mới? Giải thích và cho
biết thí nghiệm chứng minh điều gì?
CÂU III (4,5 điểm)
1. Tách riêng tilacôit của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền
(Strôma). Theo dõi pH của môi trường chứa tilacôit trong các điều kiện trước và sau khi bổ
sung thêm chất X, thu được kết quả thể hiện ở Hình 1.
a. Giải thích sự thay đổi pH trong khoảng
thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí
nghiệm.
b. X có thể là chất ức chế quá trình chuyền
điện tử giữa hệ quang hóa II và I không? Giải
thích.
c. Trong pha sáng quang hợp, con
đường vận chuyển điện tử vòng và không vòng có
sự tham gia của những hệ quang hóa nào? Mô tả
con đường vận chuyển điện tử vòng và trình bày
cơ chế tổng hợp ATP theo con đường này khi không xảy ra quang phân li nước.
2. Để đánh giá ảnh hưởng của một số i: bắt đầu chiếu sáng, ii: chất X được thêm vào
hoocmôn đến sự nảy mầm và kéo dài thân của cây Hình 1
yến mạch, tiến hành 2 thí nghiệm sau:
a. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu quá trình nảy mầm của hạt thấy rằng phôi của hạt là
một nguồn giàu hoocmôn Z, loại hoocmôn này có vai trò quan trọng trong việc huy động các
chất dinh dưỡng cần cho sự nảy mầm. Nêu tên của hoocmôn Z và giải thích cơ chế huy động
chất dinh dưỡng nhờ hoocmôn này.
b. Thí nghiệm 2: Sử dụng các đoạn
cắt bao lá mầm có chiều dài 10 mm để thực
hiện 3 lô thí nghiệm:
Lô I: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch
saccarôzơ 0,1 M .
Lô II: Các đoạn cắt được ngâm trong dung dịch
AIA 10-5 M .
Lô III: Các đoạn cắt được ngâm trong dung
dịch chứa AIA 10-5 M và saccarôzơ 0,1 M .
Sau 24 giờ, khả năng kéo dài của đoạn cắt
các bao lá mầm được mô tả ở Hình 2. Giải Hình 2
thích sự khác nhau về kết quả thí nghiệm ở 3 lô I, II, III.
3. Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu 120 20
Mức biểu hiện mARN (%)

khả năng tổng hợp và hoạt tính của enzim


Hoạt tính nitrate reductase

100 16
nitrate reductase như sau: cây mầm lúa mạch
80
5 ngày tuổi được cảm ứng bởi môi trường có
(μmol.g -1.h-1)

12
60
Ca(NO3)2 với nồng độ 5 mM, sau đó được 8
chuyển sang môi trường nuôi cấy có nồng độ 40

Ca(NO3)2 luôn được duy trì ở mức 0,5 mM. 20 4

Hình 3 biểu thị hoạt tính của nitrate reductase 0 0


và mức độ biểu hiện mARN mã hóa cho 0 4 8 12 16 20 24

enzim nitrate reductase ở thân và rễ được xác Thời gian sau cảm ứng bởi nitrate (giờ)
mARN rễ mARN thân
định trong 24 giờ sau khi cảm ứng. nitrate reductase rễ nitrate reductase thân
a. Giải thích mức độ biểu hiện khác
nhau của mARN ở thân và rễ sau 4 giờ cảm ứng. Hình 3

Trang 2/4
b. Nitrat được chuyển hóa chủ yếu ở thân hay rễ cây lúa mạch? Giải thích.
c. Nêu tên 2 nguyên tố khoáng giúp tăng hoạt tính của nitrate reductase .
d. Hoạt tính của nitrate reductase ở thân có xu hướng thay đổi như thế nào nếu bổ
sung thêm chất ức chế bơm proton trên màng tế bào vào môi trường nuôi cấy?
CÂU IV (3,5 điểm)
1. Nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình truyền tin qua xináp
thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả cho thấy thuốc A gây tăng giải phóng chất trung gian hóa
học, thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axêtincolinesteraza và thuốc C gây đóng kênh canxi
ở xináp. Các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích.
2. Ở người, tĩnh mạch trung tâm là vị trí tĩnh
mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải. Hình 4 thể hiện đồ thị
huyết áp trong tĩnh mạch trung tâm gồm các sóng a, z, c,
x, v, y.
a. Giải thích nguyên nhân xuất hiện các
sóng trên?
b. Dự đoán các trường hợp bệnh lí về tim
khi trong đồ thị huyết áp tĩnh mạch trung tâm:
- Có sóng a cao hơn bình thường
Hình 4
- Có sóng c cao hơn bình thường
- Không có sóng x.
3. a. Cho biết nơi sản sinh và trình bày cơ chế tác động của các loại hoocmôn giúp
làm tăng đường huyết trong cơ thể người.
b. Ở người bình thường, nồng độ Ca 2+ trong máu được duy trì ổn định nhờ tác động
của hoocmôn cận giáp (PTH). Trình bày cơ chế kiểm soát nồng độ Ca 2+ trong máu của
hoocmôn này.
CÂU V (2,5 điểm)
1. Điện thế cấp độ ở màng sau xináp
có mức độ và thời gian khử cực thay đổi tương
ứng với số lượng và thời gian mở kênh Na+ ở
màng sau xináp.
Trong điều kiện bình thường, khi kích
thích nơron hình thành điện thế hoạt động ở
đồi axôn của sợi trục màng trước xináp, ghi
được điện thế cấp độ ở màng sau xináp (BT).
Nếu kích thích đó được thực hiện trong môi
trường có bổ sung riêng từng chất D, E, F thì ghi được các điện thế (I), (II), (III) như trong
Hình 5. Biết D làm tăng thời gian bất hoạt kênh Na + của điện thế hoạt động ở sợi trục trước
xináp, E bám và kích thích thụ thể của chất trung gian hóa học ở màng sau xináp, F làm thay
đổi thời gian mở kênh Na+ ở màng sau xináp.
a. Điện thế ghi được (I), (II), (III) là kết quả ghi được khi bổ sung chất nào? Giải
thích.
b. Nếu phá hủy bao miêlin trên một sợi thần kinh thì sự lan truyền xung thần kinh
trên sợi này thay đổi như thế nào? Khi bị đứt gãy, sự tái sinh của sợi này có bị ảnh hưởng
không? Giải thích.
2. Một người bị bệnh tim do bất thường trong cấu Bình thường Bị bệnh
trúc của tim được minh họa ở Hình 6. So với người bình
thường, người bị bệnh có các chỉ số dưới đây thay đổi như
thế nào? Giải thích.

Trang 3/4
- Tần số phát nhịp của nút xoang nhĩ.
- Phân áp CO2 và phần trăm (%) bão hòa của hêmôglôbin với O2 trong máu động
mạch phổi.
Hình 6
CÂU VI (2,0 điểm)
1. a. Trình bày các bước tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm xác định sự có
mặt của một số nguyên tố khoáng có trong tế bào.
b. Dựa vào một số phép thử sau hãy cho biết mẫu thí nghiệm nào chứa cả saccarôzơ
và lòng trắng trứng? Giải thích.
Mẫu thí nghiệm Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4

Chất thử
Dung dịch iốt Nâu Nâu Xanh đen Xanh đen
Dung dịch benedict Đỏ gạch Xanh da trời Xanh da trời Đỏ gạch
Phản ứng biurê Tím Tím Xanh da trời Tím
2. a. Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm làm tiêu bản tạm thời và quan sát
nhiễm sắc thể của rễ cây hành.
b. Ảnh chụp tiêu bản lát cắt ngang rễ cây hành tương ứng với Hình A hay Hình B?
Chú thích các thành phần cấu tạo tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 trong hình C.

-----------------------------------HẾT-------------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:......................................................Số báo
danh:..............................................
Họ tên, chữ ký cán bộ coi thi số 1: Họ tên, chữ ký cán bộ coi thi số 2:

Trang 4/4
Trang 5/4

You might also like