You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2017 (ĐỢT 2) ĐỀ SỐ 1 (Đã thi9/9/17)
MÔN THI CƠ SỞ: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO CHẤT
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu 1 (2,0 điểm)
Ở 125oC, phản ứng sau có hằng số cân bằng Kp = 0,25
2NaHCO3(r) ⇌ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)
Cho 10 g NaHCO3 vào bình kín chân không có dung tích 1 lít ở 125oC.
1) Tính áp suất riêng phần của CO2 và H2O khi hệ đạt cân bằng.
2) Tính khối lượng của NaHCO3 và Na2CO3 có trong bình lúc cân bằng.
3) Tính thể tích tối thiểu của bình để toàn bộ lượng NaHCO3 phân hủy hết ở 125oC.
4) Nếu giữ nguyên khối lượng ban đầu của NaHCO3 và nhiệt độ 125oC, nhưng sử dụng bình có
dung tích 5,0 lít thì áp suất chung trong bình ở cuối thí nghiệm là bao nhiêu?
Cho: Na = 23,0; H =1,0; C = 12,0; O = 16,0
Câu 2 (1,5 điểm)
1) Tính pH của dung dịch axit yếu HA 0,10 M và pH của dung dịch muối NaA 0,05 M.
Biết Ka,HA = 5,6.10-5.
2) Trộn 200 ml dung dịch HA 0,10 M và 300 ml dung dịch NaA 0,05 M. Tính pH của dung dịch
thu được.
3) Tính pH của dung dịch HA 0,10 M, để độ điện ly của HA bằng 10-4.
Câu 3 (1,5 điểm)
Cho pin sau, ở 25oC: Ag│AgI, HI 0,1 M ║ AgNO3 0,1 M│Ag
1) Chỉ rõ cực âm, cực dương và tính sức điện động của pin. Cho TAgI = 10-16,2
2) Viết các quá trình xảy ra ở 2 điện cực và phản ứng chung xảy ra trong pin.
3) Tính ∆G của phản ứng xảy ra trong pin.
Câu 4 (1,0 điểm)
So sánh và giải thích giá trị của các đại lượng:
a) Năng lượng ion hóa của nguyên tử nitơ và nguyên tử oxi.
b) Ái lực electron của nguyên tử nitơ và nguyên tử cacbon.
Cho số nguyên tử: ZC = 6; ZN = 7 và ZO = 8.
Câu 5 (2,0 điểm)
Annulene có cấu trúc như hình bên là một hệ liên hợp các electron . Mô
hình giếng thế một chiều được sử dụng khá hữu ích để xem xét cho hệ
phân tử này. Các mức năng lượng được tính theo biểu thức:

Trong đó: n là mức năng lượng, nhận các giá trị nguyên; h, m e và L lần
lượt là hằng số Planck, khối lượng electron và chiều dài giếng thế.
Độ dài trung bình của liên kết giữa hai nguyên tử cacbon trong phân tử lC-C = 1,4Å.
a) Biểu diễn giản đồ năng lượng cho các electron  của phân tử annulene.
b) Xác định chênh lệch năng lượng của hai mức HOMO và LUMO (đơn vị kJ/mol).
c) Xác định độ dài bước sóng dài nhất có thể kích thích annulene, từ đó dự đoán màu sắc của
phân tử.
Cho: h = 6,626.10-34 J.s; me = 9,1.10-31 kg; NA = 6,023.1023 mol-1 và c = 3.108 m/s.
Câu 6 (2,0 điểm)
Ở nhiệt độ cao sắt có thể tồn tại ở dạng sắt  với cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Sắt có
khối lượng mol là 55,85 g/mol; tinh thể sắt  có khối lượng riêng Fe= 8,23 g.cm-3. Cho NA =
6,023.1023 mol-1.
a) Biểu diễn ô cơ sở của tinh thể sắt . b) Xác định kích thước ô cơ sở (đơn vị Å).
c) Có bao nhiêu hốc bát diện ứng với một ô cơ sở, tính bán kính hốc bát diện trong tinh thể sắt .
--------------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2017 (ĐỢT 2) (Thi 9/9/17)
MÔN THI CƠ SỞ: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO CHẤT
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ SỐ 1
NỘI DUNG ĐÁP ÁN THANG
ĐIỂM
Câu 1. (2,0 điểm)
1) 2NaHCO3(r) ⇌ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)
Pư: 2x x x x 0,5
KP = = x = 0,25;
2
= 0,50 atm

2) = = = 0,0153 mol.

= 0,0153.106 = 1,624 g 0,5


= 10 – 2.0,0153.84 = 7,426 g.

3) Khi NaHCO3 phân hủy hết = = 0,0595 mol.

Thể tích tối thiếu bình là: V = = 3,88 lít 0,5


4) Khi V= 5 lít > 3,88 lít, nên toàn bộ NaHCO 3 đã phân hủy hết. Tổng số mol
khí trong bình là:
= = 0,119 mol.
0,5
P = = 0,777 atm
Câu 2. (1,5 điểm)
1) Coi HA là axit yếu ta có:
pH = (pKa – lgCa) = (4,25 +1)= 2,626 ≈ 2,63
0,5
NaA điện ly hoàn toàn trong dung dịch nên [A ] = 0,05M -

A- là bazơ yếu; Kb = = = 1,78.10-10

pH = 14 - (pKb – lgCb) = (9,75- lg0,05 )= 8,47


2) Dung dịch thu được là dung dịch đệm axit có tổng thể tích là 500 ml
Ca = = 0,04 M; Cm = = 0,03 M

pH = pKa - = 4,25 - =4,125 ≈ 4,13


0,5
3) HA ⇌ A- + H+
Độ điện li bằng 10-4 nên: [A-] = 10-4.(0,10) = 10-5 M
Ka = = 5,6.10-5 = → [H+] = 0,56 M

Nên: pH = 0,25 0,5


Câu 3. (1,5 điểm)
1) Đây là pin nồng độ nên điện cực bên trái có nồng độ Ag + nhỏ hơn là cực âm,
điện cực bên phải là dương.
Cực dương: [Ag+]I = 0,1 M
0,5
Cực âm: [Ag+]II = = 10-15,2 M

Esđđ = 0,059lg = 0,8378V


2) Cực âm xảy ra quá trình oxi hoá: Ag + I - ⇌ AgI + e
Cực dương xảy ra quá trình khử: Ag + + e ⇌ Ag 0,5
Phản ứng chung: Ag + + Ag(-) + I- ⇌ Ag(+) + AgI
Hay: Ag + + I- ⇌ AgI
3) ∆Gpu = -nFEpin = - 1.96500. 0,8378 = - 80867 J = - 80,848 kJ.
0,5

Câu 4 (1 điểm)
a) Cấu hình electron của N: 1s22s22p3 và cấu hình electron của O: 1s22s22p4

0,5
Electron ngoài cùng của N và O đều nằm trên phân lớp 2p. Với O chứa một cặp
electron ghép đôi trên 2p; N chỉ chứa các electron độc thân nên việc tách electron
từ O dễ dàng hơn từ N. Nên IO < IN.
b) Cấu hình electron của N: 1s22s22p3 và cấu hình electron của C: 1s22s22p2

Phân lớp 2p ngoài cùng của N chứa 3 obitan đều chứa 3 electron độc thân; phân 0,5
lớp ngoài cùng 2p của C chỉ có 2 electron độc thân, chứa 1 obitan trống nên dễ
dàng nhận electron hơn N. Nên ái lực electron của C âm hơn N. |E A,N| < |EA,C|.

Câu 5 (2 điểm)
Độ dài giếng thế bằng chu vi của phân tử: L = 18´1,4 = 25,2 Å.
Tổng số electron p: Nep = 9´2 = 18 electron.
Nên các mức năng lượng bị chiếm gồm : Eo; E±1; E±2; E±3; E±4.
a) Giản đồ năng lượng các ep:

(1,0)

b) EHOMO = E±4 và ELUMO = E±5, nên chênh lệch 2 mức năng lượng HOMO và
LUMO:
(0,5)

= 205,914 kJ/mol.
c) Bước sóng kích thích dài nhất ứng với năng lượng kích thích nhỏ nhất, khi
elelectron chuyển từ HOMO lên LUMO. Vậy:
(0,5)

lmax = 581,23 nm, ứng với màu vàng. Nên phân tử có màu tím.
Câu 6 (2 điểm)
a) Ô cơ sở :
(0,5)

b) Å.
(0,5)
c) Số hốc bát diện:
No = 11 + 12(1/4) = 4 hốc bát diện.
Bán kính nguyên tử sắt : Å.
(1,0)
Vậy, bán kính của hốc bát diện: Å.

You might also like