You are on page 1of 5

VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, QUẢN

LÝ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẬU GIANG HIỆN NAY

Dương Thị Thu Hằng


Khoa Xây dựng Đảng
Thông tin là nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, đặc
biệt là trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Thông qua việc nắm bắt thông tin giúp
cho các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Việc ban hành quyết định trong lãnh
đạo, quản lý đúng hay sai, kịp thời hay không kịp thời phụ thuộc vào việc nắm bắt,
thu thập, xử lý thông tin. Nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin, người lãnh
đạo, quản lý sẽ thiếu cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định.
Chất lượng thông tin thu được có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho
quá trình xử ký thông tin có hiệu quả, nhận diện được bản chất của sự việc và đưa
ra các quyết định đúng đắn được thể hiện qua:
Một là, vai trò của thông tin trong lập kế hoạch và ra quyết định
Thông tin là cơ sở để nhà lãnh đạo, quản lý nhận định đúng vấn đề để xây
dựng kế hoạch và ra quyết định. Việc nắm bắt, khai thác và sử dụng thông tin một
cách khoa học, chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp người lãnh đạo, quản lý đưa ra
các quyết định đúng đắn, đạt hiệu quả cao.
Việc thu thập, nắm bắt, xử lý thông tin của người lãnh đạo, quản lý thông qua
nhiều kênh: báo cáo, các phương tiện thông tin, hội họp, phản ánh của cùng cấp và
của cấp dưới và cả những kênh thông tin không chính thức như các dư luận xã hội,
các tin đồn. Trên cơ sở những thông tin thu được, qua tổng hợp kịp thời và chính
xác sẽ giúp người lãnh đạo, quản lý ban hành các quyết định trong xây dựng và tổ
chức cho cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị hàng năm.
Hai là, vai trò của thông tin trong việc tổ chức và kiểm tra thực hiện quyết
định
Trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện quyết định, thông tin có vai trò rất
quan trọng, nó là căn cứ giúp các nhà lãnh đạo xác định chính xác công việc cần tổ
chức thực hiện và giải quyết. Người lãnh đạo, quản lý cần có thông tin đầy đủ về
đối tượng bị lãnh đạo cũng như các dữ liệu cần thiết về nhân lực, vật lực và tài lực,
… phân công, nhiệm vụ; tổ chức, sắp xếp; sử dụng cơ sở vật chất;... trong thực thi
quyết định.
Người lãnh đạo, quản lý phải nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ
máy, đồng thời, phải nắm thông tin về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng
của cán bộ, nhân viên từ đó có biện pháp giúp đỡ, khuyến khích họ phát huy những
mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được
giao. Bên cạnh đó, việc theo dõi, thu thập thông tin phản hồi trong quá trình thực
thi các quyết định, kế hoạch,… là điều cần thiết để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho
phù hợp.
Ba là, vai trò của thông tin trong tổng kết và rút kinh nghiệm
Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định lãnh đạo là việc làm rất
cần thiết, giúp người lãnh đạo, quản lý xác định được mức độ thành công hay thất
bại của quyết định mà mình đã đưa ra, mặt được và chưa được, những điểm mạnh
cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục, rút kinh nghiệm,… Để làm tốt
công tác này, thông tin giữ vai trò vô cùng quan trọng, là căn cứ giúp người quản lý
nhận định đúng tình hình, đánh giá công bằng và khách quan.
Như vậy, chúng ta thấy rằng chính thông tin đã góp phần quan trọng cho việc
duy trì các hoạt động lãnh đạo, quản lý và chất lượng thông tin quyết định hiệu quả
của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Do đó, cần phải xây dựng được mạng lưới thông
tin có chất lượng cao, bảo đảm hoạt động lãnh đạo đạt được mục đích đề ra.
Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của
tỉnh, thời gian qua Nhà Trường rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; nâng
cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng công tác,… qua đó
từng bước tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, đặc biệt
đã, đang và ngày càng phát huy vai trò của thông tin phục vụ cho công tác lãnh
đạo, chỉ đạo góp phần hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng mà Tỉnh ủy giao
như: nắm bắt và triển khai những thông tin của các cấp, các ngành phục vụ cho
nhiệm vụ chính trị của Nhà Trường như: nhu cầu, số lượng, đối tượng, kinh phí,
thời gian,… mở các lớp đào tạo và liên kết; công tác quản lý đào tạo, tổ chức giảng
dạy và cách tổ chức đánh giá kết quả học tập từng bước được đổi mới; tổ chức các
buổi thao giảng, dự giờ, hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường, học viên học giỏi
lý luận chính trị, công tác quản lý, xây dựng trang thiết bị, chỗ làm việc và giảng
dạy luôn được đầu tư, nâng chất,…Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc nắm bắt, thu
thập thông tin của người cán bộ, lãnh đạo còn hạn chế trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của Nhà Trường cụ thể: chưa có nhiều kênh thông tin để thu nhận
được những ý kiến, kiến nghị hay mong muốn của học viên trong từng buổi học;
đánh giá chất lượng giờ giảng của giảng viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị âm
thanh phục vụ giảng dạy - học tập và chất lượng thông tin phản hồi chưa cao, chưa
phục vụ nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng có thể kể đến
nguyên nhân như: trang thiết bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác nắm
bắt, xử lý thông kém chất lượng; chưa thực hiện nhiều phương pháp thu thập thông
tin (có thực hiện phiếu khảo sát học viên trong việc đánh giá việc giảng dạy và
phục vụ của Nhà Trường nhưng chưa được duy trì thường xuyên và ý kiến học viên
cũng chưa phản ánh thực tế những hạn chế do ngại nói, sợ bị ảnh hưởng,…)
Nhằm phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của thông tin trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý, tác giả đề xuất thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của
thông tin
Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của thông tin trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng định
hướng nội dung thông tin xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng; đảm
bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, đa dạng của Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân
tỉnh, của Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, các ban xây
dựng Đảng của Tỉnh ủy đến cán bộ, giảng viên, viên chức của Trường. Đồng thời,
mạnh dạn đấu tranh phản bác đối với thông tin sai trái, xuyên tạc góp phần củng cố
sự đoàn kết và đồng thuận trong toàn hệ thống cơ quan. Bởi vì, thông tin đa dạng,
nhiều chiều đòi hỏi quá trình tiếp nhận thông tin phải có sự định hướng và thẩm
định chặt chẽ. 
Hai là, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan và tăng cường trao đổi
thông tin cán bộ, viên chức các Phòng, Khoa.
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường cần khơi gợi và phát huy hơn trong thực
hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, với tinh thần cầu thị trong tiếp thu, ghi nhận
các ý kiến góp ý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị với tinh thần công khai, dân
chủ, minh bạch trong quản lý, điều hành hoạt động cơ quan, đơn vị như: thực hiện
chế độ, chính sách lương - thưởng; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, tổng
kết hoạt động cơ quan; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền;
công khai kinh phí hoạt động hằng năm…
Đối với cán bộ, công chức, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc
của cơ quan, đơn vị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về
nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động
nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật; thực hiện
tự phê bình và phê bình, tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan, đơn
vị với tinh thần xây dựng, chân thành, vì tập thể, vì mọi người.
Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin giữa các Phòng,
Khoa, giữa cán bộ, công chức, viên chức Nhà Trường góp phần thúc đẩy các bộ
phận hoàn thành nhiệm vụ nói riêng và giúp Nhà Trường hoàn thành nhiệm vụ
chính trị nói chung.
Ba là, thực hiện đa dạng các phương pháp thu thập thông tin
Duy trì thường xuyên việc lấy ý kiến phản hồi từ người học thực hiện đối với
tất cả các lớp; thực hiện đánh giá chất lượng giờ giảng của giảng viên qua phần
mềm có sẵn đồng thời kết hợp nhiều phương pháp khác như tăng cường thao giảng
dự giờ theo kế hoạch, đột xuất; trao đổi trực tiếp với học viên hay qua các nguồn
tin, dư luận khác nhau,…để phục vụ tốt hơn trong việc nâng cao chất lượng giảng
dạy nói riêng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà Trường nói chung.
Bốn là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
lãnh đạo, quản lý.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện khách quan, là yếu tố không
thể thiếu trong công tác thông tin, các trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác
thông tin như máy tính kết nối internet, máy fax, điện thoại,… được trang bị đầy đủ
sẽ giúp cho việc lưu truyền, tiếp cận các thông tin của cán bộ lãnh đạo, quản lý một
cách nhanh chóng và kịp thời. Thực tế cho thấy, ở đâu có hệ thống cơ sở vật chất,
trang thiết bị thông tin đầy đủ và hiện đại thì người lãnh đạo, quản lý có cơ hội đưa
ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, chính xác hơn.
Tóm lại, thông tin có vai trò quan trọng trọng trong việc ra quyết định của
người lãnh đạo, quản lý. Nó là điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng các
quyết định của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để phát huy hơn nữa vai trò của
thông tin đối với việc ra quyết định của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thực
hiện những giải pháp trên.

You might also like