You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 1

NĂM HỌC 2021 – 2022


MÔN: VẬT LÝ 11
TRẮC NGHIỆM

Bài 1.
Một khung dây cứng phẳng diện tích 25 cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong
từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ.
Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính độ biến
thiên của từ thông qua khung dây kể từ t = 0 đến t = 0,2 s:
A. ΔΦ = 3.10-5 Wb
B. ΔΦ = 4.10-5 Wb
C. ΔΦ = 5.10-5 Wb
D. ΔΦ = 6.10-5 Wb

A
Bài 2.
Một ống dây có hệ số tự cảm bằng 0,010 H. Khi có dòng điện chạy qua, ống dây có năng lượng 80
mJ. Cường độ dòng điện trong ống dây bằng:
A. 8,0 A B. 4,0 𝜇A C. 4,0 mA D. 4,0 A
D
Bài 3.
Một cuộn dây có độ tự cảm có L = 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong
không đáng kể, điện trở của cuộn dây cũng không đáng kể. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ lúc nối vào
nguồn điện, cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5 A? Giả sử cường độ dòng điện tăng
đều theo thời gian.
A. 5,0 s. B. 3,0 s. C. 2,5 s. D. 1,5 s.
C
Bài 4. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng:

B
Bài 5. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng:

Trang | 1
A
Bài 6.
Một ống dây được nối với một nguồn điện qua một khóa như
hình vẽ. Một vòng dây đồng nhẹ được treo gần và đồng trục
với ống dây. Điều gì xảy ra với vòng dây ngay khi đóng
khóa điện?
A. Vòng dây đứng yên.
B. Vòng dây dịch chuyển ra xa ống dây.
C. Vòng dây dịch chuyển vào gần ống dây.
D. Vòng dây quay quanh trục thẳng đứng.

B
Bài 7.
Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3,00 × 108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền
ánh sáng trong kim cương là
A. 124000 m/s B. 124000 km/s C. 421000 km/s D. 726000 km/s
B
Bài 8.
Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 60o; nếu ánh sáng
truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30 o.
Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 60o thì góc khúc xạ là?
A. 28o B. 34o C. 43o D. 38o
D
Bài 9.
Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới i có tani = n.
Mối quan hệ giữa tia phản xạ và tia khúc xạ nào sau đây là đúng?
A. song song
B. hợp với nhau góc 60o
C. vuông góc
D. hợp với nhau góc 30o
C
Bài 10.
Một chiếc thước dài 100 cm được đánh dấu 100 vạch, hai vạch liên tiếp cách nhau 1,0 cm. Quan sát
thước theo phương gần như vuông góc với mặt nước thì thấy ảnh của vạch 84 ngoài không khí (do
phản xạ trên mặt nước) trùng với vạch số 0 trong nước. Biết chiết suất của nước là 4/3. Hỏi thước
ngập trong nước bao nhiêu?
A. 36 cm B. 42 cm C. 48 cm D. 56 cm
B
Bài 11.
Một miếng gỗ hình tròn, bán kính 4,0 cm. Ở tâm O, người ta cắm một chiếc đinh OA dài h cm, vuông
góc với miếng gỗ. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất 1,33. Đinh OA ở trong nước

Trang | 2
và coi miếng gỗ chìm không đáng kể. Mắt đặt trong không khí ở mọi góc đều không thấy đầu A của
đinh. Giá trị lớn nhất của h là
A. 3,15 cm B. 3,51cm C. 4,33 cm D. 4,54 cm

B
Bài 12.
Một người nhìn hòn sỏi nằm dưới đáy bể chứa nước theo phương gần vuông góc với mặt chất lỏng.
Đặt viên sỏi ở đáy bể, khi độ cao của nước trong bể là d1 và d2 = 2d1 thì ảnh của chúng quan sát được
cách mặt thoáng của chất lỏng tương ứng là h1 và h2 và cách xa nhau 15 cm. Biết chiết suất của nước
là 4/3. Khoảng cách từ ảnh của viên sỏi đến đáy bể trong trường hợp độ sâu của nước là d1 và d2 lần
lượt là
A. 5,0 cm và 10,0 cm
B. 15 cm và 30 cm
C. 10,0 cm và 5,0 cm
D. 7,5 cm và 15,0 cm
C

Bài 13.
Một bản mặt song song có bề dày 10 cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản
một tia sáng với góc tời bằng 45o. Khoảng cách giữa phương của tia tới và tia ló là
A. 6,16 cm B. 4,15 cm C. 3,25 cm D. 3,29 cm
D
Bài 14.
Tia sáng chiếu tới mặt bên AB của một lăng trụ cân như hình vẽ. Ánh sáng bị
phản xạ toàn phần ở các mặt AC và BC. Chiết suất của lăng kính có giá trị nhỏ
nhất bằng bao nhiêu?

A.1,0 B. 1,4 C. 1.5 D. 2,0

B
Bài 15.
Chọn câu trả lời đúng. Hai tia sáng song song chiếu thẳng góc vào mặt đáy
của lăng kính như hình vẽ , có chiết suất n=√2. Góc giữa hai tia ló là:
A. 30o B. 45o C. 60o D. 90o
A

Bài 16.
Một thấu kính hội tụ mỏng làm bằng thủy tinh có chiết suất 1,5; có độ tụ 5 dp khi đặt trong không khí.
Khi nhúng vào một chất lỏng thì nó đóng vai trò là thấu kính phân kì có tiêu cự 100 cm. Hỏi chiết suất
của chất lỏng đó bằng bao nhiêu?
A. 1/3 B. 4/3 C. 3/5 D. 5/3

Trang | 3
D
Bài 17.
Một thấu kính bằng thủy tinh có chiết suất 1,5; độ tụ + 2 dp; có 2 mặt cầu lồi, bán kính mặt này gấp
đôi mặt kia. Tính bán kính của các mặt thấu kính .
A. 37,5 cm và 18,75 cm
B. 37,5cm và 75,0 cm
C. 75 cm và 150 cm
D. 15 cm và 30 cm

B
Bài 18.
Đặt một thấu kính cách một trang sách 15 cm, nhìn qua thấu kính thấy ảnh của các dòng chữ cao gấp
đôi. Đó là thấu kính gì? Tính tiêu cự thấu kính ấy.
A. Thấu kính phân kì, tiêu cự 15 cm
B. Thấu kính phân kì, tiêu cự 30 cm
C. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 45 cm
D. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 30 cm

Bài 19.
Thấu kính với hai mặt lồi mỏng như hình vẽ. Chiết suất của thấu
kính thứ nhất là 1,5 và của thấu kính thứ hai là 1,2. Cả hai bề mặt
cong đều giống nhau và có bán kính R = 14 cm. Đặt một vật ở
khoảng cách 40 cm so với thấu kính thì ảnh thu được cách thấu
kính bao nhiêu?

A. 13 cm
B. 22 cm
C. 28 cm
D. 40 cm

D
Bài 20.
Một hệ vật gồm một thấu kính lồi có tiêu cự 20 cm và một
gương phẳng được bố trí như hình vẽ. Ảnh cuối cùng được
tạo thành cách gương bao nhiêu?
A. 20 cm
B. 30 cm
C. 40 cm
D. 50 cm

Trang | 4
C

Trang | 5
TỰ LUẬN

Cảm ứng điện từ

Bài 21.
Một ống dây dài có  =31,4 cm, N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 10 cm2, có dòng điện I = 2,0
A đi qua.
a. Tính từ thông qua mỗi vòng.
b. Tính độ tự cảm của cuộn dây.
c. Tính năng lượng từ trường trong ống dây.
d. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s.
Bài 22.
Một vòng dây dẫn có diện tích S = 100 cm2, nối vào một tụ điện C = 0,20 nF , được đặt trong từ trường

đều, B vuông góc mặt phẳng vòng dây, có độ lớn tăng đều với tốc độ 5,0 ×10-2 T/s. Tính điện tích của
tụ điện.
Bài 23.
Tìm chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các trường hợp sau:
a. Đưa thanh nam châm ra xa khung dây (Hình a). Vòng dây sẽ chuyển động theo chiều nào?
b. Giảm giá trị của biến trở R (Hình b)
c. Cho khung chuyển động theo chiều ra xa dòng điện. (h.c)

A B
C
R
G I

E
D C
Hình a Hình b Hình c

Bài 24.
Một vòng dây đồng có đường kính d = 20 cm, tiết diện dây S = 0,50 mm2 được đặt vào trong từ trường có
cảm ứng từ B vuông góc mặt phẳng vòng dây. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ qua vòng dây để
dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là 2,0 A. Cho điện trở suất của đồng  = 1,75.10-8  m.
Bài 25.
Một vòng dây tròn đường kính d = 10 cm, điện trở R = 0,10  đặt trong
300 B
một từ trường đều có cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến của mặt phẳng
vòng dây một góc 30o. Xác định suất điện động cảm ứng trung bình, độ
lớn và chiều của dòng điện cảm ứng trung bình xuất hiện trong vòng dây
trong thời gian  t = 0,02 s.
a. Từ trường tăng đều từ B1 = 0,10 T đến B2 = 0,50 T.
b. Độ lớn từ trường không đổi B = 0,40 T, từ trường quay 30º để trùng với pháp tuyến của mặt phẳng vòng
dây.
Bài 26.

Trang | 6
Một vòng dây tròn có bán kính R = 10cm, đặt trong từ trường đều B = 10-2T. Mặt phẳng vòng dây
vuông góc với các đường cảm ứng. Sau thời gian  t = 10-2 s, từ thông giảm đều đến 0. Tính suất điện
động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.
Bài 27.
Khung dây chữ nhật ABCD cạnh a = 5,0 cm, điện trở R = 2,0  , đặt thẳng D C
đứng. Tại thời điểm t = 0, AB trùng với cạnh MN của hình vuông MNPQ cạnh
10 cm. Cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng MNPQ, có giá trị B = 1,0 T M N
trong khoảng MNPQ, B = 0 ngoài khoảng đó. Khung di chuyển đều xuống A B
dưới với vận tốc 2,0 m/s. Tính dòng điện cảm ứng qua khung tại thời điểm t =
1,0 s và t = 3,0 s.

Bài 28. Q P
Thanh MN khối lượng m = 2,0 g trượt đều không ma sát với tốc độ v = 5,0
m/s trên hai thanh thẳng đứng cách nhau l = 50 cm được đặt trong từ trường đều
nằm ngang như hình vẽ B = 0,20 T. Bỏ qua điện trở tiếp xúc. Cho g = 10 m/s2
a. Tính suất điện động cảm ứng trong thanh MN.
b. Xác định lực từ và dòng điện trong thanh MN.
c. Tính R.

Bài 29.
Ống dây hình trụ có lõi chân không , chiều dài 20 cm, có 1000 vòng, diện tích mỗi
vòng S= 1000 cm2.
a. Tính độ tự cảm của ống dây.
b. Dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5,0 A trong 0,10 s; tính suất điện động tự cảm
xuất hiện trong ống dây.
c. Khi dòng điện trong ống dây đạt giá trị 5,0 A, tính năng lượng từ tích lũy trong
ống dây lúc này.

Quang học

Bài 30.
Một học sinh muốn khảo sát đường đi tia sáng qua một
bản mặt song song tiết diện hình chữ nhật ABCD làm
bằng thủy tinh (ảnh vẽ nhìn từ trên xuống). Bạn này dùng
một đinh ghim cắm thẳng đứng tại vị trí P1. Nhìn từ phía
CD, bạn thấy ảnh của đinh ghim qua điểm P2 nằm trên
CD. Giữ nguyên vị trí mắt, bạn dùng hai đinh ghim khác
cắm thẳng đứng tại hai vị trí khác nhau là P3 và P4 sao
cho chúng thẳng hàng với P2.
a. Hãy chứng tỏ một tia sáng bất kì từ P1, sau khi khúc xạ
tại AB và CD, sẽ ló ra song song với phương ban đầu.
b. Hãy dựng lại đường đi của tia sáng từ P1 tới mắt.
c. Hãy nêu phương án đo để xác định được chiết suất của
bản song song bằng phương pháp này.

Bài 31.
Một cái máng nước sâu 30 cm, rộng 40 cm có hai thành
bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của
thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện. Người ta
đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành
Trang | 7
4
A ngắn bớt đi 7,0 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = . Tính h.
3

h= 12cm
Bài 32. i

Cho một khối thủy tinh hình cầu có bán kính R = 10 cm và chiết suất n =
2 . Chiếu tia sáng tới mặt cầu hợp với phương bán kính góc i = 450 và
O
nằm trong mặt phẳng đi qua tâm quả cầu (hình vẽ). Vẽ đường đi tia sáng
qua khối cầu và tính khoảng cách từ tâm O tới tia sáng đi trong khối cầu.

Bài 33.
Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất n = 4/3. Phần cọc nhô ra ngoài
mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Tính chiều
sâu của lớp nước.

Bài 34.
Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5; tiết diện chính là một tam giác đều, được đặt trong
không khí
a) Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới là 30o
b) Vẽ đường đi tia sáng và tính góc mà tia ló hợp với tia tới trong trường hợp tia tới vuông góc với
mặt bên của lăng kính.
a. 47o
b. 60o
Bài 35.
Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất 𝑛 = √2, có góc lệch cực tiểu Dmin bằng nửa góc chiết quang A.
Tìm góc chiết quang A của lăng kính.
Bài 36.
Hãy chứng minh rằng với thấu kính thì :
a. Muốn ảnh bằng n lần vật thì vật cách tiêu điểm vật một khoảng p = f /n
b. Khi ảnh bằng n lần vật thì ảnh cách tiêu điểm ảnh một đoạn q = n f
c. Trong mọi trường hợp ta luôn có pq = f2 (công thức Newton)

Bài 37.
Cho ba điểm A, B, C theo thứ tự là 3 điểm nằm trên trục chính của một thấu kính (2AB = BC = 4 cm).
Vật thật đặt tại A cho ảnh tại B, vật thật đặt tại B cho ảnh tại C. Tính tiêu cự của thấu kính.
Bài 38.
Một điểm sáng S đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 40 cm. Di chuyển S một khoảng 20 cm
lại gần thấu kính người ta thấy ảnh S’ của S di chuyển một khoảng 40 cm. Tìm vị trí của vật và ảnh lúc
đầu và lúc sau khi di chuyển.

d= 80 cm hoặc d= 60cm
Bài 39.

Trang | 8
Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 32 cm và cách
thấu kính 40 cm. Sau L1, ta đặt một thấu kính L2 có tiêu cự f2 = -15c m, đồng trục với L1 và cách L1
một đoạn
a. Cho a = 190 cm. Xác định ảnh của AB cho bởi hệ thấu kính.
b. Khoảng cách a ở trong khoảng nào thì ảnh của AB cho bởi hệ là ảnh thật?
c. Tìm a để độ lớn của ảnh cuối cùng của AB không phụ thuộc khoảng cách từ vật AB tới hệ.
a. Ảnh ảo ngược chiều với vật AB, d’2= -10cm, có độ lớn = 4/3 AB.
b. 145 cm < a < 160 cm
c. a = f1 + f2 = 17cm
Bài 40.
Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là f1 = 10 cm và f2 = 12 cm được đặt đồng trục, các quang tâm
O1, O2 cách nhau O1O2 = L = 30 cm. Trong khoảng giữa hai quang tâm có điểm sáng A. Ảnh của A tạo
bởi hai thấu kính đều là ảnh thật, cách nhau một đoạn A1A2 = 126 cm. Hỏi A phải được đặt cách O1
một đoạn là bao nhiêu?

Trang | 9

You might also like