You are on page 1of 155

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN 29: THI CÔNG LẮP ĐẶT MỘT SỐ VẬT LIỆU,


THIẾT BỊ MỚI
NGHỀ CẤP THOÁT NƯỚC
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Ninh Bình, năm 2018


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
3

Mục lục

Contents
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN .................................................................................................... 7
Tên mô đun: Thi công lắp đặt một số vật liệu, thiết bị mới ................................................... 7
Bài 1: Lắp đặt bồn tắm massage 9
1. Nghiên cứu bản vẽ 9
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 15
3. Lắp đặt ống thải nước vào thân bồn 17
4. Lắp đặt bơm khí, bơm nước với thân bồn 18
5. Lắp đặt thân bồn 18
6. Lắp đặt bảng điều khiển 19
7. Lắp đặt hệ thống điện, kết nối bảng điều khiển, bơm sục khí, bơm nước tuần hoàn với
hộp điện 20
8. Lắp vòi nước và dùng thử 22
9. Nghiệm thu kết thúc công việc 22
Bài 2: Lắp đặt buồng tắm vách kính 26
1. Nghiên cứu bản vẽ 26
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 29
3. Lắp đặt khay buồng tắm 30
4. Lắp đặt phụ kiện thải vào khay 32
5. Lắp đặt vách kính 33
6. Lắp đặt cửa kính 41
7. Lắp kệ kính 42
8. Kiểm tra tổng thể và vận hành thử 43
9. Nghiệm thu kết thúc công việc 44
Bài 3: Lắp đặt Cabinet – Tủ chậu 47
1. Nghiên cứu bản vẽ 47
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 51
3. Công tác kiểm tra 52
4. Lắp đặt tủ 53
5. Lắp đặt chậu 55
6. Lắp đặt vòi 56
7. Kiểm tra tổng thể và vận hành thử 60
8. Nghiệm thu kết thúc công việc 60
Bài 4: Lắp đặt vòi cảm ứng xả nước tự động 63
1. Nghiên cứu bản vẽ 63
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 71
4

3. Lắp đặt chậu rửa 72


4. Lắp thân vòi lên chậu 72
5. Lắp hộp điều khiển 73
5. Lắp van điều áp 74
6. Lắp van điều chỉnh nóng lạnh 74
7. Lắp đặt với nguồn cấp nước nóng, lạnh và nguồn điện 75
8. Vận hành thử 76
9. Bảo trì và sử dụng an toàn van cảm ứng 77
10. Nghiệm thu kết thúc công việc 79
Bài 5: Lắp đặt van cảm ứng tiểu nam xả nước tự động 82
1. Nghiên cứu bản vẽ 82
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 88
3. Lắp đặt thiết bị lên tường 89
4. Lắp thiết bị điện từ vào nguồn cấp nước 90
5. Đấu nối điện 91
6. Lắp hoàn thiện nắp mặt trước vào mặt sau van xả 92
7. Vận hành thử van xả tự động 93
8. Nghiệm thu kết thúc công việc 94
Bài 6: Lắp đặt bồn cầu treo tường 97
1. Nghiên cứu bản vẽ 97
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 99
3. Lắp đặt giá đỡ 100
4. Lắp đặt ống thải nước 103
5. Lắp đặt ống cấp nước 105
6. Hoàn thiện lắp đặt giá đỡ 108
7. Lắp đặt thân bồn cầu 109
9. Lắp đặt bệ ngồi 114
10. Vận hành thử 115
11. Nghiệm thu kết thúc công việc 115
Bài 7: Lắp đặt bồn cầu thông minh Thời gian: 12 giờ 119
1. Nghiên cứu bản vẽ 119
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 123
3. Lắp đặt đường cấp nước và cấp điện 125
4. Lắp đặt bảng điều khiển 126
5. Xác định vị trí khối gắn 128
6. Lắp đặt các khối gắn và vòng gioăng 132
7. Lắp đặt hoàn chỉnh bồn cầu 133
8. Lắp đặt điều khiển từ xa, thiết lập ngôn ngữ 136
5

9. Vận hành thử 137


10. Nghiệm thu kết thúc công việc 137
Bài 8: Lắp đặt máy sấy tay siêu tốc 141
1. Nghiên cứu bản vẽ 141
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 145
3. Vạch dấu vị trí lắp đặt máy sấy tay siêu tốc 146
4. Lắp máy sấy tay siêu tốc lên tường 147
5. Vận hành thử 149
6. Bảo trì và sử dụng an toàn máy sấy tay siêu tốc 151
7. Nghiệm thu kết thúc công việc 153
6

LỜI NÓI ĐẦU


Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt
Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong cuộc cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn
giữ vai trò quan trọng. “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và
học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử
cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong
công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ công nhân đủ về số
lượng, đáp ứng về yêu cầu chất lượng”. Trong chiến lược phát triển dạy nghề
đến năm 2020.
Mô - đun Vận hành công trình xử lý nước cấp là mô – đun chuyên môn
nghề trong chương trình trung cấp nghề Cấp thoát nước.
Tài liệu này để làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các học sinh, sinh viên
học nghề cấp thoát nước và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề dạy nghề.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan chức năng, các trường đại
học, cao đẳng, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đã tạo
điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng cuốn giáo trình này.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình này, mặc dù đã cố
gắng hết sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Chúng
tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện
tài liệu này trong các lần tái bản sau.

Ninh Bình, Ngày tháng năm 2018


Tham gia biên soạn
1. Chủ biên NGUYỄN THẾ SƠN
2. ĐINH VĂN MƯỜI
3. NGUYỄN THỊ MÂY
7

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


Tên mô đun: Thi công lắp đặt một số vật liệu, thiết bị mới
Mã mã mô đun: MĐ 29
Thời gian thực hiện mô đun: 120giờ; (Lý thuyết: 32giờ; Thực hành, bài tập:
84 giờ; kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Là mô đun chuyên môn trong danh mục các mô đun, môn học đào
tạo Cấp, thoát nước.
- Tính chất: Mô đun Thi công lắp đặt một số vật liệu, thiết bị mới trong
cấp thoát nước mang tính tích hợp, độc lập.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các loại thiết bị dùng nước mới;
+ Đọc được các bản vẽ, tài liệu thi công và trình tự lắp đặt các thiết bị dùng
nước;
- Về kỹ năng:
+ Xác định được vị trí lắp đặt các thiết bị dùng nước theo thiết kế;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị thi công;
+ Lắp đặt được các thiết bị dùng nước theo đúng thiết kế;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
+ Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
III. Nội dung mô đun
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Thời gian (giờ)
Số Tên các bài Thực hành/
Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm
TT trong mô đun
số thuyết thảo luận, tra
bài tập
1 Bài 1: Lắp đặt bồn tắm massage 24 5 18 1
2 Bài 2: Lắp đặt buồng tắm vách
20 5 14 1
kính
3 Bài 3: Lắp đặt Cabinet – Tủ chậu 16 4 11 1
8

4 Bài 4: Lắp đặt vòi cảm ứng xả


16 4 12
nước tự động
5 Bài 5: Lắp đặt van cảm ứng tiểu
12 4 7 1
nam xả nước tự động
6 Bài 6: Lắp đặt bồn cầu treo tường 12 3 9
7 Bài 7: Lắp đặt bồn cầu thông minh
12 4 8

8 Bài 8: Lắp đặt máy sấy tay siêu tốc 8 3 5


Cộng 120 32 84 4
2. Nội dung chi tiết :
9

Bài 1: Lắp đặt bồn tắm massage


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được loại bồn tắm massage, phụ kiện và phạm vi ứng dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được bồn tắm massage, phụ kiện theo bản vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu bồn tắm massage
- Bồn tắm massage có 2 chức năng:
- Sục sóng: Ở 2 đầu của bồn tắm có 4 vòi phun, dòng nước được phun ra
sẽ thực hiện mát xa đối với các vùng lưng, eo, chân của người sử dụng.
- Sủi bọt: Phía dưới của bồn tắm có lắp 8 vòi phun để phun bọt khí lên
trên, các bọt khí trong nước sẽ giúp mát xa nhẹ nhàng cho cơ thể
1.2. Cấu tạo bồn tắm massage
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bồn tắm masage. Trong phạm
vi tài liệu này xin giới thiệu bồn tắm massage MSBV-1800N . Chi tiết bồn tắm
massage bao gồm: thân bồn tắm, bơm nước, bơm khí, sục sóng, sủi bọt, hộp
điện, bảng điều khiển, ….
- Thân bồn tắm (hình 1.1).
- Hộp điện 370 x 350 x 150 (hình 1.2).
- Bề mặt điều khiển (hình 1.3).
- Tem chú thích (hình 1.4).
- Tem sắt chống gỉ (hình 1.5).

Hình 1.1 Hình 1.2


10

Hình 1.3 Hình 1.4

Hình 1.5

Ốc vít, vít nở và nắp đệm (hình 1.6).

Ốc vít đầu bằng (hình 1.7).


11

Bơm khí (hình 1.8).

Máy bơm nước (hình 1.9).

Sục sóng (hình 1.10).

Sục khí (hình 1.11).

-
12

1.3. Một số loại bồn tắm massage

Hình 1.12: Bồn tắm massage hình e líp

Hình 1.13: Bồn tắm massage đặt góc

Hình 1.14: Bồn tắm massage hình chữ nhật


13

Hình 1.15: Bồn tắm massage hình tròn

1.4. Các ký hiệu quy ước về hệ thống cấp nước trong nhà
14

Hình 1.16: Kí hiệu của hệ thống cấp nước

1.5. Bản vẽ lắp đặt bồn tắm MSBV-1800N

Hình 1.17: Bản vẽ lắp đặt bồn tắm


15

1.6. Trình tự thực hiện:


- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng, sơ đồ lắp đặt tổng thể để xác định vị trí đặt
bồn tắm.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp đặt để xác định loại bồn tắm, nắm vững các biện
pháp kỹ thuật lắp đặt cho các chi tiết cụ thể
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt bồn tắm
massage.
1.7. Một số sai phạm thường gặp
- Không nghiên cứu kỹ bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt của loại bồn tắm cần
lắp đặt do đó khi thực hiện lắp đặt không đúng quy trình.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu.

Hình 1.18: Sơ đồ tổng thể khi lắp đặt


2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
2.1. Một số thiết bị vật tư cần thiết để lắp đặt bồn tắm massage
16

Đồng hồ vạn năng Vạch dấu

Thước vuông Quả dọi


17

Dụng cụ hàn ống nhựa nhiệt Dao cắt ống


Hình 1.19: Hình ảnh một số dụng cụ, thiết bị, vật tư dùng trong lắp đặt
bồn tắm
2.2. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp đặt bồn tắm massage để
chuẩn bị.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt bồn tắm massage.
+ Các dụng cụ chủ yếu là: cờ lê từ 6 đến 21, mỏ lết, kìm, tuốc nơ vít, máy
hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, Li vô, dây, quả dọi, thước thẳng, ê ke, vạch dấu, máy
khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng, …
+ Vật tư, thiết bị chủ yếu là: ống PPR, băng keo cao su non, dây điện, keo,
silincon, bu lông, đai ốc, băng dính điện, vít, nở, các chi tiết của bồn tắm
MSBV-1800N …
- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt bồn tắm massage.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện để phục vụ lắp đặt.
2.3. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị thiếu vật tư, thiết bị.
- Không chuẩn bị tốt các điều kiện về hiện trường để phục vụ lắp đặt.
3. Lắp đặt ống thải nước vào thân bồn
- Cố định ống thải mềm vào thân bồn tắm, hướng lắp đặt tuỳ thuộc vào vị
trí đặt ống thải trên nền nhà.

Hình 1.20: Lắp đặt ống thải vào thân bồn


18

- Dùng Silicon trét bên ngoài ren để tránh rò rỉ nước trong quá trình lắp
đặt.
- Lắp đặt ống thải nối giữa đầu ống thải của bồn và lỗ thoát nước.
4. Lắp đặt bơm khí, bơm nước với thân bồn
- Cố định đầu sủi bọt, đầu sục sóng vào thân bồn.
- Đo, vạch dấu, cắt ống và chọn phụ kiện (tê, cút …) để kết nối bơm khí,
bơm nước với thân bồn.
- Lắp đặt bơm khí với các đầu sủi bọt thông qua đường ống PPR.
- Lắp đặt bơm nước với các đầu sục sóng qua đường ống PPR.

Hình 1.21: Lắp đặt bơm nước, bơm khí với thân bồn
5. Lắp đặt thân bồn

Hình 1.22 : Điều chỉnh thân bồn thăng bằng


- Dùng Livo điều chỉnh thăng bằng của thân bồn ở các vị trí a, b, c, d
(hình 1.22). Cách điều chỉnh như sau: dưới giá đỡ của bồn có các chân điều
chỉnh, điều chỉnh sao cho thân bồn tắm thăng bằng và chân điều chỉnh thì tiếp
đất (hình 1.23).
19

Hình 1.23 : Vít điều chỉnh và đai ốc hãm thân bồn tắm
- Sau khi điều chỉnh xong thì cố định chân điều chỉnh bằng đai ốc hãm.
- Đưa thân bồn vào hệ thống tường bao đã xây xong. Khoảng cách giữa
thân bồn và phần gạch phải lớn hơn 3 mm để đảm bảo bồn tắm không bị hư
hỏng do biến dạng.
- Hoàn thiện bằng gạch ốp lát phần tường bao.
- Dùng silicon trét vào khe hở của thân bồn và tường để thuận tiện trong
quá trình vệ sinh.

Hình 1.24 : Khoảng cách lắp đặt thân bồn


6. Lắp đặt bảng điều khiển
- Vạch dấu, xác định vị trí lắp đặt bảng điều khiển.
- Tại vị trí lắp bảng điều khiển, khoan một lỗ vuông có kích thước rộng
khoảng 65x85x40mm.
- Áp tấm giá đỡ vào, lấy dấu để khoan lỗ bắt vít giá đỡ vào tường.
- Sử dụng khoan bê tông để khoan lỗ bắt vít nở.
- Cố định giá đỡ lên tường bằng vít nở.
- Lắp dây của bảng điều khiển vào nguồn qua đường ống.
- Bóc lớp phủ bên ngoài của tấm băng dính 2 mặt phía sau bề mặt rồi dán
lên tường.
20

- Dán tem chống xước lên bề mặt bảng điều khiển. Chú ý khi dán tem cần
cân chỉnh sao cho thẳng hàng.

Hình 1.25: Lắp đặt bảng điều khiển


7. Lắp đặt hệ thống điện, kết nối bảng điều khiển, bơm sục khí, bơm
nước tuần hoàn với hộp điện
7.1. Điều kiện lắp đặt hộp điện
- Hộp điện bắt buộc phải được lắp đặt ở phòng bên cạnh (Không được để
ở những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, nhà tắm v.v...).
- Bề mặt bảng điều khiển nên đặt ở vị trí người sử dụng tiện thao tác khi
ngồi trong bồn tắm.
- Đường dây điện và ống mềm không được liên quan hay tiếp xúc với
đường dẫn nước vào của vòi nước.
- Đường dây điện và ống mềm khi lắp xuyên qua tường không được uốn
cong hay bị biến dạng.
7.2. Đấu nối mạch điện:
- Đấu nối dây của bảng điều khiển hộp điện.
- Đấu nối dây của bơm sục khí với hộp điện.
- Đấu nối dây của bơm nước với hộp điện.
- Đấu nối đèn chiếu sáng dưới nước với hộp điện.
- Đấu nối tiếp đất của máy bơm khí và bơm nước.
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch và nối đất của mạch điện
và các thiết bị.
21

Hình 1.26: Đấu nối với hộp điện

Hình 1.27 : Vị trí đấu nối của bảng điều khiển

Hình 1.28: Chi tiết đấu nối của hộp điện


22

8. Lắp vòi nước và dùng thử


- Lắp các linh kiện như vòi nước, sen tắm …. (Tham khảo mô đun lắp đặt
đường ống và thiết bị cấp nước lạnh, lắp đặt đường ống và thiết bị cấp nước
nóng).
- Xả nước đầy vào bồn tắm, không được thấp hơn mực nước đã đánh dấu.
- Cắm phích cắm nguồn điện trên hộp điện vào ổ cắm AC220, mở công
tắc trong hộp điện ra để bắt đầu vận hành thử.

Hình 1.29: Xả nước và dùng thử


9. Nghiệm thu kết thúc công việc
9.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Thực hiện theo mẫu sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
Địa điểm, ngày.......... tháng......... năm..........
BIÊN BẢN SỐ ...........................
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH .........(ghi tên công trình xây dựng)............
1. Đối tượng nghiệm thu: Lắp đặt máy bơm trục đứng
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc
người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức
hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây
dựng công trình.
23

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng
công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc
của tổng thầu với nhà thầu phụ.
3. Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : .......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: …………………
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu : Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công
b) Về chất lượng công việc:
c) Các ý kiến khác nếu có.
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
5. Kết luận :
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai
các công việc xây dựng tiếp theo.
- Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và
các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(của chủ đầu tư hoặc người giám sát (của Nhà thầu thi công xây dựng công
thi công xây dựng công trình của trình)
tổng thầu đối với hình thức hợp (Ghi rõ họ tên, chức vụ)
đồng tổng thầu).
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong
trường hợp hợp đồng tổng thầu)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:
- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục kèm theo nếu
có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.
24

9.2. Trình tự thực hiện


- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) bồn
tắm massage với thiết kế được duyệt.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ bồn tắm massage.
Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ.
- Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
sai phạm
thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi -Xác định đúng -Xác định
bản vẽ công, hồ sơ bồn tắm vị trí lắp đặt bồn thiếu vật tư
massage, bút, giấy, máy tắm
tính cầm tay -Xác định đúng,
đầy đủ vật tư, để
lắp đặt bồn tắm
massage
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật tư -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: cờ lê từ 6 đến đầy đủ, đúng thiếu dụng
thiết bị, vật 21, mỏ lết, kìm, tuốc nơ chủng loại cụ, vật tư
tư vít, máy hàn nhiệt, dụng
cụ cắt ống, ni vô, dây,
quả dọi, thước thẳng, ê
ke, vạch dấu, máy khoan
cầm tay, đồng hồ vạn
năng …
-Vật tư: ống PPR, băng
keo cao su non, bu lông,
đai ốc, vít, nở, băng dính
điện, dây điện, …
25

3 Lắp đặt ống Silicon, ống thoát nước Mối nối chặt, Rò rỉ nước
thải nước thải, ống PE, keo, thước, không rò rỉ nước
vào thân bồn dụng cụ cắt ống
4 Lắp đặt bơm Silicon, ống PPR, máy -Mối nối kín -Mối nối bị
khí, bơm hàn nhiệt, phụ kiện nối khít, không rò rỉ rò rỉ nước
nước với ống, thước, dụng cụ cắt nước
thân bồn ống
5 Lắp đặt thân Silicon, cờ lê, mỏ lết, Thân bồn ổn Thân bồn bị
bồn nivo định, thăng lệch
bằng, thẳng góc
6 Lắp đặt bảng Máy khoan cầm tay, vít, Bảng điều khiển Bảng điều
điều khiển nở lắp đúng vị trí, khiển bị
thẳng góc lệch
7 Lắp đặt hệ Tô vít, đồng hồ vạn năng, Đấu nối đúng sơ Đấu sai sơ
thống điện, dây điện, băng dính điện đồ mạch điện đồ mạch
kết nối bảng điện
điều khiển,
bơm sục khí,
bơm nước
tuần hoàn
với hộp điện.
8 Lắp vòi Vòi tắm hoa sen, vòi Mối nối chặt, Bị rò rỉ
nước và nước, cờ lê, mỏ lết … không bị rò rỉ nước
dùng thử nước
9 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu -Biên bản -Không
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập kiểm tra đầy
công việc đúng quy định đủ trước khi
tiến hành
nghiệm thu
26

Bài 2: Lắp đặt buồng tắm vách kính


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các loại buồng tắm vách kính, phụ kiện và phạm vi ứng
dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được buồng tắm vách kính, phụ kiện theo bản vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu về buồng tắm vách kính
- Xu hướng hiện nay ở các thành phố lớn khi mà diện tích phòng tắm nhỏ
là sử dụng vách kính để ngăn cách giữa khu vực với nhau.
- Kiểu buồng tắm sử dụng vách kính này không chỉ có tác dụng tạo sự liền
mạch cho không gian, giúp cho căn phòng vốn nhỏ không bị chia vụn ra mà còn
tạo được sự ngăn cách rõ rệt giữa khu vực khô và ướt. Đó là một trong những
yếu tố đảm bảo cho phòng tắm luôn sạch sẽ vì hạn chế được nước bắn ra ngoài
và đọng lại sau khi tắm, giữ cho nên phòng tắm luôn khô ráo. Không chỉ thế mà
vách kính này còn có tác dụng giữ ấm vào mùa đông kể cả khi không xả nước.
- Buồng tắm thường sử dụng vách kính cường lực dầy 10mm cùng màn
film tạo an toàn cao nhất cho người sử dụng. Kính cường lực là kính được tôi ở
nhiệt độ cao và làm nguội đột ngột do đó kính rất cứng ( những miếng nhỏ có
thể cầm ném mà không vỡ ) và khi vỡ tạo thành các hạt trơn không nguy hiểm.
Loại này có độ bền và vẻ đẹp gần như vĩnh cửu. Loại kính này khi bị vỡ sẽ
không rơi ra thành từng mảnh sắc mà vẫn dính kết tại chỗ nhờ một tấm plastic ở
giữa nên sẽ hạn chế gây thương tích cho người dùng. Loại kính này cũng có khả
năng chắn được những tia cực tím UV của ánh sáng mặt trời nên rất phù hợp với
những bồn tắm lộ thiên.
- Khay bồn tắm được làm bằng nhựa thường sản xuất theo công nghệ M-
shine.
- Phụ kiện làm bằng thép không gỉ có độ bóng đẹp và độ bền cao.
1.2. Một số hình ảnh của buồng tắm vách kính
27

Hình 2.1: Một số hình ảnh buồng tắm vách kính


1.3. Bản vẽ lắp đặt của bồn tắm
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết kế và mẫu mã buồng tắm vách
kính. Trong phạm vi tài liệu này xin giới thiệu cách lắp đặt bồn tắm vách kính
SMBV-1000.
28

Hình 2.2: Bản vẽ lắp đặt buồng tắm SMBV-1000


1.4. Trình tự thực hiện
- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng, sơ đồ lắp đặt tổng thể để xác định vị trí đặt
buồng tắm vách kính.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp để xác định loại buồng tắm, nắm vững các biện
pháp kỹ thuật lắp đặt cho các chi tiết cụ thể của buồng tắm vách kính.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt buồng tắm
vách kính.
1.5. Một số sai phạm thường gặp
29

- Không nghiên cứu kỹ bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của loại
buồng tắm vách kính cần lắp đặt do đó khi thực hiện lắp đặt không đúng quy
trình.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu.
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
2.1. Một số thiết bị vật tư cần thiết để lắp đặt buồng tắm vách kính

Vạch dấu
30

Thước vuông Quả dọi

Hình 2.3: Hình ảnh một số dụng cụ, thiết bị, vật tư dùng trong lắp đặt
buồng tắm vách kính
2.2. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp đặt buồng tắm vách kính
để chuẩn bị.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt buồng tắm vách kính.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt buồng tắm vách kính.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện để phục vụ lắp đặt.
2.3. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Không chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt.
3. Lắp đặt khay buồng tắm
3.1. Trình tự thao tác
- Đặt khay buồng tắm vào vị trí lắp đặt.
- Nếu tường không vuông góc thì lấy một tường làm chuẩn rồi điều chỉnh
sao cho cạnh khay còn lại tiếp xúc với tường (hình 2.4, hình 2.5).

Hình 2.4 Hình 2.5


31

- Xoay chân vít để điều chỉnh độ phẳng và cân bằng của khay buồng tắm.
Khi đã cân bằng và phẳng thì khống chế các chân vít bằng đai ốc hãm (hình
2.6).

Hình 2.6
- Dùng Livo để kiểm tra độ phẳng của khay (hình 2.7).

Hình 2.7
3.2. Một số sai phạm thường gặp
- Sau khi điều chỉnh chân đế xong không cố định bằng đai ốc hãm
- Khay buồng tắm không phẳng hoặc không cân bằng.
32

4. Lắp đặt phụ kiện thải vào khay


4.1. Trình tự thao tác
- Đặt gioăng cao su vào phụ kiện phía trên của khay buồng tắm, sau đó
vặn theo chiều kim đồng hồ vào phụ kiện bên dưới đến khi đảm bảo độ chặt và
kín khít (hình 2.8).
- Dùng silicon trét bên ngoài ren để tránh rò rỉ nước.
- Lắp đặt ống thải mềm nối đầu phụ kiện thải với lỗ thoát nước đặt sẵn
của nhà tắm.

Hình 2.8: Lắp đặt phụ kiện thải vào khay


4.2. Một số sai phạm thường gặp
- Phụ kiện thải lắp đặt không kín khít nên bị rò rỉ nước khi sử dụng.
- Quên không lắp ống mềm thải nước vào lỗ thoát nước chung của phòng
tắm.
33

5. Lắp đặt vách kính


5.1. Trình tự thao tác
- Dùng quả dọi và thước vuông để kiểm tra độ nghiêng của tường (hình
2.9).

Hình 2.9
- Sử dụng 2 người để lấy dấu trên tường, trên khay để lắp miếng kẹp. Lấy
vị trí tường làm chuẩn nơi sẽ lắp vách kính, một người dùng quả dọi, một người
dùng thước vạch dấu (hình 2.10, hình 2.11).

Hình 2.10
34

Hình 2.11
- Độ lệch của tường trên 2m chiều dài không quá 10 mm. Nếu khe hở của
tường so với phương thẳng đứng trên 10 mm thì phải đệm thêm vào miếng kẹp
trên tường hoặc chỉnh miếng kẹp lên trên hoặc xuống dưới (hình 2.12).

Hình 2.12
- Lấy dấu ngang để khoan lỗ trên khay và trên vách kính ( hình 2.13).
35

Hình 2.13

- Khoan lỗ theo vạch dấu trên trường, bắt nở sau đó dùng tô vít bắt vít
chặt miếng kẹp kính vào nở lên tường (hình 2.14).
36

Hình 2.14

- Khoan lỗ trên khay sau đó bắt vít chặt miếng kẹp kính trên khay buồng
tắm (hình 2.15).
- Lắp thanh nhựa vào vách cửa kính, tiến hành lắp từ phần mép kính phía
cửa ra vào (vị trí 02, 03 hình 2.16, hình 2.17)
37

Hình 2.15
38

Hình 2.16

Hình 2.17
- Trét một lớp silicon vào khe hở, lắp gioăng chắn nước vào khe hở (hình
2.18), miết chặt gioăng chắn nước vào khay và tường.
39

Hình 2.18

- Đưa vách kính vào vị trí, dùng tuốc nơ vít bắt vít cố định chân vách kính
trước (vị trí 02 hình 2.19) sau đó mới cố định các đinh vít ở trên tường vào
miếng kẹp kính. Không xiết chặt ngay các định vít, cần điều chỉnh cho vách
kính đúng vị trí và vuông góc với khay buồng mới xiết chặt các đinh vít.
40

Hình 2.19
5.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lấy dấu trên khay buồng tắm không chính xác.
- Vách kính buồng tắm không vuông góc với khay buồng tắm.
- Bắt vít quá chặt làm vỡ vách kính.
41

6. Lắp đặt cửa kính


6.1. Trình tự thao tác
- Lắp đặt bản lề: bản lề được lắp vào vách kính cố định trước sau đó mới
lắp vào cánh cửa buồng tắm. Bắt vít chặt vừa tay đảm bảo tấm kính không bị
sứt, vỡ (hình 2.20)

Hình 2.20
- Lắp tay cầm vào cánh cửa kính (hình 2.21)
42

Hình 2.21
6.2. Một số sai phạm thường gặp
- Bắt vít bản lề quá chặt làm cho cánh cửa kính hoặc tấm vách kính bị sứt,
vỡ.
- Cánh cửa không kín, khít.
7. Lắp kệ kính
- Từ tâm lỗ lắp kệ trên vách kính (đã có sẵn) vạch đường lấy dấu theo
hướng mũi tên (vị trí 01 hình 2.22).
- Đo khoảng cách trên tường sao cho a = b để khoan lỗ bắt vít trên tường.
- Nếu cánh cửa buồng tắm chưa khít ta nới lỏng vít kẹp vách kính rồi điều
chỉnh khe hở bằng cách thay đổi khoảng cách trên kệ kính (hình 2.23).
43

Hình 2.22

Hình 2.23
8. Kiểm tra tổng thể và vận hành thử
- Kiểm tra độ chắc chắn của bản lề, độ chắc chắn của tấm vách kính, kiểm
tra các ốc vít.
- Lắp đặt sen, vòi tắm hoa sen (Tham khảo mô – đun lắp đặt đường ống và
thiết bị cấp nước lạnh, lắp đặt đường ống và thiết bị cấp nước nóng).
- Xả nước, kiểm tra độ kín khít của cánh cửa, kiểm tra xem có bị rò rỉ
nước hay không.
44

Hình 2.24: Buồng tắm sau khi lắp đặt hoàn chỉnh
9. Nghiệm thu kết thúc công việc
9.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Tham khảo mục 9.1 bài 1.
9.2. Trình tự thực hiện
- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) buồng
tắm vách kính với thiết kế được duyệt.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ buồng tắm vách
kính.
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường.
- Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
sai phạm
45

thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi -Xác định đúng -Xác định
bản vẽ công, hồ sơ buồng tắm vị trí lắp đặt thiếu vật tư
vách kính, bút, giấy, máy buồng tắm.
tính cầm tay -Xác định đúng,
đầy đủ vật tư, để
lắp đặt buồng
tắm.
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật tư -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: cờ lê điều đầy đủ, đúng thiếu dụng
thiết bị, vật chỉnh, tuốc nơ vít, Li vô, chủng loại cụ, vật tư
tư dây, quả dọi, thước
thẳng, ê ke, vạch dấu,
máy khoan cầm tay, …
-Vật tư: băng tan,
silincon, bu lông, đai ốc,
vít, nở, vách kính, gioăng
cao su, phụ kiện kèm
theo …
3 Lắp đặt khay Kìm, Livo, cờ lê điều Khay buồng tắm -Sau khi
buồng tắm chỉnh phẳng, cân điều chỉnh
bằng, chắc chắn. chân đế
xong không
cố định
bằng đai ốc
hãm.
-Khay
buồng tắm
không
phẳng hoặc
không cân
bằng.
4 Lắp đặt phụ Silicon, phụ kiện thải, -Mối nối kín - Phụ kiện
kiện thải vào gioăng cao su, ống mềm khít, không rò rỉ thải lắp đặt
khay nước không kín
khít nên bị
rò rỉ nước
khi sử dụng.
5 Lắp đặt vách Quả dọi, thước vuông, Vách kính lắp - Lấy dấu
kính máy khoan, vít, nở, bu đặt chính xác, trên khay
lông, đai ốc, gioăng cao chắc chắn, buồng tắm
46

su, thanh nhựa, silicon, vuông góc với không chính


vạch dấu, tuốc nơ vít, khay buồng tắm xác.
Livo, thước dây, vách - Vách kính
kính, miếng kẹp kính buồng tắm
không
vuông góc
với khay
buồng tắm.
- Bắt vít quá
chặt làm vỡ
vách kính.
6 Lắp đặt cửa Tuốc nơ vít, bản lề, vít, Cửa kính chắc - Bắt vít bản
kính thanh nhựa, tay cầm, chắn, đảm bảo lề quá chặt
thước, khoan kín khít làm cho
cánh cửa
kính hoặc
tấm vách
kính bị sứt,
vỡ.
- Cánh cửa
không kín,
khít.
7 Lắp đặt kệ Thước dây, tuốc nơ vít, Kệ kính đảm Kệ kính lắp
kính máy khoan, vít, nở bảo chắc chắn, bị lệch
đúng vị trí
8 Kiểm tra Vòi tắm hoa sen, vòi Buồng tắm chắc Bị rò rỉ
tổng thể và nước, tuốc nơ vít chắn, kín khít nước
vận hành thử
9 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu Biên bản Không kiểm
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập tra đầy đủ
công việc đúng quy định trước khi
tiến hành
nghiệm thu
47

Bài 3: Lắp đặt Cabinet – Tủ chậu


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các loại Cabinet – Tủ chậu, phụ kiện và phạm vi ứng
dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được Cabinet – Tủ chậu, phụ kiện theo bản vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu thiết bị
- Tủ chậu là sản phẩm được thiết kế với phần trên là chậu và phần dưới là
tủ.
- Vật liệu của tủ chậu được phân loại dành cho phần chậu rửa và tủ gỗ bên
dưới. Đối với phần chậu rửa, vật liệu thường là đá tự nhiên, đá nhân tạo, thủy
tinh, kim loại, đá hoa cương giúp giữ bề mặt luôn sáng bóng với khả năng chống
xước và độ bền cao.
- Phần tủ gỗ bên dưới thường được làm từ hai chất liệu chính là gỗ tự
nhiên và gỗ công nghiệp MDF thân thiện với môi trường. Một chiếc tủ chậu có
chất lượng cao phải được phủ một lớp sơn thân thiện với môi trường cả bên
trong lẫn bên ngoài của bề mặt gỗ.
- Tủ chậu có thể chia thành các loại đặt sàn và treo tường. Tuy nhiên,
trong xu thế hiện nay, tủ chậu treo tường là lựa chọn tốt bởi bên cạnh yếu tố vệ
sinh, sản phẩm còn giúp hạn chế tối đa độ ẩm, mở rộng không gian cho phòng
tắm. Đi kèm với tủ chậu có thể chọn một số sản phẩm đồng bộ khác như gương,
tủ gương, tủ tường, tủ tường lửng…
- Tủ chậu được thiết kế với kích thước phù hợp với nhiều không gian,
thích hợp cả với không gian nhà tắm có diện tích nhỏ có thể sử dụng lâu bền
trong môi trường có độ ẩm cao.
1.2. Hình ảnh một số loại tủ chậu
48

Hình 3.1: Tủ chậu một cánh

Hình 3.2: Tủ chậu một ngăn kéo


49

Hình 3.3: Tủ chậu 2 cánh

Hình 3.4: Tủ chậu 2 ngăn kéo


1.3. Bản vẽ tủ chậu
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cabinet-tủ chậu với nhiều mẫu
mã và thiết kế đẹp, tiện nghi. Trong phạm vi tài liệu này xin giới thiệu cách lắp
đặt cho tủ chậu CPN-504
50

Hình 3.5: Bản vẽ tủ chậu CPN-504

Hình 3.6: Hình ảnh tủ chậu CPN-504


1.4. Trình tự thực hiện
- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng, sơ đồ lắp đặt tổng thể để xác định vị trí đặt
tủ chậu.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp để xác định loại tủ chậu, nắm vững các biện pháp
kỹ thuật lắp đặt cho các chi tiết cụ thể.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt tủ chậu.
1.5. Một số sai phạm thường gặp
- Không nghiên cứu kỹ bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của loại tủ
chậu cần lắp đặt do đó khi thực hiện lắp đặt không đúng quy trình.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu.
51

2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư


2.1. Một số thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để lắp đặt tủ chậu

Bút chì

Hình 3.7: Một số dụng cụ, thiết bị và vật liệu cần thiết cho lắp đặt tủ chậu
2.2. Các phụ kiện của tủ chậu CPN-504
- 01 chậu rửa.
- 01 vòi chậu.
- 01 cabinet loại cánh mở.
- 01 xi phông thoát nước.
52

- 04 nở nhựa.
- 04 vít nở M6x50.
2.3. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp đặt tủ chậu để chuẩn bị.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt tủ chậu.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt tủ chậu.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện, nước để phục vụ lắp đặt tủ chậu.
2.4. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Không chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt.
3. Công tác kiểm tra
3.1. Kiểm tra nguồn nước và ống dẫn
- Xác định lại ống nước nóng, nước lạnh và ống nước thải được đảm bảo
chắc chắn trong tường.
- Ống nước nóng và ống nước lạnh không được bắt chéo nhau.

Hình 3.8: Lắp đặt đường ống cấp thoát nước


- Xác định sơ đồ lắp đặt đường ống cấp, thoát nước và đường điện trên
tường đầy đủ để tránh khoan lên ống nước, đường dây điện.
3.2. Kiểm tra bề mặt tường, sàn
- Kiểm tra độ thẳng góc giữa tường và sàn bằng Livo.
- Kiểm tra độ phẳng của mặt sàn bằng Livo.
- Đảm bảo sàn không bị đọng nước.
- Kiểm tra mặt tường và mặt sàn được ốp lát hay sơn.
3.3. Một số sai phạm thường gặp
- Không xác định sơ đồ, vị trí lắp đặt đường ống cấp, thoát nước và đường
dây điện trong tường nên khi khoan lỗ lên tường làm hỏng đường ống hoặc dây
điện.
- Không kiểm tra độ thẳng góc giữa tường và sàn để xử lý trước nên khi
lắp đặt tủ chậu không phẳng.
53

4. Lắp đặt tủ
4.1. Trình tự thao tác
- Lắp tay nắm cho cánh cửa tủ. Dùng tuốc nơ vít bắt vít tay nắm vào cánh
cửa tủ tại các vị trí đã khoan sẵn (hình 3.9)

Hình 3.9
- Ướm thử vị trí sẽ lắp đặt tủ, dùng bút chì đánh dấu điểm ngoài cùng bên
phải góc trên của tủ (hình 3.10).

Hình 3.10
- Đặt livô theo chiều thẳng đứng, khi giọt nước của livô ở chính giữa. Tại
điểm đã lấy dấu dùng bút chì vạch đường lấy dấu theo cạnh livô (hình 3.11).

Hình 3.11
- Đặt livô nằm ngang, khi giọt nước của livô ở chính giữa, dùng bút chì
vạch đường lấy dấu theo cạnh livô (hình 3.12).
54

Hình 3.12
- Đặt mép trên ngang, mép cạnh ngoài tủ trùng với dấu đã lấy, lấy dấu để
khoan 4 lỗ trong thân tủ (hình 3.13).

Hình 3.13
- Khoan lỗ trên tường theo dấu trong thân tủ.
- Dùng tuốc nơ vít bắt vít sơ bộ lên tường.
- Đặt livô lên mặt tủ rồi điều chỉnh tủ cho đến khi giọt nước của livô ở
chính giữa thì siết chặt các đai ốc và các đinh vít để cố định tủ (hình 3.14)

Hình 3.14
4.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lấy dấu bị lệch.
- Không bắt chặt vít để cố định tủ với tường.
- Mặt tủ không nằm ngang.
55

5. Lắp đặt chậu


5.1. Trình tự thao tác
- Lật ngược chậu bôi lớp silicon ở vị trí đáy chậu (hình 3.15), sau đó đặt
chậu lên tủ, dùng tay miết chặt phần silicon đùn ra giữa chậu và tủ.
- Bắt bu lông vào chậu, xiết chặt đai ốc để bu lông cố định vào chậu
- Lắp xi phông thoát nước với chậu.

Hình 3.15
- Cố định chậu bằng đai ốc lên trên tủ (hình 3.16).

Hình 3.16
56

- Dán băng dính vòng quanh mép chậu và phần tường, bôi silicon vòng
quanh chỗ vừa dán băng dính (hình 3.17).

Hình 3.17
- Lắp ống thải với lỗ thoát nước trên tường.
5.2. Một số sai phạm thường gặp
- Cố định chậu lên tủ không chặt, nên khi sử dụng chậu bị xê dịch.
- Không dán băng dính trước khi bôi silicon, khi sử dụng dễ bị bong gây
rò rỉ nước vào tủ.
6. Lắp đặt vòi
6.1. Trình tự thao tác
- Nghiên cứu bản vẽ và sơ đồ lắp đặt vòi LFV-1102S-1 đi cùng sản phẩm
tủ chậu (hình 3.18, hình 3.19, hình 3.20).

Hình 3.18: Bản vẽ lắp vòi


57

Hình 3.19: Sơ đồ cấu tạo vòi

Hình 3.20: Sơ đầu cấu tạo bộ phận xả nước


58

- Lắp vòng đệm và vòng đệm cao su, sau đó xiết chặt đai ốc (hình 3.21).

Hình 3.21
- Lắp dây mềm cấp nước nóng và dây mềm cấp nước lạnh với đầu đường
ống cấp nước nóng và cấp nước lạnh trên tường (hình 3.22).

Hình 3.22
- Lắp ráp van xả, sau đó lắp nắp vành chậu và vòng đệm (hình 3.23).

Hình 3.23
- Đặt van xả lên trên lỗ của chậu, lắp vòng đệm dưới xuống phía dưới lỗ
của chậu, lắp thân vòi xả và cố định lại, sau đó lắp ống xả vào thân vòi xả (hình
3.24).
59

Hình 3.24
- Lắp hệ thống đòn bẩy và thanh ngang bộ phận xả nước vào thân van xả,
sau đó cố định thanh dọc bằng tấm kẹp (hình 3.25).

Hình 3.25
- Lắp thanh nâng vào lỗ của thanh dọc, sau đó cố định lại bằng vít (hình
3.26).

Hình 3.26
6.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lắp nhầm ống cấp nước nóng với đầu ống cấp nước lạnh. Nguyên nhân
là do khi lắp đặt không xác định đúng vị trí của đường ống cấp nước nóng và
đường ống cấp nước lạnh trên tường.
- Nước bị rò rỉ qua vòi. Nguyên nhân là do van điều khiển bị lỏng hoặc bị
nứt.
- Tay vặn bị rơ. Nguyên nhân là do chưa bắt chặt vít cố định tay vặn.
60

7. Kiểm tra tổng thể và vận hành thử


- Kiểm tra lại các vít và đai ốc xem đã bắt chặt chưa.
- Kiểm tra khe hở giữa tủ chậu và tường, giữa chậu và tủ.
- Vặn vòi nước để kiểm tra xem ống dẫn có bị rò rỉ không, nước có ra đều
ở vòi không.
- Vặn vòi nước sang hai bên để kiểm tra chế độ nóng lạnh của vòi.
- Đóng mở bộ phận xả nước để kiểm tra xem có hoạt động tốt hay không.
8. Nghiệm thu kết thúc công việc
8.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Tham khảo mục 9.1 bài 1.
8.2. Trình tự thực hiện
- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) tủ chậu
với thiết kế được duyệt.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ tủ chậu.
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường.
- Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
sai phạm
thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hướng dẫn -Xác định đúng -Xác định
bản vẽ lắp đặt tủ chậu, hướng vị trí lắp đặt tủ thiếu vật tư
dẫn lắp đặt vòi, bút, giấy, chậu.
máy tính cầm tay -Xác định đúng,
đầy đủ vật tư, để
lắp đặt tủ chậu
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật tư -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: cờ lê điều đầy đủ, đúng thiếu dụng
thiết bị, vật chỉnh, tuốc nơ vít, Li chủng loại cụ, vật tư
61

tư vô,thước thẳng, ê ke, bút


chì, máy khoan cầm tay,

-Vật tư: băng tan,
silincon, bu lông, đai ốc,
vít, nở, gioăng cao su, …
- Cabinet, chậu, vòi và
phụ kiện kèm theo
3 Công tác Livô, sơ đồ lắp đặt hệ -Xác định đúng -Không xác
kiểm tra thống cấp nước trong nhà vị trí đầu ống định đúng
cấp nước nóng, sơ đồ, vị trí
đầu ống cấp lắp đặt
nước lạnh. đường ống
-Xác định đúng cấp, thoát
vị trí lắp đặt nước và
đường ống trong đường dây
tường và đường điện trong
điện lắp đặt tường.
trong tường -Không
-Mặt sàn phải kiểm tra độ
vuông góc với thẳng góc
tường tại vị trí giữa tường
lắp đặt tủ chậu và sàn để xử
lý trước khi
lắp đặt tủ
chậu.
4 Lắp đặt tủ Máy khoan, vít, nở, bút Tủ được lắp - Lấy dấu bị
chì, tuốc nơ vít, Livo, chắc chắn, đúng lệch.
thước dây, tủ vị trí, đảm bảo - Không bắt
yêu cầu kỹ thuật chặt vít để
cố định tủ
với tường.
- Mặt tủ
không nằm
ngang.

5 Lắp đặt chậu Tuốc nơ vít, bu lông, đai Chậu chắc chắn, -Cố định
ốc, silicon, máy khoan, xi lắp đặt đúng vị chậu lên tủ
phông thoát nước, băng trí không chặt,
dính, chậu nên khi sử
dụng chậu
62

bị xê dịch.
6 Lắp đặt vòi Vòi xả, van xả, vít, tuốc Vòi lắp đặt chắc - Lắp nhầm
nơ vít, băng tan, phụ kiện chắn, đảm bảo ống cấp
kèm theo,… các yêu cầu kỹ nước nóng
thuật với đầu ống
cấp nước
lạnh.
- Nước bị rò
rỉ qua vòi.
- Tay vặn bị
rơ.
7 Kiểm tra Tủ chậu chắc Không tiến
tổng thể và chắn, vòi xả hành vận
vận hành thử không bị rò rỉ, hành thử hết
hoạt động đúng các thiết bị
chế độ nóng
lạnh, van xả
hoạt động tốt
8 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu Biên bản Không kiểm
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập tra đầy đủ
công việc đúng quy định trước khi
tiến hành
nghiệm thu
63

Bài 4: Lắp đặt vòi cảm ứng xả nước tự động


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các loại vòi cảm ứng xả nước tự động, phụ kiện và phạm
vi ứng dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được vòi cảm ứng xả nước tự động, phụ kiện theo bản vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu vòi cảm ứng
- Vòi cảm ứng là thiết bị xả nước công nghệ mới tiết kiệm nước, tiết kiệm
năng lượng, thân thiện môi trường, tiện nghi, dễ sử dụng.
- Vòi cảm ứng phù hợp sử dụng nơi công cộng và trong gia đình.

Hình 4.1: Vòi cảm ứng


1.2. Một số hình ảnh vòi cảm ứng (hình 4.2, hình 4.3, hình 4.4, hình 4.5)
64

Hình 4.2

Hình 4.3
65

Hình 4.4

Hình 4.5
1.2. Cấu tạo vòi cảm ứng
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vòi cảm ứng của các hãng
khác nhau. Trong phạm vi tài liệu này xin giới thiệu vòi cảm ứng SH-F66.
66

Hình 4.6: Vòi cảm ứng

Hình 4.7: Sơ đồ cấu tạo vòi cảm ứng


1: Thân vòi 2: Chậu 3: Nguồn điện 4: Dây nguồn 5: Hộp pin 6: Hộp điều
khiển 7: Đầu ra van điện từ 8: Đầu vào van điện từ 9: Dây tín hiệu 10:
Gioăng cao su 11: Ốc định vị 12: Ống nối mềm 13: Van điều áp 14:
Nguồn nước
67

Hình 4.8: Sơ đồ cấu tạo vòi cảm ứng


15: Van điều chỉnh nóng lạnh 16: Đầu ra lắp vào van điện từ
17: Nguồn cấp nước nóng 18: Nguồn cấp nước lạnh
- Thông số kỹ thuật của vòi cảm ứng:
+ Điện áp: 6V-4 pin AA, Alkaline, 220V-50/60Hz
+ Công suất tiêu thụ khi hoạt động: P0= 6W
+ Công suất chờ: PS= 0,5W
+ Áp lực nước cấp: 0,7-7,6Kgf/Cm2
+ Nhiệt độ nước 50C đến 500C
+ Thời gian xác thực: 0,5s khi sử dụng pin ở chế độ bình thường; 2,2s khi
sử dụng pin ở chế độ tiết kiệm năng lượng
+ Thời gian ngắt: 1s
+ Nước sử dụng: Nguồn nước sạch không có cặn bẩn
+ Khoảng cách cảm ứng: 15 đến 20 cm (hình 4.9)
+ Nhiệt độ hoạt động: 00C – 500C
+ Kích thước thân vòi (D x C x R): 140 x 140 x58 mm
+ Kích thước hộp điều khiển (D x C x R): 120 x 80 x 90 mm
+ Trọng lượng: 0,6 kg
68

Hình 4.9: Khoảng cách vùng cảm ứng

- Một số phụ kiện của vòi:


+ Chân đế vòi: 01 cái (hình 4.10)

Hình 4.10
+ Van điều áp: 01 cái (hình 4.11)

Hình 4.11
+ Ống nối mềm dẫn nước: 02 cái (hình 4.12)

Hình 4.12
69

+ Ốc định vị: 01 cái (hình 4.13)

Hình 4.13
+ Van điều chỉnh nóng lạnh: 01 cái (hình 4.14)

Hình 4.14
+ Pin cho thiết bị: 04 viên (hình 4.15)

Hình 4.15
+ Vít nở: 04 cái (hình 4.16)

Hình 4.16

1.3. Chu trình hoạt động của vòi cảm ứng


- Khi ta đưa tay vào vúng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động xả nước. Khi ta đưa
tay ro khỏi vùng cảm ứng, sau 1 giây thiết bị sẽ tự động ngắt nước. Khoảng thời
gian 1 giây cộng thêm để đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục trong quá trình
sử dụng.
70

- Nếu ta để tay liên tục trong vùng cảm ứng 60 giây, thiết bị sẽ tự động
ngắt nước. Để tiếp tục sử dụng ta phải đưa tay ra khỏi vùng cảm ứng, sau đó đưa
tay lại để xác nhận. Đây là tính năng thông minh của vòi xả cảm ứng giúp tránh
phát hiện nhằm gây lãng phí.

Hình 4.17: Chu trình hoạt động vòi cảm ứng


1.4. Trình tự thực hiện
- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt chậu và vòi cảm ứng
xả tự động.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp để xác định loại chậu, loại vòi cảm ứng xả tự
động.
- Nghiên cứu hướng dẫn lắp đặt nắm vững các biện pháp kỹ thuật lắp đặt
cho các chi tiết cụ thể đối với từng chủng loại của vòi cảm ứng xả tự động .
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị, dụng cụ theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt vòi
cảm ứng xả tự động.
1.5. Một số sai phạm thường gặp
71

- Không nghiên cứu kỹ bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của loại vòi
cảm ứng cần lắp đặt do đó khi thực hiện lắp đặt không đúng quy trình.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu.
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
2.1. Một số thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để lắp đặt vòi cảm ứng

Đồng hồ vạn năng


Hình 4.18: Một số dụng cụ, thiết bị và vật liệu cần thiết cho lắp đặt vòi cảm ứng
2.2. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp đặt vòi cảm ứng để chuẩn
bị.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt vòi cảm ứng.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt vòi cảm ứng.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện, nước để phục vụ lắp đặt vòi cảm ứng.
2.3. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Không chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt.
72

3. Lắp đặt chậu rửa


3.1. Trình tự thao tác
- Đặt chậu lên tường và đánh dấu vị trí bắt gá.
- Vạch dấu hai đường chuẩn song song với nền để bắt vít nở.
- Ướm thử giá đỡ chậu vào vị trí hai đường chuẩn.
- Dùng bút chì lấy dấu vị trí lỗ sau đó khoan các lỗ 8 để bắt vít nở.
- Bắt nở vào lỗ vừa khoan, sau đó cố định giá đỡ chậu với tường bằng vít.
- Đặt chậu lên giá đỡ vừa được cố định vào tường, dùng livô điều chỉnh
sao cho chậu thăng bằng.
- Lắp đặt xi phông thải nước với chậu.
3.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lấy dấu sai vị trí.
- Chậu không ngang bằng.
4. Lắp thân vòi lên chậu
- Đặt thân vòi lên chậu (hình 4.19).
- Đặt gioăng cao su sau đó dùng ốc định vị để cố định vòi trên chậu (hình
4.20).

Hình 4.19
73

Hình 4.20
5. Lắp hộp điều khiển
- Lắp pin vào hộp điều khiển (hình 4.21).

Hình 4.21
- Ướm thử hộp điều khiển lên tường lấy dấu sau đó tiến hành khoan.
- Bắt nở lên tường sau đó bắt chặt hộp điều khiển lên tường bằng vít (hình
4.22).

Hình 4.22
74

5. Lắp van điều áp


- Lắp van điều áp vào nguồn nước (hình 4.23).

Hình 4.23
- Lắp ống nối mềm từ van điều áp đến đầu vào van điện từ (hình 4.24).

Hình 4.24

6. Lắp van điều chỉnh nóng lạnh


- Lắp van điều chỉnh nóng lạnh vào đầu van điện từ (hình 4.25).
75

Hình 4.25
- Lắp ống nối mềm vào van điều chỉnh nóng lạnh (hình 4.26).

Hình 4.26

7. Lắp đặt với nguồn cấp nước nóng, lạnh và nguồn điện
- Lắp van điều áp vào nguồn cấp nước lạnh (hình 4.27).

Hình 4.27
76

- Lắp ống nối mềm vào van điều áp và nguồn cấp nước nóng (hình 4.28).

Hình 4.28
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch của thiết bị.
- Cắm dây nguồn của thiết bị vào nguồn điện (hình 4.29).

Hình 4.29
8. Vận hành thử
8.1. Trình tự thao tác
- Kiểm tra tổng thể các công việc lắp đặt.
- Đưa tay vào vùng cảm ứng của vòi xem van cảm ứng có hoạt động hay
không (hình 4.30).
77

Hình 4.30
8.2. Một số sự cố thường gặp
- Đưa tay vào không có nước ra.
+ Nguyên nhân: có thể do chưa có nguồn điện và thiết bị hoặc chưa kết
nối thân vòi với hệ thống điều khiển.
+ Cách giải quyết: tiến hành kiểm tra lại nguồn nước, kết nối với nguồn
điện hoặc kết nối dây từ hộp điều khiển tới thân vòi.
- Thiết bị hoạt động liên tục không ngắt.
+ Nguyên nhân: do có vật cản trong phạm vi cảm ứng của thiết bị.
+ Cách giải quyết: tiến hành di chuyển vật cản ra khỏi vùng cảm ứng.
9. Bảo trì và sử dụng an toàn van cảm ứng
9.1. Bảo trì van cảm ứng
- Sau một thời gian sử dụng, hoạt động trong môi trường ẩm và nhiều bụi
bẩn, vỏ của than vòi van cảm ứng có thể bị bám bẩn bởi các tác nhân này. Vì
vậy cần thiết phải vệ sinh thân vòi để thiết bị luôn sạch sẽ.
- Qua thời gian sử dụng, nếu ta quan sát thấy nước xả có chiều hướng yếu
đi hoặc van có hiện tượng rò rỉ nước, có nghĩa là thiêt bị phải được vệ sinh van
điện từ. Việc vệ sinh van điện từ cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như sau:
+ Bước 1: Ngắt nguồn điện của thiết bị, khóa van cấp nước vào thiết bị.
+ Bước 2: Tháo ống cấp nước gắn vào van điện từ.
+ Bước 3: Lấy lưới lọc gắn trên van điện từ để vệ sinh.
+ Bước 4: Cho nước xả qua van để lấy hết cặn bẩn ra ngoài, có thể cho xả
lần lượt từ hai chiều, tránh để nước dội vào hộp điều khiển của thiết bị.
+ Bước 5: Lắp van điện từ trở lại và kiểm tra hoạt động của van cảm ứng.
Trường hợp có dị vật lớn lọt vào trong van mà việc vệ sinh như trên
không thể đẩy ra ngoài được, khi đó sẽ phải tháo rời van điện từ ra vệ sinh.
- Thay pin cho thiết bị: Khi đèn báo trong hộp cảm ứng nháy 2 giây 1 lần
thì đã đến thời điểm thay pin cho van cảm ứng. Van cảm ứng sử dụng 4 pin
78

Alkaline kiểu AA 1,5V không bị chảy nước. Việc sử dụng loại pin không đúng
chủng loại có thể giảm thời gian hoạt động cũng như làm hỏng thiết bị.
9.2. Biện pháp sử dụng an toàn van cảm ứng
- Không để thiết bị bị sốc điện, hoặc sử dụng điện áp cao hơn điện áp quy
định trong phần thông số kỹ thuật của vòi cảm ứng (hình 4.31).

Hình 4.31
- Cắt nguồn điện trước khi lắp đặt, tháo dỡ hoặc sửa chữa thiết bị (hình
4.32)

Hình 4.32
- Không lau chùi van cảm ứng bằng các hóa chất ăn mòn (hình 4.33).

Hình 4.33
- Không để thiết bị ở nơi có nhiệt độ quá cao (hình 4.34).
79

Hình 4.34
- Không tháo, mở thiết bị khi không cần thiết (hình 4.35).

Hình 4.35
10. Nghiệm thu kết thúc công việc
10.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Tham khảo mục 9.1 bài 1.
10.2. Trình tự thực hiện
- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) vòi
cảm ứng với thiết kế được duyệt.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ vòi cảm ứng.
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường và phòng
chống cháy nổ.
- Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
80

sai phạm
thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hướng dẫn -Nắm chắc quy -Xác định
bản vẽ lắp đặt chậu, hướng dẫn trình lắp đặt vòi thiếu vật tư
lắp đặt vòi, bút, giấy, cảm ứng
máy tính cầm tay -Xác định đúng,
đầy đủ vật tư, để
lắp đặt tủ chậu
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: cờ lê điều tư, thiết bị đầy thiếu dụng
thiết bị, vật chỉnh, tuốc nơ vít, Li vô, đủ, đúng chủng cụ, vật tư
tư bút chì, máy khoan cầm loại
tay, đồng hồ vạn năng …
-Vật tư: băng tan,
silincon, bu lông, đai ốc,
vít, nở, gioăng cao su, …
- Thiết bị: chậu rửa, vòi
cảm ứng và phụ kiện kèm
theo
3 Lắp đặt chậu Livô, sơ đồ lắp đặt hệ Chậu rửa được -Lấy dấu sai
rửa thống cấp nước trong lắp đặt chắc vị trí.
nhà, bút chì, thước thẳng, chắn, đúng vị trí -Chậu
khoan, vít, nở, chậu rửa, và ngang bằng không
xi phông nước thải ngang bằng.
4 Lắp thân vòi Gioăng cao su, ốc định Thân vòi được -Thân vòi bị
lên chậu vị, thân vòi cảm ứng cố định chắc lỏng, rò rỉ
chắn trên chậu nước qua lỗ
rửa
5 Lắp van điều Van điều áp, ống mềm, -Van điều áp lắp - Đầu nối
áp băng tan đặt đúng vị trí. với nguồn
-Các đầu nối nước bị rò rỉ
đảm bảo chắc
chắn, không rò
rỉ nước
6 Lắp van điều Van điều chỉnh nóng Các đầu nối -Đầu nối bị
chỉnh nóng lạnh, ống mềm, băng tan đảm bảo chắc rò rỉ nước
lạnh chắn, không rò
rỉ nước
7 Lắp đặt với Băng tan, cờ lê điề chỉnh Các đầu nối -Đầu nối bị
81

nguồn cấp đảm bảo chắc rò rỉ nước


nước nóng, chắn, không rò
lạnh và rỉ nước
nguồn điện
8 Vận hành Nguồn nước Vòi cảm ứng -Không có
thử làm việc đúng nước ra.
chu trình -Thiết bị
hoạt động
liên tục
không ngắt.
9 Bảo trì và sử Mỏ lết, cờ lê điều chỉnh, Bảo trì đúng Không thực
dụng an toàn kìm quy trình hiện đúng
van cảm ứng quy trình
khi bảo trì
thiết bị
10 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu Biên bản Không kiểm
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập tra đầy đủ
công việc đúng quy định trước khi
tiến hành
nghiệm thu
82

Bài 5: Lắp đặt van cảm ứng tiểu nam xả nước tự động
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các loại van cảm ứng tiểu nam xả nước tự động, phụ kiện
và phạm vi ứng dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được van cảm ứng tiểu nam xả nước tự động, phụ kiện theo bản
vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu thiết bị
- Van cảm ứng tiểu nam hoạt động bằng công nghệ cảm ứng hồng ngoại.
Khi người sử dụng ở trong vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động xả nước để làm
sạch bồn tiểu. Khả năng tự động của thiết bị mang lại sự tiện nghi, tiết kiệm
nước và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
- Van cảm ứng tiểu nam thay thế được các van xả đang sử dụng hoặc lắp
đặt cho các công trình mới mà không cần đi đường điện. Van cảm ứng tiểu nam
thích hợp sử dụng tại các khách sạn, quán cà phê, nhà hàng, trung tâm thương
mại, sân bay, nhà ga, các khu vệ sinh công cộng ...

Hình 5.1: Van cảm ứng tiểu nam


1.2. Cấu tạo của van cảm ứng tiểu nam :
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van cảm ứng tiểu nam của các
nhà sản xuất khác nhau. Trong tài liệu này xin giới thiệu van cảm ứng SH-S8.
Thiết bị bao gồm:
- Van điện từ 6V : 01 cái (hình 5.2).
83

Hình 5.2
- Bộ ống phụ kiện: 01 bộ (hình 5.3).

Hình 5.3
- Hộp pin: 6V – gồm 4 Pin AA Alkaline Battery (hình 5.4).

Hình 5.4
- Vít nở bắt tường: 4 vít và nở (hình 5.5).

Hình 5.5
- Đặc tính kỹ thuật của van cảm ứng:
Điện áp 6V - 4 Pin AA Alkaline Battery, Thời gian sử dụng 3
năm với 100 lần sử dụng 1 ngày
Chế độ tự xả tráng 12 giờ/lần nếu không sử dụng
84

Áp lực nước cấp 0,7 - 7,6 Kgf/cm2


Nhiệt độ nước Nước được sử dụng trong khoảng 50C - 500C
Nước sử dụng Nguồn nước sạch không có cặn bẩn
Lượng nước tiêu thụ 2 ~ 3 lít cho mỗi lần sử dụng
Thời gian xả ướt 3s
Thời gian xả sạch 8s
Thời gian tự động xả ướt 8s
Khoảng cách cảm ứng Thiết bị có khả năng phát hiện người sử dụng trong phạm
vi từ 40 cm đến 80 cm tùy thuộc vào chế độ cấu hình.
Nhiệt độ hoạt động 00C - 500C
Kích thước (DxCxR) 103 x 162 x 82mm
Trọng lượng 0,8 kg
Báo hết pin Đèn led chớp sáng 2 giây/lần

- Vùng cảm ứng từ 40-80 cm tùy theo điều kiện lắp đặt và nhu cầu sử dụng
(hình 5.6).

Hình 5.6: Vùng cảm ứng của van xả tự động


85

Bộ phận cảm
ứng hồng ngoại Đèn báo

Hình 5.7: Cấu tạo mặt ngoài van cảm ứng

Hình 5.8: Hình ảnh van cảm ứng âu tiểu nam sau khi lắp đặt xong
1.3. Chu trình hoạt động:
- Khi bộ phận cảm ứng hồng ngoại của thiết bị phát hiện được người sử
dụng đang đứng trước thiết bị trong phạm vi 40cm - 80cm (tuỳ chỉnh), thiết bị sẽ
tính khoảng thời gian xác lập là khoảng 3 giây, là khoảng thời gian người sử
dụng đã ổn định, tránh trường hợp phát hiện nhầm. Sau khoảng thời gian xác
lập, thiết bị sẽ xả ướt bồn tiểu, thời gian xả ướt là từ 3 giây.
- Khi phát hiện người sử dụng đã ra khỏi vùng cảm ứng của thiết bị, thiết
bị sẽ tiếp tục xả sạch bồn tiểu trong khoảng thời gian là từ 8 giây. Trong vòng 45
giây tiếp theo nếu thiết bị phát hiện tiếp được người sử dụng khác, thì thiết bị chỉ
thực hiện xả sạch bồn tiểu 8 giây sau khi phát hiện người sử dụng đã ra ngoài
vùng cảm ứng.
- Nếu ngoài 45 giây tính từ lần sử dụng cuối cùng, thiết bị không phát hiện
được bất cứ lần sử dụng nào, thiết bị sẽ tự động trở lại quy trình như ban đầu.
Đây là một tính năng thông minh của thiết bị, giúp tiết kiệm nước trong quá
trình sử dụng. Sau 8 giờ tính từ lần sử dụng cuối cùng, thiết bị không phát hiện
được bất cứ lần sử dụng nào, thiết bị sẽ tự động xả tráng bồn tiểu 3 giây. Đây là
một tính năng thông minh giúp bồn tiểu luôn sạch sẽ tuyệt đối.
86

Hình 5.9 : Chu trình hoạt động của âu tiểu tự động xả nước

1.4. Kích thước lắp đặt van cảm ứng âu tiểu nam
87

Hình 5.10 : Sơ đồ lắp đặt âu tiểu và van cảm ứng


1.5. Trình tự thao tác:
- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt âu tiểu nam.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp đặt để xác định loại âu tiểu, loại van cảm ứng xả
tự động.
- Nghiên cứu hướng dẫn lắp đặt nắm vững các biện pháp kỹ thuật lắp đặt
cho các chi tiết cụ thể đối với từng chủng loại của van cảm ứng tự động xả nước
.

- Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt van xả tự
động âu tiểu nam.
1.6. Một số sai phạm thường gặp
- Không nghiên cứu kỹ bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của loại vòi
cảm ứng cần lắp đặt do đó khi thực hiện lắp đặt không đúng quy trình.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu.
88

2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư


2.1. Một số thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để lắp đặt van xả cảm ứng âu
tiểu nam (hình 5.11)

Đồng hồ vạn năng

Thước vuông Quả dọi


Hình 5.11
2.2. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp đặt van cảm ứng âu tiểu
nam để chuẩn bị.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt van cảm ứng âu tiểu nam.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện, nước để phục vụ lắp đặt âu tiểu nam xả
nước tự động.
2.3. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Không chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt.
89

3. Lắp đặt thiết bị lên tường


3.1. Trình tự thực hiện
- Dùng tô vít tháo rời nắp trước và nắp sau của van xả (hình 5.12)

Hình 5.12
- Dùng thước đo, định vị vị trí của van xả phía trên âu tiểu.
- Dùng dây dọi định tâm của vị trí lắp đặt van xả.
- Đặt nắp sau của van xả vào tâm và lấy dấu vị trí bắt vít định vị trên
tường.
- Khoan lỗ theo vị trí đã lấy dấu.
- Đóng nở và bắt vít cố định nắp sau của van xả lên tường.

Hình 5.13: Lấy dấu và khoan lỗ


90

Hình 5.14: Định vị nắp sau lên tường


4. Lắp thiết bị điện từ vào nguồn cấp nước
- Lắp van điện điện từ vào nguồn cấp nước (hình 5.15).

Hình 5.15
- Lắp ống dẫn nước vào van điện từ (hình 5.16).
Chú ý: sử dụng băng keo cao su non quấn chặt đảm bảo nước không bị rò
rỉ.
91

Hình 5.16
5. Đấu nối điện
- Lắp hộp pin lên mặt nắp sau của van xả (hình 5.17).

Hình 5.17
- Kết nối dây nguồn pin và dây van điện từ (hình 5.18).
92

Hình 5.18
6. Lắp hoàn thiện nắp mặt trước vào mặt sau van xả
- Cài mặt trước vào mặt sau theo đúng khớp, cá định sẵn (hình 5.19).

Hình 5.19
93

- Dùng tô vít bắt vít đáy cố định nắp mặt trước và mặt sau (hình 5.20).

Hình 5.20

7. Vận hành thử van xả tự động


7.1. Các bước sử dụng van xả tự động

Hình 5.21: Các bước sử dụng van xả tự động âu tiểu nam


- Người sử dụng vào vùng cảm ứng của thiết bị (trong vòng 50cm kể từ
mặt trước) thì đèn báo sẽ nháy sáng, báo hiệu đã phát hiện ra người sử dụng.
- Sau khoảng thời gian 3 giây, nếu vẫn phát hiện được người sử dụng
phía trước, thiết bị sẽ tự động mở van xả nước trong khoảng thời gian 3 giây để
xả ướt bồn tiểu. Trong vòng 45 giây kể từ lần xả này, nếu có người sử dụng vào
thiết bị sẽ không thực hiện thao tác xả ướt này nữa. Đây là tính năng thông minh
giúp tiết kiệm nước.
- Thiết bị sẽ chờ cho tới khi người sử dụng ra khỏi vùng cảm ứng, sau đó
thiết bị sẽ tự động xả sạch bồn tiểu trong khoảng thời gian 8 giây.
8.2. Một số hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Thiết bị không mở -Van xả lắp ngược chiều -Kiểm tra, lắp lại van
94

nước hoặc không -Chưa kết nối van điện từ -Kiểm tra, kết nối van với
ngắt nước với bộ điều khiển bộ điều khiển
- Nước có nhiều cặn bẩn -Kiểm tra, tháo van điện từ
rửa sạch cặn
Đèn nháy sáng -Có vật cản trong phạm vi -Di chuyển vật cản khỏi
hoặc thiết bị hoạt cảm ứng của thiết bị vùng cảm ứng
động không chính -Đối diện trong phạm vi -Di chuyển gương sang vị trí
xác 2,5m có gương khác vì nó làm phản xạ tín
hiệu hồng ngoại

8. Nghiệm thu kết thúc công việc


8.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Thực hiện theo mẫu như mục 9.1, Bài 1.
8.2. Trình tự thực hiện
+ Kiểm tra hiện trường
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) van
cảm ứng âu tiểu nam xả tự động với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ van cảm ứng âu
tiểu nam xả nước tự động.
+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ.
+Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
sai phạm
thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi -Xác định đúng -Xác định
bản vẽ công, hồ sơ van xả tự vị trí lắp đặt van thiếu vật tư
động âu tiểu nam, bút, xả tự động
giấy, máy tính cầm tay -Xác định đúng,
95

đầy đủ vật tư, để


lắp đặt van xả tự
động
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật tư -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: cờ lê điều đầy đủ, đúng thiếu dụng
thiết bị, vật chỉnh, mỏ lết, kìm, tuốc chủng loại cụ, vật tư
tư nơ vít, dụng cụ cắt ống,
ni vô, dây, quả dọi, thước
thẳng, ê ke, vạch dấu,
máy khoan cầm tay, đồng
hồ vạn năng …
-Vật tư: băng tan, vít, nở,
băng dính điện, dây điện,

-Van cảm ứng và phụ
kiện kèm theo
3 Định vị thiết Máy khoan cầm tay, tô Thiết bị được -Tháo nắp
bị lên tường vít, vít, nở, quả dọi, hộp định vị đúng vị thiết bị bị
vỏ van cảm ứng trí, thẳng tâm, vỡ cá.
thẳng góc và -Lấy dấu
chắc chắn không chính
xác.
-Bắt vít
không chắc
chắn lên
tường
4 Lắp van điện Băng tan, ống xả, van Mối nối chắc Mối nối bị
từ vào nguồn điện từ chắn, không rò rò rỉ nước
cấp nước rỉ nước
5 Đấu nối điện Hộp pin Đấu nối đúng Đấu sai đầu
đầu dây dây
6 Lắp hoàn Tô vít, vít Mặt trước và Mặt trước
thiện nắp sau ăn khớp với và sau bị
mặt trước nhau lệch
vào mặt sau
van xả
7 Vận hành Nguồn nước Van xả tự động Van xả làm
thử van xả tự làm việc theo việc không
động đúng các thông đúng các
số kỹ thuật thông số kỹ
96

thuật
8 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu -Biên bản -Không
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập kiểm tra đầy
công việc đúng quy định đủ trước khi
tiến hành
nghiệm thu
97

Bài 6: Lắp đặt bồn cầu treo tường


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được loại bồn cầu treo tường, phụ kiện và phạm vi ứng dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được bồn cầu treo tường, phụ kiện theo bản vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu bồn cầu treo tường
- Bồn cầu treo tường là loại bồn cầu được gắn lên tường, cách ly khỏi mặt
đất. Bình chứa, ống dẫn và thoát nước đều được đặt âm trong tường. Hệ thống
khung chịu lực đảm bảo sản phẩm được treo chắc chắn và có khả năng chịu lực
cao.

Hình 6.1: Bồn cầu treo tường


- Bồn cầu treo tường chiếm ít diện tích do đó chúng là giải pháp tốt cho
phòng tắm nhỏ. Bên cạnh việc tiết kiệm không gian, với bình nước treo âm trong
tường, sản phẩm còn mang đến hiệu ứng về mặt thẩm mỹ cho phòng tắm.
98

- Một ưu điểm nổi bật của chiếc bồn cầu treo tường là dễ làm sạch vì nó
được treo trực tiếp lên tường, không tiếp xúc với sàn nhà tắm. Do đó, ta có thể
cọ rửa khu vực bên dưới bồn cầu mà không phải lo lắng nhiều về những vết rạn
nứt, nơi vi khuẩn và bụi bẩn có thể bám vào.
- Ngoài ra, bồn cầu treo tường còn cho phép người dùng điều chỉnh chiều
cao của bệ ngồi. Cộng nghệ xả xoáy mạnh và ống thoát nước được thiết kế rộng
hơn sẽ giúp tiết kiệm nước đồng thời đảm bảo yếu tố vệ sinh cho phòng tắm.
1.2. Cấu tạo bồn cầu
- Trên thị trường có nhiều loại bồn cầu treo tường của các hãng sản xuất
khác nhau. Trong phạm vi tài liệu này xin giới thiệu loại bồn cầu C-23PV.
- Bộ sản phẩm C-23PV bao gồm các danh mục sau:
+ Thân bàn cầu C-23P.
+ Nắp Seat & Cover CF-39VSAK
+ Bộ phụ kiện bắt tường DTF-23P (Bao gồm ống nối và nút nhấn)
+ Bàn cầu Két Nước Âm Tường GC – 23PVN
- Đặc tính kỹ thuật:
+ Công nghệ chống khuẩn PROGUARD.
+ Bàn cầu treo tường thoát ngang.
+ Kiểu xả nút nhấn trên tường.
+ Tiết kiệm nước với 2 mức xả: Xả đại 6.5L, xả tiểu 3.0L.
+ Điều kiện áp lực nước cấp: 0.07~0.76 Mpa.
+ Đường kính ống cấp nước Ø21.
+ Kiểu xả xoáy, nắp đóng êm.

Sàn nhà
tắm

Hình 6.2: Sơ đồ lắp đặt bồn cầu treo tường


99

1.3. Kích thước lắp đặt bồn cầu treo tường

Hình 6.2: Bản vẽ lắp bồn cầu C-23PV


1.4. Trình tự thao tác
- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt bồn cầu treo tường.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp để xác định loại bệ xí, nắm vững các biện pháp
kỹ thuật lắp đặt cho các chi tiết cụ thể.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt bồn cầu treo
tường.
1.5. Một số sai phạm thường gặp
- Không nghiên cứu kỹ bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của loại bồn
cầu treo tường cần lắp đặt do đó khi thực hiện lắp đặt không đúng quy trình.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu.
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
2.1. Một số thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để lắp đặt bồn cầu treo tường
(hình 6.3).

Quả dọi
100

Thước vuông Dụng cụ hàn ống nhựa nhiệt Dao cắt ống
Hình 6.3
2.2. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp đặt bồn cầu treo tường.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt bồn cầu treo tường.
+ Các dụng cụ chủ yếu là: cờ lê, mỏ lết, kìm, tuốc nơ vít, dụng cụ cắt ống,
ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay.
+ Vật tư, thiết bị chủ yếu là: băng tan, dây điện, keo, silincon, bu lông, đai
ốc, băng dính điện, vít, nở, ống cấp nước, ống thoát nước, thân bồn cầu, nắp bồn
cầu, bộ phụ kiện bắt tường.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt bồn cầu treo tường.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện, nước để phục vụ lắp đặt bồn cầu treo
tường.
2.3. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Không chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt.
3. Lắp đặt giá đỡ
3.1. Trình tự thực hiện
- Toàn bộ giá đỡ được lắp đặt âm tường.
- Dùng vít và bu lông lắp dựng giá đỡ (hình 6.4).
- Dùng thước và quả dọi xác định đường tâm lắp đặt giá đỡ, đo và vạch
dấu theo kích thước của giá đỡ sau đó tiến hành khoan lỗ trên tường và trên sàn
(hình 6.5).
- Bắt vít, đai ốc để bắt giá đỡ tại các vị trí A, B lên tường và lên sàn (hình
6.6).
- Dùng livo cân chỉnh ngang bằng, thẳng đứng của phụ kiện bắt tường sau
đó mới tiến hành bắt chặt cố định giá đỡ (hình 6.7).
101

Hình 6.4

Hình 6.5
102

Hình 6.6

Hình 6.7
3.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lấy dấu không chính xác.
- Cố định giá đỡ không chắc chắn.
- Giá đỡ bị lệch, không thẳng đứng, không ngang bằng.
103

4. Lắp đặt ống thải nước


- Lắp vòng đệm trên vào phía dưới của giá đỡ (hình 6.8).

Hình 6.8
- Đưa ống thải vào vị trí, dùng tô vít bắt chặt ống thải bằng vòng bao thép
vào giá đỡ (hình 6.9).

Hình 6.9
- Đo và vạch dấu để khoan lỗ bắt bu lông chờ để lắp đặt bệt (hình 6.10).
104

Hình 6.10
- Lắp bu lông chờ vào giá đỡ (hình 6.11).

Hình 6.11
- Lắp đặt nắp bảo vệ bao ngoài đường ống để tránh rác, đất, cát … rơi vào
đường ống (hình 6.12).
105

Hình 6.12
4.2. Một số sai phạm thường gặp
- Ống nước thải bị lệch, không chắc chắn.
- Lấy dấu sai kích thước lắp đặt bu lông.
- Không lắp nắp bảo vệ cho đường ống nước thải và đường ống nước cấp.
5. Lắp đặt ống cấp nước
5.1. Trình tự thực hiện
- Kiểm tra đường ống xem có rác, đất, cát hay không bằng cách xả nước
ra ngoài một lúc. Không sử dụng ống mềm hay dây cấp để nối với van cấp nước.
- Mở nắp tank để lắp đặt ống cấp nước (hình 6.13).
- Lắp van điều tiết với đường ống cấp nước (hình 6.14).
- Cố định đường ống cấp nước trên tank (hình 6.15).
- Hoàn thành việc lắp đặt đường ống cấp nước vào tank (hình 6.16).
106

Hình 6.13

Hình 6.14
107

Hình 6.15

Hình 6.16
5.2. Một số sai phạm thường gặp
- Xác định sai kích thước lắp ống.
- Không kiểm tra đường ống trước khi tiến hành lắp đặt.
- Mối nối bị rò rỉ nước.
108

6. Hoàn thiện lắp đặt giá đỡ


6.1. Trình tự thực hiện
- Cố định nắp bảo vệ nút nhấn (hình 6.17).

Hình 6.17
-Cấp nước đầy tank, để 12 tiếng xem có bị rò rỉ hay không.
-Trát vữa xung quanh giá đỡ, dùng gạch ốp tường ốp bên ngoài (hình
6.18).

Hình 6.18
109

- Hoàn thiện phần lắp đặt giá đỡ (hình 6.19).

Hình 6.19
6.2. Một số sai phạm thường gặp
- Cố định nắp bảo vệ nút nhấn không chắc chắn.
- Khi ốp lát khe hở của nắp bảo vệ nút nhấn quá rộng làm cho bệ mặt bị
xấu.
7. Lắp đặt thân bồn cầu
7.1. Trình tự lắp đặt
- Đưa ống nối vào lỗ chờ thoát nước và lỗ chờ cấp nước từ tank (hình
6.20)
- Đo và vạch dấu sát mép tường (hình 6.21).
- Đưa ống nối vào lỗ chờ cấp nước và thoát nước của bệ xí (hình 6.22).
110

Hình 6.20

Hình 6.21

Hình 6.22
111

- Đo vạch dấu sát mép bệt (hình 6.23)

Hình 6.23
- Cưa bỏ đi phần ống còn dư (hình 6.24).

Hình 6.24
-Làm sạch ba via tại đầu ống nối sau khi cắt (6.25).
- Bôi keo dính nhựa vào các đầu chờ của ống nước thải và ống nước cấp
(hình 6.26).
-Lắp ống kết nối với ống thải trên ống chờ thải, lắp ống kết nối với ống
cấp nước từ tank với thân bồn cầu (hình 6.27).
112

Hình 6.25

Hình 6.26

Hình 6.27
- Đưa bồn cầu vào vị trí, dùng Livo để điều chỉnh ngang bằng của mặt
bồn cầu sau đó cố định bồn cầu bằng bu lông (hình 6.28).

Hình 6.28
7.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lấy dấu không chính xác nên khi lắp bồn cầu vào vị trí sẽ không sát
tường do dôi dư khi cắt ống.
113

- Bồn cầu cố định vào tường không chắc chắn.


- Bồn cầu không ngang bằng.
8. Lắp đặt bảng nút nhấn
8.1. Trình tự thực hiện
- Tháo nắp bảo vệ bảng nút nhấn (hình 6.29).

Hình 6.29
- Cắt bỏ phần thừa và lau sạch bề mặt nút nhấn (hình 6.30).

Hình 6.30
- Lắp chân điều chỉnh bảng nút nhấn (hình 6.31), trong trường hợp chân
điều chỉnh còn dư thì cắt bỏ phần dư thừa đó (hình 6.32).

Hình 6.31
114

Hình 6.32
- Cài cố định bảng nút nhấn vào tank (hình 6.33).

Hình 6.33
8.2. Một số sai phạm thường gặp
- Tháo bảng nút nhấn không đúng quy trình nên làm gãy cá.
- Cắt bỏ phần thừa chân điều chỉnh không chính xác nên khi lắp bẳng nút
nhấn không ăn khớp.
9. Lắp đặt bệ ngồi
- Lần lượt lắp gioăng, bu lông và đai ốc, bắt chặt bệ ngồi với thân bồn
(hình 6.34).
115

Hình 6.34
10. Vận hành thử
10.1. Trình tự thực hiện
- Mở khóa chặn nước cấp nước đầy cho tank.
- Nhấn nút nhấn xả đại để kiểm tra, mức xả đại là 6 lít.
- Nhấn nút nhấn xả tiểu để kiểm tra, mức xả tiểu là 3 lít.
10.2. Một số lưu ý khi sử dụng bồn cầu
- Khi lượng nước chảy ra quá ít thì kiểm tra áp lực nguồn nước có bình
thường không, đường nước có bị tắc không.
- Không được cho các đồ dễ làm tắc như giấy báo, bỉm, băng vệ sinh vào
trong bệt, khi bị tắc lập tức dùng máy hút để xử lý hoặc mời nhân viên chuyên
môn đến để xử lý.
- Không được trèo lên nắp bàn cầu. Làm như vậy có thể gây hư hỏng cho
bồn cầu và nắp nhựa. Bồn cầu này chịu được tải trọng 400kg
- Không sử dụng các chất tẩy rửa vệ sinh có nồng độ cao (Chất tẩy rửa
toilet, chất tẩy rửa sàn nhà, chất tẩy trắng, benzene, sơn loãng, bột tẩy sạch...)
11. Nghiệm thu kết thúc công việc
11.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Thực hiện theo mẫu như mục 9.1, Bài 1.
11.2.Trình tự thực hiện
+ Kiểm tra hiện trường
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) bồn
cầu treo tường với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ bồn cầu treo tường.
116

+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ.
+Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
sai phạm
thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi -Xác định đúng -Không
bản vẽ công, hồ sơ bồn cầu treo vị trí lắp đặt bồn nghiên cứu
tường, bút, giấy, máy tính cầu treo tường kỹ bản vẽ
cầm tay -Xác định đúng, và hướng
đầy đủ vật tư, để dẫn lắp đặt
lắp đặt bồn cầu chi tiết của
treo tường loại bồn cầu
treo tường
cần lắp đặt .
-Lập bảng
kê vật tư,
thiết bị
thiếu.
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật tư -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: Cờ lê, mỏ lết, đầy đủ, đúng không đầy
thiết bị, vật kìm, tuốc nơ vít, dụng cụ chủng loại đủ thiết bị,
tư cắt ống, ni vô, dây, quả dụng cụ, vật
dọi, thước dây, ê ke, vạch tư.
dấu, máy khoan cầm tay, -Không
… chuẩn bị tốt
-Vật tư: ống PE, băng mặt bằng để
tan, vít, nở, bu lông, đai lắp đặt.
ốc
3 Lắp đặt giá Máy khoan cầm tay, vít, Giá đỡ chắc -Lấy dấu
đỡ nở, giá đỡ, thước, quả chắn, thẳng không chính
dọi, livo đứng và ngang xác.
bằng
117

-Cố định giá


đỡ không
chắc chắn.
-Giá đỡ bị
lệch, không
thẳng đứng,
không
ngang bằng.
4 Lắp đặt ống Máy khoan cầm tay, tô Ống thải cố định -Ống nước
thải nước vít, vít chắc chắn, đúng thải bị lệch,
vị trí không chắc
chắn.
-Lấy dấu sai
kích thước
lắp đặt bu
lông.
-Không lắp
nắp bảo vệ
cho đường
ống nước
thải và
đường ống
nước cấp.
5 Lắp đặt ống Băng tan, ống ren, van Mối nối chắc -Xác định
cấp nước điều chỉnh, van khóa chắn, không rò sai kích
rỉ nước thước lắp
ống.
-Không
kiểm tra
đường ống
trước khi
tiến hành
lắp đặt.
-Mối nối bị
rò rỉ nước.
6 Hoàn thiện Tô vít Giá đỡ đảm bảo -Cố định
giá đỡ ổn định nắp bảo vệ
nút nhấn
không chắc
chắn.
118

7 Lắp đặt thân Tô vít, dụng cụ cắt ống, -Thân bồn cầu -Bồn cầu cố
bồn cầu băng tan, keo, ống nối, bu cố định chắc định vào
lông, đai ốc chắn, ngang tường
bằng không chắc
-Mối nối không chắn.
rò rỉ nước -Bồn cầu
không
ngang bằng.
8 Lắp đặt bảng Tô vít, dụng cụ cắt ống, Nút nhấn không -Gãy cá
nút nhấn băng tan bị rò rỉ nước bảng gắn
nút nhấn
9 Lắp đặt bệ Bu lông, đai ốc, đệm cao Bệ ngồi lắp đặc Bệ ngồi
ngồi su, đệm nhựa, cờ lê điều chắc chắn, đảm không chắc
chỉnh, kìm bảo các yêu cầu chắn
kỹ thuật
10 Vận hành Nguồn nước Đảm bảo xả Lượng nước
thử nước đúng định xả ra ít
mức theo tiêu
chuẩn
11 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu Biên bản -Không
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập kiểm tra đầy
công việc đúng quy định đủ trước khi
tiến hành
nghiệm thu
119

Bài 7: Lắp đặt bồn cầu thông minh Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được loại bồn cầu thông minh, phụ kiện và phạm vi ứng dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được bồn cầu thông minh, phụ kiện theo bản vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu bồn cầu thông minh
- Bồn cầu thông minh là sản phẩm điển hình nhất trong cuộc sống khỏe
mạnh của thế hệ mới gồm các chức năng sau:
+ Chức năng rửa sạch: nước được làm ấm lên theo nhiệt độ cài đặt của
người dùng , nước phun tập trung và phun với áp suất nước khác nhau từ vòi
phun chuyên dùng để rửa sạch sau khi đi vệ sinh; đem lại sự thoải mái sạch sẽ
và tiện lợi, có tác dụng phòng ngừa bệnh tật nhất định.
+ Chức năng chuyên dùng cho phụ nữ: nước được làm ấm lên theo nhiệt
độ cài đặt của người dùng , nước phun theo diện rộng và nhẹ nhàng từ vòi phun
chuyên dùng để vệ sinh rửa sạch vùng kín, giúp bạn vệ sinh hằng ngày và càng
giúp bạn giữ được vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh, kiềm hãm sự
phát triển sinh sôi nảy nở của vi khuẩn, phòng ngừa những bệnh lây lan và
truyền nhiễm.
+ Chức năng sấy khô: luồng gió ấm áp đem lại cho bạn cảm giác thoải
mái khô ráo sau khi rửa sạch vùng mông. Nhiệt độ gió từ 40~60 oC, bạn có thể
tự do chỉnh sức gió, độ ấm của gió.
+ Bàn cầu gia nhiệt kháng khuẩn: bệ bàn cầu được làm từ nguyên liệu
cao su kháng khuẩn cao cấp, rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi
nảy nở, bồn cầu này áp dụng kỹ thuật nhiệt điện, làm ấm bệ ngồi bàn cầu, cho
dù khí hậu trời mát hay trời lạnh đều sử dụng một cách thoải mái.
+ Ngoài ra còn có một số chức năng khác như: chỉnh nhiệt độ nước, chỉnh
lượng nước phun rửa, chế khử mùi hôi, vòi phun tự động vệ sinh và hiển thị
nhiệt độ phòng.
120

Hình 7.1: Hình ảnh bồn cầu thông minh


1.2. Cấu tạo và sơ đồ lắp đặt bồn cầu thông minh
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bồn cầu thông minh của các
hãng sản xuất khác nhau. Trong phạm vi tài liệu này xin giới thiệu loại bồn cầu
thông minh
K-3900KR.
- Ngoài bàn cầu, nắp đậy đi kèm bồn cầu còn có các phụ kiện sau:
+ Đinh vít 5/16 "x 2-1/2" : 4 cái (hình 7.2).
+ Vít nở 5/16: 4 cái (hình 7.3).

Hình 7.2

Hình 7.3
121

+ Khối gắn: 2 khối (hình 7.4).

Hình 7.4
+ Núm nhựa: 2 cái (hình 7.5).

Hình 7.5
+ Vít 10 x 1-1/2″: 2 cái (hình 7.6).

Hình 7.6
+ Ống nối: 2 cái (hình 7.7).

Hình 7.7
- Hộp điều khiển từ xa bao gồm:
+ Chân đế (hình 7.8).

Hình 7.8
122

+ Bảng điều khiển từ xa (hình 7.9).

Hình 7.9
+ Dây điện cho chân đế: 01 cái.
+ Ăng ten FM: 01 cái.
+ Dây AUX : 01 cái.
+ Nở loại UX6x35: 02 cái (hình 7.10).

Hình 7.10
+ Nở loại 4.5x45DING: 02 cái (hình 7.11).

Hình 7.11
+ Ổ cắm: 01 cái.
+ Kẹp: 01 cái (hình 7.12).

Hình 7.12
1.3. Trình tự thao tác:
- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt bồn cầu thông minh.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp đặt để xác định loại bồn cầu, nắm vững các biện
pháp kỹ thuật lắp đặt cho các chi tiết cụ thể.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt bồn cầu thông
minh.
123

1.4. Một số sai phạm thường gặp


- Không nghiên cứu bản vẽ lắp đặt và hướng dẫn lắp đặt kèm theo thiết bị
nên khi lắp đặt không đúng quy trình.
- Lập bảng kê vật tư, dụng cụ, thiết bị thiếu.
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
2.1. Một số thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để lắp đặt bồn cầu thông
minh (hình 7.13).

Băng dính

Quả dọi

Tô vít các loại Tô vít cạnh vuông

Khoan và mũi khoan các loại

Đột
Kéo

Vòng gioăng
Cờ lê điều chỉnh
124

Bút chì

Dao

Kìm

Thước vuông
Dao cắt ống
Hình 7.13

2.2. Trình tự thực hiện


- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp đặt bồn cầu thông minh.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt.
+ Các dụng cụ chủ yếu là: cờ lê, mỏ lết, kìm, tuốc nơ vít, tô vít cạnh
vuông, dụng cụ cắt ống, livô, quả dọi, thước thẳng, ê ke, vạch dấu, máy khoan
cầm tay, dao, kéo, bút chì.
+ Vật tư, thiết bị chủ yếu là: băng tan, dây điện, keo, silincon, bu lông, đai
ốc, băng dính điện, vít, nở, ống cấp nước, ống thoát nước, thân bồn cầu, nắp bồn
cầu, băng dính, phụ kiện kèm theo thiết bị.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt bồn cầu thông minh.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện, nước để phục vụ lắp đặt.
2.3. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Không chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt.
125

3. Lắp đặt đường cấp nước và cấp điện


3.1. Trình tự thực hiện

Hình 7.14: Kích thước lắp đặt đường điện và đường nước qua sàn
- Chuẩn bị trước chỗ để dây cắm điện, nguồn cung cấp.
- Căn cứ kích thước lắp đặt vạch dấu vị trí để lắp đặt đường nước và
đường điện qua tường (hình 7.14).
- Khoan lỗ .
- Lắp đặt dây điện nguồn: luồn dây điện qua ống dẫn cáp trong tường để
nối với dây điện nguồn.
- Lắp đặt đường nước: khi lắp đặt các ống cung cấp, nối nó với nhà vệ
sinh trước, sau đó đến đầu nguuồn cung cấp. Vòi cung cấp nước dài 46 cm, ống
cung cấp nước phải có trước để lắp đặt.
- Lắp đặt nguồn cung cấp nước và đầu cung cấp sau đó xả nước để loại bỏ
các tạp chất trong ống.
- Lắp đặt đường điện: dùng loại dây 220V, 50Hz, 10A và ổ cắm tiếp đất,
loại ổ bảo vệ GFCI hoặc RCD, dài 142 cm phía sau nhà vệ sinh (hình 7.15)
- Lắp đặt Dây loa ngoài: nếu loa ngoài sẽ được sử dụng, lắp đặt các dây
loa với ổ cắm RCA được đặt ở cuối đường.
126

Hình 7.15
3.2. Một số chú ý về an toàn lao động
- Ngắt điện trước khi tiến hành lắp đặt.
- Các thiết bị điện phải được nối tiếp đất.
- Sử dụng đúng loại dây chuyên dụng để bảo vệ.
4. Lắp đặt bảng điều khiển
4.1. Trình tự lắp đặt
- Lấy dấu vị trí lắp đặt trên tường của bảng điện điều khiển từ xa, bộ cảm
biến
- Mở hộp có chứa các đồ điều khiển từ xa.
- Lấy các ốc vít nhỏ dưới cùng của chân đế.
- Cẩn thận lấy cái vỏ bằng cách đưa công cụ vào khe trên đỉnh đằng sau,
nhẹ nhàng nạy hai bên, đưa vỏ ra cho đến khi nó tách khỏi chân đế. (hình 7.16) .
127

Hình 7.16
- Cẩn thận tách vỏ.
- Đặt vỏ sang một bên.
- Để giấu đường điện ta nên cho đường điện qua đường dây mở đằng sau,
để lắp đặt đường thoát ta nối dây điện với đường day mở đằng sau (hình 7.17)

Hình 7.17

- Đặt chân đế vào Vị trí cần để và đánh dấu chỗ cho vít vào.
- Khoan lỗ thích hợp gắn tại các địa điểm bắt vít. Kích thước của lỗ sẽ
phụ thuộc vào vít nở, chất liệu tường, và yêu cầu lắp đặt.
- Nới lỏng các vít nơi các dây sẽ được kết nối, đưa dây nguồn vào chân đế
qua đường dây mở đằng sau hoặc đường dây mở bên dưới.
- Cho chân đế vào vị trí định đặt, sử dụng hai vít để bắt chân đế vào
tường.
- Cắt miếng thiếc (khoảng 2mm) ở cuối dây.
- Đưa đầu dây vào đúng điểm theo màu đã định, vặn chặt bằng vít để cho
dây được đúng chỗ, nối với ổ cắm của vỏ (hình 7.18).
- Chụp vỏ vào vị trí (hình 7.19).
- Lấy các ốc vít và gắn chặt vỏ với chân đế
128

Hình 7.18

Hình 7.19
4.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lấy dấu sai vị trí nên khi lắp đặt bảng điều khiển bị lệch.
- Đấu nối bảng điện không đúng sơ đồ đấu dây.
- Đấu dây bị lỏng.
- Bảng điều khiển không chắc chắn.
5. Xác định vị trí khối gắn
5.1. Chuẩn bị chỗ lắp đặt
- Cắt bên trong miếng vành dọc theo đường chấm chấm.
- Đặt miếng kê với các lỗ đã định vị lên miếng vành.
- Dùng băng dính dán chặt miếng kê vào sàn nhà (hình 7.20).
129

Hình 7.20

- Xác định vị trí phía trước của nhà vệ sinh trên miếng kê. Phải chắc chắn
rằng mặt trước của nhà vệ sinh phù hợp với các dấu hiệu trên miếng kê (hình
7.21).
- Xác định vị trí trái / phải của nhà vệ sinh bằng cách đánh dấu mờ lên
miếng kê.
- Cho vít vào các lỗ vít ở mỗi cạnh của nhà vệ sinh, đánh dấu bằng các
chữ cái A,B,C trên mỗi cạnh của nhà vệ sinh cũng như trên miếng kê.

Hình 7.21
130

5.2. Xác định vị trí khối gắn


- Đặt vị trí hộp hoặc vật liệu bảo vệ khác trên sàn ở phía trước của nhà vệ
sinh. Nghiêng nhà vệ sinh nhẹ nhàng về phía trước cho đến khi nó nằm trên bề
mặt phía trước (hình 7.22).
- Việc lắp đặt của khối gắn kết phải được đánh dấu trên miếng đế. Do
chênh lệch trong chiều rộng của các khối gắn, phải xác định chính xác vị trí cần
lắp đặt.
- Đo chiều rộng của khối, đánh dấu "A," ở phía bên trái của nhà vệ sinh.
- Từ chỗ đánh dấu bên ngoài của các khối, đo kích thước bên trong và
đánh dấu "A" trên đế, vẽ một đường nối các dấu trên mỗi dòng có nhãn "A".
- Đo chiều rộng của khối, đánh dấu "B", ở phía bên phải của nhà vệ sinh.
- Từ chỗ đánh dấu bên ngoài của các khối, đo kích thước bên trong và
đánh dấu "B" trên đế, vẽ một đường nối các dấu trên mỗi dòng có nhãn "B".

Hình 7.22

- Kích thước "C" là khoảng cách giữa các cạnh bên trong của các khối bên
phải và trái. Khoảng cách giữa các cạnh bên ngoài của các khối gắn kết nên có
hơi ít hơn so với kích thước "C".
131

- Khoảng cách giữa đường biên của các cạnh bên ngoài của khối gắn kết
và cạnh bên trong của các khối phải là 2 mm hoặc ít hơn, nếu không độ khỏe của
khối gắn kết sẽ bị tổn hại.
- Đo kích thước "C" trên đế, bắt đầu ở dòng bên trong.
- Đặt một khối gắn lên khu vực được chỉ định ở phía bên trái . Sắp xếp các
cạnh bên ngoài của khối gắn kết với dòng bên trong. Sau đó di chuyển song
song 2mm vào bên trong.
- Đưa một cây bút chì vào các lỗ hổng trong các khối gắn kết và đánh
dấu trung tâm của các lỗ sau khi định vị các khối gắn kết (hình 7.23).

Hình 7.23
- Chuyển các khối gắn kết.
- Đặt một khối gắn kết trong khu vực đã định ở phía bên phải của đế. Đặt
các cạnh bên ngoài của các khối gắn kết với dòng bên trong. Sau đó di chuyển
song song 2mm vào bên trong.
- Tại các vị trí giao nhau nơi đường trung tâm trong các khe đánh dấu trên
đế và đường bút chì trong các khối, khoan một lỗ 13mm nếu vít nở được sử
dụng, đặt mỗi chỗ một cái vít nở.
132

6. Lắp đặt các khối gắn và vòng gioăng


6.1. Trình tự thực hiện
- Lắp đặt các khối gắn lên trên các lỗ gắn.
- Đảm bảo mỗi một khối gắn kết có hai vít (hình 7.24).

Hình 7.24
- Đặt một chiếc roăng trên mặt vành.
- Kết nối lỗ cung cấp nước tới nhà vệ sinh.
- Lắp vòi cung cấp vào đầu nối nước nhà vệ sinh.
- Kẹp chắc chắn đường dẫn nước với đầu nối. Phải đảm bảo rằng phần
thừa ra của hai miếng vành được kẹp chắc chắn (hình 7.25).
133

Hình 7.25
6.2. Một số sai phạm thường gặp
- Khối gắn lắp đặt không chắc chắn.
- Đầu nối với lỗ cung cấp nước bị rò rỉ.
7. Lắp đặt hoàn chỉnh bồn cầu
7.1. Trình tự thực hiện
- Cẩn thận nâng thấp nhà vệ sinh vào vị trí, đảm bảo đường dây cung cấp
nước và dây điện không mắc với nhà vệ sinh khi nó được đặt .
- Kết nối ống cấp nước tới điểm nối (hình 7.26).
- Nối dây điện được đánh dấu vào ổ cắm bên trên (hình 7.26).
- Kết nối ăng-ten FM (không hiển thị) vào nhà vệ sinh nếu cần thiết (hình
7.26). Thông thường, không cần phải sử dụng ăng-ten ở bên trong nhà vệ sinh.
Tuy nhiên nếu môi trường sử dụng không thuận tiện, ta có thể sử dụng ăng ten
bên ngoài.
- Kết nối dây loa bên ngoài (không hiển thị) vào nhà vệ sinh nếu lắp đặt
loa ngoài (ổ cắm RCA ), đặt điều khiển từ xa lên trên đế (hình 7.26).
134

Hình 7.26

- Lắp ống lót vào lỗ vít ở bên cạnh nhà vệ sinh. Chèn các ốc cung cấp vào
các lỗ vít.
- Đưa ốc vít vào các khối gắn kết. Thắt chặt các vít để giữ chắc vị trí nhà
vệ sinh, lắp các núm trên các lỗ vít (hình 7.27).

Hình 7.27
135

- Đưa dây cắm qua khe cắm trong vỏ. lắp vỏ vào vị trí đầu vào ống cung
cấp. Kẹp chặt đoạn lò xo với đầu vào vòi cung cấp. Phải kẹp đúng vào đầu vòi
cung cấp, nên khi có lực thì kẹp mới không bật ra khỏi chỗ (hình 7.28).

Hình 7.28
- Hạ vỏ và kẹp chặt vào vị trí đầu vào ống cung cấp (hình 7.29).

Hình 7.29
7.2. Một số sai phạm thường gặp
- Kết nối dây cắm không phù hợp vào các vị trí của bồn cầu.
- Lắp đặt vỏ sau không chắc chắn.
136

8. Lắp đặt điều khiển từ xa, thiết lập ngôn ngữ


8.1. Thay đổi ngôn ngữ trên màn hình
- Chọn [cài đặt].
- Chọn [thiết lập hệ thống].
- Chọn [ngôn ngữ]. Nếu ngôn ngữ mà bạn mong muốn không xuất hiện
trên màn hình, di chuyển thanh cuộn xuống để xem thêm các ngôn ngữ lưa chọn.
- Chọn nút [radio] cho ngôn ngữ mong muốn của bạn. Các biểu tượng
màn hình ngay lập tức sẽ thay đổi. Chọn [home] để trở về màn hình chính hoặc
quay trở lại màn hình trước đó.

Hình 7.30 : Thiết lập ngôn ngữ


8.2. Thiết lập ngày và thời gian
- Cài đặt ngày
+ Chọn [cài đặt].
+ Chọn thiết lập hệ thống]. Chọn [ngày thiết lập].
+ Sử dụng các mũi tên chỉ lên và xuống để điều chỉnh ngày, tháng, và
năm.
+ Chọn nút radio bạn muốn định dạng ngày.
+ Chọn [home] để trở về màn hình chính hoặc quay trở lại màn hình trước
đó.
- Cài đặt thời gian
+ Chọn [cài đặt].
+ Chọn [thiết lập hệ thống]. Chọn [thời gian thiết lập].
+ Chọn nút radio cho [12 giờ] hoặc [24 giờ] tùy chọn.
+ Sử dụng các mũi tên lên và xuống để điều chỉnh giờ và phút. Chọn nút
radio cho [am] hoặc [pm] tùy chọn (12 giờ thiết lập).
+Chọn [home] để trở về màn hình chính hoặc trở lại màn hình trước đó.
137

Hình 7.31 : Cài đặt thời gian


9. Vận hành thử
- Nối điện.
- Bật nguồn cung cấp nước.
Chú ý: Một khi điện được kết nối, nhà vệ sinh sẽ tự động vào chế độ khởi
động. Quá trình này mất vài phút. Nếu có một thất bại trong chế độ khởi động,
hãy làm theo các chỉ dẫn trên điều khiển từ xa.
- Khi đã được hoàn thành trình tự khởi động, hãy vận hành nhà vệ sinh
bằng cách sử dụng các nút hướng dẫn sử dụng ở phía bên cạnh của nhà vệ sinh.
- Cho nước đầy trong bồn vệ sinh và kiểm tra rò rỉ.
- Nhấn nút flush ( nút xả nước) trên bảng điều khiển từ xa để đảm bảo nó
hoạt động tốt .
- Bỏ các vật dụng không cần thiết ra khỏi khu vực nhà vệ sinh và khu vực
điều khiẻn từ xa.
10. Nghiệm thu kết thúc công việc
10.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Thực hiện theo mẫu như mục 9.1, Bài 1.
10.2. Trình tự thực hiện
+ Kiểm tra hiện trường
138

+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) bồn
cầu thông minh với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ bồn cầu thông
minh.
+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ.
+Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
sai phạm
thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi -Xác định đúng -Không
bản vẽ công, hồ sơ bồn cầu vị trí lắp đặt bồn nghiên cứu
thông minh, bút, giấy, cầu thông minh. bản vẽ lắp
máy tính cầm tay -Xác định đúng, đặt và
đầy đủ vật tư, để hướng dẫn
lắp đặt bồn cầu lắp đặt kèm
thông minh theo thiết bị
-Xác định
thiếu vật tư
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật tư -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: Cờ lê, mỏ lết, đầy đủ, đúng thiếu dụng
thiết bị, vật kìm, tuốc nơ vít, dụng cụ chủng loại cụ, vật tư
tư cắt ống, ni vô, dây, quả
dọi, thước dây, ê ke, vạch
dấu, máy khoan cầm tay,

-Vật tư: ống PE, băng
tan, vít, nở, bu lông, đai
ốc
3 Lắp đặt Tô vít, mỏ lết, thước, Đường cấp -Ngắt điện
đường cấp vạch dấu, khoan bê tông, nước, ổ điện và trước khi
nước và cấp băng dính cách điện, bảng điều khiển tiến hành
139

điện băng tan lắp đúng vị trí , lắp đặt.


đảm bảo yêu -Các thiết bị
cầu kỹ thuật điện phải
được nối
tiếp đất.
-Sử dụng
đúng loại
dây chuyên
dụng để bảo
vệ.
4 Lắp đặt bảng Tuốc nơ vít, máy khoan, Bảng điều khiển - Lấy dấu
điều khiển kéo, vạch dấu, dây điện lắp đặt đúng yêu sai vị trí nên
cầu kỹ thuật, khi lắp đặt
đảm bảo chắc bảng điều
chắn, mỹ thuật khiển bị
lệch.
-Đấu nối
bảng điện
không đúng
sơ đồ đấu
dây.
-Đấu dây bị
lỏng.
-Bảng điều
khiển không
chắc chắn.
5 Xác định vị Máy khoan cầm tay, Vị trí các khối Không xác
trí khối gắn thước, nivo, tấm đệm, gắn được xác định đúng vị
dao, kéo định chính xác trí các khối
gắn
6 Lắp đặt khối Băng tan, vít, băng dính Mối nối chắc -Khối gắn
gắn và vòng cách điện, mỏ lết, chắn, không rò lắp đặt
gioăng rỉ nước không chắc
chắn.
-Đầu nối
với lỗ cung
cấp nước bị
rò rỉ.
7 Lắp đặt hoàn Tô vít, băng dính cách Bồn cầu cố định - Kết nối
thiện bồn điện, vít đúng vị trí, cân dây cắm
140

cầu bằng và không không phù


bị rò rỉ nước; hợp vào các
đấu nối dây cắm vị trí của
đúng vị trí đảm bồn cầu.
bảo yêu cầu kỹ - Lắp đặt vỏ
thuật, mỹ thuật. sau không
chắc chắn.
8 Lắp đặt điều Pin tiểu, điều khiển từ xa Điều khiển từ xa Không cài
khiển từ xa của bồn cầu hoạt động tốt; đặt đúng các
cài đặt đúng các thông số
thông số theo
yêu cầu người
dùng
9 Vận hành Điều khiển từ xa, nguồn Đảm bảo xả -Lượng
thử nước nước đúng định nước xả ra
mức theo tiêu ít.
chuẩn -Bồn cầu
không hoạt
động.
10 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu -Biên bản -Không
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập kiểm tra đầy
công việc đúng quy định đủ trước khi
tiến hành
nghiệm thu
141

Bài 8: Lắp đặt máy sấy tay siêu tốc


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các loại máy sấy tay siêu tốc, phụ kiện và phạm vi ứng
dụng;
- Đọc được bản vẽ thi công;
- Lắp đặt được máy sấy tay siêu tốc, phụ kiện theo bản vẽ thiết kế;
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc
của mình;
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung của bài:
1. Nghiên cứu bản vẽ
1.1. Giới thiệu máy sấy siêu tốc
- Máy sấy tay siêu tốc là loại máy sấy dùng để sấy tay sau khi rửa tay
được lắp đặt trong phòng vệ sinh.
- Máy sấy tay siêu tốc sử dụng công nghệ cảm ứng hồng ngoại và công
nghệ tạo luồng gió áp suất cao giúp sấy khô tay siêu tốc chỉ trong 10 đến 12
giây.
- Máy sấy tay siêu tốc có nhiều chế độ hoạt động linh hoạt như: nóng, tiện
nghi, mát; nhiệt độ luồng gió được thay đổi thông minh tạo sự thoải mái khi sử
dụng.
- Máy sấy tay siêu tốc phù hợp sử dụng nơi công cộng và trong gia đình.

Hình 8.1: Máy sấy tay siêu tốc


142

1.2. Cấu tạo máy sấy tay siêu tốc


- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy sấy tay siêu tốc của các
hãng khác nhau. Trong phạm vi tài liệu này xin giới thiệu cấu tạo của máy sấy
tay siêu tốc S2-H2.

Hình 8.2: Cấu tạo mặt trước của máy sấy tay siêu tốc

Hình 8.2: Cấu tạo mặt sau của máy sấy siêu tốc

Hình 8.4: Cấu tạo mặt đáy của máy sấy siêu tốc
- Thông số kỹ thuật máy sấy tay siêu tốc:
+ Điện áp: 220V-50/60Hz
+ Công suất tiêu thụ khi hoạt động: Nóng PA = 1000W, Tiện nghi PA =
800W, Mát PA = 550W
+ Công suất chờ: PS= 2W
+ Nhiệt độ hoạt động: 00C đến 500C
+ Khoảng cách cảm ứng: tối đa 20 cm (hình 8.5)
143

+ Nhiệt độ hoạt động: 00C – 500C


+ Kích thước (D x C x R): 240 x 246 x 186 mm
+ Trọng lượng: 3,6 kg

Hình 8.5: Khoảng cách cảm ứng của máy sấy tay siêu tốc

- Một số phụ kiện của máy sấy tay siêu tốc


+ Móc treo: 01 cái (hình 8.6)

Hình 8.6
+ Vít và nở: 06 cái (hình 8.7)
144

Hình 8.7

1.3. Chu trình hoạt động của vòi cảm ứng


- Khi ta đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động đưa ra luồng gió
mạnh và hơi nóng thổi bay và sấy các hạt nước trên tay. Ở chế độ nóng nhiệt độ
luồng gió ra là nóng nhất, ở chế độ tiện nghi nhiệt độ luồng gió ra là ấm . Khi ta
đưa tay ro khỏi vùng cảm ứng, sau 1 giây thiết bị sẽ tự động ngắt.
- Nếu ta để tay liên tục trong vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động ngắt sau 3
phút. Để tiếp tục sử dụng ta phải đưa tay ra khỏi vùng cảm ứng, sau đó đưa tay
lại để xác nhận. Đây là tính năng thông minh của thiết bị nhằm gây lãng phí.

Hình 8.8: Chu trình hoạt động máy sấy tay siêu tốc
145

1.4. Trình tự thực hiện


- Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt máy sấy tay siêu tốc.
- Nghiên cứu bản vẽ lắp để xác định loại loại máy sấy tay siêu tốc.
- Nghiên cứu hướng dẫn lắp đặt nắm vững các biện pháp kỹ thuật lắp đặt
cho các chi tiết cụ thể đối với từng chủng loại máy sấy tay siêu tốc.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị, dụng cụ theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt máy
sấy tay siêu tốc.
1.5. Một số sai phạm thường gặp
- Không nghiên cứu kỹ bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của loại máy
sấy tay siêu tốc cần lắp đặt do đó khi thực hiện lắp đặt không đúng quy trình.
- Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu.
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
2.1. Một số thiết bị, dụng cụ cần thiết để lắp đặt máy sấy tay siêu
tốc

Bút chì Đồng hồ vạn năng


Hình 8.9: Một số dụng cụ, thiết bị cần thiết cho lắp đặt máy sấy tay siêu tốc
2.2. Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị, bản vẽ lắp máy sấy tay siêu tốc để
chuẩn bị.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt máy sấy tay siêu tốc.
146

- Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt máy sấy tay siêu tốc.
- Chuẩn bị các điều kiện về điện, nước để phục vụ lắp đặt máy sấy tay
siêu tốc.
2.3. Một số sai phạm thường gặp
- Chuẩn bị không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư.
- Không chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt.
3. Vạch dấu vị trí lắp đặt máy sấy tay siêu tốc
3.1. Trình tự thao tác
- Đo khoảng cách từ mặt sàn lên vị trí đỉnh của máy sấy siêu tay siêu tốc
(hình 8.10) .

Hình 8.10
- Đo khoảng cách từ tường bên theo kích thước bản vẽ xác định vị trí
đường tâm của máy sấy siêu tốc.
- Dùng ni vô vạch dấu một đường chuẩn song song với nền. Từ vị trí
đường tâm của máy sấy siêu tốc vạch một đường vuông góc với đường chuẩn.
- Ướm thử móc treo vào vị trí đường chuẩn và đường tâm.
- Dùng bút chì lấy dấu vị trí lỗ của móc treo (hình 8.11).
147

Hình 8.11
3.2. Một số sai phạm thường gặp
- Lấy dấu sai vị trí.
- Đường chuẩn không song song với mặt nền.
4. Lắp máy sấy tay siêu tốc lên tường
- Khoan lỗ theo vị trí đã lấy dấu ở trên.
- Bắt nở vào lỗ vừa khoan (hình 8.12).
- Cố định móc treo thiết bị lên tường bằng vít (hình 8.13).

Hình 8.12
148

Hình 8.13
- Đặt máy sấy tay siêu tốc lên móc treo vừa được cố định vào tường (hình
8.14)
- Dùng livô điều chỉnh sao cho thiết bị thăng bằng.
- Bắt vít cố định thiết bị ở đáy (hình 8.15).

Hình 8.14
149

Hình 8.15
5. Vận hành thử
5.1. Các chế độ hoạt động của máy sấy tay siêu tốc
- Kết nối thiết bị với nguồn điện ở ổ cắm trên tường.

Hình 8.16: Vị trí công tắc nguồn và nút chọn chế độ trên thiết bị
- Sử dụng công tắc nguồn để bật thiết bị (hình 8.17).
150

Hình 8.17
- Chọn chế độ hoạt động của thiết bị (hình 8.18).

Hình 8.18
5.2. Vận hành thử
- Bật công tắc nguồn kiểm tra đèn hiển thị đã sáng và buồng gió đã khởi
động khi đưa tay vào vùng cảm ứng (hình 8.19).

Hình 8.19
- Chọn chế độ nóng kiểm tra đèn hiển thị màu đỏ và luồng gió ra nóng
(hình 8.20).

Hình 8.20
- Chọn chế độ tiện nghi, kiểm tra đèn hiển thị màu cam và luồng gió ra ấm
(hình 8.21).
151

Hình 8.21
- Chọn chế độ mát, kiểm tra đèn hiển thị màu xanh và luồng gió ra mát
(hình 8.22).

Hình 8.22
5.3. Một số sự cố thường gặp
- Đèn hiển thị nhấp nháy nhưng thiết bị không hoạt động.
+ Nguyên nhân: là do có vật cản trong phạm vi cảm ứng của thiết bị hoặc
mắt cảm ứng bị mờ.
+ Cách giải quyết: tiến hành di chuyển vật cản ra khỏi vùng cảm ứng hoặc
vệ sinh mắt cảm biên.
- Thiết bị không hoạt động, đèn hiển thị không sáng.
+ Nguyên nhân có thể nguồn điện chưa kết nối vào thiết bị hoặc chưa bật
công tắc.
+ Cách giải quyết: Kiểm tra nguồn điện kết nối vào thiết bị hoặc công tắc
đã được bật chưa.
- Thiết bị hoạt động khi không có người sử dụng.
+ Nguyên nhân: là do có vật cản trong vùng cảm ứng của thiết bị.
+ Cách giải quyết: tiến hành di chuyển vật cản ra khỏi vùng cảm ứng.
6. Bảo trì và sử dụng an toàn máy sấy tay siêu tốc
6.1. Bảo trì máy sấy tay siêu tốc
- Bảo trì vỏ hộp: Sau thời gian sử dụng trong môi trường ẩm và nhiều bụi
bẩn, vỏ của thiết bị sẽ bị bám bẩn bởi các tác nhân này. Vì vậy, cần thiết phải vệ
sinh vỏ hộp để đảm bảo thiết bị luôn sạch sẽ.
- Vệ sinh cửa hút gió: Trong quá trình sử dụng, nếu ta thấy gió thổi yếu đi
hoặc có hiện tượng khác thường tại buồng nhiệt, khu vực cửa hút gió cần phải
được vệ sinh. Việc vệ sinh cửa hút gió có thể phải nhờ tới các chuyên viên kỹ
thuật.
152

- Vệ sinh mắt cảm biến: Ta nên định kỳ vệ sinh mắt cảm biến để đảm bảo
thiết bị luôn hoạt động chính xác trong quá trình sử dụng. Các bước vệ sinh như
sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện ra khỏi thiết bị
Bước 2: Chuẩn bị khăn mềm nước ấm hoặc nước rửa chuyên dùng.
Bước 3: Lau ướt bề mặt thiết bị bằng khăn mềm ướt.
Bước 4: Lau khô lại bề mặt bằng khăn mềm khô.
Bước 5: Vệ sinh khu vực buồng hút đảm bảo buồng hút gió luôn được
thông gió tốt nhất.
Bước 6: Vệ sinh khu vực cảm ứng để đảm bảo khoảng cách cảm ứng
cho mắt cảm ứng.
6.2. Biện pháp sử dụng an toàn máy sấy tay siêu tốc
- Không sử dụng nguồn điện khác với nguồn điện được ghi trong thông số
kỹ thuật của máy sấy tay siêu tốc (hình 8.23).

Hình 8.23
- Cắt nguồn điện trước khi lắp đặt, tháo gỡ hoặc sửa chữa máy sấy tay
siêu tốc (hình 8.24)

Hình 8.24
- Không lau chùi máy sấy tay siêu tốc bằng các hóa chất ăn mòn (hình
8.25).
153

Hình 8.25
- Không để máy sấy tay siêu tốc ở nơi có nhiệt độ quá cao (hình 8.26).

Hình 8.26
- Không tháo, mở máy sấy tay siêu tốc khi không cần thiết (hình 8.27).

Hình 8.27
7. Nghiệm thu kết thúc công việc
7.1. Biên bản nghiệm thu công việc
Tham khảo mục 9.1 bài 1.
7.2. Trình tự thực hiện
- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng lắp đặt (kỹ, mỹ thuật) máy
sấy tay siêu tốc với thiết kế được duyệt.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ máy sấy tay siêu
tốc.
154

- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường và phòng
chống cháy nổ.
- Lập biên bản nghiệm thu công việc (Những người ký biên bản nghiệm
thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên
tham gia nghiệm thu). Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được
duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả
những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký,
đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định .
Tóm tắt trình tự thực hiện:
STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý
bước công thuật về an toàn
việc lao động và
sai phạm
thường gặp
1 Nghiên cứu Hồ sơ thiết kế, hướng dẫn -Nắm chắc quy -Xác định
bản vẽ lắp đặt máy sấy tay siêu trình lắp đặt thiếu vật tư,
tốc, bút, giấy, máy tính máy sấy tay siêu dụng cụ.
cầm tay tốc
-Xác định đúng,
đầy đủ vật tư, để
lắp đặt máy sấy
tay siêu tốc
2 Chuẩn bị -Bảng dự toán -Dụng cụ, vật -Chuẩn bị
dụng cụ, -Dụng cụ: tuốc nơ vít, Li tư, thiết bị đầy thiếu dụng
thiết bị, vật vô, bút chì, máy khoan đủ, đúng chủng cụ, vật tư
tư cầm tay, đồng hồ vạn loại
năng …
-Vật tư: vít, nở
-Thiết bị: máy sấy tay
siêu tốc và phụ kiện kèm
theo
3 Vạch dấu vị Livô, bút chì, thước Lấy dấu đúng vị -Lấy dấu sai
trí lắp đặt thẳng, móc treo máy sấy trí đảm bảo vị trí.
máy sấy siêu tay siêu tốc ngang bằng, -Đường
tốc thẳng đứng so chuẩn
với mặt nền không song
song với
mặt nền.
4 Lắp máy sấy Máy khoan, nở, vít, tuốc Máy sấy tay -Máy sấy
tay siêu tốc nơ vít, livo siêu tốc được cố tay siêu tốc
155

lên tường định chắc chắn, không chắc


đúng vị trí và chắn.
ngang bằng -Máy sấy
tay siêu tốc
bị lệch.
5 Vận hành Nguồn điện Máy sấy tay -Thiết bị
thử siêu tốc làm không hoạt
việc đúng các động, đèn
chế độ. hiển thị
không sáng.
-Thiết bị
hoạt động
khi không
sử dụng
6 Bảo trì và sử Tuốc nơ vít, khăn lau Bảo trì đúng Không thực
dụng an toàn mềm quy trình hiện đúng
van cảm ứng quy trình
khi bảo trì
thiết bị
7 Nghiệm thu Bút, giấy, biểu mẫu Biên bản Không kiểm
kết thúc nghiệm thu nghiệm thu lập tra đầy đủ
công việc đúng quy định trước khi
tiến hành
nghiệm thu

You might also like