You are on page 1of 10

HÃY CHO BIẾT CÁC NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Triết học xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người
2. Triết học xa lạ với con người
3. Triết học là phạm trù lịch sử
4. Triết học là khoa học của mọi khoa học
5. Triết học là khoa học không mang tính giai cấp
6. Thế giới quan có tác dụng định hướng cho hoạt động của con người?
7. Tính bản chất của triết học là tính giai cấp
8. Triết học có tính dân tộc, tính giai cấp và có tính nhân loại phổ biến
9. Có những triết học không xuất hiện từ thực tiễn
10.Có 2 vấn đề cơ bản trong triết học là vấn đề bản thể luận và vấn đề nhận
thức luận
11. Chủ nghủ nhất nguyên và chủ nghĩa nhị nguyên hoàn toàn khác nhau
12. Chủ nghĩa nhị nguyên và chủ nghĩa thực chứng là những dạng khác nhau
của chủ nghĩa duy tâm
13.Chủ nghĩa duy vật mác xít là chủ nghĩa duy vật khoa học
14.Triết học là khoa học giúp con người giải quyết được mọi vấn đề trong hiện
thực
15.Đối tượng nghiên cứu của triết học là tự nhiên, xã hội, tư duy
16.Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện
chứng
17.Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là cho rằng bản chất của thế giới là do nội
tâm, do sự phức hợp các cảm giác của con người
18.Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thực chất là một
19.Mọi hình thức của chủ nghĩa duy vật đều là khoa học
20.Chủ nghĩa duy vật có giá trị hơn chủ nghĩa duy tâm
21.Yếu tố đóng vai trò cơ sở, nền tảng của thế giới quan là lý trí của con người
22.Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan
23.Phương pháp luận triết học là phương pháp luận của lĩnh vực tư duy
24.Xét ở góc độ thế giới quan thì siêu hình và biện chứng là 2 phương pháp
luận đối lập nhau trong lịch sử triết học
25.“Biện chứng” là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại nhằm phát hiện ra chân lý.
Đúng hay sai? Tại sao
26.Siêu hình là không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
27.Siêu hình là phương pháp luận không có giá trị
28.Chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào đầu óc con ngươì.
29.Triết học là hoạt động tinh thần và là một dạng tri thức.
30.Tính đảng trong triết học chính là tính giai cấp của triết học.
31.Triết học Mác là “khoa học của mọi khoa học”
32. Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu
33. Triết học Mác tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học
34. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật triệt để
35.Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là 2 loại khác
nhau
36. Có thể định nghĩa vắn tắt “vật chất là thực tại khách quan” được hay
không? Tại sao?
37.Thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là vận động
38. Vận động và đứng yên tồn tại độc lập với nhau
39.Thời gian là phương thức tồn tại của vật chất
40. Hình thức vận động thấp có thể bao hàm hình thức vận động cao
41. Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc quyết định cho sự hình thành của ý thức
42.Ý thức với nhận thức thực chất là một
43.Ý thức là kết quả của quá trình nhận thức
44. Bất kỳ dạng vật chất nào cũng có thể sinh ra ý thức
45.Ý thức có thể vượt khỏi vật chất
46.Ý thức có thể vượt trước vật chất
47.Yếu tố quan trọng nhất của ý thức là tri thức
48.Ý thức là thuộc tính của vật chất.
49. Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
50.Vật chất theo quan niệm của triết học giống với vật chất cụ thể
51. Ở động vật cũng có ý thức giống con người
52.Nội dung của ý thức chính là nội dung của vật chất đã được ý thức hóa.
53.Ý thức có vai trò quyết định vật chất
54. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất,
do đó nó được hình thành mang tính chủ quan.
55.Quan hệ sản xuất tiên tiến có thể đi trước một bước để mở đường cho lực
lượng sản xuất phát triển.
56.Điều kiện địa lý, tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất của tồn tại xã hội.
57.Thực tiễn là hoạt động xã hội của con người
58.Thực tiễn với thực tế là một
59.Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới
60.Định nghĩa vật chất của Lê nin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản của
triết học
61.Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần tôn trọng nguyên tắc khách
quan.
62.Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là quy luật cơ bản nhất chi phối sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử
xã hội loài người.
63. Quan điểm về vật chất của các trào lưu duy vật thời kỳ cổ đại có đặc điểm
là đồng nhất vật chất với thế giới tự nhiên.
64. Đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể là quan điểm của
trường phái triết học nhị nguyên luận.
65. Sai lầm nói chung của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất là xem vật
chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối.
66. Cái gì tồn tại khách quan là vật chất
67. Vật chất là cái gây nên cảm giác
68.Cái gì gây ra cảm giác thì cái đó là vật chất
69. Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin mang tính chất bước ngoặt cách
mạng trong quan niệm về vật chất.
70.Khi ta sống thì ý thức tồn tại, còn khi ta chết thì ý thức mất đi.
71.Ý thức không thể tự thân vận động được.
72.Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, các dạng cụ thể của vật chất biểu
hiện sự tồn tại của mình ở mọi nơi và thông qua sự nhận thức của con
người.
73.Tính chất của vận động theo quan điểm của triết học Mác là sự biến đổi do
một tác động nào đó.
74. Khi không còn sự tác động thì sự vận động cũng chấm dứt.
75. Hình thức vận động đa dạng nhất, phức tạp nhất là sự tiến hóa các loài.
76.Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật đều có thể gắn liền với nhiều hình
thức vận động khác nhau nhưng bao giờ cũng có một hình thức đặc trưng
cho bản chất của mình.
77.Tư tưởng về sự thống nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận
động cơ bản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng thực dụng trong tư duy
triết học và khoa học.
78. Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở cả sự tồn tại trong tự nhiên và
trong xã hội.
79.Theo quan điểm của triết học Mác – Leenin, ý thức là thuộc tính của dạng
vật chất đặc biệt do tạo hóa ban tặng cho con người.
80.Sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra
những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin là sự phản ánh của lý
tính.
81.Ngôn ngữ xuất hiện nhằm giải quyết nhu cầu trao đổi thông tin cho con
người trong quá trình lao động mang tính xã hội của họ.
82.Nguồn gốc xã hội trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là giáo dục con người.
83. Ý thức có bản chất là tư duy.
84. Lao động tạo ra ngôn ngữ và ngôn ngữ tạo ra lao động là nguồn gốc xã hội
trực tiếp của ý thức.
85.Tác nhân khiên có ý thức có sự phản ánh năng động, sáng tạo chính là sự
giao tiếp
86. Biểu hiện của tính năng động và sáng tạo của ý thức con người ở giai đoạn
xử lý thông tin là dự đoán các thông tin tiềm ẩn trong vô vàn thông tin của
thế giới hiện thực khách quan.
87. Biểu hiện của tính năng động và sáng tạo của ý thức con người ở giai đoạn
vận dụng lý luận vào thực tiễn là phát minh ra những học thuyết mới, những
quy luật mới.
88.Tiềm thức làm giảm sự quá tải của suy nghĩ, có tiềm thức ta có thể không
cần suy nghĩ cũng có thể biết được nhiều tri thức mới
89.Vô thức là trạng thái vẫn có sự kiểm soát của ý thức
90. Ý thức chỉ có thể tác động đến đời sống thông qua hoạt động sản xuất vật
chất.
91. Ý thức có tính năng động, sang tạo nên nó có thể tạo ra thế giới vật chất hay
xóa bỏ thế giới vật chất.
92. Vật chất và ý thức không nằm trong quan hệ sản sinh nhau cũng không nằm
trong quan hệ quyết định lẫn nhau là quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
93.Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng cái riêng chỉ tồn tại tạm thời,
thoáng qua, không phải tồn tại vĩnh viễn. Chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh
viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người.
94.Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể là những quan điểm rút ra từ
mối quan hệ giữa vật chất với ý thức.
95. Cách thức của sự phát triển là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết
mâu thuẫn.
96.Cách thức của sự phát triển là quá trình phủ định cái cũ và sự ra đời của cái
mới.
97. Quan điểm ủng hộ cái mới, chống lại cái lỗi thời, kìm hãm sự phát triển là
quan điểm được rút ra trực tiếp từ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập.
98.Quan điểm khách quan và quan điểm phát triển là những quan điểm được
rút ra từ quy luật phủ định của phủ định.
99.Tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn phản ánh trực tiếp việc không vận
dụng đúng quy luật phủ định của phủ định.
100. Xét đến cùng nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của trật tự
xã hội mới đó chính là luật pháp hay hệ thống chính trị.
101. Nghiên cứu khoa học là dạng đặc biệt của hoạt động thực tiễn
102. Khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận
động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong
giới tự nhiên, xã hội và tư duy là khái niệm duy vật.
103. Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát thế giới nhằm xây
dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
104. Tư duy siêu hình phát triển mạnh mẽ vào thời cổ đại trong lịch sử văn
minh nhân loại.
105. “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa phải quét lá đa” là biểu hiện của
tư duy biện chứng.
106. Phép biện chứng thời cổ đại có đặc điểm là không giải thích được nguyên
nhân vận động và phát triển của thế giới vật chất.
107. Sai lầm cơ bản của phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức là xem sự
vận động của thế giới là kết quả của sự vận động tinh thần.
108. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là những thuật ngữ do con người đặt
ra nhằm liên kết các sự vật, hiện tượng với nhau.
109. Mối liên hệ với mối quan hệ là khác nhau
110. Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng theo quan điểm của
Mác là sự phản ánh của thế giới vật chất.
111. Cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở một
ý thức tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối nào đó.
112. Cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở ý
chí, cảm giác chủ quan của cá nhân nào đó.
113. Quan điểm siêu hình cho rằng, sự phát triển đi từ thấp đến cao, tư đơn
giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
114. Quan điểm biện chứng cho rằng, phát triển là sự tăng lên hay giảm đi về
lượng, không có sự thay đổi về chất
115. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.
116. Sự khác nhau căn bản giữa vận động và phát triển là sự vận động là nội
dung, sự phát triển là hình thức.
117. Bài học có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng nhất trong việc tìm hiểu
nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác-Lênin là nguyên tắc khách
quan.
118. “Hết mưa trời lại nắng hửng lên thôi” là một biểu hiện của sự phát triển.
119. Về cơ bản, giữa công nhân, kỹ sư, nông dân, nhà văn, giáo viên có điểm
có chung là trí thức.
120. Cái riêng phong phú, đa dạng hơn cái chung vì do quan niệm đa dạng
của con người.
121. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thì khi nào cái chung chuyển
hóa thành cái đơn nhất khi cái chung bị thoái hóa dần dần.
122. Quan hệ “kinh tế - giáo dục” có thể minh họa cho sự tác động trở của kết
quả đối với nguyên nhân.
123. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, muốn nhận thức được cái tất
nhiên ta phải nhận thức thế giới khách quan.
124. “Vật chất luôn gắn liền với vận động” là một ví dụ về sự ngẫu nhiên
125. Phạm trù nào dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, qui định sự vận động và phát
triển của sự vật là phạm trù chất.
126. Theo triết học Mác-Lênin phạm trù dùng để chỉ những gì chưa có, nhưng
sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng là phạm trù tưởng tượng.
127. Quy luật vạch ra phương thức của sự vận động là quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
128. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đóng vai trò là hạt
nhân của phép viện chứng
129. Chất là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo
thành nên sự vật.
130. Đứng im là phạm trù dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật.
131. Muốn duy trì một trạng thái hiện thực nào đó ta cần nắm bắt được giới
hạn của độ, không để sự thay đổi của lượng vượt quá ngưỡng của độ.
132. Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
tính quy định có khuynh hướng vận động và biến đổi khác nhau tồn tại một
cách khách quan bên trong các sự vật hiện tượng từ tự nhiên, xã hội và tư
duy.
133. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại
không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự
tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
134. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động theo xu hướng bài trừ và
phủ định lẫn nhau giữa các mặt của các sự vật hiện tượng.
135. Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái dung để chỉ sự thống nhất giữa các
mặt đối lập.
136. Sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với trạng thái vận động và
biến đổi của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
137. Quy luật vạch ra nguồn gốc và động lực của sự vận động, phát triển là
quy luật phủ định của phủ định.
138. Phủ định biện chứng là sự thay thế cái cũ bằng cái mới.
139. Liên tục và vô tận là những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng.
140. Cái kế thừa là những giá trị, những thuộc tính của cái cũ còn tồn tại trong
cái mới, cùng với cái mới phát triển.
141. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có ý thức của con người
nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
142. Ngày nay, hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản nhất là thực nghiệm khoa
học.
143. Trong thời đại ngày nay, hoạt động thực nghiệm khoa học có đặc điểm
nổi bật nhất là có sự phân hóa sâu sắc thành các ngành khoa học cụ thể.
144. “Trái đất quay quanh mặt trời” là một biểu hiện của tri thức kinh nghiệm.
145. Nhận thức khoa học được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự
phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên
cứu.
146. Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung
phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử,
cụ thể.
147. Quan hệ sản xuất tồn tại chủ quan, bị quy định bởi những người lãnh đạo
các cơ quan sản xuất.
148. Quan hệ sản xuất có thể vượt trước lực lượng sản xuất.
149. Phương thức sản xuất gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng.
150. Theo quan niệm của triết học Mác- Lênin, cách thức con người thực hiện
quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội
loài người là định nghĩa của phạm trù hình thức sản xuất.
151. Trong các yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất thì đối tượng lao động
là yếu tố quan trọng nhất.
152. Trong thời đại ngày nay nhân tố nào khi trở thành một lực lượng sản xuất
trực tiếp thì nó sẽ có một vai trò ngày càng quan trọng đó là người lao động.
153. Trong các hình thức của quan hệ sản xuất thì hình thức sở hữu đối với tư
liệu sản xuất là hình thức quan trọng nhất.
154. Trong các mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ quản lý, tổ chức là quan
hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ đặc trưng.
155. Trong một phương thức sản xuất, quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất là đồng nhất với nhau.
156. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện năng lực tự ý thức về
bản thân của con người.
157. Quan hệ sản xuất được áp đặt bởi một hình thức chủ quan vượt trước lực
lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
158. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những hệ thống vật chất phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt xã hội như: đường sá, bưu chính viễn thông, điện nước, vỉa hè
cây xanh, cống thoát nước...
159. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm kinh tế - chính trị,
cùng với những tổ chức xã hội tương ứng như cơ quan, công ty, xí nghiệp,
nhà máy… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
160. Yếu tố của kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại mạnh mẽ nhất đối
với cơ sở hạ tầng là triết học và khoa học.
161. Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù có sự thống nhất giữa ba yếu tố
kinh tế, chính trị, xã hội
162. Tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, nhưng vẫn xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là sự vận dụng mối quan hệ
giữa LLSX và QHSX của Đảng Cộng sản Việt Nam.
163. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa, về thực chất là bỏ qua nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
164. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, khái niệm dùng để chỉ toàn bộ
sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội là khái
niệm thực tiễn.
165. Trong tồn tại xã hội thì yếu tố quan trọng nhất và quyết định nhất là quan
hệ sản xuất.
166. Ý thức xã hội là sự phản ánh về hoạt động sản xuất vật chất của con
người.
167. Ý thức xã hội là tổng số những ý thức cá nhân.
168. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, những tri thức những quan
niệm của con người về tồn tại xã hội, được hình thành một cách trực tiếp
trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa
là tri thức kinh nghiệm.
169. Ý thức xã hội lý luận do những nhà tư tưởng có trình độ cao xây dựng
nên nó có trình độ cao hơn ý thức xã hội thông thường.
170. Tâm lý xã hội giúp cho các hệ tư tưởng bớt xơ cứng, giáo điều do đó gần
với cuộc sống hơn. Vì vậy nó sẽ giúp cho các thành viên của một giai cấp
nhất định dễ dàng tiếp thu những tư tưởng của giai cấp.
171. Theo quan điểm của triết học Mác -Lênin, trong xã hội có phân chia giai
cấp thì hệ tư tưởng xã hội chủ đạo là do hệ tư  tưởng của tầng lớp trí thức
quyết định.
172. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin kết quả của sự tổng kết hiện thực
xã hội trên cơ sở có sự kế thừa toàn bộ di sản tư tưởng của nhân loại, nên nó
phản ánh đúng đắn và đầy đủ nhất các mối quan hệ vật chất của xã hội ở các
giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.
173. Theo quan điểm của triết học Mác -Lênin , sự quyết định của tồn tại xã
hội đối với ý thức xã hội được thể hiện ỡ chỗ khi tồn tại xã hội thay đổi thì
sớm muộn gì ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
174. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở sự biến đổi không
đồng bộ của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội.
175. Theo quan điểm của triết học Mác -Lênin, trong thời đại ngày nay, hình
thái ý thức xã hội đạo đức và tôn giáo có sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc
đối với các hình thái ý thức xã hội khác.
176. Theo quan điểm của triết học Mác -Lênin, hình thái ý thức chính trị là
những quan niệm xuất hiện trong những mối quan hệ giữa người với người
trong xã hội: về thiện- ác, tốt- xấu, lương tâm, trách nhiệm, công bằng, hạnh
phúc… Và các qui tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân
với nhau và với xã hội.
177. Khi thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, tri thức khoa học
làm thay đổi bản chất của các hình thái ý thức xã hội đó.
178. Sự tác động của ý thức chính trị và pháp quyền đối với các hình thái ý
thức xã hội khác và với tồn tại xã hội thông qua quyền lực kinh tế.
179. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, cơ sở để xác định sự khác nhau
của các giai cấp trong một xã hội nhất định là nghề nghiệp.
180. Quan điểm của triết học Mác -Lênin về nguồn gốc trực tiếp hình thành
giai cấp là do sự phát triển của lực lượng sản xuất
181. Trong bất kỳ xã hội nào, bên cạnh các giai cấp cơ bản cũng tồn tại một
tầng lớp dân cư có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa… họ là
tầng lớp chính trị gia
182. Theo quan  điểm của V. I. Lênin, “Đấu tranh giai cấp” hiểu theo nghĩa
chung nhất là cuộc đấu tranh giữa người nô lệ và chủ nô, giữa vô sản và tư
sản…
183. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng
vì nó giải quyết được sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ
sản xuất lạc hậu, thực hiện bước quá độ từ chế độ xã hội lỗi thời sang chế độ
xã hội mới cao hơn
184. Trong đấu tranh giai cấp thì giai cấp nào đại diện cho phương thức sản
xuất tiến bộ thì giai cấp đó sẽ trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
185. Phương thức sản xuất làm cho lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị phù
hợp với lợi ích của cộng đồng dân tộc là phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
186. Theo quan điểm Mác – Lênin thì cách mạng xã hội là sự thay thế về hình
thái kinh tế - xã hội.
187. Quan điểm Mác – Lênin cho rằng con người là tổng hòa các quan hệ xã
hội và bản chất con người là một thực thể sinh học và xã hội.
188. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm lãnh tụ dùng để
chỉ  lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật
chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Là động lực cơ bản của
mọi cuộc cách mạng xã hội và là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa
tinh thần cho xã hội.

You might also like