You are on page 1of 8

Hệ thống thuế bất động sản ở Châu Âu - Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011

TS. Nguyễn Minh Ngọc


Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Một số vấn đề tổng quan về thuế suất bất động sản và đối tượng chịu thuế tại
Châu Âu
Quá trình phát triển thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong những năm
qua đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên việc thị trường vừa phát triển,
vừa hoàn thiện chính sách đã đặt ra những yêu cầu liên tục điều chỉnh, cập nhật các
văn bản pháp lý, phù hợp với thực tế thị trường. Trong thị trường BĐS, thuế là một
trong những nguồn thu quan trọng, bổ sung cho ngân sách của địa phương và Nhà
nước. Việc tìm hiểu kinh nghiệm thu thuế BĐS của các nước trên thế giới sẽ giúp các
cơ quan chuyên trách định hướng đúng đắn, hoàn thiện công tác thuế của mình.
Châu Âu là một khu vực có hệ thống thuế BĐS khá phát triển và hoàn thiện.
Tuy nhiên hệ thống thuế tại các nước Châu Âu có sự khác biệt nhau khá nhiều. Giữa
các nước trong khu vực này không tồn tại một tiêu chuẩn chung, phổ biến mang tính
quốc tế về các nguyên tắc cơ bản trong đánh thuế BĐS. Sự khác biệt không nằm ở việc
áp đặt các sắc thuế khác nhau (thuế giá trị gia tăng hay tiêu thụ đặc biệt) mà nằm ở
thuế suất áp cho các loại BĐS khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế thì các nước Châu
Âu đều cố gắng điều chỉnh như nhau về nguyên tắc tính thuế, dựa theo chủ yếu vào
góc độ không gian, pháp lý và kinh tế của BĐS. Bên cạnh đó họ cũng thống nhất và
tiểu chuẩn hóa các phương pháp định giá BĐS để phục vụ cho việc tính thuế.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, mặc dù các nước Châu Âu đã tiến hành
nhiều cải cách nhưng vẫn còn nhiều điểm khác biệt nhau trong việc đánh thuế BĐS.
Đặc biệt là những nước Trung Âu và Đông Âu. Những nước này vào thời điểm đó vẫn
đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Quá trình cải cách hệ thống thuế trong bối
cảnh này chịu sức ép liên tục trong việc tìm kiếm nguồn tài chính cho chi tiêu ngân
sách ngày càng tăng của họ. Thời gian đầu việc cải cách thuế diễn theo từng phân đoạn
rời rạc, dựa vào việc lựa chọn từng vấn đề được coi là lạc hậu để cải cách. Dần dần có
sự tổng hợp kinh nghiệm, số lượng vấn đề cải cách ngày càng tăng dẫn đến những
bước ngoặt trong cải cách. Những cải cáchhìn thuế tại các nước Trung và Đông Âu
thường cố gắng tuân theo những điều chỉnh của các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển. Chính vì các sắc thuế BĐS của những nước Châu Âu có sự khác biệt khá
lớn nên rất khó có thể định nghĩa một cách chung nhất, chính xác những kinh nghiệm
này. Tuy nhiên từ thực tế cho thấy rằng, tinh thần chung nhất cho việc đánh thuế BĐS
dựa vào cách nhìn về quyền sở hữu BĐS và các quyền pháp lý khác.
Hệ thống thuế BĐS được hiểu là tập hợp các sắc thuế quy định tại mỗi quốc
gia, trong đó đối tượng đánh thuế là BĐS và các hành vi liên quan theo xác định của
luật pháp sở tại. Nói chung hệ thống thuế BĐS đang lưu hành tại các nước Châu Âu
được chia thành hai nhóm: (1) hệ thống thuế địa chính – đặc trưng bởi nhóm những
nước Châu Âu cũ (15 nước); (2) hệ thống thuế bề mặt (diện tích) – được phổ biến ở
các nước Trung và Đông Âu (thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa cũ). Cơ sở cho sự
khác biệt này là sự tồn tại (hoặc không có) hệ thống đăng kí địa chính. Sâu xa hơn là
sự khác biệt liên quan đến các yếu tố cấu thành của cơ cấu tính thuế. Cũng cần biết
thêm là trong nhiều nước Châu Âu lưu hành hệ thống thuế BĐS “hỗn hợp” của hai hệ
thống trên. Trong lịch sử phát triển hệ thống thuế ở Châu Âu có thể kể đến ba sắc thái
của khái niệm địa chính dưới đây:
1. Địa chính - tài chính: chủ yếu để xác định về lượng giá trị để đánh thuế của
BĐS
2. Địa chính - pháp lý: được định hướng để đăng kí các quyền của BĐS
3. Địa chính - đa tầng: là lớp thông tin rộng theo các chủ đề khác nhau, trong đó
hướng đến các mục tiêu quản lý hành chính, kinh tế và xã hội.
Tại các nước Trung và Đông Âu không có hệ thống đăng kí địa chính. Phần lớn
các nước ở khu vực này lấy cơ sở để đánh thuế chính là diện tích của BĐS. Cách tính
toán thuế này khá đơn giản, dựa chủ yếu vào nền tảng đăng kí trong hệ thống trắc địa
và bản đồ. Những cơ sở dữ liệu được đăng kí trong hệ thống này trở thành thông tin
căn bản cho người nộp thuế cũng như kho bạc Nhà nước dựa vào đó để thu thuế. Vai
trò căn bản của hệ thống này là thu thập, lưu trữ các số liệu về không gian, diện tích
của BĐS chứ thiếu những thông tin về tính pháp lý hay những thông tin mà từ đó có
thể xác định được mức thuế. Hệ thống đăng kí này thiếu sự cập nhật cần thiết, cũng
như những thông tin trong đó thường xuyên không khớp với thực tế. Trong nhiều
trường hợp của hệ thống này, các mảng thông tin chỉ thiên về thông tin đất đai. Các
thông tin về công trình trên đất hay những tài sản chịu thuế khác không được thể hiện
trong đó. Hệ quả là hệ thống thuế này hoạt động không hiệu quả khi để xảy ra nhiều
trường hợp trốn thuế dễ dàng.
Trong bảng 1 là thông tin về cơ quan chịu trách nhiệm về hệ thống đăng kí BĐS
trong cơ cấu hành chính của một số nước Châu Âu. Số liệu cho thấy phần lớn các nước
ủy quyền cho một cơ quan Địa chính riêng biệt tiến hành thực hiện và quản lí hệ thống
đăng kí này. Cơ quan này lại chịu sự kiểm soát của Kho bạc. Trong một số trường hợp
khác trách nhiệm quản lý thông tin địa chính lại được giao trực tiếp cho cơ quan thuế.
Rất ít nước giao trách nhiệm này cho chính quyền địa phương hay cơ quan quản lý tài
nguyên rừng.
Bảng 1: Phân quyền quản lí hệ thống đăng kí BĐS tại một số nước Châu Âu
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lí đăng kí BĐS
Quốc gia Chính quyền địa
Địa chính Thuế Tài nguyên rừng
phương
Áo + +
Bỉ +
Đan Mạch +
Đức + +
Estonia +
Hà Lan +
Luksemburg +
Phần Lan +
Pháp +
Tây Ban Nha +
Thụy Điển +
Vương quốc + +
Anh
Nguồn: Federal Land cadastre of Russia, 2001, Land (Real Estate) mass valuation
system for taxation perposes in Europe
Để phân tích cơ cấu thuế BĐS, có thể nghiên cứu kinh nghiệm trong vấn đề này
của 25 nước Châu Âu, trong đó có 15 nước Châu Âu cũ và 10 nước Trung và Đông Âu
(những nước tham gia khối thị trường chung Châu Âu từ 1/5/2004 là: Czech; Estonia;
Slovakia; Slovenia; Hungary), và các nước thuộc biển Ban-căng (Bulgaria; Croatia;
Macedonia) cùng Moldova và Rusja. Bảng 2 giới thiệu về đối tượng chịu thuế và loại
tài sản chịu thuế cũng như thuế suất BĐS của các nước kể trên.
Bảng 2: Thông tin cơ bản về thuế BĐS tại một số nước Châu Âu
Đối tượng
BĐS chịu thuế Cơ sở đánh thuế
chịu thuế
Người sử dụng

Tài sản khác


Chủ sở hữu

Tiền cho thuê

Giá trị vốn


Công trình

Diện tích

Quốc gia Thuế suất


Đất đai

Ai-rơ-len + + + + + Từ 0,3% đến 1,3%


Áo + + + + Từ 0,1% đến 0,2%
Bỉ + + + + + Từ 25% đến 50%
Bồ Đào Nha + + + + + Từ 0,8% đến 1,3%
Bun-ga-ri + + + + Định khoản
Croatia + + + + Định khoản
Czech + + + + + + Định khoản
Dania + + + + Từ 0,6% đến 3,4%
Đức + + + + + Theo địa phương
Estonia + + + + Từ 0,5% đến 2%
Hà Lan + + + + + Theo địa phương
Hung-ga-ri + + + + + Định khoản hoặc 3%
Hy Lạp + + + + Từ 0,3% đến 3%
Luksemburg + + + + Từ 0,63% đến 5%
Macedonia + + + + 0,1%
Moldova + + + + + Định khoản
Nga + + + + + + Định khoản hoặc 2%
Phần Lan + + + + Từ 0,5% đến 1%
Pháp + + + + + + Từ 5% đến 25%
Slovakia + + + + + Định khoản
Slovenia + + + + + + Định khoản
Tây Ban Nha + + + + Từ 0,3% đến 0,4%
Thụy Điển + + + Từ 0% đến 1,7%
Vương quốc Anh + + + + + + Theo địa phương
Ý + + + + Từ 4% đến 7%
Nguồn: P. K. Brown, M. A. Hepworth, 2002, A study of European Land tax system
Tại phần lớn tại các nước Châu Âu đối tượng nộp thuế BĐS nói chung là chủ sở
hữu. Chỉ tại một số ít nước người sử dụng BĐS lại phải chịu thuế như: Pháp, Ai-rơ-
len, Vương Quốc Anh, Thụy Điển, Croatia, Moldova, Nga, Estonia và Czech. Tại
Pháp, người sử dụng phải nộp thuế cho nhà ở, công trình xây dựng khác còn chủ sở
hữu phải nộp thuế đất. Tại Vương Quốc Anh và Ai-rơ-len người sử dụng là các cá
nhân đủ tuổi trưởng thành (chủ gia đình hay sống độc lập) phải trả thuế nhà ở. Đối với
những BĐS khác thì bất kì ai sử dụng vào mục đích thương mại cũng đều phải trả
thuế. Tại Thụy Điển người sử dụng có quyền khấu trừ khoản thuế BĐS mà họ trả vào
thuế thu nhập, trong khi chủ sở hữu lại không có quyền này. Quy định pháp lý này
cũng giống các nước biển Ban-căng như Moldova và Croatia hay các nước thuộc
khối Đông Âu cũ như Nga và Estonia, nơi mà thuế BĐS đánh vào người sử dụng chủ
yếu trong các trường hợp khi BĐS sử dụng vào mục đích kinh doanh. Tại Czech thuế
BĐS đánh vào người có đất đai và những tòa nhà của Nhà nước cũng như những BĐS
dùng để cho thuê.
Hà Lan là nước có cách giải quyết khá thú vị khi tồn tại 2 hệ thống thuế riêng
biệt với các mức thuế suất khác nhau. Thứ nhất là thuế đánh vào chủ BĐS (thuế đánh
vào sự sở hữu); thứ hai là thuế đánh vào chính đối tượng đang sử dụng BĐS (thuế sử
dụng). Đồng thời có sự hạn chế rằng, thuế suất đánh vào sự sở hữu không vượt quá
125% thuế suất sử dụng.
Đối với tài sản chịu thuế BĐS tồn tại hai hướng giải quyết khác nhau: thứ nhất
là dạng thuế đánh chung, bao phủ các loại tài sản là BĐS; thứ hai là loại thuế đánh
riêng vào từng loại BĐS. Loại thứ nhất được áp dụng tại các nước như: Đức, Áo, Ý,
Tây Ban Nha, Luksemburg và Phần Lan và một số nước Trung và Đông Âu như
Bun-ga-ri và Macedonia. Loại thuế này có ưu điểm cho cả 2 bên: đối với người nộp
thuế là khá đơn giản, đối với Kho bạc Nhà nước là chi phí thấp và dễ thu. Ví dụ tại
Đức người nộp thuế (Gründsteuer) nộp thuế cho mọi loại BĐS (trong đó có cả BĐS sử
dụng vào mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp) bao gồm đất đai và công trình xây
dựng với mục đích để ở, để sản xuất, để kinh doanh, tiếp theo là cả tài sản của nhà
máy, kể cả nguyên liệu sản xuất. Người nộp thuế tại Áo (Gründsteuer) và Phần Lan
(Fastighetssakat) chịu thuế chỉ cho đất đai và công trình xây dựng, không phải nộp cho
tài sản có giá trị khác.
Tại Ý, Tây Ban Nha, Luksemburg phải nộp thuế BĐS cho đất đai và công
trình với mục đích nông và lâm nghiệp. Chi tiết hơn là tại Macedonia, ngoài đất đai và
công trình với mục đích phi nông nghiệp, thì còn phải nộp thuế BĐS cho cả máy móc
và các hệ thống là tài sản cố định của doanh nghiệp, trong đó có cả ô tô, xe máy, máy
kéo và tàu thủy. Tại Bỉ khoản thu nhập từ BĐS (gọi là thu nhập dưới góc độ “địa
chính” – revenu cadastral) cũng bị đánh thuế thu nhập của Nhà nước.
Trong luật của một số nước có sự phân chia các khoản thu khác nhau đối với
từng thể loại BĐS khác nhau (đất trống và đất có công trình xây dựng), phụ thuộc vào
cách sử dụng BĐS vào mục đích ở hay dịch vụ. Đồng thời cùng với sự phân định trên
là việc phân biệt theo đối tượng nộp thuế là cá nhân hay pháp nhân. Phương pháp này
được áp dụng tại các nước như Pháp, Dania, Vương Quốc Anh, cũng như tại các
nước thuộc khối Đông Âu cũ là Czech, Hungari, Croatia hay Slovenia. Tại Pháp tồn
tại hai loại thuế: thuế đất đai chưa có xây dựng và thuế BĐS đã xây dựng. Tất cả nhà ở
và công trình dịch vụ đều phải chịu loại thuế thứ hai. Loại thuế này cũng áp dụng cho
các loại công trình xây dựng như hệ thống khu công nghiệp và kinh doanh, đường xá,
ống khói, máy phát điện bằng sức gió và cả tàu thuyền. Bên cạnh đó thì loại thuế thứ
nhất áp dụng cho toàn bộ diện tích đất đai trên đất Pháp.
Tại Dania tồn tại đến bốn loại thuế BĐS: 2 loại đánh vào đất đai đó là thuế của
Quận và thuế của Thành phố; loại thứ ba đánh vào dịch vụ và loại thứ tư (được ban
hành từ năm 2001) đánh vào nhà ở. Đối tượng của thuế đất đai ở đây không chỉ là đất
trống, mà còn tất cả các hoạt động “cải tạo” đất đai của chủ đất, ví dụ như xây dựng hệ
thống cấp thoát nước hay xây dựng đường giao thông. Thuế dịch vụ đánh vào các tòa
nhà thương mại và khu công nghiệp và cả những BĐS do cơ quan hành chính Nhà
nước sử dụng. Cuối cùng là thuế đánh vào đất đai và công trình dành cho mục đích để
ở hay nghỉ dưỡng. Trước đó, cho đến cuối năm 2000, BĐS nhà ở tại Dania chịu thuế
đánh vào giá trị cho thuê hàng năm của BĐS như là thuế thu nhập.
Tại Vương Quốc Anh thuế BĐS lại đánh theo mục đích sử dụng với hai loại
thuế: thuế nhà ở và thuế BĐS dùng cho mục đích khác. Loại thuế thứ nhất đánh vào
tòa nhà và các công trình nhà ở phụ trợ. Luật pháp ở đây quy định nhà ở phụ trợ là các
công trình cần thiết cho hoạt động của công trình chính như bếp, khu vệ sinh, trạm
bơm… từ quy định này thì ngay cả nhà di động (nhà để ô tô kéo khi đi du lịch) cũng là
đối tượng chịu thuế. Bên cạnh đó thì ban công, vườn, sân và những mảnh đất liền kề
trong khu đất tổng thể có nhà ở hoặc gara đỗ ô tô có diện tích <25m2, phòng chứa
dụng cụ làm vườn lại không bị đánh thuế. Loại thuế thứ hai đánh vào đất đai và công
trình xây dựng có mục đích kinh doanh.
Tại một số nước Trung và Đông Âu như Czech, Slovakia, Hungari thuế BĐS
được cấu thành từ hai phần với cách điều chỉnh khác nhau: đất đai và công trình xây
dựng. Tại Czech thuế đất đánh vào toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Cộng hòa Czech,
được đăng kí trong hệ thống địa chính. Tuy nhiên đất dưới công trình xây dựng, đất
rừng (chỉ rừng phòng hộ), đất dưới bồn chứa, hồ chứa nước và đất quốc phòng không
bị đánh thuế.
Trong hệ thống thuế BĐS của Slovenia thuế công trình xây dựng đánh vào:
công trình nhà ở, gara ô tô, nhà trang trại, tàu thuyền (loại > 8m). Tại Slovakia, bên
cạnh thuế đất và thuế công trình, tồn tại một loại thuế thứ 3 là thuế đánh vào khu nhà ở
bao gồm nhà ở trong khoảnh đất và khoảng không gian không xây dựng của chủ sở
hữu là cá nhân hay pháp nhân. Hệ thống thuế tại Nga lại có một số khác biệt khi bao
gồm ba đối tượng đánh thuế BĐS: thuế đánh vào tài sản của doanh nghiệp; thuế đánh
vào các cá nhân có BĐS và thuế đất đai. Loại thuế thứ nhất đánh vào tài sản doanh
nghiệp bao gồm: các tòa nhà và các tài sản cố định của chúng, giá trị phi vật chất và
các quyền pháp lý của BĐS, máy móc và hệ thống kỹ thuật, các loại xe cộ, giấy tờ có
giá… Loại thuế BĐS thứ hai đánh vào cá nhân sở hữu bao gồm: các công trình xây
dựng, thuyền máy, các loại máy bay cá nhân và các phương tiện giao thông (không
bao gồm ô tô và xe máy). Loại thuế thứ ba là thuế đất đánh vào BĐS đất đai của các cá
nhân và pháp nhân.
Tại Croatia hệ thống thuế lại có kết cấu hơi khác với các nước Châu Âu. Ở đây
tồn tại hai loại thuế riêng biệt: thuế đất nông nghiệp và thuế BĐS thương mại. Cơ quan
thu thuế sẽ thu hai loại thuế này nếu BĐS không được sử dụng đúng mục đích đã định.
Thuế đất nông nghiệp sẽ chỉ đánh vào khu đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp,
nhưng không sử dụng khai thác theo đúng mục đích trong vòng ít nhất 2 năm liên tiếp.
Loại thuế thứ hai sẽ đánh vào những BĐS thương mại không sử dụng ít nhất 2 năm.
Tại Tây Ban Nha tồn tại hai loại thuế với tính chất khác nhau. Thứ nhất là loại
thuế đánh vào việc sở hữu tài sản, bao gồm cả đất đai và công trình. Loại thứ hai là
thuế đánh vào sự gia tăng, ví dụ như sự gia tăng giá trị của đất đai. Cuối cùng có thể
xem xét đến hệ thống thuế của Estonia nơi mà chỉ có thuế đánh vào đất đai. Đối tượng
của loại thuế này là BĐS đất đai, loại trừ những mảnh đất không được phép sử dụng
vào bất kì mục đích kinh doanh nào.
Kết luận
Từ việc nghiên cứu và phân tích hệ thống thuế BĐS tại Châu Âu có thể rút ra
một số kết luận và làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trước tiên có thể thấy rõ
rằng các hệ thống thuế BĐS ở Châu Âu thể hiện sự khác biệt nhau rõ nét. Nguyên
nhân của những sự khác biệt này xuất phát từ những lí do bao gồm:
 Thứ nhất là tính chất pháp lý khác nhau do những yếu tố lịch sử, và truyền
thống
 Thứ hai là hệ thống văn bản quy phạm pháp lý hiện tại về BĐS và hệ thống
đăng kí có nhiều khác biệt
 Thứ ba là những yếu tố kinh tế - xã hội như: hoạt động của thị trường BĐS và
vai trò đóng góp của nó trong nền kinh tế; tình trạng phát triển kinh tế của đất
nước khác nhau
 Thứ tư là những yếu tố chính trị, ví dụ như mối quan hệ hiện tại và trong tương
lai của Nhà nước đối với sở hữu đất đai.
 Thứ năm là thiếu một tiêu chuẩn chung mang tính quốc tế (cho dù chỉ là tương
đối) nguyên tắc xác định thuế BĐS.
Cũng cần chú ý thêm rằng tại các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa cũ tại Châu
Âu, nơi mà trước đây không lâu vẫn chưa có nền kinh tế thị trường, hệ thống thuế
BĐS hoạt động khá đặc biệt (khác biệt so với thế giới) chủ yếu dựa vào đo đạc số
lượng, diện tích của BĐS. Từ những kinh nghiệm của Châu Âu về hệ thống thuế BĐS,
có thể rút ra một số kinh nghiệm chung nhất cho việc cải cách hệ thống thu thuế BĐS
của Việt Nam. Để có được sự hoạt động hiệu quả, mang lại sự công bằng cho các đối
tượng cũng như ngân sách cho địa phương và Nhà nước, hệ thống thuế cần đạt được
những yêu cầu dưới đây:
 Thứ nhất, thuế BĐS mang tính khu vực và phải trở thành nguồn thu ngân sách
chủ yếu cho chính quyền địa phương. Điều kiện này sẽ bảo đảm cho chính
quyền địa phương có thẩm quyền nhất định trong việc xây dựng, hình thành
mức thuế suất BĐS trong địa phận quản lí dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội
thực tế của mình.
 Thứ hai, phương pháp tính thuế cần dựa vào bản chất của BĐS là một loại tài
sản. Chính vì vậy mà việc xây dựng thuế suất cần dựa trên cơ sở giá trị vốn của
BĐS hoặc diện tích.
 Thứ ba, dưới góc độ đối tượng chịu thuế, theo kinh nghiệm Châu Âu, chủ yếu
cần nhấn mạnh vào tính sở hữu hay quyền sử dụng (đối với đất đai). Từ quan
điểm này người chịu thuế chủ yếu sẽ là chủ BĐS. Tuy nhiên luật thuế điều
chỉnh cũng cần quy định chi tiết hơn về những trường hợp khác nhau để đạt
được sự công bằng, mang tính ổn định và khả thi, tạo điều kiện để BĐS được sử
dụng hợp lí, khoa học.
 Thứ tư, tài sản chịu thuế luôn là BĐS. Vì vậy cần xác định lại chính xác tài sản
nào là BĐS. Bên cạnh đó mức thuế suất cần phân biệt khi đánh vào các loại
BĐS khác nhau cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Cơ sở để đánh thuế
không chỉ là diện tích hạn mức mà cần phân biệt rõ mục đích sử dụng và giá trị
BĐS.
 Cần xem xét các trường hợp miễn, giảm thuế phù hợp với đặc trưng vị trí BĐS
cũng như tình trạng pháp lí của đối tượng nộp thuế BĐS. Việc miễn thuế được
áp dụng cho không chỉ các BĐS Nhà nước và công trình công cộng mà còn các
BĐS phục vụ cho hoạt động công ích, phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó còn cần chú
ý đến các hình thức hoạt động sản xuất hay đầu tư vào nông nghiệp và các đối
tượng xã hội (liên quan đến các tình huống khó khăn của người chịu thuế).
Trên đây là một số vấn đề đặt ra với mục tiêu góp phần cải cách hệ thống thuế
BĐS từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước Châu Âu. Đây là một vấn đề rộng,
động chạm cơ bản đến các thành phần kinh tế và xã hội, mang tính bước ngoặt nên cần
được nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học. Một trong những vấn đề then chốt,
mang tính thực tiễn và khả thi hiện nay là công tác định giá BĐS phục vụ cho việc tính
thuế vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Chính vì vậy vấn đề này cần được nghiên cứu
sâu hơn để hình thành cơ sở khoa học cho việc áp dụng các mức thuế suất BĐS tại
Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Federal Land cadastre of Russia, 2001, Land (Real Estate) mass valuation
system for taxation perposes in Europe.
2. P. K. Brown, M. A. Hepworth, 2002, A study of European Land tax system
3. Katarzyna Wojtowicz, 2007, Hệ thống thuế bất động sản tại Ba Lan, NXB Đại
học Marie Curie – Sklodowska
4. McCluskey W. J., 1991, Comparative property tax system, Department of
surveying University of Ulster.
5. Wood B. Wiliams R. H., 1994, Industrial Property markets in western Europe,
London
6. Youngman J. M., Malme J. H., 2001, The developtment of property taxation in
economics in transition, Case studies from Central and Eastern Europe, The World
Bank, Washington D. C.

You might also like