You are on page 1of 10

1.

Phân tích ngành và thị trường

1.1. Phân tích ngành (sử dụng mô hình 5 nhân tố)

1. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành (internal competition (rivalry) )

Trên thế giới thì mô hình ngân hàng đầu tư không còn quá xa lạ, tuy nhiên ở Việt Nam hiện
nay chưa xuất hiện loại hình ngân hàng này. Và cạnh tranh trong ngành tài chính có lẽ là
điểm mạnh nhất trong mô hình của Porter khi phân tích ngân hàng đầu tư. Khi nhu cầu thị
trường lớn thì việc chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ đối thủ trong nước
- những công ty chứng khoán, các ngân hàng quốc tế lớn trên phạm vi toàn cầu là điều không
thể tránh khỏi. Ở nước ta hiện nay trong ngành chỉ có các công ty chứng khoán hoạt động có
một vài chức năng gần giống với chức năng của một ngân hàng đầu tư. Nhưng so với các
công ty chứng khoán thì ngân hàng đầu tư phát triển hơn về các sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp
các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn. Do đó, khi cho ra mắt mô hình ngân hàng này sẽ tạo ra
một làn gió mới, một sự thu hút đối với các nhà đầu tư và việc đối mặt với sự cạnh tranh, các
đối thủ trong nước là tương đối ít.

Mô hình ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay khá là phổ biến và sẽ là một mối đe dọa
lớn cho một ngân hàng đầu tư mới thành lập như chúng ta nếu như ngân hàng thương mại có
thể thực hiện các nghiệp vụ hay cung cấp những dịch vụ tương tự như một ngân hàng đầu tư
thì có thể họ đã có được những khách hàng trung thành và tạo ra sức cạnh tranh rất lớn. Tuy
nhiên, theo quy định như hiện nay, các ngân hàng thương mại không được phép thực hiện các
hoạt động của công ty chứng khoán nếu không có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư lại phát triển mạnh mẽ hơn về các dịch vụ, sản phẩm khi
so với các công ty chứng khoán. Từ những điều trên đây sẽ là sự thách thức cũng như là một
rào cản lớn cho các ngân hàng thương mại cũng như các công ty chứng khoán để vượt qua và
có thể cạnh tranh với chúng ta về các dịch vụ hay sản phẩm mà ngân hàng đầu tư chúng ta
đem lại. Để có thể hạn chế tối đa những cạnh tranh trong ngành thì chúng ta sẽ hướng đến
mục tiêu đi đầu trong việc cung cấp những thuận tiện cho khách hàng bởi các dịch vụ tiên
tiến với chi phí hợp lý.

Trong những năm trở lại đây M&A ở Việt Nam là một con đường phổ biến đối với các nhà
đầu tư với một số thương vụ diễn ra. Đây là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ những lợi
thế rõ ràng (Nội dung này sẽ được đề cập sâu hơn ở mục 1.2 - Phân tích thị trường). Nắm bắt
được xu hướng này của thị thị trường, M&A sẽ là mục tiêu mà chúng ta tập trung hướng đến.
2. Mối đe dọa từ những người mới (Threat of new entrants)

Ngoài những sự cạnh tranh cần phải đối mặt trong ngành theo phân tích bên trên, ngân hàng
đầu tư chúng ta sẽ phải đối mặt với một số đối thủ cạnh tranh tiềm năng như: những cá nhân,
doanh nghiệp chưa vào cạnh tranh trong cùng ngành nhưng sẵn sàng gia nhập vào ngành khi
có cơ hội đến. Tuy nhiên đây sẽ là điều không dễ thực hiện để có thể gia nhập thành công vào
ngành ngân hàng đầu tư, bởi mức độ rủi ro và cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn đến những ngân
hàng mới tham gia vào ngành tài chính:

- Trên thực tế, một đối thủ cạnh tranh mới sẽ phải đối mặt với một số trở ngại đáng kể,
đặc biệt là lượng vốn khổng lồ cần thiết, đặc biệt đối với ngân hàng đầu tư thì cần một
nguồn vốn dài hạn vô cùng lớn và một tiềm lực tài chính đủ vững mạnh.
- Mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để có thể thiết lập một đội ngũ nhân viên
chất lượng, dày dặn kinh nghiệm cũng như các nhà quản lý tiềm năng.
- Nhằm thực hiện những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng đầu tư: lãnh phát hành chứng
khoán, tư vấn M&A cần phải có khả năng định giá cũng như đầu tư cho những phần
mềm để tính toán cho việc định giá.
- Cần thời gian cần thiết để thiết lập nhận diện thương hiệu đáng kể và các quy định
rườm rà của chính phủ áp dụng cho hoạt động của các ngân hàng.
- Đối mặt với một số cạnh tranh từ các ngân hàng đã thành lập trong nước và ở các
quốc gia khác.

3. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers)

Trên thị trường nào cũng vậy, nhà cung cấp đóng một vai trò rất lớn đối với một doanh
nghiệp và đây cũng là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến các khoản chi phí của doanh nghiệp.
Trường hợp nếu như có rất ít nhà cung cấp trên thị trường nhưng nhu cầu lại cao hoặc các
nhà cung cấp nắm giữ các nguồn lực khan hiếm và có rất ít các nguyên liệu thay thế thì chúng
ta sẽ phải lệ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp và họ sẽ tạo cho ta nhiều áp lực như tăng
chi phí, giảm chất lượng hàng hóa cung cấp,...Ngược lại, khi có rất nhiều nhà cung cấp thì
ngân hàng có nhiều sự lựa chọn để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của chúng ta. Lúc này chúng
ta ở thế chủ động và có thể điều chỉnh các khoản chi phí sao cho thích hợp góp phần tăng lợi
nhuận.

Trên thị trường hiện nay nhu cầu về M&A là rất lớn và trong quá trình chúng ta cung cấp các
dịch vụ cho khách hàng thì chúng ta cũng cần các nhà cung cấp để hỗ trợ. Các nhà cung cấp
các yếu tố đầu vào trên thị trường hiện nay cũng có những chuyển biến đáng kể. Do đó,
chúng ta sẽ giành thế chủ động hơn trong việc lựa chọn các nhà cung cấp. Ví dụ, các công ty
kiểm toán hiện nay phát triển rất lớn về quy mô, số lượng lẫn chất lượng, mà ngân hàng
chúng ta thì có nhu cầu lớn để hợp tác với các công ty này trong quá trình thực hiện mua bán
sát nhập hay định giá,... nên đây có thể xem như là một lợi thế góp phần vào việc giảm thiểu
chi phí, gia tăng lợi nhuận.

4. Khả năng thương lượng của khách hàng (Bargaining of customers)

Số lượng các nhà đầu tư của nước ta vào lĩnh vực tài chính nói chung gia tăng rất nhiều trong
những năm trở lại đây.

“Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước tính đến cuối tháng 3 đạt 4,93 triệu, tương
đương 5% dân số cả nước. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
(VSD), số lượng nhà đầu tư cá nhân mới tham gia chứng khoán trong tháng 3/2022 tiếp tục
lập kỷ lục mới với 270.000 tài khoản.” (Phương Đông, 2022).
Thu nhập ngày càng tăng, số lượng tỷ phú ngày càng nhiều và hầu hết ai cũng muốn làm giàu
thêm cho các khoản tiền nhàn rỗi của mình bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì số lượng các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này sẽ
không ngừng tăng lên trong thời gian tới.
Chưa dừng lại ở quy mô trong nước, với những minh chứng sống Việt Nam còn được xem là
top đầu những nơi đáng đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài và được đánh giá có
triển vọng rất tốt đối với các dự án mới.
Với số lượng các nhà đầu tư ngày càng nhiều như vậy thì việc tìm kiếm lượng lượng khách
hàng cho ngân hàng chúng ta cũng dễ dàng hơn và tạo điều kiện hơn cho chúng ta trong việc
nhanh chóng hòa nhập vào thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Ngành ngân hàng chủ yếu dựa vào khả năng thương lượng của người tiêu dùng. Ví dụ, người
tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là những người trong thị trường retail banking, có tương đối ít khả
năng thương lượng. Đó là bởi vì việc mất một tài khoản về cơ bản không ảnh hưởng đến lợi
nhuận của công ty. Nhưng khả năng thương lượng của các nhóm khách hàng lớn là lớn hơn
vì ngân hàng không thể chịu được sự đào thải hàng loạt của những người gửi tiền. Các khách
hàng doanh nghiệp và cá nhân có giá trị ròng cao (HNWI) cũng có khả năng thương lượng
lớn hơn vì việc mất các tài khoản và nguồn thu lớn có thể ảnh hưởng đáng kể hơn đến lợi
nhuận của ngân hàng. Bên cạnh các khách hàng các nhân thì chúng ta sẽ chú trọng hơn vào
các nhóm khách hàng lớn và tìm cho mình những khách hàng trung thành bởi vì đây là nguồn
tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng và ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nhóm khách
hàng này không hài lòng về các dịch vụ và đào thải ngân hàng cho các nhu cầu tiếp theo.

Giải quyết vấn đề sức mạnh thương lượng của khách hàng chúng ta sẽ mở rộng các đề nghị
đăng ký hấp dẫn cho khách hàng mới. Nó cũng nỗ lực để khiến các khách hàng hiện tại mở
thêm tài khoản và đăng ký các dịch vụ bổ sung, điều này làm tăng hiệu quả chi phí chuyển
đổi cho người tiêu dùng bằng cách khiến họ gặp rắc rối hơn khi chuyển tài chính của mình
sang ngân hàng khác.
5. Nguy cơ, đe doạ từ các sản phẩm thay thế (Threat of substitutes)

Hiện nay đối thủ đáng gờm nhất đối với chúng ta có lẽ là các công ty chứng khoán khi chúng
cũng thực hiện các dịch vụ tương tự như chúng ta, các công ty ngoài ngành bắt đầu cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ tài chính nguyên biệt mà trước đây chỉ có ở các ngân hàng. Mối đe dọa
này thật sự đáng lo ngại và khó tránh khỏi trường hợp các công ty chứng khoán đưa ra những
ưu đãi với những sản phẩm, dịch vụ thay thế để thu hút khách hàng. Do đó bên cạnh việc tìm
cho mình những khách hàng trung thành thông qua quá trình cung cấp dịch vụ thì ngân hàng
sẽ có một bộ phận chuyên về nghiên cứu các sản phẩm mới và không ngừng nâng cấp các
dịch vụ của mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Ngân hàng sẽ
quan tâm đến những trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng và có những cuộc khảo sát
nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

1.2. Phân tích thị trường

Thị trường ngân hàng đầu tư đã có sự tăng trưởng vượt bậc trên toàn cầu và dự kiến sẽ duy trì
vị thế thống trị của nó trong suốt thời gian dự báo. Theo xu hướng của ngân hàng toàn cầu thì
hiện nay công nghệ đã thay đổi rất nhiều trong ngành ngân hàng đầu tư trong những năm gần
đây. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế quốc tế như hiện nay, xu hướng đa dạng hoá và mở
rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia. Và Việt Nam cũng
vậy, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế với mức độ ngày càng sâu rộng. Do đó, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
cũng không tránh khỏi những tác động của quá trình hội nhập này. Đối với mô hình ngân
hàng đầu tư – một mô hình ngân hàng khá phổ biến trên thế giới với những nghiệp vụ đáp
ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như nhiều doanh nghiệp. Nhu cầu của các nhà đầu
tư, doanh nghiệp Việt Nam về các nghiệp vụ này hiện nay là rất cao. Hơn nữa, hiện nay nhu
cầu đầu tư là rất cao và rất cần những tổ chức đưa ra các lời khuyên, hay những nhà môi giới
giúp kết nối các nhà đầu tư lại với nhau,...Do đó sự ra đời của một ngân hàng đầu tư để đáp
ứng những nhu cầu này là thực sự cần thiết.

● Nhu cầu về M&A ở thị trường Việt Nam và lý do chọn M&A là lĩnh vực được
tập trung nhất

M&A ở Việt Nam là một con đường phổ biến đối với các nhà đầu tư với một số thương vụ
diễn ra trong vài năm gần đây. Đây là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ những lợi thế rõ
ràng. Nhờ có Mua bán và sáp nhập (M&A) cung cấp một giải pháp duy nhất cho một số trở
ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn gia nhập thị trường Việt Nam. Đối với các nhà
đầu tư nước ngoài cho rằng việc thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam là quá phức tạp,
con đường M&A cung cấp một giải pháp duy nhất cho nhiều trở ngại. Với M&A, các nhà
đầu tư có thể tiếp cận sẵn với người tiêu dùng, địa điểm và kênh phân phối.

Tổng thể điều này trong năm 2018, đã có ít nhất 266 thương vụ M&A tại Việt Nam với giá trị
7,5 tỷ USD. 56% trong số này là dưới hình thức đầu tư vào. Trong khi có một số thương vụ
lớn như đầu tư vào Sabeco và Vinhomes của Việt Nam, 70% các thương vụ là với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Theo thời gian M&A đã tăng lên với giá trị M&A tăng 21% từ năm 2008
đến năm 2018.

Những năm gần đây đã chứng kiến sự suy giảm trong hoạt động M&A toàn cầu do bất ổn
kinh tế vĩ mô, bất ổn địa chính trị và đại dịch năm 2020 ảnh hưởng đến các công ty hơn nữa.
Tuy nhiên, tác động của COVID-19 và sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng đã khiến Đông Nam Á
trở nên hấp dẫn. Với việc Việt Nam đang chứa đựng nhiều đại dịch, chúng ta có thể sẽ chứng
kiến nhiều hoạt động M&A hơn vào năm 2021.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã công bố số liệu thống kê về góp vốn và mua cổ phần từ
tháng 1-9 / 2019 đến năm 2020. Chỉ số này giảm 55,1%. vào năm 2020 cho thấy hoạt động
M&A tại Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào bởi đại dịch. Tuy nhiên, EUromonitor
International xếp Việt Nam là thị trường hấp dẫn M&A thứ hai trên thế giới với các nền kinh
tế mới nổi có khả năng trở lại mạnh mẽ sau đại dịch.

Nhân khẩu học của Việt Nam có một trong những tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất
trong khu vực với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. Chi tiêu của người tiêu dùng đang tăng
lên cùng với sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử. Việt Nam có một số chính
sách ưu đãi thuế và hỗ trợ FDI. Chính phủ ổn định và tiếp tục tập trung vào tăng trưởng cao
trong khi cải thiện môi trường kinh doanh. Một trong những thế mạnh lớn nhất của Việt Nam
là các hiệp định thương mại tự do. Với việc EVFTA được ký kết gần đây, Việt Nam có thể sẽ
được hưởng lợi nhiều hơn từ việc mở cửa nền kinh tế và tăng trưởng thương mại.

Ngoài yếu tố nhân khẩu học, Việt Nam có các yếu tố cơ bản về thị trường. Do đã kiểm soát
được đại dịch, Việt Nam đã có thể phục hồi nền kinh tế nhanh hơn các nước khác. Như vậy,
các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam sẽ có được lợi thế đi đầu so với các nước khác. Đại dịch
cũng dẫn đến việc một số doanh nghiệp gặp khó khăn khiến việc mua lại chúng trở nên dễ
dàng hơn. Một cơ hội quan trọng khác là việc di dời các nhà sản xuất và chuỗi cung ứng khỏi
Trung Quốc. Đây là một quá trình tiếp tục và vẫn còn nhiều phạm vi để phát triển chuỗi cung
ứng và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Chính phủ cũng đang tìm cách thoái vốn các doanh
nghiệp nhà nước. Quá trình này diễn ra chậm nhưng chắc chắn vẫn đang tiếp diễn.

2. Phân tích và đánh giá năng lực tổ chức (sử dụng mô hình SWOT)

2.1. Năng lực hoạt động


1. Strengths – Điểm mạnh

- Lực lượng lao động, bộ máy tổ chức chuyên nghiệp, được tuyển chọn kỹ lưỡng và năng
động, có lối tư duy mới, hiện đại.

- Là một ngân hàng mới nên nắm bắt nhu cầu thị trường tốt và bắt kịp các xu hướng mới nhất
cũng như năng động, hiện đại hơn về cấu trúc so với các ngân hàng truyền thống.

- Ngoài hoạt động chính là tạo ra doanh thu từ các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, quản lý đầu
tư; giao dịch hay nghiên cứu,...thì ngân hàng còn bố trí các bộ phận riêng biệt để quản trị rủi
ro. Bộ phận này sẽ đưa ra những dự báo về rủi ro và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro thích
hợp, chính xác và kịp thời để phục vụ cho các quyết định đầu tư, định giá,....Hơn thế nữa,
một bộ phận khác (Back office) sẽ có trách nhiệm vận hành cơ sở hạ tầng của ngân hàng để
đảm bảo các hoạt động được tiến hành, kiểm tra dữ liệu các giao dịch được thực hiện, đảm
bảo không có sai sót xảy ra.

- Áp dụng những kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho doanh nghiệp

- Cơ sở hạ tầng bảo mật của NHĐT rất chặt chẽ


- Kiểm soát rất nhiều vốn => Tài trợ cho các dự án lớn

2. Weaknesses – Điểm yếu

- Cần thêm thời gian để ổn định bộ máy tổ chức và các vấn đề quản trị nội bộ.
- Khó khăn về việc cần chi phí cao (chế độ lương thưởng, trợ cấp, ….hấp dẫn) để chiêu
mộ được các nhà quản lí, các nhân viên giỏi và có kinh nghiệm.
- Việc tiếp cận nguồn vốn cũng đặt ra nhiều thách thức
- Thời gian đầu phải tiêu tốn rất nhiều chi phí để phát triển công ty như kế hoạch PR…

3. Opportunities – Cơ hội
- Có thể mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, cung cấp dịch vụ trong nước và nước
ngoài.
- Hợp tác với công ty trong nước để đưa ra các dịch vụ với chất lượng tốt hơn và chi
phí thấp hơn.

4. Threats – Thách thức

- Một thách thức không hề nhỏ cho một doanh nghiệp mới thành lập nếu các nhà đầu tư
muốn thu được lợi nhuận ngay sau 6 tháng hay một khoảng thời gian ngắn nhất định
bởi thời gian đầu việc tạo ra lợi nhuận cho một ngân hàng mới thành lập là rất khó.
- Mặc dù đã có một kế hoạch kêu gọi nhà đầu tư từ đầu ngay từ khi mới thành lập. Tuy
nhiên điều này cũng hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp mới thành lập bởi
các nhà đầu tư sẽ không hiểu rõ về doanh nghiệp và có ít niềm tin cũng như sự tin
tưởng về khoản đầu tư của mình vào một ngân hàng mới thành lập và chưa có chỗ
đứng thực sự trên thị trường.
- Sẽ dễ dẫn đến việc đứt gánh giữa đường nếu như ngân hàng không có những kế
hoạch, ý tưởng và các quyết định sáng suốt.

2.2. Khả năng tiếp cận thị trường

Điểm mạnh

- Cung cấp cho khách hàng hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và hiệu quả nhất
mà ít công ty chứng khoán hay ngân hàng ở Việt Nam có thể thực hiện được.
- Những dịch vụ mang tính độc quyền.
- Một mô hình hoàn toàn mới thu hút sự tò mò của các nhà đầu tư trung và dài hạn.
- Nhu cầu M&A ở Việt Nam là một con đường phổ biến đối với các nhà đầu tư với một
số thương vụ diễn ra trong vài năm gần đây. Đây là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư
nhờ những lợi thế rõ ràng.

Điểm yếu

- Vì là một ngân hàng vừa mới thành lập thêm vào đó còn là một mô hình ngân hàng hoàn
toàn mới nên thời gian đầu sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra doanh thu.

- Chưa có lực lượng khách hàng trung thành.

- Vấp phải sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán.

- Phải cần có thời gian để ngân hàng tiếp cận được thị trường và phát triển.

- NHĐT khi kinh doanh cần rất nhiều vốn => ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Cơ hội

- Dịch Covid làm cho sự phát triển của công nghệ mạnh mẽ hơn.

- Mô hình ngân hàng này rất phổ biến và đạt được nhiều thành công nhất định ở nhiều nước
trên thế giới và khu vực.

- Các công ty chứng khoán ở Việt Nam về bản chất cũng có những điểm giống với ngân hàng
đầu tư và các công ty này cũng rất phát triển trong những năm gần đây. Vậy tại sao lại không
phát triển một mô hình ngân hàng với những sản phẩm dịch vụ còn phát triển và đa dạng hơn
rất nhiều so với các công ty chứng khoán.

- Ngày càng nhiều các nhà đầu tư trên thị trường vốn mong muốn làm giàu thêm cho khoản
đầu tư của mình

Thách thức

- Sự phát triển lâu đời về mô hình ngân hàng này trong khu vực cũng tạo ra một áp lực

- Tính chất phức tạp của luật pháp và chế độ thuế của Việt Nam vẫn là thách thức lớn. Liên
quan đến kỳ vọng của người bán và người mua, việc định giá tài sản đại diện cho một vấn đề
khác, vì người bán có xu hướng đánh giá quá cao về công ty của họ, do đó tính phí quá cao
mà không xem xét kỹ lưỡng tất cả các rủi ro tiềm ẩn sau khi hoàn thành của một giao dịch
M&A. Hơn nữa, các nhà đầu tư có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến quản lý và
các chuẩn mực kế toán khi tham gia vào thị trường M&A tại Việt Nam.

- Thách thức đối với ngành ngân hàng đầu tư xoay quanh chi phí vốn cao hơn, điện tử hóa và
số hóa thị trường, cơ sở chi phí mắc kẹt, công nghệ không linh hoạt và nhiều lớp với sự phức
tạp ngày càng tăng của quy định và báo cáo.

- Nguồn vốn bị khan hiếm do đại dịch Covid -> các cá nhân, công ty muốn giữ tiền một thời
gian hơn là đầu tư ngắn hạn => Thách thức đối với các chủ ngân hàng đầu tư về việc phân
các nguồn vốn một cách hiệu quả.

- Việc gia tăng các quy định làm tăng thêm chi phí tại các ngân hàng đầu tư.Các bộ phận
riêng biệt phải được duy trì để đảm bảo rằng ngân hàng tuân thủ các quy định thay đổi. Điều
này cũng làm cho dịch vụ của các ngân hàng đầu tư đắt hơn và do đó kém cạnh tranh hơn.

- Những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ đã thay đổi mạnh mẽ mọi ngành công nghiệp
trên thế giới. Thế giới ngân hàng đầu tư cũng không phải là ngoại lệ. Trong khoảng thời gian
nhiều năm, một ngành công nghiệp hoàn toàn mới được gọi là fintech đã xuất hiện. Ngành
công nghiệp fintech là tận dụng việc sử dụng công nghệ tài chính để cung cấp các dịch vụ tài
chính giống nhau với mức giá thấp hơn. Nếu ngành ngân hàng đầu tư không thấm nhuần việc
sử dụng công nghệ có hiệu quả tức thì, nó sẽ sớm đứng trước nguy cơ trở nên lỗi thời, nhờ
vào fintech.
—-------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like