You are on page 1of 4

I.Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.

1. Khái niệm
“Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát
triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương
trong các loại hình sản xuất , kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
2.1 Những đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam
Là một bộ phận của công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam mang
những đặc điểm cơ bản – chung nhất giống với giai cấp công nhân quốc tế. Tuy
nhiên, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta, giai cấp công nhân Việt Nam có
những đặc điểm riêng:
 Về sự ra đời: GCCN ra đời trước giai cấp tư sản, gắn liền với chính sách
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, là sản phẩm của chế độ
thuộc địa, nửa phong kiến.
+ Ra đời vào đầu thế kỷ XX, sự ra đời của GCCN là do những chính sách khai
thác thuộc địa của Pháp đã gây ra phân hóa giai cấp sâu sắc trong xã hội VN,
phân hóa trong nội bộ giai cấp cũ và dần dần hình thành nên những giai cấp
mới, trong đó có GCCN.
 GCCN Việt Nam ra đời rất muộn so với GCCN trên thế giới.
+ Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới sự thống trị
của thực dân Pháp, một thứ chủ nghĩa tư bản thực lợi không quan tâm mấy đến
phát triển công nghiệp.
 Giai cấp công nhân VN phát triển chậm so với GCCN trên thế giới.
+ Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc và sớm có Đảng lãnh đạo.
 Không bị tác động bởi các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, cải lương,
xét lại, không bị giai cấp tư sản đầu độc về tư tưởng nên luôn luôn đoàn
kết, thống nhất trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn địa
chủ phong kiến tay sai.
 Về nguồn gốc: GCCN Việt Nam chủ yếu xuất thân từ giai cấp nông dân
+ VN là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên đại đa số công nhân có xuất thân
từ nông dân nghèo ra đô thị, vào các đồn điền, xưởng máy nhỏ,... làm thuê cho
tư sản xâm lược đô thị.
+ Với xuất thân chủ yếu từ GC nông dân, GC nông dân có những thuận lợi, hạn
chế cơ bản:
Thuận lợi Hạn chế
+ GC công nhân hiểu được nhu cầu, nguyện +Trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề
vọng của giai cấp nông dân và mức sống còn thấp.
+ Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, cả +Ảnh hưởng tư tưởng của người sản
công nhân lẫn nông dân đều bị áp bức bóc lột xuất nhỏ: tính tùy tiện tự do, cục bộ địa
nên đều có chung mong muốn, nhu cầu được phương, thiếu tác phong công nghiệp
giải phóng khỏi áp bức bóc lột để xây dựng  Hạn chế rất lớn vẫn còn tồn tại
xã hội tốt đẹp hơn. cho đến ngày nay.
 Cơ sở để thiết lập khối liên minh công
nông bền vững. Điều kiện cần thiết
đảm bảo cho cách mạng Việt Nam
giành được thắng lợi

 Về quan hệ xã hội với các giai tầng: GCCN có quan hệ đối kháng với tư
sản Pháp, liên minh với nông dân, tri thức.
+ GCCN nước ta có quan hệ đối kháng trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân
Pháp, nhưng lại không đối kháng trực tiếp với tư sản dân tộc.
+ Có chung lợi ích, cùng khát vọng đấu tranh cho độc lập, tự do để giải phóng
dân tộc, cùng hướng tới chủ nghĩa xã nội nên GCCN Việt Nam có mối liên hệ
tự nhiên, chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân trong xã hội: liên minh chặt chẽ
với nông dân, với trí thức và các tầng lớp lao động khác.
 Cơ sở để thiết lập khối liên minh công - nông - trí bền vững, làm nòng
cốt trong khối đại đoàn kết dân tộc.
 Cơ sở xã hội rộng lớn để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, sứ mệnh
lịch sử của GC công nhân Việt Nam, trước đây cũng như hiện nay.

 Về chính trị: GCCN Việt Nam có tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng
triệt để.
+GCCN tiếp thu và kế thừa truyền thống yêu nước nồng nàn, đoàn kết, đấu
tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.

+ GCCN nước ta ra đời vừa chịu nỗi nhục mất nước, vừa bị áp bức bóc lột của
giai cấp tư sản đế quốc nên họ có tinh thần cách mạng kiên cường, triệt để, sớm
nhận thức được mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp
giải phóng giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế.

+ Sớm được giác ngộ cách mạng, tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin
=> Mặc dù ra dời muộn, số lượng còn ít nhưng GCCN Việt Nam lại trưởng
thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng cách
mạng, thống nhất về tư tưởng, mục tiêu cách mạng, tức là giác ngộ về sứ mệnh
lịch sử của mình.
-> Bằng chứng là sớm sớm tổ chức ra chính đảng của mình, là Đảng Cộng sản
Việt Nam 3/2/1930. Dưới dự lãnh đạo của ĐCSVN đã đưa cách mạng VN đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
2.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 Qua 30 năm đổi mới, do tác động của tình hình kinh tế - xã hội trong
nước và thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã có nhiều
biến đổi:
+ Tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng. Là giai cấp đi đầu trong sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.

+ Đa dạng cơ cấu nghề nghiệp, có mặt ở mọi thành phần kinh tế, đội ngũ công
nhân trong khu vực kinh tế nhà nước là tiêu biểu, đóng vai trò nòng cốt, chủ
đạo.

+ Đang hình thành đội ngũ công nhân tri thức, công nhân có trình độ cao về tay
nghề lẫn trình độ khoa học kỹ thuật.
Công nhân tri thức, nắm
vững khoa học – công
nghệ tiên tiến và công
nhân trẻ được đào tạo nghề
theo chuẩn nghề nghiệp,
học vấn, văn hóa, được rèn
luyện trong thực tiễn sản
xuất và thực tiễn xã hội, là
lực lượng chủ đạo trong cơ
cấu giai cấp công nhân,
trong lao động và phong trào công đoàn.

 Bên cạnh các mặt tích cực thì vẫn còn tồn đọng một số biến đổi tiêu cực
của giai cấp công nhân VN hiện nay:

 Sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nội bộ ngày càng sâu sắc,
ảnh hưởng đến sự thống nhất, đoàn kết của giai cấp công nhân.
+Sự biến đổi cơ cấu GCCN theo ngành nghề, theo trình độ và việc áp dụng
những tiến bộ, phát triển khoa học, kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được
đẩy mạnh đã gây ra sự phân hóa về thu nhập và phân tầng giữa công nhân
có thu nhập cao ở các ngành độc quyền, những ngành nghề mới, lao động
phức tạp với công nhân có thu nhập thấp ở những ngành nghề truyền thống,
lao động giản đơn.
 Trong hội nhập quốc tế, lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, lý tưởng
cách mạng của một bộ phận công nhân bị phai nhạt, ảnh hưởng đến vai trò
tiên phong của giai cấp công nhân nước ta.

+Mặt trái của hội nhập quốc tế đã làm cho công nhân nước ta có nhận thức
không đồng đều về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ
luật, tính tiên phong gương mẫu của một bộ phận công nhân giảm sút.

+Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia
hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến vai trò tiên
phong của GCCN nước ta.

+ Một bộ phận công nhân trẻ còn bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội, lối sống
buông thả, phai nhạt lý tưởng, xa rời bản chất tốt đẹp của GCCN, gây ảnh
hưởng đến doanh nghiệp và hình ảnh người công nhân Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế.

 Nguyên nhân: nền công nghiệp nước ta chưa phát triển, thành phần đa số
xuất thân từ nông dân. Tuy vậy, những hạn chế trên không thuộc về bản
chất nên GCCN Việt Nam vẫn có đủ khả năng và điều kiện để đảm đương
sứ mệnh lịch sử của mình đối với dân tộc.
 Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN trong bối cảnh
hiện nay, cùng với việc xây dựng, phát triển giai cấp công nhân lớn mạnh,
hiện đại, phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm
cho Đảng lãnh đạo, cầm quyền thực sự trong sạch, vững mạnh. Đó là điểm
then chốt để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của GCCN VN.

You might also like