You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC KINH TẾ- TÀI CHÍNH

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

CHỦ ĐỀ: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỞNG MỞ


GV: Nguyễn Quốc Anh
Nhóm: 4
Thành viên:
Nhật Trường
Trần Tâm
Đại Cương
Thanh Tùng
Nhật Quang
Quang Duy
NỘI DUNG:
I. Tổng quan về TTM.......................................................................
1. Khái niệm nghiệp vụ TTM..........................................................
2. Các hàng hóa tham gia nghiệp vụ TTM....................................
3. Các chủ thể tham gia nghiệp vụ TTM.......................................
4. Các phương thức mua bán giấy tờ có giá..................................
5. Phương thức đấu thầu nghiệp vụ TTM.....................................
6. Vai trò của nghiệp vụ TTM........................................................
7. Ưu, nhược điểm của nghiệp vụ TTM........................................
8. Quy trình tổ chức đấu thầu nghiệp vụ TTM.............................
I. Tổng quan về thị trường mở
1. Khái niệm nghiệp vụ TTM
Nghiệp vụ thị trường mở (TTM) là nghiệp vụ mua, bán giấy tờ có giá(GTCG) giữa
một bên là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với bên kialà các tổ chức tín dụng
(TCTD) trong đó NHNN đóng vai trò là ngườiđiều hành hoạt động thị trường.
Nghiệp vụ TTM là một trong các công cụ được NHNN sử dụng để thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia.
2. Các hàng hóa tham gia nghiệp vụ TTM
Các hàng hoá được hoạt động mua – bán trên thị trường mở phải phù hợp với mục
tiêu và yêu cầu hoạt động của NHTW trên thị trường đó. Có nghĩa là các hàng hoá
đó phải có tính thanh khoản cao, sử dụng phổ biến và giao dịch phải hết sức thuận
lợi, dễ dàng. Các loại hàng hóa thông thường giao dịch trên thị trường mở bao
gồm:
Tín phiếu kho bạc
 Là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu
hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính.
 Thời hạn của tín phiếu kho bạc thường dưới 12 tháng.
Tín phiếu ngân hàng trung ương
 Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành để làm công
cụ cho OMO
 Việc phát hành tín phiếu NHTW để thực thi CSTT sẽ làm cho chi phí hoạt
động của NHTW tăng lên và đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định với Bộ
Tài chính
 Khi NHTW và Bộ Tài chính đồng thời phát hành tín phiếu NHTW và tín
phiếu kho bạc, nếu lãi suất chênh lệch thì các đối tác trên thị trường mở sẽ
tập trung mua loại tín phiếu có lãi suất cao hơn => làm giảm hiệu quả tác
động của 2 loại hàng hóa này
Trái phiếu Chính phủ
 Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm
mục đích huy động vốn cho ngân sách
Trái phiếu Chính quyền địa phương
 Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa
phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái
phiếu và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành
Chứng chỉ tiền gửi
 Là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng phát
hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và
lãi suất nhất định. Thời hạn của CKTG có thể từ 7 ngày đến 7 năm nhưng
thường là ngắn hạn
 CCTG được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ do cácnhà đầu tư có
thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết mà không phải rút tiền gửi
trước hạn.

1. Các chủ thể tham gia nghiệp vụ TTM


Thị trường mở là một thị trường có tính chất “mở” nên các thành phần tham gia rất
đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Nói chung, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có
thể trở thành đối tác trong hoạt động thị trường mở, chỉ cần họ đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí của NHTW: Thứ nhất, các đối tác phải đảm bảo một mức độ tin cậy nhất
định. Thứ hai, quá trình giao dịch mua bán giữa các đối tác với NHTW phải có
hiệu quả.
Thông thường, các chủ thể tham gia thị trường mở bao gồm:
 Ngân hàng Trung ương
 Ngân hàng thương mại
 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
 Các nhà giao dịch trung gian

1. Các phương thức mua bán GTCG


Phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá bao gồm:
 Mua có kỳ hạn: là việc Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá và nhận
quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên, đồng thời thành viên cam kết sẽ
mua lại giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
 Bán có kỳ hạn: là việc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá và chuyển
quyền sở hữu giấy tờ có giá cho thành viên, đồng thời cam kết sẽ mua lại
giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
 Mua hẳn: là việc Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá và nhận quyền sở
hữu giấy tờ có giá từ thành viên, không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có
giá.
 Bán hẳn: là việc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá và chuyển quyền sở
hữu giấy tờ có giá cho thành viên, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ
có giá
1. Phương thức đấu thầu nghiệp vụ TTM
5.1. Phương thức đấu thầu khối lượng
– Đấu thầu khối lượng là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng giấy tờ có giá dự thầu
của các thành viên, khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng
Nhà nước và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
– Các quy định về phương thức đấu thầu khối lượng:
+ Ngân hàng Nhà nước thông báo cho các thành viên mức lãi suất mua hoặc bán
giấy tờ có giá;
+ Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng
giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước trong thông báo đấu
thầu của từng phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở;
+ Thành viên đăng ký dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán
theo mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo;
+ Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các thành viên bằng hoặc thấp hơn khối
lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước thì khối lượng
trúng thầu bằng tổng khối lượng dự thầu của các thành viên và khối lượng trúng
thầu của từng thành viên là khối lượng dự thầu của thành viên đó;
+ Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các thành viên vượt quá khối lượng
giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước, thì khối lượng trúng
thầu của từng thành viên được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của
từng thành viên và tương ứng với khối lượng giấy tờ có giá tính theo mệnh giá
được làm tròn xuống theo bội số của mệnh giá giấy tờ có giá; khối lượng trúng
thầu bằng tổng khối lượng trúng thầu của các thành viên và không vượt khối lượng
giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước;
5.2. Phương thức đấu thầu lãi suất
– Đấu thầu lãi suất là việc xét thầu trên cơ sở lãi suất dự thầu, khối lượng giấy tờ
có giá dự thầu của các thành viên và lãi suất xét thầu của Ngân hàng Nhà nước,
khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước.
– Các quy định về phương thức đấu thầu lãi suất:
+ Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng
giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước trong thông báo đấu
thầu của từng phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở;
+ Ngân hàng Nhà nước quyết định việc áp dụng phương thức xét thầu đơn giá hoặc
đa giá;
+ Thành viên đăng ký dự thầu theo các mức lãi suất (tối đa là 3 mức lãi suất dự
thầu đối với một kỳ hạn mua, bán giấy tờ có giá trong một đơn dự thầu) và khối
lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán của thành viên tương ứng với các mức lãi
suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ %/năm và được làm tròn đến 2 con số
sau dấu phẩy;
+ Các đơn dự thầu của các thành viên được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm
dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá, hoặc lãi suất dự
thầu tăng dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá;
+ Ngân hàng nhà nước xét thầu theo thứ tự giảm dần từ lãi suất dự thầu cao nhất
cho đến lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ
có giá) hoặc xét thầu theo thứ tự tăng dần từ lãi suất dự thầu thấp nhất cho đến lãi
suất dự thầu cao nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá) trong
phạm vi lãi suất xét thầu tối thiểu hoặc tối đa của Ngân hàng Nhà nước mà tại đó
đạt được khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước;
+ Khối lượng trúng thầu của các thành viên là khối lượng của các mức dự thầu có
lãi suất bằng và cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước
mua giấy tờ có giá) hoặc có lãi suất dự thầu bằng và thấp hơn lãi suất trúng thầu
(trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá);
+ Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các thành
viên vượt quá khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán còn lại của Ngân hàng
Nhà nước, thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệ thuận
với khối lượng dự thầu của từng thành viên tại mức lãi suất trúng thầu và tương
ứng với khối lượng giấy tờ có giá tính theo mệnh giá được làm tròn xuống theo bội
số của mệnh giá giấy tờ có giá;
+ Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu của một thành viên có nhiều loại giấy tờ
có giá cần mua hoặc bán, Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định theo thứ tự từng
loại giấy tờ có giá.
(Nói thêm về giao dịch song phương : Giao dịch song phương là giao dịch
buôn bán gặp nhau trức tiếp giữa người mua và người bán để thương lượng
về giá cả để phù hợp cho đôi bên)
2. Vai trò của nghiệp vụ TTM
Đối với ngân hàng trung ương
 Chủ động điều chỉnh cung tiền
 Cấp tín hiệu cho thị trường về định hướng điều hành Chính sách tiền tệ trong
tương lai.
 Chủ động thực hiện nghiệp vụ thị trường mở theo định kỳ hoặc vào các thời
điểm cần thiết.
Đối với các đối tác của ngân hàng trung ương
 Thị trường mở là nơi đối tác của NHTW được chủ động tham gia mua bán
giấy tờ có giá với với NHTW và lãi suất mang tính thị trường.
 Thị trường mở góp phần đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức
tính dụng
 Nghiệp vụ thị trường mở do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiện
theo các nguyên tắc thị trường, không mang tính chất bắt buộc như dữ trữ
bắt buộc
Đối với nền kinh tế
 Làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG, góp phần thúc đẩy các thị
trường tài chính phát triển.
 Thị trường mở có sự gắn kết chặt chẽ với các thị trường tiền tệ, đặc biệt là
thị trường nội tệ liên ngân hàng. Sự phát triển của thị trường mở tác động
mạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng.
1. Ưu, nhược điểm của nghiệp vụ TTM
Ưu điểm của công cụ thị trường mở
 NVTTM có tác động nhanh, chính xác và có thể sử dụng được ở bất cứ mức
độ nào.
 NVTTM rất linh hoạt và dễ dàng sửa chữa khi có sai lầm xảy ra thông qua
việc đảo ngược chiều sử dụng của công cụ đó.
 NVTTM là một công cụ chính sách tiền tệ chủ động, bởi vậy nó cho phép
NHTW có thể tạo ra những biến động ảnh hưởng đến xu hướng của thị
trường trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn khả dụng.
 NHTW kiểm soát được lượng tái cấp vốn mà các nghiệp vụ khác (tái chiết
khấu) không thể làm được
Nhược điểm của công cụ thị trường mở
 Trong thực tế có thể xảy ra hiện tượng dự trữ của các ngân hàng không tăng
hoặc giảm tương ứng sau các nghiệp vụ mua, bán chứng khoán của NHTW.
 Có nhiều nguyên nhân khiến các NHTM không sử dụng tối đa lượng dự trữ
dư thừa vào mục tiêu mở rộng tín dụng như: nhu cầu trả nợ NHTW, hay sự
tăng lên của nhu cầu sử dụng tiền mặt, …
 Khả năng tăng khối lượng tín dụng của các NHTM còn phụ thuộc nhiều vào
khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức độ rủ ro và ổn định trong môi
trường đầu tư. Bởi vậy, khi lãi suất thị trường giảm xuống (như là kết quả
của sự tăng MB), không phải lúc nào khối lượng tín dụng cũng tăng lên
tương ứng
1. Quy trình hoạt động của nghiệp vụ TTM
Bao gồm 7 bước
B1: Xác định mục tiêu và loại hình giao dịch
B2: Thông báo đấu thầu
 Trước mỗi phiên đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước
(Sở giao dịch) thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá cho các thành viên.
Đối với phiên bán (phát hành) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, ngoài việc
thông báo cho các thành viên, Sở giao dịch đăng tải thông báo bán (phát
hành) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước trên Cổng Thông tin điện tử Ngân
hàng Nhà nước chậm nhất vào 13 giờ 30 phút ngày đấu thầu.
 Nội dung thông báo cơ bản gồm:
a) Ngày đấu thầu;
b) Phương thức đấu thầu;
c) Phương thức xét thầu;
d) Phương thức mua, bán;
đ) Khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán hoặc
tính theo mệnh giá (trừ trường hợp không thông báo trước khối lượng giấy
tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước);
e) Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán;
g) Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà
nước mua);
h) Kỳ hạn của giấy tờ có giá;
i) Ngày phát hành của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
k) Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà
nước bán);
l) Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà
nước bán);
m) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước
bán);
n) Thời hạn mua, bán (số ngày);
o) Lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi mua hoặc bán (trường hợp đấu
thầu khối lượng);
p) Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá (trường hợp
Ngân hàng Nhà nước bán);
q) Thời gian nhận đơn dự thầu của thành viên;
r) Thời gian đóng thầu
B3: Nộp đơn dự thầu
 Căn cứ thông báo mua, bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, các
thành viên nộp đơn dự thầu đăng ký mua hoặc bán giấy tờ có giá qua mạng
máy vi tính kết nối với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), gồm các nội
dung cơ bản sau:
a) Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán;
b) Kỳ hạn của giấy tờ có giá;
c) Khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán hoặc
tính theo mệnh giá;
d) Các mức lãi suất dự thầu của từng loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán
(trường hợp đấu thầu lãi suất);
đ) Ngày phát hành của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán);
e) Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên
bán);
g) Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán);
h) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán);
i) Phương thức mua hoặc bán;
k) Thời hạn mua, bán (số ngày);
l) Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá (trường hợp
thành viên bán).
 Trong thời gian nộp đơn dự thầu, thành viên có thể hủy bỏ đơn dự thầu hoặc
thay đổi đơn dự thầu cũ bằng đơn dự thầu mới.
 Tổng khối lượng giấy tờ có giá đăng ký mua hoặc bán của một thành viên
trong một đơn dự thầu tối thiểu là 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng).
B4: Tổ chức xét thầu
 Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tổ chức xét thầu theo nội dung thông
báo mua, bán giấy tờ có giá của từng phiên đấu thầu, quy định tại Thông tư
này và Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
 Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) không thực hiện xét thầu đối với các
đơn dự thầu không hợp lệ theo quy định tại Điều 17 và thông báo cho thành
viên có đơn dự thầu không hợp lệ khi kết thúc phiên đấu thầu.
B5: Thông báo kết quả thầu
 Ngay trong ngày đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo
kết quả đấu thầu cho từng thành viên tham gia đấu thầu qua mạng máy tính
gồm một số nội dung cơ bản sau:
a) Ngày đấu thầu;
b) Khối lượng trúng thầu;
c) Khối lượng không trúng thầu;
d) Ngày mua/bán lại (trường hợp mua, bán có kỳ hạn);
đ) Lãi suất trúng thầu;
e) Số tiền thanh toán.
 Thông báo kết quả đấu thầu là căn cứ để thực hiện việc thanh toán và chuyển
quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp mua hẳn hoặc bán hẳn, đồng
thời là căn cứ để lập Hợp đồng cụ thể trong trường hợp mua hoặc bán có kỳ
hạn.
B6: Lập hợp đồng chuyển giao hợp đồng và nhận lại hợp đồng mua
bán lại
 Ngân hàng Nhà nước và các thành viên ký Hợp đồng khung mua/bán giấy
tờ có giá và Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá để thực hiện
các giao dịch mua, bán giấy tờ có giá. Việc ký, giao, nhận Hợp đồng khung,
Hợp đồng cụ thể thực hiện theo hướng dẫn tại Quy trình nghiệp vụ thị
trường mở.
 Hợp đồng khung theo Phụ lục số 03/TTM đính kèm Thông tư này được ký
sau khi Ngân hàng Nhà nước công nhận tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài là thành viên. Hợp đồng khung này áp dụng chung cho tất
cả các giao dịch mua, bán giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước và thành
viên.
 Hợp đồng cụ thể theo Phụ lục số 04/TTM đính kèm Thông tư này áp dụng
đối với từng giao dịch mua, bán có kỳ hạn giữa Ngân hàng Nhà nước với
thành viên và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng khung. Thành
viên có trách nhiệm ký Hợp đồng cụ thể khi có thông báo kết quả đấu thầu.
 Hợp đồng khung và Hợp đồng cụ thể là căn cứ thực hiện việc thanh toán và
chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với thành
viên trong giao dịch mua, bán giấy tờ có giá.
B7: Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG
 Khi nhận được thông báo kết quả đấu thầu (đối với giao dịch mua/bán hẳn)
hoặc Hợp đồng cụ thể (đối với giao dịch mua, bán có kỳ hạn) đã được các
bên ký kết, Bên bán thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá
cho Bên mua theo quy định (trường hợp Bên bán là thành viên, Ngân hàng
Nhà nước thực hiện các thủ tục về chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo
ủy quyền của thành viên tại Hợp đồng khung), đồng thời, Bên mua thanh
toán tiền cho Bên bán ngay trong ngày đấu thầu.

Link tham khảo:


https://luatduonggia.vn/co-che-vai-tro-va-quy-trinh-nghiep-vu-thi-truong-mo/
#3_Co_che_hoat_dong_cua_thi_truong_mo
https://anydoc.me/v/381742/thuyet-trinh-nghiep-vu-thi-truong-mo
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Van-ban-hop-nhat-09-VBHN-
NHNN-2021-Thong-tu-nghiep-vu-thi-truong-mo-484081.aspx
https://chiakhoaphapluat.vn/phuong-thuc-dau-thau-trong-thuc-hien-nghiep-vu-thi-truong-
mo/

You might also like