You are on page 1of 9

HƯỚNG TỚI KỲ THI TN THPT 2022 | TÔI YÊU HÓA HỌC

100 BÀI TẬP NHẬN BIẾT - HÓA VÔ CƠ


(Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học)

Câu 1: Để nhận biết ion NH4+ trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là:
A. Dung dịch NaNO3. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NH3. D. Dung dịch H2SO4.

Câu 2: Nồng độ ion NO3− trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm (part per million). Nếu thừa ion
NO3− sẽ gây ra một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin (một hợp chất gây ung thư
trong đường tiêu hoá). Để nhận biết ion NO3− người ta dùng các hóa chất nào dưới đây?
A. CuSO4 và NaOH B. Cu và H2SO4 C. Cu và NaCl D. CuSO4 và H2SO4
Câu 3: Hóa chất dùng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 là:
A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch HNO3 loãng D. Dung dịch HCl
Câu 4: Hóa chất nào sau đây có thể dử dụng để phân biệt Fe2O3 và Al2O3?
A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch HNO3 loãng D. Dung dịch HCl
Câu 5: Có thể phân biệt ba dung dịch axit đặc nguội là HCl; H2SO4 và HNO3 được đựng trong các lọ
riêng biệt thì dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Cu B. Al C. Fe D. CuO
Câu 6: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và FeCl2 người ta dùng dung dịch
A. K2SO4 B. KNO3 C. NaNO3 D. NaOH
Câu 7: Có 3 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, Na3PO4. Dùng thuốc thử nào trong số các
thuốc thử sau để nhận biết?
A. Quỳ tím B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch H2SO4
Câu 8: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, ta dùng dung dịch
A. HCl B. NaOH C. KNO3 D. BaCl2
Câu 9: Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KNO3. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. HNO3.
Câu 10: Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: BaO, MgO, CuO ta dùng thuốc thử là:
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Nước. D. Dung dịch KNO3.
Câu 11: Hóa chất nào được dung để nhận biết các kim loại sau: Na, Mg, Al, Ag?
A. Nước B. HCl C. NaOH D. NH3
Câu 12: Có thể phân biệt hai kim loại Al và Zn bằng 2 thuốc thử là:
A. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl B. Dung dịch NaOH và khí CO2
C. Dung dịch NH3 và dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl và NH3
Câu 13: Chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ba?
A. Nước. B. Dung dịch H 2SO4 loãng.
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH.

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
Câu 14: Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: CuO, Al, MgO, Ag ta dùng thuốc thử là:
A. Dung dịch NaOH. B. Nước và dung dịch KNO3.
C. Nước và dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4
Câu 15: Có 3 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, Na3PO4. Dùng thuốc thử nào trong số các
thuốc thử sau để nhận biết?
A. Quỳ tím B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch
Ba(OH)2.
Câu 16: Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các chất rắn riêng biệt gồm: Na2O; ZnO; CaO; MgO?
A. Nước B. Ancol etylic C. H3PO4 D. CH3COOH
Câu 17: Dùng thuốc thử nào sau đây để có thể phân biệt được dung dịch Fe2(SO4)3 và dung dịch
Fe2(SO4)3 có lẫn FeSO4?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch KMnO4/ H2SO4 D. Dung dịch Ba(OH)2
Câu 18: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại tạp chất HCl dó nên cho hỗn hợp khí trên đi qua
dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch Na2CO3 dư
C. Dung dịch NaHCO3 D. Dung dịch AgNO3 dư
Câu 19: Có 3 mẫu chất rắn đã được nhuộm đồng màu: Fe; FeO; Fe2O3. Dung dịch nào sau đây có thể
dùng để nhận biết đồng thời 3 chất này?
A. HCl. B. H2SO4 đặc. C. HNO3 loãng. D. CuSO4 loãng.
Câu 20: Hóa chất nào dùng để nhận biết đồng thời các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: NaI, KCl;
BaBr2?
A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch HNO3 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4
Câu 21: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4. D. Dung dịch NaCl.
Câu 22: Để phân biệt khí oxi và ozzon thì không dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Que đóm có than hồng B. Dung dịch KI và hồ tinh bột
C. Dung dịch KI và phenolphtalein D. Kim loại Ag
Câu 23: Để phân biệt 2 chất khí CO2 và SO2 ta chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. Nước vôi trong. B. Nước brom. C. Giấy quỳ ướt. D. BaCl2.
Câu 24: Chỉ dùng dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Zn, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 25: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:
A. Al. B. Zn. C. BaCO3. D. giấy quỳ tím.
Câu 26: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch?
A. NaNO3. B. NaOH. C. NaHCO3. D. NaCl.
Câu 27: Để phân biệt hai dung dịch MgSO4 và ZnSO4 thì ta cần dùng
A. dung dịch KOH B. dung dịch NaNO3 C. dung dịch HCl D. dung dịch CuCl2
Câu 28: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là:
A. CuO và HCl B. Cu và HCl D. NaOH và HCl D. CuO và NaOH

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
Câu 29: Để phân biệt hai dung dịch NaNO3 và Al(NO3)3 trong hai lọ đựng riêng biệt thì dùng dung dịch
A. KOH B. MgCl2 C. HCl D. NaCl
Câu 30: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao và bột đá vôi. Dùng một hóa chất
để nhận biết ngay được bột gạo là:
A. Dung dịch H2SO4. B. Dung dịch Br2. C. Dung dịch I2. D. Dung dịch HCl.
Câu 31: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S
trong mẫu khí thải đó, ta dùng dung dịch
A. Pb(CH3COO)2. B. KCl. C. NaCl. D. NaNO3.
Câu 32: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu
đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây?
A. NH3. B. CO2. C. H2S. D. SO2.
Câu 33: Để phân biệt 2 dung dịch Fe(NO3)2 và FeCl2 người ta dùng dung dịch?
A. HCl. B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 34: Thuốc thử duy nhất để nhận biết 3 dung dịch HCl, NaOH, H2SO4 là:
A. Zn B. quỳ tím C. NaHCO3 D. Dung dịch Ba(HCO3)2
Câu 35: Để nhận biết các dung dịch: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn ta dùng
A. NaOH B. Ba C. Quỳ tím D. Na
Câu 36: Để nhận biết dung dịch H2SO4, K2SO4, HCl, NaOH phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?
A. Qùy tím. B. Dung dịch NH3. C. Ba(HCO3)2. D. BaCl2.
Câu 37: Để phân biệt Na2CO3, NaHCO3 và CaCO3 có thể dùng
A. Nước và nước vôi trong B. H2SO4
C. HCl D. Nước và CaCl2
Câu 38: Để phân biệt FeS, FeS2, FeCO3, Fe2O3 có thể dùng
A. HNO3 B. NaOH C. H2SO4 đặc nóng D. HCl
Câu 39: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: Al(NO3)3, FeCl3, KCl, MgCl2, có thể dùng dung dịch
A. Na2SO4 B. HNO3 C. HCl D. NaOH
Câu 40: Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch sau: NaCl, ZnCl2, AlCl3?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch NH3 C. Dung dịch Na2SO4 D. Dung dịch H2SO4loãng
Câu 41: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 42: Để nhận biết các dung dịch muối (đựng riêng biệt trong các ống nghiệm): Al(NO3)3,
(NH4)2SO4, NH4NO3, MgCl2 có thể dùng dung dịch
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. BaCl2. D. AgNO3.
Câu 43: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: Al(NO3)3, FeCl3, KCl, MgCl2, có thể dùng dung dịch
A. Na2SO4 B. HNO3 C. HCl D. NaOH
Câu 44: Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?
A. Qùy tím. B. Ba(HCO3)2. C. Dung dịch NH3. D. BaCl2.
Câu 45: Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm 1 chất để nhận biết các dung
dịch đó thì chất đó là chất nào?
A. Dung dịch HNO3. B. Dung dịch KOH. C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch NaCl.

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
Câu 46: Có 5 dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng chất nào sau đây để nhận
biết các dung dịch đó?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch Na2SO4. D. Dung dịch HCl.
Câu 47: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3 dung dịch: H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là:
A. Cu. B. SO2. C. Giấy quỳ tím. D. Tất cả đều đúng.
Câu 48: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt NaCl, NaHSO4, HCl là:
A. NH4NO3 B. BaCl2 C. BaCO3 D. NaOH
Câu 49: Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng làm thuốc thử để nhận biết hợp chất halogenua
trong dung dịch?
A. Ba(OH)2. B. AgNO3. C. NaOH. D. Ba(NO3)2.
Câu 50: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch riêng biệt gồm NaCl; HCl; NaHSO4; Na2CO3 là:
A. KNO3 B. NaOH C. BaCl2 D. NH4Cl
Câu 51: Chọn một thuốc thử dưới đây để nhận biết được các dung dịch sau: HCl; KI; ZnBr2 và
Mg(NO3)2?
A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch NaOH C. Quỳ tím D. Dung dịch NH3
Câu 52: Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết được cả 3 khí Cl2; HCl; O2?
A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein B. Tàn đóm hồng
C. Quỳ tím khô D. Quỳ tím ẩm
Câu 53: Để phân biệt 2 bình khí chứa HCl và Cl2 riêng biệt, có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein B. Giấy tẩm hồ tinh bột và dung dịch KI
C. Giấy tẩm dung dịch NaOH C. Giấy tẩm dung dịch CuSO4
Câu 54: Chỉ được dùng nước có thể nhận biết được từng kim loại nào trong các dãy kim loại sau?
A. Al, Ag, Ba B. Fe, Na, Zn C. Mg, Al, Cu D. Cả A và B
Câu 55: Hóa chất thích hợp dùng để phân biệt 3 kim loại riêng biệt Na, Ba và Cu là:
A. HNO3 B. NaOH C. H2SO4 D. HCl
Câu 56: Có các chất rắn là CaO, Ca, Al2O3 và Na. Chất nào sau đây có thể dử dung để nhận biết các
chất rắn trên?
A. Nước B. Dung dịch HCl C. Dung dịch H2SO4 loãng D. Dung dịch
NaOH loãng
Câu 57: Để phân biệt được các dung dịch NaOH, CuCl2; NaCl; FeCl3; FeCl2; NH4Cl; AlCl3 và MgCl2
thì chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất. Thuốc thử không thỏa mãn là:
A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch Na2CO3
C. Dung dịch KOH D. Quỳ tím
Câu 58: Có các kim loại riêng biệt sau: Na, Mg, Al, Ba. Để phân biệt các kim loại này chỉ được dùng
thêm dung dịch hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH rất loãng.C. Dung dịch Na2CO3. D. Nước.
Câu 59: Nếu chỉ được dùng thêm 1 dung dịch để nhận biết các kim loại đựng riêng biệt là Na, Mg, Al,
Fe, Ag thì dung dịch đó là:
A. FeCl3 B. BaCl2 C. Ba(OH)2 D. NaOH
Câu 60: Cho 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết
được những kim loại nào?
A. Ba và Ag B. Cả 5 kim loại C. Ba, Ag, Al D. Ba, Ag, Fe

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
Câu 61: Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch: NaCl, Na3PO4; NaNO3 và
Na2S?
A. Dung dịch BaCl2 B. Dung dịch H2SO4 C. Dung dịch AgNO3 D. Quỳ tím
Câu 62: Có 3 chất rắn là FeCl2; Fe(NO3)2 và FeSO4. Dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau
đây để phân biệt được ba chất rắn đó?
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch KMnO4/H2SO4
C. Dung dịch BaCl2 D. Cu
Câu 63: Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe + FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO +
Fe2O3 thì ta dùng thuốc thử là:
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch HNO3 đặc
C. Dung dịch H2SO4 loãng D. Cả A và C đều đúng
Câu 64: Cho các lọ bột trắng K2O; MgO; Al2O3; Al4C3. Để phân biệt các chất trên chỉ cần dùng thêm
thuốc thử là:
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaOH C. Nước D. Dung dịch H2SO4
Câu 65: Có 3 dung dịch chứa 3 muối natri của các anion: Cl-, CO32 − ;SO42 − . Thuốc thử nào sau đây cho
phép phân biệt cả 3 muối trên?
A. AgNO3 và BaCl2. B. Dung dịch HCl. C. BaCl2 và HCl D. BaCl2 và NaOH
Câu 66: Thuốc thử duy nhất dùng để phân biết các chất sau: Ba(OH)2; NH4HSO4; BaCl2; HCl; NaCl và
H2SO4 được đựng trong 6 lọ riêng biệt mất nhãn là:
A. H2SO4 B. AgNO3 C. NaOH D. Quỳ tím
Câu 67: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: dung dịch NaCl; nước Gia - ven, dung dịch KI ta có thể
dùng một thuốc thử là:
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch KMnO4 D. Dung dịch NaOH
Câu 68: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa CrCl2; CuCl2; NH4Cl, CrCl3 và (NH4)2SO4 ta chỉ
cần dùng một thuốc thử là:
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. BaCl2 D. AgNO3
Câu 69: Có 5 dung dịch có cùng nồng độ là NH4Cl; (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH và Na2CO3 được đựng
trong 5 lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để nhận biết cả 5 dung dịch trên là:
A. Ba(OH)2 B. NaNO3 C. NaCl D. NH3
Câu 70: Để phân biệt: MgCO3, CH3COONa, Pb(CH3COO)2, BaCO3 cố thể dùng thuốc thử theo thứ tự
A. Nước, dung dịch H2SO4 B. Dung dịch H2SO4, dung dịch HCl
C. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH D. Dung dịch HNO3, dung dịch NaOH
Câu 71: Có 4 dung dịch: HCl; K2CO3, Ba(OH)2, KCl được đựng trong 4 lọ riêng biệt. Nếu chỉ dùng quỳ
tím thì có thể nhận biết được các dung dịch nào?
A. HCl và Ba(OH)2 B. HCl; K2CO3; Ba(OH)2
C. HCl; Ba(OH)2; KCl D. Cả 4 dung dịch
Câu 72: Có 5 lọ đựng 5 chất bột trắng riêng biệt sau: NaCl; Na2CO3; Na2SO4, BaCO3, BaSO4 có thể
dùng nhóm hóa chất nào sau đây để phân biệt từng lọ?
A. Nước và CO2 B. Nước và NaOH C. AgNO3 và nước D. Nước và quỳ tím
Câu 73: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được những chất nào sau: AgNO3, MgCl2, HCl, HNO3;
Ba(OH)2?
A. HCl, H2SO4, Ba(OH)2 B. HCl. AgNO3, Ba(OH)2
C. AgNO3, MgCl2, Ba(OH)2 D. Cả 5 chất

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
Câu 74: Chỉ dùng phenolphtalein có thể phân biệt được 3 dung dịch nào sau đây?
A. KOH, KCl, K2SO4 B. KOH, KCl, NaCl
C. KOH, NaOH, H2SO4 D. KOH, KCl, H2SO4
Câu 75: Chỉ dùng NaOH có thể nhận biế được dãy hóa chất nào trong các dãy sau?
A. Na2CO3, AgNO3, CaCl2, HCl B. H2SO4, Na2SO4, MgSO4, AlCl3
C. CuCl2, AlCl3, CaCl2, NaCl D. AlCl3, Zn(NO3)2, FeCl3, MgSO4
Câu 76: Để nhận biết dãy dung dịch gồm HCl, NaOH, Na2SO4, NH4Cl, NaCl, BaCl2, AgNO3 thì cần
dùng ít nhất bao nhiêu loại thuốc thử?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 77: Để nhận biết dãy hóa chất sau ở dạng dung dịch: KOH; HCl; FeCl3; Pb(NO3)2, Al(NO3)3,
NH4NO3 thì cần dùng ít nhất số thuốc thử là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. Không cần thuốc thử
Câu 78: Có 4 dung dịch riêng biệt trong 4 ống nghiệm, không dán nhãn: NaCl, K2CO3, FeCl2 và CrCl3.
Nếu chỉ dùng thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2 thì nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch
trong các dung dịch trên?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 79: Cho các dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S. Số thuốc thử tối thiểu cần để phân biệt
các chất trên là:
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 80: Có 5 chất bột trắng đựng trong 5 lo riêng biệt: NaCl, Na2SO4, Na2CO3, BaCO3 và BaSO4. Chỉ
dùng nước và CO2 có thể nhận biết được mấy chất?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 81: Có các dung dịch sau: NaCl; Ba(OH)2; NH4HSO4; HCl; H2SO4; BaCl2. Chỉ dùng Na2CO3 làm
thuốc thử thì có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trên?
A. 4 B. 6 C. 2 D. 3
Câu 82: Có 5 dung dịch riêng biệt có cùng nồng độ 0,1M được đựng trong các lọ mất nhãn là:
Ba(NO3)2, NH4NO3, NH4HSO4, NaOH, K2CO3. Chỉ dùng thêm quỳ tím có thể nhận biết được
bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch trên?
A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch C. 4 dung dịch D. 5 dung dịch
Câu 83: Để phân biệt hai dung dịch AlCl3 và ZnSO4 có thể dùng bao nhiêu dung dịch trong số các dung
dịch sau để làm thuốc thử: dung dịch NaOH, dung dịch Ba(OH)2; dung dịch NH3; dung dịch
BaCl2; dung dịch Na2S?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 84: Cho các dung dịch sau: Dung dịch Br2; dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng, dung dịch NH3;
K2Cr2O7/H2SO4 loãng. Số dung dịch có thể phân biệt được FeSO4 và Fe2(SO4)3 là:
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 85: Cho các dung dịch: Ba(OH)2; Ba(NO3)2, nước brom, KMnO4, NaOH và HNO3 đặc. Số dung
dịch có thể dùng để nhận biết được ngay SO2 và SO3 ở thể khí là:
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Câu 86: Để phân biệt Cl2, SO2, CO2 bằng
(1) Nước brom, dung dịch Ba(OH)2 (2) Dung dịch KMnO4/ H2SO4, dung dịch KI

(3) Dung dịch KI, nước vôi trong (4) Dung dịch KMnO4/H2SO4, AgNO3

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
A. (1) B. (1) hoặc (2) C. (3) hoặc (4) D. (4)
Câu 87: Để phân biệt 3 khí H2S, NH3, SO2 có thể dùng
(1) Giấy tẩm dung dịch KMnO4 + H2SO4 loãng

(2) Giấy quỳ

(3) Giấy tẩm Pb(CH3COO)2

A. (2) B. (2) hoặc (3) C. (2) D. (1)


Câu 88: Phân biệt dung dịch các muối: NaCl, Ba(NO3)2, K2S có thể dùng
(1) Dung dịch H2SO4 (2) Dung dịch AgNO3 (3) Dung dịch HCl (4) Dung dịch NaOH

A. (1) B. (2) C. (1) và (2) D. (3) và (4)


Câu 89: Phân biệt 3 kim loại: Cu, Al, Zn bằng các hóa chất sau đây?
(1) HCl và NaOH (2) Nước và NaOH C. H2SO4 loãng và NH3 (4) Nước và H2SO4
A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (3) D. (3) và (4)
Câu 90: Phân biệt 3 kim loại: Na, Ba, Cu bằng các hóa chất nào sau đây?
(1) Nước và H2SO4 loãng (2) Nước và NaOH (3) H2SO4 và NaOH (4) HCl và NaOH

A. (1) B. (1) và (3) C. (3) D. (3) và (4)


Câu 91: Cho các dung dịch: HCl (X1); KNO3 (X2); HCl + KNO3 (X3); Fe2(SO4)3 (X4). Có thể dùng kim
loại Cu để nhận biết các dung dịch nào?
A. X1, X3 và X4 B. X1 và X4 C. X3 và X4 D. Cả 4 dung dịch
Câu 92: Cho các thuốc thử sau:
(1) Dung dịch H2SO4 loãng (2) CO2 và H2O (3) Dung dịch BaCl2 (4) Dung dịch HCl

Số thuốc thử dùng để phân biệt được 4 chất rắn riêng biệt BaCO3, BaSO4, K2CO3, Na2SO4là

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 93: Để nhận biết 4 cốc nước: cốc 1 chứa nước cất, cốc 2 chứa nước cứng tạm thời, cốc 3 chứa nước
cứng vĩnh cửu, cốc 4 chứa nước cứng toàn phần. Có thể làm bằng cách là:
A. Chỉ dùng dung dịch HCl. B. Đun sôi nước, dùng dung dịch Na2CO3.
C. Chỉ dùng Na2CO3. D. Đun sôi nước, dùng dung dịch NaCl.
Câu 94: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi
đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng
A. chuyển thành màu đỏ. B. thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.
C. thoát ra 1 khí có màu nâu đỏ. D. thoát ra khí không màu không mùi.
Câu 95: Để nhận biết ion PO34− thường dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3 vì
A. tạo ra khí có màu nâu.
B. tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 96: Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch dùng Cu và H2SO4 loãng đung nóng vì
A. phản ứng tạo dung dịch màu xanh thẫm.
B. phản ứng tạo kết tủa xanh lam.
C. phản ứng tạo kết tủa vàng nhạt.

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
D. tạo thành dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 97: Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch là dùng
A. phương pháp đốt nóng để thử màu ngọn lửa
B. phương pháp nhiệt phân để tạo kết tủa
C. thuốc thử để tạo với ion một sản phẩm kết tủa, bay hơi hoặc có sự thay đổi màu
D. phương pháp thích hợp để tạo ra sự biến đổi về trạng thái, màu sắc từ các ion trong dung
dịch
Câu 98: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Thuốc thử đặc trưng dể nhận biết ion NO3– trong dung dịch muối nitrat là Cu
B. Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ion Cl– là dung dịch AgNO3/HNO3.
C. Thuốc thử đặc trưng dể nhận biết anion SO42– là dung dịch BaCl2/HNO3
D. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết HCO3–, CO32– là axit mạnh
Câu 99: Người ta có thể dùng thuốc thử theo thứ tự như thế nào để nhận biết được 3 khí: N2; CO2; SO2?
A. Chỉ dùng dung dịch Ca(OH)2
B. Dùng dung dịch nước vôi trong sau đó dùng nước brom
C. Dùng dung dịch Br2 sau đó dùng dung dịch KMnO4
D. Dùng dung dịch Br2.
Câu 100: Có 3 bình chứa các khí SO2, O2 và CO2. Phương pháp thực nghiệm để nhận biết các khí trên là:
A. Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ
B. Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, sau đó lội qua dung dịch Ca(OH)2
C. Cho cánh hoa hồng vào các khí, sau đó lội qua dung dịch NaOH
D. Cho từng khí đi qua dung dịch Ca(OH)2, sau đó lội qua dung dịch Br2

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni
BẢNG ĐÁP ÁN

1.B 2.B 3.C 4.B 5.A 6.D 7.C 8.D 9.B 10.B
11.B 12.D 13.B 14.D 15.C 16.A 17.C 18.C 19.A 20.A
21.B 22.C 23.B 24.C 25.C 26.C 27.A 28.B 29.A 30.C
31.A 32.C 33.A 34.D 35.B 36.C 37.D 38.D 39.D 40.B
41.C 42.B 43.D 44.B 45.C 46.A 47.D 48.C 49.B 50.C
51.A 52.D 53.B 54.D 55.C 56.A 57.C 58.C 59.A 60.B
61.C 62.B 63.D 64.C 65.C 66.D 67.B 68.B 69.A 70.A
71.D 72.A 73.D 74.D 75.C 76.A 77.D 78.B 79.A 80.D
81.B 82.D 83.C 84.B 85.D 86.B 87.B 88.C 89.C 90.B
91.C 92.A 93.B 94.B 95.C 96.D 97.C 98.D 99.B 100.B

Tài liệu VIP | Tôi Yêu Hóa Học Đăng ký khóa LIVEVIP: https://bit.ly/2P4j3Ni

You might also like