You are on page 1of 4

KINH TẾ CHÍNH TRỊ CÔ MAI

Câu 1:
a) Phân tích luận điểm “Lượng giá trị hàng hóa thay đổi tỷ lệ thuận với lượng lao
động kết tinh trong hàng hóa và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của người lao
động (NSLĐ)”
- Lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng
hóa bởi vì lượng giá trị hàng hóa chính là lượng lao động hao phí để tạo ra
hàng hóa. Khi lượng lao động này càng nhỏ thì lượng giá trị hàng hóa càng nhỏ
và ngược lại ⇒ quan hệ tỷ lệ thuận.
- Lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của người lao động
(NSLĐ) bởi vì khi NSLĐ tăng lên thì lượng thời gian hao phí của người sản
xuất ít lại, dẫn đến lượng giá trị hàng hóa cũng sẽ giảm xuống và ngược lại ⇒
quan hệ tỷ lệ nghịch.
b) Ý nghĩa của nghiên cứu này đối với quá trình sản xuất, kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Việc nghiên cứu vấn đề năng suất lao động có một số ý nghĩa sau:
+ Hiểu rõ mối quan hệ giữa NSLĐ và lượng GTHH sẽ giúp người lao
động Việt Nam tìm ra các giải pháp tối ưu hóa sản xuất mà điển hình là
tăng NSLĐ.
+ Tăng NSLĐ mang lại ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam:
- Đối với các doanh nghiệp thì tăng NSLĐ sẽ giúp doanh nghiệp
sản xuất nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn hơn ⇒ thu về lợi
nhuận cao hơn.
- Đối với nhà nước, tăng NSLĐ sẽ giúp nhà nước thu được nguồn
lợi lớn hơn từ thuế thu nhập.
- Đối với người lao động, tăng năng suất lao động giúp họ có được
tiền lương cao hơn, thu nhập ổn định hơn và sâu xa cải thiện cơ
hội việc làm.
⇒ Giúp thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”
- Tăng NSLĐ giúp thị trường lao động Việt Nam có thể cạnh tranh
mạnh mẽ hơn nhờ sức sản xuất cao thay vì cạnh tranh ở yếu tố
nguồn lao động giá rẻ.
⇒ Tăng khả năng hội nhập sâu rộng nền kinh tế của Việt Nam
Câu 2:
● Định nghĩa: Hội nhập kinh tế quốc tế là việc gắn kết các nền kinh tế của các
nước lại với nhau. Cụ thể, hội nhập KTQT là làm đồng thời hai việc:
+ Một là, gắn nền kinh tế và thị trường các nước với thị trường khu vực và
thế giới thông qua các nỗ lực mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế
quốc dân.
+ Hai là, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và
toàn cầu.
● Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0:
Tích cực:
- Thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa vì chính sách cắt giảm thuế quan, đem đến
cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa cho Việt Nam. Đồng thời giúp đa dạng hóa
thị trường nhập khẩu, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thị trường nguyên liệu
truyền thống.
- Thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với nền công nghiệp hóa theo hướng
hiện đại. Theo đó, tập trung nhiều hơn vào các ngành chế biến, các ngành công
nghệ thông tin đang rất phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cải thiện môi trường đầu tư, mở ra các cơ hội lớn về
các lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam. Thêm vào đó, việc ký kết nhiều hiệp ước tự do
thương mại làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng,
minh bạch và dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài.
Tiêu cực:
- Việc mở rộng thị trường không phụ thuộc vào việc thuế quan được dỡ bỏ mà
phụ thuộc chủ yếu vào việc đáp ứng các yêu cầu (xuất xứ hàng hóa, chất lượng,
an toàn vệ sinh,...) ⇒ đặt ra yêu cầu và áp lực lớn đối với hàng hóa Việt Nam
nếu muốn cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác.
- Hội nhập sẽ làm tăng lên nhanh chóng các nguồn hàng nhập khẩu từ nước
ngoài, dẫn đến người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn ⇒ tăng áp lực cạnh
tranh của nguồn hàng nội địa với hàng nhập khẩu trong việc thỏa mãn nhu cầu
khách hàng.
- Đặt ra áp lực lên Chính phủ trong việc kiểm soát và đánh giá chất lượng hàng
hóa nhập khẩu để hạn chế tối đa các hàng hóa kém chất lượng để Việt Nam
không trở thành nơi xả thải các nguồn hàng không đảm bảo yêu cầu. Đồng thời,
Nhà nước cũng phải tạo điều kiện để các hàng hóa dễ bị tổn thương như nông
sản đảm bảo được thị trường tiêu thụ.
Câu 3: Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Tác
động của CMCN 4.0 đến quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam?
● Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa là khoảng thời gian đánh dấu sự
ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp kiến thức trên tất cả các lĩnh
vực Vật lý, Kỹ thuật số, Sinh hoc,... với các nền tảng là Big Data, Trí tuệ nhân
tạo (AI), Internet of things hay công nghệ in 3D,....
● Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng
sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
với công nghệ, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
● Tác động của CMCN 4.0 đến CNH - HĐH ở Việt Nam:
- Cơ hội:
+ Cách mạng công nghiệp đem lại nhiều thành tựu về KHKT, tạo
điều kiện cho Việt Nam áp dụng và phát huy những thành tựu
này vào quá trình CNH - HĐH ⇒ tiết kiệm thời gian, chi phí và
công sức nghiên cứu.
+ Dân số ở Việt Nam là dân số trẻ, có khả năng nắm bắt và sử dụng
công nghệ cao một cách nhanh chóng ⇒ thích ứng nhanh với nền
kinh tế số hóa ⇒ đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH.
+ Tạo ra cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế tri thức tức là thay thế
nền kinh tế với sức lao động là chủ yếu bằng nền kinh tế sức lao
động kết hợp với phương tiện tiên tiến, hiện đại như Internet of
things, BigData,... ⇒ đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa đất nước.
- Thách thức:
+ Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng mức độ cạnh tranh về việc
làm, người máy thay thế con người ⇒ dẫn đến vấn nạn thiếu việc
làm ⇒ tạo thách thức lớn trong việc đẩy nhanh tiến độ CNH -
HĐH.
+ Nguồn nhân lực CLC của Việt Nam còn ít đối lập với nhu cầu xã
hội lại ngày càng tăng, đặc biệt là CMCN 4.0 làm xuất hiện nhiều
ngành đòi hỏi kỹ thuật cao ⇒ khó bắt kịp công nghệ và dẫn đến
trì trệ tiến độ CNH - HĐH.
+ Quá trình CNH - HĐH khó khăn hơn khi quốc gia còn phải cạnh
tranh với các quốc gia khác. CMCN 4.0 làm cho tốc độ cạnh
tranh khu vực và thế giới tăng nhanh ⇒ thiếu sự chuẩn bị chu đáo
cho sự nghiệp CNH - HĐH.
- Giải pháp để thực hiện CNH - HĐH trong CMCN 4.0:
+ Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng
hiện đại, hợp lý, hiệu quả.
+ Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng kinh tế
+ Phát triển KHCN, GDĐT, nâng cao năng lực sáng tạo, chất lượng
nguồn nhân lực.
+ Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử.
Tác động của CMCN 4.0 đến kinh tế xã hội:
● Cơ hội:
- Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong
rất nhiều lĩnh vực của đời sống như trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D,
điện toán đám mây, robot,... dẫn đến việc hình thành nhiều ngành nghề
mới cho xã hội đặc biệt là những nghề liên quan đến tương tác giữa con
người và máy móc.
- Thành tựu của CMCN 4.0 và những ứng dụng của nó đem lại cơ hội mở
rộng và đa dạng hóa các hình thức quản lý, đặc biệt là nền tảng Internet
of things ⇒ Đưa ra quyết định nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 giải phóng sức lao động của con người,
tăng năng suất lao động và giải quyết công việc chính xác hơn nhờ trí
tuệ nhân tạo AI.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra xu hướng nền kinh tế tri thức, giúp
các nước rút lao động ở khu vực nông nghiệp để bổ sung cho khu vực
công nghiệp và dịch vụ ⇒ tăng thu nhập cho người lao động.
● Thách thức:
- Việc trí tuệ nhân tạo dần thay thế con người làm cho vai trò của con
người trong nền kinh tế suy giảm, việc cắt giảm nguồn nhân lực cũng
như dần phá bỏ các ngành nghề đòi hỏi sức lao động thể chất làm tăng
tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
- Chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hướng công nghệ khiến cho
các nước thâm dụng tài nguyên hoặc thâm dụng sức lao động dần mất đi
lợi thế vốn có của mình ⇒ đặt ra thách thức trong việc đuổi kịp xu
hướng và cạnh tranh với các nước thâm dụng công nghệ.
- Sự phân hóa xã hội ngày càng cao khi mà nền kinh tế tri thức ứng với
nguồn nhân lực chất lượng cao dần có được thu nhập cao thì các lao
động trong khu vực kinh tế truyền thống, lao động tay nghề thấp sẽ
hưởng thu nhập ngày càng thấp.

You might also like