You are on page 1of 46

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Vân Anh

1
v1.0013108223
BÀI 3
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
TRƯỜNG PHÁI TRỌNG THƯƠNG
VÀ HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH
TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

Giảng Viên: ThS. Nguyễn Thị Vân Anh

2
v1.0013108223
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

3
v1.0013108223
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Bài học sẽ giúp cho học viên sau khi kết thúc có thể hiểu
và phân tích được:
• Hoàn cảnh ra đời của các tư tưởng kinh tế trường phái
trọng thương, chính trị tư sản cổ điển, kinh tế chính
trị tư sản cổ điển thời kỳ đầu, thời kỳ phát triển, thời
kỳ suy thoái.
• Tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương.
• Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các lý thuyết kinh tế
trọng thương.
• Đặc điểm chủ yếu của các tư tưởng kinh tế chính trị
tư sản cổ điển: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển thời kỳ
đầu, thời kỳ phát triển, thời kỳ suy thoái.
• Các giai đoạn phát triển của kinh tế chính trị tư sản cổ
điển thời kỳ đầu, thời kỳ phát triển, thời kỳ suy thoái.

4
v1.0013108223
HƯỚNG DẪN HỌC

• Để học tốt bài học, sinh viên cần đọc tài liệu
và tóm tắt nội dung chính của từng bài, nghe
và hiểu bài giảng.
• Luôn liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến
từng vấn đề.
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu
cầu từng bài.
• Tham khảo thêm một số sách Lịch sử các học
thuyết kinh tế, trong đó có: Giáo trình Lịch sử
các học thuyết kinh tế, Chủ biên: PGS.TS
Phan Huy Đường, NXB lao động xã hội, 2009.

5
v1.0013108223
CẤU TRÚC NỘI DUNG

5 1. Các tư tưởng kinh tế của trường phái trọng thương


5

2. Các tư tưởng kinh tế của kinh tế chính trị tư sản cổ điển


3

6
v1.0013108223
1. CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG THƯƠNG

1.1. Hoàn cảnh ra đời 1.2. Đặc điểm chủ yếu 1.3. Các giai đoạn phát
các lý thuyết kinh tế của các lý thuyết kinh tế triển của trường phái
trọng thương trọng thương trọng thương

1.5. Ý nghĩa lý luận


1.4. Đặc điểm dân tộc
và thực tiễn của các
của các trường phái
lý thuyết kinh tế
kinh tế trọng thương
trọng thương

7
v1.0013108223
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ TRỌNG THƯƠNG

• Xét về mặt kinh tế: Thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản với hai điều
kiện: Giai cấp tư sản phải tích lũy được một số tiền lớn để sản xuất kinh doanh theo
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và phải có một số lượng lớn người lao động
bán sức lao động, trở thành lao động làm thuê.
• Xét về chính trị: Giai cấp tư sản còn non trẻ, chính quyền nằm trong tay giai cấp quý
tộc, đây là thời kỳ thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế.
• Xét về tư tưởng và triết học:
 Đề cao tư tưởng tư sản, đề cao cá nhân.
 Phê phán sở hữu phong kiến, chống lại chế độ sở hữu phong kiến.
 Chống lại nhà thờ và triết học vô thần phát triển mạnh.

8
v1.0013108223
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ TRỌNG THƯƠNG
(tiếp theo)

Hình 1a: Hình 1b: Hình 1c:


Christopher Columbus (1492) Vasco da Gama Ferno de Magalhes

• Xét về khoa học kỹ thuật:


 Christopher Columbus (1492) đã tìm ra châu Mỹ.
 Vasco da Gama đã tìm ra đường đi từ Châu Âu đến Ấn độ bằng đường biển qua
Mũi Hảo Vọng (Nam Phi).
 Ferno de Magalhes vòng quanh thế giới bằng đường biển: Quốc tịch Bồ Đào Nha
sau đó là Tây Ban Nha, tìm “quần đảo gia vị” Maluku, Indonesia. Tạo ra làn sóng
buôn bán bằng đường biển phát triển mạnh mẽ để chuyển vàng từ Châu Mỹ về
Châu Âu.

9
v1.0013108223
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

• Những phát kiến lịch sử quan trọng đã đưa trong tình huống dẫn nhập của bài:
 Chritopher Columbus (1492) đã tìm ra châu Mỹ.
 Vasco da Gama đã tìm ra đường đi từ Châu Âu đến Ấn Độ bằng đường biển
qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi).
• Ferno de Magalhes vòng quanh thế giới bằng đường biển: quốc tịch Bồ Đào Nha
sau đó là Tây Ban Nha, tìm “quần đảo gia vị” Maluku, Indonesia.

 Hoàn cảnh ra đời các lý thuyết kinh tế trọng thương.

10
v1.0013108223
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƯ TƯỞNG
KINH TẾ TRỌNG THƯƠNG
Đại diện cho sự giàu có là tiền tệ (vàng): tiền chính là
1 điều chính yếu của tài sản và là chìa khóa để phát triển
mở rộng tài sản.

Nguồn gốc của cải, nguồn gốc sự giàu có là từ các hoạt


2
động thương mại, đặc biệt là ngoại thương.

Lợi nhuận là do lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra, là
3 kết quả do việc mua ít bán nhiều.

4 Đề cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các
chính sách kinh tế và tích lũy tiền tệ.

Hệ thống quan điểm kinh tế còn kém về tính lý luận, chưa


5 biết đến quy luật kinh tế, chưa hiểu bản chất, chức năng
của tiền vì chưa hiểu giá trị của hàng hóa.
11
v1.0013108223
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG PHÁI
TRỌNG THƯƠNG

Có 3 giai đoạn phát triển của trường phái trọng thương

Giai đoạn đầu từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI

Giai đoạn đầu từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII

Giai đoạn cuối thế kỷ XVII

13
v1.0013108223
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG PHÁI
TRỌNG THƯƠNG (tiếp theo)

• Giai đoạn đầu từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI: Chủ yếu đồng nhất của cải
với tiền tệ, kiểm soát việc tiền vàng ra nước ngoài, quy định tỷ giá trao đổi. Tư
tưởng trung tâm của các tác phẩm kinh tế là “Bảng cân đối tiền tệ”.
• Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII: Cho rằng của cải là số sản
phẩm dư thừa được sản xuất trong nước, tư tưởng trung tâm của các tác phẩm
kinh tế là “Bảng cân đối thương mại”.
• Giai đoạn cuối thế kỷ XVII: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp doanh nhân trong công
nghiệp, nông nghiệp và nội thương. Cổ vũ tự do thương mại, xóa bỏ độc quyền,
các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu bao trùm trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp. Trường phái trọng thương suy tàn và tan rã.

14
v1.0013108223
1.4. ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ
TRỌNG THƯƠNG

• Tư tưởng trọng vàng, bạc ở Tây Ban Nha;


• Tư tưởng trọng thương kỹ nghệ ở Pháp;
• Tư tưởng xuất siêu ở Anh.

15
v1.0013108223
1.4.1. TƯ TƯỞNG TRỌNG VÀNG, BẠC Ở TÂY BAN NHA

• Tích trữ vàng, bạc trong kho nhà nước.


• Cấm xuất khẩu vàng bạc; cắt xén trọng
lượng vàng, bạc khi đúc tiền nhằm hạn
chế xuất tiền ra nước ngoài.
• Cấm dùng vàng bạc để nhập hàng hóa
nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa để thu nhiều vàng bạc.
• Phong tỏa toàn bộ kim loại quý mang về
từ châu Mỹ.

16
v1.0013108223
1.4.2. TƯ TƯỞNG TRỌNG THƯƠNG KỸ NGHỆ Ở PHÁP

• Tăng cường dự trữ vàng để làm giàu cho đất nước.


• Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu đã qua chế biến, cấm xuất hàng nguyên liệu
như: Sắt thép, đồng, lông cừu.
• Khuyến khích nhập hàng nguyên liệu bằng chính sách thuế.

17
v1.0013108223
1.4.3. TƯ TƯỞNG XUẤT SIÊU Ở ANH

• Đề cao vai trò của ngoại thương, trong thương


mại quốc tế phải đạt xuất siêu để thu về nhiều
vàng cho dự trữ.
• Lấy chính sách thuế bảo hộ để cân đối thương
mại, xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, tiền mua
hàng ít hơn tiền bán hàng ra nước ngoài.

18
v1.0013108223
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
1.5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT
TRỌNG THƯƠNG

Về mặt lý luận, lý thuyết kinh tế trọng thương đưa ra các tiền đề:
• Muốn phát triển kinh tế, phải tích lũy được nhiều tiền;
• Sự giàu có không chỉ là giá trị sử dụng mà còn cả giá trị, là tiền tệ;
• Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hóa là lợi nhuận;
• Thương mại (thực chất là lưu thông) là khâu có tính chất quyết định để thực hiện giá
trị hàng hóa, thông qua hoạt động ngoại thương để khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi
thế so sánh của các quốc gia;
• Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng phát triển các công trường thủ công,
phát triển sản xuất trong nước rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ
nghĩa tư bản;
• Đặt nền móng cho vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế.

20
v1.0013108223
1.5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT
TRỌNG THƯƠNG (tiếp theo)

Ý nghĩa thực tiễn:


• Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần chú trọng phát huy lợi thế so
sánh, tranh thủ các cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ;
• Đồng thời mở cửa thị trường để đón nhận vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của
đầu tư nước ngoài;
• Trong kinh tế đối ngoại, cần chú ý vận dụng các tư tưởng “Bảng cân đối tiền tệ”,
“Bảng cân đối thương mại”, vận dụng tư tưởng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô
trong việc đánh thuế xuất khẩu các hàng hóa là nguyên liệu như than, khoáng sản
chưa qua chế biến, dầu mỏ… để nâng cao giá trị gia tăng, tạo thêm nhiều việc làm
trong nước.

21
v1.0013108223
2. TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

2.1. Hoàn cảnh 2.2. Những đặc điểm 2.3. Ba giai đoạn
ra đời của kinh tế chủ yếu của kinh tế phát triển của kinh tế
chính trị tư sản cổ điển chính trị tư sản cổ điển chính trị tư sản cổ điển

2.4. Nội dung tư tưởng 2.5. Nội dung tư tưởng 2.6. Nội dung tư tưởng
nổi bật của kinh tế nổi bật của kinh tế chính nổi bật của kinh tế chính
chính trị tư sản cổ điển trị tư sản cổ điển thời kỳ trị tư sản cổ điển thời kỳ
thời kỳ đầu phát triển suy thoái

22
v1.0013108223
2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

• Xét về hình thái kinh tế xã hội: Sự phát triển các công trường thủ công trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, chế độ chiếm hữu ruộng đất theo kiểu
phong kiến gây mâu thuẫn với giai cấp tư sản ngày càng lớn do cản trở kinh doanh
theo kiểu tư bản chủ nghĩa.
• Xét về lịch sử: Xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII, ở nước Anh và Pháp, khi đã tích lũy
được khối lượng tiền tệ lớn, chuyển sang tập trung phát triển ở lĩnh vực sản xuất.
• Xét về lực lượng sản xuất:
 Sự phát triển lực lượng sản xuất với nền sản xuất công nghiệp bằng máy móc
dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong giai cấp quý tộc;
 Sản xuất phát triển với sự lựa chọn đầu vào với chi phí thấp và kết hợp các yếu
tố đầu vào như lao động, đất đai, vốn và kỹ thuật để tạo ra hàng hóa.

23
v1.0013108223
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề kinh tế của nền sản
1 xuất tư bản chủ nghĩa, bao gồm sản xuất, trao đổi, phân
phối đến tiêu dùng.

Mục đích nghiên cứu: Đưa ra luận chứng của cương lĩnh
2 và chính sách kinh tế của giai cấp tư sản, nhằm bảo vệ
lợi ích kinh tế của giai cấp tư sản.

Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp trừu


tượng hóa, nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả để vạch
3
ra bản chất và các quy luật vận động của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa.

4 Kết quả nghiên cứu: Đưa ra các khái niệm về giá trị, tiền
công, lợi nhuận, lợi tức, địa tô.

24
v1.0013108223
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
2.3. BA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN

Giai đoạn Giai đoạn


Giai đoạn ra đời
phát triển suy thoái của
của kinh tế học
của kinh tế học kinh tế học
tư sản cổ điển
tư sản cổ điển tư sản cổ điển

26
v1.0013108223
2.3.1. GIAI ĐOẠN RA ĐỜI CỦA KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
• Nội dung: Bao gồm 2 vấn đề trung tâm được mọi trường phái kinh tế quan tâm
giải quyết.
 Về giá trị hàng hóa;
 Vai trò nhà nước.
• Về giá trị hàng hóa:
 Giá trị do lao động sống của con người sản xuất tạo ra, được gọi là giá trị -
lao động;
 Giá trị là do các chi phí sản xuất tạo thành, bao gồm chi phí về lao động, đất đai
và vốn; cho rằng tiền công, lợi nhuận, địa tô là ba yếu tố đầu tiên của giá trị;
 Giá trị do lợi ích tạo nên, ích lợi càng nhiều, giá trị càng lớn và ngược lại.
• Về vai trò kinh tế của Nhà nước:
 Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, nổi bật là lý luận “Trật tự tự nhiên” của
Francois Quesnay;
 Quyền tự do, tư hữu được “Nhà nước bảo vệ”, nhà nước có chức năng bảo vệ
chế độ tư hữu, chống tội phạm và kẻ thù xâm lược;
 Giai đoạn này hướng về tự do kinh tế, coi tự do là môi trường thuận lợi cho sự
phát triển nền kinh tế.

27
v1.0013108223
2.3.2. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

Phát triển toàn diện lý luận giá trị - lao động bao gồm:
• Về chất của giá trị;
• Về lượng của giá trị;
• Về cơ cấu giá trị của hàng hóa;
• Về tái sản xuất xã hội;
• Về lý thuyết thị trường tự điều tiết và vai trò của nhà nước.

28
v1.0013108223
2.3.2. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
(tiếp theo)

• Về chất của giá trị: Cho rằng lao động trong mọi ngành sản xuất đều tạo ra
giá trị, tuy nhiên vẫn còn có sự không nhất quán về quan niệm về giá trị.
• Về lượng của giá trị: Coi lượng giá trị do thời gian lao động xã hội cần thiết
quyết định.
• Về cơ cấu giá trị của hàng hóa: Phân tích về các bộ phận của giá trị hàng hóa,
do đó đã chú ý tới bộ phận lao động vật hóa bao gồm hình thức tư liệu sản
xuất và bộ phận lao động sống, dưới hình thái của tiền lương, lợi nhuận, lợi tức
và địa tô.
• Về tái sản xuất xã hội: Xây dựng hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị học,
chú ý đến mọi giai đoạn của quá trình tái sản xuất như năng suất lao động,
phân phối sản phẩm, tổ chức quá trình lưu thông, sự vận động của hệ thống
tiền tệ, quá trình trao đổi và tiêu dùng sản phẩm được sản xuất ra.
• Về lý thuyết thị trường tự điều tiết và vai trò của nhà nước: Lý thuyết “Bàn tay
vô hình” của Adam Smith.

29
v1.0013108223
2.3.3. GIAI ĐOẠN SUY THOÁI CỦA KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

• Nội dung bao gồm:


 Về phương pháp luận: Xa rời phương pháp trừu tượng hóa khoa học, áp dụng
phương pháp tâm lý chủ quan trong phân tích kinh tế;
 Về mục đích nghiên cứu: Biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, coi chủ nghĩa tư bản tồn
tại vĩnh viễn;
 Về lý thuyết giá trị: Ủng hộ lý thuyết giá trị - các yếu tố sản xuất, giá trị - lợi ích.
• Nguyên nhân suy thoái của kinh tế học tư sản cổ điển:
 Trong tư tưởng của các nhà kinh tế học cổ điển, luôn có sự đan xen, lẫn lộn và
không nhất quán về lý thuyết;
 Nảy sinh nhiều vấn đề mới về kinh tế - xã hội: Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ
nghĩa 1825, sự phá sản sản xuất nhỏ… tăng thêm những mâu thuẫn của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa.

30
v1.0013108223
2.4. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ ĐẦU

W. Petty (1623 - 1687), sinh ra trong gia đình


thợ dệt, người Anh.
• Lý thuyết về giá trị - lao động: Hình thành dựa
trên lượng lao động hao phí sản xuất ra hàng
hóa đó.
• Lý thuyết tiền tệ: Giá trị tiền tệ (vàng, bạc) dựa
trên cơ sở lao động khai thác ra vàng bạc, đặt
nền móng cho quy luật lưu thông tiền tệ.
• Lý thuyết tiền lương: Xây dựng trên cơ sở lý
thuyết giá trị - lao động.
• Lý thuyết về địa tô, lợi tức và giá cả ruộng đất: Hình 2.1:
Địa tô là giá trị nông sản phẩm đã trừ đi chi phí W. Petty (1623 - 1687)
sản xuất, lợi tức là tô của tiền.

31
v1.0013108223
2.4. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ ĐẦU (tiếp theo)

Fransois Quesnay (1649 - 1774)


• Lý thuyết về giá trị: Giá trị hàng hóa bằng
tổng chi phí sản xuất ra hàng hóa đó.
• Lý thuyết lao động sản xuất và lao động
không sinh lời.
• Lý thuyết giai cấp: Giai cấp sản xuất, giai
cấp không sản xuất, và giai cấp sở hữu.
• Lý thuyết về tư bản: Phân chia tư bản thành
tư bản cố định và tư bản lưu động. Hình 2.2:
• Biểu kinh tế và quá trình tái sản xuất. Fransois Quesnay (1649 - 1774)

32
v1.0013108223
2.5. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ PHÁT TRIỂN
Adam Smith (1723 - 1790)
• Lý thuyết về giá trị - lao động: Giá trị được hình
thành từ lao động sản xuất.
• Lý thuyết về phân công lao động, trao đổi và tiền
tệ: Sự giàu có của xã hội phụ thuộc vào 2 yếu tố
chủ yếu: Tỷ lệ lao động làm việc trong nền sản
xuất vật chất; trình độ phát triển của phân công
lao động.
• Lý thuyết về giai cấp và phân phối thu nhập:
 Phân chia xã hội thành 3 giai cấp: Giai cấp địa
chủ là người chiếm hữu ruộng đất; các nhà tư
bản công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp;
Hình 2.3:
giai cấp công nhân làm thuê;
Adam Smith (1723 - 1790)
 Giá trị hàng hóa do người công nhân tạo ra,
nhưng anh ta chỉ nhận được được một phần
tiên lương, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận
của tư bản.
33
v1.0013108223
2.5. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (tiếp theo)

• Lý thuyết về tư bản: Tư bản không phải là


tiền, không phải là của cải nói chung, mà là
bộ phần tài sản, những dự trữ do con người
tạo ra mang lại lợi nhuận. Tư bản muốn tích
lũy thì phải tiết kiệm, dành một phần thu
nhập của mình để mở rộng sản xuất, tạo
thêm việc làm cho công nhân.
• Lý thuyết tái sản xuất: Adam Smith chỉ ra
rằng giá trị mỗi hàng hóa bao gồm giá trị
những tư liệu sản xuất, khấu hao tài sản cố
định, chi phí nguyên nhiên vật liệu. Tổng sản
phẩm xã hội bao gồm cả những tư liệu sản
xuất được sử dụng để tái sản xuất ra nó.

34
v1.0013108223
2.5. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (tiếp theo)

David Ricardo (1772 - 1823)


• Lý thuyết về giá trị - lao động: Giá trị được hình
thành từ lao động sản xuất, tìm ra sự nhất quán về
nguồn gốc giá trị.
• Lý thuyết về phân phối giá trị: Toàn bộ sản phẩm
của thế giới đều được phân chia ra cho ba giai cấp
trong xã hội: Người sở hữu đất đai, người sở hữu
vốn, và người lao động.
• Lý thuyết về tư bản: Tư bản là lao động được tích
lũy lại, bao gồm:
Hình 2.4:
 Tư bản cố định, để mua công cụ lao động; David Ricardo (1772 - 1823)
 Tư bản lưu động để thuê nhân công.

35
v1.0013108223
2.5. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• Lý thuyết về tiền tệ: Tiền có hai chức năng chính
 Thước đo giá trị;
 Phương tiện lưu thông;
 Đặc trưng của lý thuyết tiền tệ: Mang tính 2
mặt: Coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu làm
ra tiền quyết định, bằng số lượng lao động hao
phí để khai thác vàng bạc. Mặt khác, giá trị của
tiền phụ thuộc vào số lượng của nó, nếu số
lượng tiền càng nhiều thì giá trị của tiền càng ít
và ngược lại.
• Lý thuyết tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế: Chủ
nghĩa tư bản không có khả năng sản xuất thừa.
• Lý thuyết về thuế khóa: Coi thuế như là một bộ
phận sản xuất của đất đai và của công nghiệp thuộc
một nước dành cho chính phủ sử dụng. Ủng hộ
nguyên tắc đánh thuế: Mọi công dân phải đóng góp
vào việc đóng thuế, nộp rõ ràng và đúng hạn.
36
v1.0013108223
2.5. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (tiếp theo)

S. Sismondi (1773 - 1842)


• Lý thuyết về giá trị - lao động: Giá trị được
hình thành từ lao động sản xuất, tác giả
nhận thấy được sự mâu thuẫn giữa giá trị và
giá trị sử dụng.
• Lý thuyết về tiền tệ: Coi tiền tệ như hàng
hóa, nó là sản phẩm của lao động. Tiền là
thước đo chung của giá trị.
• Lý thuyết về phân phối giá trị: Đưa ra lý luận
về ba loại thu nhập: Lợi nhuận, địa tô và
tiền công.
Hình 2.5:
S. Sismondi (1773 - 1842)

37
v1.0013108223
2.5. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (tiếp theo)

• Lý thuyết về nhân khẩu: Người đầu tiên


thừa nhận việc áp dụng máy móc và sản
xuất sẽ làm tăng lợi nhuận cho tư bản và
dẫn đến thất nghiệp.
• Lý thuyết tái sản xuất và khủng hoảng
kinh tế: Tác giả cho rằng mục đích của
sản xuất là tiêu dùng, nên sản xuất phải
phù hợp với tiêu dùng. Nguyên nhân của
khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa là do
giai cấp tiểu tư sản bị phá sản.
• Lý thuyết về vai trò kinh tế của Nhà nước:
Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế nhằm
bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nhỏ,
ông coi nhà nước tư sản biểu hiện lợi ích
của tất cả các giai cấp.

38
v1.0013108223
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
2.6. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ SUY THOÁI

Thomas Robert Malthus (1766 - 1834)


• Lý thuyết về giá trị: Giá trị của hàng hóa gồm 3
bộ phận: Chi phí về lao động sống, lao động vật
hóa và lợi nhuận tư bản ứng trước.
• Lý thuyết tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế:
Khủng hoảng kinh tế là do công nhân không thể
mua hết hàng hóa sản xuất ra, và tư bản phải
tiết kiệm để tăng đầu tư  làm mức cầu giảm
sút và dẫn đến khủng hoảng.
Hình 2.6:
• Lý thuyết về nhân khẩu và phát triển: Đưa ra xu
Thomas Robert Malthus
hướng có tính quy luật là nhân khẩu tăng nhanh (1766 -1834)
hơn tư liệu sinh hoạt.

40
v1.0013108223
2.6. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ SUY THOÁI (tiếp theo)

Jean Baptiste Say (1767 - 1832)


• Lý thuyết về giá trị: Phủ nhận vai trò của lao
động đối với việc hình thành giá trị, đồng thời
ông cũng đồng nhất giá trị và giá trị sử dụng.
• Lý thuyết “ba nhân tố sản xuất” và “ba nguồn
thu nhập”: Tham gia vào quá trình sản xuất có
ba nhân tố là lao động, đất đai, tư bản; mỗi
nhân tố sản xuất đưa lại một ích lợi tạo ra một
bộ phận giá trị nhất định. Hình 2.7:
• Lý thuyết bù trừ. Jean Baptiste Say (1767 - 1832)
• Lý thuyết thực hiện hay “thuyết tiêu thụ”.

41
v1.0013108223
2.6. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN THỜI KỲ SUY THOÁI (tiếp theo)

P. J Proudhon (1809 - 1865)


• Lý thuyết về quan hệ sở hữu: Chống lại chế
độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, nhưng lại
muốn bảo vệ và duy trì tư hữu nhỏ.
• Lý thuyết về “giá trị xác lập”.
• Lý thuyết về lợi nhuận và lợi tức: Coi lợi
nhuận trong sản xuất công nghiệp là hình
thức đặc biệt của tiền công, tiền công trả
cho lao động của tư bản. Hình 2.8:
P. J Proudhon (1809 - 1865)

42
v1.0013108223
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài này chúng ta đã xem xét các nội dung chính sau:
• Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, các giai đoạn nổi bật của trường phái
trọng thương;
• Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của kinh tế
chính trị tư sản cổ điển;
• Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các lý thuyết kinh tế trọng thương;
• Nội dung các lý thuyết kinh tế tư sản cổ điển thời kỳ đầu;
• Nội dung các lý thuyết kinh tế tư sản cổ điển thời phát triển;
• Nội dung các lý thuyết kinh tế tư sản cổ điển thời suy thoái.

43
v1.0013108223
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide

You might also like