You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN:


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài: Thực trạng cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Đinh Thanh Hằng


Mã sinh viên: 11217240
Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác - Lênin(221) 32

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2022

1
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………….3
B. NỘI DUNG……………………………………………………………………..4
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM …………………………………………………..................................4
1. Tổng quan về cổ phần hoá…………………………………………………......4
1.1. Khái niệm về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước……………....4
1.2. Lợi ích của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước……………….….…
5
2. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước và những tồn tại………….………….
…….6

3. Vì sao cần cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước?………………...


……….7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ


NƯỚC Ở NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY……………………………..…….……...8

1. Những kết quả đã đạt được………………………………………….……...


….9

2. Những hạn chế, tồn tại đặt ra cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước….....11

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước………....13

C. KẾT LUẬN…………………………………………………...…………….....14

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….……15

2
A. LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những chuyển biến sâu sắc, Đảng và Nhà
nước ta đặt ra nhiệm vụ chấn hưng đất nước và phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp nhà nước là bộ
phận quan trọng của kinh tế nhà nước bộc lộ nhiều bất cập như cơ sở vật chất lạc
hậu, thiếu kinh phí, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp, hiệu quả hoạt
động thấp, đặc biệt không có khả năng đáp ứng yêu cầu. Sự phát triển nhanh chóng
của lực lượng sản xuất đã cản trở nghiêm trọng đến vai trò chủ đạo của kinh tế
quốc doanh đối với nền kinh tế.
Trước thực trạng trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế quốc
doanh như cơ cấu lại một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (cổ
phần của doanh nghiệp nhà nước), sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ
doanh nghiệp kém hiệu quả. Trong số đó, cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng
đầu có thể mang lại lợi ích hài hòa cho quốc gia cũng như nhiều lĩnh vực khác của
nền kinh tế.
Vì vậy, những nghiên cứu về cổ phần hoá hiện nay tuy không phải một chủ đề mới
nhưng rất cần thiết cần được nhắc đến nhiều hơn. Là một sinh viên kinh tế - một
cán bộ kinh tế tương lai, đề tài "Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
ở Việt Nam hiện nay" là cơ hội để em có được sự tìm hiểu sâu sắc, kĩ càng hơn về
một chính sách kinh tế quan trọng của Nhà nước ta trong thời buổi kinh tế hiện
nay. Nhờ vào đó, em sẽ có thêm những kiến thức thực tế, lấp đầy sự hạn chế về
kiến thức kinh tế của mình, đồng thời tổng hợp một số giải pháp cho quá trình cổ
phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay.
Vì trình độ và kiến thức của em còn khá hạn chế và nhiều thiếu sót nên bài luận
không tránh khỏi những điểm yếu nhất định. Em mong sẽ nhận được những ý kiến

3
đóng góp của cô giáo Mai Lan Hương để em có góc nhìn hoàn thiện hơn về đề tài
em đã chọn.
Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ VÀ DOANH


NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Tổng quan về cổ phần hoá
1.1. Khái niệm về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
Theo như thực tế và quy định của pháp luật, ta nhận thấy cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước được hiểu là hành vi mua bán của các chủ doanh nghiệp. Trong
đó, Nhà nước có nghĩa vụ thu tiền đối với việc bán cổ phần của doanh nghiệp đồng
thời các cổ đông sẽ được chuyển quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ hay một phần
đối với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các cổ đông còn được hưởng các lợi
nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ khi đã nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có thể hiểu đơn giản là việc chuyển
doanh nghiệp có chủ sở hữu là một doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp đơn
sở hữu trở thành hình thức công ty cổ phần. Đây cũng đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp chuyển từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động
theo như quy định tại Luật doanh nghiệp 2019 theo quy định của các công ty cổ
phần.
Nhằm tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận nhân dân và các cán bộ về sự
phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
đã được thực hiện. Thay vì Nhà nước bán các doanh nghiệp của mình cho các cá
nhân, thì hiện nay Nhà nước sẽ tiến hành chuyển các doanh nghiệp từ Nhà nước
sang các doanh nghiệp cổ phần.
Những loại tài sản của doanh nghiệp sẽ được chia thành nhiều cổ phần để bán cho
công nhân hoặc cán bộ trong doanh nghiệp đó, phần còn lại sẽ do nhà nước sở hữu.
Tùy vào từng loại hình của doanh nghiệp mà tỷ lệ cổ phần do nhà nước sở hữu có
thể thấp hay cao và giao động từ 0% tới 100%
1.2. Lợi ích của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

4
– Về lợi ích của Nhà nước:

+ Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của công ty, như vậy có thể
làm giảm chi phí quản lý đồng thời tạo được khả năng quản lý tốt và có hiệu quả
cao hơn cho nhà nước

+ Cổ phần hóa tạo ra được khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, linh hoạt.

+ Tăng hiệu quả của các doanh nghiệp ở cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân do
tính cạnh tranh cao, thúc đẩy cả hai bên đều phải cải tiến năng lực.

+ Cổ phần hóa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo dựng được nhiều doanh nghiệp
có vốn đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư của nhân dân, tạo công ăn việc làm
cho người lao động.

+ Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán vì khi doanh nghiệp Nhà
nước chuyển thành công ty cổ phần, chúng sẽ phát hành các loại chứng khoán để
huy động vốn.

– Về lợi ích của doanh nghiệp:

+ Thu hút nhanh chóng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào nền kinh tế
bằng việc phát hành chứng khoán.

+ Nhanh chóng cấu trúc lại các doanh nghiệp về sản xuất, tổ chức… Nâng cao
năng suất, chất lượng và vị thế của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc
tế

Từ sự phân tích trên có thể thấy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ
trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Có thực hiện tốt quá trình cổ phần
hóa thì mới nhanh chóng thúc đẩy việc cải cách, đổi mới và phát triển doanh
nghiệp Nhà nước.

2. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước và những tồn tại

Doanh nghiệp Nhà nước là các đơn vị tổ chức kinh tế thực hiện chứcnăng sản xuất
kinh doanh thuộc sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước có hai loại cơ
bản:

5
+ Doanh nghiệp Nhà nước công ích, do nhà nước đầu tư và xây dựng

+ Doanh nghiệp Nhà nước còn lại tồn tại trong môi trường sản xuất, kinh doanh
theo luật, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế
khác, với mục tiêu là lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động cạnh tranh,từng doanh
nghiệp hoặc tự khẳng định hoặc tự phủ định mình theo quy luậtcạnh tranh trên thị
trường.

Là chủ thể đại diện sở hữu phần lớn tài sản quốc gia, doanh nghiệp Nhà nước và
thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thăm dò, khai thác,
bảo quản, phát triển và sở hữu có hiệu quả tài nguyên và các tiềm năng của đất
nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa, doanhnghiệp Nhà nước
bằng vai trò mở đường, hỗ trợ của mình thúc đẩy hình thànhcác trung tâm kỹ thuật
văn hóa - xã hội mới tiên tiến. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhà nước còn đóng vai
trò là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo
tiền đề vững chắc cho nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo những cân đối lớn
của nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, hạn chế những khuyết tật của kinh tế
thị trường và kịp thời lắp đi những khoảngtrống của kinh tế thị trường.

Tuy vậy trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp Nhà nước đãvà đang
bộc lộ những vấn đề sau:

 Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán biểu hiện ở sốlượng
lao động và mức độ tích lũy vốn

 Trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu, mặt hàng của các doanh nghiệp
Nhànước còn đơn điệu, cơ cấu sản xuất hàng hóa không hợp lý, năng
suấtchất lượng hàng hóa thấp

 Việc phân bố còn bất hợp lý về ngành và vùng khi chuyển sang kinh tế thị
trường

 Liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài chưa thực sự hiệu quả, thậm chí
mất vốn

Bởi vậy doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự là đòn bẩy để đẩy nhanh sự tăng
trưởng kinh tế bền vững, ổn định, chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản mà xã
hội đang đặt ra trong thời điểm hiện nay.

6
3. Vì sao cần cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước

Cổ phần hoá là một chủ trương cần thiết và đúng đắn để làm cho hệ thống doanh
nghiệp Nhà nước hiện tại phát triển hơn, tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế
và tăng lượng sức mạnh chi phối đồng thời nâng cao vai trò chủ đạo của hệ thống
này trong nền kinh tế thị trường, tiến dần từng bước trên con đường công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa.

Qua lí luận chủ nghĩa Mác, ta có thể nhận thức được về tính cấp thiết ấy của vấn đề
cổ phần hóa. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng: lực lượng sản xuất quyết định quan hệ
sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển thì kéo theo nó là quanhệ sản xuất cũng
thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì
nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại một quan hệ sản xuất lỗi
thời sẽ làm kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thực tế đã chứng minh
rằng chúng ta không thể đi ngược lại chân lý ấy. Trước đây nhà nước ta duy trì nền
kinh tế bao cấp đã làm kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn tới việc
nền kinh tế kém phát triển tụt hậu đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Với việc
đổi mới chính sách từ 1986 đến nay, giờ đây khi mà lực lượng sản xuất đã phát
triển mạnh mẽ thì sự thay đổi quan hệ sản xuất là sự đòi hỏi tất yếu. Việc nhà nước
đứng ra là chủ sở hữu duy nhất trong các doanh nghiệp đã không tạo ra sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, làm giảm tính năng động sáng tạo trong lao động dẫn
đến sự kém phát triển của nền kinh tế. Thêm vào đó trước đây các doanh nghiệp
nhà nước chỉ quen sản xuất hàng hóa theo những gì mình sản xuất được và theo chỉ
thị của cấp trên mà khôngquan tâm đến nhu cầu thị trường mong chờ vào sự bảo
hộ của nhà nước nên nền kinh tế không thể đi lên được. Đứng trước thực tiễn đó
thì cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã trở thành giải pháp hàng đầu đối với
nước ta.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP


NHÀ NƯỚC Ở NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần hóa Doanh nghiệp
Nhà nước, việc cổ phần hoá được bắt đầu từ năm 1992 và chia thành các giai đoạn:
Thời kỳ thứ nhất, từ năm 1992-2000, cổ phần hoá được 558 doanh
nghiệp. Trong thời kỳ này, tiến độ còn chậm, do trước khi có Luật Doanh nghiệp,

7
cổ phần hoá diễn ra còn dè dặt, lạ lẫm, trong khi dư luận xã hội đã rộ lên tình trạng
“bán tống bán tháo” tài sản Nhà nước ở một số doanh nghiệp Nhà nước.
Thời kỳ thứ hai, từ 2001-2007 được gọi là thời kỳ “bùng nổ” cổ phần hoávới mức
bình quân 1 năm rất cao.
Thời kỳ thứ ba, từ 2008 đến nay, tiến độ thực hiện bị chậm lại.
Ta có thể thấy rõ tiến độ qua biểu đồ dưới đây:

Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được cố phần hoá(đến năm 2020)
Nguồn: Tạp chí Cộng Sản

1. Một số kết quả đạt được

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 3-6-2017, của Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới nâng
cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và các chủ trương của Đảng về doanh nghiệp
nhà nước các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhà nước đã cụ thể hóa và triển
khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tiếp tục đổi mới, phát
triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước giai đoạn 2016  - 2020 tập trung hơn vào việc xác định tiêu chí, danh mục
phân loại doanh nghiệp nhà nước cụ thể theo từng năm, từng bộ, ngành, địa
phương và tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đạt
được mô ôt số kết quả cụ thể:

Thứ nhất, tiên trình cố phần hoá giai đoạn 2016  - 2020 đã được đẩy mạnh hơn,
tập trung vào tăng giá trị cố phần hoá, thoái vốn nhà nước thay cho việc giảm

8
mạnh về số lượng doanh nghiệp được cố phần hoá, do đó giá trị các khoản thu từ
cổ phần hoá và thoái vốn trong giai đoạn này cao hơn so với giai đoạn trước đó.
Tính từ năm 2016 cho đến 6 tháng đầu năm 2019, cả nước đã cổ phần hoá được
162 doanh nghiệp, với tổng quy mô vốn được xác định lại đạt 205.433,2 tỷ đồng,
bằng 108% tổng giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá giai đoạn
2011 - 2015 (189.509 tỷ đồng).

So sánh giữa các năm cho thấy, năm 2017 là năm thành công nhất trong tiến trình
thực hiện với tổng số doanh nghiệp cổ phần hoá đạt cao nhất trong giai đoạn trên
(69 doanh nghiệp), tổng giá trị doanh nghiệp đạt cao nhất 365.953 tỷ đồng, trong
đó giá trị vốn nhà nước gấp khoảng 6,34 lần so với tổng giá trị vốn nhà nước năm
2016. Giá trị thoái vốn trong năm 2017 cũng đạt cao gấp 15,52 lần giá trị sổ sách.
Năm 2018 là năm tiếp theo được đánh giá có kết quả khả quan, mặc dù số lượng
doanh nghiệp cổ phần hoá ít hơn và giá trị cổ phần hoá thấp hơn so với 2017,
nhưng vẫn cao hơn 2 lần về giá trị doanh nghiệp và gấp hơn 1,7 lần giá trị vốn nhà
nước so với năm 2016.

Thứ hai, quy mô doanh nghiệp cổ phần hoá giai đoạn này lớn hơn trước đây, có
nhiều doanh nghiệp quy mô vốn trên 1.000 tỷ đồng (chiếm 17%) tính theo giá trị
thực tế của doanh nghiệp. Theo danh sách CPH giai đoạn 2016 - 2018 có 8/147
(chiếm 5,4%) doanh nghiệp cổ phần hoá năm 2016, có 13/147 (chiếm 8,8%) DN
CPH năm 2017 và có 4/147 (chiếm 2,7%) doanh nghiệp cổ phần hoá năm 2018 có
quy mô vốn lớn trên 1.000 tỷ đồng. Bình quân vốn điều lệ của doanh nghiệp được
phê duyệt phương án cổ phần hoá năm 2016 là hơn 400 tỷ, năm 2017: hơn 2.000 tỷ
(gấp 5 lần so với 2016), năm 2018: hơn 800 tỷ (gấp 2 lần so với năm 2016).

Thứ ba, hình thức cổ phần hoá phổ biên nhất là bán một phần vốn nhà nước cho
các cổ đông chiên lược, bán cho người lao động, bán cho tổ chức công đoàn và
bán đấu giá công khai; đẩy mạnh đấu giá cạnh tranh trên thị trường và đẩy mạnh
niêm yêt các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Nhà nước nắm giữ một phần và thực
hiện thoái vốn có lộ trình. Theo đó, tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn điều lệ
của các doanh nghiệp đều cao, nắm quyền chi phối và thực hiện thoái vốn đến năm
2020 theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg.

Cụ thể, năm 2016, trong tổng số vốn điều lệ theo phương án được phê duyệt thì
Nhà nước nắm giữ 50%, bán cho cổ đông chiến lược 31%, bán cho người lao động
2%, bán cho tổ chức công đoàn 0,03% và bán đấu giá công khai 18%. Năm 2017,
tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ trong các doanh nghiệp cổ phần hoá là 53%, cổ đông
chiến lược là 31%, người lao động giảm còn 1%, tổ chức công đoàn giảm còn
0,02% và bán đấu giá công khai giảm còn 15%. Năm 2018, tỷ lệ vốn nhà nước
nắm giữ trong các doanh nghiệp cổ phần cao hơn so với hai năm trước (61%), bán
9
cho nhà đầu tư chiến lược chỉ đạt 13%, hoá bán đấu giá công khai tăng lên 26%,
bán cho người lao động khoảng 0,45% và cho tổ chức công đoàn là 0,03%.

Thứ tư, phân theo ngành, các doanh nghiệp cổ phần chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích về cấp, thoát nước, môi
trường đô thị,...

Thứ năm, phân theo đại diện cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước trong danh sách
cổ phân hoá giai đoạn 2017  - 2020 thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chiếm 70,4%; thuộc các bộ, ngành chiếm khoảng 29,6%.

Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đã góp phần làm giảm gánh nặng của Nhà
nước phải bao cấp, bù lỗ hằng năm. Cùng với đó, trong quá trình cổ phần hóa, nợ
xấu của các doanh nghiệp cũng được xử lý một cách cơ bản; đồng thời, chấm dứt
xu hướng thành lập doanh nghiệp một cách tràn lan.

Một số ví dụ về cổ phần hoá đạt hiệu quả:

 Tập đoàn Bảo Việt (tiền thân là Công ty bảo hiểm Việt Nam): Sau khitiến
hành cổ phần hóa, tổng tài sản của Bảo Việt đã tăng gần gấp đôi, 28.441 tỷ
đồng năm 2007 so với 15.195 tỷ đồng năm 2006. Các năm tiếp theo 2008-
2016, tổng tài sản tiếp tục gia tăng và đạt 72.996 tỷ đồng vào cuối năm
2016.Vốn chủ sở hữu trước và sau cổ phần hóa cũng thay đổi rõ rệt. Sự gia
tăng này được phản ánh là nhờ sự tăng trưởng vượt trội của lợi nhuận những
năm sau cổphần hóa so với những năm trước đó. Nếu như lợi nhuận của Bảo
Việt trong giai đoạn 2001- 2006 cao nhất đạt 431 tỷ đồng vào năm 2006 thì
chỉ một năm sau cổ phần hóa, Tập đoàn đã thu được 733,85 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế

 Bất chấp những đợt sóng “tàn khốc” từ Covid-19, FPT Telecom (Công
ty cổ phần viễn thông FPT thuộc Tập đoàn FPT) đạt mức doanh thu
11.466 tỷ đồng và mức lợi nhuận trước thuế 2.134 tỷ đồng trong năm
2020 (so với mức doanh thu 9.980 tỷ đồng và 1.660 tỷ đồng lợi nhuận
trước thuế của năm 2019) hậu cổ phần hoá.

2. Những hạn chế, tồn tại đặt ra cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Một là, so với kê hoạch đặt ra, cả cổ phần hoá và thoái vốn tại các doanh nghiệp
có vốn nhà nước đều chậm, tỷ lệ đạt theo kê hoạch thấp. Theo danh mục đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN, giai đoạn 2017

10
- 2020 phải hoàn thành CPH 127 DN, nhưng đến hết 6 tháng đầu năm 2019 mới
CPH được 35 DN, đạt 27,5%.

Tiến độ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm so với kế hoạch đề ra. Theo
danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-
TTg, giai đoạn 2017 - 2020 phải hoàn thành thoái vốn 403 doanh nghiệp, trong khi
đó số lượng doanh nghiệp đã thoái vốn thuộc Danh mục nêu trên tính đến nay mới
chỉ đạt 21,8% kế hoạch đề ra. Xét tổng thể thời gian qua, mặc dù đã có tới hơn
95% doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá nhưng tổng số vốn nhà nước được
bán ra mới khoảng 8%.

Hai là, khung pháp lý cho các doanh nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá và
hậu công nghiệp hoá chưa được hoàn thiện. Trong đó, chính sách thu hút cổ đông
chiến lược còn nhiều ràng buộc về mặt chính sách đối với việc tìm nhà đầu tư
chiến lược (ngoài các ràng buộc về điều kiện tiêu chuẩn nhà đầu tư chiến lược đối
với từng DN), như thời hạn quy định lựa chọn cổ đông chiến lược ngắn so với các
trường hợp CPH DN lớn và có cơ cấu tài sản phức tạp. Tỷ lệ chào bán ra công
chúng thấp, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối làm các nhà đầu tư chiến lược e
ngại về khả năng khống chế doanh nghiệp sau đầu tư khiến các nhà đầu tư không
mặn mà(2), thêm vào đó khoản đặt cọc, ký quỹ cũng tăng lên thành 20% giá trị cổ
phần đăng ký mua theo giá khởi điểm. Một số lĩnh vực đặc thù (ví dụ như Công ty
cổ phần Cảng Hải Phòng, hay Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình
Định) có quy định không bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài và sau đó cũng không
được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, khiến cho khả năng tìm
kiếm nhà đầu tư chiến lược bị thu hẹp.

Ba là, vai trò, nhận thức của bộ máy lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị, doanh
nghiệp sau cổ phần hoá chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của
doanh nghiệp, chưa công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, bảo đảm
nguyên tắc thị trường, chống “lợi ích nhóm” trong cổ phần hoá và thoái vốn nhà
nước. Nhận thức tư duy và trình độ quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp ít
thay đổi khi chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, dẫn đến vẫn có
sự chây ỳ, thụ động gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Công tác điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh tại một số đơn vị trực
thuộc vẫn theo tư duy cũ, nặng tính bao cấp, hành chính. Quyết định của bộ máy
lãnh đạo công ty, người đại diện phần vốn nhà nước còn phụ thuộc vào quyết định
của Nhà nước, còn nặng nề cơ chế xin - cho, ảnh hưởng đến sự chủ động của
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và không bắt kịp xu hướng
công nghệ. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM), hiện có 23,3% doanh nghiệp nhà nước chưa áp dụng khoa học   - công

11
nghệ, trên 25% cho rằng không liên quan, 24,8% cho rằng họ không thay đổi đáng
kể khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra.

Bốn là, quy mô doanh nghiệp và thực hiện cấu trúc lại của doanh nghiệp trước khi
cổ phần hoá: Nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả từ trước
khi CPH dẫn đến sau CPH không có cải thiện về hiệu quả hoạt động. Trong 12
doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ thuộc ngành công thương quản lý, có 9 dự án
chuyển về cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xử lý và có 4/19 tập
đoàn chuyển về Ủy ban này bị thua lỗ.

Số liệu năm 2017 cho thấy, doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn chiếm 0,5% về số
lượng doanh nghiệp, 9% về số lao động nhưng chiếm tới 29% tổng tài sản và chỉ
tạo ra được 15% doanh thu thuần. Như vậy, để tạo ra một đơn vị giá trị gia tăng,
doanh nghiệp Nhà nước phải sử dụng nhiều vốn hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Trong khi hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước
thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài Nhà nước; hệ số
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của khối doanh nghiệp Nhà nước trong giai
đoạn 2011 - 2017 cao hơn nhiều so với hai khu vực doanh nghiệp còn lại. Không
chỉ thâm dụng vốn, tăng trưởng doanh nghiệp Nhà nước còn có đặc điểm thâm
dụng đất đai và tập trung vốn con người nhưng giá trị gia tăng không tương xứng
với nguồn lực nắm giữ. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước có lãi không phải từ ngành,
nghề kinh doanh chính mà nhờ cho thuê quyền sử dụng đất. Doanh nghiệp Nhà
nước đang sử dụng một khối lượng lớn đất đai có giá trị cao, nhưng nguồn tài
nguyên này lại chưa được hạch toán chi phí đầy đủ nên cũng làm giảm hiệu quả sử
dụng.

Nếu không xử lý triệt để tồn tại tài chính trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp Nhà
nước sẽ gặp nhiều khó khăn sau cổ phần hoá (giải quyết tranh chấp về tài sản, đất
đai, lao động, trợ cấp, công nợ...). Đặc biệt trong giai đoạn 2016 - 2020, hầu hết
các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cơ cấu lại, cổ phần hoá , thoái vốn đều có
quy mô khá lớn với các tổng công ty và tập đoàn có nhiều công ty con, công ty liên
kết, đóng vai trò “chủ lực, chủ đạo” của Nhà nước.

Một số ví dụ về cổ phần hoá còn nhiều hạn chê:

 Hậu cổ phần hoá, nối tiếp con số thua lỗ 2.300 tỉ đồng lũy kế đến cuối năm
2020, con số thua lỗ tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam - CTCP
(Vinafood II) lại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021. Báo cáo tài chính quý
III/2021 cho thấy khi khép lại 9 tháng đầu năm, Vinafood II ghi nhận doanh
12
thu thuần giảm so với cùng kỳ, xuống còn 12.461 tỉ đồng và lỗ ròng gần 248
tỉ đồng. Qua đó, tổng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối tháng 9.2021 lên tới gần
2.703 tỉ đồng.

 Trong khi đó tại Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (Tổng Công ty Sông
Hồng), hiện hoạt động của doanh nghiệp này gần như đóng băng sau cổ
phần hoá doanh nghiệp, chỉ quyết toán các công trình cũ, đối chiếu thu hồi
công nợ và xử lý đơn thư tranh chấp… Vì với khoản nợ 1.057 tỉ đồng hiện
nay, không một ngân hàng nào dám mạo hiểm cho vay thêm và cũng không
thể triển khai đấu thầu các dự án mới được. Theo đại diện Tổng Công ty
Sông Hồng, trước đó đơn vị đã làm thủ tục thoái vốn, đã đấu giá và nhà đầu
tư đã đặt cọc nhưng khi chuẩn bị xong lại vướng Nghị định 140/2020 nên
buộc phải dừng lại.

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước gắn vớicơ cấu lại các doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá, trong đó tập trung
nghiên cứu quy định nhằmnâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn
trong việc xác định giátrị vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hoá,
thoái vốn nhà nước, hướng đến thuêcác tổ chức tư vấn quốc tế thực hiện để bảo
đảm tính khách quan. Rà soát và bổ sung, hoàn thiện các quy định trong các luật
chuyên ngành, bao gồm Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sảnxuất, kinh doanh tại doanh nghiệp,... để tạo sự đồng
bộ giữa các quy định.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về thoái vốn doanh nghiệp cổ phần hoá.

Thứ ba, xác định đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần mộtcách hợp
lý và đúng đắn đối với trường hợp thoái vốn, tìm kiếm nhà đầu tưchiến lược của
các doanh nghiệp sau cổ phần hoá . Để cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đi vào
thực chất, vai trò củacác cổ đông rất lớn, nhất là các cổ đông tham gia thay đổi
quản trị, hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường nhận thức đúng đắn về quản trị doanh nghiệp , vai trò, sứ mệnh
của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Theo đó, cải thiện quản trị doanh nghiệp là áp
dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại theo thông lệ quốc tế (tính độc
lập của giám đốc, vai trò của ban quản trị và quyền lợi của cổ đông, công khai
thông tin và minh bạch thông tin). Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình,
tại Hội nghị sơ kết 6tháng đầu năm 2020 và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối
năm của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đã nói: “Làm rõ tình
13
trạng nghị định được ban hành nhiều, có văn bản trùng lắp, có văn bản đã quy định
rõ ràngnhưng khi thực hiện thì các bộ, ngành, doanh nghiệp vẫn nói chồng chéo.
Vừa qua, Thường trực Chính phủ đã làm rõ là nhiều vấn đề hiểu không đúng, dẫn
đến lòng vòng. Do vậy, bộ chủ quản phải hiểu cho đúng để hướng dẫn các tập
đoàn,tổng công ty thực hiện nghiêm túc, không để chậm trễ, kéo dài. Trong vấn đề
này, ngoài việc pháp luật có chồng chéo cũng có nguyên nhân do tinh thần trách
nhiệm không cao, nên để xảy ra chậm trễ, kéo dài”.

Thứ năm, cần tăng cường đào tạo để tăng kinh nghiệm trong công tác quản trị
công ty của lãnh đạo và các cấp quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa. Học tập
theo các trường hợp cổ phần hóa có hiệu quả cao ở các nước phát triển.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là lời giải cho bài toán phát triển,
nâng cao chất lượng doanh nghiệp trong nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước tạo nên những khuynh hướng chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội đất nước
song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế trong quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp
mà Đảng và Nhà nước cùng các doanh nghiệp cần cùng nhau đưa ra các giải pháp
để hắc phục và cải thiện. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những chuyển biến
sâu sắc, thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không còn là một vấn đề
quá mới mẻ nhưng vẫn cần được nhắc tới nhiều hơn. Nó đặt chúng ta trước những
thách thức lớn, vì vậy cần xây dựng một hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục
khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

Chúng ta nghiên cứu vấn đề này không nhằm một mục đích gì khác đó là nhìn
nhận thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và tìm ra điều kiện để phát
triển đất nước. Thông qua những phân tích và đánh giá về mặt lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong những
năm vừa qua, chúng ta có thể rút ra những đường lối phù hợp với nền kinh tế Việt
Nam. Là một cán bộ kinh tế trong tương lai, em mong thông qua quá trình tìm hiểu
này sẽ hiểu sâu và thu nhận thêm được những kiến thức mới mẻ và kĩ càng để có
một hành trang vững vàng hơn trong tương lai.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

https://www.tailieuontap.com/2013/03/bien-chung-giua-luc-luong-san-xuat-
va.html2

2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải
pháp

https://123docz.net/document/245689-co-phan-hoa-cac-doanh-nghiep-nha-nuoc-o-
viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap.htm3

3. Cổ phần hóa DNNN - Những vấn đề đặt ra và vai trò của KTNN

https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?
ItemID=1840&l=Nghiencuutraodoi4

4. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
ở Việt Nam

https://thuvienmienphi.com/doc/thuc-trang-va-giai-phap-day-manh-tien-trinh-co-
phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-o-viet-nam-sttotq.htm

5. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816360/co-phan-hoa-
doanh-nghiep-nha-nuoc-giai-doan-2016---2020--thuc-trang-va-mot-so-khuyen-
nghi.aspx

15
6. Thất bại trong cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước

https://laodong.vn/kinh-te/that-bai-trong-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-
thua-lo-trien-mien-doanh-nghiep-ngap-trong-khieu-kien-985789.ldo

16

You might also like