You are on page 1of 95

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ TỈNH HẬU GIANG

GIÁO TRÌNH
MÔN ĐUN: KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH
CHO TRÂU, BÒ
NGÀNH: THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm .........
…………........... của……………………………….)

Tháng 10, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU

Trên cơ sở Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp Thú y, Trường Trung cấp
Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức biên soạn giáo trình các môn
học/mô đun nghề Thú y, nhằm cung cấp các tài liệu tham khảo cho giáo viên và
học sinh trong quá trình dạy và học nghề Thú y. Trong đó giáo trình mô đun Kỹ
thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp các kiến thức cơ bản về chăn nuôi trâu bò và chẩn đoán điều trị bệnh trâu
bò. Tài liệu được thiết kế theo từng bài trong hệ thống môn học của chương trình,
có mục tiêu học tập cụ thể cho từng bài, mỗi bài có phần lý thuyết cơ bản học viên
cần phải nắm vững để thực hành thực tập. Đây là tài liệu do các thầy giáo, cô giáo
thuộc khoa Kinh tế - Nông nghiệp của Trường đúc kết trong quá trình giảng dạy,
tham khảo các tài liệu, giáo trình của các đồng nghiệp từ các Trường đại học, cao
đẳng, trung cấp để biên soạn. Tài liệu này chỉ làm tài liệu giảng dạy và tham khảo
nội bộ cho các giáo viên và học sinh của Trường, không phát hành lưu thông ra
bên ngoài./.
Hậu Giang, ngày…..........tháng…........... năm 2018

Tham gia biên soạn


1. Chủ nhiệm: Lê Hoàng Thế
2. Phó chủ nhiệm: Đỗ Kim Huệ
3. Thư ký: Lê Thị Thảo
4. Thành viên: Nguyễn Quốc Trung;
Nguyễn Hữu Thuận;
Nguyễn Trịnh Sỹ;
Nguyễn Thị Cẩm Em;
Lê Văn Trung.

1
MỤC LỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1
MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN ................................................................................... 10
BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CẦN BIẾT VỀ TRÂU BÒ .............................. 12
1.1. Đặc điểm tiêu hóa .......................................................................................... 12
1.1.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá ............................................................................. 12
1.1.2. Quá trình tiêu hoá ....................................................................................... 13
1.2. Đặc điểm sinh sản ......................................................................................... 14
1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát dục ..................................................................... 14
1.4. Đặc điểm về tiết sữa ..................................................................................... 15
1.4.1. Cấu tạo của bầu vú ..................................................................................... 15
1.4.2. Sự cho sữa ................................................................................................... 15
BÀI 2. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ ........................................ 16
2.1. Giới thiệu các giống trâu bò ........................................................................... 16
2.1.1. Các giống bò cho thịt ................................................................................. 16
2.1.2. Các giống bò cho sữa ................................................................................. 17
2.1.3. Các giống bò kiêm dụng ............................................................................ 18
2.1.4. Trâu Việt nam ............................................................................................. 20
2.1.5. Trâu Murrah ................................................................................................ 21
2.2 Công tác giống trâu bò ................................................................................... 21
2.2.1 Chọn giống trâu bò sinh sản ........................................................................ 21
2.2.2. Chọn giống trâu bò nuôi lấy thịt ................................................................. 22
2.2.3. Chọn giống trâu bò cày kéo ........................................................................ 22
2.2.4. Công tác phối giống cho trâu bò ................................................................ 23
2.2.5. Một số biện pháp công tác giống trong chăn nuôi trâu bò ........................ 23
2.2.6. Kỹ thuật nhân giống trâu, bò ...................................................................... 24
BÀI 3. CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI TRÂU BÒ .............................. 25
3.1. Những điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến trâu bò .................................... 25
3.1.1. Nhiệt độ ..................................................................................................... 25
3.1.2. Độ ẩm ......................................................................................................... 25

2
3.1.3. Độ thông thoáng ......................................................................................... 25
3.1.4. Mật độ.......................................................................................................... 25
3.2. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi trâu bò ........................................................ 26
3.2.1. Chọn địa điểm ............................................................................................ 26
3.2.2. Thiết kế mặt bằng ....................................................................................... 27
3.2.3. Các kiểu chuồng nuôi trâu bò...................................................................... 27
3.2.4. Qui cách và tiêu chuẩn chi tiết kỹ thuật trong chuồng nuôi ...................... 27
BÀI 4. DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ .................................. 30
4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò ................................................................... 30
4.1.1. Nhu cầu năng lượng ................................................................................... 30
4.1.2. Nhu cầu protein .......................................................................................... 30
4.1.3. Nhu cầu khoáng .......................................................................................... 30
4.1.4. Nhu cầu vitamin ......................................................................................... 31
4.1.5. Nhu cầu nước uống ..................................................................................... 31
4.1.6. Nhu cầu vật chất khô .................................................................................. 31
4.2. Thức ăn và kỹ thuật chế biến sử dụng ........................................................... 31
4.2.1. Nguồn thức ăn cho trâu bò ......................................................................... 31
4.2.2. Kỹ thuật trồng, chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn cho trâu bò ................ 32
BÀI 5. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI CÁC LOẠI TRÂU BÒ ................................ 37
5.1. Các phương thức chăn nuôi trâu bò ............................................................... 37
5.1.1. Nuôi thâm canh .......................................................................................... 37
5.1.2. Nuôi bán thâm canh .................................................................................... 37
5.1.3. Nuôi quảng canh ......................................................................................... 38
5.2. Kỹ thuật chăn nuôi các loại trâu bò ............................................................... 38
5.2.1. Kỹ thuật nuôi trâu bò sinh sản .................................................................... 38
5.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi bê, nghé ....................................................................... 41
5.2.3. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò sữa ................................................................... 43
5.2.4. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt ................................................................... 45
5.2.5. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cày kéo ............................................................ 48
BÀI 6. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA THƯỜNG GẶP .......... 51
6.1. Bệnh bội thực dạ cỏ ....................................................................................... 51
6.1.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 51

3
6.1.2. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................... 51
6.1.3. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 51
6.1.4. Triệu chứng của bệnh ................................................................................. 51
6.1.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 52
6.1.6. Tiên lượng .................................................................................................. 52
6.1.7. Điều trị........................................................................................................ 52
6.1.8. Phòng bệnh .................................................................................................. 52
6.2. Bệnh chướng hơi dạ cỏ .................................................................................. 53
6.2.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 53
6.2.2. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 53
6.2.3. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................. 53
6.2.4. Triệu chứng của bệnh ................................................................................... 53
6.2.5. Chẩn đoán bệnh ............................................................................................ 54
6.2.6. Tiên lượng ................................................................................................... 54
6.2.7. Điều trị ........................................................................................................ 54
6.2.8. Phòng bệnh .................................................................................................. 54
6.3. Bệnh xêton huyết ........................................................................................... 55
6.3.1. Đặc điểm của bệnh ...................................................................................... 55
6.3.2. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 55
6.3.3. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................. 55
6.3.4. Triệu chứng của bệnh .................................................................................... 55
6.3.5. Chẩn đoán bệnh ............................................................................................ 56
6.3.6. Tiên lượng .................................................................................................. 56
6.3.7. Điều trị ........................................................................................................ 56
6.3.8. Phòng bệnh .................................................................................................. 57
6.4. Bệnh cảm nắng .............................................................................................. 57
6.4.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 57
6.4.2. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 57
6.4.3. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 57
6.4.4. Triệu chứng của bệnh ................................................................................. 57
6.4.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 58
6.4.6. Tiên lượng .................................................................................................. 58

4
6.4.7. Điều trị......................................................................................................... 58
6.4.8. Phòng bệnh ................................................................................................. 59
6.5. Bệnh cảm nóng .............................................................................................. 59
6.5.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 59
6.5.2. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 59
6.5.3. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 59
6.5.4. Triệu chứng của bệnh .................................................................................. 59
6.5.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 59
6.5.6. Tiên lượng .................................................................................................. 60
6.5.7. Điều trị ........................................................................................................ 60
6.5.8. Phòng bệnh ................................................................................................. 60
6.6. Trúng độc carbamide ..................................................................................... 60
6.6.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 60
6.6.2. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 61
6.6.3. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 61
6.6.4. Triệu chứng của bệnh ................................................................................. 61
6.6.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 61
6.6.6. Tiên lượng .................................................................................................. 61
6.6.7. Điều trị ........................................................................................................ 61
6.6.8. Phòng bệnh ................................................................................................. 62
6.7. Bệnh liệt dạ cỏ ............................................................................................... 62
6.7.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 62
6.7.2. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 62
6.7.3. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 62
6.7.4. Triệu chứng của bệnh ................................................................................. 63
6.7.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 63
6.7.6. Tiên lượng .................................................................................................. 63
6.7.7. Điều trị ........................................................................................................ 63
6.7.8. Phòng bệnh .................................................................................................. 63
6.8. Bệnh viêm phổi ............................................................................................. 64
6.8.1. Đặc điểm của bệnh ...................................................................................... 64
6.8.2. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................... 64

5
6.8.3. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 64
6.8.4. Triệu chứng của bệnh .................................................................................. 64
6.8.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 64
6.8.6. Tiên lượng ................................................................................................... 65
6.8.7. Điều trị ........................................................................................................ 65
6.8.8. Phòng bệnh .................................................................................................. 65
6.9. Trúng độc sắn ................................................................................................ 65
6.9.1. Đặc điểm bệnh .............................................................................................. 65
6.9.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh ......................................................................... 65
6.9.3. Nhận biết triệu chứng bệnh ........................................................................... 66
6.9.4. Chẩn đoán bệnh............................................................................................. 66
6.10. Phòng và trị bệnh .......................................................................................... 66
BÀI 7: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM VÚ ...................................................... 68
7.1. Bệnh viêm vú tiềm ẩn .................................................................................... 68
7.1.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 68
7.1.2. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................ 68
7.1.3. Triệu chứng của bệnh ................................................................................. 68
7.1.4. Chẩn đoán ................................................................................................... 69
7.1.5. Tiên lượng ................................................................................................... 69
7.1.6. Điều trị ........................................................................................................ 69
7.1.7. Phòng bệnh ................................................................................................. 69
7.2. Bệnh viêm vú lâm sàng ................................................................................. 70
7.2.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 70
7.2.2. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................ 70
7.2.3. Triệu chứng của bệnh ................................................................................. 70
7.2.4. Chẩn đoán ................................................................................................... 70
7.2.5. Tiên lượng .................................................................................................. 70
7.2.6. Điều trị ........................................................................................................ 70
7.2.7. Phòng bệnh ................................................................................................. 70
BÀI 8. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP 71
8.1. Bệnh sán lá dạ cỏ ........................................................................................... 71
8.1.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 71

6
8.1.2. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 71
8.1.3. Dịch tễ học ................................................................................................. 72
8.1.4 Chu trình phát triển ...................................................................................... 72
8.1.5. Triệu chứng ................................................................................................ 72
8.1.6. Chẩn đoán ................................................................................................... 72
8.1.7. Điều trị ........................................................................................................ 73
8.1.8. Phòng bệnh ................................................................................................. 73
8.2. Bệnh sán lá gan ............................................................................................. 73
8.2.1. Đặc điểm của bệnh ...................................................................................... 73
8.2.2. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 74
8.2.3. Dịch tễ học .................................................................................................. 74
8.2.4. Chu trình phát triển .................................................................................... 74
8.2.5. Triệu chứng ................................................................................................ 74
8.2.6. Chẩn đoán ................................................................................................... 75
8.2.7. Điều trị ........................................................................................................ 75
8.2.8. Phòng bệnh ................................................................................................. 75
8.3. Bệnh giun đũa bê nghé .................................................................................. 76
8.3.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 76
8.3.2. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 76
8.3.3. Dịch tễ học ................................................................................................. 76
8.3.4. Chu trình phát triển .................................................................................... 76
8.3.5. Triệu chứng ................................................................................................ 76
8.3.6. Chẩn đoán ................................................................................................... 77
8.3.7. Điều trị ........................................................................................................ 77
8.3.8. Phòng bệnh ................................................................................................. 78
8.4. Bệnh ký sinh trùng đường máu ..................................................................... 78
8.4.1. Bệnh do Babesia ......................................................................................... 78
8.4.2. Bệnh do Anaplasma ................................................................................... 80
8.5. Bệnh ve .......................................................................................................... 82
8.5.1. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 82
8.5.2. Chu trình phát triển .................................................................................... 82
8.5.3. Triệu chứng bệnh ....................................................................................... 82

7
8.5.4. Chẩn đoán bệnh .......................................................................................... 82
8.5.5. Điều trị ........................................................................................................ 82
8.5.6. Phòng bệnh ................................................................................................. 82
8.6. Bệnh giòi da .................................................................................................. 83
8.6.1. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................ 83
8.6.2. Chu trình phát triển .................................................................................... 83
8.6.3. Triệu chứng ................................................................................................ 83
8.6.4. Chẩn đoán ................................................................................................... 83
8.6.5. Điều trị ........................................................................................................ 83
8.6.6. Phòng bệnh .................................................................................................. 83
BÀI 9. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP 84
9.1. Bệnh lỡ mồm long móng ............................................................................... 84
9.1.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 84
9.1.2. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 84
9.1.3. Dịch tễ học ................................................................................................. 84
9.1.4. Triệu chứng ................................................................................................ 84
9.1.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 85
9.1.6. Điều trị ........................................................................................................ 85
9.1.7. Phòng bệnh ................................................................................................. 85
9.2. Bệnh tụ huyết trùng ....................................................................................... 86
9.2.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 86
9.2.2. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 86
9.2.3. Dịch tễ học ................................................................................................. 86
9.2.4. Triệu chứng ................................................................................................ 86
9.2.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 86
9.2.6. Điều trị ....................................................................................................... 87
9.2.7. Phòng bệnh ................................................................................................. 87
9.3. Bệnh dịch tả ................................................................................................... 88
9.3.1. Đặc điểm của bệnh ..................................................................................... 88
9.3.2. Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................... 88
9.3.3. Dịch tễ học ................................................................................................. 88
9.3.4. Triệu chứng ................................................................................................. 88

8
9.3.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 89
9.3.6. Điều trị ........................................................................................................ 89
9.3.7. Phòng bệnh ................................................................................................. 89
9.4. Bệnh nhiệt thán............................................................................................... 90
9.4.1. Đặc điểm bệnh .............................................................................................. 90
9.4.2. Nguyên nhân gây bệnh .................................................................................. 90
9.4.3. Dịch tễ học ................................................................................................. 90
9.4.4. Triệu chứng ................................................................................................ 90
9.4.5. Chẩn đoán ................................................................................................... 91
9.4.6. Điều trị ........................................................................................................ 92
9.4.7. Phòng bệnh ................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 93

9
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò


Mã mô đun: MĐ 17
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Mô đun này được dạy sau khi người học đã học xong các môn học/mô đun
cơ sở.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo.
Mục tiêu mô đun:
Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình của các giống trâu, bò đang
được nuôi phổ biến ở nước ta.
+ Trình bày được qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng các loại trâu, bò.
+ Trình bày được qui trình phòng bệnh cho trâu, bò.
+ Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh thường gặp trên
trâu, bò.
- Kỹ năng:
+ Chọn được giống trâu, bò cho từng mục đích chăn nuôi.
+ Thực hiện được qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng các loại trâu, bò.
+ Thực hiện được việc phòng và trị các bệnh thường gặp trên trâu, bò.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.
+ Có khả năng tự định hướng, chọn lựa phương pháp tốt nhất để tiếp cận với
các kiến thức đã học.
+ Có năng lực đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình.
+ Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên
môn.
+ Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ và tác phong công nghiệp.
Nội dung của mô đun:
Mô đun kiểm tra thịt gồm 9 bài:
Bài 1: Đặc điểm sinh vật học của trâu bò
Bài 2: Giống và công tác giống trâu bò

10
Bài 3: Chuồng trại nuôi trâu bò
Bài 4: Dinh dưỡng và thức ăn cho trâu bò
Bài 5: Kỹ thuật chăn nuôi các loại trâu bò
Bài 6: Phòng và trị một số bệnh nội khoa thường gặp
Bài 7: Phòng và trị bệnh viêm vú
Bài 8: Phòng và trị một số bệnh ký sinh trùng thường gặp
Bài 9: Phòng và trị một số bệnh

11
BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CẦN BIẾT VỀ TRÂU BÒ

Giới thiệu: Bài đặc điểm sinh học cần biết về trâu bò trang bị cho người học
các kiến thức về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò để tăng năng suất.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được các đặc điểm sinh học quan trọng của trâu bò.
- Thực hiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò để tăng năng suất.
Nội dung chính:
1.1. Đặc điểm tiêu hóa
1.1.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá
Trâu, bò là loài gia súc nhai lại, có khả năng tiêu hoá thức ăn thô rất lớn, bộ
máy tiêu hoá khỏe mạnh, gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột và tuyến nước bọt
- Miệng
+ Răng: Trâu bò trưởng thành có 32 cái răng. Trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm.
+ Lưỡi: Lưỡi trâu, bò rất linh hoạt, nó kết hợp với hàm để lấy thức ăn.
- Thực quản
Được chia làm 3 phần:
+ Phần cổ: Từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực.
+ Phần ngực: Từ cửa vào lồng ngực đến cơ hoành.
+ Phần bụng: Từ cơ hoành đến thượng vị.
- Dạ dày gồm có 4 túi
+ Dạ cỏ: Chiếm khoảng
8/10 dung tích của dạ dày (dung
tích khoảng 100-150 lít). Đối
với gia súc có tầm vóc lớn:
Trâu: 300 lít
Bò: 200 lít
Ở đây có hệ vi sinh vật rất
phong phú, giúp tiêu hoá chất
xơ và có khả năng tổng hợp
được Vitamin B và K.
+ Dạ Tổ ong: Đây là túi bé nhất, nằm phía trước 3 túi kia, có dung tích khoảng 4-5
lít. Dạ tổ ong là nơi chứa thức ăn lỏng.
+ Dạ Lá sách: Có dung tích khoảng 7-8 lít. Đây là một túi hình cầu, hơi dẹp,
nằm phía bên phải của dạ cỏ. Niêm mạc bên trong hình thành những nếp nhăn cao
12
thấp khác nhau, mặt lá có gai thịt để co bóp và nghiền ép thức ăn đã nhai lại giữa
các phiến lá.
+ Dạ múi khế: Dung tích cũng khoảng 7-8 lít. Đây được coi là dạ dày thực (dạ
dày chính) của trâu, bò. Ở đây có chứa các men tiêu hoá thức ăn như: Pepsin,
Lipase, HCl, Chymosin (có ở bê, nghé còn bú sữa mẹ).
- Ruột
Là một ống dài (khoảng 50m) được gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ dạ dày tới
hậu môn. Ruột được chia làm 2 phần: ruột non và ruột già. Trong đó ruột non chiếm
4/5 chiều dài.
- Tuyến nước bọt
Gồm 3 đôi tuyến: Đôi tuyến dưới tai, đôi tuyến dưới lưỡi và đôi tuyến dưới
hàm.
Trâu, bò tiết nước bọt cả ngày. Khi nhai lại, tuyến nước bọt hoạt động rất
mạnh (tiết khoảng 60 lít/ngày đêm). Lượng nước bọt nhiều hay ít tuỳ thuộc vào
tính chất của thức ăn.
1.1.2. Quá trình tiêu hoá
* Quá trình nhai lại
Đây là quá trình thức ăn được ợ từ dạ dày (dạ cỏ) lên miệng để nhai lại. Lúc
này, thức ăn được nghiền kỹ và trộn đều với nước bọt. Sau khi được nhai kỹ, thức
ăn được nuốt xuống lần 2, giúp tiêu hoá dễ và tốt hơn.
- Ở bê nghé 30 - 40 ngày tuổi bắt đầu có khả năng nhai lại.
- Một ngày trâu, bò dành tới 30% thời gian để nhai lại. Sau khi ăn khoảng 30-
40 phút là bắt đầu nhai lại. Bê, nghé chậm hơn: 60-70 phút.
- Thời gian và chu kỳ nhai lại tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ, nhiệt độ, điều kiện
làm việc.
* Quá trình ợ khí
Trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ, do hoạt động sống của vi sinh vật đã
làm lên men thức ăn, sinh ra một lượng khí rất lớn. Chất khí được tạo thành ở đây
chủ yếu là CO2 (60-70%), CH4 (30-40%); ngoài ra còn một lượng rất ít các khí
như: N2, H2, O2.
Sau khi ăn khoảng 2-3 giờ, chất khí được tích lũy trong dạ cỏ tới 25-35 lít/giờ,
trong một ngày đêm có tới 500-600 lít khí được sinh ra. Khi lượng khí được tích lũy
tới một mức độ nào đó thì sẽ được tống ra ngoài qua miệng được gọi là quá trình ợ
khí. Bình quân trâu, bò ợ hơi từ 17-20 lần/giờ.
Vì một lý do nào đó mà trâu bò không ợ hơi được thì bụng càng ngày càng
tích nhiều hơi, sẽ trương to ra gọi là bệnh chướng hơi dạ cỏ. Lúc này phải tìm cách
can thiệp kịp thời nếu không bệnh có thể gây chết cho con vật.

13
* Vai trò của vi sinh vật trong dạ cỏ
Có ba nhóm vi sinh vật quan trọng giúp cho sự tiêu hóa ở dạ cỏ: nấm, nguyên
sinh động vật (protozoa) và vi khuẩn.
- Nấm: số lượng trong dạ cỏ không nhiều nhưng có vai trò quan trọng trong
tiêu hóa vì chúng là thành phần đầu tiên bám vào và phân hủy vách tế bào của thức
ăn được trâu, bò ăn vào. Nhờ đó mà sự tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
- Protozoa: sinh sản rất nhanh (mỗi ngày sinh sản 4-5 thế hệ), kích thước
khoảng 20-200µm, mật độ khoảng 1 triệu con/1g chất chứa ở dạ cỏ. Chúng phân
giải tinh bột tạo thành Polysaccharide nhờ men Amilase. Protozoa còn có tác dụng
lớn trong quá trình tổng hợp Protein, nhất là chuyển hoá Protein thực vật thành
Protein động vật.
- Vi khuẩn: Có tới 109-1010 con/1g chất chứa ở dạ cỏ. Chúng chủ yếu là phân giải
chất xơ. Số lượng và thành phần vi khuẩn có ý nghĩa quan trọng trong tiêu hoá của
trâu bò.
Các vi sinh vật trong dạ cỏ không hoạt động riêng lẻ mà chúng hổ trợ nhau để
tiêu hóa thức ăn, tạo nên nguồn dinh dưỡng cho vật chủ. Số lượng các vi sinh vật
cũng tùy thuộc vào loại thức ăn ăn vào của vật chủ.
1.2. Đặc điểm sinh sản
Trong chăn nuôi trâu, bò chủ yếu chú ý tới đặc điểm sinh sản ở gia súc cái.
Trâu, bò là loài đặc biệt có thể vừa mang thai vừa cho sữa. Lợi dụng đặc điểm này
mà khai thác cho có hiệu quả trong chăn nuôi.
Mỗi năm trâu bò chỉ đẻ được 1 lứa, mỗi lứa chỉ đẻ 1 con (đôi khi có trường
hợp đẻ đôi). Thời gian mang thai của trâu (trung bình là 320 ngày) lâu hơn bò
(trung bình là 282 ngày) và lượng sữa cũng thường ít hơn (trừ giống trâu được khai
thác sữa), tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy sữa trâu có hàm lượng dinh dưỡng
cao hơn sữa bò.
Tùy vào tuổi, giống, cá thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng mà hoạt động
sinh dục của trâu, bò sẽ khác nhau. Trung bình chu kỳ lên giống của bò là 21 ngày
và trâu là 28 ngày, thời gian động dục của bò là 1-3 ngày, trâu là 4-5 ngày.
1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát dục
Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đầy đủ thì trâu, bò lớn rất nhanh vì chúng
rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là từ tự nhiên và các phụ phẩm trồng trọt, và đặc biệt
là chúng rất ít bệnh. Đối với trâu, bò nuôi lấy thịt ở 18-24 tháng tuổi có thể đạt
trọng lượng xuất chuồng là 300-400kg/con.
Trung bình tuổi thành thục sinh dục của chúng là khoảng 1 năm.
Sự thành thục về tính đối với trâu cái là 1,5-2 năm tuổi, trâu đực là 1,5-2,5
năm tuổi. Còn đối với bò cái là 8-12 tháng tuổi, bò đực là 12-18 tháng tuổi.

14
Tuy nhiên sự sinh trưởng và phát dục còn phụ thuộc rất nhiều vào giống và
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Ví dụ nếu nuôi giống bò ngoại và nuôi dưỡng tốt thì
có thể 6-8 tháng tuổi là có thể phối giống được.
1.4. Đặc điểm về tiết sữa
1.4.1. Cấu tạo của bầu vú
Đây là cơ quan tạo sữa của trâu, bò. Trâu, bò chỉ có một bầu vú, trên bầu vú
có 4 núm vú, mỗi núm vú là một khối tuyến sữa.
Tuyến vú có nguồn gốc từ dưới da (tuyến mồ hôi). Cấu tạo của tuyến vú gồm
có 3 phần chính là bao tuyến, hệ thống ống dẫn sữa và các phần phụ. Các phần phụ
bao gồm hệ thống các mô cơ, mô liên kết, hệ thống mạch máu và hệ thống thần
kinh. Các thành phần của nhũ tuyến liên kết với nhau để tạo ra sữa.
1.4.2. Sự cho sữa
Đối với các giống trâu, bò khác nhau, mức độ chăm sóc nuôi dưỡng khác
nhau thì sản lượng và chất lượng sữa có sự khác nhau rõ rệt.
Đối với những giống chuyên sữa như bò Hà Lan, bình quân một chu kỳ cho
sữa là 4000-5000lít, có khi lên đến 18000 lít (một chu kỳ cho sữa là 300 ngày).
Trâu, bò Việt Nam có thể cho 300-400lít sữa/1 chu kỳ.

15
BÀI 2. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ

Giới thiệu: Bài giống và công tác giống trâu bò trang bị cho người học các
kiến thức về đặc điểm ngoại hình và thể chất của các giống Trâu bò.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm ngoại hình và thể chất của các giống Trâu bò.
- Chọn được giống trâu bò phù hợp với sức sản xuất.
Nội dung chính:
2.1. Giới thiệu các giống trâu bò
2.1.1. Các giống bò cho thịt
2.1.1.1. Charollais
Là giống bò sừng dài nổi tiếng của Pháp, năng suất thịt có thể đạt 50-60%.
Toàn thân màu trắng, mặt phẳng hay lõm. Đây là giống bò có ngoại hình đại diện
cho giống bò thịt. Đây còn là giống thường được nhập sang các nước nhiệt đới để
cải thiện tầm vóc các giống bò thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt.
Tuy nhiên, để chăn nuôi có hiệu quả cao cần phải tăng cường mức độ dinh dưỡng
cho chúng.
2.1.1.2. Hereford
Là giống bò có nguồn gốc từ nước Anh, đây là giống bò chuyên thịt nổi tiếng
được nuôi ở hầu hết các nước Tây Âu. Có sắc lông đỏ hoặc đỏ nâu, đặc biệt là mặt
màu trắng, bụng trắng và đường lưng trắng. Đây là giống bò có tính di truyền ổn
định, tầm vóc lớn và khả năng cho thịt cao. Có thể dùng giống này để cải thiện tầm
vóc và năng suất thịt của các giống bò bản xứ.
2.1.1.3. Brahman
Là giống bò thịt
nhiệt đới gồm 2 dòng
Brahman đỏ và Brahman
trắng.
Đặc điểm ngoại hình
gần giống bò Sind nhưng
tầm vóc lớn hơn. Trọng
lượng trưởng thành bò
đực là 680-900 kg, bò cái
450-600 kg. Tỷ lệ thịt xẻ
52-58%.
Hiện nay người chăn nuôi đã sử dụng tinh đông lạnh của giống này để phối
với bò vàng. Giống bò này phù hợp cho những vùng có điều kiện chăn nuôi bò
theo hướng thâm canh sẽ đem lại lợi nhuận hơn và cho chất lượng thịt cao hơn.
16
2.1.2. Các giống bò cho sữa
2.1.2.1. Hà Lan (Holstein Friesian)
Đây là giống bò nổi tiếng thế giới về sự cho sữa. Được lai tạo từ giống bò
trắng và bò đen, ban đầu tầm vóc chỉ khoảng 200-300kg/con và sản lượng sữa chỉ
đủ cho con bú, nhưng trong quá trình phát triển nhờ cách nuôi dưỡng đặc biệt và sự
chọn giống tốt mà hình thành giống bò sữa cao sản ngày nay.
Có ngoại hình lang đen trắng, tầm vóc lớn, tính hiền lành, sản lượng sữa cao,
thích hợp với chăn nuôi công nghiệp và có thể thích nghi với những điều kiện khí
hậu khác nhau. Có thể sử dụng giống này để nuôi theo hướng kiêm dụng vì giống
có thể cho khối lượng thịt cao.
Đây là giống bò có thể thành thục sớm, sản lượng sữa trung bình có thể đạt
5000kg/chu kỳ 300 ngày, tỷ lệ mỡ sữa khoảng 4%, trọng lượng trưởng thành của
bò cái khoảng 500kg/con.
Là giống bò dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, do đó giống
này được sử dụng để nuôi và lai tạo ở nhiều nước trên thế giới để cải thiện khả
năng sản xuất sữa của bò địa phương.
2.1.2.2. Jersey
Có nguồn gốc từ nước Anh, có khả năng cho sản lượng sữa cao, nổi tiếng với
sữa có nhiều bơ (tỷ lệ mỡ sữa trên 5%).
Ngoại hình có đầu vai rất thanh, đường lưng dài và thẳng, lưng to, ngực sâu,
có thể trọng từ 500-600kg/con cái, con đực từ 600-900kg.
Màu lông phát triển từ xám nâu đến nâu đen, có thể có đốm trắng. Mặt lõm
hình dĩa, mõm màu sậm và có viền sáng xung quanh. Khuyết điểm của bò Jersey là
quá thanh, ngực lép, chân yếu, dải gắn vú quá yếu.
2.1.2.3. Sahiwal
Là giống bò u của Pakistan, bò
có màu lông đỏ vàng hay vàng
thẫm, kết cấu ngoại hình tương tự
như bò như bò RedSindhi nhưng
bầu vú phát triển hơn, u vai ở con
đực thể hiện rõ hơn. Khi trưởng
thành bò cái có khối lượng 360-
380kg, bò đực 470-500kg.

Sản lượng sữa khoảng 2100-2300 kg/ chu kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5 %.
Cũng giống như bò RedSindhi, bò Sahiwal được nhiều nước nhiệt đới dùng để cải

17
tạo các giống bò địa phương hoặc lai với các bò chuyên sữa để tạo bò sữa nhiệt
đới.
Năm 1987, Việt Nam nhập 21 bò Sahiwal trong đó có 5 bò đực giống từ
Pakistan về nuôi tại trung tâm tinh đông lạnh Moncada và nông trường bò giống
miền trung để tham gia cải tiến đàn bò nội.
2.1.3. Các giống bò kiêm dụng
2.1.3.1. Bò vàng Việt Nam
Bò vàng Việt Nam phân bố rộng ở nhiều vùng trong cả nước và thường được
gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Lạng sơn, bò Phú
Yên….Mặc dù có sự khác nhau nhất định về một vài đặc điểm màu lông và thể vóc
nhưng chưa có cơ sở nào để khẳng định đó là những giống bò khác nhau, cho nên
có thể gọi chung các giống bò nội của ta là bò vàng Việt Nam.
Bò nội thường lông màu vàng, vàng nhạt hay vàng cánh giand và không có
thiên hướng sản xuất rõ rệt.
Ngoại hình bò vàng cân xứng.
Đầu con cái thanh, sừng ngắn, con
đực đầu to, sừng dài và chĩa về phía
trước, mạch máu và gân mặt nổi rõ.
Mắt tinh lanh lợi, cổ con cái thanh,
con đực to, yếm kéo dài từ hầu đến
xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U
vai con đực cao, con cái không có.

Lưng và hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn.
Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to tròn nhưng không xệ. Bốn chân
thanh, cứng cáp, hai chân trước thẳng, hai chân sau đi thường chạm khoeo.
Bò nội có nhược điểm là tầm vóc nhỏ. Khối lượng sơ sinh 14-15 kg, lúc trưởng
thành con cái nặng 160 - 200 kg, con đực nặng 250-280 kg. Tuổi phối giống lần đầu
khoảng 20-24 tháng. Tỷ lệ đẻ hàng năm khoảng 50-80%. Khả năng cho sữa thấp,
khoảng 2 kg/ngày trong thời gian 4-5 tháng (chỉ đủ cho con bú).
Năng suất thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ 40-44 %.
Bò vàng có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá
nhanh.
Bò vàng có ưu điểm là chịu đựng kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật
cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước.
2.1.3.2. Red Sindhi

18
Bò Sind là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi (Pakistan). Đây là một
giống bò kiêm dụng thịt - sữa - cày kéo thường được nuôi theo phương thức chăn
thả tự do.
Bò có màu lông cánh gián, nâu
thẫm, thân hình ngắn, chân cao, mình
lép. Bò đực có u vai rất cao, đầu to,
trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn,
vạm vỡ. Bò cái đầu và cổ nhỏ hơn,
ngực sâu không nở, phần sau phát
triển hơn phần trước, vú phát triển,
núm vú to dài, tĩnh mạch vú nổi rõ.
Bò đực cũng như bò cái, hai tai to rũ
xuống. Có yếm và nếp da dưới rốn
rất phát triển. Có nhiều nếp gấp ở
yếm và nếp nhăn ở âm hộ.
Khi trưởng thành, bò đực có khối lượng 450-500kg, bò cái 300-389kg.
Sản lượng sữa trung bình 1559 kg/ 274 ngày (dao động từ 1400-2100 kg/270-
290 ngày).
Việt Nam đã nhập bò Redsindhi từ năm 1923 với số lượng 80 con. Đến năm
1985-1987 nhập tiếp 179 con, số bò này được nuôi tại nông trường hữu nghị Việt
Nam - Mông Cổ và trung tâm tinh đông lạnh Moncada Ba Vì - Hà Nội để tham gia
cải tiến đàn bò Việt Nam.
2.1.3.3. Bò lai Sindhi
Bò lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Redsindhi hoặc bò Sahiwal với bò
vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể và do đó
mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng.
Ngoại hình của bò lai Sind trung gian giữa bò Sind và bò vàng Việt Nam:
đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rốn phát triển: yếm kéo dài từ hầu
đến rốn, nhiều nếp nhăn, u vai nổi rõ, âm hộ có nhiều nếp nhăn, lưng ngắn, ngực
sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đuôi dài, chót đuôi thường không có xương.
Màu lông của bò lai Sind
thường là vàng hoặc vàng sẫm, một
số ít con có khoang trắng.
Thể vóc của bò lai Sind lớn
hơn bò vàng khối lượng sơ sinh 17-19
kg, con trưởng thành 250-350 kg đối
với con cái, 400-450 kg đối với con
đực.

19
Có thể phối giống lần đầu lúc 18-24 tháng tuổi, khoảng cách lứa đẻ 15
tháng, năng suất sữa 1200-1400 kg/240-270 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5 %. Tỷ lệ thịt
xẻ 48-49%. Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên thịt thành bò lai hướng
thịt.
So với bò vàng Việt Nam, bò lai Sind có:
- Khối lượng trưởng thành cao hơn 50-70 kg/1 con.
- Năng suất sữa cao hơn 2,5 lần.
- Tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 12-13 %.
- Khả năng cày kéo cao hơn 1,5 lần.
Bò lai Sind thích nghi rộng rãi ở mọi miền đất nước. Trong những năm qua,
chương trình quốc gia Sind hóa đàn bò trong cả nước đã nâng tỷ lệ bò lai Sind lên
trên 30% tổng đàn bò của cả nước.
Bò lai Sind chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh cao, thích nghi tốt
với khí hậu nóng ẩm.
2.1.4. Trâu Việt nam
Trâu Việt Nam có chung một nguồn gốc, hướng sử dụng chủ yếu là cày kéo.
Có đặc điểm ngoại hình tương đối dễ nhận dạng là phía dưới cổ có đường vòng
màu trắng. Do điều kiện nuôi dưỡng và sử dụng ở từng vùng khác nhau mà trâu ở
từng địa phương có sự sai khác về tầm vóc, thể trọng. Chủ yếu được chia thành 2
nhóm là trâu ngố và trâu gié.
Trâu ngố còn gọi là trâu Tuyên Quang (Bắc Thái). Chủ yếu được nuôi ở
Thanh Hóa và các vùng lân cận. Là loại trâu to con, con đực vạm vỡ, cổ phát triển;
con cái to khỏe, có mông và thân sau phát triển nhưng hơi dốc, bầu vú tương đối
phát triển. Trâu có khả năng cày kéo và cho thịt. Những con cái tốt có thể cho đến
600kg sữa/kỳ. Khối lượng trưởng thành của con đực khoảng 500-600kg, con cái
khoảng 370-400kg.
Trâu gié (thường được gọi là trâu đồng bằng) là loại trâu thường dùng nhiều
để cày kéo. Tuy nhiên do việc chăm sóc và công tác chọn giống chưa tốt nên đa số
trâu có tầm vóc nhỏ, trọng lượng trưởng thành thường dưới 350kg. Tuy vậy, trâu
có khả năng cày kéo tốt và sức chịu đựng dẻo dai.
Cả 2 nhóm trâu ngố và trâu gié đều có tính năng sản xuất tương tự nhau: tuổi
phối giống khoảng 30-36 tháng, trâu đực từ 3-5 tuổi mới được sử dụng để phối
giống.
Nhịp đẻ của trâu là 2 năm/lứa, thời gian mang thai là 330-345 ngày, sau khi
đẻ 14-17 ngày động dục lại, có thể đẻ 3 năm 2 lứa. Tuổi sử dụng tốt nhất là 6-8
tuổi. Có thể đẻ được ở tuổi 20-22.
Nói chung trâu Việt Nam có thể thích nghi với khí hậu nóng ẩm cao, khả
năng đề kháng tốt và có thể chịu được điều kiện sống thiếu thốn.

20
2.1.5. Trâu Murrah
Là giống trâu rất nổi tiếng trên thế giới, đây là giống trâu chuyên sản xuất sữa,
con đực có thể làm việc nhẹ trên đất thịt pha cát. Chúng cũng có thể kéo xe, nhưng
con cái tương đối chậm chạp, dễ bị lún bùn do cấu trúc móng chân nhỏ và không
linh hoạt.
Toàn thân màu đen, đuôi có đốm trắng, da mỏng, bóng, lông thưa, đặc điểm
điển hình là sừng xoắn ốc. Trâu có dáng vạm vỡ, to con, rộng chiều ngang, ngực
sâu, chân ngắn, to. Đầu cổ thanh nhẹ, mông hở, đuôi dài, chỏm lông đuôi thì dài
quá khoeo. Trán rộng, gỗ, mắt lồi linh hoạt, lỗ mũi to, hai lỗ mũi cách xa nhau, tai
nhỏ buông thỏng và trâu Murrah không có yếm.
Trâu đực có ngoại hình ở phía trước cao, sau thấp (cao vây cao hơn cao
khum), đối với con cái thì ngược lại. Phần sau của con cái khá phát triển, bầu vú
phát triển tốt, tĩnh mạch vú nổi rõ, núm vú dài thường có hình trụ. Những con cho
sữa càng nhiều thì bầu vú càng phát triển.
Tuổi phối giống lần đầu là 3-3,5 năm tuổi. Tuổi đẻ lần đầu là 4,5 năm. Thời
gian mang thai là 307 ngày. Sản lượng sữa là 1500-1800kg/chu kỳ cho sữa 9 tháng.
Đối với những con cho sữa tốt có thể đạt 2500kg/chu kỳ, đôi khi đến 5000kg/chu
kỳ.
2.2 Công tác giống trâu bò
2.2.1 Chọn giống trâu bò sinh sản
Chọn lựa bò phù hợp với mục đích sản xuất là một khâu quan trọng trong
qui trình chăn nuôi bò, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế.
2.2.1.1. Chọn bò đực làm giống
Bò đực giống có ý nghĩa rất to lớn trong việc hoàn thiện đàn và giống.
Thường đánh giá và chọn lọc bò đực dựa trên ba mặt: nguồn gốc, cá thể và đời sau.
Đực giống phải có sức khỏe tốt, mang các đặc trưng của phẩm giống và thể
hình phải phù hợp với hướng sản xuất của nó.
Đực giống tốt có sức sinh trưởng nhanh, khối lượng lớn, cân đối. Bộ xương
chắc chắn, phát triển tốt. Các khớp chắc chắn và cử động dứt khoát. Cơ bắp phát
triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực rộng và sâu, lưng và hông rộng, mông to
các chân cân đối, lông trơn và bóng mượt.
Bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu sa xuống là
do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực sức khỏe yếu). Tính dục mạnh mẽ, tỷ lệ thụ thai
trên đàn bò cái cao.
2.2.1.2. Chọn bò cái làm giống
- Thế nào là một con bò cái sinh sản tốt?
Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:

21
- Bò có khả năng sinh sản tốt tức là đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lứa đẻ
ngắn.
+ Đẻ sớm: tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27-30 tháng tuổi
(bò động dục lần đầu ở khoảng 18-21 tháng tuổi).
+ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ
12-14 tháng đẻ một con bê.
+ Căn cứ vào khả năng sinh sản của con mẹ để chọn: thông thường bò mẹ
sinh sản tốt thì con của chúng cũng sinh sản tốt, do vậy nên chọn con của những
con bò cái sinh sản tốt.
Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:
- Nhìn chung con vật dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền
lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa.
- Đầu thanh nhẹ, mõm rộng mũi
to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ
dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều
nếp nhăn.
- Ngực sâu, rộng, xương sườn
mở rộng, cong về phía sau, bụng to
nhưng không xệ, bốn chân thẳng và
mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.

- Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ,
da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vú nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghoèo.
2.2.2. Chọn giống trâu bò nuôi lấy thịt
Sức sản xuất thịt phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, điều kiện nuôi
dưỡng và độ béo. Chọn những con khỏe mạnh, phát triển bình thường và đạt được
một khối lượng nhất định theo quy định của từng giống. Bò hướng thịt có thân
hình vạm vỡ, chắc chắn, vai rộng, ngực rộng, sâu. Lưng hông, mông phẳng và
rộng, bụng thon tròn, phần trước và phần sau đều phát triển. Bốn chân thanh ngắn,
cân đối, lông mềm mượt.
Tùy theo điều kiện của từng nơi có thể lựa chọn con giống nuôi cho phù
hợp. Những nơi có nguồn thức ăn phong phú, có khả năng nuôi thâm canh và tiếp
cận được với thị trường tiêu thụ thì có thể dùng các giống bò lai nhóm Zêbu.
Những nơi không có điều kiện đầu tư, chăn nuôi theo lối tận dụng thì sử dụng
giống bò vàng Việt Nam.
2.2.3. Chọn giống trâu bò cày kéo
Để chọn được trâu, bò có khả năng cày kéo tốt cần phải dựa vào một số đặc
điểm ngoại hình thể chất theo cơ sở lý thuyết kết hợp với kinh nghiệm dân gian.

22
- Chọn bò cày, kéo: toàn thân cân đối, càng to càng tốt. Da, lông bóng mượt,
trơn láng. Đầu và cổ kết hợp tốt, chắc khỏe, mắt to, tai to. Sừng cong hình bán
nguyệt điển hình, vai vạm vỡ, hệ cơ phát triển. Ngực nở sâu rộng, lưng dài, hông
rộng, thẳng và phẳng. Mông dài, rộng, ít dốc, bụng thon, gọn, không xệ. Chân
khỏe, phát triển cân đối, không đi chạm khoeo.
- Chọn trâu cày: cũng tương tự như bò, cần chú ý đầu và mũi to, mặt gân
guốc, mắt tròn đen, mũi ướt, tai to, mõm rộng, sừng cong. Cổ dài vừa phải, rộng bề
ngang, u vai nổi rõ chạy dài về phía sau, ngực nở. Thân hình phí sau hơi thấp hơn
phía trước, lưng thẳng, mông chắc, bốn chân chắc chắn, móng đen chụm thẳng, kẻ
móng dẹp. Da mông bóng, lông cứng đều và mượt.
2.2.4. Công tác phối giống cho trâu bò
Có hai phương pháp thường được sử dụng để phối giống cho trâu, bò là:
+ Phối giống trực tiếp: sử dụng con đực phối trực tiếp khi con cái lên giống.
+ Gieo tinh nhân tạo: sử dụng tinh cọng rạ để gieo cho con cái đang lên
giống. Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi vì có nhiều thuận
tiện như: không cần phải nuôi con trâu, bò đực trong đàn, có thể dễ dàng lựa chọn
tinh của con đực giống tốt để phối, phương pháp tương đối đơn giản, dễ thực hiện;
tuy nhiên cũng có một số khó khăn như: cần phải có đầy đủ dụng cụ, cần có kỹ
thuật gieo tinh thành thạo mới có thể có kết quả tốt, …
Hiện nay chăn nuôi trâu, bò ở nước ta chưa phát triển mạnh về công tác
giống do đó kỹ thuật gieo tinh nhân tạo vẫn chưa được phổ biến, chủ yếu nông dân
vẫn còn sử dụng phương pháp gieo tinh trực tiếp. Chính vì thế cần phổ biến rộng
rãi phương pháp này để chăn nuôi trâu, bò có kết quả tốt hơn.
2.2.5. Một số biện pháp công tác giống trong chăn nuôi trâu bò
Ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển đòi hỏi phải có nhiều giống tốt, cho nên
việc nâng cao phẩm chất giống và tạo ra các giống mới năng suất cao có tác dụng
quyết định cho sản xuất ngành chăn nuôi trâu, bò.
Tổ chức cơ quan chỉ đạo công tác giống trước hết là các cơ quan chuyên
môn về giống, nhằm quản lý, gây giống và nhân giống. Các cơ quan này cần điều
tra phát hiện giống, nhập các giống trâu, bò ngoại tốt để cải tạo giống trâu, bò
trong nước, có kế hoạch gây giống, kiểm tra giám định công nhận giống mới.
Hệ thống các trung tâm giống là: Trung tâm giống (hay Cơ sở giống cấp 1),
Cơ sở nhân giống (hay Cơ sở nhân giống cấp 2), Nông trường thương phẩm.
Để thực hiện nhiệm vụ cải tiến giống trâu, bò hiện nay cần áp dụng một số biện
pháp sau:
+ Nhân giống thuần chủng các giống trâu, bò tốt trong nước.
+ Lai tạo: dùng các giống ngoại cho lai với các giống thuần chủng tốt trong
nước để tạo ra con lai phù hợp với yêu cầu sản xuất. Sử dụng các phép lai như: lai
kinh tế, lai cải tiến, lai cải tạo, …

23
2.2.6. Kỹ thuật nhân giống trâu, bò
Trong công tác giống có hai vấn đề cần quan tâm: nhân giống thuần chủng
và lai giống. Hai mặt công tác này có liên quan mật thiết với nhau.
2.2.6.1. Nhân giống thuần chủng
Là phương pháp dùng con đực và con cái cùng giống cho lai với nhau nhằm
củng cố và nâng cao tính năng sản xuất và ổn định tính năng di truyền ở các thế hệ
sau trong phạm vi giống.
Nội dung chính của phương pháp là chọn lọc cá thể kết hợp với ghép đôi -
phối giống dựa trên cơ sở đánh giá những đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, khả
năng sản xuất, khả năng sinh sản và phẩm chất con sinh ra.
2.2.6.2. Nhân giống lai
Là phương pháp cho giao phối giữa con đực và con cái khác giống nhau.
* Lai kinh tế: Còn gọi là lai công nghiệp, hay lai thương phẩm. Là phương
pháp cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc hai giống thuần chủng khác
nhau. Mục đích là cho sản lượng sữa và thịt cao hơn.
* Lai gây thành: Dùng các giống tốt cho lai với nhau để tạo thành giống
mới, tập trung được nhiều ưu điểm của giống ban đầu.
* Lai pha máu (lai cải tiến): Khi đã có giống trâu, bò về cơ bản đạt yêu cầu
về kinh tế nhưng vẫn còn một số nhược điểm cần được khắc phục.
* Lai cải tạo (lai đồng hóa): Thường dùng trong công tác tạo giống mới,
dùng đực của một giống của trâu, bò tốt cho phối với trâu, bò cái ở Việt Nam và
tiếp tục với các đời con, cháu của chúng.

24
BÀI 3. CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI TRÂU BÒ

Giới thiệu: Bài chuồng trại trong chăn nuôi trâu bò trang bị cho người học
các kiến thức về hướng chuồng và tiêu chuẩn quy cách trong thiết kế xây dựng
chuồng trại cho trâu bò theo qui mô trang trại và gia đình.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được vị trí, hướng chuồng và kết cấu của chuồng nuôi trâu bò.
- Chọn địa điểm, hướng chuồng và tiêu chuẩn quy cách trong thiết kế xây
dựng chuồng trại cho trâu bò theo qui mô trang trại và gia đình.
Nội dung chính:
3.1. Những điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến trâu bò
3.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ chuồng nuôi phải phù hợp với từng đối tượng nuôi. Bò chịu nóng
giỏi hơn trâu, do đó khi nuôi cần chú ý đặc điểm này để làm chuồng cho phù hợp.
Nếu chuồng nuôi trâu thì không thể có nhiệt độ quá cao vì cơ thể trâu không thể chịu
được nhiệt độ cao.
Chuồng nuôi cần phải mát mẽ, nếu xây dựng bằng vật liệu dễ gây nóng thì
cần có hệ thống làm mát như cây che mái chuồng, hệ thống phun nước, …
Nhiệt độ chuồng nuôi nếu quá cao có thể làm con vật bị stress hay bị ảnh
hưởng đến thần kinh.
3.1.2. Độ ẩm
Ẩm độ cao ảnh hưởng không tốt đến vật nuôi. Nếu chuồng nuôi có ẩm độ
cao thì con vật dễ bị các bệnh ngoài da, đồng thời ẩm độ cao cũng là điều kiện
thích hợp cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển (nếu vừa có nhiệt độ cao vừa có
ẩm độ cao thì mầm bệnh càng dễ phát triển).
Tuy nhiên ẩm độ quá thấp sẽ làm hạn chế sự trao đổi nhiệt của chuồng nuôi,
ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Thông thường ẩm độ chuồng nuôi khoảng 60-70% là thích hợp cho sự phát
triển của gia súc.
3.1.3. Độ thông thoáng
Chuồng nuôi trâu, bò không nên xây quá kín vì cần tạo sự thông thoáng thích
hợp. Các vách chuồng thường không xây quá cao, chỉ xây vừa đủ để bò không nhảy
ra được. Tuy nhiên đối với chuồng dành cho bò đẻ thì phải xây kín gió, tránh gió
lùa trực tiếp lên mình con vật.
Để tạo sự thông thoáng thì mái chuồng cũng không được làm quá thấp, chỉ
cần vừa đủ để không cho mưa tạt vào chuồng.
Nếu chuồng nuôi thông thoáng tốt thì sự trao đổi nhiệt và ẩm độ cũng tốt,
kéo theo tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt tạo điều kiện cho gia súc phát triển.
3.1.4. Mật độ
Không nên nuôi trâu, bò với mật độ quá chật hay quá thưa. Tùy từng phương
pháp nuôi và loại trâu bò mà có các mật độ thích hợp.

25
Bảng 3: Tiêu chuẩn diện tích xây dựng đối với bò sữa
Diện tích sân chơi
Loại gia súc Diện tích xây dựng m2/con
m2
Bò đực giống 12 18
Bò cái khai thác sữa 8 15
Bò đẻ 9 6
Bò tơ 18-30 tháng tuổi 7,5 4
Bê 7-18 tháng tuổi 3,5 3
Bê 15 ngày - 6 tháng 4,5 3
tuổi

Bảng 4: Diện tích chổ đứng và diện tích xây dựng của bò thịt
Chiều
Chiều dài Diện tích Diện tích
ngang chỗ
Loại gia súc chỗ đứng chỗ đứng xây dựng
đứng
m m2 m2
m
Bò đực giống 2 1,8 3,6 6
Bò cái 1,6 1 1,6 3
Bê sơ sinh đến 6 tháng 1 0,9 0,9 1,5
Bò đẻ 2 1,5 3 5
Bê đực-cái từ 7-14 tháng 1,2 1 1,2 2
Bê trên 18 tháng tuổi 1,5 1 1,5 2,4
Bò vỗ béo các loại 1,6 1,1 1,7 2,4

3.2. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi trâu bò


Chuồng nuôi trâu, bò tương đối đơn giản và dễ làm. Tùy vào loại hình chăn
nuôi mà có nhiều cách xây dựng chuồng trại khác nhau. Đối với trâu, bò nuôi bán
chăn thả hay cày kéo thì chuồng trại đơn giản, chủ yếu chỉ là nơi cho con vật nghỉ
ngơi. Trong chăn nuôi công nghiệp cần có chuồng trại đảm bảo về các trang thiết
bị và tiêu chuẩn kỹ thuật thích hợp (nhất là nuôi bò sữa).
3.2.1. Chọn địa điểm
+ Hướng chuồng: nên chọn hướng ấm áp vào mùa đông và mát về mùa hè,
thường nên chọn hướng Đông - Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam.
+ Cần chọn những nơi cao ráo, thông thoáng, dễ thoát nước và có khả năng
phát triển lâu dài.
+ Xa khu dân cư, ở cuối hướng gió, đảm bảo điều kiện vệ sinh.

26
+ Xa nguồn nước sinh hoạt của dân cư nhưng gần nơi cung cấp thức ăn cho
trâu, bò (đồng cỏ, khu sản xuất và cung cấp thức ăn).
+ Tránh những nơi đã có dịch bệnh xảy ra, nhất là bệnh truyền nhiễm.
+ Cần chọn những nơi có đường giao thông thuận tiện nhưng phải tránh ồn
ào.
3.2.2. Thiết kế mặt bằng
+ Chuồng nuôi phải có nền chắc chắn, có phân chia ô để nuôi nhốt theo đàn.
+ Nền chuồng thiết kế sao cho có thể tận thu được chất thải và có được tiểu
khí hậu thích hợp cho con vật phát triển.
+ Ngoài các ô chuồng cần có sân chơi cho vật nuôi và lối đi cho công nhân
tiện chăm sóc đàn vật nuôi.
+ Chuồng nuôi cần có độ dốc phù hợp, và cần có hệ thống xử lý chất thải
phù hợp.
3.2.3. Các kiểu chuồng nuôi trâu bò

a. Kiểu chuồng một mái


máng
ăn ô bò đứng hành
hành lang lang rãnh thoát

b. Kiểu chuồng hai mái


Có hai loại: - Đầu đối đầu
- Mông đối mông

ô bò đứng máng
rãnh thoát ăn
hành lang
chăm sóc
3.2.4. Qui cách và tiêu chuẩn chi tiết kỹ thuật trong chuồng nuôi
3.2.4.1. Nền chuồng
Phải chắc chăn, đảm bảo vệ sinh, tận dụng phân và nước tiểu. Có thể xây
bằng gạch đá, xi măng hoặc đúc nhiều tấm xi măng rồi ghép lại.
Nền chuồng có độ dốc 1,2-1,5%. Rãnh thoát nước tiểu 0,2-0,5%.
3.2.4.2. Tường
Cần cho bò đẻ, tường dùng để ngăn những ô tách mẹ với con, tường phải
đảm bảo chắc chắn tránh bò có thể nhảy qua được.
27
3.2.4.3. Máng ăn - máng uống
Xây cố định và đảm bảo lòng máng trơn láng tiện cho việc quét dọn ở bên
trong. Đáy máng phải cao hơn mặt nền 0,2m. Máng uống có thể bố trí ở phía ngoài
để gia súc đi lại uống nước hoặc có thể bố trí máng uống tự động ngay trước mặt
gia súc.
Máng uống có thể đặt ở trong sân có mái che để cho bò đi lại vận động và
cũng có thể dùng một phần của máng ăn làm máng uống.
Bảng 5: Kích thước xây dựng máng ăn cho bò sữa
Bê 7-18 Bê 0-6
Chiều cao máng Bò đẻ, sữa, tơ
tháng tuổi tháng tuổi
Phía bò ăn (m) 0,3 0,25 0,25
Phía đường cho ăn (m) 0,75 0,75 0,6

Bảng 6: Kích thước xây dựng máng ăn cho bò thịt


Kích thước máng ăn Bò cái Bê lớn Bê non
Chiều cao phía bò ăn (cm) 3 3 3
Chiều cao phía đường đi (cm) 60 60 50
Chiều rộng (cm) 50 60 50
3.2.4.4. Bố trí đường đi
Phù hợp với kiểu chuồng, đảm bảo cho ăn dễ dàng, dọn phân sạch sẽ và tiết
kiệm sức lao động.
3.2.4.5. Rãnh thoát phân và nước tiểu
Thông thường rãnh thoát rộng 2,5cm, sâu không quá 10cm (nếu sâu quá bò
bị sụp, có thể bị gãy chân).
Nước rửa phân và nước tiểu thì phải dẫn ra bể đặt ở xa khu chuồng để xử lý
và tái sử dụng.
3.2.4.6. Cửa chính
Ở đầu hồi của cửa để cung cấp thức ăn cho gia súc và cho khách tham quan.
Thường rộng 2-2,5m đảm bảo xe cải tiển có thể đi vào.
3.2.4.7. Sân chơi
Cần bố trí sân chơi không có mái che để cho bò tắm nắng và vận động,
thường chiếm 1/4 tổng diện tích chuồng nuôi.
3.2.4.8. Ngăn chuồng

28
Nếu chuồng nuôi chung nhiều con thì ở máng ăn cần bố trí nhiều ngăn để
tránh bò giành ăn. Vách ngăn cần đủ cao và chắc chắn để bò không thoát được ra
ngoài hoặc đi phân lên máng ăn.
3.2.4.9. Mái che
Có hai kiểu: một mái và hai mái.
Nếu chăn thả ngoài đồng nên làm lều che mát để khi cần thiết gia súc có thể
vào nghỉ ngơi, nhai lại, … có thể tránh cho con vật bị say nắng, cảm nóng.
3.2.4.10. Các thành phần phụ
+ Kho thức ăn
+ Khu chế biến thức ăn
+ Khu vắt sữa
+ Nhà nghỉ cho công nhân
+ Hệ thống cống ngầm

29
BÀI 4. DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ

Giới thiệu: Bài dinh dưỡng và thức ăn cho trâu bò trang bị cho người học
các kiến thức về kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng các nguồn thức ăn cho trâu bò.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại trâu bò.
- Thực hiện được kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng các nguồn thức ăn cho
trâu bò.
Nội dung chính:
4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò
4.1.1. Nhu cầu năng lượng
Đối với trâu, bò cày kéo thì nhu cầu năng lượng rất cao, nhất là vào các thời
điểm, mùa vụ làm việc. Do đó cần bổ sung thêm các thức ăn năng lượng như: thức
ăn tinh, rỉ mật, … Nhu cầu năng lượng trung bình cho trâu, bò làm việc 4 giờ/ngày
là 11,1-15,8 Mcal/con/ngày (ở trọng lượng 300-450kg/con).
Ở gia súc đang cho sữa, ngoài nhu cầu cho sự duy trì còn phải cung cấp thêm
năng lượng cho sự phát triển cũng như cho sữa của cơ thể. Nhu cầu năng lượng của
bò đang cho sữa ở các nước nhiệt đới khoảng 16,4 Mcal/con/ngày đối với bò có thể
trọng 350kg.
Đối với các hướng nuôi khác tối thiểu phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho
duy trì của vật nuôi mới có thể đạt được hiệu quả chăn nuôi cao.
4.1.2. Nhu cầu protein
Đối với trâu, bò đực giống nhu cầu protein khá cao, trung bình mỗi ngày cần
402g/con đối với bò đực 500kg. Ở trâu, bò đang cho sữa, nhu cầu protein tăng cao
hơn; đối với bò cái đang cho sữa ở 3 tháng đầu, với trọng lượng là 500kg thì nhu
cầu protein là 821g/con.
Cần cung cấp đầy đủ lượng protein theo nhu cầu của vật nuôi mới đảm bảo
được sự phát triển bình thường cho chúng.
Ngoài lượng protein do vi sinh vật tạo ra từ thức ăn thô xơ cần cung cấp thêm
các loại thức ăn giàu đạm cho vật nuôi như: cây thức ăn họ đậu, các loại bánh dầu,
… cũng có thể cho ăn đạm phi protein là urea nhưng cần lưu ý tránh cho con vật bị
ngộ độc (cho ăn quá liều).
4.1.3. Nhu cầu khoáng
Trâu, bò cái đang cho sữa cần nhiều khoáng, nhất là Ca và P, đối với bò cái
đang cho sữa ở 3 tháng đầu cần 27g Ca/con/ngày và 27g P/con/ngày. Bò đực giống
cần 15g Ca/con/ngày, 12g P/con/ngày.

30
4.1.4. Nhu cầu vitamin
Đối với bò cái đang cho sữa ở 3 tháng đầu, thể trọng 500kg nhu cầu vitamin A
là 24000UI/con/ngày, đối với trâu, bò thịt nhu cầu vitamin A là 18000UI/con/ngày
(bò 350kg). Trâu, bò cày kéo nhu cầu vitamin A thấp, 14000UI/con/ngày.
Ở gia súc nhai lại, hệ vi sinh vật có thể tổng hợp được vitamin nhóm B cho
nên không cần cung cấp thêm, tuy nhiên cần chú ý bổ sung vitamin nhóm B ở con
vật còn non, lúc này hệ vi sinh vật chưa phát triển. Ngoài ra, cần bổ sung thêm Co
(coban) là yếu tố cấu thành vitamin B12, vì nếu thiếu chất này thì vi sinh vật không
tổng hợp được vitamin B12 dẫn đến bệnh thiếu máu.
4.1.5. Nhu cầu nước uống
Con trâu tuyến mồ hôi không phát triển (chỉ có ở mũi) do đó cần cung cấp đầy
đủ nước uống cho trâu để điều hòa thân nhiệt cho chúng, ngoài ra cần cho trâu tắm
nhiều lần trong ngày nhất là lúc trời nắng nóng.
Nhìn chung người chăn nuôi thường cho trâu, bò uống nước tự do bằng các
máng uống cố định hoặc sử dụng xô cho uống hàng ngày (1 lần đối với bò và 2 lần
đối với trâu).
4.1.6. Nhu cầu vật chất khô
Thông thường nhu cầu chất khô căn cứ vào thể trọng của vật nuôi, từ 10-20%
thể trọng, tùy vào mục đích nuôi. Đối với trâu, bò cho sữa và vỗ béo thì nhu cầu
chất khô cao hơn so với trâu, bò đang sinh trưởng và mang thai.
Cần xác định đúng nhu cầu chất khô và quy ra lượng chất tươi cho ăn hàng
ngày cho chính xác mới đảm bảo sự phát triển bình thường của trâu, bò. Nếu cung
cấp thiếu chất khô thì sẽ làm cho vật nuôi chậm phát triển, sinh trưởng kém.
4.2. Thức ăn và kỹ thuật chế biến sử dụng
4.2.1. Nguồn thức ăn cho trâu bò
Trâu, bò thuộc loài nhai lại, thức ăn chủ yếu là những loại thô xơ như cỏ xanh,
rơm, thân cây sau thu hoạch, …
4.2.1.1. Trồng cây thức ăn
Tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có cho trâu, bò là tương đối dễ dàng. Người
chăn nuôi có thể tìm thức ăn từ các đồng cỏ hoang hay các bãi cỏ ven bờ đê, bờ
ruộng, … Đồng thời cũng có thể tận dụng các diện tích đất trống để trồng cỏ cho
chăn nuôi trâu, bò.
Có nhiều giống cỏ được sử dụng để trồng làm cây thức ăn cho chăn nuôi như
cỏ voi, cỏ lông tây, cỏ Ruzi, cỏ Paspalum… các giống cỏ này tương đối phổ biến
hiện nay, chúng rất dễ trồng, dễ chăm sóc và trâu, bò rất thích ăn.
4.2.1.2. Tận thu thức ăn
Lấy từ phụ phế phẩm trồng trọt và công nghiệp chế biến như rơm lúa, thân cây
sau thu hoạch (cây bắp, cây đậu, ngọn mía, dây dưa hấu, …), vỏ khóm, bã bia, …
31
Các loại thức ăn tận dụng này trâu, bò rất thích ăn, chúng góp phần cung cấp
thêm vào khối lượng chất khô cần trong nhu cầu đồng thời cung cấp thêm một số
chất dinh dưỡng cần thiết cho trâu, bò như thân cây đậu cung cấp đạm; bã bia cung
cấp đạm, năng lượng, viamin.
Người chăn nuôi trâu, bò cũng có thể tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả
chăn nuôi nhờ biết cách tận dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn tận thu này.
4.2.2. Kỹ thuật trồng, chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn cho trâu bò
4.2.2.1. Kỹ thuật trồng một số cây thức ăn cho gia súc
* Cỏ voi
- Cỏ voi dễ trồng hơn nhiều loại cỏ khác và có năng suất rất cao. Thường nên
trồng theo hướng chuyên canh và thâm canh, cũng có thể trồng cỏ voi vừa làm
hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc.
- Thời vụ: nên trồng cây trong mùa mưa, tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa.
- Chuẩn bị đất: đất trồng cỏ voi là những nơi đất thấp, có ẩm độ cao. Đất trồng
cỏ voi thường cày sâu 20-25cm, bừa và cày đảo đất, làm sạch cỏ và san phẳng mặt
đất trồng. Rạch hàng sâu 20-25cm theo hướng Đông-Tây, khoảng cách hàng là 60-
80cm.
- Phân bón đầu tư cho 1ha cỏ trồng:
Phân hữu cơ hoai mục: 15-20 tấn
Super lân: 250-300 kg
Sulfat kali: 150-200 kg
Phân đạm urea: 400-500 kg
Các loại phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót cho toàn bộ theo lòng rãnh hàng,
phân đạm bón chia đều cho các lần thu hoạch trong năm và bón thúc.
- Giống: sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80-100 ngày và được chặt thành
hom có độ dài 50-60cm/hom. Mỗi hom có 3-5 mắt mầm. Tốt nhất lấy phần thân
bánh tẻ. Sử dụng 6-7 tấn giống/ha (giống đã chặt thành hom).
- Cách trồng: đất sau khi rạch hàng và bón phân đầy đủ theo quy định, đặt
hom theo lòng rãnh, đặt hom này gối lên nửa hom kia nối tiếp nhau, dùng cuốc lấp
kín hom một lớp đất 3-5cm và đảm bảo mặt đất bằng phẳng sau khi lấp hom giống.
- Chăm sóc: sau khi trồng 10-15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm (mầm
nhô lên mặt đất). Trồng dặm những chỗ bị chết và làm cỏ phá váng (tránh không
làm thân giống đã trồng). Dùng cuốc làm cỏ dại 2-3 lần trước khi cỏ phủ kín đất
trồng. Sau mỗi lần thu hoạch, chăm sóc làm cỏ dại một lần và bón thúc phân đạm
khi cỏ tái sinh lá mới (sau khi thu hoạch 15 ngày).
- Thu hoạch: cỏ được thu hoạch khi đạt 70-80 ngày tuổi (cây có thân cứng,
không thu cắt non lứa đầu). Các lứa tái sinh thu hoạch cỏ có độ cao 80-120 cm.

32
Tùy theo mùa khô hoặc mùa mưa, độ cao cắt gốc để lại khoảng 5cm. Dùng liềm
hoặc dao bén thu hoạch toàn bộ không để lại cây mầm để cỏ tái sinh đều.
- Sử dụng: dùng làm thức ăn ủ chua cho trâu, bò dê, … Sau khi trồng 3 tháng
có thể thu lứa đầu, sau đó 40-45 ngày thì cắt lần tiếp theo. Ở Việt Nam, cắt tốt nhất
sau 80 ngày (cao 90-100cm). Cắt lần đầu sát mặt đất cho cây sinh trưởng và đẻ
nhánh nhiều, không trồi lên trên. Nếu sử dụng tốt, cho năng suất cao trong 10 năm
liền. Nên cắt ngắn khi cho gia súc ăn để nâng cao hiệu quả sử dụng.
* Cỏ sả (cỏ Ghinê)
- Là loại cỏ sinh trưởng nhanh, phát triển thành cụm, có năng suất cao, có khả
năng chịu hạn và các điều kiện kham khổ, có thể trồng được trên nhiều loại đất
khác nhau, cả những nơi có độ dốc tương đối.
- Cỏ sả có thể trồng dưới hình thức bãi chăn thả hoặc trồng cắt phần xanh cho
ăn tại chuồng. Cỏ có khả năng chịu hạn và bóng râm nên có thể trồng xen với cây
lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, ven bờ đê, vệ đường, ao cá vừa có thể chống xói mòn
và giữ ẩm vừa làm thức ăn cho gia súc.
- Thời vụ gieo trồng: trong mùa mưa, tốt nhất là đầu mùa mưa để đảm bảo tỷ lệ
sống cao.
- Chuẩn bị đất: cày vỡ đất với độ sâu 20cm, bừa tơi đất và cày đảo 2 lần, vơ
sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Nếu dùng hạt gieo thì phải làm đất kỹ hơn,
cày bừa nhiều lần đảm bảo đất tơi và thời gian chuẩn bị đất dài hơn để đảm bảo
giảm bớt cỏ dại mọc. Rạch hàng với khoảng cách 40-50cm, sâu 15cm (trồng bằng
thân) và 7-10cm (gieo bằng hạt). Nếu trồng xen với cây ăn quả, cây công nghiệp,
ven ao hồ, ven bờ đê thì có thể cuốc hốc với khoảng cách tương tự như rạch hố
cách hố 15-20cm.
- Phân bón đầu tư cho 1ha cỏ trồng:
Phân hữu cơ hoai mục: 10-15 tấn
Super lân: 200-250 kg
Sulfat kali: 100-200 kg
Phân đạm urea: 300-350 kg
Các loại phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót theo hàng, phân đạm bón chia
đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.
- Giống: cỏ sả có thể gieo từ hạt và tái sinh bằng nhánh. Hạt chỉ nẩy mầm tốt
ở nhiệt độ 25-27oC. Muốn hạt nẩy mầm thì nhất thiết phải qua thời gian bảo quản
trong điều kiện nhiệt độ thấp và khô ráo với thời gian ít nhất 6 tháng. Lượng gieo
cho 1 ha từ 6-12kg hạt. Ở nước ta do chưa có điều kiện bảo quản hạt và điều kiện
thu hoạch hạt cũng còn khó khăn nên chủ yếu là trồng bằng hom tách ra từ cụm
lớn. Trồng bằng thân khóm sử dụng 4-6 tấn/ha.
Cách chuẩn bị hom: cắt bỏ phần ngọn để lại gốc cao khoảng 25-30cm. dùng
cuốc đánh khóm cỏ lên, đập rũ đất khỏi gốc rễ, cắt bớt rễ dài để lại còn 4-5cm. Sau
33
đó tách khóm thành từng cụm nhỏ liền khối, đảm bảo mỗi cụm có 4-5 thân nhánh
tươi.
- Khoảng cách trồng: khóm cách khóm 20-25cm, rạch hàng cách nhau 40-
60cm, sâu 15cm. đặt hom lấp đất dày 10cm, để hở phần ngọn, chú ý sau khi lấp
phải dẫm chặt. Chú ý là phải bón lót theo quy định trước khi trồng.
- Chăm sóc: sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống, những chỗ không
có mọc mầm thì trồng bổ sung. Chăm sóc, làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ phát triển
tốt phủ đất. Dùng phân đạm bón thúc khi thảm cỏ nẩy mầm xanh và sau khi làm cỏ
dại.
- Thu hoạch: lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60 ngày tuổi, các lứa
tiếp theo thu hoạch khi thảm có có độ cao 45-60cm (tùy theo mùa và trạng thái phát
triển của cỏ). Cắt để lại phần gốc khoảng 5-10cm. Hàng năm cắt dọn gốc già một
lần. Nếu trồng cỏ sả để chăn thả thì 2 lứa đầu phải thu cắt, đến lứa thứ 3 mới đưa bò
vào chăn thả. Thời gian nghỉ để cỏ tái sinh là khoảng 25-35 ngày vào mùa mưa, còn
mùa khô kéo dài đến 40-50 ngày, thời gian chăn thả liên tục trên một khoảnh không
quá 4 ngày.
- Sử dụng: có thể dùng để chăn thả, thu cắt làm cỏ xanh, cỏ khô, cỏ ủ, làm
thức ăn cho trâu, bò, dê, thỏ. Chu kỳ sử dụng dài tới 6-7 năm.
* Cây bình linh (keo dậu)
- Dùng cành, lá làm thức ăn cho gia súc. Phần thân làm gỗ củi. Rễ có nốt sần
giúp cải tạo đất. Bình linh là loại thức ăn bổ sung đạm có giá trị cho gia súc và gia
cầm, nhưng cần lưu ý khi sử dụng là cây có chứa một ít hàm lượng độc tố (thường
tập trung vào những phần non của cây). Không nên cho con vật ăn quá 30% khẩu
phần.
- Chọn đất: dễ thoát nước, ít chua (pH = 5,5-7).
- Làm đất: cày, bừa và đảo đất như trồng các loại cỏ hòa thảo và cỏ họ đậu.
Cuốc hốc, rạch hàng, hàng cách hàng 70-80cm và cây cách cây 15-20cm. Nếu
trồng trên hàng đồng mức thì nên trồng 2-3 hàng so le nhau theo đường đồng mức
đã thiết kế trước, hàng cách hàng 50-60cm.
- Phân bón cho 1ha: phân hữu cơ bón theo hàng 10 tấn/ha, phân lân
300kg/ha, kali clorua 150kg/ha. Toàn bộ phân hữu cơ, lân và kali bón trước khi
bừa lần cuối. Hàng năm xả đất xung quanh gốc rồi bón 1 lần vào vụ xuân.
- Giống: trồng bằng hạt, 1ha cần 20kg hạt. Cách xử lý hạt như sau ngâm hạt
trong nước nóng ổn định ở 70-75oC trong 4-5 phút (lượng nước gấp đôi lượng hạt).
Sau đó gạn hết nước, đổ thêm nước lã ngập hạt ngâm tiếp trong 6-10 giờ. Cuối
cùng gạn hết nước và để hạt thật ráo, nếu hạt còn quá ướt thì trộn thêm đất bột
hoặc tro để gieo cho dễ. Nếu đất khô, thời tiết không thuận lợi, sau khi xử lý hạt
bằng nước nóng 4-5 phút thì đổ ra phơi ngay và bảo quản ở nơi khô ráo, đến khi
thuận lợi thì đem ra gieo không cần xử lý lại (không để hạt đã xử lý quá 1 tháng).

34
Nếu trồng thành hàng rào thì giâm cây con, cứ 2 hạt vào 1 bầu, sau khi cây
con cao khoảng 30-40cm thì đem đi trồng như các loại cây lấy gỗ khác, mật độ tùy
theo yêu cầu, thường cách nhau 50cm.
- Gieo hạt: hạt đã xử lý đem gieo theo hàng đã rạch sâu 7-10cm, lấp sâu
không quá 4-5cm. với lượng hạt là 20kg hạt khô/ha, tỷ lệ nẩy mầm 75%, trung
bình 1m dài theo hàng gieo 20 hạt để khi cây 4 tháng tuổi có 10 cây/m. Nếu trồng
bằng cây con thì cây cách cây là 10cm.
- Chăm sóc: sau khi gieo hạt 7-10 ngày, cây mọc đều. Nếu cây bị chết, cần
gieo giặm. Sau khi cây mọc 15 ngày cần làm cỏ đợt đầu. 20-30 ngày sau làm cỏ lần
thứ 2 (chủ yếu xới cỏ giứa 2 hàng), không cần thật hết cỏ, chỉ cần ức chế cỏ dại, xới
đất tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Không để đất ở điều kiện bảo hòa nước, cần
tháo nước để cây con không bị úng. Sau 2 tháng cây con đã khỏe, nếu còn cỏ dại thì
cần xới cỏ tiếp, tạo điều kiện cho keo dậu lấn át cỏ dại. Cây bình linh dễ bị rệp nên
cần chú ý phun thuốc trừ rệp.
- Thu hoạch: khi cây cao 1,5-1,6m có thể thu hoạch lứa đầu (khoảng 4-5
tháng). Khi thu hoach chừa gốc 70cm. Các lứa tiếp theo sau 40-45 ngày (nhánh tái
sinh 60-70cm). Lứa sau cắt chừa lại cành mới tái sinh 5cm. Một năm có thể thu
hoạch được 4-5 lứa.
4.2.2.2. Chế biến, bảo quản, dự trữ và sử dụng thức ăn cho trâu, bò
* Chế biến, bảo quản thức ăn dạng khô
- Cách làm: chủ yếu là sử dụng nhiệt để sấy khô, có thể tận dụng ánh sáng
mặt trời hay sử dụng máy sấy. Có thể làm giảm đi 80-90% lượng nước trong thức
ăn.
- Ưu điểm:
+ Khi thức ăn gia súc ở trạng thái khô (10-13% ẩm độ) thì các chất dinh
dưỡng trong thức ăn được bảo quản, có thể đáp ứng việc cung cấp thức ăn quanh
năm cho gia súc.
+ Ở trạng thái khô, thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như nghiền nhỏ và
dễ dàng trong việc phối chế.
+ Phương pháp làm khô có thể làm giảm được một vài loại độc tố gây hại cho
gia súc.
- Nhược điểm:
+ Làm khô nhờ ánh sáng mặt trời nên phải phụ thuộc vào thời tiết. Mặt khác
dưới ánh nắng mặt trời các chất dinh dưỡng bị tổn thất, đặc biệt là caroten bị phá
hủy bởi tia cực tím.
+ Nếu phơi sấy không tốt có thể dẫn đến các chất dinh dưỡng bị thất thoát
nhiều. Ngoài ra có thể bị vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc, …) phá hoại thức ăn.
+ Thức ăn khô có thể làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của vật nuôi.

35
+ Giá thành thức ăn khô cao do chi phí sấy khô cao, khó thực hiện ở quy mô
lớn.
* Chế biến, bảo quản thức ăn bằng phương pháp ủ chua
- Thức ăn xanh được trộn với các chất lên men và ủ trong môi trường yếm
khí, trong quá trình ủ thức ăn được lên men chua nhờ các vi sinh vật. Có thể sử
dụng phương pháp này để bảo quản thức ăn trong thời gian dài đồng thời tăng tính
ngon miệng của con vật.
- Cách chế biến:
+ Chuẩn bị hố ủ: có thể xây hố tròn hay vuông tùy điều kiện thực tế, hố được
xây bằng gạch hay đất đều được. Tùy quy mô của đàn vật nuôi và thời gian thức ăn
cần bảo quản mà xây hố có diện tích phù hợp. Nếu chỉ ủ với lượng nhỏ thức ăn có thể
sử dụng bao, túi nylon để ủ. Điều kiện của hố ủ là phải kín không cho không khí lọt
vào.
+ Chuẩn bị nguyên liệu: cỏ xanh hay các thức ăn xanh khác được cắt nhỏ
khoảng 5-10cm. Các chất gây lên men như: cám, rỉ mật đường, …
+ Cách làm: trộn thức ăn đã cắt nhỏ với các chất lên men cho thật đều (tùy
vào tỷ lệ, thường là 5%). Cho hỗn hợp vào hố ủ thành từng lớp, nén thật chặt, có
thể bổ sung thêm muối ăn để tăng thời gian bảo quản của mẻ ủ. Sau đó đậy kín mẻ
ủ cho đến khi có thể sử dụng được.
- Thời gian sử dụng: tùy vào lượng và loại thức ăn. Nếu ủ với số lượng ít thì
chỉ trong 3-5 ngày là có thể sử dụng. Nếu ủ với số lượng lớn, phải để khoảng 1-2
tháng mới có thể sử dụng được. Có thể dự trữ thức ăn ủ chua trong hố ủ trong thời
gian 6 tháng đến 1 năm vẫn còn sử dụng được.
- Lợi ích của việc ủ chua thức ăn ngoài việc bảo quản thức ăn, ủ chua còn có
nhiều tác dụng hữu ích như:
+ Tăng tính thèm ăn của vật nuôi.
+ Kích thích tiêu hóa của con vật.
+ Tăng thêm dưỡng chất của thức ăn (tùy nguyên liệu sử dụng ủ) như: cung
cấp thêm năng lượng, đạm, …
+ Tăng hiệu quả chăn nuôi.

36
BÀI 5. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI CÁC LOẠI TRÂU BÒ

Giới thiệu: Bài kỹ thuật chăn nuôi các loại trâu bò trang bị cho người học
các kiến thức về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò ở từng giai đoạn nuôi
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được các phương thức và kỹ thuật chăn nuôi trâu bò
- Thực hiện được việc chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò ở từng giai đoạn nuôi
Nội dung chính:
5.1. Các phương thức chăn nuôi trâu bò
5.1.1. Nuôi thâm canh
- Người chăn nuôi cung cấp thức ăn tại chuồng cho vật nuôi, có thể sản xuất
ra nhiều sản phẩm trên một diện tích đất hạn chế. Các biện pháp khoa học tiên tiến
được áp dụng triệt để nhằm nâng cao năng suất. Thức ăn có thể là cỏ trồng, các
phụ phế phẩm nông nghiệp, các loại thức ăn bổ sung thêm dưỡng chất, … gia súc
có thể được nuôi với nhiều khẩu phần khác nhau theo các giai đoạn và loại hình
nuôi như: nuôi lấy thịt, khai thác sữa, …
- Ưu điểm: có sự quản lý chặt chẽ, áp dụng tiến bộ của khoa học vào thực
tiễn, năng suất chăn nuôi cao.
- Khuyết điểm: vốn đầu tư ban đầu cao, có thể gây stress cho gia súc, làm ô
nhiễm môi trường xung quanh khu vực nuôi.
- Hiện nay hình thức nuôi này được áp dụng ở những nước tiên tiến, nhà
chăn nuôi đầu tư cao vào chuồng trại và xử lý môi trường, đồng thời được nhà
nước hỗ trợ thêm về vốn và kỹ thuật.
5.1.2. Nuôi bán thâm canh
- Người chăn nuôi có xây dựng chuồng trại cho đàn gia súc nhưng vẫn kết
hợp với chăn thả ở những bãi cỏ tự nhiên có thể tận dụng được hay bãi cỏ trồng
dùng cho chăn thả. Có thể tận dụng những cánh đồng sau thu hoạch, đất trồng hoa
màu sau thu hoạch để chăn thả. Trong hình thức chăn nuôi này có một khoảng thời
gian vật nuôi được nuôi nhốt trong chuồng, thức ăn có thể là cỏ tự nhiên, phụ phế
phẩm trồng trọt.
- Ưu điểm: gia súc được quản lý chăm sóc tương đối tốt, có thể tác động tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong một thời điểm nhất định, hạ được giá thành sản phẩm.
- Khuyết điểm: năng suất vẫn còn thấp.
- Hiện nay hình thức chăn nuôi này được áp dụng rộng rãi ở các nước Đông
Nam Á, đặc biệt rất phổ biến ở Việt Nam do điều kiện đầu tư tương đối thấp,
không tốn nhiều đất, dễ dàng áp dụng trong thực tế.

37
5.1.3. Nuôi quảng canh
- Là hình thức chăn nuôi đơn giản, người chăn nuôi sử dụng những cánh
đồng hoang hóa, những bãi cỏ tự nhiên, … xem như là nơi cung cấp thức ăn cho
gia súc. Hệ thống chăn nuôi này có thể được quản lý mà cũng có thể không có một
sự kiểm soát nào. Hệ thống chăn nuôi này phát triển mạnh ở các nước Đông Nam
Á, châu Phi.
- Năng suất của hình thức chăn nuôi này thấp và gần như khó áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào được. Người chăn nuôi có thể thả gia súc hàng ngày,
hàng tháng hoặc một khoảng thời gian nào đó trên những đồng cỏ, bãi cỏ hoang,
đến mùa cần sử dụng đất thì dẫn gia súc về hay thả ở bãi đất khác.
- Ưu điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư ít về tài chính và công lao
động.
- Khuyết điểm là năng suất thấp, khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
thực tế chăn nuôi, dịch bệnh dễ xảy ra và gây thiệt hại lớn cho đàn vật nuôi. Hình
thức chăn nuôi này còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên nên người chăn nuôi ít
quan tâm chăm sóc cho đàn gia súc. Có thể làm ảnh hưởng xấu đến môi trường
như gây ô nhiễm môi trường.
5.2. Kỹ thuật chăn nuôi các loại trâu bò
5.2.1. Kỹ thuật nuôi trâu bò sinh sản
5.2.1.1. Kỹ thuật nuôi trâu bò cái sinh sản
* Đặc điểm sinh lý sinh sản
- Sự thành thục của trâu, bò cái phụ thuộc bởi nhiều yếu tố, nhất là ngoại
cảnh và di truyền. Trung bình tuổi thành thục về tính của bò Châu Âu khoảng 8-11
tháng tuổi (bò Jersey 8 tháng tuổi đạt 160kg, bò HF 11 tháng tuổi đạt 270kg). Nếu
trâu, bò cái hậu bị được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng kém thì sự thành thục sẽ
muộn hơn so với bò được chăm sóc đầy đủ. Nhiệt độ môi trường cao cũng làm thời
gian thành thục của trâu, bò cái chậm lại.
- Chu kỳ động dục: bò cái có chu kỳ động dục bình quân là 21 ngày, thời
gian động dục là 1-2 ngày; trâu cái có chu kỳ động dục bình quân là 28 ngày, thời
gian động dục là 2-8 ngày. Do đó cần phát hiện đúng thời điểm động dục của gia
súc cái để phối giống có hiệu quả.
- Biểu hiện động dục của trâu, bò cái: kêu la, bỏ ăn, nhảy chồm lên lưng con
khác, âm hộ sung huyết, có dịch nhờn chảy ra.
- Khi trâu, bò cái lên giống cần phát hiện sớm để phối giống đúng thời điểm
(lúc đứng yên là có thể phối) vì thời gian động dục của chúng tương đối nhanh và
đôi khi có biểu hiện không rõ ràng (nhất là trâu cái). Thời điểm phối giống tốt nhất
là 12-24 giờ sau khi phát hiện động dục (thời điểm chịu đực). Nếu phát hiện bò động
dục vào buổi sáng thì phối vào buổi chiều, nếu thấy bò động dục vào buổi chiều thì
phối vào sáng sớm hôm sau.

38
* Chăm sóc nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản
- Khi con vật mang thai thì nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ tăng theo. Thể trọng
con mẹ tăng lên rất nhiều bởi cần tích lũy để nuôi thai. Tốc độ phát triển của thai
tương đối nhanh; khi trâu, bò mang thai tử cung to gấp 10-17 lần, trao đổi chất
tăng lên 30-40 lần so với bình thường.
- Quá trình phát triển của bào thai có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ
lúc thụ thai đến tháng thứ 5, lúc này bào thai phát triển chậm; giai đoạn 2 từ tháng
thứ 6 đến khi sinh bào thai phát triển mạnh, nhất là vào tháng cuối cùng (3/4 thể
trọng của bê, nghé sơ sinh phát triển trong thời kỳ này).
- Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, nhất là đạm, khoáng, vitamin cần đảm bảo
cho bào thai phát triển bình thường. Trong giai đoạn 1 khẩu phần có thể sử dụng
thức ăn nhiều xơ nhưng cần cân đối các dưỡng chất đặc biệt là khoáng và vitamin.
Nếu là trâu, bò vừa mang thai vừa khai thác sữa thì cần cho ăn với nhu cầu 0,3-
0,4kg thức ăn/1kg sữa. Bò mang thai ở giai đoạn 2 cần chọn thức ăn có giá trị dinh
dưỡng cao, dễ tiêu hóa, giảm bớt từ từ thức ăn thô, không cho ăn các loại thức ăn
hư mốc, ngừng cho ăn urea hoặc thức ăn thô trước khi đẻ 10-15 ngày.
- Khi mang thai ở giai đoạn 1 cần cho trâu, bò vận động và làm việc nhẹ
nhàng, ăn uống đảm bảo nhu cầu. Thường xuyên theo dõi tiêm phòng bệnh và tẩy
giun sán.
- Trâu, bò mang thai ở giai đoạn 2 cần được nhốt riêng, chăn thả ở những
vùng đất bằng phẳng. Thường xuyên kiểm tra, cho trâu, bò nghỉ làm việc, xoa bầu
vú, không tiêm phòng và tẩy giun sán.
- Trước khi đẻ vài ngày phải nhốt riêng tại chuồng đẻ, tắm rửa sạch sẽ, vệ
sinh chuồng sạch sẽ, chuẩn bị rơm, cỏ khô để lót chuồng và chuẩn bị các dụng cụ
cần thiết khi đỡ đẻ, thuốc thú y.
* Chăm sóc nuôi dưỡng trâu, bò đẻ
- Trước khi đẻ 5-10 ngày cần chuyển chuồng và chuẩn bị cho trâu, bò đẻ.
Chuồng phải khô ráo, có chất độn chuồng và có người trực đỡ đẻ.
- Giảm lượng thức ăn tinh và nhiều nước.
- Khi đỡ đẻ cần có thao tác nhẹ nhàng, tránh thô bạo có thể gây tổn thương
đường sinh dục, xử lý kịp thời các tai biến khi đẻ như tê liệt, sốt sữa, sa tử cung, …
- Sau khi đẻ 30 phút cần cho bò ăn cháo ấm có pha thêm muối. Sau đó cho
ăn cỏ khô, thức ăn tinh, hạn chế cỏ xanh và cho uống nước đầy đủ. Hàng ngày theo
dõi thân nhiệt. Sau 3-5 ngày nếu trời không mưa có thể chăn thả ở bãi gần chuồng.
- Sau khi đẻ 2 ngày nước ối chảy ra vẫn còn màu đỏ, có lợn cợn trắng, ngày
thứ 3 mới nhạt dần. Nếu sau 1 tuần nước ối còn chảy mùi hôi thì phải thục rửa
bằng dung dịch nước muối 5% hoặc thuốc tím 1 o/oo. Sau đó bơm kháng sinh để
ngừa viêm nhiễm.

39
5.2.1.2. Kỹ thuật nuôi trâu bò đực sinh sản
* Khẩu phần ăn
- Căn cứ vào khối lượng cơ thể và mức độ phối giống để xác định khẩu phần
ăn hàng ngày của trâu, bò đực giống.
- Cần sử dụng nhiều thức ăn khác nhau, ưu tiên các loại có giá trị dinh dưỡng
cao, dung tích nhỏ để giữ bụng con đực giống thon, gọn. Trong mùa lạnh có thể cho
ăn với tỷ lệ các loại thức ăn như sau: thức ăn thô 25-40%, thức ăn nhiều nước và củ
quả 20-30%, thức ăn tinh 40-45%. Mùa hè cỏ xanh 35-45%, cỏ khô 15-20%, thức ăn
tinh 35-45%.
- Thức ăn tinh thường chia 2 lần cho ăn trong ngày, buổi sáng cho ăn trước
lúc khai thác tinh, buổi chiều cho ăn phần còn lại. Sau khi đã cho ăn thức ăn tinh
mới được cho ăn thức ăn thô hoặc cỏ hoặc chăn thả, cho uống nước tự do.
* Chăm sóc
- Vận động: nếu cho trâu, bò đực giống vận động hợp lý sẽ nâng cao khả năng
phối giống, khả năng sản xuất tinh, phẩm chất tinh dịch, tăng cường tiêu hóa và hấp
thu thức ăn, hệ thống cơ xương vững chắc, khỏe mạnh. Các hình thức vận động như
sau vận động kết hợp với chăn thả; vận động kết hợp với cày kéo; xây đường vận
động dài khoảng 0,5km, rộng 2m, phải có hàng rào chắc chắn và khép kín, cho trâu,
bò đực giống vận động trên đường này khoảng 3-4 vòng vào buổi sáng.
- Tắm chải: thường xuyên tắm chải sẽ giúp gia tăng quá trình tiêu hóa, hấp
thu thức ăn, tạo ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
Vào mùa đông cần chải lông thường xuyên cho trâu, bò, loại bỏ ve, rận giúp tăng
cường tuần hoàn máu, chải từ phải sang trái, từ trước ra sau, từ trên xuống dưới.
Trước khi chải phải quét sạch đất, phân bám trên mình con vật. Mỗi ngày nên chải
lông 1 lần vào buổi sáng, sau khi đã cho trâu, bò vận động. Vào những ngày nắng
nóng nên tắm cho trâu, bò (nhất là trâu giống). Trong khi tắm có thể kết hợp với kỳ
cọ, chải, rửa mặt, mũi, cơ quan sinh dục cho chúng, tránh xây xát mạnh gây ảnh
hưởng xấu đến trâu, bò. Có thể dùng vòi phun nước hay cho tắm trong ao, hồ, mỗi
ngày cho tắm 1-2 lần.
* Quản lý, sử dụng trâu bò đực giống
- Bò đực ở khoảng 18-24 tháng tuổi, trâu đực 30 tháng tuổi có thể trọng đạt
70% trọng lượng trưởng thành thì có thể cho phối giống hay khai thác tinh lần đầu.
- Bê đực nếu phát dục tốt có thể cho phối 3 lần/tuần. Trên 3-4 tuổi có thể tùy
điều kiện mà có chế độ sử dụng, lấy tinh thích hợp, có thể 6 lần/tuần. Nếu con
giống nào tốt có thể sử dụng đến 8-9 tuổi mới loại thải.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến trâu, bò đực giống
- Con giống: giống khác nhau thì mỗi lần xuất tinh lượng tinh cũng khác
nhau.

40
- Thức ăn: là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chất lượng
tinh dịch do đó cần cung cấp đầy đủ và hợp lý để đảm bảo số lượng và chất lượng
tinh dịch. Loại thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch (không nên
cho trâu, bò đực giống ăn thức ăn ủ chua vì có độ acid cao).
- Mùa vụ: thường vào mùa đông lượng tinh dịch trâu, bò sản xuất ra ít hơn
mùa hè.
- Tần suất lấy tinh: nếu lấy tinh liên tục có thể ảnh hưởng đến chất lượng
tinh dịch. Nên lấy tinh mỗi ngày 2lần, cách nhau 2-4 ngày.
- Tuổi: Thể tích và chất lượng tinh dịch của gia súc trưởng thành nhiều và
đảm bảo hơn gia súc còn nhỏ. Tuy nhiên gia súc già, đã sử dụng khai thác quá lâu
thì chất lượng và số lượng tinh cũng giảm đi.
- Tập luyện và phối giống: chế độ tập luyện và phối giống không hợp lý
cũng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng tinh dịch.
5.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi bê, nghé
* Đỡ đẻ
- Trong quá trình con mẹ đẻ cần theo dõi và đỡ đẻ phụ để tránh con con bị
rơi rớt (vì trâu, bò thường đứng đẻ). Khi bê, nghé mới sinh ra cần phải móc nhớt
trong mũi, miệng sạch sẽ, lau khô toàn thân, vuốt mạch máu và chất nhờn bẩn từ
cuống rốn ra ngoài, cắt rốn để dài khoảng 10cm, dùng cồn rửa sạch và sát trùng
cuống rốn. Giữ bê, nghé ở nơi sạch sẽ, khô ráo. Hàng ngày kiểm tra, sát trùng, theo
dõi cho đến khi rốn khô và rụng.
- Sau khi được sinh ra cần phải cho bê, nghé bú sữa đầu vì sữa đầu rất quan
trọng và không thể thay thế đối với bê, nghé sơ sinh. Trong sữa đầu lượng protein
cao gấp 5 lần sữa thường (chủ yếu là kháng thể giúp bê, nghé có sức đề kháng lại
với bên ngoài môi trường sống). Nếu nuôi bê, nghé theo mẹ thì để cho bú tự do và
liên tục; còn nếu nuôi tách mẹ thì phải cho bú mẹ liên tục trong 1 tuần rồi mới
được tách mẹ.
* Nuôi dưỡng, chăm sóc bê, nghé
- Đặc điểm tiêu hóa ở bê, nghé còn non: dù có đủ 4 túi nhưng dạ múi khế
chiếm gần 50% thể tích dạ dày nên chủ yếu là tiêu hóa tại dạ múi khế. Sữa được bú
vào không đi qua dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua
rãnh thực quản (ở bê, nghé rãnh thực quản rất phát triển). Trong 4 tuần đầu tiên sự
tiêu hóa của bê, nghé gần giống như ở gia súc có dạ dày đơn, sau đó dạ dày mới
phát triển hoàn chỉnh chức năng của 4 túi.
- Nếu nuôi bê, nghé theo mẹ trong tháng đầu tiên cần cho bú đầy đủ lượng
sữa mẹ để đảm bảo sinh trưởng bình thường, nếu trâu, bò mẹ không đủ sữa cho
con thì phải bổ sung thêm sữa bột hoặc bột đậu nành. Sau 3-4 tuần tuổi có thể tập
ăn cho bê, nghé bằng các loại thức ăn dễ tiêu như: thức ăn tinh, cỏ tươi. Từ tháng
thứ 2 trở đi có thể cho bê, nghé ăn tự do với loại thức ăn phù hợp. Nếu nuôi bê,
nghé tách mẹ thì phải đảm bảo cung cấp đủ 300-500 lít sữa trong cả giai đoạn, tùy
41
mục đích nuôi làm giống hay thương phẩm. Tháng đầu tiên cho ăn (uống) sữa 4
lần/ngày, sau đó giảm còn 2 lần/ngày. Có thể sử dụng bình có núm vú nhân tạo cho
bú hoặc tập cho ăn trong xô. Tập ăn cho bê, nghé vào 3-4 tuần tuổi.
- Bê, nghé phải thường xuyên được tắm chải, nhất là vào mùa nắng nhằm tăng
cường sự tuần hoàn và trao đổi chất giúp bê, nghé sinh trưởng tốt hơn. Cho bê, nghé
vận động hợp lý, tùy theo độ tuổi mà lượng vận động tăng lên và nơi vận động xa
hơn.
* Kỹ thuật nuôi bê, nghé hậu bị
Bảng 7: Tiêu chuẩn ăn của bê, nghé hậu bị
Khối Tăng trọng NLTĐ P. tiêu hóa
VCK (kg) Ca (g) P (g)
lượng (kg) (g/ngày) (Kcal) (g)
100 500 2,9 6.600 240 14 11
150 700 3,9 9.600 330 18 14
200 700 5,7 13.000 390 20 16
250 700 6,8 17.400 430 22 18
300 900 8,1 20.400 500 25 22
- Giai đoạn 7-12 tháng tuổi: Sau cai sữa, bê, nghé hoàn toàn phụ thuộc vào
thức ăn được cung cấp. Nếu bê, nghé được nuôi làm giống thì nên nuôi đực, cái
riêng để dễ dàng chăm sóc cho phù hợp với mục đích sử dụng. Thời gian đầu cho
bê, nghé ăn thức ăn tinh khoảng 0,6-1 kg/con/ngày (10-20% khẩu phần hàng
ngày). Cung cấp đầy đủ thức ăn xanh hay chăn thả tự do, chú ý bổ sung thêm thức
ăn tại chuồng như rơm, cỏ khô, ngọn mía, … đảm bảo bê, nghé ăn được 8-12kg
thức ăn thô xanh/con/ngày.
- Giai đoạn 1-2 năm tuổi: ở giai đoạn này bê, nghé có thể được nuôi hoàn
toàn bằng thức ăn xanh hoặc chăn thả, đảm bảo nhu cầu ăn hàng ngày là 18-
20kg/con. Tuy nhiên nếu bê, nghé sức khỏe không tốt có thể cho ăn bổ sung 0,4-
0,5kg thức ăn tinh/con/ngày để đảm bảo nhu cầu duy trì và tăng trọng bình thường.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên tắm chải và cho bê, nghé vận động.
- Giai đoạn 2-3 năm tuổi: giai đoạn này có thể vỗ béo để nuôi thịt hoặc huấn
luyện cày kéo, còn nếu để sinh sản thì phải theo dõi sự thành thục của chúng. Bò
thường động dục lần đầu khoảng 12-16 tháng tuổi, trâu thường động dục lần đầu
lúc 30-36 tháng tuổi. Trong giai đoạn nuôi hậu bị cần phải đảm bảo cho bê, nghé
ăn đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì, tăng trọng và hoạt động sinh dục bình
thường. Cần đảm bảo lượng ăn hàng ngày khoảng 30-32kg cỏ tươi/con/ngày (tùy
theo thể trọng). Cần bổ sung thêm một số thức ăn củ quả để đảm bảo đầy đủ dinh
dưỡng. Trâu, bò phải được cho vận động hàng ngày, cho con đực và cái tiếp xúc
nhau, theo dõi để phát hiện động dục nhằm phối giống kịp thời.

42
5.2.3. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò sữa
* Luyện tập và khai thác sữa
Tập luyện nhằm mục đích làm cho con vật tiết nhiều sữa và khi khai thác
sữa chúng không có biểu hiện tự vệ gây cản trở trong quá trình vắt sữa.
- Luyện tập cơ năng tuyến vú: rất cần thiết đối với trâu, bò sữa. Ngày khi
còn hậu bị đã phải tập luyện để kích thích sự phát triển của tuyến vú, tạo phản xạ
vắt sữa và quen với người chăn nuôi. Động tác xoa bóp còn làm cho bầu vú dễ
dàng phát triển, sau khi đẻ xoa bóp bầu vú tạo cho con vật có phản xạ điều kiện, cứ
đến giờ nhất định, vị trí ổn định, người công nhân không thay đổi (mặt quần áo có
màu sắc cố định) thì lượng sữa tăng nhiều; ngược lại nếu mất một yếu tố nào đó
dẫn đến mất phản xạ có điều kiện có thể sẽ làm giảm lượng sữa vì con vật bị ức
chế.
Cách luyện tập là hàng ngày, vào một giờ nhất định, dùng nước ấm 30-40oC
rửa vú, lấy khăn lau khô, rồi xoa bóp trong 10 phút, cuối cùng lau sạch bầu vú
bằng nước nóng. Khi xoa bóp cần làm nhẹ nhàng và lần lượt bên phải trước, bên
trái sau.
- Luyện tập thói quen: cần luyện hàng ngày, theo các thói quen của người và
con vật sao cho thuận tiện để dễ dàng vắt sữa hàng ngày.
- Luyện thân thể: xoa chải hàng ngày cho cơ thể giúp máu huyết lưu thông,
giữ cho da sạch sẽ để tránh bệnh ngoài da.
- Luyện thời gian: để tạo cho con vật có một phản xạ nhất định, điều này rất
quan trọng đối với trâu, bò sữa. Luyện tập tốt giúp cho con vật có phản xạ tốt, đến
đúng thời gian cho dù đang làm gì hay ở đâu con vật cũng sẽ trở về nơi vắt sữa,
mặt khác nếu kết hợp tốt với trạng thái sinh lý của con vật có thể thu được sản
lượng sữa tối đa. Để luyện tập tốt, trước tiên phải lên kế hoạch thời gian cụ thể dựa
theo sinh lý của con vật. Khi vắt sữa không được thay đổi chỗ đứng, động tác,
người và giờ vắt sữa.
* Quy trình vắt sữa
Tắm rửa sạch sẽ cơ thể cho con vật nhất là phần thân sau và bầu vú. Dọn
sạch chỗ vắt sữa. Trâu, bò nào hay đá thì buộc chân sau lại. Ngoài ra cũng phải
buộc đuôi vào đùi sau để tránh bụi, phân rơi vào sữa. Dùng khăn nhúng nước rửa
sạch và lau khô bầu vú. Sau đó xoa bóp bầu vú đến khi thấy bầu vú cứng lên, đó là
dấu hiệu sữa đã xuống đầy bầu vú. Thời gian tác động từ 2-3 phút. Dùng vazơlin
hoặc cắt vài giọt sữa để bôi trơn lòng bàn tay cho dễ vắt. Vắt vài giọt sữa đầu để
kiểm tra viêm vú, sữa có màu trắng là sữa bình thường. Khi núm vú căng, cần tiến
hành vắt sữa ngay. Thông thường ban đầu vắt hai núm ở bên trái cho bớt căng rồi
vắt hai núm bên phải. Cũng có thể vắt hai vú trước rồi đến hai vú sau. Khi sữa gần
hết thì vắt lần lượt từng vú. Thời gian vắt sữa khoảng 4-5 phút. Tần số co bóp của
tay khoảng 55-60 lần/phút. Khi đã vắt hết sữa dùng khăn sạch lau vú và nhúng 4
vú vào dung dịch thuốc tím 5% để sát trùng, tất cả các thao tác trong quá trình vắt
sữa cần phải nhanh và chính xác.
43
* Các kỹ thuật vắt sữa
- Vắt bằng tay: có hai cách là vắt nắm và vắt vuốt.
+ Vắt nắm: nắm núm vú bằng bàn tay hé mở trong khi giữ chặt ngón cái và
ngón trỏ phía trên núm vú để ngăn không cho sữa trở lên bầu vú. Siết chặt các
ngón khác, lần lượt từng ngón theo chiều dài núm vú, ép sữa đi xuống và ra khỏi
vú. Mở bàn tay để sữa có thể xuống ống núm vú cho đợt vắt tiếp theo. Ưu điểm
của phương pháp này là không làm núm vú bị kéo dài và ít làm vú bị viêm.
+ Vắt vuốt: kẹp giữa ngón tay cái và ngón trỏ xuống phía dưới, đẩy sữa dọc
theo chiều ống núm vú cho đến khi ra khỏi bầu vú. Phương pháp này ít nặng nhọc
cho người vắt sữa, nhưng có khuyết điểm là làm núm vú bị kéo dài và thường gây
rách hoặc viêm vú. Chỉ nên áp dụng phương pháp này trong trường hợp con vật có
núm vú nhỏ và ngắn hoặc để vắt kiệt sữa sau khi đã dùng kiểu vắt nắm.
- Vắt sữa bằng máy: cũng áp dụng các kiểu vắt như vắt bằng tay. Cách vắt
này áp dụng cho trâu, bò có núm vú phát triển đều, đường kính núm vú 2-3 cm, độ
dài núm vú khoảng 5-8 cm vì với các kích cỡ trên sẽ thuận tiện cho việc vắt sữa
bằng máy.
* Thời điểm vắt sữa
- Mùa hè: sáng 5-6 giờ, chiều 17-18 giờ.
- Mùa đông: sáng 5 giờ 30 đến 6 giờ 30, chiều 16 giờ 30 đến 17 giờ 30 phút
- Để đảm bảo vắt được nhiều sữa, ngoài các yếu tố con giống và thức ăn cần
phải đảm bảo 4 đúng: đúng giờ vắt sữa hàng ngày, đúng nơi vắt sữa, đúng người
vắt sữa, đúng kỹ thuật vắt sữa đối với từng con.
Trong khi khai thác sữa cần chú ý vệ sinh bầu vú sạch sẽ, vắt sữa đúng kỹ
thuật để phòng bệnh viêm vú. Cần kịp thời chữa trị và cách ly các con bệnh, chú ý
vệ sinh tiêu độc chuồng trại và dụng cụ vắt sữa.
* Chú ý trong thời gian nuôi trâu, bò lấy sữa cần theo dõi để phát hiện động
dục trở lại. Thông thường sau khi sinh 30 ngày trâu, bò sữa sẽ động dục trở lại.
Nếu sau khi đẻ 3 tháng không thấy động dục trở lại thì trâu, bò đó không đạt tiêu
chuẩn, nên loại nuôi thịt. Cần phải theo dõi kỹ vì trong thời gian cho sữa con vật
lên giống yếu hơn so với bình thường nên nếu không phát hiện kịp sẽ không phối
giống kịp.
* Nuôi trâu, bò cạn sữa
Việc cạn sữa nhằm mục đích:
- Giúp bò mẹ có thời gian tích lũy cơ thể cho chu kỳ cho sữa mới.
- Giúp bò mẹ có đủ dưỡng chất nuôi thai tốt ở giai đoạn cuối kỳ cho sữa.
- Giúp bò có điều kiện nghỉ ngơi.
Thông thường cạn sữa cho trâu, bò vào khoảng 2 tháng trước khi đẻ. Để cạn
sữa cần chia làm ba giai đoạn:
44
- Giai đoạn từ 1-10 ngày đầu: hạn chế và không cho ăn thức ăn tinh cũng như
thức ăn có nhiều nước, cho ăn thức ăn thô, đặc biệt là thức ăn thô khô, không xoa bóp
bầu vú.
- Giai đoạn từ 11-50 ngày: cho ăn theo mức bình thường của trâu, bò mang
thai. Bắt đầu xoa bóp bầu vú ngày 1-2 lần, từ 5-10 phút/lần.
- Giai đoạn từ 51 ngày đến khi đẻ: tùy theo tình trạng mà tác động cho phù
hợp, cần tránh để bò có sữa trước khi đẻ vì như thế sẽ rất dễ bị viêm vú.
Trong giai đoạn đầu phải cạn cho được sữa bò. Trường hợp bò cao sản cần
phải áp dụng nhiều biện pháp kể cả cho nhịn đói, nhịn khát, … nhằm cạn sữa. Ơ cả
ba giai đoạn cần phải cho con vật vận động, tắm chải, nghỉ ngơi, cho ăn thức ăn có
phẩm chất tốt phù hợp với yêu cầu năng suất dự kiến về sau.
5.2.4. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt
Trong chăn nuôi trâu, bò thịt cần có chuồng trại có thể che nắng, mưa, chống
nóng, lạnh cho vật nuôi. Chuồng cần ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
Tùy điều kiện cụ thể mà người chăn nuôi có thể tận dụng các vật liệu sẵn có để làm
chuồng nhằm giảm chi phí chăn nuôi, tuy nhiên làm chuồng sao cho kiên cố là tốt
nhất. Ngoài ra, cần chú ý tẩy giun sán trước khi vỗ béo cho trâu, bò.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt của trâu, bò thịt
a. Tuổi giết thịt: ở giai đoạn 12-18 tháng tuổi tốc độ phát triển hệ cơ và
xương của trâu, bò rất nhanh. Sau giai đoạn này sự tích lũy nitơ bắt đầu giảm, sự
hình thành protein thấp và sự sinh trưởng của tế bào không tăng nữa, đồng thời tốc
độ tích lũy mỡ tăng lên. Lúc này mỡ trong cơ bắp cao hơn mỡ trong nội tạng. Khi
tuổi con vật càng cao thì sự tích lũy mỡ dưới da và mỡ nội tạng tăng lên. Như vậy,
khi tuổi tăng lên thì hàm lượng tương đối của xương và mỡ liên kết giảm, khối
lượng thịt và mỡ tăng lên.
b. Con giống: các giống trâu, bò kiêm dụng thường tích lũy mỡ trong thân
thịt thấp, phần lớn chúng tích lũy trong khoang bụng, năng suất thịt không được
cao. Nên chọn các giống trâu, bò chuyên thịt để nuôi để đạt tỷ lệ thịt xẻ cao, có thể
trên 65%, và sự tích lũy mỡ trong cơ thể sớm. Các giống trâu, bò kiêm dụng
thường tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 59-60%. Các giống trâu, bò sữa sự phát triển cơ bắp
kém. Các giống trâu, bò cày kéo cơ bắp phát triển nhưng sự tích lũy mỡ trong cơ ít,
thịt cứng và khô.
c. Giới tính và thiến: con cái thường chậm lớn hơn con đực cùng tuổi. Ở 15-
18 tháng tuổi, thể trọng bê cái khoảng 350-400kg còn bê đực khoảng 400-450kg.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng bê đực không thiến đạt tốc độ sinh trưởng cao hơn,
hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn, do vậy chi phí thức ăn tính cho 1kg tăng trọng
thấp hơn so với đực thiến. Tuy nhiên sự tích lũy mỡ trong cơ bắp của bê đực thiến
cao hơn và sớm hơn bê đực không thiến.
d. Nuôi dưỡng: sức sản xuất của bê phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng. Mức
dinh dưỡng cao có thể cho khối lượng thịt cao gấp 2 lần so với mức dinh dưỡng

45
thấp. Mức độ dinh dưỡng cao, tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt nâng cao, còn mô liên
kết và xương thì giảm thấp. Giá trị của thịt đạt cao ở các loại thịt này.
e. Thời gian vỗ béo: không nên nuôi vỗ béo bò kéo dài vì sẽ làm tốn chi phí
và thời gian và năng suất thịt không đảm bảo, cũng không nên nuôi vỗ béo trong
thời gian quá ngắn vì chất lượng thịt chưa đảm bảo. Thời gian vỗ béo tốt nhất là 3
tháng.
f. Loại hình nuôi: nếu trâu, bò được nuôi hướng thịt từ sớm thì chất lượng
và năng suất thịt sẽ đạt chất lượng cao. Nếu tận dụng trâu, bò sữa loại thải thì năng
suất thịt không cao; đối với trâu, bò cày kéo thì chất lượng thịt không ngon.
* Kỹ thuật nuôi trâu, bò thịt theo giai đoạn
a. Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi
Cần chú ý chăm sóc bê sau khi được sinh ra. Trong giai đoạn này cần thiết
dự kiến mức độ tăng trưởng của bê để tác động những biện pháp kỹ thuật thích
hợp. Cần lưu ý là tốc độ của bê sẽ tăng dần đến 4 tháng tuổi và chậm dần lại đến 6
tháng tuổi. Giai đoạn này tỷ lệ chết của bê rất cao, cần đặc biệt quan tâm.
Trong tháng thứ nhất tuyệt đối cho bê bú sữa mẹ, nếu có thể thì bổ sung
thêm một số thức ăn đậm đặc dễ tiêu và tập ăn cỏ khô dần dần.
Sau khi bê đã biết ăn thì bắt đầu tăng dần lượng cỏ (chủ yếu là cỏ tươi và cỏ
khô) và bổ sung thêm các thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung đạm và năng lượng kết
hợp chăn thả bê trên những đồng cỏ thốt tạo điều kiện cho bê vận động và hấp thu
ánh sáng mặt trời giúp bê phát triển tốt.
Bảng 8: Định mức thức ăn trong giai đoạn 1-6 tháng tuổi đối với bê nuôi thịt
Thức ăn Bê đực nội Bê đực lai Bê đực ngoại
- Sữa nguyên (kg) 40 200 (bú bình) 250 (bú bình)
- Thức ăn hỗn hợp (kg) 54 54 60
- Thức ăn xanh Cho ăn tự do Cho ăn tự do Cho ăn tự do
- Muối ăn (kg) 2 2 2
Trong giai đoạn này cần giữ bê không bị lạnh, tẩy giun sán cho bê. Có thể
hủy sừng vào tháng thứ nhất để tránh hút nhau và tiết kiệm diện tích nuôi.
b. Giai đoạn từ 7-21 tháng tuổi
Giai đoạn này chuyển sang thức ăn cơ bản là thức ăn xanh. Nếu giai đoạn
này bê được nuôi dưỡng tốt thì bê sẽ lớn nhanh, bộ máy tiêu hóa phát triển tốt
thích ứng với nhu cầu sinh trưởng.
Lượng thức ăn giai đoạn này tăng lên gấp đôi so với giai đoạn 1, có thể chăn
thả 8-10 giờ/ngày trên đồng. Khi nhốt lại thì bổ sung thên thức ăn tinh, cỏ xanh và
thức ăn họ đậu để cung cấp thêm đạm cho con vật. Có thể trộn thêm không quá
25g urea/100 kg thể trọng. Cho uống nước đầy đủ, chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ.

46
Đến tuổi này cần phải thiến bê để ngăn chặn sự phát triển của hệ sinh dục
nhằm tạo điều kiện cho sự tích lũy mỡ nhanh để sớm đạt trọng lượng giết thịt. Tuy
nhiên cũng không được thiến quá sớm vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt và
thể trọng con vật. Cũng không thiến quá trễ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu phát triển
sinh dục. Tuổi thiến thích hợp là: 11-13 tháng đối với bê đực nội, 10-11 tháng đối
với bê đực lai, 9-10 tháng đối với bê ngoại.
c. Giai đoạn vỗ béo (từ 22-24 tháng tuổi)
Cần vỗ béo trâu, bò thịt trong giai đoạn ngắn (khoảng 3 tháng) để cho vật
nuôi đạt trọng lượng theo yêu cầu, tích lũy mỡ nhanh, năng suất thịt cao đồng thời
cải thiện được chất lượng thịt.
Giai đoạn này phải cung cấp nhiều năng lượng trong khi nhu cầu về đạm,
khoáng sẽ giảm xuống. Cần phải cung cấp nhiều thức ăn thô, khô (cỏ khô, rơm) để
giúp bò tích lũy mỡ nhanh.
* Có nhiều phương pháp để vỗ béo trâu, bò
- Vỗ béo bằng chăn thả: phương pháp này tận dụng hoàn toàn đồng cỏ,
không tốn thêm chi phí. Tuy nhiên hiệu quả từ phương pháp này không cao vì chỉ
giúp được bò tăng trưởng, nguồn dinh dưỡng còn hạn chế.
- Vỗ béo bán chăn thả: bò được chăn thả trên đồng, sau khi về chuồng sẽ được
bổ sung thêm thức ăn thô và các nguồn bổ sung năng lượng khác để vỗ béo như bánh
liếm dinh dưỡng, rỉ mật đường, … phương pháp này có thể áp dụng ở những nơi đồng
cỏ bị hạn chế về diện tích. Phương pháp này có thể giúp người chăn nuôi tận dụng tốt
các nguồn phụ phẩm, chăm sóc đàn vật nuôi tốt hơn, cho mức tăng trọng cao hơn, …
giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập. Tuy nhiên phương pháp này cũng có
khuyết điểm là cần tốn chi phí đầu tư và công lao động so với phương pháp hoàn toàn
chăn thả.
- Vỗ béo hoàn toàn tại chuồng: người chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ thức
ăn như cỏ, rơm, phụ phế phẩm, rỉ mật, … tại chuồng cho con vật, không chăn thả.
Phương pháp này giống với hình thức nuôi công nghiệp. Người chăn nuôi phải tốn
chi phí đầu tư cao, tuy nhiên hiệu quả kinh tế từ phương pháp này rất cao do người
chăn nuôi theo sát con vật, có thể áp dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến trong
chăn nuôi để đạt được năng suất tối đa, thu lại lợi nhuận lớn.
* Vỗ béo trâu, bò loại thải
Đây là những con trâu, bò sữa hay cày kéo đã già, hết tuổi sử dụng nên khi
loại thải phải vỗ béo để bán thịt. Cần vỗ béo cho con vật tăng 15-20% trọng lượng
cơ thể trước khi vỗ béo. Chủ yếu cho ăn thêm rơm, cỏ và thức ăn tinh tại chuồng
kết hợp với chăn thả ngoài đồng.
- Tháng thứ nhất: tẩy giun sán, cho ăn đầy đủ cỏ, rơm, cung cấp thêm đạm
cho những con gầy ốm.
- Tháng thứ hai: không chăn thả ở xa, cho ăn cỏ tự do, cung cấp lượng thức
ăn tinh gấp đôi tháng đầu, cho uống nước đầy đủ.
47
- Tháng thứ ba: cho ăn những thức ăn giàu năng lượng, thức ăn tinh. Chăn
thả gần chuồng để tăng tích lũy mỡ.
5.2.5. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cày kéo
* Chăm sóc nuôi dưỡng trâu, bò cày kéo
Công việc cày kéo rất nặng nhọc nên sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng
của trâu, bò do đó cần chú ý tăng cường khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu của vật
nuôi, nhất là nhu cầu về năng lượng.
Thức ăn cho trâu, bò cày kéo phải ngon, đảm bảo chất lượng. Nếu con vật
mệt không muốn ăn thì phải nấu cháo cám cho ăn.
Cần cho nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian làm việc. Nếu một buổi làm 4 tiếng
thì cần cho nghỉ giải lao giữa giờ 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút.
Mức độ làm việc vừa phải đối với trâu, bò cày kéo là 4 giờ/ngày, nếu làm
việc 8 giờ/ngày thì đó là mức độ nặng.
Cần cho ăn từ 20-40kg cỏ/ngày. Kết hợp cho ăn thêm các thức ăn thô, khô,
phụ phế phẩm và thức ăn bổ sung năng lượng khác.
Bảng 9: Tiêu chuẩn khẩu phần hàng ngày của trâu, bò do ủy ban Nông
nghiệp TW ban hành
Loại thức ăn Thức ăn xanh Rơm, cỏ Thức ăn tinh Muối ăn
(cỏ tươi, rau, khô (Kg) (g)
Loại gia súc ngô cây) (Kg) (Kg)
Vụ Đông Xuân
Trâu cày:
+ Ngày làm việc 30 – 35 40 -50
+ Ngày nghỉ 25 – 30 5–6 2–3 -
Bò cày: 2–4 -
+ Ngày làm việc 20 – 25 30 – 40
+ Ngày nghỉ 15 – 20 -
Vụ Hè Thu 2–4 1–2
Trâu cày: 1–3 -
+ Ngày làm việc 35 – 40 40 – 50
+ Ngày nghỉ 30 -
Bò cày:
+ Ngày làm việc 25 – 30 3–4 1–2 30 – 40
+ Ngày nghỉ 25 1–2 - -

2–3 1
1-2 -
Chuồng trại phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, ấm áp vào mùa đông, tránh mưa
tạt gió lùa lên mình vật nuôi có thể gây cảm lạnh.
48
Vào mùa hè sau khi làm việc xong không chăn thả trên đồng trống, nắng sẽ
dễ gây cảm nắng, cho con vật nghỉ ngơi trong bóng mát và cung cấp cỏ xanh tại
chỗ. Chú ý cần cho trâu đầm tắm thỏa thích.
Mùa đông phải giữ ấm cho trâu, bò bằng cách phủ thêm bao bố lên mình và
phải cho ăn đầy đủ trong thời gian này để đủ sức khỏe, không bệnh tật.
* Huấn luyện trâu, bò cày kéo
Đối với bò: việc huấn luyện bắt đầu lúc gia súc được khoảng hai năm tuổi,
cho gia súc làm việc nhẹ để quen dần và để xương phát triển bình thường, sau đó
cho gia súc làm việc với các điều kiện khó khăn, nặng nhọc hơn.
Huấn luyện bắt đầu lúc gia súc ít nhất hai năm tuổi. Huấn luyện bằng cách
đặt một cái gọng ở mỗi bên của con vật và dần dần áp dụng trọng lượng như thân
cây đặt lên các gọng, cần 4-5 ngày để tập luyện với các gọng không có đồ đạc, kế
đến là 3 ngày cho chở đồ nặng. Sau đó động vật được cho cày nhẹ và bừa, trục và
dần dần sử dụng công việc nặng hơn. Bên cạnh đó tránh làm cho gia súc sợ hãi và
tập nó làm quen với con người.
Đối với trâu thì dễ tập luyện và ít tốn thời gian do bản chất thầm lặng của
chúng. Những nghé con có thể thực tập bằng cách đi cạnh mẹ đang làm việc và
buộc vào cổ chúng một sợi dây thừng lúc một năm tuổi. Việc tập luyện thật sự bắt
đầu lúc gia súc được khoảng 3 năm tuổi, có thể cho trâu nhỏ làm việc chung với
trâu lớn hoặc làm việc một mình nhưng với trọng lượng vật kéo nhẹ hơn. Sau một
năm có thể cho gia súc kéo với trọng lượng nặng hơn.
Huấn luyện trâu bò cày kéo theo 3 bước:
- Xỏ mũi: lỗ mũi của gia súc được xỏ xuyên qua bởi một sợi dây thừng sao cho
người dân dễ dàng điều khiển. Sau đó người chăn nuôi và gia súc bước vào quá trình
tập luyện.
- Kéo gỗ: vật huấn luyện được gác chung ách với một con khác cùng tập. Sau
đó chúng được cho kéo gỗ với các trọng lượng khác nhau, bắt đầu kéo với trọng
lượng nhẹ sau đó tăng dần. Trong lúc đó gia súc cũng được tập làm quen với sự điều
khiển của con người. Việc tập luyện lúc đầu cần có bốn người. Hai người đi phía
trước dẫn dắt gia súc, hai người còn lại cầm dây từ phía sau. Sau khoảng một giờ chỉ
cần một người phía trước và một người phía sau. Quá trình tập luyện tiếp theo cũng
chỉ cần hai người.
- Kéo đồ dùng: khi gia súc quen với kéo gỗ và người điều khiển khoảng 2
giờ/ngày liên tiếp trong hai ngày chúng được đưa đi cày, bừa ngoài đồng ruộng.
Lúc này cặp gia súc có thể chỉ được điều khiển bởi một người.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sức kéo
- Giống: Các giống có tầm vóc trung bình cao, chịu đựng được khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm của nước ta có sức kéo lớn. Trâu Việt Nam có tầm vóc không kém so
với trâu Châu Á. Sức kéo của trâu thường lớn hơn bò. Các giống bò lai Sind có
tầm vóc lớn hơn bò vàng Việt Nam và cũng có sức kéo lớn hơn.
49
- Cá thể: Sự khác nhau giữa các cá thể trong giống do đặc trưng riêng của
mỗi cá thể tạo ra. Thân sau càng cao thì sức kéo càng kém. Bốn chân thẳng, bước
đi bình thường, móng úp bát là có sức kéo tốt.
- Giới tính và tuổi: Nhìn chung con đực khỏe hơn con cái và con cái thì hiền,
dễ điều khiển hơn con đực. Trong thực tế dùng con cái cày ruộng sâu, con cái cày
ở đất nhẹ hơn. Trâu, bò trên 3 năm tuổi sức kéo mới tốt, thời gian sử dụng có thể
đến 13-15 năm, tuy nhiên có cá thể đến 30-40 tuổi vẫn làm việc tốt.
- Nuôi dưỡng chăm sóc: Nuôi dưỡng tốt làm ảnh hưởng mạnh đến sức kéo.
Trâu, bò được chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo sẽ khỏe mạnh, không mắc bệnh, năng
suất lao động cao, thời gian sử dụng được lâu dài.
- Nông cụ và trình độ sử dụng: Xe và cày bừa không tốt ảnh hưởng đến khả
năng làm việc của con vật. Nếu xe bánh sắt không có ổ bi chỉ kéo được khoảng 5-7
tạ, còn nếu xe bánh lốp có trục ổ bi có thể kéo được 1,7-2 tấn.

50
BÀI 6. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA THƯỜNG GẶP

Giới thiệu: Bài phòng và trị một số bệnh nội khoa thường gặp trang bị cho
người học các kiến thức về chẩn đoán, phòng và trị được các bệnh nội khoa thường
gặp ở trâu, bò.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của các bệnh nội khoa.
- Thực hiện được chẩn đoán, phòng và trị được các bệnh nội khoa thường
gặp ở trâu, bò.
Nội dung chính:
6.1. Bệnh bội thực dạ cỏ
6.1.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh bội thực dạ cỏ ở trâu bò là do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn làm cho
thể tích dạ dày tăng lên gấp bội, vách dạ dày căng. Đây là bệnh trâu bò hay mắc,
chiếm 40% các bệnh ở dạ dày 4 túi.
6.1.2. Cơ chế sinh bệnh
Hoạt động của dạ cỏ do hệ thần kinh thực vật chi phối vì vậy những nhân tố
gây bệnh ở bên ngoài hay trong cơ thể đều làm trở ngại hoạt động của thần kinh
mê tẩu, làm giảm vận động của dạ cỏ, cuống hạ vị co thắt làm cho thức ăn tích lại
ở dạ cỏ. Thức ăn lên men, thối rữa sinh ra nhiều hơi và các sản vật phân giải như
các loại khí và axit hữu cơ. Những chất này kích thích vào vách dạ cỏ, làm cho dạ
cỏ co giật từng cơn, con vật đau đớn không yên.
6.1.3. Nguyên nhân gây bệnh
Do thức ăn: gia súc bị nhịn đói lâu ngày khi được ăn thì ăn quá no. Thức ăn
là dạng bột khô như khô dầu, cám bắp, cám gạo… khi vào dạ cỏ sẽ hấp thu nước
trương nở lên gây bội thực.
Do thời tiết: trời quá nóng, quá lạnh, hay do thời tiết thay đổi đột ngột, gia
súc bị cảm nóng, cảm lạnh hoặc do gia súc phải làm việc quá sức, bò sữa ít vận
động, dẫn tới giảm nhu động dạ cỏ hoặc liệt dạ cỏ.
Do kế phát một số bệnh như bệnh nhiệt thán, bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm
phổi hay một số bệnh ở xoang bụng.
6.1.4. Triệu chứng của bệnh
Bệnh tiến triển từ từ, lúc đầu con vật ngừng ăn, không nhai lại, sau 2-3 ngày
thì xuất hiện các triệu chứng sau:
Đau bụng: bệnh nhẹ gia súc biểu hiện thiếu yên tĩnh, hay ngoảnh đầu về phía
bụng trái, lấy chân đá lên bụng, khi dắt đi thường khó khăn, vật thích đứng hơn
nằm.
51
Bệnh nặng thì các biểu hiện trên trầm trọng hơn, có khi quá đau bụng, con
vật lăn lộn, giãy dụa trên đất.
Hõm hông trái căng to như gia súc ăn no, sờ nắn vào hõm hông trái thấy
chắc, cứng, ấn vào thấy dạng bột nhão, rút tay ra để lại vết tay ấn.
Khám qua trực tràng thấy dạ cỏ chắc như túi bột, con vật phản ứng đau.
Gõ vùng dạ cỏ thấy âm đục nâng cao lên tới 1/3 phía trên. Nhưng có kế phát
chướng hơi thì âm gõ thấy như dạ cỏ bình thường.
Tần số hô hấp, tim đập tăng. Nhu động dạ dày và ruột giảm, bí tiểu tiện. Lúc
đầu táo bón sau tiêu chảy.
Gia súc bệnh có thể sau 5-6 ngày mới chết trong 1 ngày, chậm 10 ngày. Gia
súc thường chết do ngạt thở, hoặc do trúng độc vì thức ăn bị lên men thối ở dạ cỏ.
Bệnh nhẹ có thể tự khỏi, bụng xẹp xuống, ăn được, có nhai lại và thường kèm tiêu
chảy.
6.1.5. Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng đặc điểm: bụng trái căng to, ấn tay vào vùng dạ cỏ
để lại vết tay, gia súc không ăn, nhai lại giảm.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: chướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ
ong do ngoại vật.
6.1.6. Tiên lượng
Tiên lượng tốt điều trị được nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
6.1.7. Điều trị
Cho gia súc nhịn ăn 2-3 ngày (không hạn chế nước uống), tăng cường xoa
bóp vùng dạ cỏ, dắt cho gia súc vận động. Những ngày sau cho ăn một ít thức ăn
mềm dễ tiêu, ăn nhiều lần trong ngày.
Tống chất chứa trong dạ cỏ ra ngoài người ta sử dụng bằng sulfat natri 300-
500 gam/ trâu bò, 20-50 gam/ dê, cừu.
Dùng thuốc kích thích co bóp dạ dày: pilocarpin, Strychnin.
Đề phòng chướng hơi cho uống cồn, tỏi.
Mổ dạ cỏ để lấy thức ăn trong dạ cỏ ra.
6.1.8. Phòng bệnh
Cho ăn thức ăn dể tiêu, ít lên men, chia làm nhiều lần ăn, kết hợp thức ăn
xanh và rơm khô.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi.

52
6.2. Bệnh chướng hơi dạ cỏ
6.2.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa
mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên
sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây
họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh….
6.2.2. Cơ chế sinh bệnh
Trâu bò khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra
không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời
bò sẽ chết do ngạt thở.
6.2.3. Nguyên nhân gây bệnh
6.2.3.1. Nguyên nhân do thức ăn
- Do trâu, bò ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như thức ăn xanh chứa nhiều
nước, cây cỏ họ đậu, thân cây ngô non, cây đậu phộng tươi… hoặc những thức ăn đang
lên men như cây cỏ, rơm, rạ mục…
- Do ăn phải những thức ăn chứa độc tố.
6.2.3.2. Nguyên nhân do kế phát
- Do kế phát từ các bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc…
6.2.4. Triệu chứng của bệnh
6.2.4.1. Triệu chứng cục bộ
- Vùng bụng trái chướng to, hõm hông trái căng phồng vươn cao hơn cột sống.
- Trâu, bò khó thở tần số hô hấp tăng, dang hai chân để thở, hoặc thè lưỡi để thở.
- Tĩnh mạch cỏ phình to, tim đập nhanh 140 nhịp/phút, mạch yếu, huyết áp giảm.
6.2.4.2. Triệu chứng toàn thân
- Con vật khó chịu, đứng, nằm không yên, bụng phình to có biểu hiện đau bụng,
vật ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, hai chân sau thu vào bụng.

53
6.2.5. Chẩn đoán bệnh
6.2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Dựa vào triệu chứng điển hình của bệnh như đã nêu trên.
6.2.5.2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh bội thực dạ cỏ
6.2.6. Tiên lượng
Tiên lượng tốt điều trị được nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
6.2.7. Điều trị
*Làm thoát hơi trong dạ cỏ:
- Xoa bóp vùng dạ cỏ nhiều lần mỗi lần cách nhau 10-15 phút.
- Cho trâu, bò đứng ở trạng thái đầu cao hơn mông.
- Đánh lưỡi cho con vật để kích thích ợ hơi.
* Dùng thuốc:
- NH4OH liều 15ml hoặc axit lactic liều 10-15ml pha vào 1000ml nước cho uống.
- Cồn 70o liều 100-200ml cho thêm 1-2 củ tỏi giã nhỏ, pha trong 500ml nước cho
uống.
- Natri Sulfat hoặc Magie Sulfat liều 200-500g cho trâu, bò uống 1 lần.
- Thụt rửa trực tràng cho con vật.
* Dùng phương pháp chọc dạ cỏ để thoát hơi:
- Cắt lông sát trùng vùng lõm hông bên trái.
- Dùng troca chọc thủng da, tổ chức dưới da, thành dạ cỏ.
- Điều chỉnh cho hơi ra từ từ, tránh tháo hơi đột ngột.
- Dùng thuốc trợ tim Cafein natri benzoate 20% liều 10-15ml/con/1 lần, tiêm
dưới da cho trâu, bò.
6.2.8. Phòng bệnh
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò đúng quy trình kỹ thuật.
54
- Vệ sinh thức ăn, nước uống cho con vật.
- Không cho trâu, bò ăn những thức ăn nấm mốc, kém phẩm chất.
- Theo dõi và điều trị sớm các bệnh: liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc.
6.3. Bệnh xêton huyết
6.3.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh xêton huyết ở bò là bệnh đặc trưng rối loạn trao đổi protit, gluxit và
chất béo kèm xuất hiện các triệu chứng tăng xeton huyết, xeton niệu, xeton sữa và
giảm đường huyết. Xeton huyết là một trong những bệnh chiếm hàng đầu trong số
các bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò sữa.
6.3.2. Cơ chế sinh bệnh
Các quá trình trao đổi chất ở bò sữa xảy ra ở mức độ cao, do đó chúng cần
ăn lượng lớn thức ăn. ở chúng trong mối liên quan đến điểm đặc biệt của trao đổi
gluxit - lipid, nên nhu cầu rất cao về gluxit dễ tiêu hoá cần thiết cho hoạt động bình
thường của hệ vi khuẩn dạ cỏ, chúng đáp ứng việc tổng hợp các axit béo bay hơi,
axit amin, vitamin và các dưỡng chất khác. ở động vật nhai lại chỉ một lượng nhỏ
gluxit ở dạng glucosa hấp thụ từ đường dạ dày ruột vào máu.
6.3.3. Nguyên nhân gây bệnh
6.3.3.1. Nhận biết đặc điểm bệnh:
Chứng xêton huyết là kết quả của sự rối loạn trao đổi lipit và protein. Trong máu
và trong tổ chức chứa nhiều thể xêton gây triệu chứng thần kinh ở con vật, đồng thời
làm lượng đường huyết giảm rõ rệt.
6.3.3.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh
Do phối hợp khẩu phần thức ăn chưa đúng. Trong khẩu phần thức ăn thiếu gluxit,
tỷ lệ protein và lipit quá nhiều.
Do kế phát từ chứng đường niệu, do bệnh gan, do thiếu insulin nên sự tổng hợp
glycogen kém, cơ thể không giữ được đường.
6.3.4. Triệu chứng của bệnh
Trong giai đoạn đầu (nhất là đối với bò sữa có sản lượng cao) con vật biểu hiện rối
loạn tiêu hóa, thích ăn thức ăn thô xanh chứa nhiều nước, chảy dãi, nhai giả, nhu động
dạ cỏ giảm hoặc liệt, giảm ăn nhai lại. Sau đó có hiện tượng viêm ruột thể cata, đi tiêu
chảy, phân đen, có chất nhầy, thỉnh thoảng đau bụng. Con vật gầy dần, sản lượng sữa
giảm.
Giai đoạn bệnh tiến triển: Con vật ủ rũ, mệt mỏi, đi lại loạng choạng, thích nằm lì,
mắt lim dim. Con vật có triệu chứng thần kinh thể hiện bằng những cơn điên cuồng,
mắt trợn ngược, dựa đầu vào tường, hai chân trước đứng bắt chéo hay choạng ra, lưng
cong, cơ cổ và cơ ngực co giật.
Cuối thời kỳ bệnh: Con vật bị liệt hai chân sau, phản xạ kém, nằm lì một chỗ, đầu
gục vào mé ngực.
55
Trong quá trình bệnh, nhiệt độ cơ thể thường giảm, thở sâu và chậm, thở thể bụng
tần số mạch ít thay đổi nhưng khi suy tim thì tần số mạch tăng.
Vùng âm đục của gan mở rộng, khám vùng gan con vật có phản ứng đau,
gan bị thoái hóa mỡ.
Da rất nhạy cảm, khi chạm vào da con vật có cảm giác đau đớn.
Nước tiểu trong, tỷ trọng nước tiểu thấp, có mùi xeton, lượng xeton trong nước
tiểu có thể đạt tới 100mg/l
6.3.5. Chẩn đoán bệnh
6.3.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Điều tra khẩu phần ăn của gia súc.
Nắm vững những đặc điểm của bệnh là rối loạn tiêu hóa, liệt dạ cỏ, tiêu chảy.
Trong hơi thở, sữa, nước tiểu có mùi xeton. Con vật tê liệt, nằm gục đầu về phía ngực.
Hàm lượng xeton tăng trong máu và nước tiểu, còn hàm lượng đường huyết giảm.
6.3.5.2. Chẩn đoán phân biệt
Liệt sau khi đẻ: Bệnh xảy ra ngay sau khi đẻ 1-3 ngày, trong nước tiểu không có
mùi xeton. Dùng phương pháp bơm không khí vào vú có thể chữa khỏi.
Liệt dạ cỏ: Bệnh này không có xêton trong nước tiểu.
6.3.6. Tiên lượng
Tiên lượng tốt điều trị được nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
6.3.7. Điều trị
Nguyên tắc điều trị: Cải thiện khẩu phần ăn cho gia súc. Cho ăn thức ăn dễ tiêu,
giảm tỷ lệ đạm mỡ. Tăng cường sự hình thành glycogen để tránh nhiễm độc toan.
+ Hộ lý: Cho gia súc ăn thêm các loại thức ăn như cây ngô, ngọn mía, bã đường,
tăng cường hộ lý, chăm sóc, cho gia súc vận động.
+ Điều trị: Trường hợp bệnh nặng
Bổ sung đường glucoza vào máu. Dung dịch glucoza 20-40%, tiêm tĩnh mạch
200-300ml/con, vài giờ tiêm một lần.
Cho uống nước đường: hòa 200-400g đường với 1-2 lít nước ấm cho uống 2-3 lần/
ngày.
Đề phòng nhiễm độc toan: cho uống bicarbonat natri từ 50-100g, cho uống 3-4 giờ
một lần.
Kích thích nhu động dạ cỏ và nhuận tràng: cho uống natrisulfat 300-500g/con
Trường hợp gia súc có triệu chứng thần kinh: Dùng thuốc an thần
Trường hợp bệnh gây nên do thiếu Insulin: Insulin (40-80 UI) kết hợp với dung
dịch glucoza 20-40% (200-300 ml). Dùng tiêm tĩnh mạch 2 ngày 1 lần.
Dùng thuốc trợ sức trợ lực cho gia súc.
56
6.3.8. Phòng bệnh
Phối hợp khẩu phần thức ăn cân đối, tỷ lệ gluxit, lipit, protein hợp lý.
6.4. Bệnh cảm nắng
6.4.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, khi để ánh nắng chiếu trực tiếp vào gia súc
thời gian lâu, đặc biệt chiếu trực tiếp vào vùng đầu dễ gây ra bệnh cảm nắng.
6.4.2. Cơ chế sinh bệnh
Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, thời tiết thường nắng nóng oi bức, nhiệt
độ môi trường lên cao cản trở quá trình thải nhiệt của gia súc, đồng thời nắng nóng
chiếu trực tiếp dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng, cảm
nóng.
6.4.3. Nguyên nhân gây bệnh
6.4.3.1. Cảm nắng
Cảm nắng chủ yếu do gia súc làm việc ngoài trời nắng gắt, oi bức. Trong ánh
nắng mặt trời có tia hồng ngoại chiếu vào gây sung huyết mạch quản ngoại biên và
sung huyết não. Nếu bệnh kéo dài có thể chuyển sang viêm màng não. Tia tử ngoại
có tác dụng phân hủy protid đối với cơ thể nhất là dịch tiết ra ở vùng sung huyết ở
não, vì vậy gia súc có thể bị nhiễm độc do chất phân tiết protid.
6.4.3.2. Cảm nóng
Cảm nóng xảy ra khi điều kiện chuồng trại quá chật chội, hoặc mái chuồng
quá thấp, mái bằng tôn… Hoặc vận chuyển trên xe quá chật hẹp, nóng bức làm cho
cơ thể không tỏa nhiệt tăng lên quá mức bình thường, gây nên những rối loạn ở hệ
thần kinh trung ương. Sự rối loạn này ở giai đoạn đầu ở trạng thái kích thích về sau
chuyển qua ức chế dẫn tới bại liệt trung khu hô hấp, tuần hoàn. Gia súc có thể chết
ở tình trạng hôn mê.
6.4.4. Triệu chứng của bệnh
6.4.4.1. Cảm nóng
Cảm nóng làm cho thân nhiệt tăng cao hoặc rất cao trên 41oC, ở ngựa vã nhiều
mồ hôi, ở lợn kèm nôn ói. Đặc biệt tần số hô hấp tăng rõ rệt, rối loạn nhịp tim, hôn
mê, co giật. Trước khi chết thường sùi bọt mép có khi có lẫn máu. Niêm mạc mắt
sung huyết nặng, đồng tử giãn.
6.4.4.2. Cảm nắng
Bệnh tiến triển nhanh ngay khi gia súc đang làm việc hay đang chăn thả. Lúc
đầu con vật tỏ ra mệt mỏi, sau đó chuyển sang trạng thái hưng phấn.
Niêm mạc mắt đỏ ngầu, lồng lộn, phá chạy lung tung không chịu nghe sự chỉ
huy của con người, gia súc hay nhảy xuống nước.

57
Thân nhiệt tăng cao tới 41oC hoặc hơn nữa, sùi bọt mép, tăng tần số hô hấp do
sung huyết phổi.
Qua giai đoạn hung phấn thì chuyển sang trạng thái hôn mê, bại liệt kèm theo
sự rối loạn hô hấp và tuần hoàn.
Đối với trâu bò thường kế phát chướng hơi dạ cỏ. Trước khi chết con vật
thường ở trạng thái hôn mê, co giật và đồng tử dãn.
Có trường hợp gia súc cảm nắng, cảm nóng bị chết rất nhanh mà không thể
hiên triệu chứng gì.
6.4.5. Chẩn đoán
Điều tra điều kiện ngoại cảnh kết hợp với triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng: khi gia súc chết đột ngột nên xét
nghiệm vi trùng hay tiêm động vật thí nghiệm, mổ khám bệnh tích để đánh giá
bệnh.
Phân biệt với bệnh nhiệt thán: mổ khám vùng gan và lách nếu có nghi ngờ thì
lấy bệnh phẩm gởi xét nghiệm.
6.4.6. Tiên lượng
Tiên lượng tốt điều trị được nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
6.4.7. Điều trị
6.4.7.1. Hộ lý
Nhanh chóng cải thiện tiểu khí hậu, cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, ở nơi
thoáng mát và khô ráo, cho ăn thức ăn dễ tiêu và uống đủ nước.
6.4.7.2. Hạ nhiệt
- Dùng phương pháp đắp lạnh, nóng vùng đầu và vùng ngực hoặc dùng nước
mát tắm nhanh cho gia súc
- Thụt trực tràng
- Dùng thuốc hạ nhiệt
+ Analgin 5 – 10 mg, SC
+ Vitamin C 1 – 3 g, IM
+ Urotropin 10 % 10 – 15 ml, IM
- Nước nấu rễ tranh râu bắp cho uống
6.4.7.3. Trợ tim và giải độc
- Cafein 1 – 3 g, SC
- Gluco 20 – 40 %, IV
6.4.7.4. Trích huyết tĩnh mạch khi gia súc có biểu hiện của sung huyết não

58
6.4.8. Phòng bệnh
Nhanh chóng cải thiện tiểu khí hậu, cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, ở nơi
thoáng mát và khô ráo, cho ăn thức ăn dễ tiêu và uống đủ nước.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò đúng quy trình kỹ thuật.
- Vệ sinh thức ăn, nước uống cho con vật.
- Không cho trâu, bò ăn những thức ăn nấm mốc, kém phẩm chất.
- Theo dõi và điều trị sớm các bệnh: liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc.
6.5. Bệnh cảm nóng
6.5.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời quá cao so với nhiệt độ ttrong chuồng
Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, thời tiết thường nắng nóng oi bức, nhiệt độ
môi trường lên cao cản trở quá trình thải nhiệt của gia súc, đồng thời nắng nóng
chiếu trực tiếp dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng, cảm
nóng.
6.5.2. Cơ chế sinh bệnh
Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, thời tiết thường nắng nóng oi bức, nhiệt
độ môi trường lên cao cản trở quá trình thải nhiệt của gia súc, đồng thời nắng nóng
chiếu trực tiếp dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng, cảm
nóng.
6.5.3. Nguyên nhân gây bệnh
- Cảm nóng xảy ra khi điều kiện chuồng trại quá chật chội, hoặc mái chuồng
quá thấp, mái bằng tôn… Hoặc vận chuyển trên xe quá chật hẹp, nóng bức làm cho
cơ thể không tỏa nhiệt tăng lên quá mức bình thường, gây nên những rối loạn ở hệ
thần kinh trung ương. Sự rối loạn này ở giai đoạn đầu ở trạng thái kích thích về sau
chuyển qua ức chế dẫn tới bại liệt trung khu hô hấp, tuần hoàn. Gia súc có thể chết
ở tình trạng hôn mê.
6.5.4. Triệu chứng của bệnh
- Cảm nóng làm cho thân nhiệt tăng cao hoặc rất cao trên 41oC, ở ngựa vã
nhiều mồ hôi, ở lợn kèm nôn ói. Đặc biệt tần số hô hấp tăng rõ rệt, rối loạn nhịp
tim, hôn mê, co giật. Trước khi chết thường sùi bọt mép có khi có lẫn máu. Niêm
mạc mắt sung huyết nặng, đồng tử giãn.
6.5.5. Chẩn đoán
Điều tra điều kiện ngoại cảnh kết hợp với triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng: khi gia súc chết đột ngột nên xét
nghiệm vi trùng hay tiêm động vật thí nghiệm, mổ khám bệnh tích để đánh giá
bệnh.

59
Phân biệt với bệnh nhiệt thán: mổ khám vùng gan và lách nếu có nghi ngờ thì
lấy bệnh phẩm gởi xét nghiệm.
6.5.6. Tiên lượng
Tiên lượng tốt điều trị được nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
6.5.7. Điều trị
6.5.7.1. Hộ lý
Nhanh chóng cải thiện tiểu khí hậu, cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, ở nơi
thoáng mát và khô ráo, cho ăn thức ăn dễ tiêu và uống đủ nước.
6.5.7.2. Hạ nhiệt
- Dùng phương pháp đắp lạnh, nóng vùng đầu và vùng ngực hoặc dùng nước
mát tắm nhanh cho gia súc
- Thụt trực tràng
- Dùng thuốc hạ nhiệt
+ Analgin 5 – 10 mg, SC
+ Vitamin C 1 – 3 g, IM
+ Urotropin 10 % 10 – 15 ml, IM
- Nước nấu rễ tranh râu bắp cho uống
6.5.7.3. Trợ tim và giải độc
- Cafein 1 – 3 g, SC
- Gluco 20 – 40 %, IV
6.4.7.4. Trích huyết tĩnh mạch khi gia súc có biểu hiện của sung huyết não
6.5.8. Phòng bệnh
Nhanh chóng cải thiện tiểu khí hậu, cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, ở nơi
thoáng mát và khô ráo, cho ăn thức ăn dễ tiêu và uống đủ nước.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò đúng quy trình kỹ thuật.
- Vệ sinh thức ăn, nước uống cho con vật.
- Không cho trâu, bò ăn những thức ăn nấm mốc, kém phẩm chất.
- Theo dõi và điều trị sớm các bệnh: liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc m
6.6. Trúng độc carbamide
6.6.1. Đặc điểm của bệnh
- Khi bị ngộ độc phân ure, nhu động dạ cỏ ngừng, gia súc tiết nước bọt nhiều
tùy tiện, con vật nghiến răng đá đạp lên vùng bụng, sợ hãi, đi đái đi ỉa liên tục, các
cơ vùng môi, tai mắt co giật, kêu rống, giẫy rụa.

60
6.6.2. Cơ chế sinh bệnh
Urea trong dạ cỏ của động vật nhai lại trưởng thành được phân chia bởi
amoniac và axit cacbamic bởi vi khuẩn urease enzyme. Sau đó là một hợp chất
không ổn định và sớm phân hủy với sự hình thành của một phân tử amoniac và
carbon peroxide thứ hai.
6.6.3. Nguyên nhân gây bệnh
Do ủ rơm không đúng cách, hàm lượng ure quá nhiều gây ngộ độc cấp tính.
Không thay đổi thức ăn từ ủ rơm sang thức ăn xanh...
6.6.4. Triệu chứng của bệnh
Ngộ độc carbamide mãn tính, các quá trình oxi hoá khử được xáo trộn trong
một thời gian dài, dẫn đến sự phát triển của ketosis và toan, protein và thoái hóa
mỡ của các cơ quan nhu mô, cũng như hạ kali máu, dẫn đến sự sinh ra của bê
không thể chữa được.
Quá mẫn cảm với carbamide được quan sát thấy ở động vật kiệt sức, trong
các bệnh về đường tiêu hóa, trong trường hợp chức năng gan bất thường (amoniac
không chuyển thành urê và không bài tiết trong nước tiểu), ví dụ, trong bệnh sán lá
gan, kéo dài động vật, tưới nước và ăn carbohydrate không đủ. , toan chuyển hóa
và trong một số trường hợp khác.
6.6.5. Chẩn đoán
6.6.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh như đã nêu trên.
6.6.5.2. Chẩn đoán dịch tể học tại nơi xảy ra bệnh.
6.6.6. Tiên lượng
Tiên lượng tốt điều trị được nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
6.6.7. Điều trị
Để ngăn chặn sự hình thành và hấp thụ amoniac, một dung dịch axit axetic
hoặc axít citric 0,5-1% được tiêm vào dạ cỏ, vì hoạt động urease bị giảm trong môi
trường axit. Một con bò trưởng thành tiêm 3-5 lít dung dịch, bê và cừu - 1 - 1,5 lít.
Bạn có thể đưa ra một giải pháp của axit lactic ở liều điều trị (1-1,5 lít dung dịch
1%) hoặc sữa chua, nhưng hiệu quả điều trị từ chúng yếu hơn. Trong trường hợp
nặng, các dung dịch được tiêm trực tiếp vào vết sẹo bằng đầu dò, với ống tiêm Jané
có kim dài hoặc qua ống trocar.
Đồng thời, một dung dịch 10% đường hoặc mật đường được tiêm vào bên
trong. Để liên kết amoniac và làm chậm quá trình thủy phân của carbamide, dung
dịch formaldehyde được đưa vào dạ cỏ càng sớm càng tốt với tốc độ 30 ml dung
dịch chính thức trên 100 kg khối lượng động vật dưới dạng dung dịch 2–4%; 40%
dung dịch glucose được tiêm tĩnh mạch, một con bò trưởng thành - khoảng 200 ml.

61
6.6.8. Phòng bệnh
Urê chỉ nên được thêm vào hỗn hợp thức ăn hỗn hợp ở dạng hạt, với bột cỏ,
ủ chua, bột giấy, hoặc ở dạng tinh dầu urê và hỗn hợp khoáng chất amoni. Cung
cấp cho động vật khỏe mạnh trên 6 tháng tuổi trong trường hợp chế độ ăn uống
thiếu 25-30% protein tiêu hóa và đủ lượng carbohydrates và khoáng chất. Liều
hàng ngày được cho ăn 2-3 lần ở dạng khô. Tốt hơn là cho 80-100 g urê mỗi ngày
cho bò và bò sữa, để sửa chữa động vật nhỏ hơn 6 tháng - lên đến 50, khi vỗ béo
lên đến 70, cho cừu cho người lớn - 12-15, đối với trẻ lớn hơn 6 tháng - 8-12 g.
6.7. Bệnh liệt dạ cỏ
6.7.1. Đặc điểm của bệnh
- Bệnh làm cho dạ cỏ co bóp kém và dẫn đến liệt, thức ăn trong dạ cỏ, dạ
múi khế không được xáo trộn và tống về đằng sau.
- Thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ múi khế và bị thối rữa, lên men
sinh ra chất độc, làm cho cơ thể bị trúng độc và hại cho hệ thống thần kinh thực
vật.
- Làm trở ngại cơ năng vận động của dạ cỏ, làm gia súc giảm ăn, giảm nhai
lại và thường kế phát viêm ruột, cuối cùng con vật trúng độc chết. Trâu, bò hay
mắc; ở dê cừu ít mắc
6.7.2. Cơ chế sinh bệnh
- Khi dạ cỏ bị liêt, những thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ lá sách lên men,
thối rữa sinh ra các chất độc và được hấp thụ vào máu gây ảnh hưởng đến tiêu hoá
và trạng thái toàn thân của con vât (do những sản phẩm phân giải từ dạ cỏ hấp thụ
vào máu, làm giảm cơ năng thải độc của gan, lượng glycozen trong gan giảm dần
dẫn đến chứng xêton huyết, lượng kiềm dự trữ trong máu giảm dẫn tới trúng độc
toan. Đồng thời do thức ăn lên men, các sản phẩm sinh ra kích thích vào vách dạ
dày gây nên chứng viêm hoại tử ở dạ dày, viêm cata ở dạ múi khế và ruột.
6.7.3. Nguyên nhân gây bệnh
- Do cơ thể suy nhược (chiếm khoảng 40%), thường gặp ở những trường
hợp sau: Do thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói, ăn rơm bị mốc, thối nát nên thiếu
sinh tố. Do gia súc bị các bênh tim, gan, thân, rối loạn trao đổi chất, hay mắc
những bênh mạn tính khác.
- Do chăm sóc nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp
- Cho ăn lâu ngày những thức ăn hạn chế nhu động cơ trơn (trâu bò ăn nhiều
thức ăn tinh, kém thức ăn thô xanh).
- Cho ăn thức ăn có tính kích thích mạnh làm cho nhu động dạ cỏ quá hưng
phấn, đến giai đoạn sau sẽ làm giảm trương lực của cơ.

62
6.7.4. Triệu chứng của bệnh
- Thể cấp tính: Con vật giảm ăn, thích ăn thức ăn thô hơn thức ăn tinh, khát
nước. Nhai lại giảm hoặc ngừng hẳn, nhu động dạ cỏ kém hoặc mất, hay ợ hơi,
hơi có mùi hôi thối.
- Con vật thích nằm, mệt mỏi, niêm mạc miệng khô. Sờ nắn vùng dạ cỏ qua
trực tràng thấy thức ăn như cháo đặc, vùng bụng trái sưng to, con vât khó thở, phân
lỏng lẫn chất nhầy, khi kế phát viêm ruột thì phân loãng và thối. Nếu bệnh nặng
con vât có cơn co giât, sau đó con vât chết.
- Thể mạn tính: Trâu bò ăn uống thất thường, nhai lại giảm, ợ hơi thối, dạ
cỏ giảm nhu động nên thường chướng hơi nhẹ, phân lúc táo, lúc lỏng, không sốt
nếu không kế phát bệnh khác, Trâu bò gầy dần, sau đó suy nhược rồi chết.
6.7.5. Chẩn đoán
6.7.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh như đã nêu trên.
6.7.5.2. Chẩn đoán dịch tể học tại nơi xảy ra bệnh.
6.7.6. Tiên lượng
Bệnh mới phát thì sau khi điều trị 3-5 ngày con vật bình phục trở lại. Bệnh ở
dạng mạn tính tiên lượng xấu.
6.7.7. Điều trị
- Nguyên tắc điều trị: làm tăng nhu động dạ cỏ, làm giảm chất chứa.
- Dùng thuốc điều trị: Dùng thuốc làm tăng cường nhu động dạ cỏ:
- Magiesulfat: 300 g/trâu, bò; 200 g/bê, nghé. Hòa với 1 lít nước cho con vật
uống 1 lần trong ngày đầu điều trị.
- Pilocacpin 3%: trâu, bò (3-6 ml/con); bê, nghé (3ml/con). Tiêm bắp ngày 1
lần.
- NaCl 10%: trâu, bò (200 - 300ml/con); bê, nghé (200ml/con). Tiêm chậm
vào tĩnh mạch ngày 1 lần. + Dùng thuốc ức chế lên men sinh hơi của dạ cỏ
- Điều chỉnh hệ thần kinh, tránh những kích thích bệnh lý (dùng thuốc an
thần)
6.7.8. Phòng bệnh
- Cho trâu bò nhịn 1-2 ngày (không hạn chế uống nước) sau đó cho ăn thức
ăn dễ tiêu, cho ăn ít và nhiều lần trong ngày.
- Xoa bóp vùng dạ cỏ (ngày từ 1-5 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút), cho gia
súc vận động nhẹ. Trường hợp gia súc đau nhiều không nên xoa bóp vùng dạ cỏ.

63
6.8. Bệnh viêm phổi
6.8.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh viêm phổi là một bệnh gây thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức
liên kết kẽ và tiểu phế quản tận cùng), do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm,
ký sinh trùng, hoá chất.
6.8.2. Cơ chế sinh bệnh
Bệnh viêm phổi chủ yếu là do: Haemophilus, Mycoplasma, Staphylococcus,
Streptococcus và Pasteurella. Miền Bắc bệnh thường xảy ra trong giai đoạn
chuyển từ mùa thu sang đông hoặc đầu xuân. Bệnh viêm phổi Dictyocaulus
viviparur là nguyên nhân quan trọng, ấu trùng giun phổi, giun đũa thường vào cơ
thể qua đường tiêu hoá, xâm nhập vào máu rồi lên phổi bò sữa.
6.8.3. Nguyên nhân gây bệnh
6.8.3.1. Nguyên nhân bên ngoài
- Do chăm sóc, nuôi dưỡng bê, nghé kém, sức đề kháng giảm khi thời tiết thay
đổi, bệnh bội phát.
- Do con vật hít vào hơi độc, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản gây
viêm phế quản phổi.
- Do con vật sặc thức ăn, sặc thuốc… là nguyên nhân gây bệnh.
6.8.3.2. Nguyên nhân do kế phát
- Do kế phát từ bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng, dịch tả, lao…
- Bệnh ký sinh trùng: giun phổi, ấu trùng giun đũa…
- Bệnh nội khoa: bệnh tim, ứ huyết phổi…
6.8.4. Triệu chứng của bệnh
6.8.4.1. Triệu chứng cục bộ
- Nước mũi ít, đặc màu xanh, dính vào hai bên mũi, khó thở, tần số hô hấp tăng
(40 –100lần/phút).
6.8.4..2. Triệu chứng toàn thân
- Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn.
- Sốt cao, thân nhiệt 40 – 41oC, sốt lên xuống theo hình sin.
- Bê, nghé ho: Lúc đầu ho khan, ho ngắn, con vật có cảm giác đau vùng ngực,
sau thời gian ho bớt kéo dài, đau giảm.
6.8.5. Chẩn đoán
6.8.5.1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh như đã nêu
ở trên.
6.8.5.2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, bệnh lao, bệnh
giun phổi...
64
6.8.6. Tiên lượng
Bệnh mới phát thì sau khi điều trị 3-5 ngày con vật bình phục trở lại. Bệnh ở
dạng mạn tính tiên lượng xấu.
6.8.7. Điều trị
* Dùng các loại kháng sinh sau:
- Penicilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Streptomycin liều 2gam/con/1 lần tiêm.
- Gentamycin liều 1g cùng với Lincosin liều 1g/con/1 lần.
- Alpecilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Kanamycin liều 2g/con/1 lần tiêm.
* Dùng thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao sức đề kháng cho con vật.
- Dung dịch glucoza 20 – 40% liều 500ml.
- Cafein natribenzoat 20% liều 20ml.
- Urotropin 10% liều 15g.
- Vitamin C liều 3g.
- Caxi chlorua 10% liều 100ml.
Hòa đều tiêm tĩnh mạch ngày một lần.
Dùng thuốc giảm ho long đờm Chlorua amon hoặc Bicarbonat Natri.
6.8.8. Phòng bệnh
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý bê, nghé đúng quy trình kỹ thuật.
- Tiêm vác xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng trâu, bò liều
0,5-1ml/con; dịch tả trâu bò liều 1ml/con; lỡ mồm long móng 0,5-1ml/con…
6.9. Trúng độc sắn
6.9.1. Đặc điểm bệnh
Trong sắn có chứa nhiều axit cyanhydric, nhất là ở vỏ củ và ở lá gây độc cho động
vật. Bệnh xảy ra do trâu, bò ăn quá nhiều sắn không được xử lý cẩn thận, biểu hiện của
bệnh là con vật sùi bọt mép, nôn mửa, khó thở, hô hấp tăng, tim đập nhanh, niêm mạc
tím tái. Nếu điều trị không kịp thời con vật sẽ chết. Vì vậy, phòng, trị bệnh trúng độc
sắn là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò.
6.9.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh
- Do trâu, bò ăn nhiều lá sắn, hoặc củ sắn.
- Trong khẩu phần ăn có nhiều bột sắn nhưng chế biến không đúng quy trình.
- Do đói lâu ngày, đột ngột ăn nhiều lá sắn hoặc củ sắn.

65
6.9.3. Nhận biết triệu chứng bệnh
6.9.3.1. Triệu chứng cục bộ:
Mồm chảy dãi, nôn mửa, khó thở, tim đập nhanh, yếu có lúc loạn nhịp.
Thânnhiệt thấp hoặc bình thường, bốn chân và gốc tai lạnh. Con vật hôn mê, đồng
tử giãn rộng, co giật rồi chết
6.9.3.2. Triệu chứng toàn thân
Bệnh xảy ra nhanh sau 10-20
phút kể từ khi gia súc ăn sắn.
Trâu, bò đứng nằm không yên,
toàn thân run rẩy, đi loạng choạng.

6.9.4. Chẩn đoán bệnh


6.9.4.1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh như đã nêu
ở trên.
6.9.4.2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, lỡ mồm, long móng...
6.10. Phòng và trị bệnh
6.10.1. Phòng bệnh
- Nếu cho trâu, bò ăn sắn củ tươi phải loại bỏ vỏ, ngâm sắn củ vào nước trước
khi nấu chín hoặc cho con vật ăn.
- Không cho trâu, bò ăn nhiều lá sắn, nếu sử dụng lá sắn thì sử dụng một lượng ít
trong khẩu phần.
6.10.2. Trị bệnh
- Nhanh chóng loại bỏ sắn ra ngoài cơ thể bằng cách gây nôn, hoặc thụt rửa ruột
cho con vật. Dùng Apomorphin liều 0,02 - 0,05g/con tiêm dưới da có tác dụng gây nôn.
- Dùng xanh methylen 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm dưới da cho con vật.

66
- Dùng Nitrit natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cho trâu, bò.
- Dùng Thyosulfat natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cổ cho trâu,
bò.
- Cho con vật uống nước đường, mật hoặc tiêm glucoza 20 – 40% liều 500 –
100ml/con cùng với Cafein liều 10 – 15ml vào tĩnh mạch cổ cho trâu, bò.

67
BÀI 7: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM VÚ

Giới thiệu: Bài phòng và trị bệnh viêm vú trang bị cho người học các kiến
thức về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của bệnh viêm vú ở trâu, bò.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của bệnh viêm vú ở
trâu, bò.
- Thực hiện được chẩn đoán, phòng và trị được bệnh viêm vú ở trâu, bò
Nội dung chính:
7.1. Bệnh viêm vú tiềm ẩn
7.1.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh viêm vú trên bò sữa là một trong những bệnh thường gặp trong chăn
nuôi bò sữa. Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm
năng suất sữa và khả năng sinh sản, có thể gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh viêm vú gặp phổ biến ở bò sữa và đôi khi ở lợn. Bệnh đã gây nhiều thiệt hại
cho ngành chăn nuôi bò nhất là bò sữa. Bò bị viêm vú có sản lượng sữa thường
giảm từ 20-30%. Tuyến sữa bị tổn thương, chất lượng sữa không đảm bảo, nhiều
khi phải loại không sử dụng được.
7.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm vú trên bò có thể có nhiều nguyên nhân, bệnh viêm vú xảy ra
có thể do một trong các nguyên nhân nêu trên hoặc lồng ghép vào nhiều nguyên
nhân, thường bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân cùng tác động . Nguyên nhân chủ
yếu của bệnh viêm vú ở bò sữa là do vi khuẩn gây ra gồm Streptococcus
agalactiae (liên cầu), Staphylococcus aureus (tụ cầu) và trực khuẩn gây mủ
Bacillus pyogenes, E.coli.
Do vệ sinh chuồng trại, vệ sinh trước và sau khi vắt sữa, kế phát từ các
bệnh viêm tử cung, sát nhau, bệnh truyền nhiễm, vắt sữa không đúng kĩ thuật,
giống, mùa vụ và các vấn đề gây strsess. Việc vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy
không đúng kỹ thuật sẽ gây ra những tổn thương ở các núm vú của bò sữa. Vi
khuẩn gây bệnh có sán trong môi trường chăn nuôi xâm nhập vào núm vú tổn
thương, gây ra viêm vú ở bò sữa.
7.1.3. Triệu chứng của bệnh
Bệnh viêm vú cận lâm sàng (mãn tính): Viêm vú cận lâm sàng cũng gây
viêm bầu vú nhưng nó không có biểu hiện lâm sàng ở bầu vú và sữa. Tình trạng
chung thì bò vẫn khỏe mạnh, ăn uống và nhiệt độ cơ thể bình thường.
Khi bò bị viêm vú nếu không điều trị kịp thời thì sẽ biến chứng gây hại đến
tuyến vú và sức sản xuất sữa của bò hoặc có thể gây chết bò.

68
Thể mãn tính thì bầu vú ít sưng đỏ và ít đau hơn. Lượng sữa ít và loãng có
cặn mũ màu vàng. Viêm vú tiềm ẩn và á cấp tính thì trường hợp viêm vú tiềm ẩn,
viêm vú á cấp tính, với các triệu chứng lặng lẽ lại càng nguy hiểm hơn. Bò không
có các triệu chứng điển hình, sữa vẫn có nhưng sản lượng bị giảm sút. Chất lượng
sữa đã thay đổi nhưng bằng mắt thường sữa trông vẫn bình thường. Việc điều trị
lại càng khó khăn hơn bởi vì không phải cứ đưa thuốc vào là bệnh lui do nguyên
nhân gây viêm vú tiềm ẩn, viêm vú á cấp tính rất phức tạp.
7.1.4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình như sưng, nóng, đỏ, đau tại cục bộ
bầu vú, thay đổi màu sắc, trạng thái của sữa, trạng thái toàn thân của con vật.
Chẩn đoán phi lâm sàng nuôi cấy trên các môi trường khác nhau để phát
hiện vi sinh vật gây bệnh. Biểu hiện của bệnh viêm vú rất đa dạng, tuỳ thuộc vào
mức độ viêm nhiễm có trầm trọng hay không.
Chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị nhanh chóng, gia súc mau lành bệnh và hạn
chế thiệt hại do các biến chứng của bệnh viêm vú.
7.1.5. Tiên lượng
Bệnh mới phát thì sau khi điều trị 3-5 ngày con vật bình phục trở lại. Bệnh ở
dạng mạn tính tiên lượng xấu.
7.1.6. Điều trị
Cần tiến hành vắt thải sữa thường xuyên, sau đó dùng kháng sinh và
nếu cần thiết thì điều trị triệu chứng và trợ sức. Vắt thải sữa thường xuyên: Có
thể vắt, thải sữa bằng cách dùng kim thông vú để thải sữa hoặc dùng tay vắt
sữa ra. Vắt, thải sữa giúp loại bỏ được mủ và những mảnh mô tế bào lẫn trong
sữa.
Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa vào bầu vú viêm cho trâu, bò ngày bốn lần
mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Tiêm Penicilin liều 500 000 UI hoà trong 20ml Novocain 3% tiêm xung
quanh tổ chức vú viêm ngày hai lần mỗi lần cách nhau 6-8 giờ.
7.1.7. Phòng bệnh
Để phòng, tránh bệnh viêm vú cần chọn giống tốt, thực hiện đúng quy
trình nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, tiêm phòng đầy đủ cho bò sữa. Khi mua bò
cần chọn những con có hình dạng bầu vú và núm vú đẹp, cân đối. Không chọn
những con vú quá chảy xệ, núm vú nhỏ và thụt sâu vào bên trong.
Vắt sữa bò theo đúng quy trình và kỹ thuật. Trước khi vắt sữa cần vệ
sinh sạch sẽ chuồng trại, bầu vú, tay người vắt sữa, máy vắt sữa. Sau khi vắt
sữa cần nhúng đầu vú vào dung dịch thuốc sát trùng Iodine, Biodine, Revanol.
Rửa sạch dụng cụ vắt sữa bằng xà phòng, tráng nước sôi, phơi trên giá.
Không để bò nằm ngay sau khi vắt sữa, tránh cho bầu vú, núm vú tiếp xúc
trực tiếp với nền chuồng.
69
7.2. Bệnh viêm vú lâm sàng
7.2.1. Đặc điểm của bệnh
Viêm vú trâu, bò là bệnh sản khoa thường gặp ở trâu, bò sinh sản, do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của bệnh là bầu vú sưng, nóng, đỏ, lượng sữa
giảm hoặc mất, con vật đau vùng vú không cho con bú, không cho vắt sữa, nếu
điều trị không kịp thời ảnh hưởng tới sức khoẻ của trâu, bò và bê, nghé.
Việc phòng và trị bệnh viêm vú là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn
nuôi trâu, bò sinh sản
7.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Do tác động cơ học làm tổn thương bầu vú, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào
vết thương gây viêm. Thường gặp trong trường hợp trâu, bò vắt sữa không đúng
kỹ thuật, hoặc do con vật bị va đập vào bầu vú…
7.2.3. Triệu chứng của bệnh
7.2.3.1. Triệu chứng cục bộ
Bầu vú sưng, đỏ, lượng sữa giảm hoặc mất.
7.2.3.2. Triệu chứng toàn thân
Trâu, bò sốt, ăn uống kém, lượng sữa giảm hoặc mất. Con vật không cho con
bú, tránh người vắt sữa, sữa loãng màu trắng, phớt vàng, mùi tanh, nếu viêm nặng
sữa lẫn máu hoặc lẫn mủ.
7.2.4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng như đã nêu ở trên.
7.2.5. Tiên lượng
Bệnh mới phát thì sau khi điều trị 3-5 ngày con vật bình phục trở lại. Bệnh ở
dạng mạn tính tiên lượng xấu.
7.2.6. Điều trị
Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa vào bầu vú viêm cho trâu, bò ngày bốn lần
mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Tiêm Penicilin liều 500 000 UI hoà trong 20ml Novocain 3% tiêm xung
quanh tổ chức vú viêm ngày hai lần mỗi lần cách nhau 6-8 giờ.
7.2.7. Phòng bệnh
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò sinh sản đúng quy trình kỹ thuật.
- Tránh các tác động cơ học vào bầu vú con vật bằng cách tách con hoặc hạn
chế cho con bú và thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh điều trị kịp thời.

70
BÀI 8. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG
GẶP

Giới thiệu: Bài phòng và trị một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trang bị
cho người học các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của các bệnh
ký sinh trùng thường xảy ra ở trâu, bò.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của các bệnh ký sinh
trùng thường xảy ra ở trâu, bò.
- Thực hiện được chẩn đoán, phòng và trị được các bệnh ký sinh trùng
thường xảy ra ở trâu, bò.
Nội dung chính:
8.1. Bệnh sán lá dạ cỏ
8.1.1. Đặc điểm của bệnh
- Ở nước ta bệnh khá phổ biến. Tỷ lệ nhiễm ở trâu: 100%; bò: 90,4%, cừu:
37% 1 ở bê: 20%. Có những trâu nhiễm trên 10 vạn sán.
- Ký chủ trung gian gồm nhiều loại ốc nước ngọt: Planorbis Compress,
Planorbis planorbis, Planorbis exustus, Planorbis contorlus, Bulinus contorlus...
8.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sán lá dạ cỏ do loài Paramphistomum cervi: Sán có hình chóp,
màu đỏ, dài 5-15 mm, rộng 2-3 mm. Lỗ sinh dục ở gần khoảng 1/3 đoạn trước
thân. Tinh hoàn chia thành nhiều thùy không rõ, các tuyến noãn hoàng hai bên
thân, hình thành những nhóm dày đặc, sát nhau, kéo dài từ hầu sau giác bụng
cả về phía lưng và phía bụng.
Trứng hình bầu dục, đầu to, đầu nhỏ có nắp, bên trong có chứa tế bào
phôi rải rác màu xám nhạt, kích thước trứng 0,155 -0,162 mm x 0,075- 0,090
mm.
Ký chủ: Vật chủ cảm nhiễm như trâu, bò, dê, cừu
Ký chủ trung gian: là các loài ốc Planorbis, Indoplanorbis, Bulinus
Vòng đời
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ cỏ, sán đẻ trứng, trứng theo phân ra
ngoài, nếu gặp điều kiện thuận lợi sau 11-12 ngày chúng nở ra Miracidium ở
nhiệt độ 26-30oC, Miracidium bơi lội trong nước tìm ký chủ trung gian là các
loài ốc. Sau đó xâm nhập vào và phát triển thành Sporocysts. Sporocysts sinh
sản vô tính tạo ra 9 redia, mỗi redia sinh sản vô tính cho ra 16-20 cercaria.
Quá trình tiến hành trong ký chủ trung gian cần 52-60 ngày. Sau đó cercaria
chui ra khỏi ký chủ trung gian bơi lội trong nước một thời gian rụng đuôi tạo

71
thành kén metacercaria bám vào cây cỏ thủy sinh.
Nếu súc vật ăn cỏ có kén metacercaria, ấu trùng vào đường tiêu hóa, ấu
trùng sẽ trải qua các quá trình di hành phức tạp cuối cùng đến dạ cỏ phát triển
thành sán trưởng thành sau thời gian 7-14 tuần. Sán có thể sống trong cơ thể 1
năm và có thể ký sinh ở động vật hoang dã khác.
8.1.3. Dịch tễ học
Phân bố hầu như khắp nơi trên thế giới
Tỷ lệ nhiễm ở trâu cao hơn ở bò (trâu: 100%, bò 90,4 %, cừu 37%, dê
20 %)
8.1.4 Chu trình phát triển
Cơ chế mắc bệnh
Sán trưởng thành có giác miệng, giác bụng rất khỏe nên khi ký sinh
thường làm tổn thương niêm mạc.
Ấu trùng thường làm tổn thương niêm mạc ruột và các cơ quan khác.
Đồng thời đem theo vi trùng gây bệnh, xâm nhập vào cơ quan có khi làm con
vật chết.
Độc tố tiết ra có thể gây sưng, viêm, loét, xuất huyết, thủy thủng, thiếu
máu.
8.1.5. Triệu chứng
Ấu trùng sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tiếp tục di hành và cư trú
trong các cơ quan, sau vài ngày xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi, gầy
còm, niêm mạc mắt, mũi nhợt nhạt. Sau 7-10 ngày nhiễm bệnh có khi nhiệt độ
cơ thể tăng tới 40-40,5oC, đôi khi thấy thủy thủng ở vùng vú. Khi tiêu chảy
nặng phân có thể có lẫn máu và chất nhày hôi thối. Lông xù xì, dễ rụng, mắt
trũng sâu, lờ đờ. Khi nhiễm nặng con vật ngày càng gầy yếu trầm trọng rồi
chết sau từ 5 -30 ngày. Súc vật non chết nhiều hơn.
Bệnh tích
Xác chết gầy còm, dạ cỏ có nhiều sán. Niêm mạc dạ cỏ, dạ tổ ong, tá
tràng và ruột bị viêm cata hay xuất huyết. Có nhiều sán non ở niêm mạc dạ cỏ
và các cơ quan khác. Niêm mạc tăng sinh dày lên sau đó hoại tử, hạch lâm ba
thoái hóa, túi mật sưng to.
8.1.6. Chẩn đoán
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng căn cứ vào các triệu chứng chủ yếu của súc vật
bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không đặc trưng cho riêng bệnh
sán lá dạ cỏ.
1.6.2. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm

72
- Phương pháp gạn rửa sa lắng: Nguyên lý của phương pháp này là
dùng nước để tách trứng số lượng dạ cỏ ra khỏi phân, tỷ trọng của trứng lớn
hơn tỷ trọng của nước nên trứng sán lá sẽ lắng xuống.
1.6.3. Phương pháp mổ khám sán lá dạ cỏ
Sau khi tách hệ tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và sinh dục, quan sát kỹ
lồng ngực và xoang bụng để tìm sán non. Sau đó, mổ khám dọc theo ống tiêu hoá,
thu thập sán lá dạ cỏ ở chất chứa, thu thập sán bám ở niêm mạc dạ cỏ, các túi dạ
dày khác, ruột non, ruột già, gan và túi mật.
8.1.7. Điều trị
Trị bằng Albendazole liều 10 mg/kg thể trọng cho uống, muốn diệt sán
non tăng liều gấp đôi.
8.1.8. Phòng bệnh
Định kỳ tẩy sán để tiêu diệt mầm bệnh, hàng năm nên tẩy toàn đàn, ủ phân
để diệt trứng sán, chăn dắt luân phiên trên đồng cỏ.
Diệt ký chủ trung gian bằng các hoá chất: CuSO4, vôi bột, hay nuôi vịt,
ngan, ngỗng... để chúng ăn ốc.
8.2. Bệnh sán lá gan
8.2.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh do sán lá gây ra, những sán này thường ký sinh ở ống dẫn mật, đôi khi
thấy cả ở phổi, tim của bò, dê, cừu. Thậm trí thấy cả ở người. Bệnh thường gây
viêm gan ở thể cấp hay mãn tính. Làm viêm gan, xơ gan, viêm, tắc ống dẫn mật
dẫn đến rối loạn toàn thân làm gia súc bị suy dinh dưỡng gầy còm.

Fasciola hepatica Fasciola gigantica

Ốc nước ngọt

73
8.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sán là bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và
Fasciola heptica, ký sinh ở gan, mật và gây tác hại cho vật nuôi. Vòng đời của sán
lá gan:
8.2.3. Dịch tễ học
Bệnh sán lá gan : Do sán lá gan trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài và
phát triển thành ấu trùng ký sinh ở loài ốc nước ngọt (ốc Limnea - loại ốc nhỏ bằng
hạt đậu bám trên cây cỏ thủy sinh). Khi gia súc ăn phải rau cỏ có ốc Limnea, ấu
trùng sẽ đi vào trong cơ thể, xuyên qua thành ruột vào mạch máu, đến gan và phát
triển thành sán trưởng thành. Ốc Limnea, vật chủ trung gian truyền bệnh
8.2.4. Chu trình phát triển
Vòng đời phát triển
Sán trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của loài nhai lại. Sau khi thụ
tinh, mỗi con đẻ hàng chục vạn trứng. Trứng theo ống dẫn mật về ruột, rồi theo
phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ từ 15-30oC, pH từ 5-7,5, nước và
ánh sáng thích hợp), sau 10-25 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng Miracidium
có nhiều lông. Ấu trùng bật nắp trứng chui ra ngoài bơi lội tự do trong nước. Nếu
gặp vật chủ trung gian là ốc Limnae Aunicularia, Niridis, ấu trùng chui vào trong
ốc tiếp tục phát triển sau đó chui qua miệng ra khỏi ốc lại bơi lội tự do trong
nước bám vào cỏ, cây ở vùng lầy lội. Bò ăn phải cỏ, cây bị nhiễm nang ấu. Sau
khi vào đường tiêu hoá của bò nang ấu sẽ đi vào ruột, đến ống mật, phát triển
thành sán trưởng thành rồi lại đẻ trứng theo vòng đời trên.
8.2.5. Triệu chứng
Vật gầy dần, suy nhược, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông rụng, da
mốc. Gia súc bị tiêu chảy thường xuyên có hiện tượng phù ở mi mắt, yếm
ngực, viêm xơ gan. Kiểm tra phân thấy trứng sán lá gan mầu vàng, hình bầu
dục, có nắp, vỏ mỏng.

Bò bị nhiễm sán lá gan Trâu, bò bị bệnh sán lá gan

74
Sán lá gan trong ống dẫn mật của gan Gan bò bị bệnh chứa nhiều sán,
tổ chức gan bị xơ hóa
8.2.6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán phòng thí nhiệm: xét nghiệm phân tìm trứng sán bằng phương
pháp lắng cặn.
- Mổ khám súc vật bệnh (chết) tìm sán trong túi mật, ống dẫn mật.
- Chẩn đoán huyết thanh: phát hiện kháng thể trong huyết 13
8.2.7. Điều trị
Hiện nay hay dùng Dertil-B, thuốc ít độc. Bò dùng 4mg/kg trọng lượng đưa
thuốc qua đường miệng có thể tẩy sán lá gan bằng phương pháp tiêm dung dịch
Fasinex, Fasciolid theo chỉ dẫn của nhà sản xuất
8.2.8. Phòng bệnh
Định kỳ tẩy sán để tiêu diệt mầm bệnh, hàng năm nên tẩy toàn đàn, ủ phân
để diệt trứng sán, chăn dắt luân phiên trên đồng cỏ.
Diệt ký chủ trung gian bằng các hoá chất: CuSO4, vôi bột, hay nuôi vịt,
ngan, ngỗng... để chúng ăn ốc.

75
Lưu ý
Bệnh này thường những bò trưởng thành nuôi lâu năm hay mắc, do vậy
cần chú ý tẩy theo định kỳ 2 năm/lần, vào tháng 3 hoặc tháng 4 và tháng 8
hoặc tháng 9 trong năm.
Dùng thuốc cần phải đúng liều quy định
Ủ phân để diệt trứng sán và chăn nuôi vịt để diệt ốc ký chủ trung gian
8.3. Bệnh giun đũa bê nghé
8.3.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh được truyền từ mẹ sang con qua bào thai, do một loài giun tròn giống
chiếc đũa gây ra. Giun cái trưởng thành ký sinh trong ruột non bê nghé đẻ trứng theo
phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp như nhiệt độ, ẩm độ trứng phát triển thành
trứng có khả năng gây bệnh. Bê nghé ăn phải thức ăn hay uống nước có trứng giun
đũa sẽ mắc bệnh.
8.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh giun đũa bê, nghé do loài giun tròn Neoascaris Vitulorum ký sinh
trong tá tràng của bê nghé gây ra. Ngoài ra, giun đũa cũng có thể ký sinh ở ruột của
trâu bò trưởng thành, dê, cừu ... Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa khi vật chủ nuốt
phải ấu trùng giun. Đối với bê, nghé, bệnh có thể lây truyền từ mẹ qua nhau thai.
8.3.3. Dịch tễ học
Bệnh giun đũa có tính mùa vụ. Vào vụ Đông xuân, do điều kiện ngoại cảnh
khắc nghiệt, giá rét, thức ăn nhiều, mẹ thiếu sữa nên bệnh phát sinh và gây hại
nặng. Tuổi mắc bệnh phổ biến nhất của bê, nghé là vào lúc 25-35 ngày tuổi (chiếm
tỷ lệ 64%) và sớm nhất có thể mắc vào lúc 14 ngày tuổi (23%).
8.3.4. Chu trình phát triển
Giun trưởng thành (ở ruột non) đẻ trứng theo phân ra ngoài trở thành trứng
cảm nhiễm. Bê nghé ăn vào ruột Sau đó phát triển thành giun chưa trưởng thành di
hành qua phổi, gan và phát triển giun trưởng thành trong ruột bê nghé.
8.3.5. Triệu chứng
Trong thời kỳ còn là ấu trùng, giun đũa di hành làm tổn thương một số cơ quan
trong cơ thể như khí quản, phổi, gan. Khi giun đũa trưởng thành ở ruột non, nếu quá
nhiều giun sẽ làm tắc ruột hay thủng ruột hoặc giun chui vào ống mật. Mặt khác giun
đũa còn tiết các chất độc làm bê nghé bị trúng độc dẫn đến tiêu chảy, bê nghé gầy sút
nhanh.

76
Bệnh xảy ra phổ biến ở bê nghé từ 11-30 ngày tuổi, bê nghé thường chết vào
ngày thứ 7-16 sau khi phát bệnh. Bê nghé ủ rủ, lù xù, chậm chạp đầu cúi, lưng
cong, đuôi cụp, lúc đầu còn theo mẹ, khi bệnh nặng nghé bỏ bú, không theo mẹ
nằm một chỗ thở yếu, đau bụng nằm ngửa giãy dụa, đạp chân lên phía trước bụng,
có khi nghe rõ tiếng sôi bụng, bê, nghé gầy sút nhanh chóng, da khô, lông dựng,
mắt lờ đờ, niêm mạc nhợt nhạt, mũi khô, hơi thở thối.
Phân mầu trắng, mùi rất thối, con vật tiêu chảy nặng, ỉa vọt cần câu, phân dính ở
khuỷu chân và xung quanh hậu môn. Có thể xem đây là một triệu chứng điển hình giúp
cho việc chẩn đoán xác định bệnh giun đũa bê nghé.
8.3.6. Chẩn đoán
- Căn cứ triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học: Bệnh thường thấy ở bê nghé,
trâu bò không bị mắc, chú ý biến đổi của phân, phân trắng, lỏng, khắm.
- Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng.
- Mổ khám, tìm giun trưởng thành ở ruột và ấu trùng ở gan và phổi .
8.3.7. Điều trị
Dùng Mevebet với liều 0,5g/kg thể trọng cho uống vào 2 buổi sáng.
Piperazin liều 0,3-0,5g/kg thể trọng trộn lẫn với thức ăn hay hòa vào nước
cho uống.
Sulfat đồng1% với liều 2ml/kg thể trọng cho uống.
Phenolthiazin với liều 0,05g/kg thể trọng uống 2 lần trong ngày, uống 2 ngày
liền.

77
Tetramysol với liều 10mg/kg thể trọng. Cho uống sau khi bê nghé đã bú
hoặc ăn.
Dùng Levamizol để tiêm với liều 1ml/15kg thể trọng
8.3.8. Phòng bệnh
- Cần tẩy giun cho bê nghé, nhất là bê nghé ở vùng có bệnh.
- Giữ vệ sinh cho nghé và bê: ở chuồng sạch sẽ, khô ráo, định kỳ làm vệ sinh
chuồng trại; phân cần tập trung ủ diệt trứng giún.
- Bồi dưỡng đầy đủ cho trâu bò mẹ đẻ đủ sữa cho con bú, bồi dưỡng cho
nghé nhằm nâng cao sức đề kháng của con vật.
8.4. Bệnh ký sinh trùng đường máu
8.4.1. Bệnh do Babesia
8.4.1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lê dạng trùng do Babesia bigemina còn gọi là bệnh nước đỏ, bệnh sốt
Texas, sốt do ve...Merozoite (tế bào con) trong hồng cầu có dạng hình lê, tròn, oval
hay sắc cạnh. Merozoite thường đi cặp đôi. Dạng tròn kích thước 2-3 cm, dạng dài
4-5 Sporozoite trong tuyến nước bọt của ve có hình dạng dài.
- Tỷ lệ hồng cầu nhiễm từ 10-15 %.
- Thường có 1-2 ký sinh trong hồng cầu, có khi tới 6 ký sinh.
8.4.1.2. Chu trình phát triển
Ve hút máu trâu bò có Babesia trong hồng cầu, khi hút máu ve hút cả
Merozoite, Microgametocyte (giao tử được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt nhỏ hơn)
vào ruột. Ở ruột, hồng cầu bị phá vỡ, phần lớn các Merozoite đều bị chết
Microgametocyte và Macrogametocyte (giao tử được tạo ra bởi các tế bào
đặc biệt lớn hơn) biến thành Microgamete (giao tử nhỏ hơn) và Macrogamete (giao
tử lớn hơn). Hai bào tử này kết hợp với nhau tạo thành Zygote (hợp tử) có ở ruột
ve.
Hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột ve bắt đầu sinh sản vô tính để giải
phóng nhiều Sporozoite (1.000 cá thể mới trong 2-3 ngày). Các sporozoite lại xâm
nhập vào tế bào ống Malpighi và hệ thống bạch huyết sinh sản vô tính cho ra nhiều
Sporozoite khác.
Các Sporozoite xâm nhập vào buồng trứng. Ở đây chúng tạo thành hình tròn
tiếp tục phân chia một thời gian tạo thành những thể rất nhỏ tròn. Mầm bệnh sẽ có
Larva, khi Larva nở ra từ trứng nhưng chúng không phát triển tiếp tục trong larva
của ve. Khi larva lột xác, mầm bệnh xâm nhập vào tuyến nước bọt lại phân chia
trong tế bào của tuyến nước bọt. Ở đây chúng tạo thành những thể nhỏ hơn chứa
đầy toàn bộ tế bào cho đến khi mỗi tế bào có hàng ngàn ký sinh, sau đó làm vỡ tế
bào và sống trong lòng tuyến. Khi trưởng thành hút máu, mầm bệnh sẽ xâm nhập
vào cơ thể gia súc. Thời gian phát triển trong tuyến nước bọt là 2 -3 ngày.
78
Khi ve hút máu Sporozoite xâm nhập vào hồng cầu tiến hành sinh sản vô
tính tạo bào tử, mọc chồi đẻ cho ra 2 Merozoite (tế bào con) mới. Mỗi Merozoite
lại xâm nhập vào hồng cầu mới. Cũng có khi tạo thành 4 Merozoite mới. Quá trình
liên tục như vậy làm cho hàng loạt hồng cầu bị phá vỡ. Một số Merozoite xâm
nhập vào hồng cầu tạo thành tiền giao tử đực và cái Microgametocyte và
Macrogametocyte.
Dịch tễ
Trâu bò nhiễm lê dạng trùng thường ghép với Theileria. Nếu nhiễm riêng lẻ,
bệnh kéo dài 7-10 ngày cho đến 2 tháng. Những trâu bò nhập nội hay trâu bò đưa
từ miền núi về thường bị nhiễm bệnh.
Tỷ lệ hồng cầu nhiễm cao nhất 10 %, thấp nhất 3-5 %. Tuổi mắc bệnh gồm
mọi lứa tuổi, chủ yếu trâu bò gầy yếu nhiễm cao hơn. Các loài Babesia ở gia súc
có thể truyền cho người là B. microti, B. bovis.
Cơ chế mắc bệnh
8.4.1.3. Triệu chứng
Trâu bò: Babesia bigemina gây bệnh nặng cho gia súc trưởng thành. Thời kỳ
nung bệnh từ 9 - 15 ngày có khi đến 35 ngày.
Dấu hiệu đầu tiên thường thấy:
Vật sốt cao, sốt liên miên, nhiệt độ 39,8oC có khi lên đến 42,2oC, nhiệt độ
cao kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Vật thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ. Tỷ lệ
hồng cầu bị phá vỡ có khi lên đến 75 %, có Haemoglobin niệu (huyết sắc tố) nên
đái nước tiểu có màu đỏ nâu, vàng da.
Vật bỏ ăn, ngừng nhai lại, khó thở, nhịp tim tăng, chảy nước mắt, nước mũi,
lượng sữa giảm hẳn. Vật tiêu chảy, phân màu vàng.
Vật hôn mê co giật, tấn công bất cứ vật gì. Nếu không điều trị, vật chết sau 4
- 8 ngày, tỷ lệ chết tới 50 - 90 %.
Bệnh tích
Xác gầy niêm mạc nhợt nhạt, có nhiều chấm đỏ dưới niêm mạc. Bắp thịt tái
nhợt, nhũng ứ nước, lớp mỡ dưới da vàng ứ nước. Xoang phúc mạc có nhiều dịch
màu vàng hay hồng nhạt, máu loãng khó đông.
- Tim sưng to nhợt nhạt như luộc. Gan sưng to màu vàng nâu, có khi xuất
huyết lấm chấm, rìa gan dày và cứng. Túi mật sưng to, dạ lá sách khô cứng, thức
ăn không tiêu đóng lại thành bánh, bàng quang chứa nước tiểu màu vàng thẩm đỏ.
8.4.1.4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng bệnh tích.
Dựa vào dịch tễ gia súc non ít mắc bệnh.
Khi chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng
khác.
79
Bệnh Babesiosis: thường là thể cấp tính và con trưởng thành mắc bệnh nặng
hơn con vật dưới 1 tuổi. Niêm mạc vàng ít hay nhiều, da ít vàng, có huyết sắc tố
trong nước tiểu, không có hồng cầu trong nước tiểu. Nước tiểu đỏ xuất hiện ngày
thứ I đến ngày thứ IV sau khi sốt. Nhiệt độ cơ thể cao đều trong suốt thời kỳ bệnh.
Không chảy máu ở các lỗ tự nhiên. Lá lách sưng nhũng đỏ, dạ lá sách chứa thức ăn
không tiêu.
Bệnh Leptospirosis: Niêm mạc vàng nhiều, da vàng, nước tiểu có cả hồng
cầu và huyết sắc tố. Nước tiểu đỏ xuất hiện vào thời kỳ sau của bệnh.
Bệnh Bacillus anthracis: Thể bệnh là quá cấp tính, gia súc mọi lứa tuổi đều
mắc bệnh. Niêm mạc hơi vàng hoặc không, da không vàng, có hồng cầu trong
nước tiểu. Các lỗ tự nhiên có máu. Lá lách sưng đen, dạ lá sách bình thường.
Bệnh Anaplasmosis: bò trưởng thành mắc bệnh nặng hơn. Nhiệt độ cơ thể
giữ cao suốt thời kỳ bệnh. Không có huyết sắc tố trong nước tiểu, hạch lâm ba
sưng, không hoàng đản, da múi khế loét.
8.4.1.5. Điều trị
Diminazene aceturate (Berenyl); điều trị giống như Trypanosoma evansi.
Haemosporidin: 0,5 mg/Kg P pha thành dung dịch 1 - 2% chích tĩnh mạch hay dưới da.
Trypan bleu: 2,0 - 3,0 mg/Kg thể trọng pha thành dung dịch 1 -2 % chích tĩnh
mạch.
Amicarbalide diisethionate: 5 - 10 mg /Kg thể trọng pha thành dung dịch 2 -
5 % chích bắp.
8.4.1.6. Phòng bệnh
Thực hiện các biện pháp phòng chống ve cho gia súc có tác dụng tốt trong
việc hạn chế bệnh Babesia.
Tạo các giống bò lai với bò Zebu có sức đề kháng cao hơn so với bò Anh, bò
Châu Âu. Bò hơn 5 tuổi ít nhiễm bệnh. Bê nghé dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh do
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân bê nghé nhận được kháng thể từ mẹ
truyền sang.
8.4.2. Bệnh do Anaplasma
8.4.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bênh do Anaplasma ký sinh trong hồng cầu trâu, bò gồm các loài sau:
Anaplasma marginale ký sinh ở rìa hồng cầu bò và loài A. centrale ký sinh ở gần
trung tâm hồng cầu. Theo một số tác giả thì loài A. buffelei ký sinh ở trâu.
Anaplasma có hình dạng như cầu khuẩn, chấm tròn, có khi hình bầu dục. Kích
thước từ 0,5 - 0,7 xm, có khi 0,1 - 0,5 ịim. Khi nhuộm Giemsa, Romanowsky
chúng bắt màu tím hồng hay tím thẫm, xung quanh có một vành sáng mờ.
8.4.2.2. Chu trình phát triển (2 giai đoạn)
- Giai đoạn phát triển vô tính xảy ra trong cơ thể vật chủ (bò và một số thú
nhai lại khác). Sự sinh sản của chúng trong hồng cầu theo phương thức trực phân.
80
- Giai đoạn phát triển hữu tính xảy ra trong vật chủ trung gian là các loài ve
cứng (Ixodidae) bao gồm các loài ve thuộc giống Boophilus, Rhiplcephalus,
Dermacerixtor, mòng Tabanus.
8.4.2.3. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 7 -14 ngày. Bò bị bệnh thường xảy ra ờ 2 thể
- Thể cấp tính : Thời kỳ nung bệnh 5-17 ngày. Con vật sốt cao 40 - 41°c, sốt
gián đoạn. Tim đập nhanh, loạn nhịp từ 100 -115 lần/ phút. Vật bệnh thở nhanh,
thở khó, nước mũi chảy lien tục. Bò sữa lượng sữa giảm đột ngột hoặc giảm hẳn,
hạch lâm ba sưng to, nhất là hạch trước vai và trước đùi. Đôi khi vật có triệu chứng
thân kinh; vật bỏ ăn, nhu động dạ cỏ bị rối loạn, táo bón hoặc tiêu chảy. Sau 6-20
ngày vật bệnh sút cân nhanh, đi loạng choạng hoặc nằm một chỗ. Niêm mạc lúc
đầu đỏ sậm, sau nhợt nhạt, hoàng đản; có khi thủy thũng ở cơ ngực, nước tiểu màu
vàng không có hemoglobin hoặc có rất ít. Bò thường chết trong giai đoạn này.
- Thể mãn tính: Thường gặp ở bò sữa nhập nội đa thuần hóa. Con vật suy
nhược toàn thân và bần huyết. Vật bệnh gầy còm, lông xơ xác, rụng lông từng
đám. Niêm mạc nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu, có ghèn, nước mắt chảy liên tục. Đôi
khi có thủy thũng ở ngực. Vật bệnh mệt mỏi, thích nằm một chỗ. Vật bệnh sốt 39 -
40°c và có thể chết sau 28 - 30 ngày.
8.4.2.4. Chẩn đoán
- Lấy máu đàn mỏng nhuộm Giemsa, tìm biên trùng dưới kính hiển vi.
- Kiểm qua huyết sắc tố trong máu.
- Dùng phản ứng huyết thanh học như phương pháp kết hợp bồ thể
- Ngoài ra, các phản ứng EL1SA, huỳnh quang gián tiếp (IFAT), thừ nghiệm
miễn dịch phóng xạ, phương pháp PCR cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh
biên trùng.
8.4.2.5. Điều trị: Dùng thuốc trị bệnh ký sinh trùng
- Imidocarb dipropionate (Imizol): 1-5 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da hoặc
tiêm bắp.
- Rivanol. AcriAavin: liều 10 mg/kg thể trọng, pha thành dung dịch 2 - 5%
tiêm bắp 5-6 ngày liên tiếp.
2.4.2.6. Phòng bệnh
- Định kỳ chẩn đoán trong đàn bò (nhất là bò sữa) 4-6 tháng/lần nhầm phát
hiện bò mang trùng để điều trị.
- Dùng hóa dược để phòng bệnh trước mùa lây lan và phát bệnh trong đàn:
thường vào tháng 5 và tháng 10. Tồ chức diệt ruồi, mòng, ve định kỳ bằng hóa chất
đặc hiệu trên đàn bò, bãi chán.
- Chăm sóc nuôi dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng, chuồng trại thoáng mát.

81
8.5. Bệnh ve
8.5.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do ve và rận là bệnh ký sinh trùng do ve, rận gây nên. Ve, rận là môi giới
trung gian truyền bệnh ký sinh trùng đường máu và các bệnh khác. Vì vậy, phòng và trị
bệnh do ve, rận là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò.
8.5.2. Chu trình phát triển
Do ve Boophilus ký sinh gây ra, là loài ve một ký chủ. Ve cái bám vào trâu, bò
hút máu no, rơi xuống đất; sau 2 - 3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, đẻ xong từ 2 - 7 ngày ve
teo khô và chết. Một ve cái có thể đẻ từ 2000 - 3000 trứng. Sau 21 - 28 ngày về mùa hè
và 58 - 63 ngày về mùa đông nở thành ấu trùng ve. Ấu trùng di chuyển bám ở đầu mút,
phía dưới mặt các lá cây, cỏ, khi gia súc đi qua bám vào cơ thể gia súc, tìm chỗ thích
nghi cư trú, dùng càng đục da và dùng miệng hút máu gia súc; sau 6-7 ngày hút máu ấu
trùng lớn dần lột xác thành thiếu trùng.
8.5.3. Triệu chứng bệnh
8.5.3.1. Triệu chứng cục bộ: Ve thường bám vào những vùng da mỏng, kín của
cơ thể như vùng bẹn, nách, dưới bụng...Số lượng có thể ít (một số con), nhưng thường
là dày đặc, nhất là về mùa ve sinh sản (nóng, độ ẩm cao...).
8.5.3.2. Triệu chứng toàn thân: Ve, rận hút máu làm trâu, bò ngứa ngáy, khó chịu,
sản lượng sữa giảm, con vật gầy, lao tác kém. Có con lâu ngày sẽ suy nhược cơ thể, dễ
phát sinh các bệnh kế phát.
8.5.4. Chẩn đoán bệnh
8.5.4.1. Chẩn đoán lâm sàng: Với mắt thường quan sát sẽ thấy ve, rận ký sinh.
8.5.4.2. Tìm ký sinh trùng trên cơ thể trâu, bò
8.5.5. Điều trị
- Hantox-200.
- Neocidol 0,05%
- Butox 0,05%... để phun, tắm, xát
8.5.6. Phòng bệnh
- Diệt ve, rận trên nền chuồng, ở nền chuồng có nhiều ve hút máu no rơi xuống
đẻ trứng nở thành ấu trùng, vì vậy cần thường xuyên quét dọn sạch sẽ; đồng thời ủ phân
hàng ngày là biện pháp tích cực không những diệt được ve hút máu no mà còn diệt
được cả trứng và ấu trùng, định kỳ phun các loại thuốc, sát trùng vào nền chuồng, dụng
cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi.
- Diệt ve, rận trên đồng cỏ: đây là nơi tàng trữ ấu trùng ve, rận do vậy nên tiến
hành chăn thả luân phiên.
- Diệt ve, rận trên thân thể gia súc: dùng biện pháp cơ học quấn bông tẳm dầu
hoả bôi vào nơi có nhiều ve. Dùng biện pháp hoá học các loại thuốc diệt ve như

82
Hantox-200... Ở một số nước người ta dùng bể tắm trừ ve cho gia súc.
8.6. Bệnh giòi da
8.6.1. Nguyên nhân gây bệnh
- Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ
chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ
chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.
8.6.2. Chu trình phát triển
- Ruồi trưởng thành, đẻ trứng trên lông vùng dưới chân gia súc, ấu trùng ra
khỏi trứng. Khi bò liếm vào, ấu trùng di hành qua thực quản, qua các tổ chức hoặc
ấu trùng chui thẳng vào da, lang thang dưới da, tổ chức liên kết, vào ống cột sống
nhưng thường đi ngay. Khi đến dưới da, gây viêm tấy thành cục tròn bằng hạt lạc
to hoặc hơn và phát triển ở đó. Chỗ viêm tấy bị thủng lỗ, ấu trùng thành thục thoát
ra ngoài.
8.6.3. Triệu chứng
- Khi ấu trùng xuyên qua da và di hành trong cơ thể làm bò không yên, đau,
ngứa, ấu trùng làm tổn thương các tổ chức, gây viêm thực quản. Độc tố của ấu
trùng gây thiếu máu, khi nhiễm nặng, bò gầy yếu, chậm lớn, làm xuất huyết, viêm
da và thủng lỗ. Nếu bị nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ, chảy nước vàng, bò rất
lâu khỏi.
8.6.4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích để chẩn đoán.
- Chẩn đoán dịch tể học: Tiến hành điều tra dịch tể học để chẩn đoán.
8.6.5. Điều trị
- Cắt sạch lông xung quanh vùng tổn thương của ổ giòi, rửa sạch, lấy hết
giòi ra khi có thể. Nếu giòi nằm sâu trong tổ chức, khó lấy, dùng 50g bồ hóng bếp
+ 50 g lá thuốc lá giã nhỏ, hoà 100 ml nước bơm vào bên trong ổ giòi hoặc dùng
kem diệt côn trùng nhét vào vết thương, lấy hết giòi khi chúng bò ra.
- Nạo vét toàn bộ tổ chức bị hoại tử, thụt rửa sạch, cho kháng sinh để chống
nhiễm trùng. Trường hợp nặng, phải điều trị bằng kháng sinh, chống nhiễm khuẩn
kế phát vào vết thương.
8.6.6. Phòng bệnh
- Phun thuốc diệt côn trùng trên da, lông gia súc.
- Dùng mành che ruồi: Đối với bò sữa có thể nhốt gia súc trong khu vực có
mành che để ngăn không cho ruồi, muỗi bay vào hoặc dùng mành tẩm thuốc diệt
côn trùng.
- Chống ruồi cư trú trên gia súc: Phun thuốc diệt côn trùng, bẫy điện tử, hoặc
đặt bả tẩm thuốc diệt côn trùng tại chuồng trại.

83
BÀI 9. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP

Giới thiệu: Bài phòng và trị một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trang bị
cho người học các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của các bệnh
truyền nhiễm thường xảy ra ở trâu, bò.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của các bệnh truyền
nhiễm thường xảy ra ở trâu, bò.
- Thực hiện được chẩn đoán, phòng và trị được các bệnh truyền nhiễm
thường xảy ra ở trâu, bò.
Nội dung chính:
9.1. Bệnh lỡ mồm long móng
9.1.1. Đặc điểm của bệnh
Vi rút lỡ mồm long móng tồn tại lâu trong môi trường và có nhiều biến
chủng. Do vậy bò đã mắc bệnh rồi vẫn có thể mắc bệnh trở lại trong một thời gian
ngắn, nếu như cảm nhiễm một chủng hoặc biến chủng vi rút mới xâm nhập. Bệnh
lây lan rất nhanh và xảy ra vào các tháng mưa phùn, ẩm ướt cuối xuân đầu hè.
9.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lỡ mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra
bởi 7 týp vi rút: A, O, C, Asia 1, SAT1, SAT2, SAT3. Ở Việt Nam đã phát hiện
týp O, A và Asia1. Vi rút lây lan nhanh, mạnh và rộng. Là đại dịch lưu hành ở
các loài móng guốc chẳn như: lợn, bò, dê, cừu.
9.1.3. Dịch tễ học
Vi rút xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua niêm mạc đường tiêu hoá, đường hô
hấp, ngoài ra có thể qua các vết thương ngoài da.
Đặc điểm của bệnh là hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng và da
móng chân gây tổn thất lớn về kinh tế, làm trở ngại tới sản xuất nông nghiệp.
Bò có thể mang trùng từ 2 đến 3 năm, cùng với những khó khăn trong
việc quản lý, đánh dấu, cách ly hoặc xử lý gia súc đã mắc bệnh, vì vậy dịch có
thể thường xuyên tái phát.
9.1.4. Triệu chứng
Bò mệt mỏi, ủ rũ, lông dựng, sốt 41-42oC kéo dài trong 2-3 ngày, sau đó
xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, chân và da chỗ mỏng, lưỡi dày lên,
sưng to khó cử động, sau vài ngày mụn nước vỡ ra làm cho miệng bị loét, bò
không ăn được, dịch viêm từ các mụn nước hòa với nước dãi liên tục chảy ra giống
như bọt xà phòng. Trong mũi xuất hiện nhiều mụn nước, nước mũi chảy ra có mùi
hôi thối.

84
Ở chân, nhất là xung quanh vành móng cũng xuất hiện rất nhiều mụn nước
làm thành những vết loét. Nếu vệ sinh không tốt sẽ bị nhiễm trùng tạo thành những
ổ loét làm móng bị bong ra.
Vú cũng xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, toàn bộ vú bị sưng, da vú tấy đỏ
và rất đau, gia súc đang nuôi con rất sợ cho con bú vì bị đau, lượng sữa bị cạn
dần.
9.1.5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích để chẩn đoán.
- Chẩn đoán dịch tể học: Tiến hành điều tra dịch tể học để chẩn đoá
- Chẩn đoán Phân biệt: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
- Chẩn đoánvirus học: Tiêm truyền cho bò con, gây bệnh cho tế bào 1 lớp.
- Chẩn đoán huyết thanh học: Phản ứng kết hợp bổ thể
9.1.6. Điều trị
Không có thuốc trị đặc hiệu, chỉ xử lý các vết loét bằng thuốc sát trùng như
xanh mêthylen, cồn i-ốt hoặc dùng các chất chua như axit xitric 1%, axit axêtíc 2%,
thuốc tím 0,1% hay các quả chua như chanh, khế, chà sát vào các mụn loét trong
miệng.
Với các vết loét ở móng chân dùng nước muối10% rửa sạch sau đó dùng
một trong 2 dung dịch sau:
Nước lá ổi sắc đặc 500ml, nghệ giã nhỏ 100g bôi vào vết loét sau cùng dùng
bột sulfanilamid 150gr bôi vào.
Than xoan 50g đâm nhuyễn trộn với tỏi 10g, nghệ 50g, lá đào 50g, dầu lạc
200ml bôi vào vết loét hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng các dung dịch sát trùng
khác như xanh metylen, formaldehyde 1%, cồn Iod 5% bôi vào các vết loét
9.1.7. Phòng bệnh
Khi chưa có dịch
Tiêm vắc xin phòng bệnh lỡ mồm long móng mỗi năm 2 lần, cách nhau 6
tháng. Tiêm phòng lần đầu cho bê nghé từ 4 tuần tuổi trở lên và tiêm nhắc lại sau 4
tuần để tạo miễn dịch chắc chắn. Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.
Khi có dịch
Khi phát hiện có dịch, Thú y cơ sở phải kịp thời báo ngay với chính quyền
địa phương để có biện pháp chống dịch kịp thời.
Cách ly triệt bò ốm để tránh lây lan cho bò khoẻ. Gia súc chết vì bệnh lỡ mồm
long móng phải đem chôn, rắc vôi bột sát trùng và lấp đất kỹ.
Cấm vận chuyển, xuất nhập và mổ thịt gia súc khi đang có dịch.
Tổ chức tiêm vắc xin lỡ mồm long móng cho bò xung quanh ổ dịch.

85
Tiến hành tổng vệ sinh tẩy uế chuồng, trại và môi trường xung quanh, phân
rác, nước tiểu các chất bài xuất của gia súc bệnh.
Lưu ý:
Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất vì lây lan rất
nhanh và gây thiệt hại lớn về kinh tế trong chăn nuôi.
Bệnh chỉ xảy ra đối với loài động vật có móng guốc chẵn như: bò, dê,
cừu….
Để điều trị bệnh có hiệu quả, phải tiến hành khi bệnh mới phát và trong
quá trình điều trị cần chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường
chăn nuôi.
Bệnh phát ra diện rộng và có thể gây nên đại dịch.
Việc tiêm phòng là rất cần thiết và thực hiện một cách nghiêm túc.
Khi dịch xảy ra phải chấp hành đầy đủ mọi nội quy, quy định phòng, chống
dịch theo pháp luật.
9.2. Bệnh tụ huyết trùng
9.2.1. Đặc điểm của bệnh
Bệnh tụ huyết trùng bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn tụ huyết
trùng gây ra với đặc điểm tụ huyết và xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên cơ thể.
9.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Do cầu trực khuẩn Pasteurella boviseptica gây bệnh trên bò, Pasteurella
bubaliseptica gây bệnh cho trâu
9.2.3. Dịch tễ học
Vi khuẩn có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong đất ẩm thiếu ánh sáng, trong
giếng nước bẩn có chứa nhiều chất hữu cơ. Trong nền chuồng trại, vi khuẩn có thể
sống được từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh thường xảy ra quanh năm ở các vùng nóng
ẩm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.
9.2.4. Triệu chứng
Ở thể quá cấp tính con vật có thể chết nhanh trong vòng 8 – 24h.
Thể cấp tính thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày, con vật mệt mỏi bứt rứt, sốt
cao 41-42oC, niêm mạc mắt mũi đỏ sẫm rồi tái xám, nước mắt nước mũi chảy liên
tục. Hạch hầu sưng to làm cho con vật thè lưỡi ra thường gọi là bò 2 lưỡi, hạch lâm
ba trước vai sưng, thuỷ thũng làm cho con vật đi lại khó khăn. Vật nuôi thở mạnh
do viêm phổi, tràn dịch màng phổi, lúc đầu vật đi táo bón, sau đó tiêu chảy dữ dội
phân lẫn máu và lẫn niêm mạc ruột. Bụng chướng to có chứa nhiều dịch trong phúc
mạc, lúc gần chết con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn có nhiều chấm
xuất huyết ở các niêm mạc.
9.2.5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên những triệu chứng, bệnh tích điển hình của
bệnh.
86
- Chuẩn đoán vi trùng học là cơ bản : Phết kính tiêu bản nhuộm Giemsa,
Gram.
- Tiêm truyền qua động vật thí nghiệm: chuột bạch chết nhanh trong vòng 24
giờ.
- Nuôi cấy trên các loại môi trường xem đặc tính sinh hoá.
+ Chẩn đoán phân biệt:
- Nhiệt thán ở trâu bò: Thịt đen, máu đen, khó đông, lách sưng to, nát nhũn
như bùn.
- Ung khí thán : ở các bắp thịt có những khối u, có tiếng lạo xạo, có mùi bơ
ôi.
- Bệnh ngộ độc chết hàng loạt hay lẻ tẻ không sốt.
- Viêm màng phổi truyền nhiễm ở bò: Bò ho nhiều, bệnh thường tiến triển
trong vòng vài ngày. Các nang phổi bị xơ hoá.
9.2.6. Điều trị
Do đặc điểm của bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp tính và cấp tính nên cần
phát hiện sớm, điều trị kịp thời cho có kết quả cao.
Dùng kháng huyết thanh chống bệnh tụ huyết trùng bò, tiêm dưới da bò 60-
100ml; bê nghé 20-40ml.
Dùng các loại kháng sinh sau đây: Streptomycine, Kanamycin,
Oxytetracyline, Gentamycin, tiêm ngày 2 lần, tiêm liền trong 4 đến 5 ngày, ngoài
ra cần trợ sức, trợ lực cho con vật.
9.2.7. Phòng bệnh
Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng bò 2 lần một năm. Khi đã có dịch
xảy ra phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp dập dịch. Gia
súc chết không được mổ thịt mà phải đem chôn cùng với vôi bột, toàn bộ chuồng trại
và môi truờng xung quanh phải tẩy uế đốt rác bẩn, khi ủ phân phải trộn vôi bột để diệt
mầm bệnh.
Lưu ý: Đây là loại vắc xin vô hoạt, có chứa chất phụ trợ, do vậy cần lắc kỹ
trước khi lấy thuốc để tiêm.
Bệnh do vi khuẩn tụ huyết trùng (Gram-), nên khi phát hiện bệnh chỉ cần
dùng thuốc kháng sinh Streptomycine liều cao kết hợp với thuốc bổ (vitamin B1,
vitamin C), liều trình 3 ngày là khỏi.

87
Trâu bị bệnh tụ huyết trùng Xuất huyết ở các cơ quan nội tạng
9.3. Bệnh dịch tả
9.3.1. Đặc điểm của bệnh
Dịch tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, do virus gây ra. Bệnh
phát quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu. Virus dịch tả thích
nghi trên niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc ống tiêu hóa, gây ra hiện tượng hoại tử,
viêm, tụ máu và loét niêm mạc ruột.
9.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Dịch tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh. Bệnh lây lan trực tiếp
và gián tiếp từ trâu, bò bệnh sang trâu, bò khoẻ do tiếp xúc, nhốt chung chuồng,
chăn thả cùng bãi chăn, qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi hoặc do ăn uống
phải thức ăn, nước uống cỏ chứa mầm bệnh, do trâu, bò bệnh thải ra qua phân,
nước tiểu, các chất dịch bài xuất.
9.3.3. Dịch tễ học
Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu. Virus
dịch tả thích nghi trên niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc ống tiêu hóa, gây ra hiện
tượng hoại tử, viêm, tụ máu và loét niêm mạc ruột.
9.3.4. Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh trung bình 3-9 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới 12-15
ngày. Trâu, bò bị bệnh ở 4 thể:
- Thể quá cấp tính: diễn ra khoảng 12-24 giờ, trâu, bò lăn ra chết mà chưa có
các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Thông thường chi thấy niêm mạc xung huyết, đỏ
thẫm.
- Thể cấp tính: gia súc sốt cao, 40-4 l°C trong vòng 3-4 ngày, ủ rũ, mệt nhọc
ăn ít hoặc bỏ ăn. Ban đầu niêm mạc mắt, mũi, miệng đỏ thẫm, có chấm xuất huyết
sau đó mọc các mụn nhỏ, bằng hạt kê thành từng đám, mầu xám. Khi sốt cao con
vật đi táo, khi nhiệt độ hạ đi ỉa lỏng vọt cầu vồng. Phân mầu nâu đen có lẫn máu và
màng giả. Trâu, bò gầy tọp và sau đó bị chết do kiệt sức. Thời gian trâu, bò bị bệnh
kéo dài 7-8 ngày và gây tỷ lệ chết rất cao với tỷ lệ từ 90-100%.

88
- Thể mãn tính: các triệu chứng thể hiện rõ nhất là suy nhược, kiệt sức, đi
xiêu vẹo, lúc đi táo, lúc đi lỏng và kéo dài hàng tháng. Đa số trâu, bò bệnh bị chết
do kiệt sức, một số con có thể khỏi bệnh và sau khi hồi phục vẫn là ổ chứa virus,
gieo rắc virus vào môi trường.
Các bệnh tích chủ yếu ở bộ máy tiêu hoá: niêm mạc miệng, dạ múi khế, van
hồi manh tràng, ruột tụ máu và có những vết loét nhỏ như hạt kê hoặc hạt đỗ màu
vàng xám hoặc đỏ tím. Gan vàng úa và dễ nát. Túi mật sưng to, niêm mạc túi mật
tụ máu và xuất huyết. Lá lách, thận, màng treo ruột sưng, tụ máu và xuất huyết
giống như niêm mạc túi mật.
9.3.5. Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh dịch tả dựa trên các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với đặc điểm
lây lan nhanh của bệnh và đặc điểm của các địa phương có ổ dịch cũ.
Dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh dịch tả là con vật cùng một lúc có sốt
cao và viêm loét miệng; khi nhiệt độ hạ xuống thì bị ỉa chảy dữ dội. Bệnh tích điển
hình là những nốt loét có bờ, phủ bựa vàng xám ở dạ múi khế và van hồi manh
tràng.
Trường hợp nghi ngờ có thể lấy máu của vật bệnh và tiêm dưới da cho bê,
nghé khoẻ mạnh. Sau khoảng một tuần bê, nghé sẽ phát bệnh với các dấu hiệu điển
hình của bệnh dịch tả.
9.3.6. Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh dịch tả. Trường hợp bệnh mới phát, con
vật chưa bị ỉa chảy, có thể điều trị bằng cách tiêm huyết thanh dịch tả trâu, bò.
9.3.7. Phòng bệnh
- Hạn chế ỉa chảy bằng việc cho uống các loại lá chát như lá ổi, lá sim, lá
chè tươi.
- Trường hợp trâu, bò bị ỉa chảy mạnh, mất nước, cần truyền tĩnh mạch dung
dịch sinh lý mặn, sinh lý ngọt đẳng trương với liều 1000 ml/100 kg khối lượng.
- Đối với bệnh dịch tả, biện pháp phòng bệnh rất quan trọng. Khi chưa có
dịch xảy ra, cần tiêm vacxin cho toàn đàn mỗi năm 1-2 lần, đặc biệt là tại các ổ
dịch cũ, những vùng xung quanh các ổ dịch, những vùng có nguy cơ cao, kết hợp
với việc tổ chức kiểm dịch nghiêm ngặt và tăng cường các biện pháp vệ sinh thú y.
- Khi có dịch xảy ra, cần tổ chức kiểm tra để phát hiện con ốm, cách ly để
điều trị và tránh lây nhiễm sang những con khác. Tiêm huyết thanh dịch tả cho
những con nghi mắc bệnh và tiêm vacxin cho những con trâu, bò khoẻ mạnh. Tiến
hành công bố dịch và nghiêm cấm hoàn toàn việc giết mổ, vận chuyển gia súc.
Những con trâu, bò bị chết do dịch tả phải được chôn sâu 2 m, đổ vôi sát trùng và
lấp đất cẩn thận. Tẩy uế và khử trùng chuồng trại bàng dung dịch nước vôi 10%
hoặc Crezin 2-3% và phải để trống chuồng 30 ngày.

89
9.4. Bệnh nhiệt thán
9.4.1. Đặc điểm bệnh
Bệnh nhiệt thán còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối
với người và nhiều loài gia súc. Bệnh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở Việt Nam
đã xảy ra tại một số tỉnh và có những trường hợp đã lây sang người. Vì vậy phòng và trị
bệnh nhiệt thán là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong phòng dịch cộng đồng…
9.4.2. Nguyên nhân gây bệnh
Do trực khuẩn nhiệt thán gây ra. Vi khuẩn hình thành giáp mô và nha bào. Nha
bào hình thành ngoài thiên nhiên với điều kiện: có oxy tự do, nhiệt độ thích hợp (12 -
42oC), độ ẩm 60%, chất dinh dưỡng thiếu, môi trường trung tính hoặc kiềm tính nhẹ.
Sức đề kháng của vi khuẩn như sau:
- Khi không có nha bào ở nhiệt độ 100oC tiêu diệt vi khuẩn.
- Khi có nha bào có sức đề kháng mạnh với nhiệt, và các hoá chất sát
trùng thông thường.
9.4.3. Dịch tễ học
9.4.3.1. Loài mắc bệnh
- Trong tự nhiên, hầu hết các loại động vật đều mắc bệnh kể cả người. Chim
hầu như không mắc. Gà mắc bệnh khi ta gây bệnh ngâm chân vào nước lạnh. Tính
cảm thụ nhiều ít tuỳ theo loài giống và cá thể vật. Trong thí nghiệm thường gây
bệnh cho thỏ, chuột lang, chuột bạch. Sau khi tiêm 12 giờ thì con vật sốt và từ 36
đến 50 giờ con vật chết. Khi mổ xác vật thí nghiệm tháúy chỗ tiêm thuíy thũng,
keo nhầy màu hồng, hạch sưng đen mềm nát.
9.4.3.2. Đường tiêu hóa
- Sau khi con vật ăn thịt, thức ăn, nước uống, thông qua đường tiêu hóa vào
cơ thể, nha bào cũng nhân cơ hội đó mà xâm nhập vào cơ thể. Qua hạch hạnh
nhân, rồi từ hạch hạnh nhân thông qua niêm mạc, bị tổn thương do ký sinh trùng
đường ruột hay do vết thường khi con vật ăn phải những vật nhọn, sắc, cứng làm
tổn thương thành ruột, tạo điều kiện cho nha bào dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
9.4.4. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 2 - 3 ngày.
- Thể quá cấp: xảy ra nhanh, con vật run rẩy, thở hổn hển gấp, bỏ ăn, vã mồ hôi,
niêm mạc đỏ ửng hoặc tím bầm. Sốt cao (40 - 42,5oC), thè lưỡi, gục đầu, mắt đỏ, quay
cuồng, lảo đảo, loạng choạng, ngoài âm hộ, hậu môn chảy máu. Vật chết nhanh trong
vài giờ, có con đang cày tự dưng rống lên, ngã quỵ rồi chết.
- Triệu chứng cục bộ
- Thể ngoài da: thể hiện bằng những ung nhiệt thán ở cổ, mông, ngực. Sưng phù
cục bộ, lúc đầu sưng, cứng, đau về sau lạnh, không đau, thối loét…

90
-. Triệu chứng toàn thân
- Thể cấp: ủ rũ, dựng lông, tim đập nhanh, sốt cao (40 - 42oC), giảm hoặc mất
hẳn nhu động ruột, thở nhanh, niêm mạc đỏ sẫm, phân lẫn máu. Ở mồm, mũi có bọt
màu hồng lẫn máu. Hầu sưng, nóng, đau… Vật lịm dần rồi chết (tỉ lệ có tới 80%).
Trâu chết do bị bệnh nhiệt thán.
Bụng chướng to, lòi dom

- Nhận biết bệnh tích của bệnh


Thể hiện ở các loài gia súc gần giống nhau với một số biểu hiện sau
- Bệnh tích bên ngoài: Sau khi chết bụng chướng to, xác nhanh thối, hậu môn lòi
đom, phân có máu đen, khó đông.
-. Bệnh tích bên trong:
Niêm mạc đỏ hoặc tím bầm, mũi có chất nhầy lẫn máu. Hạch lâm ba sưng ứ
máu. Phổi tụ máu; nội tâm mạc tụ huyết, xuất huyết; cơ tim nhão, lách sưng to, mềm
nát, nhũn như bùn. Bóng đái chứa nước tiểu màu hồng.

9.4.5. Chẩn đoán


- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng điển hình và dịch tễ bệnh để chẩn
đoán. Triệu chứng như đã trình bày ở trên. Dịch tễ: phát lẻ tẻ, có tính chất địa phương

91
- Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh như: tụ huyết trùng,
ung khí thán, ký sinh trùng đường máu, ngộ độc.v.v…
9.4.6. Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh nhiệt thán. Tốt nhất là dùng huyết thanh
và Penicilin theo tỷ lệ sau chống nhiễm trùng kế phát:
+ Huyết thanh: 100 – 200ml/gia súc lớn; 50 – 100ml/gia súc nhỏ.
+ Peniciline liều cao 2 – 3 triệu UI/trâu, bò có thể kết hợp với các kháng sinh
khác và tiêm thêm các thuốc trợ sức, trợ lực cho bệnh súc.
9.4.7. Phòng bệnh
Dùng vacxin nhược độc nha bào nhiệt thán tiêm dưới da, liều lượng 1ml/con,
thời gian miễn dịch trong vòng 1 năm.
+ Khi có bệnh phải công bố. Thi hành nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch,
cách ly, theo dõi. Cấm mổ xác chết, vận chuyển đến nơi khác.
+ Tiêu độc chuồng trại, xác chết phải đốt hoặc chôn ở hố sâu 2m, nằm giữa 2 lớp
vôi bột, phải xây mả nhiệt thán, có biển đề và rào chắn…
+ Đề phòng bệnh lây sang người, tuyệt đối không tiếp xúc với gia súc bệnh,
không ăn thịt gia súc ốm chết.

Xây mả nhiệt thán và có biển báo Đốt xác trâu bò nhiệt thán

92
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồ Việt Thu, Nguyễn Đức Hiền, 2012. Giáo trình Bệnh truyền nhiễm gia súc gia
cầm. NXB Đại học Cần Thơ.
Luật thú y, 2015. Luật số 79/2015/QH13
Lã Văn Kính, Bùi Thị Oanh, Nguyễn Ngọc Phục, 2013. Sổ tay hướng dẫn áp dụng
chuỗi san xuất kinh doanh thịt heo. NXB Hà Nội.
Phạm Ngọc Tuân, 2002. Vệ sinh thịt. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm T.P.
HCM.
Võ Văn Ngầu. Giáo trình Bệnh ký sinh trùng. Tủ sách Trường trung học và dạy
nghề Nông Nghiệp và PTNT Nam Bộ.

93

You might also like