You are on page 1of 19

Lai phân tích

P thuần chủng F1 F1×F1→F2 Kiểu tương tác


F1 → FB
9:3:3:1 1:1:1:1
9:6:1 1:2:1
Bổ sung (bổ trợ)
AABB × aabb 9:7 3:1
12:3:1 1:2:1
Hoặc 13:3 3:1
Át chế
AaBb 9:3:4 1:2:1
AAbb × aaBB 15:1 3:1
Cộng gộp
(6:4:4:1:1) (1:2:1)

Nếu cho F1 lai với cá thể dị hợp 1 cặp gen cho tỉ lệ 3: 1 thì kiểu gen của phép lai: AaBb × AABb (hoặc
AaBB)
→ 3 A-B- : 1 A-bb
F1×AABb→Kiểu hình
P thuần chủng F1 F1×F1→F2 Kiểu tương tác
3 A-B- : 1 A-bb
9:3:3:1 3:1
9:6:1 3:1
Bổ sung (bổ trợ)
AABB × aabb 9:7 3:1
12:3:1 3:1 hoặc 100%
Hoặc 13:3 3:1 hoặc 100%
Át chế
AaBb 9:3:4 3:1
AAbb × aaBB 15:1 100%
Cộng gộp
(6:4:4:1:1) (3:3:1:1)

Nếu cho F1 lai với cá thể dị hợp 1 cặp gen cho tỉ lệ 3: 1 thì kiểu gen của phép lai: AaBb × aaBb (hoặc
Aabb)
→ 3 A-B- : 3aaB- : 1 A-bb: 1aabb
F1×aaBb→Kiểu hình
P thuần chủng F1 F1×F1→F2 Kiểu tương tác
3A-B-:3aaB-:1A-bb: 1aabb
9:3:3:1 3:3:1:1

AABB × aabb 9:6:1 3:4:1


Bổ sung (bổ trợ)
9:7 3:5

Hoặc 12:3:1 6:1:1 hoặc 4:3:1


AaBb
13:3 7:1 hoặc 5:3 Át chế
9:3:4 3:3:2 hoặc 3:1:4
15:1 7:1
AAbb × aaBB Cộng gộp
(6:4:4:1:1) (3:3:1:1)

- Khi bài toán có nhiều phép lai của cùng một tính trạng thì phải dựa vào phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc
trưng nhất để khẳng định quy luật di truyền của tính trạng đó.
- Muốn xác định kiểu gen của bố mẹ thì phải dựa vào kiểu hình lặn (nếu có) và số kiểu tổ hợp ở đời con.
- Khi bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau thì tiến hành tìm giao tử do bố mẹ thế hệ đó sinh ra, sau đó lập
bảng để tìm kiểu hình.

Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả A và B thì cho hoa màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ
có A hoặc B thì cho hoa màu vàng. Nếu không có A và B thì cho hoa màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb
nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
a) Tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật nào?
b) Xác định kiểu gen của cây hoa đỏ thuần chủng.
c) Cho cây dị hợp về cả 2 cặp gen tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
Ví dụ 2: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd quy định. Các gen này phân li độc lập với
nhau. Trong kiểu gen nếu có mặt 1 alen trội sẽ làm cho cây cao thêm 10cm. Cây thấp nhất có chiều cao
110cm. Lấy phấn cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 thụ phấn được F2. Hãy xác định:
a)  Kiểu gen của cây thấp nhất và cây cao nhất.
b)  Ở F2 cây có chiều cao 130cm chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Ví dụ 3:  Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con
lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật di truyền đã chi phối sự biểu hiện tính trạng
màu sắc lông ở chuột là
A. tác động cộng gộp của các gen không alen.
B. cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng.
C. gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng.
D. tương tác bổ sung giữa các gen không alen.
Dạng 2: Bài tập tương tác gen kết hợp với phân li độc lập
Phương pháp
- Nhận biết quy luật di truyền tương tác gen kết hợp với phân li độc lập:
+ Đề bài xét sự di truyền của 2 tính trạng.
+ Lai F1 dị hợp về 3 cặp gen: F1× F1 → F2 xuất hiện một trong các tỉ lệ sau:
27 : 21 : 9 : 7          =    (9 : 7) × (3: 1)
27 : 18 : 3 : 9 : 6 : 1     =    (9: 6 : 1) × (3: 1)
27 : 9 : 9 : 3 : 9 : 3 : 3 :1  =    (9: 3 : 3: 1) × (3: 1)
27 : 9 : 12 : 9 : 3 : 4     =    (9: 3: 4) × (3: 1)
39 : 13 : 9 : 3          =    (13: 3)×(3:1)
36 : 9 : 3 : 12 : 3 : 1     =    (12 : 3 : 1) × (3: 1)
45 : 3 : 15 : 1          =    (15 : 1) × (3: 1)
+ Hoặc xuất hiện các tỉ lệ: 15: 5: 3: 3 = (5: 3)× (3: 1);  3: 3: 1: 1 = (3: 1) × (1: 1)...
- Phương pháp giải
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng, xác định được một tính trạng di truyền tương tác, tính trạng kia do
một gen quy định.
- Bước 2: Xét chung: tích tỉ lệ chung bằng tích tỉ lệ riêng của các nhóm tính trạng → hai tính trạng đều
phân li độc lập.
- Bước 3: Viết kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.

Ví dụ: Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản. F 1 đồng loạt hoa tím thân
cao. Tiếp tục cho F1 phấn với nhau thu được F2 phân li theo tỉ lệ:  27 cây hoa tím, thân cao; 9 cây hoa tím,
thân thấp; 18 cây hoa hồng, thân cao; 6 cây hoa hồng, thân thấp; 3 cây hoa trắng, thân cao; 1 cây hoa trắng,
thân thấp. Xác định quy luật di truyền chi phối?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG CÁC ĐỀ THI

Câu 118.Thi THPT Quốc Gia – Mã đề 201


Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu
trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định
enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa
có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép
lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 75% số cây hoa đỏ.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 115.Thi THPT Quốc Gia – Mã đề 202:


Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu
trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định
enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa
có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì 2 phép lai
này cho đời con có số loại kiểu hình khác nhau.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu
hình.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 115.Thi THPT Quốc Gia – Mã đề 203:
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu
trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tốđỏ; alen B quy định
enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tốđỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa
có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả2 phép lai
này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây
hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 109.Thi THPT Quốc Gia – Mã đề 203:


Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu
trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định
enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa
có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép
lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu
hình.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 116.THPT Quốc gia 2017 – Mã đề 201
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao
phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F2có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 2/3.
II. Các cây hoa đỏ không thuần chủng ở F2có 3 loại kiểu gen.
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được F3có số cây hoa đỏ
chiếm tỉ lệ 11/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
A.3. B. 2. C. 1. D.4.

Câu 120. THPT Quốc gia 2017 – Mã đề 202


Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P) giao
phấn vói nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hơp tử chiếm tỉ lệ 2/3.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4
cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3có số cây hoa
hồng chiếm tỉ lệ 10/27.
A.4. B.3. C.2 D. 1.

Câu 118. THPT Quốc gia 2017 – Mã đề 203


Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao
phấn với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2có kiểu hình phân
li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cây hoa hồng thuần chủng ở F2có 2 loại kiểu gen.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 2/3.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3có kiều hình phân li theo tỉ lệ: 4
cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được đời con có kiểu hình phân li theo ti lệ:
1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
A. 3. B. 2. C.1. D. 4.

Câu 113.THPT Quốc gia 2017 – Mã đề 203


Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai loại
alen A và B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiều gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định lá
nguyên trội hoàn toàn so với alen d quy định lá xẻ thùy. Phép lai P: AaBbDd×aaBbDd, thu được F1. Cho
biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A.F1 có 3 loại kiểu gen đồng hợp tử quy định kiểu hình hoa trắng, lá xẻ thùy.
B.F1 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá xẻ thùy.
C.F1 có 46,875% số cây hoa trắng, lá nguyên.
D. F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá nguyên.

Câu 118. THPT Quốc gia 2017 – Mã đề 204


Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao
phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9.
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F 2, thu được F3có số cây hoa
trắng chiếm tỉ lệ 1/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 31:QUỐC GIA NĂM 2016 – Mã đề 147
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong
kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu
hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi có toàn alen lặn thì cho kiểu
hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen
của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này?
(1) Cho cây T tự thụ phấn.
(2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.
(3) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.
(4) Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.
(5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
(6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 32:QUỐC GIA NĂM 2016 – Mã đề 147
Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo
được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự
biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán
đúng?
(1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình phân li
theo tỉlệ3 : 1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng một gen quy
định.
(2) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa do ít
nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau.
(3) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ thì
kiểu hình hoa đỏcủa dòng D là do các alen trội quy định.
(4) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽthu được đời con gồm toàn cây hoa trắng.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 42:QUỐC GIA NĂM 2016 – Mã đề 147
Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên NST thường, các gen này quy định các enzim khác nhau
cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn
toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển
hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ
thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnhG. Biết rằng
không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợchồng này có thểcó tối đa bao nhiêu khả năng
sau đây?
(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.
(2) Chỉ bị bệnh H.
(3) Chỉ bị bệnh G.
(4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 43:Quốc gia 2015 – Mã đề 159
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa.
Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉcó một loại alen trội A cho kiểu
hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được
F1gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi
trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1chiếm 12,5%.
(3) F1có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 30: Đại học 2014 – Mã đề 169


Ởmột loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham
gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh đểtạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Gen K Gen L Gen M
↓ ↓ ↓
enzim K enzim L enzim M
Chất không màu 1-------------→ Chất không màu 2 -----------→ sắc tố vàng ----------------→ sắc tố đỏ
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố
không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với
cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2.
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 37/64. B. 9/64. C. 7/16. D. 9/16.
Câu 1:Đại học 2013 - Mã đề 749
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy
định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm
5cm. Khi trưởngthành,câythấp nhấtcóchiềucao150cm.Theo lí thuyết, phép laiAaBbDd × AaBbDd cho
đời con có số cây cao170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16 B. 1/64 C. 3/32 D. 15/64

Câu 5:Đại học 2013 - Mã đề 749


Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F 1 gồm toàn
cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả
các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết,
xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/9 B. 1/12 C. 1/36 D. 3/16

Câu 25:Đại học 2012 Mã đề thi 279


Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong
kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B
thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao
phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng.
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông
tin trên?
(1) AAbb × AaBb (2) aaBB × AaBb (3) AAbb × AaBB
(4) AAbb × AABb (5) aaBb × AaBB (6) Aabb ×AABb
A.(2), (4), (5), (6). B.(3),(4),(6). C.(1),(2), (3), (5). D.(1),(2),(4).
Câu 58:Đại học 2012 Mã đề 279
Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây
hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho
F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F 2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A. 1/12. B. 1/16. C. 1/8. D. 1/24.

Câu 50:Đại học 2011 Mã đề 162


Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều
có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các
kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu;
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là
A.AaBbRr. B. AABbRr. C. AaBBRr. D. AaBbRR.

Câu 29:Đại học 2010 Mã đề 381


Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím.
Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp NST khác.
Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu tím, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu
(hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
A. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
B. 12 cây hoa tím : 3 cây hoađỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 12 cây hoađỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
D. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.

Câu 46:Đại học 2010 Mã đề 381


Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa
màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu
trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến
xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
A. 81/256. B.1/81. C. 16/81. D. 1/16. .

Câu 58:Đại học 2010 Mã đề 381


Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng
hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa
trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có
đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu
sắc hoa của loài trên do
A. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
B. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
C. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.
D. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Câu 15:Đại học 2009 - Mã đề 297


Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen
A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:

Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu
được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là
A. 3 cây hoa đỏ:5 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
C. 15cây hoa đỏ:1cây hoa trắng. D. 13 cây hoa đỏ:3 cây hoa trắng.
Câu 58: Đại học 2009 Mã đề 297
Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với
ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở
F1 đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A. 3/16. B.1/8. C. 1/6. D. 3/8.
Câu 44: Đại học 2008 - Mã đề 379
Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu
đỏđã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu
sắc hoa được quy định bởi
A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
B. hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
C. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
D. hai cặp gen liên kết hoàn toàn.

Câu 55:Đại học 2008 - Mã đề 379


Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F 1 tự
thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột
biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. hoán vị gen. B. di truyền ngoài nhân. C. tương tác giữa các gen không alen. D. liên kết gen.

Câu 46:Đại học 2007Mã đề 152·


Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và
31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. phân li độc lập của Menđen. B. liên kết gen hoàn toàn.
C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ sung.

LUYỆN TẬP
Câu 1:Tương tác giữa các gen không alen là
A.hiện tượng phối hợp của các alen thuộc cùng 1 lôcut gen tạo nên một kiểu hình.
B.hiện tượng tác động qua lại của các alen thuộc các lôcut gen khác nhau tạo nên mộtkiểu hình.
C.sự tương tác giữa các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau tạo nên một kiểu hình.
D.hiện tượng tác động giữa các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể tạo nên kiểu hình.
Câu 2:Hiệu quả của nhiều gen tác động lên một tính trạng là
A.xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ. B.làm cho tính trạng đã có không biểu hiện ở đời sau.
C.tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. D.không có trường hợp nào ở trên.
Câu 3:Hiệu quả tác động của một gen lên nhiều tính trạng là
A.làm xuất hiện nhiều kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.
B.gây hiện tượng biến dị tương quan.
C.tạo ra những tổ hợp mới của những tính trạng đã có.
D.các tính trạng phân li tạo ra thành nhóm.
Câu 4:Tính trạng đa gen là trường hợp
A.hiện tượng gen đa hiệu.
B.một gen chi phối nhiều tính trạng.
C.nhiều gen chi phối một tính trạng.
D.di truyền đồng trội.
Câu 5:Ở gà, khi nghiên cứu tính trạng hình dạng của mào người ta nhận thấy: gen A quy định mào hình
hạtđậu, gen B qui định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa gen A và gen B cho mào mang hình hạt đào,giữa
a và b cho mào hạt hình lá. Cho gà mào hình hạt đậu thuần chủng lai với gà mào hoa hồng
thuần chủng. Cơ thể lai F1 có kiểu gen là:
A.AABb. B.AaBb. C.AaBB. D.Aabb.
Câu 6: Ở gà, khi nghiên cứu tính trạng hình dạng của mào người ta nhận thấy: gen A quy định mào hình
hạt đậu, gen B qui định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa gen A và gen B cho mào mang hình hạt đào, giữa
a và b cho mào hạt hình lá. Cho gà mào hình hạt đậu thuần chủng lai với gà mào hoa hồng thuần chủng.
Kết quả lai ở F2 có tỉ lệ kiểu gen là kiểu hình là:
A.9 gà mào hạt đào : 3 gà mào hạt đậu : 3 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hình lá.
B.3 gà mào hạt đào : 1 gà mào hạt đậu : 3 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hình lá.
C.3 gà mào hạt đào : 1 gà mào hạt đậu : 3 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hình lá.
D.3 gà mào hạt đào : 9 gà mào hạt đậu : 3 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hình lá.
Câu 7:Màu sắc lông gà do tác động bổ sung giữa 2 cặp gen không alen. Trong đó kiểu gen có A hoặc B
đềuquy định màu nâu, khi có mặt cả 2 gen A, B gà có màu lông mơ và còn lại gà có lông trắng. Phép lainào
sau đây cho tỉ lệ 9 gà lông mơ : 6 gà lông nâu : 1 gà lông trắng?
A.AaBb × aaBb. B.AaBb × Aabb C.AaBb × AaBb. D.AaBb × aabb.
Câu 8:Màu sắc lông gà do tác động bổ sung giữa 2 cặp gen không alen. Trong đó kiểu gen có A hoặc B
đềuquy định màu nâu, khi có mặt cả 2 gen A, B gà có màu lông mơ và còn lại gà có lông trắng. Nhữngphép
lai cho tỉ lệ 3 gà lông mơ : 4 gà lông nâu : 1 gà lông trắng là:
1. AaBb × Aabb.2. AaBb × aabb. 3. AaBb × aaBb. 4. AaBb × AaBb.
A.2, 4. B.1, 3. C.1. D.4.
Câu 9:Màu sắc lông gà do tác động bổ sung giữa 2 cặp gen không alen. Trong đó kiểu gen có A hoặc B
đềuquy định màu nâu, khi có mặt cả 2 gen A, B gà có màu lông mơ và còn lại gà có lông trắng. Phép laicho
tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau là 1 gà lông mơ : 2 gà lông nâu : 1 gà lông trắng.
A.AaBb × aabb. B.AaBb × Aabb.
C.AaBb × aaBb. D.AaBb × AaBb.
Câu 10:Màu sắc hoa của một loài do tác động bổ sung của 2 cặp gen không alen quy định. Trong đó,
kiểugen có gen A đứng riêng quy định hoa đỏ, có mặt gen B quy định hoa vàng, khi có đồng thời cả 2
genA và B trong kiểu gen biểu hiện thành hoa màu tím; còn lại các kiểu gen khác biểu hiện hoa màutrắng.
Phép lai giữa hai cây hoa màu tím AaBb x AaBb cho tỉ lệ kiểu hình
A.9 đỏ : 3 tím : 3 vàng : 1 trắng. B.1 tím : 1 đỏ : 1 vàng : 1 trắng.
C.9 tím : 3 vàng : 3 trắng : 1 đỏ. D.9 tím : 3 đỏ : 3 vàng : 1 trắng.
Câu 11:Màu sắc hoa của một loài do tác động bổ sung của 2 cặp gen không alen quy định. Trong đó,
kiểugen có gen A đứng riêng quy định hoa đỏ, có mặt gen B quy định hoa vàng, khi có đồng thời cả 2
genA và B trong kiểu gen biểu hiện thành hoa màu tím; còn lại các kiểu gen khác biểu hiện hoa màutrắng.
Tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở phép lai AaBb × aaBb là:
A.9 tím : 3 đỏ : 3 vàng : 1 trắng. B.3 tím : 3 đỏ : 1 vàng : 1 trắng.
C.3 tím : 3 vàng : 1 đỏ : 1 trắng. D. 1 tím : 1 đỏ : 1 vàng : 1 trắng.
Câu 12:Màu sắc hoa của một loài do tác động bổ sung của 2 cặp gen không alen quy định. Trong đó,
kiểugen có gen A đứng riêng quy định hoa đỏ, có mặt gen B quy định hoa vàng, khi có đồng thời cả 2
genA và B trong kiểu gen biểu hiện thành hoa màu tím; còn lại các kiểu gen khác biểu hiện hoa màutrắng.
Tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở phép lai AaBb × aabb là
A.3 tím : 3 đỏ : 1 vàng : 1 trắng. B.3 tím : 3 vàng : 1 đỏ : 1 trắng.
C.9 tím : 3 vàng : 3 đỏ : 1 trắng. D.1 tím : 1 vàng : 1 đỏ : 1 trắng.
Câu 13:Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định lông màu xám, gen A có
khảnăng kìm hãm hoạt động của gen B nên khi có mặt gen B trong kiểu gen sẽ cho lông màu đen.
Ngựamang 2 cặp gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình
ditruyền. Cho lai giữa ngựa lông xám thuần chủng 2 gen trội với ngựa lông hung thuần chủng được F1.Cho
F1 giao phối thu được kết quả kiểu hình ở F2 là:
A.12 ngựa lông xám : 3 ngựa lông đen : 1 ngựa lông hung.
B.9 ngựa lông xám : 4 ngựa lông đen : 3 ngựa lông hung.
C.9 ngựa lông xám : 6 ngựa lông đen : 1 ngựa lông hung.
D.9 ngựa lông xám : 3 ngựa lông đen : 4 ngựa lông hung.
Câu 14:Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định lông màu xám, gen A có
khảnăng kìm hãm hoạt động của gen B nên khi có mặt gen B trong kiểu gen sẽ cho lông màu đen.
Ngựamang 2 cặp gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình
ditruyền. Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng di truyền:
A.tác động cộng gộp. B.tương tác át chế. C.tương tác bổ sung. D.trội không hoàn toàn.
Câu 15:Ở chuột, khi nghiên cứu về màu sắc lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Người
tathực hiện một số phép lai và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: trắng ×trắng → F1: 78 trắng : 12 đen : 13 xám.
Phép lai 2: trắng ×xám → F1: 19 trắng : 9 đen : 10 xám.
Phép lai 3: trắng × đen → F1: 48 trắng : 35 đen : 12 xám.
Biết rằng chuột lông xám mang các gen đồng hợp lặn. Quy luật di truyền chi phối tính trạngmàu sắc lông
chuột là
A.tương tác át chế. B.tương tác cộng gộp.
C.tương tác bổ trợ. D.quy luật phân li trội không hoàn toàn.
Câu 16:Ở chuột, khi nghiên cứu về màu sắc lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Người
tathực hiện một số phép lai và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: trắng ×trắng → F1: 78 trắng : 12 đen : 13 xám.
Phép lai 2: trắng ×xám → F1: 19 trắng : 9 đen : 10 xám.
Phép lai 3: trắng × đen → F1: 48 trắng : 35 đen : 12 xám.
Biết rằng chuột lông xám mang các gen đồng hợp lặn. Kiểu gen của chuột bố mẹ thuộc phép lai 1 là:
A.AaBb×AaBb. B.Aabb × Aabb. C.AaBb × aabb. D.AaBb × Aabb.
Câu 17:Ở chuột, khi nghiên cứu về màu sắc lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Người
tathực hiện một số phép lai và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: trắng ×trắng → F1: 78 trắng : 12 đen : 13 xám.
Phép lai 2: trắng ×xám → F1: 19 trắng : 9 đen : 10 xám.
Phép lai 3: trắng × đen → F1: 48 trắng : 35 đen : 12 xám.
Biết rằng chuột lông xám mang các gen đồng hợp lặn. Kiểu gen của chuột bố mẹ trong phép lai 2 là
A.AaBb × aabb. B.AaBb × aaBb. C.aaBB × Aabb. D.AaBb × AaBb.
Câu 18:Ở chuột, khi nghiên cứu về màu sắc lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Người
tathực hiện một số phép lai và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: trắng ×trắng → F1: 78 trắng : 12 đen : 13 xám.
Phép lai 2: trắng ×xám → F1: 19 trắng : 9 đen : 10 xám.
Phép lai 3: trắng × đen → F1: 48 trắng : 35 đen : 12 xám.
Biết rằng chuột lông xám mang các gen đồng hợp lặn. Kiểu gen của chuột bố mẹ trong phép lai 3 là:
A. AaBb×AaBb. B.AaBb × aaBb. C.AaBb×aabb. D.Aabb×aabb.
Câu 19:Biết rằng tính trạng màu sắc của hoa do 2 gen không alen quy định và phân li độc lập. Khi lai
haidòng cây thuần chủng đều có hoa màu trắng ta thu được F1 toàn cây màu đỏ. Khi cho F1 tự thụ
phấn,nhận được ở F2 có tỉ lệ 18 cây hoa màu đỏ : 14 cây hoa màu trắng. Kiểu gen nào của P dưới đây
phùhợp với phép lai trên?
A.AABB × aabb. B.AAbb ×aaBB. C.AABB × aaBB. D.AAbb × aabb.
Câu 20:Biết rằng tính trạng màu sắc của hoa do 2 gen không alen quy định và phân li độc lập. Khi lai
haidòng cây thuần chủng đều có hoa màu trắng ta thu được F1 toàn cây màu đỏ. Phép lai giữa cây F1
vớimột cây màu trắng có kiểu gen nào để được tỉ lệ 2 cây hoa đỏ : 2 cây hoa trắng?
A.aabb hoặc aaBB. B.Aabb hoặc aaBB. C.aabb hoặc Aabb. D.aaBB hoặc AAbb.
Câu 21:Biết rằng tính trạng màu sắc của hoa do 2 gen không alen quy định và phân li độc lập. Khi lai
haidòng cây thuần chủng đều có hoa màu trắng ta thu được F1 toàn cây màu đỏ. Khi lai cây F1 với mộtcây
màu trắng có kiểu gen nào để được tỉ lệ 1 đỏ : 3 trắng?
A.aaBb. B.AAbb. C.aabb. D.aaBB.
Câu 22:Biết rằng tính trạng màu sắc của hoa do 2 gen không alen quy định và phân li độc lập. Khi lai
haidòng cây thuần chủng đều có hoa màu trắng ta thu được F1 toàn cây màu đỏ. Lai cây F1 với cây hoamàu
đỏ có kiểu gen nào để được tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ : 7 trắng?
A.AABB. B.AaBb. C.AABb. D.AaBB.
Câu 23:Biết rằng tính trạng màu sắc của hoa do 2 gen không alen quy định và phân li độc lập. Khi lai
haidòng cây thuần chủng đều có hoa màu trắng ta thu được F1 toàn cây màu đỏ. Khi lai cây F1 ở trênvới cây
màu đỏ có kiểu gen nào để được kết quả tỉ lệ kiểu hình là 6 đỏ : 2 trắng?
A.AABB. B.AaBb. C.AABb. D.Aabb.
Câu 24:Biết rằng tính trạng màu sắc của hoa do 2 gen không alen quy định và phân li độc lập. Khi lai
haidòng cây thuần chủng đều có hoa màu trắng ta thu được F1 toàn cây màu đỏ. Khi lai cây F1 với câyhoa
màu trắng có kiểu gen nào để được kết quả tỉ lệ kiểu hình là 3 đỏ : 5 trắng?
A.AaBB. B.aabb. C.AAbb. D.aaBb.
Câu 25:Ở chuột, tính trạng màu lông do 2 gen không alen chi phối. Gen trội A qui định màu lông vàng,
mộtgen trội D khác độc lập với gen A qui định màu lông đen. Khi có mặt cả 2 gen trội trong cùng mộtkiểu
gen thì chuột có màu lông xám; chuột có kiểu gen đồng hợp lặn biểu hiện lông màu kem. Chochuột bố lông
vàng lai với chuột mẹ lông đen thu được kết quả lai theo tỉ lệ 1 lông đen : 1 lông xám.Kiểu gen của chuột
bố mẹ là
A.Aadd × aaDD. B.AaDd × aadd. C.Aadd × aaDd. D.AaDD × aadd.
Câu 26:Ở gà, tính trạng màu lông do 2 cặp gen không alen B, b và D, d nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể
tươngđồng khác nhau chi phối. Gen D quy định lông nâu, gen B quy định lông trắng, gen B át chế gen
Dkhông cho gen D biểu hiện, gen lặn b không át chế khả năng của gen. Lai giữa các gà lông trắng, thếhệ
sau thu được kết quả 1236 gà lông trắng : 407 gà lông nâu. Phép lai có kiểu gen là
A.bbdd × BbDd. B.BbDd × bbDd.
C.BbDd × BbDd. D.BbDd × Bbdd.
Câu 27:Nghiên cứu sự di truyền tính trạng tua cuốn của lá, người ta thực hiện các phép lai và thu được
kếtquả như sau:
Phép lai 1: lá tua ngắn × lá tua ngắn → 49 lá tua dài : 102 lá tua ngắn : 51 lákhông tua.
Phép lai 2: Lá tua dài × lá tua ngắn → 105 lá tua ngắn : 78 lá tua dài : 26 lá khôngtua.
Phép lai 3: Lá tua dài × lá tua dài → 280 lá tua dài : 185 lá tua ngắn : 31 lá không tua.
Sựdi truyền tua cuốn của lá tuân theo quy luật di truyền
A.tương tác cộng gộp. B.gen đa hiệu.
C.tương tác bổ sung. D.tương tác át chế.
Câu 28:Nghiên cứu sự di truyền tính trạng tua cuốn của lá, người ta thực hiện các phép lai và thu được
kếtquả như sau:
Phép lai 1: lá tua ngắn × lá tua ngắn → 49 lá tua dài : 102 lá tua ngắn : 51 lákhông tua.
Phép lai 2: Lá tua dài × lá tua ngắn → 105 lá tua ngắn : 78 lá tua dài : 26 lá khôngtua.
Phép lai 3: Lá tua dài × lá tua dài → 280 lá tua dài : 185 lá tua ngắn : 31 lá không tua.
Quyước nào sau đây đúng?
A.A - B - và A - bb : tua dài; aaB - : tua ngắn; aabb : không tua.
B.A - B - : tua dài; A - bb và aaB - : tua ngắn; aabb : không tua.
C.A - B - : tua dài; A - bb : tua ngắn; aaB - và aabb : không tua.
D.A - B - và aaB - : tua dài; A - bb : tua ngắn; aabb : không tua.
Câu 29:Nghiên cứu sự di truyền tính trạng tua cuốn của lá, người ta thực hiện các phép lai và thu được
kếtquả như sau:
Phép lai 1: lá tua ngắn × lá tua ngắn → 49 lá tua dài : 102 lá tua ngắn : 51 lákhông tua.
Phép lai 2: Lá tua dài × lá tua ngắn → 105 lá tua ngắn : 78 lá tua dài : 26 lá khôngtua.
Phép lai 3: Lá tua dài × lá tua dài → 280 lá tua dài : 185 lá tua ngắn : 31 lá không tua.
Kiểugen của phép lai 1 là
A.AaBb × aabb. B.AaBb × Aabb. C.Aabb × aaBb. D.AaBb × aaBb.
Câu 30:Nghiên cứu sự di truyền tính trạng tua cuốn của lá, người ta thực hiện các phép lai và thu được
kếtquả như sau:
Phép lai 1: lá tua ngắn × lá tua ngắn → 49 lá tua dài : 102 lá tua ngắn : 51 lákhông tua.
Phép lai 2: Lá tua dài × lá tua ngắn → 105 lá tua ngắn : 78 lá tua dài : 26 lá khôngtua.
Phép lai 3: Lá tua dài × lá tua dài → 280 lá tua dài : 185 lá tua ngắn : 31 lá không tua.
Kiểugen của phép lai 2 là:
A.AaBb × AaBb. B.AaBb × aabb. C.AaBb × aaBb. D.AaBb × Aabb hoặc AaBb × aaBb.
Câu 31:Nghiên cứu sự di truyền tính trạng tua cuốn của lá, người ta thực hiện các phép lai và thu được
kếtquả như sau:
Phép lai 1: lá tua ngắn × lá tua ngắn → 49 lá tua dài : 102 lá tua ngắn : 51 lákhông tua.
Phép lai 2: Lá tua dài × lá tua ngắn → 105 lá tua ngắn : 78 lá tua dài : 26 lá khôngtua.
Phép lai 3: Lá tua dài × lá tua dài → 280 lá tua dài : 185 lá tua ngắn : 31 lá không tua.
Kiểugen của phép lai 3 là:
A. AaBb×AaBb. B. AaBb×Aabb hoặc AaBb×aaBb.
C. AaBb×aabb. D. AaBb×Aabb.
Câu 32:Khi nghiên cứu tính trạng hình dạng hạt phấn, người ta thực hiện các phép lai sau đây. Biết rằng
tính trạng hạt phấn do 2 gen không alen quy định.
Phép lai 1: Hạt dài × hạt bầu →780 hạt dài : 465 hạt bầu.
Phép lai 2: Hạt dài × hạt dài → 479 hạt dài : 111 hạt bầu.
Phép lai 3: Hạtdài × hạt bầu → 256 hạt dài : 89 hạt bầu.
Sự di truyền tính trạng hạt phấn được tuân theo qui luật
A.tương tác bổ sung. B.tương tác cộng gộp.
C.tương tác át chế. D.quy luật phân li trội không hoàn toàn.
Câu 33:Ở một loài đậu thơm sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng một kiểu gen qui định màu hoa
đỏ,các tổ hợp gen chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng.Cho
biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng được thếhệ lai phân
li theo tỉ lệ 3 đỏ : 5 trắng. Kiểu gen của hai cây bố mẹ trong phép lai trên?
A.AABB × aabb. B.AaBb × Aabb.
C.AABb ×Aabb. D.AABb×aaBb.
Câu 34:Ở gà khi cho F1 giao phối thu được F2 có 9 con mào quả đào : 3 con mào hoa hồng : 3 con mào
hạtđậu : 1 con mào hình lá. Phép lai chịu sự chi phối của qui luật di truyền:
A.phân li độc lập. B.tương tác bổ sung. C.tương tác át chế. D.tương tác cộng gộp.
Câu 35:Ở chuột khi giao phối giữa các con F1 với nhau, thế hệ F2 thu được 56,25% lông đốm : 18,75%
lôngnâu : 25% lông trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Màu sắc lông chuột được di truyềntheo
qui luật:
A.phân li độc lập. B.liên kết gen. C.tương tác gen. D.di truyền liên kết.
Câu 36:Đem F1 giao phối thu được F2gồm có 325 cây táo có quả trắng : 80 cây táo có quả hồng : 27 cây
táo có quảđỏ.Phép lai chịu sự chi phối của qui luật di truyền:
A.di truyền ngoài nhân. B.tương tác át chế.
C.phân li độc lập. D.tương tác bổ sung.
Câu 37:Cho P thuần chủng thu được F1 đồng tính, F2 xuất hiện 93,75% cây có lượng vitamin A nhiều,
6,25%cây có lượng vitamin A ít. Qui luật di truyền chi phối phép lai trên là qui luật
A.tính trạng chất lượng. B.di truyền tế bào chất.
C.phân li độc lập. D.tương tác gen.
Câu 38:Cho P thuần chủng thu được F1 đồng tính, F2 xuất hiện 93,75% cây có lượng vitamin A nhiều,
6,25%cây có lượng vitamin A ít. Đem F1 giao phối với cây thứ nhất, thu được tỉ lệ: 50 cây có lượng
vitamin nhiều : 7 cây có lượngvitamin ít. Kiểu gen của cây thứ nhất là
A.Aabb hoặc aaBb. B.Aabb. C.aaBb. D.AaBb.
Câu 39:Cho P thuần chủng thu được F1 đồng tính, F2 xuất hiện 93,75% cây có lượng vitamin A nhiều,
6,25%cây có lượng vitamin A ít. Đem F1 giao phối với cây thứ II, thu được tỉ lệ: 13 cây có lượng vitamin
A nhiều : 4 cây có lượngvitamin A ít. Cá thể thứ II đem lai với F1 có kiểu gen
A.AaBb. B.aabb. C.Aabb. D.aaBb.
Câu 40:Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu
dục,31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo qui luật
A.phân li độc lập của Menđen. B. tương tác cộng gộp.
C.liên kết gen hoàn toàn. D.tương tác bổ trợ.
Câu 41:Ở thỏ, cho biết các gen qui định màu sắc và kích thước lông nằm trên nhiễm sắc thể thường,
tínhtrạng kích thước của lông do một cặp gen qui định. Cho thỏ F1 dị hợp giao phối với thỏ chưa biết
kiểugen được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 62,5% thỏ lông trắng, dài : 18,75% thỏ lông trắng, ngắn :
12,5%thỏ lông xám, dài :6,25% thỏ lông xám, ngắn. Nhận định nào sau đây là chính xác?
A.Tính trạng màu sắc lông do 1 cặp gen qui định.
B.Tính trạng kích thước lông di truyền theo qui luật trội hoàn toàn, còn tính trạng màusắc lông di
truyềntheo qui luật tương tác gen kiểu át chế.
C.Tính trạng kích thước lông di truyền theo qui luật trội hoàn toàn còn tính trạng màu sắc lông ditruyền
theo qui luật trội không hoàn toàn.
D.Tính trạng kích thước lông di truyền theo qui luật tương tác gen kiểu át chế còn tính trạng màusắc lông
di truyền theo qui luật trội không hoàn toàn.
Câu 42:Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen A1, a1, A2, a2, A3, a3), phần li độc lập, tác động qua lại với
nhau đểhình thành chiều cao cây. Cứ mỗi alen trội làm cây lùn đi 20 cm.Người ta lai cây thấp nhất chưa
biếtchiều cao với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Kiểu gen và chiều cao của cây F1:
A. A1a1A2a2a3a3 và 170 cm. B.A1a1A2a2A3a3 và 150 cm.
C. A1a1A2a2A3a3 và 130 cm. D. a1a1A2a2A3a3 và 170 cm.
Câu 43:Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen A1, a1, A2, a2, A3, a3), phần li độc lập, tác động qua lại với
nhau đểhình thành chiều cao cây. Cứ mỗi alen trội làm cây lùn đi 20 cm.Người ta lai cây thấp nhất chưa
biếtchiều cao với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi cho F1 tạp giao với nhau, ở F2 các cây có chiều
cao 90 cm là
A. 1/64. B.9/64. C.3/64. D.1/16.
Câu 44:Cho P đều thuần chủng F1 đồng loạt xuất hiện 1 tính trạng. Nếu ta kết luận tính trạng ở F1 là
tínhtrạng trội sẽ thiếu chính xác vì
A.Có thể P đều mang tính trạng lặn.
B.Có thể tính trạng do tương tác gen.
C.Có thể đây là trường hợp trội không hoàn toàn.
D.Có thể P đều mang tính trạng lặn hoặc có thể tính trạng do tương tác gen hoặc cóthể đây là trường hợp
trội không hoàn toàn.
Câu 45:Cho các trường hợp sau:
I. Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiệnra kiểu hình.
II. Trường hợp hai hay nhiều gen không alen cùng quy định 1 tính trạng, trong đó mỗigen có vai trò tương
đương nhau.
III. Trường hợp hai hay nhiều gen khác lôcut tác động qua lại quyđịnh kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ
so với lúc đứng riêng.
IV. Trường hợp 1 gen cùng chi phối sựphát triển của nhiều tính trạng.
Trường hợp nào làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp?
A.II và III. B.II. C.III. D.I, II và III.
Câu 46:Hai gen không alen (Aa,Bb) cùng quy định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp
gentương phản, F2 phân li kiểu hình:
I. 9 : 3 : 3 : 1. II. 9 : 6 : 1. III. 1 : 4 : 6 : 4 : 1. IV. 13 :3.
V. 9 : 3 : 4. VI. 9 : 7. VII. 12 : 3 : 1. VIII. 15 : 1.
Tỉ lệ nào đặc thù với kiểu tácđộng bổ sung?
A.I, II, V, VI. B.I, II, V, VII. C.I, II, VI. D.I, V, VI.
Câu 47:Hai gen không alen (Aa,Bb) cùng quy định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp
gentương phản, F2 phân li kiểu hình:
I. 9 : 3 : 3 : 1. II. 9 : 6 : 1. III. 1 : 4 : 6 : 4 : 1. IV. 13 :3.
V. 9 : 3 : 4. VI. 9 : 7. VII. 12 : 3 : 1. VIII. 15 : 1.
Tỉ lệ đặc thù đối với kiểu tác động át chế gồm:
A.I, IV, VII. B.IV, V, VII. C.IV, VII. D.III, IV, VII.
Câu 48:Hai gen không alen (Aa,Bb) cùng quy định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp
gentương phản, F2 phân li kiểu hình:
I. 9 : 3 : 3 : 1. II. 9 : 6 : 1. III. 1 : 4 : 6 : 4 : 1. IV. 13 :3.
V. 9 : 3 : 4. VI. 9 : 7. VII. 12 : 3 : 1. VIII. 15 : 1.
Các tỉ lệ của tương táccộng gộp gồm:
A.I, III. B. III, VIII. C.III, V, VIII. D.II, III, VIII.
Câu 49:Hai gen không alen (Aa,Bb) cùng quy định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp
gentương phản, F2 phân li kiểu hình:
I. 9 : 3 : 3 : 1. II. 9 : 6 : 1. III. 1 : 4 : 6 : 4 : 1. IV. 13 :3.
V. 9 : 3 : 4. VI. 9 : 7. VII. 12 : 3 : 1. VIII. 15 : 1.
Kiểu tương tác nào có vaitrò của gen A khác gen B?
A.I, IV, V, VII B.IV, V, VII. C.I, IV, V. D.I, III, IV, V, VII.
Câu 50:Hai gen không alen (Aa,Bb) cùng quy định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp
gentương phản, F2 phân li kiểu hình:
I. 9 : 3 : 3 : 1. II. 9 : 6 : 1. III. 1 : 4 : 6 : 4 : 1. IV. 13 :3.
V. 9 : 3 : 4. VI. 9 : 7. VII. 12 : 3 : 1. VIII. 15 : 1.
Kết quả tự thụ giữa các cáthể dị hợp 2 cặp gen và kết quả lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen xuất hiện số
loại kiểu hìnhgiống nhau trong trường hợp nào?

You might also like