You are on page 1of 2

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Đạo đức báo chí là khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện
qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo. Người cầm bút có đạo đức phải kiên trì theo đuổi
những nguyên tắc báo chí: Trung thực, khách quan, kịp thời và trách nhiệm; đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo thể hiện khi tác nghiệp. Một nhà báo giỏi, có trách nhiệm với xã hội, với những tác
phẩm báo chí chất lượng,  ngoài trình độ chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt và có
đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức báo chí của một nhà báo có tầm quan trọng rất lớn vì nó liên quan đến cộng đồng, đến đông
đảo vào quần chúng mà quan trọng là việc tác động vào những giá trị tinh thần, tư tưởng, những quan
niệm giá trị đạo đức và nhân phẩm con người trong mối quan hệ với dư luận xã hội. Chính vì thế
trong thời đại thông tin cập nhật nhanh chóng và quá tải hiện nay đòi hỏi những người làm nghề nhà
báo phải có nhận thức sâu sắc trong từng việc làm của mình, đối với từng thông tin mình đưa lên, cân
nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội.
Opinion about this case study
Từ nội dung case study có thể thấy, các kênh tin tức từ lâu đã bắt đầu thay đổi cách truyền thông để
lôi kéo người xe. Mở đầu là CNN mở nên kỷ nguyên thịnh vượng cho mình bằng với bản tin 24 giờ
mệnh danh là một thế giới mãn nhãn và truyền hình thực tế của CNN, lại là nơi của những khó khăn
hoặc vi phạm đạo đức của một công ty là những mẩu tin hấp dẫn của mọi người; không ngần ngại đẩy
tính mạng của những nhà báo vào cán cân nguy hiểm khi tiếp tục để họ đưa tin trong vùng chiến sự.
Giống như trong một cuộc chiến, những thông tin mà chỉ huy nhận được tăng lên theo cấp số nhân,
cũng như tốc độ mà họ phải quyết định phải làm gì. Khi một quyết định sai lầm hoặc một sai lầm
được thực hiện, CNN sẽ nói với thế giới về điều đó.
Các kênh báo bắt đầu thay đổi cách đưa tin để lôi kéo người xem bất chấp sự thật và đạo đức trong
nghề. Họ nắm bắt tâm lí rằng những điều tiêu cực lại rất thu hút sự tò mò của người xem. Và thành
công của CNN đạt được đã khiến các đối thủ của họ từ BBC World, Al-Jazeera đến Fox News phải
phản ứng để làm cho sản phẩm của họ trở nên cạnh tranh hơn. Các kênh tin tức truyền hình cáp lớn
đồng loạt định hình lại cách đưa tin để chạy theo doanh số khiến cách chúng ta xem TV và tiếp nhận
kiến thức thay đổi và cũng như thực trạng của ngành công nghiệp truyền thông hiện nay. Các nhà
nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ 12% các câu chuyện [trên 5 tờ báo quốc gia của Vương quốc Anh -
The Times, Guardian, The Independent, Daily Telegraph và Daily Mail] là dựa trên tài liệu hoàn toàn
do chính những phóng viên các tờ báo tạo ra.
Theo case study, các kênh báo chí, họ với vai trò ban đầu là thông báo cho công chúng và buộc những
người có quyền lực phải chịu trách nhiệm với những người mà họ phải phục vụ, tức là công chúng, là
người dân. Tuy nhiên, khi đặt đạo đức báo chí trên bàn cân với doanh thu, lợi nhuận và lợi ích, dần đã
biến tướng đi mục đích tốt đẹp ban đầu.
CNBC cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, giống như cách mà cuộc chiến tranh giúp CNN thiết
lập chính mình trong thị trường truyền thông siêu cạnh tranh, Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến
CNBC tìm ra bản sắc của mình. CNBC, viết tắt của Consumer News and Business Channel, hiện tại
CNBC là đơn vị trực thuộc tổ chức truyền thông khổng lồ NBCUniversal. CNBC tạo nên uy lực cho
mình bằng cách nhắm vào cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2009. CNBC đã thành
công vì đã tận dụng “cơn sốt” khủng hoảng tạo nên cú bật cho mình vì tin tức luôn được đưa ra, mọi
lúc, đúng thời gian thực.Tuy nhiên, vai trò của đài này trong việc tường thuật cuộc khủng hoảng,
không phải là không có sự chỉ trích và tranh cãi khi trong một bản tin CSR, Jon Stewart của đài
CNBC trên The Daily Show đã có cuộc phỏng vấn Jim Cramer (người dẫn chương trình Mad Money).
Stewart cáo buộc Jim và ngay cả CNBC đồng lõa, biết chuyện gì đang xảy ra nhưng lại đặt mình quá
sâu đến tư cách người trong cuộc của họ, hơn là duy trì tính toàn vẹn báo chí của họ, sẵn sàng đưa ra
những thông tin méo mó không qua kiểm chứng, không qua đánh giá sàng lọc. Trong thời đại quá tải
về thông tin và doanh thu quảng cáo được thúc đẩy bởi số lượng người xem, thông tin nào cần trình
bày và cách trình bày thông tin đó là trọng tâm đối với tính toàn vẹn của ngành. Sự cám dỗ của thu
hút sự chú ý từ công chúng dẫn đến nhu cầu giải trí để giữ chân những người xem bằng tin tức không
phải sự thật. Xóa mờ đi ranh giới giữa giải trí và tin tức truyền thông.
Báo chí là một phần của cơ sở ở mức độ nào và các nhà báo có trách nhiệm công dân ở mức độ nào
để buộc các tổ chức xã hội lớn lớn phải chịu trách nhiệm về hành động của họ.
Tôi không đồng tình với cách mà các nhà đài như Fox, CNN hay cả CNBC đã làm đối với dư luận. Từ
việc đưa tin chỉ nhắm tới sự độc hại, chực chờ giật tít bằng những sai lầm của các tổ chức hay đưa tin
với sự phiến diện, không trình bày đúng đắn sự việc đang diễn ra lâu dần đã khiến nền công nghiệp
báo chí thành một môi trường khá cực đoan, một nơi để chỉ trích khi nhắm tới sự sai lầm của các tổ
chức, cá nhân. Những sự thật bị chỉnh sửa, cắt ghép, hoặc nói theo một cách khác để gây hiểu lầm, để
phù hợp với một chương trình thời sự thu hút người xem, thay vì phản ánh thực tế, khiến cách chúng
ta hiểu các sự kiện thế giới và tin tức cũng bị thay đổi. Việc họ dắt mũi dư luận, những tin tức do họ
viết nên đôi khi còn không phải do chính họ đi thực nghiệm, không hề tai nghe mắt thấy mà thêu dệt
nên, chắt góp từ nhiêu nơi đã làm đánh mất đi đạo đức nghề nghiệp.
Các doanh nghiệp sợ hãi mình trở thành nạn nhân trong một bản tin, bài báo của dưới ngòi bút của
nào đó, điều này đúng là có thúc đẩy họ thực hiện CSR tốt hơn để tồn tại trong môi trường báo chí
truyền thông, nhưng cũng vô tình biến ngành công nghiệp này thành sân chơi độc hại. Có những
doanh nghiệp làm tất cả những gì có thể để đảm bảo mối quan hệ với vô số các bên liên quan của họ
tích cực nhất có thể, để đảm bảo họ không trở thành mục tiêu tiếp theo của phương tiện truyền thông
này. Khiến nền công nghiệp báo chí truyền thông không còn tốt đẹp hướng đến sự thật những gì đang
diễn ra mà đang bị những lợi ích thao túng. Trong khi chính công chúng mới là những người mà họ
cần phải bảo vệ khỏi trò chơi ngang trái đầy hoài nghi này.
Sự xói mòn của đạo đức báo chí đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra trong lĩnh vực
truyền thông. Áp lực lợi nhuận, cạnh tranh, bất chấp thu hút người xem đặt họ vào vi phạm các
nguyên tắc đạo đức báo chí. Về chủ quan, đó là sự thiếu bản lĩnh chính trị và văn hóa, thiếu tu dưỡng
và sự rèn luyện đạo đức, chạy theo lợi ích. Không nhận thức đúng vai trò, chức năng và trách nhiệm
của báo chí với xã hội.

You might also like