You are on page 1of 3

4.

Tại sao nói quản trị là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức
+ Quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Không có hoạt động
quản trị, mọi người trong tổ chức sẽ không biết phải làm những công việc gì, làm
lúc nào, từ đó khiến công việc diễn ra một cách lộn xộn.
+ Bằng cách hoạch định công việc, hướng mọi người cùng phối hợp hoạt động vì
mục tiêu chung, quản trị giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu
đề ra.
+ Quản trị cũng giúp các tổ chức điều khiển và kiểm soát quá trình thực hiện, tạo
ra hệ thống, quy trình phối hợp hợp lý, sử dụng tốt các nguồn lực để duy trì hoạt
động và đạt mục tiêu với mức chi phí thấp nhất.
+ Trong cùng hoàn cảnh như nhau nhưng một tổ chức có hoạt động quản trị tốt
hơn, khoa học hơn thì khả năng đạt kết quả tốt sẽ cao hơn.

5. Nhà quản trị là ai? Họ làm gì? Vai trò của họ là gì? Yêu cầu về phẩm chất
cá nhân của nhà quản trị hiện nay như thế nào?
- Nhà quản trị là gì và họ làm gì
+ Là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong
phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của
người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.
+ Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài
chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt
mục tiêu.

- Vai trò của nhà quản trị

* Vai trò tổ chức


+ Nhà quản trị là người sẽ đại cho cả 1 tổ chức.
+ Ở vai trò này, họ thường la những người chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành
mọi hoạt động ngoại giao quan trọng.
* Vai trò của nhà lãnh đạo
Nhà quản trị là người sẽ đưa ra phương hướng và kế hoạch cho nhân viên và giám
sát đánh giá hoạt động ấy của các nhân viên.
* Vai trò liên lạc
+ Nhà quản trị sẽ giúp giữ liên lạc với các tổ chức, cá nhân ở bên ngoài của danh
nghiệp.
+ Nhà quản trị cũng sẽ giữ kết nối với các thành viên trong tổ chức lại với nhau
* Vai trò thông tin
+ Nhà quản trị thường là người tiếp nhận toàn bộ thông tin liên quan đến tổ chức.
Để đảm bảo nắm bắt được toàn bộ những rủi ro và những mối đe dọa đến tổ chức.
Từ đó giải quyết được nhanh chóng.
+ Họ cũng là người sẽ phổ biến những thông tin quan trọng đến toàn bộ nhân viên
trong tổ chức của mình
+ Họ cũng là người đại diện cung cấp những thông tin quan trọng của tổ chức ra
bên ngoài để giải thích hoặc bảo vệ cho tổ chức của mình trước truyền thông, báo
chí,…
* Vai trò quyết định
+ Nhà quản trị là người sẽ đưa ra những quyết định quan trọng với tổ chức.
+ Họ giải quyết những rủi ro có thể xảy ra với tổ chức
+ Đồng thời đưa ra những giải pháp để tổ chức pháp triển, cải thiện.
+ Họ cũng có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực tối ưu nhất cho tổ chức.
- Phẩm chất của nhà quản trị
1. Khả năng giao tiếp, ngoại giao
2. Biết nhìn xa trông rộng
3. Đạo đức luôn đi liền với tài năng
4. Có tinh thần trách nhiệm và khả năng quyết đoán cao
5. Học hỏi và rút kinh nghiệm

6. Phân biệt quản trị, nhà quản trị và công việc của nhà quản trị.
Quản trị Nhà quản trị
Khái niệm
Quản trị là sử dụng một nguồn Nhà quản trị là những người có trách nhiệm
lực hữu hạn để đạt được mục tiêu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra,
tối đa. Hay nói cách khác là tận giám sát về con người, vật chất, tài chính cũng
dụng tốt nhất nguồn lực, sử dụng như toàn bộ thông tin trong tổ chức một cách
nguồn lực đạt hiệu quả nhất. hiệu quả nhất có thể để giúp tổ chức đi theo
một lộ trình đúng đắn và nhanh chóng đạt
được những mục tiêu đã đề ra
Vai trò
 Người đại diện  Vai Trò quan hệ với con người : Đại
 Người lãnh đạo diện , Lãnh đạo , Liên kết
 Giao tiếp, kết nối  Vai trò thông tin
 Người ra quết định  Vai trò quyết định
 Giải quyết vấn đề

- Công việc của nhà quản trị :


+ Xác định các mục tiêu hoạt động và hoạch định chiến lược phát triển của tổ chức
để đạt được những mục tiêu đề ra.
+ Thiết lập sơ đồ tổ chức và vận hành tổ chức một cách khoa học, hiệu quả
+ Giám sát và thúc đẩy từng cá nhân thực hiện những công việc cần thiết để đạt
được mục tiêu chung của tổ chức.
+ Đưa ra các điều chỉnh để kịp thời khắc phục những thiếu sót và tối ưu hiệu quả
trong quá trình hoạt động.

You might also like