You are on page 1of 4

2.2.

Những hạn chế trong việc xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới
Về lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nhiều hạn chế như là việc
tập trung quá nhiều quyền lực vào tay Đảng có thể dẫn đến tình trạng độc đoán, thiếu
minh bạch. Khi hạn chế sự tham gia của người dân vào các hoạt động trong khi ra quyết
định, người dân cảm thấy họ không có tiếng nói trong việc đưa ra các quyết định ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ, họ có thể bắt đầu mất niềm tin vào chính quyền. Điều này
có thể dẫn đến sự thờ ơ, thậm chí là sự phản kháng đối với các chính sách của chính phủ.
Đôi khi còn gây ra sự thiếu đồng thuận vì các quyết định được đưa ra mà không có sự
tham khảo ý kiến rộng rãi của người dân có nhiều khả năng gây ra sự chia rẽ và bất đồng.
Điều này có thể làm suy yếu sự ổn định xã hội và cản trở sự phát triển chung. Các quyết
định không được thực hiện dựa trên ý kiến đóng góp của người dân có thể không hiệu quả
trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Lý do là vì người dân có thể có những hiểu biết
và kinh nghiệm quý báu mà những người ra quyết định có thể không có. Việc thiếu tham
khảo ý kiến người dân có thể dẫn đến sự bức xúc và phẫn nộ, đặc biệt là khi người dân
cảm thấy rằng các quyết định được đưa ra có lợi cho một nhóm thiểu số hoặc gây hại cho
họ.
Sự thiếu minh bạch trong hoạt động của Đảng và chính quyền được thể hiện khi những
thông tin về hoạt động của Đảng và chính quyền thường được hạn chế, không được công
khai đầy đủ và kịp thời. Việc kiểm soát thông tin của Đảng và chính quyền chặt chẽ, hạn
chế sự giám sát của báo chí và các tổ chức xã hội. Hay là do thiếu các cơ chế bảo vệ
quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt, khiến người dân e ngại khi lên tiếng phản ánh
những vấn đề nhức nhối. Quyền lực tập trung vào tay một bộ phận hay một nhóm nhỏ nào
đó, cấu trúc lãnh đạo của Đảng và chính quyền Việt Nam tập trung vào một nhóm nhỏ cán
bộ chủ chốt. Việc ra quyết định thường phụ thuộc vào ý kiến của một số ít lãnh đạo, thiếu
sự cân bằng và kiểm soát hiệu quả từ các cơ quan khác. Việc tập trung quyền lực quá mức
dẫn đến tình trạng độc đoán, thiếu khách quan trong ra quyết định.
Năng lực quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn còn hạn chế: Một số cán bộ chưa
được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, dẫn đến việc quản lý chưa
hiệu quả, thiếu chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa đủ kiến thức hay trình
đọ chuyên môn để giải quyết các vấn đề chính trị, tình trạng thừa hay thiếu cán bộ xảy ra
ở nhiều nơi, sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Thiếu những cán bộ lãnh
đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực
của các đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, còn nhiều yếu kém thiếu tính chuyên nghiệp, làm
việc không đúng chuyên môn, sở trường, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả
năng làm việc còn nhiều hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Việc
thực hiện đánh giá cán bộ, nhân viên còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất, kết
quả hay không ít trường hợp còn là do cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến.
Công tác bồi dưỡng cán bộ có sự đổi mới chậm, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với
thực tiễn, với quy hoạch và theo chức danh. Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm các
cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình
trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, trong đó có cả người nhà, người thân, họ
hàng vẫn thường xuyên diễn ra. Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, viên
chức còn nhiều sai sót và hạn chế. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hóa
bằng các cơ chế, chính sách phù hợp, kết quả thu hút trí thức trẻ và người có trình độ cao
chưa đạt yêu cầu. Chính sách tiền lương, nhà ở và việc xem xét thi đua, khen thưởng chưa
thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc. Việc đánh giá, kiểm tra,
giám sát thiếu chủ động, chưa thường xuyên, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để
phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm. [1]
1. PV, Về những hạn chế, yếu kém trong đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, Đảng Cộng
sản điện tử, https://dangcongsan.vn/dua-nghi-quyet-trung-uong-6-trung-uong-7-vao-cuoc-
song/hoi-dap/ve-nhung-han-che-yeu-kem-trong-doi-ngu-can-bo-va-cong-tac-can-bo-
497750.html, 15/4/2024.
Tình trạng tham nhũng, quan liêu, “chạy chức, chạy quyền” của một số cán bộ,
đảng viên: Tham nhũng vẫn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân đối với hệ thống chính trị. Một số cơ quan
nhà nước còn cồng kềnh, thiếu hiệu quả, thủ tục hành chính rườm rà trong việc xử lí các
vấn đề gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Trong các Đại hội gần đây thì Đảng
thẳng thắn tố cáo thực trạng tham nhũng, “chạy chức, chạy quyền”. Ở Nghị quyết Trung
ương 4, khóa XI và khóa XII, việc xử lý và ngăn chặn tình trạng này, bổ nhiệm người
thân, người nhà càng được xử lí quyết liệt và hiệu quả hơn. Bằng chứng là hàng loạt các
vụ việc được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra và làm rõ, xử lý nghiêm minh các
trường hợp sai phạm trong bổ nhiệm họ hàng, người thân và ban phát chức quyền ở hàng
chục địa phương và nhiều ban, bộ, ngành Trung ương. Thế nhưng, kết quả xem ra chưa
được như mong muốn. Tình trạng này vẫn đang diễn ra âm thầm, phức tạp, tinh vi. Có lẽ,
chức quyền có sự cám dỗ rất lớn. Chiếc ghế quyền lực hấp dẫn bằng các thứ hấp dẫn khác
cộng lại. Những kẻ hám quyền sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để giành và giữ lấy nó, sẵn
sàng làm những việc trái luân thường đạo lý và lương tâm dù phải đánh đổi bằng nhân
cách, uy tín. Không chỉ vậy, tham nhũng quyền lực còn làm biến tướng, tầm thường hóa
công tác tổ chức cán bộ của Đảng, vô hiệu hóa vai trò tổ chức Đảng cũng như nguyên tắc
tập trung dân chủ của Đảng. Nó làm lũng đoạn, mua chuộc, tha hóa người đứng đầu. Tình
trạng này làm cho niềm tin, cơ hội phấn đấu, tiến bộ của những cán bộ chân chính bị thiêt
đốt, chán nản, làm mất niềm tin vào tổ chức Đảng, vào “cái gốc của công việc”.
Từ việc đạt được quyền lực quá dễ dàng nhờ vào mối quan hệ thân thiết, chúng ta cũng
không biết là họ có tài đức gì nhưng họ có thể sẽ dễ lộng quyền, coi thường tổ chức, cấp
ủy, nhân dân, cơ quan, đồng nghiệp. Từ đó, dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng làm cho
tổ chức Đảng yếu kém, làm nảy sinh “tự diễn biến” ở nhiều đối tượng trong Đảng. Không
cần phấn đấu, nỗ lực, cũng không quan trong là có kiến thức hay kỹ năng gì, chỉ cần có
mối quan hệ thất tối với những người có chức quyền, hay vung tay với một số tiền là có
thể mua chuộc được họ để có một vị trí cao, quyền lực. Họ đôi khi sẽ tự đắc, ỷ lại, hay có
suy nghĩ trịch thượng, các bộ phận còn lại sẽ trở nên chán nản và mất niềm tin. Ví dụ điển
hình dẫn đến sự sa ngã, vi phạm của cựu Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh là
"chạy chức, chạy quyền" lên đỉnh cao quyền lực quá nhanh, dẫn tới tự cao, tự đại, thiếu ý
thức tu dưỡng, rèn luyện, tích lũy những phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo. Từ đó
có thể thấy được rằng, "chạy chức, chạy quyền" dẫn đến tha hóa quyền lực trong mỗi cá
nhân và xa hơn là sự tha hóa đối với cả tổ chức Đảng và hệ thống chính trị. [2]
2. CÔNG MINH, NGUYÊN MINH, TẤN TUÂN, QUANG PHƯƠNG, Kiểm soát quyền
lực, chống “chạy chức, chạy quyền”- vấn đề cấp bách hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện
tử, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai-
hoi-xiii-cua-dang/-/2018/507264/view_content, 15/4/2024

You might also like