You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----ooo-----

BÀI TẬP
QUẢN TRỊ LOGISTICS CĂN BẢN
Đề tài: Tìm hiểu hệ thống Logistics của Shopee

Sinh viên thực hiện : Nhóm 4 gồm:


1. Lâm Thị Lan Anh
2. Nguỵ Thị Dương
3. Nguyễn Lâm Giang
4. Lương Thị Hà
5. Sín Nhật Thiên
6. Ma Nguyễn Quốc Tuyên
7. Cao Như Thế
Lớp : Quản trị Logistics căn bản 01
Giảng viên : Ngô Thị Mỹ Hạnh

Hà Nội – 5/2022
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN


TỬ......................................................................................................................................3

1. Khái niệm Logistics, E-logistics.................................................................4

2. Đặc điểm......................................................................................................4

3. Hoạt động....................................................................................................5

4. Vai trò ........................................................................................................7

5. Điểm mạnh, điểm yểu……………………………………………………7

6. Cơ hội, thách thức………………………………………………………..8

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA SHOPEE…………………………9

1. Giới thiệu về shopee...................................................................................9

1.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp .................................................10

1.2: Mô hình kinh doanh của sàn giao dịch điện tử Shopee…………10

2. Phân tích mô hình hoạt động: Hệ thống Logistics của Shopee…………


11

2.1 Warehouse and Fulfillment


Logistics……………………………….11

2.2. Hoạt động Vận chuyển và giao


nhận……………………………….13

2.3. Dịch vụ của


Shopee…………………………………………………..14

2.4. Dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới của


Shopee…………………..15

2
3. Một số ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức (mô hình SWOT) trong hoạt
động kinh doanh của shopee…………………………………………………………16

3.1. Ưu điểm..................................................................................................16

3.2. Nhược điểm............................................................................................16

3.3 Cơ hội…………………………………………………………………..18
3.4. Thách thức…………………………………………………………….18
4. So sánh Shopee với các sàn thương mại điện tử khác……………………19

4.1. Sự khác biệt về lợi thế của nền tảng………………………………….19

4.2. Khoảng cách lưu lượng truy cập giữa Lazada và Shopee……………20

4.3. Sự khác biệt về thương hiệu giữa Lazada và Shopee…………………20

4.4. So sánh hoạt động logistics (dịch vụ hậu cần) giữa Shopee và
Lazada.20

5. Giải pháp cho sự phát triển trong logistics (e-logistics) của


Shopee……….21

3
 

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Khái niệm Logistics, E-logistics

* Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về
mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm cũng như thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiếp
tục cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Đây là định nghĩa
phổ biến và được nhiều người đồng tình hiện nay.

* Cụm từ “E-logistics” đã được sử dụng rất nhiều trong cả học thuật lẫn thực tiễn.
Tuy nhiên, E-logistics vẫn chưa được định nghĩa một cách chuẩn xác. 

Có học giả cho rằng: “E-logistics là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ tất cả các hoạt
động vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thông qua giao dịch mua bán
điện tử.”

Mặc khác, trong cuốn “Hỏi đáp về Logistics” E-logistics được định nghĩa là thuật
ngữ để chỉ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics. Từ việc sử dụng
các phần mềm quản trị kho hàng, theo dõi hành trình đến việc áp dụng các thiết bị thông
minh, thiết bị di động, tự động hóa từng phần hoặc hoàn toàn quá trình hoạt động
logistics. 

Có thể thấy Elogistics không chỉ đơn thuần là Logistics phục vụ cho thương mại
điện tử. Do thương mại điện tử tiếng Anh viết là e-commerce nên dễ có sự liên tưởng
giữa 2 khái niệm này, nhưng thực tế đó là sự nhầm lẫn.

Vì vậy, Elogistics là khái niệm rất rộng, có thể hiểu “E-logistics là cơ chế tự động
hóa các quy trình hậu cần, cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng và thực hiện tích
hợp, từ đầu đến cuối cho các bên tham gia quy trình hậu cần”.

2.Đặc điểm
2.1. Logistics

4
Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: người làm dịch vụ
logistics và khách hàng. Đối với người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh
doanh để thực hiện dịch vụ logistics. Đối với khách hàng là những người có hàng hóa cần
gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. 

Thứ hai, Logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từ việc cung ứng dịch
vụ.
Thứ ba, về nội dung của dịch vụ logistics. Nội dung công việc của dịch vụ
logistics rất đa dạng và phong phú bao gồm một chuỗi các dịch vụ từ khâu cung ứng, sản
xuất, phân phối và tiêu dùng. Dịch vụ logistics bao gồm các công việc sau:

-Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao
hàng khác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển.
-Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết (thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ
tục gửi giữ hàng hóa, làm các thủ tục nhận hàng hóa,…) để gửi hàng hóa hoặc
nhận hàng hóa được vận chuyển đến.
-Giao hàng hóa, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định, nhận
hàng hóa được vận chuyển đến.
-Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện việc
giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.

Thứ tư, dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ
logistics là sự thỏa thuận, theo đó bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức
thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên
khách hàng có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ logistics là một
hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận, mang tính chất đền bù.

2.2. E-logistics

-E-logistics có nghĩa là áp dụng khái niệm hậu cần điện tử thông qua mạng internet
để tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức điện tử

-E-logistics có các dòng di chuyển hàng hóa mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng
cách, tính phức tạp, nên E-logistics có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống,
nếu không được tổ chức tốt thì hiệu quả của mô hình này sẽ giảm đáng kể.

 -Với lợi ích của phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm
cung cấp, do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch
thông qua mọi thiết bị có khả năng truy cập internet. Điều này giúp nhà bán lẻ hoặc nhà
sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách
ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời tạo ưu thế về giá và chi phí từ việc
sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phí thấp hơn.

5
-E-logistics phải đối mặt với nhiều thách thức ở các nước đang phát triển như thuế
quan cao hơn, các quy tắc thương mại toàn cầu phức tạp và rào cản địa lý.

-E-commerce Logistics là hoạt động giúp đảm bảo khách hàng nhận được những gì
họ cần vào đúng thời điểm, đúng nơi và với chi phí tối thiểu. Sự thiếu hiểu biết về tổng
chi phí trong thương mại trực tuyến là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nhiều
thương mại điện tử trong những thập kỷ qua.

3.Hoạt động

3.1. Logistics

- Các hoạt động cơ bản của Logistics bao gồm:


·       Dịch vụ khách hàng
·       Dự báo nhu cầu
·       Thông tin trong phân phối
·       Kiểm soát lưu kho
·       Vận chuyển nguyên vật liệu
·       Quản lý quá trình đặt hàng
·       Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
·       Thu gom hàng hóa
·       Đóng gói, xếp dỡ hàng
·       Phân loại hàng hóa

3.2. E-logistics

Các hoạt động cơ bản của E-logistics bao gồm :


 Lưu kho

Việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp
dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho.
Nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch,
phân loại, thiết lập danh mục hàng đảm bảo về thời gian, tốc độ.
 Chuẩn bị đơn hàng

Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng
vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi
của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng.
 Giao hàng

Gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho KH hoặc bên chuyển phát, cập nhật thông
tin tới KH. Các DN bán lẻ B2C có thể tự tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí
và kinh nghiệm để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng. 

 Giao hàng tại kho của người bán


6
Buy online, pick-up in-store hay mua hàng online, khách đến lấy hàng tại cửa hàng. Cách
này KH đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng.
Đây là phương thức sơ khai nhất của TMĐT và không thuận tiện cho KH. Tuy nhiên các
DN không có khả năng cung ứng dịch vụ logistics vẫn có thể sử dụng.
 Giao hàng tại địa chỉ người mua

Buy online, ship to store hay mua hàng online, giao hàng tận nhà. Cho phép hàng hóa
được giao đến vị trí khách hàng yêu cầu, tạo thuận lợi cho khách nhưng lại làm tăng chi
phí và nguồn lực logistics đáng kể. Lúc này nhà bán lẻ B2C sẽ phải chịu toàn bộ chi phí
vận chuyển và giao hàng, trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận vận
chuyển thì rất khó thực hiện.
 Dropshipping

Là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển là mô hình rất tối ưu, cho phép DN mua sản phẩm
cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến KH của DN. Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn
giản là hợp tác với nhà cung cấp có khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa
của họ có để bán. Khi nhận được đơn đặt hàng, đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà
cung cấp để thực hiện. Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp từ nhà kho
của họ tới KH của DN, và DN chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng.

4. Vai trò của E-logistics


Với việc phát triển Thương mại điện tử thì các doanh nghiệp cũng nên chú trọng
đến phát triển Logistics trong Thương mại điện tử. Thương mại điện tử muốn phát triển
mạnh, không thể thiếu các dịch vụ logistics và chuyển phát chất lượng.
-E-logistics là công cụ liên kết mọi hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu:
Hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu gồm: sản xuất, cung cấp, lưu thông phân phối, mở
rộng thị trường. E-logistics có vai trò vô cùng to lớn trong việc tối ưu hóa chu trình lưu
chuyển từ khâu đầu vào đến đầu ra trong sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế hiện
nay.
-Logistics làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và
an toàn, giảm được chi phí vận tải:
Hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người mua có thể chỉ
cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng các ứng dụng, hoặc trên web…. cho người bán hàng,
thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua,
được vận chuyển đến tận nhà. 
-Hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp:
Với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm, đúng điều kiện với đúng số lượng tại đúng
địa điểm và  đúng thời gian tới đúng khách hàng, đúng chi phí giúp đạt được mục đích
cuối cùng là lợi thế cạnh tranh.
Có thể nhận định, vai trò của logistics trong thương mai điện tử là rất quan trọng bởi
nếu TMĐT là Ngành Công nghiệp của tương lai, logistics là “xương sống” giúp ngành
phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Bối cảnh đại dịch đã chứng minh chỉ khi Doanh nghiệp
làm chủ được “xương sống” này thì chuỗi cung ứng và công tác giao vận mới không gãy

7
đổ và Doanh nghiệp nhanh chóng nhận được sự công nhận của người tiêu dùng. Đồng
thời, điều này cũng mở ra tiềm năng phát triển không ngừng của thị trường E-logistics
trong tương lai.

5. Điểm mạnh, điểm yếu


5.1.Điểm mạnh
Khi doanh nghiệp E-logistics dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin, có thể: 
 Khai thác những lợi ích về thuật toán xếp lịch tối ưu 
 Khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và mạng toàn cầu để tạo lợi thế về phạm vi thị
trường rộng 
 Mật độ lưu thông hàng hóa cao, tần suất mua hàng lớn, mặt hàng đa dạng và
phong phú 
 Thời gian giao hàng nhanh chóng và có thể thu tiền trực tiếp hoặc giao dịch điện
tử. 
Điều này tạo ra cho các doanh nghiệp đó có khả năng hoạt động không hạn chế về
thời gian và địa điểm,
5.2.Điểm yếu
 Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, ít vốn, kéo theo việc đầu tư, ứng dụng công nghệ
thông tin ở các doanh nghiệp bị hạn chế, hoạt động ở các khâu chủ yếu vẫn là thủ
công, dẫn đến sai sót.
 Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thị trường: Mặc dù nguồn nhân
lực làm việc trong lĩnh vực logistics chủ yếu là trẻ, năng động, nhiệt tình. Tuy
nhiên, nguồn nhân lực logistics thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn sâu,
thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, hạn chế về ngoại ngữ và phải đảm
nhiệm nhiều công việc hành chính khác.
 Chi phí logistics cao
 Hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin nên ở nhiều khâu doanh nghiệp E-
logistics thực hiện thủ công làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, kiểm đếm sai
sót, tiếp nhận ý kiến khách hàng chậm,…

6. Cơ hội, Thách thức

6.1. Cơ hội.
Theo Redseer1, 86% người tiêu dùng Việt sẽ duy trì hoặc gia tăng mua sắm trực
tuyến hậu Covid-19, mở ra tiềm năng cho e-logistics. 

 Cơ hội mở rộng thị trường ở các vùng miền, khu vực khác nhau đặc biệt là những
địa phương không thuận lợi về vị trí địa lý, theo đó thúc đẩy phát triển toàn bộ nền
kinh tế.
 với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp E-logistics có thể tăng khả
năng kiểm soát đơn hàng và giải quyết tốt các bài toán về nguồn nguyên liệu đầu
vào, số lượng sản phẩm sản xuất ra, hành trình vận tải nhanh gọn, vấn đề kho bãi,
giao hàng, lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu,...

8
 sử dụng bên thứ 3 trong khâu vận tải một cách hợp lý, cắt giảm chi phí các khâu
trung gian. 

Những điều này khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đó tăng lên, thúc
đẩy phát triển thương mại trong nước và quốc tế

6.2 Thách thức


Khi mà khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp với nhau trong thế giới ảo thì việc tạo
dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng là rất khó khăn, từ đó dẫn tới một số thách thức:
-Thách thức về chi phí hoạt động
Chi phí logistics cho Thương mại điện tử tại Việt Nam đang cao hơn so với nhiều nước
khác do phải đáp ứng chi phí diện tích kho bãi và các tài sản Logistics để đáp ứng kịp
thời yêu cầu giao hàng nhanh. Bên cạnh đó, việc các công ty cho phép đổi trả hàng để
kích cầu đổi khi dẫn đến tỷ lệ trả đơn hàng cao khiến cho chi phí Logistics ngược tăng
cao.
-Thách thức về giải pháp công nghệ:
Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp hệ thống, nhất là các
hệ thống chia chọn - phân loại hàng hóa, kho tự động, kho thực hiện đơn hàng. Việc này
dẫn tới việc ứng dụng công nghệ trong logistics cho Thương mại điện tử còn thấp, phần
nhiều hoạt động thủ công dẫn đến sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng tăng trưởng
mạnh.
-Thách thức về nhu cầu khách hàng:
Do không bị rào cản về mặt địa lý, bằng internet khách hàng có thể tiến hành giao dịch
bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến tình trạng quá tải trong các dịp khuyến mãi, ngày lễ. Khách
hàng online cũng có những yêu cầu khắt khe hơn về thời gian và chi phí giao hàng. Dịch
vụ cũng được đòi hỏi phải tốt hơn, ngoài các điều kiện đúng địa điểm, đúng khách hàng,
đúng thời gian thì còn là thái độ nhân viên, quy trình đơn giản, thông tin xuyên suốt...
-Thách thức về hạ tầng:
Vận tải hàng không là phương tiện chủ lực trong Thương mại điện tử, nhất là Thương
mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên hệ thống kết nối phức tạp và dịch vụ hàng hóa
còn thủ công dẫn tới tốc độ và sản lượng xử lý ra vào các cảng còn rất chậm. 
-Thách thức về phương tiện vận tải:
Hiện nay, chủ yếu các nhà vận tải đang giao hàng bằng xe máy có sức chứa nhỏ, trong
khi hiệu quả của xe tải không cao do chi phí đầu tư và vận hành đều cao. Các dịch vụ hỗ
trợ logistics cho Thương mại điện tử còn yếu và thiếu, dịch vụ cho thuê phương tiện
chuyển phát hàng hóa, phát triển phương tiện vận chuyển đặc thù còn chưa phát triển.
-Thách thức về vấn đề khung pháp lý:
Nhìn chung, kiến thức về pháp luật của các bên chủ hàng, khách hàng, nhân viên các
công ty còn thấp. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có luật về logistics cho Thương mại điện
tử. Quy định về giao thông thay đổi thường xuyên, nhiều quy định mang tính hạn chế đã
có từ rất lâu mà không có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường.

9
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA SHOPEE

1. Giới thiệu về Shopee

1.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp:

Shopee là nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á có trụ sở tại
Singapore và trực thuộc công ty SeA, trước đây là Ganera (chủ sở hữu các thương hiệu
lớn như Ganera, Foody, Now, Airpay) ra đời từ năm 2015 và hiện tại đã có mặt tại 7
nước, trong đó khu vực châu Á bao gồm: Singapore; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt
Nam; Philippines và Brazil (ngoài khu vực châu Á). Nhà sáng lập Shopee là tỷ phú
Forrist Li - người được biết đến là người đối đầu với Alibaba.

 Năm 2015: Shopee ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn Thương mại điện tử phát
triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua
bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ
về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an
toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán. Shopee Việt Nam độc quyền cung cấp chính sách
mua sắm online an toàn với tên gọi “Shopee đảm bảo”, chỉ thanh toán cho người bán khi
người mua đã nhận hàng thành công.

 Năm 2017: Shopee Việt Nam ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam kết chính
hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.

 Tại Đài Loan, đứng đầu khía cạnh Thương mại điện tử chính là Shopee. Công ty Shopee
rất phù hợp tại đây khi họ có thể giúp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn, nhanh
chóng và an toàn hơn với sự hỗ trợ từ giai đoạn đặt hàng đến khâu giao nhận. Với mục
tiêu trở thành điểm đến tại Đông Nam Á, Shopee không ngừng nâng cao và phát triển sản
phẩm, đa dạng các loại mặt hàng: sức khỏe, sắc đẹp, thời trang, tiêu dùng nhanh, nhà cửa
đời sống, điện tử,...

 Tính đến năm 2017: Shopee ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, trong đó Việt Nam
hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn 4 triệu nhà cung cấp và hơn 180
triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4/2017, tổng giá trị hàng hóa Shopee được báo cáo là
hơn 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm trước.

Tính đến quý 3/2018: Theo số liệu của bản đồ Thương mại điện tử Việt Nam được
iPrice insight công bố, Shopee dẫn đầu về cả lượt truy cập website và xếp hạng ứng dụng
di động.

 Vào cuối tháng 10/2019: Bất ngờ có các hoạt động tại Brazil - lần đầu tiên Shopee bước
ra khỏi thị trường châu Á, tuy nhiên hoạt động khá sơ khai, chưa rõ rệt.

10
Tiếp theo cho tới nay (Quý 4/2022): Shopee vẫn luôn đứng đầu trong số lượt truy cập
các trang Thương mại điện tử Việt Nam khác theo báo cáo của bản đồ Thương mại điện
tử iPrice.
 Quý 4/2020: 68,590,300 lượt truy cập
 Quý 4/2021: 88,956,700 lượt truy cập

 1.2: Mô hình kinh doanh của sàn giao dịch điện tử Shopee:

  Đến nay, Shopee đã mở rộng sang mô hình B2C với việc ra mắt Shopee Mall. Nơi
dành riêng cho các doanh nghiệp, thương hiệu lớn bán hàng chính hãng tại Shopee.
Những năm đầu hoạt động, Shopee tập trung phát triển mạng lưới mua bán giữa cá nhân
với cá nhân (C2C). Báo cáo tài chính cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí Marketing
cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả
người mua lẫn người bán, nhằm thu hút khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau.

  Mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng lồ,
kết nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho. Hơn
thế, Shopee còn tạo được hiệu ứng Marketing truyền miệng khi sở hữu “chợ” sản phẩm
đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua
hàng online tăng nhanh chóng mặt.

  Từ nền móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương mại
điện tử khi kết hợp mô hình B2C, cạnh tranh trực tiếp tiếp với Lazada - “gã khổng lồ
thương mại điện tử” vào thời điểm đó.

2. Phân tích mô hình hoạt động: Hệ thống Logistics của Shopee

Về mạng lưới Shopee Logistics:

Shopee có trụ sở chính nằm tại: 5 Science Park Drive, Shopee Building, Singapore

Vừa qua, Shopee Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động kho hàng thứ 3 tại Khu
Công nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi, TP HCM. Là nền tảng hậu cần mới và hiện đại,
kho Tân Phú Trung có diện tích lớn nhất so với 2 kho đã có ở TP HCM và Hà Nội trước
đây của Shopee tại Việt Nam.

2.1 Warehouse and Fulfillment Logistics

2.1.1. Khái niệm

- Warehouse trong Logistics nghĩa là kho bãi hay kho hàng hóa. Đây là cơ sở bất động
sản được dùng vào việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa và chuẩn bị đơn hàng (tiến hành phân
loại).

11
- Fullfillment Logistics được hiểu là dịch vụ hoàn tất đơn hàng hay dịch vụ hậu cần kho
vận. Fullfillment sẽ là đơn vị thay thế người bán hàng thực hiện các công việc như: quản
lý kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển.

2.1.2. Khái quát chung

- Dịch vụ: Cung cấp dịch vụ kho hàng từ đầu đến cuối và dịch vụ hoàn tất đơn hàng, bao
gồm kho bãi, nhận và đóng gói 

- Công suất kho hàng: 


·       Gồm các kho tại Hà Nội, HCM
·       Kho hàng của shopee tích hợp hệ thống quản lý công nghệ hiện đại,
phân tích vị trí hàng hoá và người mua, tối ưu hoá quy trình giao nhận  

- Dịch vụ cộng thêm: 


·       Gộp đơn, dán nhãn, nhận hàng từ kho, chuyển hàng từ kho sang kho,
hoàn hàng. 
·       Ở mỗi khu vực của kho hàng, hệ thống xe nâng, dỡ hàng hiện đại cũng
được sắp xếp bài bản

2.1.3. Về mô hình lưu kho Fulfillment

- Fulfillment by Shopee (FBS): là các dịch vụ fulfillment của Shopee có các ưu điểm
như thời gian giao vận được rút ngắn, giải quyết vấn đề giới hạn không gian kho, giải
pháp cho người bán không có khả năng fulfillment.
 a) Yêu cầu của FBS
Fulfilled by Shopee (FBS) chỉ có sẵn cho một số người bán ở nước ngoài. Do nguồn lực
còn hạn hẹp nên các nhãn hàng sử dụng FBS đều là được Shopee mời sử dụng dịch vụ.
Đó là các nhà phân phối và thương hiệu hàng đầu, cũng như những người bán chính trên
Shopee có doanh số bán hàng cao và những người thiếu khả năng fulfillment.
b) Chi phí của FBS
Shopee tính phí 0,44 USD cho mỗi mặt hàng không bao gồm thuế GST trong ba tháng
đầu tiên. Phí rút tiền là miễn phí. Nếu bạn giữ hàng trong hơn 30 ngày, Shopee có thể
tính thêm một khoản phí sẽ được thông báo trước. Một lợi ích khác của việc sử dụng FBS
là Shopee có thể giảm giá đến 40% cho chi phí thực hiện, tùy thuộc vào số lượng hàng
của bạn.
c) Thời gian giao hàng
Shopee đã chỉ định các công ty vận chuyển địa phương khác nhau tại các thị trường địa
phương. Một trong những công cụ lớn nhất là NinjaVan. Thời gian vận chuyển thông
thường từ 2-8 ngày, còn chuyển phát nhanh sẽ giảm thời gian vận chuyển xuống còn 1-3
ngày.
d) Bao bì
Quy chuẩn và kỹ thuật đóng gói khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm bạn bán.
Quy chuẩn đóng gói cơ bản:

12
 Gói vật phẩm trong 2-3 vòng bọc xốp
 Đóng gói riêng từng sản phẩm
 Chọn hộp hoặc túi
 Cho các sản phẩm đã bọc vào trong hộp/túi, chèn bằng màng xốp hơi, túi bóng khí
để lấp đầy khoảng trống
 Niêm phong các cạnh và đường nối của hộp hoặc túi bằng băng dính

Đóng gói đặc biệt cho quần áo: Quần áo không có yêu cầu quy trình đóng gói phức tạp:
 Gấp quần áo sao cho vừa với túi
 Bọc bằng giấy xi măng hoặc giấy da
 Gói quần áo vào túi và niêm phong

Đóng gói đặc biệt cho đồ điện tử có giá trị cao: Các sản phẩm như máy tính bảng, máy
tính xách tay, màn hình và TV dễ vỡ và dễ hư hỏng khi vận chuyển cần được đóng gói
cẩn thận.
 Sử dụng một hộp các tông chắc chắn và lớn hơn một chút so với đồ vật
 Đặt các phụ kiện vào một túi nhựa riêng
 Sử dụng đệm xốp để lấp đầy khoảng trống giữa sản phẩm và hộp
 Băng các chỗ hở và các đường nối

 e) Lưu trữ


Shopee sẽ lưu trữ sản phẩm của bạn tại kho hàng địa phương. Khi phát sinh đơn hàng,
kho hàng sẽ xử lý, lấy hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm sớm nhất có thể. Nếu bạn
sử dụng FBS, Shopee sẽ sử dụng các công ty hậu cần được chỉ định của riêng mình,
chẳng hạn như NinjaVan.

Quy trình vận hành mô hình:


 Bước 1: Nhà bán gửi hàng vào kho Shopee.
 Bước 2: Sau khi khách hàng đặt hàng trên website/app, Shopee tiếp nhận và xử lí
tại kho.
 Bước 3: Shopee giao hàng cho khách hàng.

·         Bước 3a: Nếu giao thành công, Shopee sẽ thu tiền.


·        Bước 3b: Nếu giao không thành công, Shopee sẽ tăng tồn bán
tiếp hoặc trả hàng.
 Bước 4: Shopee hoàn thành đơn hàng, thanh toán và xuất hóa đơn theo kì cho nhà
bán.

- Sử dụng kho của đối tác: 

Với mô hình nhà bán tự vận hành (SD), Shopee áp dụng mô hình Dropshipping, do đó,
Shopee chỉ cần chuyển đơn hàng từ người mua tới người bán. Người bán sẽ chịu trách
nhiệm vận chuyển hàng đến khách hàng. Mô hình này áp dụng cho hàng hóa cồng kềnh
có yêu cầu đặc biệt về lắp đặt, sản phẩm có hạn sử dụng ngắn.

13
Quy trình vận hành mô hình:
 Bước 1: Shopee tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng.
 Bước 2: Nhà bán xác nhận đơn hàng và chuẩn bị hàng hóa.
 Bước 3: Nhà bán đóng gói hàng hóa.
 Bước 4: Nhà bán giao hàng cho khách hàng.
 Bước 5: Nhà bán cập nhật trạng thái giao hàng trên hệ thống.
 Bước 6: Shopee đảm nhiệm việc thanh toán, đổi trả sản phẩm.

2.2. Hoạt động Vận chuyển và giao nhận

Shopee kết hợp hai mô hình vận chuyển: 


 Sử dụng đối tác 3PL: Shopee kết hợp với nhiều nhà vận chuyển trong nước để
cung cấp xe tải vận chuyển tại địa điểm nhận hàng và gửi hàng với trên 300++ xe
tải hàng và hơn 1500 nhân viên giao nhận toàn quốc. 

Hỏa tốc Nhanh Tiết kiệm

Shopee Xpress Instant (NowShip) Viettel Post VN Post Tiết Kiệm

GrabEpress GHN

beDelivery Giao hàng tiết


kiệm

J&T Express

Ninja Van

Best Express

VNPost Nhanh

 Shopee tự vận hành đội ngũ xe của mình (Shopee Xpress) để phục vụ giao hàng,
đặc biệt là các dịch vụ giao hàng trong ngày. 

 => Shopee đang xây dựng một mạng lưới hậu cần tiên tiến, có thể nhìn thấy rõ
ràng, có chi phí thấp giúp tối ưu chi phí vận hành và trải nghiệm khách hàng.

Với Shopee Xpress, đây là một dây chuyền được xây dựng trên mô hình vận chuyển tốc
hành, nhằm mục đích phục vụ lượng đơn đặt hàng khổng lồ từ thị trường Thương mại

14
điện tử. Tuy vậy, Shopee Xpress không phải là dịch vụ vận chuyển độc quyền trong mô
hình vận hành của Shopee. Shopee cam kết không sử dụng độc quyền một đại lý vận tải
nào, mà thay vào đó sẽ cung cấp một tỉ lệ giao dịch công bằng, tạo cơ hội tăng trưởng lợi
nhuận hàng năm đồng đều cho tất cả các bên.

2.3. Dịch vụ của Shopee

SBS (Service by Shopee): SBS là viết tắt của Dịch vụ của Shopee. Đó là một dịch vụ cho
phép người bán từ bỏ việc xử lý và bán sản phẩm cho chính Shopee. SBS áp dụng cho
các sản phẩm thuộc sở hữu của người bán cũng như những sản phẩm thuộc sở hữu của
Shopee (Điều này sẽ rõ ràng hơn nhiều khi thảo luận về các mô hình kinh doanh của
SBS).

Chương trình SBS bao gồm:


 Dịch vụ trò chuyện với khách hàng
 Sự tích lũy của những điều tốt
 Đóng gói và giao hàng
 Sắp xếp các cửa hàng và đơn đặt hàng
 Sắp xếp lợi nhuận

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hưởng các lợi ích độc quyền như:
 Miễn phí vận chuyển

Điều khoản và điều kiện giao hàng miễn phí có thể khác nhau tùy theo thị trường Shopee.
Đối với Shopee Indonesia, bạn có thể tận dụng miễn phí vận chuyển lên tới 50,000 IDR /
thanh toán.
 Chuyển phát nhanh trong 24 giờ

Tính khả dụng của dịch vụ chuyển phát nhanh này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí của
khách hàng. Để đơn đặt hàng của bạn đủ điều kiện, thanh toán cho mặt hàng nên được
xác minh trước nửa đêm. Nếu không, các mặt hàng sẽ được giao vào ngày hôm sau. 
 Dịch vụ trò chuyện 24 giờ

Shopee sẽ phụ trách các chức năng điều tra khách hàng của bạn. Đại lý của họ sẽ có sẵn
24 giờ, 7 ngày một tuần. 
 Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán:

+ Phân công nhân sự trực chat thường xuyên trên Shopee và nhanh chóng phản
hồi giải quyết khi khách hàng có vấn đề
Sau khi giao hàng, khi có vấn đề xảy ra khách hàng thường sẽ ib trực tiếp cho các shopee
và gọi đến tổng đài shopee, vì vậy việc phía bên cung cấp sản phẩm dịch vụ phản hồi một
các nhanh chóng và kịp thời sẽ tăng thêm niềm tin và sự uy tín của mình đối với khách
hàng, tránh tình trạng bị mất khách hàng 
+ Chính sách nhằm thúc đẩy việc khách hàng đánh giá.

15
Chính sách tặng xu sau khi đăng feedback của shopee đã thúc đẩy việc đánh giá chất
lượng sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Việc đánh giá vừa giúp shop tạo được tính
chuyên nghiệp, vừa tăng thêm ấn tượng và tính trung thành của khách hàng với shop.
+ Nhanh chóng xử lý các bình luận đánh giá không tốt của khách.
Nếu gặp phải những bình luận đánh giá thấp từ phía khách hàng, shop cần nhanh chóng
liên hệ với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết vấn đề khiến khách hàng
không hài lòng, biết đâu bạn sẽ giữ được khách hàng ở lại với shop.
 Tiếp xúc sản phẩm qua Shopee24

Shopee24 là một dịch vụ chuyển phát nhanh. Có sẵn chương trình SBS có nghĩa là
các sản phẩm của bạn sẽ là một phần của chương trình khuyến mãi Shopee24.

2.4. Dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới của Shopee

- Sử dụng dịch vụ logistics Shopee (Shopee Logistics Services)


Shopee Logistics Services (SLS) được tạo ra để kết nối các đối tác hậu cần ở Đông Nam
Á với người bán từ Trung Quốc. Bằng cách sử dụng SLS, người bán từ Trung Quốc có
thể giảm chi phí vận chuyển lên đến 30% so với giá thị trường thông thường. Bưu kiện có
thể được giao trong vòng 3 ngày.
Điều này bất lợi cho những người bán ở nước ngoài không hoạt động từ Trung Quốc. Tuy
nhiên có thể sẽ thay đổi khi tầng lớp trung lưu tăng lên ở các thị trường Đông Nam Á tức
là người dân có nhu cầu mua các sản phẩm không phải của Trung Quốc nhiều hơn.
- Những lựa chọn giao hàng cho người bán quốc tế
 3rd party fulfillment: Sử dụng dịch vụ 3rd party fulfillment ở nước ngoài và trong
nước để lưu trữ, nhận, đóng gói và giao hàng đến kho Shopee ở Trung Quốc 
 Fulfillment by Shopee (FBS): Sử dụng giải pháp fulfillment tại kho nội bộ của
Shopee.

-3rd party fulfillment


Có rất nhiều đơn vị 3rd party fulfillment ở Hong Kong hỗ trợ việc lưu trữ hàng hóa và
đưa vào kho Shopee 
 4PX (Shenzhen, HongKong)
 Easyship (Hong Kong)
 UFL (Hong Kong)
 Zhenhub (Hong Kong)

Các đơn vị này sẽ nhận hàng của bạn tại cảng, đảm việc bảo quản, kiểm tra chất lượng,
xác nhận đơn hàng sau đó gửi hàng đến kho Shopee cho bạn. 
- Shopee Supported Logistic (SSL) 
Bạn sẽ cần sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần được tích hợp trên nền tảng của
Shopee. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng quản lý và theo dõi lô hàng tại Shopee Sellers
Center hoặc qua ứng dụng Shopee.
Shopee cung cấp miễn phí dịch vụ vận chuyển cho bất kỳ khách hàng nào sử dụng dịch
vụ hậu cần Shopee hỗ trợ.
16
3. Một số ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức (mô hình SWOT) trong hoạt động
kinh doanh của shopee
Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp
dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên
trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch
kinh doanh phù hợp. 
SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh
nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một
cách hiệu quả. Và shopee cũng đã ứng dụng mô hình này vào hoạt động kinh doanh của
mình.
3.1. Ưu điểm (Strong)
- Trong mô hình kinh doanh
·  Mặc dù ra đời muộn hơn so với các sàn giao dịch điện tử như  Lazada,
alibaba tuy nhiên lại mang lợi thế của kẻ đi sau, nhìn nhận khuyết điểm của các
công ty đi trước để hoàn thiện mình hơn khi chưa đầy 5 năm sáng lập đã tạo một
vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
·  Shopee là công ty con của Việt Nam export-người tiên phong trong lĩnh
vực thể thao điện tử ở Việt Nam, chính vì vậy có một nguồn vốn khá lớn, không
cần huy động nguồn kinh tế bên ngoài cũng vì vậy tránh được tình trạng thất thoát
lợi nhuận bên ngoài doanh nghiệp.
·  Với nền tảng mua và bán sản phẩm trực tuyến theo mô hình kinh doanh
C2C. Shopee kết nối bất cứ ai có nhu cầu mua hoặc bán sản phẩm với số lượng
tùy ý. Nghĩa là, chỉ cần sở hữu 1 tài khoản Shopee cùng thiết bị di động kết nối
internet. Bạn có thể trở thành người mua, người bán. Hoặc trải nghiệm đồng thời
cả 2 vai trò này trên Shopee. Bạn trở thành người bán khi thực hiện hoạt động
marketing quảng bá khi đăng tải hình ảnh. Hay thông tin, giá sản phẩm qua ứng
dụng Shopee. Đồng thời sẽ là người mua khi tìm kiếm sản phẩm rồi đưa ra quyết
định đặt mua.
·  Mặt khác, Shopee không những là một sàn giao dịch TMĐT thông thường.
Nó còn kết hợp các tính năng của 1 mạng xã hội. Người mua và người bán có thể
kết nối với nhau. Được trao đổi trực tiếp qua các tính năng như: chat, trả giá, đánh
giá, theo dõi và chia sẻ sản phẩm. Những tính năng giúp người mua thu thập được
nhiều thông tin hơn về sản phẩm và người bán trước khi đặt hàng. Liên hệ trực
tuyến cũng giúp xóa bỏ khoảng cách về không gian, thời gian giữa người mua và
người bán.
·  Hơn nữa, mô hình C2C (cosumer to cosumer) đã mang lại cho Shopee sự
đa dạng phong phú của sản phẩm. Bởi ai cũng có thể trở thành người mua hoặc/và
người bán. Còn mô hình B2C (business to cosumer) (Shopee Mall) giúp Shopee
cung cấp những sản phẩm chính hãng từ những thương hiệu nổi tiếng đến người
tiêu dùng. Nâng cao uy tín của dịch vụ.
·  Về chiến lược kinh doanh marketing:

17
+ Bắt trend nhanh: Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với Tiki, Lazada, Sendo nhưng
khi Shopee xuất hiện với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ưu đãi cực hot, mã giảm
giá cho đến miễn phí vận chuyển đã thu hút người tiêu dùng Việt. 
+ Chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử: Trong năm 2020,
Shopee đứng thứ nhất toàn quốc về cả lượt tải về lẫn sử dụng ứng dụng.
+ Có nguồn tài chính lớn, rót vốn liên tục: Trong 6 tháng đầu năm 2018, cũng
được công ty mẹ là Tập đoàn SEA (Singapore) bổ sung thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều
lệ…
+ Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng.
+ Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất
tốt.
+ Các sản phẩm được bán giá rất ưu đãi, thường xuyên có những chương trình
khuyến mãi hấp dẫn.
·      Trong hoạt động Logistics
+ Ngày nay, shopee đã trở thành một trong những giàn thương mại điện tử lớn
nhất nước ta. Với khối lượng hàng hóa được bán và được mua rất khổng lồ. Với đặc điểm
như vậy, khâu vận chuyển hàng hóa là khâu rất quan trọng trong hệ sinh thái shopee,
chính vì thế shopee đã tạo cho người mua vô vàn những sự lựa chọn phương tiện vận
chuyển, có thể kể đến như: VNPost - EMS, Viettel Post, Giaohangnhanh-GHN,
Giaohangtietkiem-GHTK, J&T Express,...
+ Có vô số những phương thức thanh toán mà người mua có thể lựa chọn như:
Thanh toán khi nhận hàng (COD), thanh toán qua thẻ visa, thanh toán qua ví điện tử
shopee pay, momo, zalopay,...
+ Đối với người bán và các doanh nghiệp đăng kí trên Shopee thì cũng hỗ trợ
phí vận chuyển cho các đơn hàng với chính sách vận chuyển cực kì ưu đãi, liên kết với
các hãng vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh 1 - 4 ngày làm việc cho
đơn hàng nội thành.
3.2.Nhược điểm (Weak)
     Bên cạnh những điểm mạnh, Shopee cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.
Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Shopee có thể được kể đến như
sau: 
·  Đổi hàng thì bên mua phải chịu mất thêm phí ship.
·  Shopee rất khó có thể kiểm soát nguồn hàng của người bán trên nền tảng
của mình. 
·  Hệ thống đánh giá mua hàng không toàn diện với việc quản lý kém. Người
bán có thể dễ dàng xóa nhận xét hoặc đánh giá xấu từ người dùng (hoặc họ có thể
trả tiền và thuê người đánh giá nhận xét tích cực).
·  Chi phí bán hàng cao: Thương mại điện tử là hình thức bán hàng còn khá
mới ở Việt Nam, do đó chi phí để duy trì trạng, các kho và hỗ trợ khách hàng là rất
cao.
3.3.Cơ hội (opportunities)
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Shopee có thể nắm bắt một số những cơ
hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:
18
·  Thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao: Trung bình 1 ngày,
người Việt sử dụng Internet lên đến 4 tiếng. Đây là một cơ hội lớn để phát triển
kinh doanh online.
·  Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh: Với sự phát triển vũ bão của
kinh doanh online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online ngày càng
nhiều, đây là một cơ hội lớn để phát triển của Shopee nói riêng và các sàn thương
mại điện tử nói chung.
·  Thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát
triển.
3.4.Thách thức (Threats)
Bên cạnh cơ hội thì Shopee cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách
thức chính trong phân tích SWOT của Shopee có thể được liệt kê như sau:
·  Đối thủ cạnh tranh mạnh: Đối với sự phát triển như vũ bão của thị trường
thương mại điện tử hiện nay, Shopee có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng để lo lắng
như Lazada, Tiki, Sendo
·  Hình thức kinh doanh online: Tuy việc mua hàng online đang phát triển
mạnh, song song đó trước nhiều sự việc mua hàng fake, lừa đảo, đã tạo nên xu
hướng dè chừng khi không được kiểm hàng.
·  Chi phí bán hàng cao: Thương mại điện tử là hình thức bán hàng còn khá
mới ở Việt Nam, do đó chi phí để duy trì trang, các kho và hỗ trợ khách hàng là rất
cao
 
4. So sánh Shopee với các sàn thương mại điện tử khác.
4.1. Sự khác biệt về lợi thế của nền tảng
Được thành lập vào năm 2012, Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử
lớn nhất Đông Nam Á. Hiện có sáu địa điểm chính ở Malaysia, Indonesia, Singapore,
Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Kể từ năm 2016, nó đã trở thành nền tảng thương
mại điện tử hàng đầu của Tập đoàn Alibaba tại Đông Nam Á.
Ưu điểm của nền tảng Lazada:
·  Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Đó là do khả
năng marketing, tiếp cận khách hàng và sự chuyên nghiệp khiến khách hàng yên
tâm khi mua sắm online.
·  Nhà bán hàng có thể tận dụng ưu điểm Lazada để tạo một nền móng vững
chắc trong doanh thu. Ngoài ra còn có thể nhờ kênh bán hàng này gây dựng
thương hiệu của mình. Cụ thể, 2 sàn Lazada và TIKI được khách hàng đánh giá
cao nhất về độ thân thiện, giao hàng, hậu mãi tại Việt Nam.
·  Tính chuyên nghiệp của Lazada thể hiện rõ ràng nhất ở mục Quản lý bán
hàng dành(Seller Centre) cho đối tác. Qua khảo sát, nhà bán hàng cho rằng Seller
Centre của Lazada là ít (gần như không) bị lỗi. Hệ thống thể hiện rõ ràng, minh
bạch, rất tiện cho việc theo dõi và quản lý kinh doanh.
·  Bộ phận chăm sóc đối tác, giải quyết khiếu nại (CPS) cực kỳ chuyên
nghiệp, nhanh chóng và có trách nhiệm. Khi bạn cần hỗ trợ hoặc khiếu nại, 99%

19
trường hợp sẽ được giải quyết thấu đáo. 100% được ghi nhận  và phản hồi qua
email cho đến khi vấn đề của bạn được giải quyết.
·  Nhà bán hàng giao hàng qua hệ thống DOP rất thuận tiện và tiết kiệm chi
phí.  Ngoài ra Lazada cũng tự lập 1 nhà vận chuyển phục vụ riêng cho mình. Dịch
vụ khiến nhiều nhà bán hàng khen ngợi.
Nhược điểm:
·  Giao diện không bắt mắt, tông màu kém hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh
khác.
·  Chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao.
·  Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học online
của Lazada và khai báo CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh… để mở
gian hàng.
·  Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu
chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
Shopee hiện là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á và
Đài Loan. Nó được thành lập vào năm 2015 với tư cách là một công ty con của SEA.
Hiện có tám trang ở Đài Loan, nhiều hơn lazada một trang. Shopee cung cấp cho người
mua các giải pháp như hệ thống hậu cần SLS tự xây dựng, dịch vụ khách hàng bằng các
ngôn ngữ nhỏ và đảm bảo thanh toán. Người bán chỉ cần một nền tảng để tiếp cận 8 thị
trường lớn như Đông Nam Á và Đài Loan.
Ưu điểm của nền tảng Shopee:
·  Khách hàng trẻ, những người năng động nhất đang chuộng Shopee. Sự
năng động này kéo theo sự bứt phá về doanh thu tăng chóng mặt. Nếu bạn đóng
vai 1 người dạo và mua sắm trên Shopee, bạn sẽ thấy gần như mình muốn gì cũng
được, cần gì cũng được đáp ứng. Ví dụ: bạn cần 1 combo sản phẩm chưa có trên
Shopee, hãy báo với đối tác bán hàng, họ sẽ tạo ngay 1 combo đó để phục vụ bạn.
·  Giao diện bắt mắt, dễ nhìn, được đông đảo khách hàng yêu thích. 
·  Chiến dịch Marketing, khuyến mãi nhiều và thường xuyên, khuyến khích
khách hàng mua sắm. Chính sách ưu đãi, trợ phí vận chuyển cực tốt, khuyến khích
mua hàng cao.
Nhược điểm:
·  Sự cạnh tranh cao nảy sinh sự phức tạp và cạnh tranh không lành mạnh từ
các nhà bán hàng. Có vẻ Shopee chưa có biện pháp hạn chế điều này. 1 nhà bán
hàng mở nhiều gian, tạo tương tác ảo, tạo giá để phá giá, sử dụng tool không hợp
lệ,…
·  Chất lượng sản phẩm không được kiểm duyệt tốt..
·  Vấn đề lấy hàng tại kho đối tác khiến phát sinh chi phí cho nhà bán hàng
cũng như nảy sinh thêm các tình huống phức tạp.

4.2. Khoảng cách lưu lượng truy cập giữa Lazada và Shopee
·  Tổng lượng truy cập của shopee lớn hơn, nếu không tính Trung Quốc Đài Loan
thì đồng nghĩa với việc Lazada có lượng truy cập lớn hơn.
·  Tại thị trường Việt Nam, hiệu suất truy cập của Shopee thậm chí còn tốt hơn.

20
·  Lazada có kế hoạch hợp nhất các trang web và có nền tảng hoạt động, và lưu
lượng truy cập của các trang web của nó sẽ được kết nối. Do đó, lượng truy cập
của Lazada và Shopee có nét riêng, chênh lệch không lớn nhưng xét về tình hình
phát triển hiện nay thì tôi lạc quan hơn về Shopee.
4.3. Sự khác biệt về thương hiệu giữa Lazada và Shopee
- Lazada đi theo con đường hình ảnh cao cấp, hướng dẫn người bán làm nổi bật thương
hiệu của chính họ, nhấn mạnh tiêu chuẩn chuyên nghiệp của hình ảnh và tương tự như
AliExpress trong phong cách chiến lược thương hiệu.
- Chiến lược thương hiệu của Shopee đi theo lộ trình C shop, trong đó đề cao lợi thế về
giá của sản phẩm. Các hình ảnh có nhiều dạng khác nhau (nhiều hình có nhiều hình mờ
và các câu đố bất thường) giống như Taobao trong nước..
4.4. So sánh hoạt động logistics (dịch vụ hậu cần) giữa Shopee và Lazada
Ngoài ra cả Lazada và Shopee đều đang khai thác hoạt động In-house logistics. Dù
vậy, Shopee mới chỉ tăng quy mô của Shopee Xpress từ năm 2020, TechInAsia dẫn
nguồn tin thân cận với hoạt động vận hành của Shopee.
Về phần mình, Lazada cho biết đã "đầu tư mạnh vào hạ tầng logistics ngay từ
đầu". Hiện tại, quy mô các trung tâm xử lý hàng hoá của Lazada đã lên tới 300.000 mét
vuông tại 6 quốc gia Đông Nam Á. Sàn TMĐT do Alibaba hậu thuẫn cũng có 15 trung
tâm phân loại hàng hoá và gần 400 cụm nhận và giao hàng chặng cuối. "Hơn 85% kiện
hàng chuyển tới tay người dùng được phân loại trong các mạng lưới riêng của
Lazada".Người này cũng khẳng định rằng việc có khả năng tự triển khai logistics của
Lazada đã trở thành một lợi thế cạnh tranh của Lazada so với các đối thủ. Theo một báo
cáo của Parcel Perform và iPrice Group, thời gian giao hàng ở Malaysia trong thời gian
phong toả vì COVID-19 đã tăng tới 119%.
Đáp lại, mới đây, Shopee nói đang nỗ lực giảm thời gian giao hàng bằng cách hợp
tác với Parcelhub và MBE. Sau đó, các điểm nhận trả hàng của Shopee có thể lên tới con
số trên 300 ở Malaysia. Trong thời gian tới, Shopee đồng thời triển khai dịch vụ giao
hàng của Shopee Xpress ngay vào ngày hôm sau đối với các mặt hàng trên Shopee Mart.
"Thời gian giao hàng từng kéo dài 10 ngày hoặc thậm chí dài hơn ở miền Đông
Malaysia giảm xuống chỉ còn 4 ngày". Shopee đạt điều này thông qua hợp tác với các
bên thứ 3 đồng thời tăng quy mô năng lực logistics của riêng mình, ông chia sẻ.
Không cần nói ta cũng có thể thấy Shopee có triển vọng phát triển mạnh mẽ. Từ
đầu đến giờ mới được 5 năm. Nó đã có thể sát cánh cùng lazada của Ali tại thị trường
Đông Nam Á, thậm chí còn vượt mặt về một số mặt.
5. Giải pháp cho sự phát triển trong logistics (e-logistics) của Shopee.
·       Chương trình đặc biệt dành cho Shopee Mall
Shopee đã công bố khởi động hai chương trình mới tại hội nghị, nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp hàng đầu nhận ra tiềm năng phát triển trực tuyến của mình. Một trong số đó
là The Regional Champion Businesses Programme chỉ dành cho người được mời, trong
đó 16 thương hiệu sẽ nhận được sự hỗ trợ ưu tiên của Shopee trong các lĩnh vực tiếp thị,
đổi mới và thông tin chi tiết.

21
Các thương hiệu này sẽ được độc quyền truy cập vào các chiến dịch của Shopee
và các bản phát hành tính năng mới cũng như hỗ trợ cá nhân hóa để giúp họ mở rộng hoạt
động kinh doanh của mình.
  Shopee Mall với hơn 10 triệu thương hiệu đang hoạt động trên tất cả các nền tảng
100 Million Dollar Club khuyến khích các thương hiệu đạt được 100 triệu USD tổng giá
trị hàng hóa (GMV) trong một năm. Mười thương hiệu đầu tiên đạt được mục tiêu này sẽ
được trao tặng những thông tin chi tiết độc quyền về doanh nghiệp, cải thiện khả năng
hiển thị chiến dịch, hỗ trợ truyền thông và các lợi ích khác.
·       Phát triển nền tảng Shopee Mart
Dịch Covid-19 đang hoành hành tại trên thế giới, nhiều quốc gia thực hiện giãn
cách xã hội, việc mua các nhu yếu phẩm tại chợ hay siêu thị gặp nhiều khó khăn. Trong
bối cảnh đó, Shopee đưa ra tính năng Shopee Mart – Đi siêu thị tại nhà, với mục đích mở
rộng nền tảng giao hàng tạp hoá, thu hút thêm các nhà bán hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG).
Tuy nhiên, trước Shopee, đã có khá nhiều kênh thương mại điện tử tấn công thị
trường này như RedMart, NTUC FairPrice và Amazon Fresh,…
Ông Zhou cho biết: Để mở rộng Shopee Mart, Shopee sẽ cần nâng cao năng lực
đáp ứng của mình trong các lĩnh vực như kho bãi và trung tâm phân phối. Ở hầu hết các
thị trường, nền tảng Shopee Mart sẽ tiến hành giao hàng vào ngày hôm sau. “Đó có thể là
sự kết hợp giữa việc chúng tôi tự dự trữ các mặt hàng hoặc nhờ một số thương hiệu hoặc
đối tác nhất định ký gửi, đưa các mặt hàng vào một nhà kho và chúng tôi thực hiện việc
hoàn tất đơn hàng.“
·       Mở rộng hệ thống kho hàng
Trong năm 2021, hơn 10 kho hàng mới sẽ được mở trên toàn khu vực, giúp nhiều
hơn các đối tác thương hiệu của Shopee tiếp cận được với FBS (Fulfilled by Shopee).
Shopee Xpress, dịch vụ giao hàng tận nơi của Shopee, cũng sẽ được mở rộng đến nhiều
thành phố cấp hai và cấp ba hơn tại các thị trường như Thái Lan, Indonesia và
Philippines.
Công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong quý 3 năm 2020. Doanh thu thương
mại điện tử tăng 173,3% lên 618,7 triệu USD, tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng 102,7%
lên 9,3 tỷ USD, theo số liệu của công ty mẹ. Đây được coi là hệ quả tích cực từ việc giãn
cách xã hội.
 

22

You might also like