You are on page 1of 27

Đề cương Hoá Phân Tích – Dược

(Thi không được sử dụng tài liệu – 60% trong đề cương, 40%
ngoài đề cương)
Đại cương về hoá phân tích
Câu 1. Phương pháp vật lý là phương pháp dựa trên:
A. tính chất vật lý
B. các chỉ số vật lý
C. Sự biến đổi tính chất vật lý
D. hiện tượng vật lý
Câu 2. Phương pháp hoá lý là phương pháp dựa trên:
A. sự biến đổi tính chất vật lý
B. các chỉ số vật lý
C. tính chất vật lý
D. hiện tượng vật lý
Câu 3. Một kiểm nghiệm viên đọc nhầm thể tích tại điểm tương đương khi định lượng, vậy trong
phần tính toán kết quả người này mắc phải:
A. Sai số thô
B. Sai số tương đối
C. Sai số hệ thống
D. Sai số tuyệt đối
Câu 4. Loại sai số có thể hiệu chỉnh và loại trừ khi tiến hành phân tích mẫu là:
A. Sai số hệ thống
B. Sai số tuyệt đối
C. Sai số ngẫu nhiên
D. Sai số tương đối
Câu 5. Loại sai số thể hiện độ đúng của phương pháp phân tích là:
A. Sai số hệ thống
B. Sai số thô
C. Sai số ngẫu nhiên
D. Sai số tuyệt đối
Câu 6. Kết quả định lượng sau cùng là M = 0,0025 g, chữ số 5 là chữ số:
A. Chữ số có nghĩa không tin cậy
B. Chữ số có nghĩa tin cậy
C. Chữ số không có nghĩa
D. Chữ số có nghĩa
Câu 7. Trình tự các bước của một qui trình phân tích: 1. Xử lý mẫu; 2. Lựa chọn phương pháp;
3. Xác định đối tượng phân tích; 4. Tính toán xử lý kết quả phân tích; 5. Lấy mẫu thử; 6. Tiến
hành đo các chất phân tích.
A. 3-2-5-1-6-4
B. 5-1-3-2-6-4
C. 2-3-5-1-4-6
D. 3-5-2-1-6-4
Câu 8. Để phân tích định tính cation một mẫu thử gồm các cation nhóm I và II, người ta dùng
dung dịch HCl làm thuốc thử, thấy mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng. Sau đó, cho thêm dung dịch
NH3 vào, thấy kết tủa tan hoàn toàn. Có thể kết luận:
A. Mẫu chỉ có Ag+
B. Mẫu có Ag+
C. Mẫu có Ag+ và Pb2+
D. Mẫu có Pb2+
Câu 9. Để phân tích định tính anion một mẫu thử gồm các anion nhóm I và II, người ta dùng
dung dịch Ba2+ làm thuốc thử, thấy mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng. Sau đó, cho thêm dung dịch
HCl vào, thấy kết tủa không tan. Có thể kết luận:
A. Mẫu có SO42-
B. Mẫu có CO32-
C. Mẫu có SO42- và CO32-
D. Mẫu chỉ có SO42-
Câu 10. Để phân tích định tính anion một mẫu thử gồm các anion nhóm I và II, người ta dùng
dung dịch AgNO3 làm thuốc thử, thấy mẫu thử xuất hiện kết tủa. Sau đó, cho thêm dung dịch
NH3 vào, thấy kết tủa tan hoàn toàn. Có thể kết luận:
A. Mẫu chỉ có Cl-
B. Mẫu có I-
C. Mẫu có Cl- và I-
D. Mẫu có Cl-
Câu 11. Để phân tích định tính anion một mẫu thử gồm các anion nhóm I và II, người ta dùng
dung dịch Ba2+ làm thuốc thử, thấy mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng. Sau đó, cho thêm dung dịch
HCl vào, thấy kết tủa tan hoàn toàn. Có thể kết luận:
A. Mẫu có chỉ CO32-
B. Mẫu có CO32-
C. Mẫu có SO42- và CO32-
D. Mẫu chỉ có SO42-
Câu 12. Để phân tích định tính anion một mẫu thử gồm các anion nhóm I và II, người ta dùng
dung dịch AgNO3 làm thuốc thử, thấy mẫu thử xuất hiện kết tủa. Sau đó, cho thêm dung dịch
NH3 vào, thấy kết tủa không tan. Có thể kết luận:
A. Mẫu chỉ có I-
B. Mẫu có I-
C. Mẫu có Cl-
D. Mẫu chỉ có Cl-
Câu 13. Trong qui trình phân tích định tính anion, đầu tiên thử phản ứng với:
A. Ba2+
B. Ag+
C. KMnO4 tìm NO2-
D. Ba2+ hoặc Ag+
Câu 14. Khi tiến hành phân tích 1 mẫu bất kỳ thường mắc phải các loại sai số:
A. Sai số hệ thống
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số thô
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15. Hoá phân tích là 1 ngành khoa học dùng phương pháp hoá học để xác định:
A. Cấu trúc hoá học
B. Thành phần hoá học
C. Hàm lượng chất hoá học
D. Thành phần hoá học và hàm lượng của các chất hay hỗn hợp các chất
Câu 16. Hoá phân tích nghiên cứu lĩnh vực:
A. Chỉ phân tích định tính và định lượng.
B. Chỉ phân tích định tính
C. Chỉ phân tích định lượng
D. A, B, C đều sai
Câu 17. Phân tích định tính là:
A. Định danh, xác định thành phần chất khảo sát hay ion cấu thành
B. Xác định hàm lượng chất khảo sát
C. Định danh và xác định hàm lượng
D. Tất cả đều đúng
Câu 18. Khi thực hiện kỹ thuật đun nóng, ta đặt dụng cụ chất chứa cần đun:
A. Trực tiếp trên ngọn lửa
B. Gián tiếp qua ngọn lửa
C. Gián tiếp qua lưới Amiăng
D. Không cần qua lưới Amiăng
Câu 19. Khi đun nóng dung dịch trong ống nghiệm:
A. Đun nóng trực tiếp dưới đáy ống nghiệm
B. Để yên ống nghiệm
C. Hướng về phía có người
D. Không đun trực tiếp dưới đáy ống nghiệm
Câu 20. Phương pháp phân tích khô là:
A. Chất khảo sát và thuốc thử đều ở dạng rắn
B. Chỉ có chất khảo sát ở dạng rắn
C. Chỉ có thuốc thử ở dạng rắn
D. A, B, C đều đúng
Câu 21. Phương pháp phân tích ướt là:
A. Tiến hành khảo sát chất cần phân tích trong dung dịch
B. Chất khảo sát ở dạng rắn
C. Thuốc thử ở dạng rắn
D. Chỉ thuốc thử ở dạng dung dịch
Câu 22. Khi ly tâm cần lưu ý:
A. Các ống phải có kích thước, hình dáng như nhau
B. Không đổ dung dịch đầy ống
C. Phải cân bằng dung dịch trong ống
D. A, B, C đều đúng

Pha dung dịch chuẩn độ


Câu 23. Nồng độ phần trăm C% (kl/kl) được biểu thị:
A. số gam chất tan / 100 g dung dịch
B. số gam chất tan / 100 ml dung dịch
C. số mg chất tan / 100 g dung dịch
D. số mg chất tan / 100 ml dung dịch
Câu 24. Nồng độ phần trăm C% (tt/kl) được biểu thị:
A. số ml chất tan / 100 g dung dịch
B. số mg chất tan / 100 g dung dịch
C. số ml chất tan / 100 ml dung dịch
D. số lít chất tan / 100 g dung dịch
Câu 25. Số gam kali dicromat cần thiết để pha 250 ml dung dịch kali dicromat 2M là:
A. 147 g
B. 138 g
C. 142 g
D. 151 g
Câu 26. Tính nồng độ mol của một dung dịch ethanol (C 2H5OH = 46). Biết rằng trong 85,0 ml
dung dịch có chứa 1,7 g ethanol.
A. ≈ 0,45 M
C. ≈ 0,67 M
B. ≈ 0,55 M
D. ≈ 0,85 M
Câu 27. Nồng độ đương lượng của dung dịch H2SO4 98% có d = 1,84 g/ml là:
A. 36,8 N
B. 28,5 N
C. 35,3 N
D. 45 N
Câu 28. Số ml acid hydrocloric đậm đặc 12,1 N để pha loãng thành 1 lít dung dịch HCl có nồng
độ 0,1 N là:
A. ≈ 8,264 ml
B. ≈ 0,008264 ml
C. ≈ 6,824 ml
D. ≈ 121 ml
Câu 29. Số ml dung dịch amoniac đặc 27,33%; d = 0,9000 cần thiết để pha 2 lít dung dịch
amoniac 2N:
A. ≈ 276,5 ml
B. ≈ 0,2765 ml
C. ≈ 0,2765 lít
D. ≈ 276,5 ml
Câu 30. Số ml dd acid hydrocloric đặc 37,23%; d = 1,19g/ml cần để pha 500 ml dd acid 10% (d
=1,05g/ml) là:
A. ≈ 118,5 ml
B. ≈ 0,1185 lít
C. ≈ 11,85 ml
D. ≈ 1,185 ml
Câu 31. Biết khi chuẩn độ 10ml dung dịch NaOH 0,1N thì cần 10,1ml dung dịch HCl 0,1N
(KHCl=1,001). Hệ số hiệu chỉnh (K) của dung dịch NaOH 0,1N là:
A. 1,011
B. 1,110
C. 0,991
D. 1,101
Câu 32. Dược điển Việt Nam cho phép sử dụng những dung dịch chuẩn độ có hệ số hiệu chỉnh:
A. 0,900 < K < 1,100
B. 0,970 < K < 1,030
C. 0,950 < K < 1,050
D. 0,800 < K <1,000
Câu 33. Dung dịch NaOH có nồng độ xấp xỉ 0,1N (K = 1,120), muốn hiệu chỉnh nồng độ về
0,1N:
A. Thêm nước
B. Thêm hoá chất
C. Thêm nước và thêm hoá chất
D. Không cần hiệu chỉnh
Câu 34. Dung dịch NaOH có nồng độ xấp xỉ 0,1N (K = 0,869), muốn hiệu chỉnh nồng độ về
0,1N:
A. Thêm hoá chất
B. Thêm nước
C. Thêm nước và thêm hoá chất
D. Không cần hiệu chỉnh
Câu 35. Khi pha dung dịch chuẩn, nếu nồng độ dung dịch pha được nhỏ hơn nồng độ chuẩn
mong muốn, thì tiến hành hiệu chỉnh như thế nào?
A. Thêm hoá chất
B. Thêm dung môi
C. Pha loãng dung dịch chuẩn
D. Pha lại dung dịch chuẩn khác vì không có cách hiệu chỉnh.
Câu 36. Tính thể tích dung dịch HCl 24,56% (khối lượng/khối lượng) (d = 1,19) cần để pha
50ml dd HCl 5% (khối lượng/thể tích)
A. 2,55ml
B. 8,55ml
C. 4,81ml
D. 2,45ml
Câu 37. Cần lấy bao nhiêu gam CuSO4.5H2O để pha 500mL dung dịch muối có nồng độ 5%
(w/v)
A. 25g
B. 35,5g
C. 39,06g
D. 42,2g
Câu 38. Một lọ dung dịch HCl ngoài nhãn có ghi nồng độ C % = 37% và d = 1,19 g/ml. Tính
nồng độ đương lượng của dung dịch
A. 10N
B. 12N
C. 14N
D. 16N
Câu 39. Một lọ dung dịch H2SO4 ngoài nhãn có ghi nồng độ C % = 98% và d = 1,84 g/ml. Tính
nồng độ mol của dung dịch.
A. 18M
B. 18,4M
C. 19M
D. 19,4M
Câu 40. Độ chuẩn TA có nghĩa là
A. Số gam chất A trong 1 mL dung dịch
B. Số gam chất A trong 1 L dung dịch
C. Số gam chất X tương đương 1 mL dung dịch chuẩn A
D. Số gam chất X tương đương 1 L dung dịch chuẩn A
Câu 41. Khi pha dung dịch glucose ưu trương, nếu sử dụng 200g glucose pha thành 1000ml.
Nồng độ dung dịch glucose tính theo nồng độ phần trăm:
A. 20%
B. 10%
C. 15%
D. 20%
Câu 42. Để pha 1 lít dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% người ta cần một lượng NaCl là:
A. 9g
B. 10g
C. 11g
D. 12g
Câu 43. Lấy 960ml ethanol tuyệt đối pha thành 1000ml dung dịch. Vậy nồng độ của dung dich
cồn là:
A. 96%
B. 9,6%
C. 0,96%
D. Tất cả sai
Câu 44. Tính thể tích dung dịch acid hydrocloric 37,23% (khối lượng/ khối lượng) (d = 1,19) cần
để pha 100ml dd HCl 20% (khối lượng/ thể tích)
A. 45 ml
B. 11,25 ml
C. 5,75 ml
D. 10 ml
Câu 45. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4, biết rằng để pha một dung dịch có thể tích là
500ml, lượng H2SO4 đậm đặc cần dùng 49g. Khối lượng mol của H2SO4
A. 1M
B. 2M
C. 0,1M
D. 0,01M
Câu 46. Độ chuẩn được biểu thị là:
A. Số gam chất tan trong 100ml dung dịch
B. Số mg chất tan trong 1ml dung dịch
C. Số mg chất tan trong 10ml dung dịch
D. Số mg chất tan trong 1000ml dung dịch
Câu 47. Dung dịch acid nitric đậm đặc là dung dịch có độ chuẩn THNO3= 1,40 (mg/ml) có nghĩa là
A. Trong 100ml dd acid nitric đậm đặc có chứa 1,4 gam HNO3 nguyên chất
B. Trong 100ml dd acid nitric đậm đặc có chứa 1,4 mg HNO3 nguyên chất
C. Trong 1ml dd acid nitric đậm đặc có chứa 1,4 mg HNO3 nguyên chất
D. Trong 1ml dd acid nitric đậm đặc có chứa 1,4 gam HNO3 nguyên chất
Câu 48. Hòa tan 6,3g HNO3 trong nước. Bổ sung thể tích vừa đủ 250ml. Nồng độ đương lượng
của dung dịch thu được là:
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. 0,4N
Câu 49. Xác định khối lượng dung dịch NaOH 20% cần thêm vào 1000g nước để thu được dung
dịch NaOH 5%
A. 3,333g
B. 33,33g
C. 333,3g
D. 3333,3g
Câu 50. Xác định thể tích dung dịch NaOH 25% (d=1,17) cần thêm vào 250g dung dịch NaOH
5% để thu được dung dịch NaOH 10%
A. 71,2ml
B. 22,5ml
C. 7,12ml
D. 1,24ml
Câu 51. Tính nồng độ CN của dung dịch acid sulfuric 14,35% (d = 1,1g/ml) (M=98)
A. 3,22N
B. 6,21N
C. 2,28N
D. 4,80N
Câu 52. Nồng độ CN của dung dịch HCl 24,45% (d = 1,09g/ml) (M=36,5) là … N
A. 7,1
B. 7,2
C. 7,3
D. 7,4
Câu 53. Nồng độ đương lượng là
A. Số gam chất tan trong 100ml dung dịch
B. Số đương lượng gam chất tan trong 100ml dung dịch
C. Số mol chất tan trong 100ml dung dịch
D. Tất cả sai
Câu 54. Các cách pha chế dung dịch chuẩn
A. Pha chế từ chất gốc
B. Pha từ dung dịch chuẩn từ hóa chất không phải chất gốc
C. Dùng ống chuẩn
D. Tất cả đúng
Câu 55. Muốn pha chế 50ml dung dịch H2SO4 0,5M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4
2M
A. 12,5ml
B. 25ml
C. 50ml
D. 100ml
Câu 56. Muốn pha chế 200ml dung dịch NaOH 0,1M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH
10M
A. 2ml
B. 10ml
C. 20ml
D. 50ml
Câu 57. Để pha 500ml dung dịch KMnO4 0,1M thì cần phải cân bao nhiêu gam KMnO4
A. 7
B. 7,9
C. 15,8
D. 3,95
Câu 58. Để pha 500ml dung dịch H2C2O4 0,5M thì cần phải cân bao nhiêu gam H2C2O4 biết acid
oxalic có dạng H2C2O4.2H2O.
A. 19,5
B. 22,5
C. 25,2
D. 31,5
Câu 59. Một lọ dung dịch H2SO4 ngoài nhãn có ghi nồng độ C% = 98% và d = 1,84 g/ml. Tính
nồng độ đương lượng của dung dịch.
A. 18N
B. 18,4N
C. 19N
D. Tất cả sai
Câu 60. Lấy 10,8ml dung dịch H2SO4đđ (C% = 98%, d = 1,84g/ml ) cho vào bình định mức
1000ml. Thêm nước vừa đủ tới vạch thu được dung dịch H2SO4 X(M). Tính X
A. 0,1M
B. 0,2M
C. 0,3M
D. 0,4M
Câu 61. Phải lấy bao nhiêu ml dung dịch HClđđ (C% = 36,5; d = 1,2 g/ml) để pha được 200ml
dung dịch HCl 0,3N
A. 5ml
B. 10ml
C. 50ml
D. 100ml
Câu 62. Tính nồng độ dung dịch sau khi trộn 500ml dung dịch HCl 0,1N với 1000ml dung dịch
HCl 0,4N
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. 0,4N
Câu 63. Tính thể tích dung dịch HCl 24,56% (khối lượng/khối lượng) (d = 1,19) cần để pha
50ml dd HCl 5% (khối lượng/thể tích)
A. 2,55ml
B. 8,55ml
C. 4,81ml
D. 2,45ml
Câu 64. Nồng độ g/l của dung dịch NaNO3 0,05N (M=85) là … g/l
A. 4,15
B. 4,25
C. 4,35
D. 4,45
Câu 65. Hòa tan 6,3g HNO3 trong nước. Bổ sung thể tích vừa đủ 250ml. Nồng độ đương lượng
của dung dịch thu được là:
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. 0,4N
Câu 66. Nồng độ CN của dung dịch HCl 24,45% (d = 1,09g/ml) (M=36,5) là … N
A. 7,1
B. 7,2
C. 7,3
D. 7,4
Câu 67. Tính nồng độ dung dịch sau khi trộn 500ml dung dịch HCl 0,1N với 1000ml dung dịch
HCl 0,4N
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. 0,4N
Câu 68. Pha dung dịch từ hoá chất gốc tính khiết, sau khi tính lượng hoá chất cần lấy, phải:
A. Cân đúng lượng hoá chất tính được bằng cân phân tích.
B. Cân đúng lượng hoá chất tính được bằng cân kỹ thuật.
C. Cân lượng hoá chất lớn hơn lượng chất tính được bằng cân phân tích.
D. Cân lượng hoá chất lớn hơn lượng hoá chất tính được bằng cân kỹ thuật.
Câu 69. Pha dung dịch từ hoá chất gốc không tính khiết, sau khi tính lượng hoá chất cần lấy,
phải:
A. Cân đúng lượng hoá chất tính được bằng cân phân tích.
B. Cân đúng lượng hoá chất tính được bằng cân kỹ thuật.
C. Cân lượng hoá chất lớn hơn lượng chất tính được bằng cân phân tích.
D. Cân lượng hoá chất lớn hơn lượng hoá chất tính được bằng cân kỹ thuật
Câu 70. Cần lấy bao nhiêu gam NaCl để pha vừa đủ 1L dung dịch muối sinh lý 0,9% (w/v)
A. 0,9g
B. 9g
C. 90g
D. Tất cả sai
Câu 71. Cần lấy bao nhiêu gam NH4Cl để pha 2L dung dịch muối có nồng độ 2,5% (w/v)
A. 0,5g
B. 5
C. 50g
D. Tất cả sai
Câu 72. Muốn pha 100ml dung dịch NaOH 0,02M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH
2M.
A. 1
B. 10
C. 20
D. 2
Câu 73. Muốn pha 500ml dung dịch NaOH 0,25M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH
10M.
A. 12,5
B. 10
C. 15
D. 7,5
Câu 74. Muốn pha 1000ml dung dịch NaOH 0,2M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH
10M.
A. 1
B. 10
C. 20
D. 2
Phương pháp phân tích thể tích
Câu 75. Trong phương pháp phân tích thể tích, dung dịch chuẩn là dung dịch:
A. Thuốc thử, đã biết nồng độ
B. Mẫu cần xác định nồng độ
C.Thuốc thử, cần xác định nồng độ
D. Chất chỉ thị
Câu 76. Chất chỉ thị là chất:
A. Thay đổi tín hiệu ở lân cận điểm tương đương
B. Thay đổi màu sắc ở lân cận điểm tương đương
C. Tạo kết tủa tại điểm tương đương
D.Thay đổi tín hiệu tại điểm tương đương
Câu 77. Trong chuẩn độ, điểm dừng và điểm tương đương:
A. Luôn không trùng nhau
B. Luôn luôn trùng nhau
C. Thông thường trùng nhau
D. Thông thường không trùng nhau
Câu 78. Cơ sở các phương pháp phân tích thể tích được chia thành bốn loại: phương pháp acid-
base, phương pháp oxy hóa – khử, phương pháp tạo phức, phương pháp kết tủa là:
A. Dựa vào phản ứng chuẩn độ
B. Dựa vào chất chỉ thị sử dụng
C. Dựa vào thuốc thử R sử dụng
D. Dựa vào thuốc thử R sử dụng và chất chỉ thị sử dụng
Câu 79. Định lượng FeSO4 bằng KMnO4
10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3+ 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Đây là phương pháp:
A. Phương pháp oxy hóa – khử
B. Phương pháp kết tủa
C. Phương pháp acid – base
D. Phương pháp tạo phức
Câu 80. Trong chuẩn độ, điểm tương đương:
A. Luôn nằm trong bước nhảy chuẩn độ
B. Luôn nằm phía trên bước nhảy chuẩn độ
C. Luôn nằm phía dưới bước nhảy chuẩn độ
D. Nằm đâu cũng được
Câu 81. Đường cong chuẩn độ là đồ thị biểu diễn:
A. sự phụ thuộc của thể tích thuốc thử hay nồng độ thuốc thử, theo một trong các đại lượng có
liên quan đến nồng độ hay hàm lượng của chất nghiên cứu.
B. sự phụ thuộc của chỉ thị theo một trong các đại lượng có liên quan đến nồng độ hay hàm
lượng của chất nghiên cứu.
C. sự phụ thuộc của chỉ thị theo một trong các đại lượng có liên quan đến nồng độ hay hàm
lượng của thuốc thử.
D. sự phụ thuộc của thể tích thuốc thử theo một trong các đại lượng có liên quan đến nồng độ
hay hàm lượng của chất nghiên cứu.
Câu 82. Định lượng NaCl bằng dung dịch AgNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp acid – base
C. Phương pháp oxy hóa – khử
D. Phương pháp tạo phức
Câu 83. Chuẩn độ VA ml dung dịch A phải dùng hết VB ml dung dịch B có nồng độ
CB (N). Tính nồng độ dung dịch A và khối lượng A có trong V 0 ml. Kỹ thuật chuẩn độ sử dụng
trong phân tích trên là:
A. Chuẩn độ trực tiếp
B Chuẩn độ gián tiếp
C. Chuẩn độ thế
D. Chuẩn độ thừa trừ
Câu 84. Chất cần chuẩn độ A tác dụng với thuốc  thử B dư. Lượng B còn thừa được chuẩn bằng
thuốc thử X. Kỹ thuật chuẩn độ sử dụng trong phân tích trên là:
A. Chuẩn độ thừa trừ
B Chuẩn độ gián tiếp
C. Chuẩn độ thế
D. Chuẩn độ trực tiếp
Câu 85. Phương pháp phân tích thể tích được sử dụng rộng rãi vì
A. ít tốn thời gian, ít tốn kém, kỹ thuật đơn giản.
B. ít tốn thời gian, ít tốn kém, kỹ thuật đơn giản, chính xác.
C. nhanh, tiện lợi, chính xác và có thể tự động hoá.
D. tiện lợi, kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém và có thể tự động hoá.
Câu 86. Việc chuẩn độ được thực hiện bằng cách thêm............ vào dung dịch phân tích cho đến
khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. dung dịch chuẩn
B. chất chuẩn
C. thuốc thử
D. chất chỉ thị
Câu 87. Định lượng NaCl bằng dung dịch AgNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
A. Phương pháp tạo phức
B. Phương pháp acid – base
C. Phương pháp oxy hóa – khử
D. Phương pháp kết tủa
Câu 88. Để định lượng AgNO3 bằng phương pháp tủa, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. NaCl
B. KNO3
C. Ba(NO3)2
D. NaNO3
Câu 89. Điểm kết thúc chuẩn độ là:
A. Thời điểm khi các chất phản ứng xảy ra hoản toàn, ta không tiến hành chuẩn độ nữa.
B. Thời điểm khi các chất chỉ thị có sự thay đổi đặc tính mà ta có thể quan sát được.
C. Thời điểm mà phép chuẩn độ kết thúc tương ứng theo sự thay đổi các đặc trung của chất chỉ
thị.
D. Thời điểm mà phép chuẩn độ kết thúc tương ứng theo sự thay đổi các đặc trung của chất
chuẩn độ.
Câu 90. Dung dịch chuẩn là:
A. Những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch
khác.
B. Những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung
dịch khác.
C. Những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, được xác định dựa vào chất phân tích.
D. Những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, cần được xác định dựa vào quá trình chuẩn độ.

Định lượng bằng phương pháp acid – base


Câu 91. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd NaOH 0,1N, bình nón chứa dd HCl và 2 giọt
phenophtalein. Chuẩn độ cho tới khi dd trong bình nón chuyển màu từ:
A. Không màu – Hồng
B. Hồng – Không màu
C. Đỏ - Vàng
D. Vàng – đỏ
Câu 92. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd NaOH 0,1N, bình nón chứa dd HCl và 2 giọt
methyl đỏ. Chuẩn độ cho tới khi dung dịch trong bình nón chuyển màu như thế nào?
A. Đỏ - Vàng
B. Hồng – Không màu
C. Không màu – Hồng
D. Vàng – đỏ
Câu 93. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd HCl 0,1N, bình nón chứa dd Na 2CO3 và 2 giọt
phenophtalein. Chuẩn độ cho tới khi dd trong bình nón chuyển màu từ:
A. Hồng – Không màu
B. Không màu – Hồng
C. Đỏ - Vàng
D. Vàng – đỏ
Câu 94. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd HCl 0,1N, bình nón chứa dd Na 2CO3 và 2 giọt
methyl da cam. Chuẩn độ cho tới khi dd trong bình nón chuyển màu từ:
A. Vàng - Da cam
B. Hồng – Không màu
C. Không màu – Hồng
D . Vàng – hồng
Câu 95. Khi chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1N. Ta tiến hành như sau:
Chọn câu đúng nhất
A. Buret: NaOH, bình nón: HCl, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện màu
hồng thì dừng
B. Buret: NaOH, bình nón: HCl, 2 giọt methyl da cam, chuẩn độ đến khi bình nón xuất
hiện màu cam thì dừng
C. Buret: HCl, bình nón: NaOH, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện màu
hồng thì dừng
D. Buret: HCl, bình nón: NaOH, 2 giọt methyl đỏ, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện vàng thì
dừng
Câu 96. Khi chuẩn độ dd NH4OH bằng dd HCl 0,1N. Tại điểm tương đương, dd trong bình nón
chứa chất tan nào, pH khoảng:
A. NH4Cl, pH < 7
B. NH4Cl, HCl, pH < 7
C. NH4Cl, pH = 7
D. NH4Cl, HCl, pH > 7
Câu 97. Trong phép chuẩn độ Na2CO3 bằng HCl 0,1N, để nhận biết điểm tương đương thứ hai,
có thể dùng chất chỉ thị:
A. methyl da cam
B. Methyl đỏ
C. Phenolphtalein
D. methyl da cam, phenolphtalein
Câu 98. Khi chuẩn độ dung dịch NH4OH bằng dung dịch HCl 0,1N. Ta tiến hành như sau:
Chọn câu đúng nhất
A. Buret: HCl, bình nón: NH4OH, 2 giọt methyl đỏ, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện màu đỏ
thì dừng
B.Buret: NH4OH, bình nón: HCl, 2 giọt methyl da cam, chuẩn độ đến khi bình nón xuất
hiện màu cam thì dừng
C. Buret: HCl, bình nón: NH4OH, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện
màu hồng thì dừng
D. Buret: NH4OH, bình nón: HCl, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện
màu hồng thì dừng
Câu 99. Khi chuẩn độ dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH 0,1N. Ta tiến hành như sau:
Chọn câu đúng nhất
A. Buret: NaOH, bình nón: CH3COOH, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất
hiện màu hồng thì dừng
B. Buret: NaOH, bình nón: CH3COOH, 2 giọt methyl da cam, chuẩn độ đến khi bình nón xuất
hiện màu cam thì dừng
C. Buret: CH3COOH, bình nón: NaOH, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất
hiện màu hồng thì dừng
D. Buret: CH3COOH, bình nón: NaOH, 2 giọt methyl đỏ, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện
màu đỏ thì dừng
Câu 100. Yêu cầu chung của chất chỉ thị acid – base:
A. Tan được trong nước hoặc cồn
B. Bền vững trong điều kiện thường.
C. Chuyển màu nhanh,ở nồng độ nhỏ, chuyển màu gần điểm tương đương.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 101. Tính nồng độ CN của dung dịch HCl khi đem 10ml HCl chuẩn độ hết 50ml dung dịch
NaOH 0,02N?
A. 0,1N
B. 0,05N
C. 0,02N
D.0,01N
Câu 102. Để xác định hàm lượng H3PO4, lấy 10ml dung dịch H3PO4 , đem chuẩn trực tiếp với
NaOH 0,086N chỉ thị phenolphtalein. Thể tích NaOH tiêu tốn cho quá trình chuẩn độ là 15,75ml.
Nồng độ mol/lit dung dịch H3PO4:
A. ≈ 0,0677M
B. ≈ 0,1355M
C. ≈ 0,0677N
D. ≈ 0,1355N
Câu 103. Lấy 20 ml dung dịch hỗn hợp (HCl + H 3PO4) cho vào bình nón. Thêm vài giọt methyl
da cam rồi chuẩn độ bằng NaOH 0,1N đến khi dung dịch chuyển từ đỏ cam sang vàng thì tiêu
tốn hết 25,16ml NaOH. Sau đó thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch trên rồi chuẩn độ tiếp
tục đến lúc dung dịch chuyển từ đỏ cam sang hồng thì hết 10,26 ml NaOH 0,1N. Nồng độ mol/lit
của HCl và H3PO4 trong hỗn hợp trên lần lượt là:
A. HCl: 0,0745M; H3PO4: 0,0513M
B. HCl: 0,0513M; H3PO4: 0,0745M
C. HCl: 0,0745N; H3PO4: 0,0513N
B. HCl: 0,0513M; H3PO4: 0,0745M
D. HCl: 0,0745N; H3PO4: 0,0513N
Câu 104. Lấy 10 ml dung dịch Na2CO3, đem chuẩn trực tiếp với dung dịch HCl 0,096N chỉ thị
methyl da cam. Thể tích HCl tiêu tốn cho quá trình chuẩn độ là 17,75ml. Nồng độ đương lượng
của dung dịch Na2CO3 là:
A. 0,0852M
B. 0,0852N
C. 0,1704M
D. 0,1704N
Câu 105. Chuẩn độ 25,00 mL hỗn hợp (NaOH + Na2CO3) bằng dung dịch HCl 0,1N hết 7,5mL
khi dùng phenolphtalein làm chỉ thị và 12,50mL khi dùng methyl da cam làm chỉ thị. Nồng độ
mol/l của từng chất trong hỗn hợp trên là:
A. NaOH: 0,01M; Na2CO3: 0,02M
B. NaOH: 0,02M; Na2CO3: 0,01M
C. NaOH: 0,02N; Na2CO3: 0,01N
D. NaOH: 0,01N; Na2CO3: 0,02N
Câu 106. Lấy 20 ml dung dịch hỗn hợp (NaOH + Na 2CO3) cho vào bình nón. Thêm vài giọt
phenolphtatein rồi chuẩn độ bằng dung dich HCl 0,1N đến khi dung dịch mất màu hồng thì hết
42,48ml HCl. Thêm vài giọt methyl da cam vào dung dịch trên rồi chuẩn độ tiếp tục đến lúc
dung dịch chuyển từ màu vàng sang đỏ cam thì hết 10,26 ml HCl 0,1N. Nồng độ NaOH và
Na2CO3 trong hỗn hợp trên lần lượt là:
A. NaOH: 0,1611M; Na2CO3: 0,0513M
B. NaOH: 0,1611N; Na2CO3: 0,0513N
C. NaOH: 0,0513N; Na2CO3: 0,1611N
D. NaOH: 0,0513M; Na2CO3: 0,1611M
Câu 107. Chuẩn độ đung dịch H3PO4 bằng dung dịch NaOH, để xác định điểm tương đương thứ
nhất, dùng chỉ thị:
A. Phenolphtalein.
B. Methyl da cam
C. Methyl đỏ
D. Phenolphtalein, methyl đỏ, methyl da cam.
Câu 108. Chuẩn độ đung dịch Na2CO3 bằng dung dịch HCl, để xác định điểm tương đương thứ
nhất, dùng chỉ thị:
A. Phenolphtalein.
B. Methyl da cam
C. Methyl đỏ
D. Phenolphtalein, methyl đỏ, methyl da cam.
Câu 109. Dung dịch chuẩn là acid mạnh dùng để định lượng:
A. Base mạnh
B. Base yếu
C. Muối của acid mạnh và base yếu
D. Tất cả đáp án trên
Định lượng bằng phương pháp kết tủa
Câu 110. Muốn có kết tủa tan được:
A. [A]m.[B]n < TAmBn
B. [A]m.[B]n > TAmBn
C. [B]n < TAmBn
D. [A]m.[B]n = TAmBn
Câu 111. Khi định lượng bằng phương pháp Morh không tiến hành trong môi trường acid vì:
A. Làm tăng độ tan của tủa AgCl/AgBr
B. Làm giảm độ tan của tủa AgCl/AgBr
C. Làm tăng độ tan của tủa chỉ thị
D. Làm giảm độ tan của tủa chỉ thị
Câu 112. Nếu tích số [A]m.[B]n > TAmBn thì:
A. Hệ đạt trạng thái cân bằng
B. Hợp chất ít tan tách ra ở dạng kết tủa, dung dịch đạt trạng thái quá bão hoà
C. Kết tủa không tách ra mà bị hoà tan, dung dịch chưa bão hoà
D. Hợp chất tan hoàn toàn
Câu 113. Nếu tích số [A]m.[B]n < TAmBn thì:
A. Hệ đạt trạng thái cân bằng
B. Hợp chất ít tan tách ra ở dạng kết tủa, dung dịch đạt trạng thái quá bão hoà
C. Kết tủa không tách ra mà bị hoà tan, dung dịch chưa bão hoà
D. Hợp chất tan hoàn toàn
Câu 114. Chọn phát biểu đúng:
A. Nếu tích số [A]m.[B]n = TAmBn thì kết tủa không tách ra mà bị hoà tan, dung dịch chưa bão hoà.
B. Nếu tích số [A]m.[B]n > TAmBn thì hệ đạt trạng thái cân bằng.
C. Nếu tích số [A]m.[B]n < TAmBn thì hợp chất ít tan tách ra ở dạng kết tủa, dung dịch đạt trạng thái
quá bão hoà.
D. Nếu biết T của một chất có thể suy ra điều kiện để có kết tủa hay hoà tan tủa.
Câu 115. Khi thêm dư thuốc thử kết tủa, độ tan của kết tủa:
A. tăng lên nhiều
B. tăng lên
C. giảm xuống
D. không thay đổi
Câu 116. Trong môi trường acid độ tan của chất điện ly ít tan phụ thuộc vào:
A. tích số tan của muối đó và nồng độ H+
B. tích số tan của muối đó
C. nồng độ H+
D. hằng số phân ly của acid trong môi trường
Câu 117. Phương pháp Mohr thực hiện ở môi trường:
A. trung tính, kiềm yếu pH= 6,5-10
B. acid mạnh
C. kiềm yếu
D. acid yếu
Câu 118. Phương pháp Volhard thực hiện ở môi trường:
A. acid mạnh
B. acid yếu
C. trung tính, kiềm yếu pH= 6,5-10
D. kiềm mạnh
Câu 119. Phương pháp Mohr có thể định lượng:
A. Cl-, Br-
B. Br-, SCN-
C. Cl-, I-
D. SCN-, CN-
Câu 120. Trong phương pháp Mohr, tại điểm tương đương sẽ xuất hiện:
A. Kết tủa đỏ gạch
B. Kết tủa trắng
C. Dung dịch đỏ gạch
D. Dung dịch màu trắng
Câu 121. Định lượng I- bằng phương pháp Volhard dùng chất chỉ thị là:
A. Phèn sắt amoni (Fe3+)
B. K2Cr2O7
C. fluorescein
D. K2CrO4
Câu 122. Định lượng I- bằng phương pháp Volhard, chất chỉ thị cho vào:
A. Sau khi cho AgNO3.
B. Trước khi cho AgNO3
C. Tại gần điểm tương đương
D. Khi nào cũng được
Câu 123. Định lượng X- bằng phương pháp Volhard tiến hành trong môi trường acid nitric vì:
A. Ngăn cản sự thuỷ phân của Fe3+, sự hấp phụ của tủa AgX đối với ion X-
B. Tạo tủa hoàn toàn
C. Dễ xác định điểm tương đương
D. Giảm độ tan của tủa AgX
Định lượng bằng phương pháp oxy hoá khử
Câu 124. Trong phương pháp định lượng KMnO4, tiến hành trong môi trường acid H2SO4 vì:
A. Phản ứng xảy ra nhanh
B. KMnO4 thể hiện tính oxy hoá mạnh nhất
C. Ion SO42- không màu, không tham gia vào phản ứng
D. Tất cả đều đúng
Câu 125. Phản ứng oxy hoá − khử tức là quá trình cho nhận... (A)... thường xảy ra...(B)...và đòi
hỏi tăng nhiệt độ, thêm xúc tác.
A. (A) = electron và (B) = chậm
B. (A) = electron và (B) = nhanh
C. (A) = proton và (B) = chậm
D. (A) = proton và (B) = nhanh
Câu 126. Trong phương pháp định lượng KMnO 4, theo dược điển Việt Nam qui định dung dịch
chuẩn KMnO4 có nồng độ là:
A. 0,1N hoặc 0,05N
B. 0,1M hoặc 0,05M
C. 0,1N
D. 0,05M
Câu 127. Trong phương pháp định lượng KMnO4, điều kiện tiến hành:
A. Trong môi trường acid H2SO4
B. Trong môi trường acid HCl
C. Trong môi trường acid HNO3
D. Trong môi trường base yếu
Câu 128. Trong phương pháp định lượng KMnO4, không tiến hành trong môi trường acid HNO3
vì:
A. HNO3 sẽ oxi hoá chất cần định lượng
B. HNO3 sẽ khử chất cần định lượng
C. HNO3 sẽ oxi hoá KMnO4
D. HNO3 sẽ khử KMnO4
Câu 129. Trong phương pháp định lượng KMnO4, tiến hành trong môi trường acid H2SO4 vì:
A. KMnO4 thể hiện tính oxi hóa mạnh, phản ứng xảy ra nhanh, dễ xác định điểm tương đương
B. KMnO4 thể hiện tính oxi hóa yếu, phản ứng xảy ra nhanh, dễ xác định điểm tương đương.
C. KMnO4 thể hiện tính oxi hóa mạnh, phản ứng xảy ra chậm, khó xác định điểm tương đương
D. KMnO4 thể hiện tính oxi hóa yếu, phản ứng xảy ra chậm, khó xác định điểm tương đương
Câu 130. Phương pháp định lượng iod dựa vào:
A. Khả năng oxi hoá và khử của iod
B. Khả năng khử của iod
C. Khả năng oxi hoá của iod
D. Khả năng nhận electron của iod
Câu 131. Trong phương pháp định lượng iod, chất chỉ thị là:
A. Tinh bột
B. Methyl da cam
C. Methyl đỏ
D. Phenolphtalein
Câu 132. Phương pháp định lượng KMnO4 dùng định lượng:
A. Chất khử
B. Chất oxi hoá
C. Acid
D. Base
Câu 133. Phương pháp định lượng bằng iod dùng định lượng:
A. Chất khử và chất oxi hoá
B. Chất oxi hoá
C. Acid – Base
D. Base
Câu 134. Phương pháp định lượng bằng iod, chỉ thị tinh bột cho vào:
A. Khi phản ứng gần đến điểm tương đương
B. Sau khi cho KI vào.
C. Khi phản ứng đến điểm tương đương
D. Trước khi cho Na2S2O3
Câu 135. Điều kiện tiến hành phương pháp định lượng bằng iod:
A. Trong môi trường trung tính, acid yếu, kiềm yếu
B. Trong môi trường base mạnh
C. Trong môi trường trung tính
D. Trong môi trường acid mạnh
Câu 136. Phương pháp định lượng bằng iod, tiến hành trong môi trường kiềm yếu của:
A. NaHCO3
B. NH3
C. NaOH
D. CH3NH2
Câu 137. Trong phương pháp định lượng bằng iod, không tiến hành trong môi trường kiềm
mạnh vì:
A. có thể tạo ra IO- là chất oxy hoá mạnh hơn iod, có thể khử Na2S2O3
B. có thể tạo ra IO- là chất oxy hoá mạnh hơn iod, có thể khử chất cần phân tích.
C. có thể tạo ra IO- là chất khử mạnh hơn iod, có thể oxy hoá Na2S2O3
D. có thể tạo ra IO- là chất khử mạnh hơn iod, có thể oxy hoá chất cần phân tích.
Câu 138. Các chất có tính oxy hoá khử mà dạng oxy hoá và dạng khử có màu khác nhau dung để
xác định điểm kết thúc phản ứng được gọi là:
A. Chất xúc tác
B. Chất chỉ thị oxy hoá khử
C. Chất chuẩn tự chỉ thị
D. Chất chỉ thị tạo phức
Câu 139. Một chất chỉ thị oxy hoá khử thực phải đáp ứng điều kiện:
A. Thay đổi màu rõ rệt tại điểm tương đương
B. Sự chuyển màu phải là thuận nghịch
C. Độ nhạy cao, gây ra sai số không đáng kể
D. Tất cả đều đúng.
Câu 140. Chất chuẩn tự chỉ thị dung trong chuẩn độ oxy hoá khử là chất như thế nào?
A. Là dung dịch chuẩn có màu rất đậm nên khi dùng dư cũng đủ quan sát sự đổi màu của dung
dịch khi chuẩn độ.
B. Là dung dịch chuẩn không màu nên khi dùng dư sẽ đổi màu của dung dịch khi chuẩn đổ.
C. Là dung dịch chuẩn độ có màu rất đậm nên khi dùng dư không thể quan sát được sự đổi màu
của dng dịch chuẩn độ.
D. Là dung dịch chuẩn không màu, được dùng làm chất chỉ thị
Câu 141. Xác định phương pháp định lượng FeSO4  dựa trên phản ứng sau:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ⟶ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
A. Phương pháp định lượng Iod
B. Phương pháp định lượng Permanganat
C. Phương pháp định lượng Nitrit
D. Tất cả đều sai
Câu 142. Xác định phương pháp định lượng K2Cr2O7  dựa trên phản ứng sau:
K2Cr2O7 + KI + H2SO4 ⟶ I2 + Cr2(SO4) + K2SO4 + H2O
A. Phương pháp định lượng Iod
B. Phương pháp định lượng Permanganat
C. Phương pháp định lượng Nitrit
D. Tất cả đều sai
Câu 143. Khi phân tích định lượng bằng phương pháp chuẩn độ KMnO 4, tại thời điểm gần điểm
tương đương, màu sắc dung dịch chuyển tử:
A. Không màu sang hồng
B. Hồng sang không màu
C. không màu sang xanh lục
D.Xanh lục sang không màu
Câu 144. Khi phân tích định lượng bằng phương pháp iod, nên thêm dư KI với mục đích để:
A. Phản ứng xảy ra hoàn toàn và làm tăng khả năng hoà tan của I2
B. Dễ xác định điểm tương đương
C. Tăng tính oxi hoá của I2
D. Giảm tính oxi hoá của I2
Câu 145. Chế hoá m gam KMnO4 với KI dư trong dung dịch acid H2SO4. I2 tách ra được chuẩn
độ với dung dịch Na2S2O3 0,1M thì hết 35,5 ml. Giá trị m là:
A. 0,22436 g
B. 1,1218 g
C. 0,5609 g
D. 0,11218 g
Câu 146. Hòa tan m gam một mẫu FeO bằng dung dịch H 2SO4 loãng trong bầu khí quyển trơ
(tránh oxi hóa Fe2+) rồi chuẩn độ ngay Fe2+ có trong dung dịch hết 15,60ml KMnO 4 0,01M. Giá
trị m là:
A. 0,05616 g
B. 0,011232 g
C. 0,02808 g
D. 0,01872 g
Câu 147. Cân 3,0360 gam mẫu KCl pha thành 500,0ml dung dịch mẫu. Lấy 25,00 ml dung dịch
này thêm vào 50,00ml dung dịch AgNO3 0,0847N. Lượng AgNO3 dư được chuẩn độ bằng
20,68ml dung dịch NH4SCN 0,108N. Hàm lượng phần trăm KCl trong mẫu:
A. ≈ 98,23%
B. ≈ 89,23%
C. ≈ 95,48%
D. ≈ 92, 98%
Câu 148. Hòa tan 2,495 gam K2Cr2O7 tinh khiết thành 1 lít dung dịch. Lấy 50,00 mL dung dịch
này đem chuẩn độ bằng cách thêm KI dư trong môi trường acid, chuẩn độ lượng I 2 tạo thành
bằng Na2S2O3 thì cần 21,18 mL. Nồng độ đương lượng của dung dịch Na2S2O3 là:
A. ≈ 0,097N
B. ≈ 0,097M
C. ≈ 0,06N
D. ≈ 0,06M
Câu 149. Một mẫu pyrit cân nặng 1,7890g được sấy đến khối lượng không đổi là 1,7180g. Cân
0,3980g mẫu pyrit ban đầu, hòa tan và tạo tủa, thu được 1,0780g BaSO 4. % S trong mẫu ban đầu
và mẫu đã sấy khô lần lượt là:
A. ≈ 37,2%; ≈ 38,74%
B. ≈ 38,74%; ≈ 37,2%
C. ≈ 27,3%; ≈ 37.2%
D. ≈ 35,7%; ≈ 36,2%
Câu 150. Lấy 25ml dung dịch HCl cần định lượng cho phản ứng với 50,00 ml dung dịch AgNO 3
0,02018N. Lọc, rửa kết tủa. Định lượng toàn bộ nước lọc và nước rửa hết 15,17 ml KSCN
0,05012N với chỉ thị Fe3+. Nồng độ đương lượng của dung dịch HCl:
A. ≈ 0,00995N
B. ≈ 0,0995N
C. ≈ 0,00995M
D. ≈ 0,0995M

Phương pháp phân tích khối lượng


Câu 151. Chọn phát biểu sai. Trong phương pháp phân tích khối lượng
A. Thuốc thử vô cơ tạo với chất cần phân tích thành các muối hoặc oxid rất khó tan.
B. Thuốc thử vô cơ tạo tủa chọn lọc và đặc hiệu.
C. Thuốc thử hữu cơ có tính chọn lọc cao hơn thuốc thử vô cơ.
D. Thuốc thử trong phương pháp tủa gồm thuốc thử vô cơ và thuốc thử hữu cơ
Câu 152. Yêu cầu của dạng tủa trong phương pháp tủa:
A. Tủa có độ tan nhỏ, có độ tinh khiết cao, tinh thể lớn, chuyển sang dạng cân dễ.
B. Tủa có tích số tan nhỏ, có độ tinh khiết cao, tinh thể nhỏ, chuyển sang dạng cân dễ.
C. Tủa có độ tan lớn, có độ tinh khiết cao, tinh thể lớn, chuyển sang dạng cân dễ
D. Tủa có tích số tan lớn, có độ tinh khiết cao, tinh thể nhỏ, chuyển sang dạng cân dễ
Câu 153. Trong phương pháp phân tích kết tủa, thuốc thử được sử dụng thừa:
A. 5 – 10%
B. 10 – 15%
C. 15 – 20%
D. 20 – 25%
Câu 154. Sự cộng kết là:
A. Sự giữ lại các tạp chất tan trong môi trường vào bên trong tủa do tủa tạo thành quá nhanh, các
tinh thể mới bọc lấy chất bẩn ở phía trong.
B. Hiện tượng khi kết tủa lắng xuống mang theo các tạp chất khác mà trong điều kiện riêng lẻ
các tạp chất này không thể kết tủa được.
C. Hiện tượng các ion hoặc các phân tử chất bẩn trong dung dịch bám dính lên bề mặt tủa mới
tạo thành.
D. Hiện tượng mà các ion tạp kết tủa vào các tinh thể lưới của tạo thành tinh thể hỗn hợp.
Câu 155. Hiện tượng hấp phụ là:
A. Sự giữ lại các tạp chất tan trong môi trường vào bên trong tủa do tủa tạo thành quá nhanh, các
tinh thể mới bọc lấy chất bẩn ở phía trong.
B. Hiện tượng khi kết tủa lắng xuống mang theo các tạp chất khác mà trong điều kiện riêng lẻ
các tạp chất này không thể kết tủa được.
C. Hiện tượng các ion hoặc các phân tử chất bẩn trong dung dịch bám dính lên bề mặt tủa mới
tạo thành.
D. Hiện tượng mà các ion tạp kết tủa vào các tinh thể lưới của tạo thành tinh thể hỗn hợp.
Câu 156. Hiện tượng hấp lưu là:
A. Sự giữ lại các tạp chất tan trong môi trường vào bên trong tủa do tủa tạo thành quá nhanh, các
tinh thể mới bọc lấy chất bẩn ở phía trong.
B. Hiện tượng khi kết tủa lắng xuống mang theo các tạp chất khác mà trong điều kiện riêng lẻ
các tạp chất này không thể kết tủa được.
C. Hiện tượng các ion hoặc các phân tử chất bẩn trong dung dịch bám dính lên bề mặt tủa mới
tạo thành.
D. Hiện tượng mà các ion tạp kết tủa vào các tinh thể lưới của tạo thành tinh thể hỗn hợp.
Câu 157. Hiện tượng nội hấp là:
A. Sự giữ lại các tạp chất tan trong môi trường vào bên trong tủa do tủa tạo thành quá nhanh, các
tinh thể mới bọc lấy chất bẩn ở phía trong.
B. Hiện tượng khi kết tủa lắng xuống mang theo các tạp chất khác mà trong điều kiện riêng lẻ
các tạp chất này không thể kết tủa được.
C. Hiện tượng các ion hoặc các phân tử chất bẩn trong dung dịch bám dính lên bề mặt tủa mới
tạo thành.
D. Hiện tượng mà các ion tạp kết tủa vào các tinh thể lưới của tạo thành tinh thể hỗn hợp.
Câu 158. Đối với tủa tinh thể, để hạn chế đến kết quả phân tích, việc tạo kết tủa tinh thể cần tuân
theo các điều kiện sau:
A. Dung dịch mẫu và thuốc thử loãng, thêm dung dịch thuốc thử chậm, nhiệt độ cao.
B. Dung dịch mẫu và thuốc thử đặc, thêm dung dịch thuốc thử chậm, nhiệt độ cao.
C. Dung dịch mẫu và thuốc thử loãng, thêm dung dịch thuốc thử nhanh, nhiệt độ cao.
D. Dung dịch mẫu và thuốc thử đặc, thêm dung dịch thuốc thử chậm, nhiệt độ thấp.
Câu 159. Đối với tủa vô định hình, để hạn chế đến kết quả phân tích, việc tạo kết tủa cần tuân
theo các điều kiện sau:
A. Dung dịch mẫu và thuốc thử loãng, khuấy mạnh, rửa tủa bằng nước nóng.
B. Dung dịch mẫu và thuốc thử đặc, khuấy mạnh, rửa tủa bằng nước nguội.
C. Dung dịch mẫu và thuốc thử loãng, khuấy nhẹ, rửa tủa bằng nước nguội.
D. Dung dịch mẫu và thuốc thử đặc, khuấy mạnh, rửa tủa bằng nước nóng.
Câu 160. Trong phương pháp phân tích khối lượng, sau khi tiến hành tạo tủa ở điều kiện thích
hợp:
A. Đối với kết tủa tinh thể để yên 1 thời gian nhằm tạo điều kiện cho tinh thể lớn lên.
B. Đối với kết tủa tinh thể lọc ngay nhằm tạo điều kiện cho tinh thể lớn lên.
C. Đối với kết tủa vô định hình để yên 1 thời gian nhằm tạo điều kiện cho tủa hoàn toàn.
D. Đối với kết tủa vô định hình lọc ngay nhằm tạo điều kiện cho hạt tủa lớn lên.
Câu 161. Trong phương pháp phân tích khối lượng, khi rửa tủa bằng dung dịch của chất tạo kết
tủa mục đích:
A. Làm giảm độ tan của tủa
B. Làm giảm hiện tượng pepti hoá
C. Ngăn cản sự thuỷ phân của tủa.
D. Tăng quá trình giải hấp.
Câu 162. Trong phương pháp phân tích khối lượng, khi rửa tủa, dung dịch có chứa lượng nhỏ
acid hoặc base mục đích:
A. Làm giảm độ tan của tủa
B. Làm giảm hiện tượng pepti hoá
C. Ngăn cản sự thuỷ phân của tủa.
D. Tăng quá trình giải hấp.
Câu 163. Đối tượng của phương pháp phân tích khối lượng là
A. chất rắn và chất lỏng
B. chất rắn
C. chất lỏng
D. chất lỏng và chất khí
Câu 164. Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa trên nguyên tắc là mẫu:
A. tác dụng với thuốc thử tạo chất ít tan.
B. bị biến đổi thành cặn khi tiếp xúc với nhiệt.
C. được tách ra dưới dạng tự do hay hợp chất bền.
D. được tách ra và bám điện cực.
Câu 165. Bẩn tủa thường gặp trong kết tủa vô định hình là do hiện tượng
A. nội hấp.
B. cộng kết.
C. hấp phụ.
D. hấp thụ.
Câu 166. Trình tự thao tác đúng trong phương pháp phân tích khối lượng clorid trong mẫu muối
khan là
1. Tiến hành phản ứng kết tủa 2. Hòa tan thành dung dịch
3. Lọc tách tủa 4.Cân 5. Lấy mẫu, cân 6. Sấy, nung 7. Rửa tủa
A. 5-2-1-3-7-6-4
B. 5-2-1-7-4-6-3
C. 4-1-3-7-5-6-2
D. 4-2-1-3-7-6-5
Câu 167. Ưu điểm của phương pháp phân tích khối lượng là:
A. Dụng cụ đơn giản, độ chính xác cao.
B. Thao tác đơn giản, độ chính xác cao
C. Cho kết quả nhanh.
D. Thuận tiện phân tích hàng loạt.
Câu 168. Trong phương pháp phân tích khối lượng, thuốc thử được được chọn tạo tủa phải
A. Tạo tủa có tích số tan bé (<10-7)
B. Tạo tủa có tích số tan lớn
C. Tạo tủa có tích số tan > 10-7
D. Tạo tủa có tích số tan = 10-7
Câu 169. Để xác định hàm lượng photpho trong một mẫu quặng photphat, người ta hòa tan
0,418g quặng và làm kết tủa photpho dưới dạng MgNH4PO4.6H2O. Sau đó nung để chuyển thành
Mg2P2O7. Khối lượng Mg2P2O7 cân được bằng 0,2208 g. Hàm lượng P2O5 trong quặng:
A. ≈ 33,79%
B. ≈ 37,79%
C. ≈ 3,379%
D. ≈ 0,3379%
Câu 170. Một mẫu quặng oxit sắt nặng 0,5000g được làm kết tủa dưới dạng Fe(OH) 3 và nung
thành oxit sắt 3 cân nặng 0,4980 g. Hàm lượng Fe dưới dạng % Fe3O4 là:
A. ≈ 96,28%
B ≈ 0,9628 %
C. ≈ 1,4442%
D. ≈ 2,8884%

You might also like