You are on page 1of 15

CÁC CÔNG NGHỆ HÀN MỚI ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ HÀN INOX

VỚI TẤM CHIỀU DÀY NHỎ

I. CÁC QUÁ TRÌNH HÀN


1. Quá trình hàn TIG

❖ Khái niệm: - Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi trường khí bảo
vệ (TIG) là quá trình hàn nóng chảy, dung nhiệt hồ quang làm nóng chảy một
phần kim loại cơ bản ở vùng hàn và que hàn phụ, vũng hàn nóng chảy được bảo vệ
bởi khí bảo vệ (khí trơ) sau khi nguội sẽ hình thành nên mối hàn
- Các tên gọi khác: TIG, GTAW,141

❖ Nguồn hàn
1, Máy hàn xoay chiều:
Nửa chu kỳ dương (của điện cực) bắn phá lớp màng oxit trên bề mặt, làm sạch
bề mặt vật hàn. Nửa chu kỳ âm nung kim loại cơ bản
➢ Ứng dụng của dòng hàn xoay chiều
 Hàn nhôm và hợp kim của nhôm
 Hàn hợp kim magie
 Hàn đồng thau tấm mỏng(chiều dày tới 2,3mm)
 Có thế dùng hàn gang, bạc
2, Máy hàn một chiều:
Điện cực đấu thuận, vật hàn được nung nóng trong toàn bộ chu kỳ, không gây
vấn đề lẫn W vào mối hàn, hoặc hiện tượng tự nắn dòng
➢ Ứng dụng của dòng hàn một chiều
 Dòng một chiều cực thuận (DCEN,DC-): dung để hàn cho các vật
liệu còn lại ( thép, đồng, titan, bạc,v.v…)
 Dòng một chiều cực nghịch: có thể dung để hàn nhôm, magie nhưng
đường kính điện cực phải rất lớn
❖ Đặc điểm:
• Ưu điểm:
 Chất lượng mối hàn cao
 Kiểm soát được vũng hàn tốt
 Hàn được ở mọi tư thế
 Là quá trình hàn ít H2 nhất
 Ít phải làm sạch mối hàn
 Có thể dung để hàn hơi
 Có thể tự động hóa
• Nhược điểm:
 Yêu cầu kỹ năng hàn cao
 Chiều sâu ngấu nhỏ
 Dải vật liệu hàn hẹp
 Yêu cầu bảo vệ cao
 Thiết bị phức tạp
 Năng suất thấp
❖ Ứng dụng:
 Hàn TIG có thể tiến hành trên hầu hết các kim loại
 Đặc biệt hay sử dụng cho hàn Nhôm và Mangan ( những vật liệu có lớp
oxit cứng đầu)
 Nó thường dung để hàn các ứng dụng có chiều dày nhỏ hơn 10mm (3/8 in)
 Trong hàn ống người ta thường sử dụng hàn TIG để hàn lót đáy
 Hàn TIG là một quá trình linh hoạt nên nó rất được ưa chuộng trong hàn
sữa chữa

2. Quá trình hàn hồ quang plasma


❖ Khái niệm: - Hàn hồ quang Plasma (PAW) là quá trình hàn nóng chảy, dung nhiệt
hồ quang làm nóng chảy điện cực ( dây hàn) và một phần kim loại cơ bản ở vùng
hàn, vũng hàn nóng chảy được bảo vệ bởi khí bảo vệ ( khí trơ), kim loại nóng chảy
sau khi nguội sé hình thành nên mối hàn
- Các tên gọi khác: PA, PAW, 15

❖ Đặc điểm
• Ưu điểm: ( so với hàn TIG)
 Mức độ tập trung năng lượng cao hơn
 Độ ổn định hồ quang cao hơn, đặc biệt ở Ih nhỏ
 Dòng khí Plasma có tộc độ cao hơn
 Các thông số của vũng hàn ít phụ thuộc vào sự thay đổi khoảng cách
làm việc
 Không xảy ra hiện tượng nhiễm vật liệu điện cực vonfram vào vật
hàn
 Yêu cầu đối với kỹ năng thợ thấp hơn khi hàn tay
• Nhược điểm:
 Thiết bị đắt tiền hơn
 Vòi phun có tuổi thọ thấp
 Thợ hàn phải có hiểu biết sâu về quá trình hàn này
 Mức độ tiêu thụ khí bảo vệ cao
❖ Ứng dụng
 Hàn chính xác, hàn một lượt bình nhiên liệu, bể chứa hóa chất, thiết bị hóa
thực phẩm, dây chuyền hàn ống
 Hàn các chi tiết nhỏ, các loại kim, dây kim loại, dây tóc bóng đèn, cặp
nhiệt, đầu dò và dụng cụ phẩu thuật
 Hàn kín, các chi tiết y học và điện tử ( ví dụ các hộp cảm biến điện và cảm
biến áp suất, ống thổi, vòng kín, công tắc tế vi, thiết bị chế biến thực phẩm,
sữa chữa khuôn cối,…)

3. quá trình hàn laser

❖ Khái niệm: - Hàn laser là quá trình hàn nóng chảy, sử dụng năng lượng của chùm
tia ánh sáng đơn sắc hội tụ ở mật độ siêu cao để làm nóng chảy mép hàn và sau khi
kết tinh ta được mối hàn
- Các chum tia sáng laser là chum tia đơn sắc, có gắn kết với nhau và
song song với nhau, đồng pha với nhau nên có thể hội tụ vào một điểm tạo nên
mật độ năng lượng cực kỳ lớn
- Mật độ năng lượng của laser siêu cao:> 106 W/cm2
❖ Nguyên lý chế tạo tia laser
➢ Nguồn phát laser có nhiệm vụ
 Tạo ra tia laser
 Khuếch đại các tia sáng đơn sắc
 Gắn kết các tia sáng với độ phân kỳ thấp
➢ Nguồn phát laser có các bộ phận chính
 Môi trường hoạt hóa laser
 Nguồn kích động
 Hệ thống gương cộng hưởng quang học
➢ Môi trường quang học là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra song điện từ hay
sóng ánh sáng. Môi trường hoạt tính của laser có thể dung các chất:
 Khí và hỗn hợp khí (Ne,He,CO2,..)
 Tinh thể (rubi hồng ngọc), thủy tinh hợp chất
 Chất lỏng: các dung dịch sơn, chất vô cơ, hữu cơ
 Chất bán dẫn (Si, Ge,..)

❖ Thiết bị hàn laser

Sơ đồ nguyên lý của máy hàn laser


➢ Các bộ phận của chính của máy hàn laser

Hệ thống quan học hàn đầu hàn nguồn hàn

Sơ đồ nguyên lý điểu khiển tự động hàn laser thông qua điều khiển vị trí các thấu
kính
Hệ thống hàn laser dùng robot dẫn tia laser bằng cáp quang-dây dẫn mềm
❖ Phân loại: - Laser rắn: hay sử dụng là rubi hồng ngọc Al203 với 0,05% Cr203;
kính, CaWO4, Y3Al5012
- Laser lỏng: Là một trong những hướng mới của laser, có 2 loại chất
lỏng thường được dùng là các hỗn hợp hữu cơ và kim loại màu
- Laser khí:
 Laser C02-N2
 Laser C02-Ne-He
 Laser N2, Ar,…

❖ Đặc điểm:
• Ưu điểm:
 Có thể hàn có hay không vật liệu bổ sung
 Có thể hàn liên tục hoặc hàn xung (hàn từng xung một)
 Có thể hàn các vật liệu không dẫn điện (phi kim) như chất dẻo, gốm,…
 Liên kết hàn có biến dạng nhiệt cực nhỏ do năng lượng đường nhỏ, tổn
hao năng lượng thấp
 Vùng ảnh hưởng nhiệt cực nhỏ và bề rộng mối hàn cực nhỏ do năng
lượng tập trung cao
 Tốc độ hàn rất cao vã dễ cơ khí hóa, tự động hóa (CNC)
 Có thể hàn một lượt với chiều dày vật liệu đến 30mm
 Có thể hàn tấm rất mỏng đến tấm dày trên cũng một thiết bị nhờ điều
chỉnh tiêu cự của hệ thống Laser
 Có thể hàn các kim loại khác nhau với nhau
 Năng lượng hàn rất cao, chất lượng mối hàn rất tốt
• Nhược điểm:
 Việc chuẩn bị bề mặt mối ghép phải rất chính xác
 Phải sử dụng khí bảo vệ vì tia Laser không có chức năng bảo vệ vũng
hàn
 Các bề mặt cần hàn phải được ép sát vào nhau bằng lực ép
 Nguồn hàn bị giới hạn công suất
 Tốc độ nguội nhanh làm mối hàn có nguy cơ bị rỗ khí
 Bức xạ nhiệt, bức xạ tử ngoại,… lớn gây nguy hiểm cho người đứng
gần
 Thiết bị đắt tiến
❖ Ứng dụng
 Là phương pháp hàn tiên tiến rất triển vọng và được ứng dụng đa dạng
trong nhiều ngành nghề và hàn trên nhiều vật liệu
 Hàn các chi tiết phức tạp: vành bánh răng với than bánh răng, đồ trang
sức, trục bậc, thiết bị chính xác, cho phép giáp mối ống, linh kiện điện tử,
kim loại màu
 Đầu máy: hàn thép không gỉ, hàn thép nhẹ, hàn hợp kim nhôm.
 Không gian vũ trụ: hàn hợp kim titan
 Thiết bị gia dụng: hàn mui xe, hàn ống máy giặt
 Ô tô: hàn than xe, hàn dây phụ

4. Quá trình hàn bằng chùm tia điện tử


❖ Khái niệm: - Hàn chùm tia điện tử là quá trình hàn nóng chảy, sử dụng năng
lượng siêu cao của trùm tia điện tử hội tụ ở mật độ lớn để làm nóng chảy mép hàn,
sau khi đông đặc ta thu được liên kết hàn
- Tên gọi khác: EB, EBW, 51

❖ Đặc điểm:
• Ưu điểm:
 Hàn được chiều dày tấm mỏng khoảng: 0,01mm
 Hàn được mối hàn có chiều sâu ngấu lớn trong một đường hàn ( có thể
đạt 60 mm đối với thép sau một đường hàn)
 Chiều sau ngấu đạt được: 200mm
 Tỷ lệ chiều rộng mối hàn/chiều sâu ngấu đến 1/40
 Tốc độ hàn khoảng 200 mm/s
 Nhiệt tập trung cao -> biến dạng thấp
 Khả năng tạo ra mối ghép khác vật liệu
 Không cần vật liệu bổ sung và khí bảo vệ
 Đạt chất lượng, độ tin cậy và năng suất rất cao
• Nhược điểm:
 Yêu cầu phải thao tác hàn trong buồng chân không. Điều đó gay ra
những vấn đề sau
✓ Giá thành máy đắt
✓ Thực hiện các đường hàn phức tạp gặp khó khan
✓ Nếu như phôi hàn lớn, sẽ cần phải có buồng chân không lớn
 Hàn chùm tia điện tử không thể hàn được với các kim loại áp suất hóa
hơi thấp ở nhiệt độ nóng chảy như hợp kim của kẽm, cadimi, magie và
đa số các vật liệu không phải kim loại
 Sự phát xạ các tia X trong quá trình hàn. Khi đó công nhân hàn cần
phải được bảo vệ để tránh khỏi các tác động nguy hại do tia X gây ra

5. Quá trình hàn điện tiếp xúc

❖ Định nghĩa: : Hàn điện tiếp xúc là quá trình hàn áp lực, sử dụng nhiệt điện trở của
dòng điện chạy qua bề mặt mép hàn để nung kim loại mép hàn đến trạng thái
hàn(dẻo hoặc rơm rớm cháy), sau đó sử dụng lực ép để ép 2 chi tiết hàn lại với
nhau. Kim loại ở 2 mép hàn khuếch tán, thẩm thấu sang sau tạo thành liên kết hàn
❖ Phân loại: - Hàn tiếp xúc điểm
- Hàn tiếp xúc đường
- Hàn tiếp xúc điện cực giả
- Hàn tiếp xúc đối đầu nóng chảy
- Hàn tiếp xúc đối đầu điện trở

5.1 Hàn tiếp xúc điểm

❖ Đặc điểm:
 Hàn được các liên kết hàn chồng
 Điện cực với diện tích tiếp xúc nhỏ
 Mối nối tại một điểm
 Hình dạng mối hàn hình bánh dẹt
 Hình dạng mối hàn phụ thuộc vào hình dáng điện cực

❖ Ứng dụng:
 Hàn các vật liệu thép: 0,5…3,0 mm (0,05 … 30 mm)
 Hàn nhôm và hợp kim nhôm: 0,5 … 2,0 mm (0,1… 8 mm)
 Hàn các vật liệu khác

5.2 Hàn tiếp xúc đường

❖ Đặc điểm:
 Hàn các liên kết chồng (có thể hàn liên tiếp giáp mối)
 Điện cực có dạng bánh xe (chủ động hoặc bị động, tối thiểu phải có 1
bánh xe chủ động)
 Có thể hàn liền ( liên tục) hay hàn gián đoạn
 Công suất máy hàn lớn
❖ Ứng dụng
 Hàn các vật liệu thép: 0,5 … 2,0 mm (0,05 … 3,5 mm)
 Hàn nhôm và hợp kim nhôm: 0,5 … 1,5 mm (0,1… 3 mm)
 Hàn các vật liệu kim loại khác

5.3 Hàn tiếp xúc điện cực giả

❖ Đặc điểm:
 Hàn các liên kết hàn chồng
 Phôi được tạo đỉnh và làm nhiệm vụ tạo mật độ dòng lớn
 Hình dạng mối hàn phụ thuộc vào kích thước nhô của phôi
 Điện cực có diện tích tiếp xúc lớn
 Công suất máy rất lớn
❖ Ứng dụng:
 Hàn các vật liệu thép: 0,6 … 3.0 mm (0,1 … 8 mm)
 Hàn nhôm và hợp kim nhôm: 1 … 2 mm (0,4 … 3 mm)
 Hàn các vật liệu kim loại khác

5.4 hàn tiếp xúc đối đầu nóng chảy

❖ Đặc điểm:
 Hàn đối đầu các chi tiết dạng thanh, ống
 Mối hàn có ba via ở xung quanh không đều
 Phải chuẩn bị mép hàn với độ nhám vừa đủ
 Có thể phải yêu cầu nung sơ bộ mép hàn
 Tác động 2 giai đoạn: kéo tạo hồ quang và ép lại
❖ Ứng dụng:
 Hàn các vật liệu thép: 1,5 … 300 mm ( max 100.000 mm2)
 Hàn nhôm và hợp kim nhôm: đến 12.000 mm2
 Hàn các vật liệu kim loại khác

5.5 Hàn tiếp xúc đối đầu điện trở

❖ Đặc điểm:
 Hàn đối đầu các chi tiết dạng thanh, ống
 Mối hàn có ba via đều ở xung quanh
 Phải chuẩn bị mép hàn với bề mặt song song, độ nhám nhỏ, sạch
❖ Ứng dụng:
 Hàn các vật liệu thép: 0,5 … 30 mm (max 600 mm2)
 Hàn nhôm và hợp kim nhôm: chỉ hàn vật đường kính nhỏ
 Hàn các vật liệu kim loại khác

II. ỨNG DỤNG ĐỂ HÀN BÁT INOX CÁCH NHIỆT

1. Cấu tạo:

Cấu tạo bát gồm 2 lớp bằng inox bên ngoài và bên trong. Ở giữa có lớp chân không
ngăn ngăn cản quá trình truyền nhiệt giữa 2 lớp, giúp cho bình kéo dài thời gian giữ
nhiệt
2. Vật liệu:

Thép không gỉ SUS 304, chiều dày t = 0,1 (mm)

❖ Thành phần: Niken 8.1%, Mangan 1%, 18% Crom - còn lại là Sắt (Fe)
❖ Đặc điểm: - Rất phổ biến trên thị trường
- Dẻo, dễ rát mỏng, tạo hình dễ dàng
- Có khả năng chống ăn mòn rất tốt ở các môi trường khắc nghiệt, thậm
chí trong môi trường hóa chất
- khả năng chịu nhiệt lên tới 9250C
- Có khả năng làm việc tốt với tất cả các phương pháp hàn
- Không nhiễm từ hoặc nhiễm từ với tỉ lệ rất ít
- Dễ vệ sinh

3. Phương pháp hàn

Lựa chọn quá trình hàn laser sử dụng robot hàn

• Ưu điểm:
 Có thể hàn có hay không vật liệu bổ sung
 Có thể hàn liên tục hoặc hàn xung (hàn từng xung một)
 Có thể hàn các vật liệu không dẫn điện (phi kim) như chất dẻo, gốm,…
 Liên kết hàn có biến dạng nhiệt cực nhỏ do năng lượng đường nhỏ, tổn
hao năng lượng thấp
 Vùng ảnh hưởng nhiệt cực nhỏ và bề rộng mối hàn cực nhỏ do năng
lượng tập trung cao
 Tốc độ hàn rất cao vã dễ cơ khí hóa, tự động hóa (CNC)
 Có thể hàn một lượt với chiều dày vật liệu đến 30mm
 Có thể hàn tấm rất mỏng đến tấm dày trên cũng một thiết bị nhờ điều
chỉnh tiêu cự của hệ thống Laser
 Có thể hàn các kim loại khác nhau với nhau
 Năng lượng hàn rất cao, chất lượng mối hàn rất tốt
• Thiết bị hàn
Robot hàn Laser WTR-A

➢ Vật liệu ứng dụng:


Robot hàn Laser sợi quang này có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu kim loại bao
gồm thép không gỉ, thép carbon, tấm mạ kẽm, hợp kim nhôm, v.v..
➢ Thông số kỹ thuật:

Laser Laser liên tục 1000, 1500, 2000, 3000, 4000(W)


Cánh tay robot Yaskawa/Ar1440
Buồng cánh tay robot YRC1000
Đầu hàn Đầu lắc, trục lắc 50*50mm
Đơn vị làm mát Kiểm soát nhiệt độ kép 0-7000
Công suất máy < 3Kw
Nguồn điện áp 380V, 50/60Hz
Trọng lượng máy < 250kg
Giao diện đầu ra QBH
Chiều dài sợi quang 10m, 15m, 20m (tùy chọn)
Công suất laser cực đại 1000W, 1500W, 2000W, 3000W
Lõi sợi quang 50, 100um
Môi trường làm việc Nhiệt độ lưu trữ: -20 ~ 60oC, độ ẩm < 60%
Công suất tối đa < 25KW
Nguồn điện áp 380V, AC±10%,50/60Hz
Trọng lượng laser < 150KG

4. Thông số chế độ hàn

Dựa vào vật liệu và yêu cầu kỹ thuật của mối hàn. Ta chọn được thông số chế độ hàn như
sau:

Vật Độ Đường Thông số kỹ thuật trên Thông số kỹ thuật trên


liệu dày(mm) hàn nguồn hàn súng hàn(tay robot)

Năng Tần Chu kỳ Tần số (Hz) Độ


lượng số(Hz) tải rộng(mm)

SUS 0,1 Giáp 300W 3000- 60%- 12-22 1,2-1,8


304 mối 5000 80%

You might also like