You are on page 1of 63

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.

S LÊ THỊ TRÂM

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN.
1.1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn ở nước ta.
Nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm vừa qua,
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng đuợc nâng cao thể hiện qua những
hội nghị lớn của khu vực và quốc tế đã đuợc tổ chức rất thành công ở nuớc ta. Để có
được những thành tựu như vậy là có phần đóng góp không nhỏ của ngành Du Lịch Viêt
Nam, một trong những ngành mà Việt Nam rất có ưu thế nhờ được thiên nhiên ưu đãi với
những cảnh quan đẹp, khí hậu nóng ấm thích hợp cho phát triển du lịch. Với lượng khách
du lịch ghé thăm ngày càng tăng. Ngành du lịch là một trong những ngành mang lại GDP
cao hằng năm cho nước ta. Cùng với du lịch phát triển vấn đề tiện nghi nghỉ dưỡng cũng
cần phát triển để bắt kịp xu hướng và nhu cầu chung.
Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự
tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không
chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên
quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói
giảm nghèo và làm giàu cho xã hội.
Vào năm 2016 Việt Nam có trên 21.000 điểm cho thuê phòng bao gồm khách sạn,
nhà nghỉ, nhà trọ... với tổng số 420.000 phòng. Trong số này có 107 khách sạn 5 sao, 230
khách sạn 4 sao, 442 khách sạn 3 sao, còn lại là khách sạn 1 hoặc 2 sao. [1]
Xét ở tại thành phố Hồ Chí Minh: Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 2133
khách sạn với 50690 phòng. Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 20 khách sạn 5
sao, và khoảng 20 khách sạn 4 sao. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại
thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp
các khách sạn sạng trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong
việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4
hoặc 5 sao. [2]
Ở Hà Nội, theo thống kê của công an thủ đô Hà Nội thì thành phố hiện có hơn
2000 khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ. [3]
Bảng 1. 1 : Danh sách khách sạn ở Hà Nội

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Loại khách sạn Số lượng

Khách sạn cao cấp

- Hạng 5 sao 24

- Hạng 4 sao 61

(Nguồn từ www.hanoihotel.com.vn )

Ở Bình Định, theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ du lịchvào năm 2016, hiện trên
địa bàn tỉnh có 149 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 5 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 4 sao; 2khách sạn 3 sao; 14 khách sạn 2 sao; 68 khách sạn 1 sao, 1 nhà nghỉ du
lịch... với tổng số trên 3816 phòng. Một số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đã tăng
cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và đầu tư, chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật,
mở rộng thêm nhiều dịch vụ, đa dạng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn
thực phẩm, thực hiện nghiêm túc việc bình ổn giá dịch vụ... Trong các dịp lễ, các khách
sạn lớn ở TP Quy Nhơn đều đạt 100% công suất sử dụng phòng; tính chung cả năm nhiều
khách sạn đạt trên 60% công suất phòng, là kết quả khá khả quan.[4]

1.1.2. Tổng quan về khách sạn Hải Yến


Tọa lạc ngay trung tâm thành phố năng động, tiếp giáp bờ biển Quy Nhơn xinh
đẹp, khách sạn Hải Yến được đánh giá là biểu tượng mới của thành phố biển. Nơi đây du
khách có thể ngắm hoặc tản bộ trên bờ biển với cảm giác thật thú vị khi chìm đắm trong
vẻ huy hoàng của bình minh và sự lặng lẽ của hoàng hôn trong 1 vùng sơn thuỷ hữu tình.
Được thiết kế theo phong cách châu Âu hiện đại, khách sạn gồm 15 tầng với 250
phòng nghỉ sang trọng đạt tiêu chuẩn 4 sao, được thiết kế với ban công riêng hướng biển,
trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại, cao cấp nhằm mang lại cho du khách một không gian
riêng trọn vẹn, ấm cúng bên người thân. Mỗi phòng ngủ đều được bố trí giường đôi hoặc
giường đơn, có bàn trang điểm, phòng tắm với bồn tắm và vòi hoa sen cao cấp. Với vị trí
đẹp và thuận lợi, ngay từ phòng nghỉ của mình, du khách của Hải Yến có thể thỏa thích
ngắm biển xanh trong vắt cũng như đón bình minh cùng những cơn gió mát rượi.
Khách sạn được xây dựng dựa trên sự sáng tạo, kết hợp những tinh hoa hiện tại
của thế giới cùng với sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên
dày dạn kinh nghiệm gồm 50 người. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu
dịch vụ dù là nhỏ nhất từ dịch vụ phòng nghỉ, Spa lẫn sự kiện, hội nghị, dạ tiệc.
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Với tiêu chí không ngừng hoàn thiện, thúc đẩy chất lượng dịch vụ của khách sạn
nói riêng và ngành dịch vụ trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn nói chung, Khách sạn Hải
Yến thu hút được rất nhiều du khách đến đây, trung bình một ngày có khoảng 400 khách.
Vị trí: Tiếp giáp bờ biển Quy Nhơn, nằm trên đại lộ An Dương Vương - con
đường đẹp nhất Thành phố, Hải Yến được xem là một địa điểm lý tưởng cho những du
khách trên khắp thế giới muốn dừng chân và nghỉ dưỡng tại đây.
Nằm cách ga Diêu Trì 12 km – sân bay Phù Cát 37km, Hải Âu thu hút rất nhiều du
khách đến nghỉ mỗi năm. Đến với khách sạn, du khách có đầy đủ không gian tiện lợi để
ngắm bãi hiển Quy Nhơn thơ mộng, trong xanh, rực ánh nắng vàng; ngắm toàn cảnh
thành phố Quy Nhơn lấp lánh dưới ánh đèn màn đêm huyền ảo.
Bảng 1.2: Quy mô khách sạn
Các hạng mục Quy mô
Tổng diện tích Khoảng 2000 m2
Số phòng 250 phòng
Hồ bơi 2 cái
Số nhân viên 50 người
Số khách dự kiến 400 khách mỗi ngày
Khu xử lý nước thải Khoảng 200 m2

Thực trạng sự phát triển của ngành du lịch và khách sạn là rất đáng mừng cho nền
kinh tế đất nước. Tuy nhiên, điều đặc biệt cần quan tâm tới đó là lượng nước thải từ các
khách sạn này chứa các chất hữu cơ và chất rắn do các hoạt động sinh hoạt của khách sạn
như: nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh sàn và nhà tắm…. Hàm lượng các chất này cao và với lưu
lượng lớn sẽ gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận ( sông, hồ…). Đặc biệt là khi nguồn tiếp
nhận là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thì nguồn này cần được bảo vệ để
không bị ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng thấp bởi các chất gây ô nhiễm này.

Vì vậy, việc xử lý nước thải của khách sạn là cần thiết và rất cấp bách. Tuy nhiên
khách sạn nằm trong khu vực dân cư đông đúc nên việc tận dụng hiệu quả diện tích đất là
việc cần phải quan tâm, hay nói một cách khác xây dựng một công trình xử lý nước thải
sao cho thật hiệu quả, kinh tế và ít tốn diện tich nhất là một vấn đè cần đầu tư nghiên cứu
thêm.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

1.1.3. Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động kinh doanh khách sạn.

Những hoạt động từ khách sạn gây phát thải khí vào môi trường không khí gồm
có: hoạt động đốt cháy phục vụ nồi hơi, hoạt động từ các phương tiện giao thông ra vào
khách sạn, hoạt động của hệ thống điều hoà không khí, hoạt động đun nấu trong khách
sạn.

Nước thải từ phòng khách, nhà bếp, và từ khu giặt là nếu không được xử lý triệt để
sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận.

Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là từ các phương tiện giao thông ra vào
khách sạn. Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ nhà bếp, phòng nghỉ của khách, văn phòng.

Những hoạt động từ khách sạn có ảnh hưởng tới môi trường nước đã được xác
định là hoạt động của các phòng khách, nhà bếp, khu giặt là:
- Nước thải tại khu nhà bếp sẽ có hàm lượng dầu mỡ động thực vật cao và các hóa
chất tẩy rửa), lượng nước này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng
cho môi trường.
- Nước thải từ hoạt động vệ sinh chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.
- Nước thải từ bộ phận giặt.
1.1.4. Nhu cầu sửu dụng nước của khách sạn và phát sinh nước thải.
Nước của khách sạn thường được cấp từ hệ thống cấp nước của thành phố. Nguồn
nước này được cung cấp để phụ vụ bếp, các phòng khách, khu giặt là, khu bể bơi, giải trí.
Theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt ở nước ta hiện nay từ 120 – 180 l/người.ngày.
Thông thường tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt thường lấy bằng 90 – 100 % tiêu chuẩn
nước cấp [8- 3]. Ngoài ra lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư còn phụ thuộc trang thiết
bị nhà ở, đặc điểm thời tiết khí hậu và tập quán sinh hoạt của người dân.
Số cán bộ thường xuyên có mặt ở Khách sạn là 400 khách và 50 nhân viên phục
vụ.
Tiêu chuẩn dùng nước của một người khách trong ngày: 250l/ người.ngày.
Tiêu chuẩn dùng nước của một nhân viên trong khách sạn là: 30l/ người.ngày.
Tổng lượng nước cấp cho khách sạn trong một ngày là:
400x250 + 50x30 = 101500 l/ngày = 101.5m3/ngày
 Lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt. Vậy lượng nước
thải ra trong một ngày của khách sạn là:
101.5 x 80% = 81.2 m3/ngày
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

1.1.5. Thành phần của nước thải sinh hoạt


1.1.5.1.Tính chất của nước thải sinh hoạt
Các loại nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con
người. Một số hoạt động dịch vụ hay công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn,
khách sạn… cũng có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt. Để tiện
cho việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và tính toán các công trình xử lý nước thải,
nước thải sinh hoạt được phân loại theo nguồn nước thải của các ngôi nhà bao gồm: nước
phân, nước tiểu, nước tắm giặt, nước thải từ nhà bếp, các loại nước thải khác.
 Nước thải không chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ các thiết bị nhà vệ
sinh như bồn tắm, chậu giặt, chậu rửa mặt. Loại nước này chứa chủ yếu chất lơ
lửng, chất tẩy rửa thưòng được gọi là “nước xám”. Nồng độ các chất hữu cơ trong
loại nước thải này thấp và thường khó phân huỷ sinh học. Trong nước thải chứa
nhiều tạp chất vô cơ.
 Nước thải từ phân, nước tiểu từ các khu vệ sinh còn được gọi là nước “đen“.
Trong nước thải chứa vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi thối. Hàm lượng các
chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng như nitơ và phốtpho cao. Các loại nước thải
này thường nguy hiểm cho các sinh vật, sức khoẻ con người và dễ làm bẩn nguồn
nước mặt. Tuy nhiên chúng thích hợp cho làm phân bón hoặc tạo khí sinh học.
 Nước thải từ nhà bếp chứa các chất dầu mỡ và phế thải thực phẩm từ nhà bếp và
máy rửa bát. Lượng nuớc thải này chứa nhiều chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng
khác. Ở một số nơi người ta thường nhóm hai loại nuớc thải sau thành một loại và
thường gọi là nước đen.
Thành phần nước thải
Nước thải là hệ đa phân tán thô bao gồm nước và các chất bẩn. Các chất bẩn trong
nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Các chất bẩn này với
thành phần hữu cơ và vô cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được và
các chất hòa tan.
Bảng 1.3: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư BOD5 của nước thải chưa
lắng
Chỉ tiêu Trong khoảng Trung bình
Tổng chất rắn (TS) ,mg/l 350-1200 720
- Chất rắn hòa tan (TDS) ,mg/l 250-850 500
- Chất rắn lơ lửng ( SS) ,mg/l 100-350 220

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

BOD5 ,mg/l 110-400 220


Tổng Nitơ ,mg/l 20-85 40
- Nitơ hữu cơ ,mg/l 8-35 15
- Nitơ amoni, ,mg/l 12-50 25
- Nitơ nitrat ,mg/l 0,1-0,4 0,2
- Nitơ nitrit ,mg/l 0-0,1 0,05
Clorua,mg/l 30-100 50
Độ kiềm,mg CaCO3/l 50-200 100
Tổng phốt pho ,mg/l 8
Tổng chất béo ,mg/l 50-150 100
( nguồn : Metcalf & Eddy,Wastewater EngineeringTreatment ,Disposal, Reuse, Fourth
Edition ,2004 )
Để tính toán thiết kế các công trình xử lý, người ta thường xem xét các thành phần
sau đây của nước thải sinh hoạt:
 Các chất rắn ( chủ yếu là các chất lơ lửng)
 Các chất hữu cơ ( chủ yếu là các chất có thể phân hủy sinh học )
 Các chất dinh dưỡng ( các hợp chất nito và phốtpho )
 Các vi sinh vật gây bệnh
Trong nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ chủ yếu là cacbonhydrat(CHO) như là
đường, xenlulozo, các chất và dầu mỡ như là axit béo dễ bay hơi, các chất đạm như là
axit amin, amoni và ure. Do việc khó khăn trong việc xác định các thành phần hữu cơ
riêng biệt nên người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ trong qua lượng oxi tiêu thụ
(COD,BOD).
Trong nước thải sinhh hoạt nitơ tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%).
Nguồn nitơ chủ yếu là từ nước tiểu. Mỗi người trong một ngày xả vào hệ thống thoát
nước 1,2 lít nước tiểu tương đương với 12g nitơ tổng số. Trong đó, nitơ amoni (N-
CO(NH2)2 là 0,7g, còn lại là các loại nitơ khác. Ure thường được amoni hóa.
Trong nước thải phốtpho tồn tại dưới dạng photpho hoạt tính –orthophotphat
(60%) và photpho hữu cơ (40%). Các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu (chủ yếu N và P) sẽ
thúc đẩy quá trình tăng sinh khối của thực vật, đặc biệt là các loài tảo và có thể dẫn tới
hiện tượng phú dưỡng trong nguồn tiếp nhận nước thải.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó là nguồn để
các loài vi khuẩn, trong đó có các loài vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong nước thải đô
thị tổng số coliform từ 106 đến 109 MPN/100ml, fecal coliform từ 104 – 107 MPN/100ml
Các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán... có nguồn gốc từ chất thải trực tiếp
của con người và tồn tại lâu trong nước thải. Các dạng vi khuẩn coli thường tồn tại song
song với vi khuẩn gây bệnh nên người ta thường dùng chỉ tiêu tổng số vi khuẩn dạng coli
để đánh giá tình trạng vệ sinh của nước. Trong nước thải sinh hoạt vi khuẩn coli có nguồn
gốc từ các hoạt động và chất thải của con người là Fecal coliform (FC). Số (FC) trong
nước thải sinh hoạt có thể từ 105 – 108 /100ml. Ngoài coliform, người ta còn dùng một số
loại vi rút, thực thể khuẩn, động vật nguyên sinh… để đánh giá chất lượng vệ sinh của
nguồn nước và nước thải.
Tổng quát người ta chia thành phần nước thải sinh hoạt thành các loại sau:
 Thành phần vật lý
Theo trạng thái vật lý ,các chất bẩn trong nước thải được chia thành:
- Các chất không hoà tan ở dạng lơ lửng ,kích thước lớn 10 -4 mm ,có thể dạng
huyền phù, nhũ tương hoặc dạng sợi, giấy, vải, cây cỏ.
- Các chất bẩn dạng keo với kích thước hạt trong khoảng 10 -4 đến 10-6 mm.
- Các chất bẩn dạng tan có kích thuớc nhỏ hơn 10 -6 mm có thể ở dạng phân tử hoặc
phân ly thành ion.
Nước thải sinh hoạt thưòng có mùi hôi khó chịu do khi vận chuyển trong cống sau 2 –
6 giờ xuất hiện khí hydrosunfua nồng độ chất bẩn trong nứoc thải có thể đậm đặc hoặc
loãng tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nứoc sinh hoạt.
 Thành phần hóa học
Các chất hữu cơ trong nước thải chiếm khoảng 50 – 60% tổng các chất. Các chất hữu
cơ này bao gồm chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, hoa quả, giấy... và các chất hữu cơ
từ động vật như: chất thải bài tiết của con người. Chất thải hữu cơ trong nước thải theo
đặc tính hóa học chủ yếu là protein (chiếm 40 – 60 %), hydrocacbon ( 25 – 50 %), chất
béo, dầu mỡ (10%). Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải. Nồng độ chất
hữu cơ trong nước thải được xác định thông qua chỉ tiêu COD, BOD. Bên cạnh các chất
trên trong nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp, chất hoạt động bề mặt mà
điển hình là chất tẩy tổng hợp rất khó xử lý sinh học và gây nên hiện tượng sủi bọt trong
các trạm xử lý nước thải và trên nước mặt – nguồn tiếp nhận.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42 % bao gồm: cát, sỏi, các axit và bazo vô
cơ… Nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ như: sắt, magie, canxi, silic. Nước
thải vừa ra thường có tính kiềm, nhưng dần dần trở nên axit vì thối rữa.
 Thành phần sinh vật, vi sinh vật.
Nước thải sinh hoạt chứa vô số sinh vật, chủ yếu là vi sinh với số lượng từ 10 5 –
106 tế bào trong 1 ml. Nguồn chủ yếu đưa vi sinh vào nước thải là phân, nước tiểu và đất
cát.
Tế bào vi sinh vật hình thành từ chất hữu cơ, tập hợp vi sinh có thể coi là một
phần của tổng hợp chất hữu cơ trong nước thải. Phần này sống, hoạt động tăng truởng để
phân huỷ chất hữu cơ còn lại của nước thải.
Vi sinh trong nước thải thường đựoc phân biệt theo hình dạng.Vi sinh trong nước
thải chia làm 3 nhóm: vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật.
 Vi khuẩn dạng nấm: kích thứoc lớn hơn vi khuẩn và không có vai trò trong
quá trình phân huỷ ban đầu chất hữu cơ trong quá trình xử lý nứoc thải.
 Vi khuẩn dang nấm phát triển thường kết thành lưới nổi trên mặt nước gây
cản trở dòng chảy và quá trình thuỷ động học.
 Nguyên sinh động vật đặc trưng bằng một vài giai đoạn hoạt động trong quá
trình sống của nó. Thức ăn chính của nguyên sinh động vật là vi khuẩn cho
nên chúng là chất chỉ thị quan trọng thể hiện hiệu quả xử lý các công trình
xử lý nước thải sinh học.
Nước thải sinh hoạt là hỗn hợp phức tạp thành phần các chất, trong đó chất bẩn
thuộc nguồn gốc hữu cơ thường tồn tại dưới dạng không hoà tan, dạng keo, dạng hoà tan.
Thành phần và tính chất của chất bẩn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của thiết bị,
trạng thái làm việc của hệ thống mạng lưới vận chuyển, tập quán sinh hoạt của người dân,
mức sống xã hội, điều kiện tự nhiên …
Khi tính công trình xử lý chung cho nước thải người ta căn cứ vào chất nhiễm bẩn
trong nước hoặc căn cứ vào tiêu chuẩn cho phép xả thải nước thải sản xuất vào hệ thống
thoát nước.
1.1.5.2.Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đối với môi trường
Ảnh hưởng của chất hữu cơ đối với sinh vật thủy sinh:
Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học và các chất tiêu thụ oxy trong nước thải sinh
hoạt làm suy kiệt hàm lượng oxy hòa tan trong nước do trong nước thải sinh hoạt bị ô
nhiễm hữu cơ đòi hỏi lượng oxy cao cung cấp cho vi khuẩn tự làm sạch. Điều này dẫn

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

đến hệ sinh thái dưới nước bị ảnh hưởng. Tôm, cá bị thiếu oxy sẽ làm chết làm giảm sản
lượng đánh bắt. Ngoài ra, sản phẩm từ sự phân hủy các chất hữu cơ còn có thể là chất độc
đối với sinh vật thủy sinh.
Dựa vào đặc điểm dễ bị phân hủy do vi sinh vật có trong nước thải sinh hoạt ta có thể
phân các chất hữu cơ như sau:
- Chất hữu cơ dễ bị phân hủy: đó là các hợp chất protein, hydratcacbon, chất béo…
Trong thành phần các chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt khoảng 40 – 60 %
protein, 25 – 50 % hydratcacbon, 10% chất béo. Các hợp chất này chủ yếu làm suy
giảm oxy hòa tan trong nước.
- Chất hữu cơ khó bị phân hủy: các chất này thuộc các chất hữu cơ có vòng
thơm ,các chất đa vòng ngưng tụ, các hợp chất clo hữu cơ, photpho hữu cơ…
Trong số các chất này hầu hết đều có tính độc đối với sinh vật và con người.
Chúng tồn lưu lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật gây độc tích lũy và ảnh
hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của vi khuẩn trong nước thải sinh hoạt đối với con người:
Trong nước thải sinh hoạt rất giàu các chất hữu cơ, gồm 3 nhóm chất protein
(chiếm 40 – 60 %), hydrocacbon (25 – 50 %), chất béo, dầu mỡ (10%). Protein là polime
của acid amin, là nguồn dinh dưỡng chính cho vi sinh vật. Hydratcacbon là các chất
đường bột và xenlulo. Tinh bột và đường rất dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật, còn
xenlulozo bị phân hủy chậm hơn. Chất béo ít tan và vi sinh vật phân hủy rất chậm. Số
lượng vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn có trong nước thải rất lớn (khoảng 10 5 – 109 tế
bào /ml). Ngoài việc chúng đóng vai trò phân hủy các chất hữu cơ, cùng với các chất
khoáng khác dùng làm chất nuôi tế bào vi khuẩn và đồng thời làm sach nước thải, chúng
còn chứa một số vi khuẩn gây bệnh (ecoli,coliform ...). Các loài vi sinh vật gây bệnh hiện
hữu trong nước thải góp phần làm cho các bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột
(thương hàn, tả, lị…) gia tăng qua đường ăn uống và sinh hoạt.
Trong phân người có chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh (như vi trùng thương hàn,
tả, lị ..). Trong thực tế là không thể xác định tất cả các loại vi trung này đối với từng mẫu
nước vì phức tạp và tốn thời gian. Do đó thông thường trong nghiên cứu ô nhiễm không
xác định các loại vi trùng gây bệnh mà xác định mẫu nước có bị nhiễm phân hay
không .Muốn vậy chỉ cần xác định một vài vi sinh chỉ thị cho ô nhiễm phân. Có 3 nhóm
vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân:
+ Nhóm coliform đặc trưng là Escherichia coli (ecoli ).

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

+ Nhóm streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis.


+ Nhóm clostridia khử sunfit đặc trưng là Clostridium peringens.
Sự có mặt của các vi sinh này chỉ ra rằng nước bị ô nhiễm phân, như vậy có ý
nghĩa là có thể có vi trùng đường ruột trong nước và ngược lại nếu không có các vi sinh
chỉ thị có ý nghĩa là có thể không có vi trùng gây bệnh đường ruột.
Một số loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải khi ra các sông hồ sẽ thích
nghi dần và phát triển. Theo con đường nước nó sẽ gây bệnh dịch cho người và các động
vật khác.
Khi xả nước thải sinh hoạt vào nguồn tiếp nhận có thể gây nhiễm bẩn sông hồ theo
4 mức độ như sau:
Độ nhiễm bẩn polixaprobe (P): trong vùng này nước có hàm lượng chất hữu cơ
lớn (BOD5 thường trên 15 mg/l ), tích tụ nhiều các khí độc hại, sản phẩm của quá
trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ (H2S,CH4). Oxi xâm nhập vào nguồn nước
chủ yếu qua quá trình khuếch tán bề mặt. Nito chủ yếu là nito amoni và nito
protein.Trong vùng này không có quang hợp. Số lượng vi khuẩn từ hàng trăm
nghìn đến hàng triệu đơn vị trong một ml. Cặn đáy có màu đen của FeS.Vi khuẩn
dị dưỡng phân hủy chất hữu cơ như Sphaerotilus, vi khuẩn lưu huỳnh Beggiatoa,
Thiothrix, các loại thảo trùng...là những vi sinh vật đặc trưng cho vùng nước này.
Độ nhiễm bẩn α- mezoxaprobe (α – m ). Trong vùng này bắt đầu quá trình phân
hủy các chất hữu cơ và amoni hóa diễn ra mạnh mẽ. BOD 5 dao động từ 6 – 15
mg/l. Trong nước chứa nhiếu CO2 tự do. Số lượng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ
trong khoảng vài trăn nghìn đơn vị /1 ml. Một số vi khuẩn và thảo trùng phát triển
mạnh. Điển hình là các loại nấm Leptomitus,ấu trùng Brachionus…
Độ nhiễm bẩn β - mezoxaprobe (β – m ). Trong vùng này hần hết các chất hữu cơ
kém bền sinh học đã được khoáng hóa hoàn toàn và BOD 5 của nước nằm trong
khoảng 3 -6 mg/l. Trong nước hàm lượng nitrit và nitrat tăng lên. Số lượng vi
khuẩn phân hủy chất hữu cơ khoảng vài nghìn đến chục nghìn đơn vị/1ml và có
thể tăng vào mùa vi thủy sinh vật chết. Hàm lượng oxi hòa tan và CO 2 thay đổi
theo thời gian trong ngày: ban ngày ở mức bão hòa còn ban đêm thường xảy ra
thiếu hụt oxi. Trong nước có nhiều thủy sinh vật khác nhau. Trong mùa ấm, phù
du thực vật phát triển mạnh gây nên phú dưỡng. Trong bùn xuất hiện nhiều ấu
trùng. Tuy nhiên thủy sinh vật đặc trưng cho vùng này là các loài tảo: Osillatoria
Rubescens, trùng bánh xe, xạ khuẩn.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Độ nhiễm bẩn Oligoxaprobe (O). Trong vùng này nước bắt đầu phục hồi về trạng
thái chất lượng ban đầu. Trong nước chỉ còn lại chủ yếu là các chất hữu cơ bền
vững.BOD5 nhỏ hơn hoặc bằng 3 mg/l. Hàm lượng oxi hòa tan trong nước tương
đối ổn định. Trong bùn đáy ít gặp vi sinh vật tự dưỡng hoặc động vật đáy. Nguồn
nước sạch thường được đặc trưng bởi một số loại hồng tảo như: Thorea,
Batrachospermum, trùng bánh xe Vorticella Nebulifera, trùng Mallomonas
Caudata.

Ảnh hưởng của chất tẩy rửa đối với môi trường:
Nước thải sinh hoạt sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa với mục đích: giặt giũ, làm
vệ sinh sàn, tẩy rửa tolet… Đây là chất hóa học bền vững ,có độc tính cao đối với con
người.
Xà phòng là những muối của axit béo bậc cao được sử dụng như là tác nhân làm
sạch .Xà phòng vào hệ thống nước thải có thể làm thay đổi pH của nước, cùng với khả
năng tạo váng bọt làm giảm khả năng hòa tan của oxy trong nước. Xà phòng còn có khả
năng sát khuẩn nhẹ, một chừng mực nào đó có tác dụng kìm hãm sinh trưởng của hệ sinh
vật trong nước. Nhìn chung, xà phòng không phải là tác nhân cơ bản gây ô nhiễm nước
nhưng gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của hệ thống xử lý.
Các chất tẩy rửa thường có 10 – 30% là các chất hoạt động bề mặt, 12 % là chất
phụ gia và một số chất khác. Chất hoạt động bề mặt vào nước tạo huyền phù bền vững
dưới dạng keo, làm giảm hoạt tính của màng sinh học trong các phin lọc nước cũng như
bùn hoạt tính.
Các chất tẩy rửa khi có trong nước thải sẽ tạo một khối bọt lớn vừa gây cảm giác
khó chịu vừa giảm khả năng khuêch tán khí vào nước. Như vậy, các chất tẩy rửa là nguồn
gây ô nhiễm nước rất đáng quan tâm. Bản thân chúng ít độc đối với người và động vật
nhưng gây ô nhiễm chất lượng nước, đặc biệt là nuớc uống. Ngoài ra, chúng làm cho thực
vật trong nước phát triển. Khi poliphosphat phân hủy trong nước tạo thành các dạng ion
phosphat là nguồn dinh dưỡng cho các loại tảo, vi sinh vật bậc thấp
Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt:
Hàm lượng N.P trong nước thải sinh hoạt là khá cao. Các chất này có trong nước
thải trong quá trình chế biến thức ăn hay trong thức ăn dư thừa. Đây là chất dinh dưỡng
cho các loại thủy sinh. Khi các chất này quá nhiều sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sinh
vật như: vi khuẩn, tảo, nấm nước, thực vật nổi… Điều này sẽ làm tăng sinh khối và làm

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

giảm lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ trong của nước. Do thiếu oxy làm giảm khả
năng tự làm sạch nguồn nước cùng với sự phân hủy các chất hữu cơ làm nước bị nhiễm
bẩn có mùi khó chịu, pH của nước giảm.
Trong nước hợp chất nitơ thường tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ, amoniac, nitrit,
nitrat.Qúa trình phân giải nitơ diễn ra như sau :
nito hữu cơ -> NH3 –> NO2 – >NO3
Nếu nước chứa hầu hết các hợp chất nitơ hữu cơ, amoniac hoặc NH 4OH thì chứng
tỏ nước mới bị ô nhiễm. NH3 trong nước sẽ gây độc cho cá và các sinh vật khác trong
nước.
Nếu trong nước có hợp chất nitơ chủ yếu là nitrit là nước đã bị ô nhiễm một thời
gian dài hơn
Nếu nước chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrat chứng tỏ quá trình phân hủy đã
đã kết thúc. Tuy vậy, các nitrat chỉ bền ở điều kiện hiếu khí, khi ở điều kiện kị khí hay
thiếu khí các nitrat ở trong nước cao có thể gây độc đối với người vì khi vào cơ thể ở điều
kiện thích hợp, nitrat sẽ chuyển thành nitrit – đây là một tác nhân gây hại cho sức khỏe
của con người vì khi vào cơ thể nó có khả năng kết hợp với hồng cầu trong máu tạo
thành chất ức chế trong việc liên kết và vận chuyển oxi, gây bệnh thiếu máu và sinh ra
bệnh máu trắng.
Ở trong nước nitơ cùng với photphat ở nồng độ cao thúc đẩy quá trình phú dưỡng
của nước.
Phospho là chất có nhiều trong phân người, thực phẩm. Phospho trong nước
thường tồn tại dưới dạng ortho phosphat, muối phosphat, poliphosphat và các hợp chất
phospho hữu cơ.Bản thân phospho không phải là chất gây độc nhưng quá cao sẽ làm
“nước nở” hoa làm giảm chất lượng nước.
Ảnh hưởng của các chất lơ lửng:
Các chất lơ lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh
hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…
Các chất lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thủy sinh đồng
thời gây tác hại về mặt cảnh quan (tăng độ đục cho nước) và gây bồi lắng.
Tóm lại, mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nhờ khả năng tự pha loãng,
xáo trộn nước thải với nguồn, khoáng hóa các chất bẩn hữu cơ bằng oxy hòa tan trong
nước nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm đến mức
độ nhất định. Nhưng khi xả nước thải với nguồn với lưu lượng lớn vượt quá khả năng

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

làm sạch của sông, hồ thì lượng nước thải này sẽ làm bẩn nguồn nước sông hồ. Nếu nước
thải chưa xử lý bị ứ đọng, tù hãm phân hủy kị khí chất hữu cơ sẽ sinh ra mùi hôi thối ảnh
hưởng đến sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động văn hóa ven sông. Hơn nữa,
nước thải còn chứa vô số các vi khuẩn gây bệnh từ chất bài tiết của con người và có thể
chứa độc tố gây nguy hại đến sức khỏe con người và hệ sinh vật trong các sông hồ.
Từ các phân tích trên thì việc xử lí nước thải sinh hoạt từ khách sạn là vấn đề rất cần
thiết.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
Do thành phần và tính chất của nước thải khách sạn giống như nước thải sinh hoạt
nên cơ sở lý thuyết của các phương pháp xử lý nước thải khách sạn cũng chính là cơ sở
xử lý nước thải sinh hoạt.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt gồm các thành phần sau:
 Các chất rắn (chủ yếu là các chất lơ lửng)
 Các chất hữu cơ (chủ yếu là các chất có thể bị phân hủy sinh học)
 Các chất dinh dưỡng (các hợp chất nito và phốtpho)
 Các vi sinh vật gây bệnh
Các bước trong xử ly nước thải sinh hoạt bao gồm:
- Xử ly bậc một (tiền xử ly)
- Xử ly bậc hai (xử ly sinh học)
- Xử ly bậc ba (xử ly triệt để)
- Giai đoạn khử trùng
1.2.1.Các phương pháp cơ học
Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý cơ học nhằm mục đích loại khỏi nước
thải khỏi nước thải tất cả các vật có thể gây tắc nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và
làm giảm hiệu quả xử lý của các giai đoạn sau, cụ thể :
a. Loại bỏ hoặc cắt nhỏ những vật nổi lơ lửng có kích thước lớn có trong nước thải
như vỏ hoa quả, giấy, rẻ rách ..v..v
b. Loại bỏ cặn nặng như sỏi, cát, mảnh kim loại, thủy tinh . v. v…
c. Loại bỏ phần lớn dầu mỡ…
Xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử
lý hóa lý và sinh học.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

1.2.1.1. Song chắn rác


Nước thải đưa tới công trình làm sạch trước hết phải qua song chắn rác. Tại song
chắn rác, các tạp vật thô như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, các mẫu đá, gỗ và các vật thải khác
được giữ lại.
Song chắn rác là các thanh đan sắp xếp kế tiếp nhau với khe hở từ 16 – 50 mm,
các thanh có thể bằng thép, nhựa hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh là hình chữ nhật, hình
tròn hoặc elip.
1.2.1.2. Lắng
a) Bể lắng cát
Bể lắng cát thường được thiết kế để tách các tạp chất rắn vô cơ không tan có kích
thước từ 0,2 – 2 mm ra khỏi nước thải. Điều đó đảm bảo cho các thiết bị cơ khí (như các
loại bơm) không bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc các đường ống dẫn và các ảnh hưởng xấu
cùng việc tăng tải lượng vô ích cho các thiết bị xử lý sinh học.
Các bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt rắn nhỏ hơn 0,2 mm. Bể lắng có nhiều loại
khác nhau và hiện nay thông dụng hơn cả là các bể lắng liên tục.
Qúa trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính sau: lưu lượng nước thải, thời
gian lắng, khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng, tải lượng thủy lực, sự
keo tụ của các hạt rắn, vận tốc dòng chảy trong bể, sự nén bùn đặc, nhiệt độ của nước
thải và kích thước bể lắng.
Các loại bể lắng bao gồm :
- Bể lắng ngang
- Bể lắng đứng
- Bể lắng theo phương bán kính
b) Lắng bùn hoạt tính:
Bề lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra
từ quá trình keo tụ tạo bông. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành bể lắng
ngang và bể lắng đứng.
Bể lắng ngang: dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn
hơn 0,01m/s và thời gian lưu nước t=1,5-2,5h. Bể lắng ngang thường được sử dụng khi
lưu lượng nước lớn hơn 15.000m3/ngày.
Đối với bể lắng đứng: nước chuyển động theo phương thằng đứng từ dưới lên với
tốc độ dâng từ 0,5-0,6m/s. Thời gian lưu nước t=45-120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng
đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10-20%.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

1.2.1.3.Lọc
Dùng để tách các phần tử lơ lững phân tán trong nước thải với kích thước tương
đối nhỏ sau bể lắng, bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát, thạch anh,
than cốc, than bùn,…
Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước tái sử dụng và cần thu hồi
một số thành phần quí hiếm có trong nước thải. Các loại bể lọc được phân loại như sau:
 Lọc qua vách lọc.
 Bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng hạt.
 Thiết bị lọc chậm.
 Thiết bị lọc nhanh.
1.2.1.4.Bể điều hòa.
Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hệ thống thu gom chay về nhà máy xử lý
thường dao động theo các giờ trong ngày. Khi hệ số không điều hòa K >1,4 thì việc xây
dựng bể điều hòa để các công trình xử lý làm việc với lưu lượng đều trong ngày sẽ là
kinh tế hơn.
Có 2 loại bể điều hòa:
 Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng nằm trực tiếp trên đường vận chuyển của
dòng chảy
 Bể điều hòa lưu lượng là chủ yếu, có thể nằm trực tiếp trên đường vận chuyển của
dòng chảy hoặc nằm ngoài đường đi của dòng chảy
Tùy theo điều kiện đất đai và chất lượng nước thải, khi mạng cống thu gom là
mạng cống chung thì thường áp dụng bể điều hòa lưu lượng để tích trữ nước sau cơn
mưa. Ở các mạng thu gom là hệ thống cống riêng và ở những nơi có chất lượng nước thải
thay đổi thường áp dụng bể điều hòa cả lưu lượng và chất lượng.
1.2.2. Các phương pháp xử lý hóa học – hóa lý.
Cơ sở của phương pháp hóa lý là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm
và các hóa chất thêm vào. Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng là ôxy hóa và
trung hòa. Đi đôi với các phương pháp này còn kèm theo các quá trình kết tủa và nhiều
hiện tượng khác.
Nói chung bản chất của quá trình XLNT bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các
quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng
ra khỏi nước thải. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao
gồm:

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

1.2.2.1. Bể keo tụ, tạo bông


Nguyên tắc: Phương pháp keo tụ được thực hiện bằng cách sử dụng các chất đông
tụ và các chất trợ đông tụ - chất hấp phụ. Các chất đông tụ sẽ chuyển các chất bẩn ở dạng
keo thành trạng thái tập hợp không ổn định và tạo điều kiện để các chất lơ lửng dính kết
với nhau và kết quả lắng xuống rồi tách ra khỏi nước.
Các chất đông tụ thường dùng là các muối kim loại như nhôm sunfat, sắt sunfat
và clorua, magie clorua...Việc lựa chọn chất đông tụ phụ thuộc vào phụ thuộc vào tính
chất hoá lý của tạp chất, độ pH và các thành phần muối trong nước thải. Thông dụng nhất
là phèn nhôm sunfat bởi vì nó hoà tan tốt trong nước, giá thành rẻ và hoạt động hiệu qủa
cao trong khoảng pH từ 5 – 7,5.
Nhôm sunfat khi cho vào nước sẽ tác dụng tương hỗ với bicacbonat chứa trong
nước và tạo thành nhôm hyđroxyt ở dạng gel:
Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 → 2Al(OH)3 + CaSO4 + 6CO2
Nếu độ kiềm của nước không đủ ta phải tăng lên bằng cách cho thêm vôi, khi đó:
Al2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 2Al(OH)3 +3CaSO4
Bông hyđroxyt tạo thành sẽ hấp phụ và dính kết các chất huyền phù, các chất ở
dạng keo trong nước thải tức là chuyển sang trạng thái tập hợp không ổn định. Với các
điều kiện thuỷ động học thuận lợi, những bông đó sẽ lắng xuống đáy bể lắng ở dạng cặn.
Khi dùng các muối sắt sẽ tạo thành sắt hyđroxyt không hoà tan:
FeCl3 + 3Ca(OH)2 → 3CaCl2 + 2Fe(OH)3
Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 3CaSO4 + 2Fe(OH)3
Các muối sắt sử dụng làm chất đông tụ cũng có một số ưu điểm so với muối
nhôm: tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp, độ bền lớn và kích thước bông keo có khoảng
giới hạn rộng của thành phần muối, có thể khử được mùi vị khi có H2S. Tuy nhiên nhược
điểm lớn nhất là tạo thành các phức hoà tan nhuộm màu qua phản ứng của cation sắt với
một số hợp chất hữu cơ.
Để tăng cường quá trình tạo bông keo hyđroxyt nhôm và sắt với mục đích tăng tốc
độ lắng, có thể cho thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử - chất trợ đông tụ (loại
anion hoặc cation) với liều lượng khoảng 1 – 5 mg/l như polyacrylamit
(CH2CHCONH2)2, polyacrylic (CH2COOH)n hoặc polydiallyl dimetyl – amin. Việc sử
dụng các chất trợ đông tụ cho phép hạ thấp liều lượng chất đông tụ, giảm thời gian cho
quá trình đông tụ và nâng cao tốc độ lắng của các bông keo.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Hiện nay để tăng cường các quá trình xử lý nước thải người ta còn dùng các chất
có khả năng hấp phụ và dính kết cao như nhôm silicat, đa phân tán. Đó là một loại
nguyên liệu vô cơ, chất đó có diện tích tiếp xúc lớn và khả năng hấp phụ cao. Nó sẽ hấp
phụ các chất cao phân tử đồng thời cả các chất keo và các tạp chất lơ lửng.
Yếu tố cơ bản của việc xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ là liều lượng các
chất phản ứng và điều kiện môi trường phải ổn định (nhiệt độ, pH, không có các tạp chất
nào khác lẫn vào...)
1.2.2.2. Trung hòa.
Nước chứa axit hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH trung tính (6,5-8,5) trước
khi sử dụng cho các công trình kế tiếp. Trung hòa nước có thể thực hiện bằng nhiều cách:
 Bổ sung các tác nhân hóa học
 Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hòa.
 Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước axit.
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng độ của
nước và chi phí hóa chất sử dụng.
1.2.2.3. Tuyển nổi.
Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp
chất không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để tách
các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp
dụng trong trường hợp quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các chất lơ
lững như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo
thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Hiệu quả phân riêng bằng
tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí. Kích thước tối ưu của bong
bóng khí là 15 - 30.10-3mm. Các phương pháp tạo bọt khí:
 Tuyển nổi với việc tách các bọt khí ra khỏi dung dịch:
Biện pháp này được sử dụng rộng rãi với nước chứa các chất bẩn nhỏ vì nó cho
phép tạo bọt khí rất nhỏ. Thực chất của biện pháp này là tạo ra một dung dịch quá bảo
hòa không khí. Sau đó không khí được tách ra khỏi dung dịch ở dạng các bọt cực nhỏ và
lôi kéo các chất bẩn nổi lên trên mặt nước:
 Tuyển nổi chân không.
 Tuyển nổi không áp lực.
 Tuyển nổi áp lực.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

 Tuyển nổi với việc cung cấp khí nén qua tấm xốp, ống châm lỗ
 Tuyển nổi với thổi khí nén qua các vòi.
 Tuyển nổi với phân tán không khí qua tấm xốp.
Nhược điểm của phương pháp này là dễ tắc nghẽn và cần có bình nén khí.
 Tuyển nổi với việc dùng các chất tạo bọt (tuyển nổi hóa học)
Mục đích để có kích thước bọt ổn định trong quá trình tuyển nổi. Chất tạo bọt có
thể là dầu thông, phenol, ankyl, sunfat natri, cresol CH3C6H4OH. Điều cần lưu ý là trọng
lượng hạt không được lớn hơn lực kết dính với bọt khí và lực nâng của bọt khí.
1.2.2.4. Hấp thụ
Hấp phụ là phương pháp tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải
bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương
tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học).
1.2.2.5. Trích Ly
Trích ly là phương pháp tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng dung
môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong nước và độ hòa tan chất
bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như:
 Chưng bay hơi là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay lên theo
hơi nước.
 Trao đổi ion là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion
(ionit) các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa
nhân tạo. Chúng không hòa tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng
trao đổi ion. Phương pháp trao đổi ion cho phép thu được những chất quí trong
nước thải và cho hiệu suất xử lý khá cao.
 Tinh thể hóa là phương pháp loại bỏ các chất bẩn khỏi nước ở trạng thái tinh thể.
Ngoài các phương pháp hóa lý kể trên,để xử lý – khử các chất bẩn trong nước thải
người ta còn dùng các phương pháp như: khử phóng xạ, khử khí, khử mùi, khử muối
trong nước thải.
1.2.2.6. Khử trùng.
Nước sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn có thể chứa khoảng 105-106
con vi khuẩn trong 1ml nước. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là
vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại của chúng. Nếu xả nước thải ra
nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh sẽ rất lớn. Do vậy,cần phải có
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

biện pháp khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các phương pháp khử
trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
 Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.
 Dùng hypoclorit canxi dạng bột (Ca(ClO)2) hòa tan trong thùng dung dịch 3-5%
rồi định lượng vào bể khử trùng.
 Dùng hypoclorit natri; nước javen (NaClO).
 Dùng ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon tạo ra. Phương pháp này
thì cần chi phí khá cao.
 Dùng tia UV do đèn thủy ngân áp lực thấp sinh ra. Phương pháp này cũng cần
phải lưu ý về tính kinh tế của nó.
Trong các phương pháp trên thì phương pháp dùng Clo hơi và các hợp chất của
Clo là được sử dụng phổ biến vì chúng được ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn với
giá thành chấp nhận được và hiệu quả khử trùng cao nhưng cần phải có thêm các công
trình đơn vị như trạm cloratơ (khi dùng clo hơi), trạm clorua vôi (khi dùng clorua vôi), bể
trộn, bể tiếp xúc. Tuy nhiên, những năm gần đây các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo
nên hạn chế dùng clo để khử trùng nước thải với lý do sau:
 Lượng clo dư khoảng 0,5 mg/l trong nước thải để đảm bảo an toàn và ổn định cho
quá trình khử trùng sẽ gây hại đến cá và các vi sinh vật nước khác.
 Clo kết hợp với hydro cacbon thành các chất có hại cho môi trường sống.
Ngoài các phương pháp hóa lý nêu trên còn có các phương pháp khác như:hấp
phụ, trích ly, bay hơi, trao đổi ion, tinh thể hóa, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử màu,
…Với mỗi phương pháp đều có lợi điểm và nhược điểm. Do đó, tùy theo mức độ xử lý
nước thải và mức độ yêu cầu xử lý của từng ngành công nghiệp cụ thể mà ta có thể lựa
chọn những phương pháp thích hợp.
1.2.3. Các phương pháp sinh học.
Người ta sử dụng các phương pháp sinh học để làm sạch nước thải sinh hoạt cũng
như nước thải sản xuất khỏi nhiều chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H 2S, các
sunfit, amoniac, nito..
Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để phân hủy
các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và
một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh
dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

sinh khối của chúng được tăng lên. Qúa trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật
gọi là quá trình oxi hóa.
Như vậy, nước thải có thể xử lý sinh học sẽ được đặc trưng bởi chỉ tiêu BOD hoặc
COD. Để có thể xử lý bằng phương pháp này nước thải cần phải không chứa các chất độc
và tạp chất, các muối lim loại nặng hoặc nồng độ của chúng không được vượt quá nồng
độ cực đại cho phép và có tỷ số BOD/COD > 0,5
Có hai phương pháp xử lý sinh học :
 Phương pháp hiếu khí: là phương pháp xử lý sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu
khí
 Phương pháp kị khí: là phương pháp sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí
1.2.3.1. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo.
Xử lý hiếu khí.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các vi
sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ thích hợp có trong nước thải trong điều
kiện được cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ của VSV hiếu khí có thể mô tả bằng phản ứng
sau:
(CHO)nNS + O2 → CO2 + H2O + NH4+ + H2S + Tế bào VSV + ∆H
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Oxi hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu
năng lượng của tế bào.
CxHyOzN + O2 → CO2 + H2O + NH3
 Giai đoạn 2 (quá trình đồng hóa): Tổng hợp để xây dựng tế bào
CxHyOzN + NH3 + O2 → CO2 + C5H7NO2
 Giai đoạn 3 ( quá trình dị hóa): Hô hấp nội bào
C5H7NO2 + 5O2 → CO2 + H2O
NH3 + O2 → O2 + HNO2 → HNO3
Khi không đủ cơ chất, quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bắt đầu xảy ra
bằng sự tự oxi hóa chất liệu tế bào.
Các quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở
điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Tùy theo từng loại VSV khác nhau quá mà quá trình
sinh học hiếu khí nhân tạo được chia thành:
 Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

 Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám
 Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
 Bể bùn hoạt tính (bể hiếu khí Aerotank)
Bể bùn hoạt tính (bể aerotank) là bể phản ứng sinh học được làm hiếu khí bằng
cách thổi khí nén và khuấy đảo cơ học làm cho các VSV tạo thành các hạt bùn hoạt tính
lơ lửng trong khắp pha lỏng.
Bể bùn hoạt tính là một trong những phương pháp xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học hiếu khí được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp. Ưu điểm của bể này là dễ xây dựng và vận hành. Tuy nhiên do bể này sử
dụng bơm để tuần hoàn bùn nhẳm ổn định lại nồng độ bùn hoạt tính ở trong bể nên khi
vận hành dễ tốn năng lượng.
Nguyên lý làm việc của bể là quá trình sinh học xảy ra qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: tốc độ oxi hóa bằng tốc độ tiêu thụ oxi. Ở giai đoạn này, bùn hoạt
tính được hình thành và phát triển. Các VSV được sinh trưởng mạnh dẫn đến
lượng oxi tăng cao.
 Giai đoạn 2: VSV phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ oxi gần như không thay đổi.
Và trong giai đoạn này, các chất hữu cơ bị phân hủy mạnh nhất.
 Giai đoạn 3: tốc độ oxi hóa giảm dần và sau đó lại tăng lên. Tốc độ phân hủy chất
bẩn hữu cơ giảm dần và quá trình nitrat hóa amoniac xảy ra. Sau cùng, nhu cầu
tiêu thụ oxi lại giảm và quá trình làm việc của aerotank kết thúc.
Có nhiều loại bể bùn hoạt tính: bể bùn hoạt tính truyền thống, bể bùn hoạt tính tiếp
xúc ổn định, bể bùn hoạt tính cấp khí kéo dài, bể bùn hoạt tính cấp khí giảm dần, bể bùn
hoạt tính khuấy trộn hoàn toàn, bể bùn hoạt tính nạp nước thải theo bậc (cấp khí nhiều
bậc).
 Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó chất thải được lọc qua lớp vật liệu
lọc rắn được bao phủ bởi lớp màng vi sinh vật. Các vi khuẩn trong màng sinh học thường
có hoạt tính cao hơn vi khuẩn trong bùn hoạt tính. Màng sinh học hiếu khí là một hệ vi
sinh vật tùy tiện.
Cấu tạo của bể lọc sinh học gồm các bộ phận chính: phần chứa vật liệu lọc, hệ
thống phân phối nước trên toàn bộ bề mặt bể, hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc, hệ
thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Bể lọc sinh học được chia làm 2 loại là: lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong
nước và lọc sinh học có lớp vật liệu không ngập trong nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý trong thiết bị lọc sinh học: bản chất của
chất hữu cơ ô nhiễm, vận tốc oxi hóa, cường độ thông khí, tiết diện màng sinh học, thành
phần vi sinh….
 Lọc sinh học nhỏ giọt
Bể lọc sinh học nhỏ giọt rất đa dạng, gồm các loại: lọc sinh học nhỏ giọt quay,
biophin nhỏ giọt, bể lọc sinh học thô….  Bể thường có dạng hình trụ hay hình chữ nhật.
Thiết bị lọc nhỏ giọt thường bao gồm 5 phần chính: môi trường lọc đệm, bể chứa,
hệ thống cung cấp nước thải, cống thoát ngầm và hệ thống thông gió.
Nước thải được đưa vào xử lý được phân thành các màng nhỏ chảy qua lớp vật
liệu đệm sinh học, dưới tác dụng của các vi sinh vật phân hủy hiếu khí trên lớp màng vật
liệu thì các chất hữu cơ bị phân hủy và loại bỏ.
Ưu điểm của loại hình công nghệ này là: Ít tốn diện tích đất xây dựng. Chi phí đầu
tư thấp. Quy trình vận hành đơn giản và hoàn toàn tự động.
 Mương oxi hóa
Là một dạng aerotank cải tiến khuấy trộn hoàn chỉnh trong điều kiện hiếu khí kéo
dài, nước chuyển động tuần hoàn trong mương.
Thường sử dụng với nước thải có độ nhiễm bẩn cao BOD20 từ 1000-5000 mg/l
Mương oxi hóa được chia làm 2 nhóm chính là liên tục và gián đoạn
Ưu điểm:
 Mương oxi hóa đơn giản, chi phí vận hành thấp, chi phí đầu tư nhỏ hơn 2 lần so
với bể lọc sinh học.
 Hiệu quả xử lý BOD, nito, photpho cao
 Ít bị ảnh hưởng bởi sự dao động lớn về chất lượng và lưu lượng.

Xử lí kị khí.
Trong điều kiện không có oxi, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi sinh vật và sản
phẩm cuối cùng của quá trình này là các chất khí như mêtan, cacbonic được tạo thành.
Thường phương pháp này được áp dụng để lên men, ổn định cặn, và nước thải có nồng
độ BOD, COD cao. Khi nồng độ BOD trong nước thải cao hơn 500 mg/l thì nên áp dụng
qui trình hai bậc bậc một kị khí, bậc hai hiếu khí.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Qúa trình chuyển hóa các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn kị khí chủ yếu diễn ra theo
nguyên lý lên men qua các bước sau :
 Bước 1: thủy phân các chất hữu cơ và các chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản
hơn như monosacarit, axitamin hoặc các muối piruvit khác. Đây là nguồn dinh
dưỡng và năng lượng chi vi khuẩn hoạt động.
 Bước 2 : các nhóm vi khuẩn kị khí thực hiện quá trình lên men axit,chuyển hóa
các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit axetic,
axetat…
CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2
axit propionic axit axetic

CH3CH2CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 3H2


axit butiric axit axetic
 Bước 3: các nhóm vi khuẩn kị khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các vi khuẩn
lên men mêtan như Methanosarcina và Methanothrix) đã chuyển hóa axit axetic và
hydro thành CH4 và CO2
CH3COOH → CO2 + CH4
CH3COO- → CH4 + HCO3-
HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O
Phương trình tổng quát biểu diễn lên men kị khí như sau :
CaHbOcNd + H2O → CH4 + CO2 + NH3
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu suất quá trình phân huỷ yếm khí tạo khí
metan:
 Nhiệt độ: là yếu tố điều tiết cường độ của quá trình. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình
này là 35oC.
 Liều lượng nạp nguyên liệu (bùn) và mức độ khuấy trộn: Nguyên liệu nạp cho
quá trình cần có hàm lượng chất rắn bằng 7 – 9%. Tác dụng của khuấy trộn là
phân bố đều dinh dưỡng và tạo điều kiện tiếp xúc tốt với các vi sinh vật và giải
phóng khi sản phẩm ra khỏi hỗn hợp lỏng- rắn.
 Tỷ số C/N: (25 - 30)/1.
 pH: từ 6,5 – 7,5.
 Trong hỗn hợp bùn cặn phân hủy kị khí, nồng độ một số ion phải nằm ở mức nhất
định: nồng độ lớn nhất của ion Na+ là 0,3 mol/l, NH+4 là 0.1 mol/l, ion K + là 0,09
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

mol/l. Hàm lượng kim loại nặng trong bùn cặn như đồng, kẽm và niken phải nằm
ở mức thấp.
Các quá trình xử lý yếm khí thường áp dụng trong xử lý nước thải là: Quá trình
tiếp xúc kỵ khí; quá trình với lớp bùn lơ lửng; quá trình xử lý kỵ khí với sinh trưởng gắn
kết.
 Ưu điểm:
Ưu điểm của xử lý yếm khí so với quá trình hiếu khí là sinh ra ít bùn hơn và
không cần thiết bị thông khí (ít tốn năng lượng).
 Nhược điểm:
 Tạo các khí có mùi khó chịu như: H2S, NH3, Indol...
 Thời gian xử lý lâu, thiết bị lớn, chi phí đầu tư cao
 Xử lý yếm khí thường phân huỷ không triệt để nên chất thải cần được xử lý tiếp
bằng quá trình thứ cấp là quá trình hiếu khí. Mặc khác quá trình phân huỷ yếm khí
cần nhiệt độ khá cao.
 Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kị khí
Hầm biogas
Biogas là khí sinh học do một số vi khuẩn phân giải kỵ khí chất hữu cơ tạo ra. Các
chất hữu cơ được ủ trong điều kiện kỵ khí để sinh ra các chất khí như H2S, CO2, N2 và
CH4, trong đó CO2 và CH4 có thể cháy được.
Hầm biogas là một hệ thống tự động, khi mà khí được sinh ra trong điều kiện kỵ
khí sẽ đẩy cặn bã vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi mở van thì các cặn bã trong bể
áp lực và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng.
Hầm biogas được chia làm ba phần liên tiếp với nhau:
 Ngăn trộn là nơi để trộn các chất hữu cơ với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy.
 Hầm phân hủy là nơi nước và chất hữu cơ bị phân hủy lên men. Khí CH4 và các
loại khí khác sẽ được sinh ra ở đây và những chất khí này sẽ đẩy bùn cặn ở đáy bể
lên bể áp lực.
 Bể áp lực: là nơi chứa các bùn cặn. Khi mở van thì các cặn bã trong này sẽ đẩy
ngược các chất khí ra để sử dụng.
Bể tự hoại
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc I (xử lý sơ bộ) có nhiệm vụ làm sạch
sơ bộ hoặc hoàn toàn nước thải trước khi thải ra sông, hồ hay mạng lưới thoát nước bên
ngoài.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Bể tự hoại hoạt động theo nguyên lý tạo ra trong hai quá trình là quá trình lắng
nước thải và quá trình lên men cặn lắng. Bể tự hoại thường được dùng trong các hộ gia
đình có thể thống cấp thoát nước bên trong nhưng bên ngoài là hệ thống thoát nước
chung không có trạm xử lý, thời gian lưu nước trong bể từ 1 đến 3 ngày. Bể tự hoại cũng
được sử dụng trong xử lý cặn bùn của hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, với
thời gian lưu bùn từ 1-2 tháng. Bùn được nâng nhiệt đến 350C và có van tháo cặn dưới
đáy bể.
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:
 Quá trình thứ 1: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lắng
cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh. Dưới tác dụng trọng lượng, các
hạt cặn sẽ rơi xuống dưới đáy bể và nước sau khi ra khỏi bể sẽ trong. Cặn rơi
xuống bể ở đây có các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của vi sinh vật
yếm khí.
 Quá trình thứ hai: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lên
men. Sau khi các hạt cặn lắng xuống đáy bể và các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy
nhờ có các vi sinh vật yếm khí, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc
độ lên men của căn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ PH của nước thải,
lượng vi sinh vật trong cặn, nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men càng nhanh.
Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật hay dạng hình tròn trên mặt bằng, xây dựng bằng
gạch, bê tông cốt thép hay bằng vật liệu composit. Bể thường được chia thành 2-3 ngăn
và có chiều sâu 1,5-3m.
Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại có thể được từ 40-60% phục thuộc vào nhiệt độ
và chế độ quản lý, vận hành bể. Qua thời gian từ 3-6 tháng, cặn lắng lên men kỵ khí. Quá
trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit.
Ngoài ra còn có bể tự hoại 5 ngăn, trong đó:
 Ngăn thứ nhất của bể có vai trò làm ngăn lắng- lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa
lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải.
 Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động
theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các VSV kỵ khí trong lớp bùn được hình
thành dưới đáy bể trong điều kiện động, các chất hữu cơ được các VSV hấp thụ và
chuyển hóa, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm).

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 25


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

 Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kị khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải,
nhờ các VSV kị khí gắn bám trên bề mặt các hạt vật liệu lọc và năng cặn lơ lửng
trôi theo nước.
Bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược – UASB (Upflow Anaerobic Blanket reactor)
UASB là một trong những phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học kỵ khí được ứng dụng rộng rãi nhờ các đặc điểm sau:
 Cả 3 quá trình: Phân hủy – Lắng bùn – Tách khí được đặt chung trong một công
trình.
 Tạo thành các loại hạt bùn kỵ khí có mật độ VSV cao và tốc độ lắng vượt xa do có
lớp bùn hiếu khí lơ lửng
Bể UASB được chia làm 2 vùng:
 Vùng lắng: được đặt nằm trên vùng phân hủy kỵ khí. Nước thải sau khi phân hủy
sẽ di chuyển lên vùng này để lắng cặn.
 Vùng chứa bùn phân hủy kỵ khí (không chiếm quá 60% thể tích bể): là lớp bùn
chứa các VSV kỵ khí có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nước thải được
chảy vào vùng này để xử lý.
Nhờ có các VSV trong bùn hoạt tính mà các chất bẩn trong nước thải khi di
chuyển từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn bị phân hủy. Trong bể, các VSV liên kết nhau và
hình thành các hạt bùn đủ lớn để tránh bị cuốn trôi ra khỏi bể. Đồng thời các loại khí
được tạo ra trong điều kiện kỵ khí sẽ tạo ra dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho việc tạo
thành những hạt bùn hoạt tính và giữ cho chúng được ổn định. Các bọt khí và hạt bùn có
khí bám vào sẽ nổi lên trên mặt tạo thành hỗn hợp trên bể. Khi hỗn hợp này va phải lớp
lưới chắn phía trên, các bọt khí sẽ vỡ ra và các hạt bùn được tách ra sẽ lắng xuống dưới
bể.
Bể UASB được sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao.
 Ưu điểm:
 Chi phí đầu tư và vận hành thấp
 Lượng hóa chất cần bổ sung ít
 Không đòi hỏi cấp khí, do đó ít tiêu hao năng lượng, có thể thu hồi và tái sử dụng
năng lượng từ biogas
 Lượng bùn sinh ra ít, cho phép vận hành với tải trọng cao, giảm diện tích công
trình
 Nhược điểm:

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 26


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

 Giai đoạn xây dựng lâu


 Dễ bị sốc tải khi chất lượng nước vào biến động
 Bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại
 Khó hồi phục sau thời gian ngừng hoạt động
1.2.3.2. Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
Để tách các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hoà tan trong điều kiện tự nhiên người ta
xử lý nước thải trong ao, hồ (hồ sinh vật) hay trên đất (cánh đồng tưới, cánh đồng lọc…).
 Hồ sinh vật
Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy
hoá, hồ ổn định nước thải, … xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học. Trong hồ sinh
vật diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các
loại thủy sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt. Vi sinh vật sử
dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy
hoá các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO 2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân
huỷ, oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ
giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 60C.
Theo bản chất quá trình sinh hoá, người ta chia hồ sinh vật ra các loại hồ hiếu khí,
hồ sinh vật tuỳ tiện (Faculative) và hồ sinh vật yếm khí.
 Hồ sinh vật hiếu khí
Quá trình xử lý nước thải xảy ra trong điều kiện đầy đủ oxy, oxy được cung cấp qua
mặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo hoặc hồ được làm thoáng cưỡng bức nhờ các hệ
thống thiết bị cấp khí. Độ sâu của hồ sinh vật hiếu khí không lớn từ 0,5-1,5m.
 Hồ sinh vật tuỳ tiện
Có độ sâu từ 1.5 – 2.5m, trong hồ sinh vật tùy tiện, theo chiều sâu lớp nước có thể
diễn ra hai quá trình: oxy hoá hiếu khí và lên men yếm khí các chất bẩn hữu cơ. Trong hồ
sinh vật tuỳ tiện vi khuẩn và tảo có quan hệ tương hỗ đóng vai trò cơ bản đối với sự
chuyển hoá các chất.

 Hồ sinh vật yếm khí


Có độ sâu trên 3m, với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc
và kỵ khí không bắt buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hoá sinh học
để phân huỷ và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản, dễ xử
lý. Hiệu suất giảm BOD trong hồ có thể lên đến 70%. Tuy nhiên nước thải sau khi ra khỏi

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 27


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

hồ vẫn có BOD cao nên loại hồ này chỉ chủ yếu áp dụng cho xử lý nước thải công nghiệp
rất đậm đặc và dùng làm hồ bậc 1 trong tổ hợp nhiều bậc .
 Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc
Cánh đồng tưới là những khoảng đất canh tác, có thể tiếp nhận và xử lý nước thải.
Xử lý trong điều kiện này diễn ra dươi tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không
khí và dưới ảnh hưởng của cac hoạt động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại
trong đất, sau đó các loại vi khuẩn có sẵn trong đất sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn
giản để cây trồng hấp thụ. Nước thải sau khi ngấm vào đất, một phần được cây trồng sử
dụng. Phần còn lại chảy vào hệ thống tiêu nước ra sông hoặc bổ sung cho nước nguồn .

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 28


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

CHƯƠNG 2 :LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI


2.1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ VÀ CÁC SỐ LIỆU CƠ SỞ.
Tổng liên đoànViệt Nam dự kiến xây dựng khách sạn Hải Yến nằm gần biển Quy
Nhơn để phục cho mục đích nghỉ ngơi, hội họp của cán bộ của cán bộ các cơ quan trực
thuộc Tổng liên đoàn. Nước thải sau khi được xử lý được thải trực tiếp ra biển. Khách
sạn cách biển khoảng 300m.
Yêu cầu xử lý đảm bảo không ảnh hưởng tới các hoạt động ngoài biển hoạt như
tắm biển, các hoạt động vui chơi, du lịch trên biển. Diện tích dành cho khu xử lý nước
thải khoảng 200m2.
Bảng 2.1: Các số liệu được Tổng Liên đoàn chung cấp như sau:
Thông số đầu
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
vào
1 Ph - 6-7.5
2 BOD5 mg/l 350
3 Tổng chất rắn lơ lửng TSS mg/l 300
4 Nitrat NO3-_N mg/l 50
5 Photphat PO43-_P mg/l 10
6 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 20
MPN/
7 Coliform 104
100ml
Yêu cầu mức độ xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT.
2.2. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT
Số cán bộ thường xuyên có mặt ở Khách sạn là 400 khách và 50 nhân viên phục
vụ.
Tiêu chuẩn dùng nước của một người khách trong ngày: 250l/ người.ngày
Tiêu chuẩn dùng nước của một nhân viên trong khách sạn là: 30l/ người.ngày
[TCXD 33:2006]
Tổng lượng nước cấp cho khách sạn trong một ngày là
400x250 + 50x30 = 101500 l/ngày = 101.5m3/ngày
 Lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt. Vậy lượng nước
thải ra trong một ngày của khách sạn là:
101.5x80% = 81.2 m3/ngày
 Chọn công suất thiết kế là 100m3/ngày.
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn đầu vào và ra như sau:
Bảng 2.2 :Các thông số thiết kế và tiêu chuẩn thải
Đầu ra đạt Yêu cầu mức
Thông QCVN độ xử lý (%)
Đơn
TT Chỉ tiêu phân tích số đầu 14:2008/
vị
vào BTNMT(Cột
A)
1 Ph - 6-7.5 5 9 -
2 BOD5 mg/l 350 30 91.4%
3 Tổng chất rắn lơ lửng TSS mg/l 300 50 83%
4 Nitrat NO3-_N mg/l 50 30 40%
5 Photphat PO43-_P mg/l 10 6 40%
6 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 20 10 50%
MPN/ 70%
7 Coliform 104 3000
100ml
(*): Các thông số này dựa trên kết quả tham khảo của nước thải các loại hình khách sạn
tương tự.
Tổng liên đoàn lao động yêu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải với ít nhất là hai
phương án để lựa chọn.
2.3.NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÙ HỢP.
Nghiên cứu lựa chọn các công nghệ xử lý nước thải thích hợp trước hết phải bảo
đảm yêu cầu vệ sinh, đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời phù hợp với điều kiện
kinh tế của khách sạn.
Khi lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cần phải tính đến các yếu tố
như: Điều kiện tự nhiên khu vực, lưu lượng, loại nước thải, thành phần và tính chất của
nước thải, đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải, điều kiện xây dựng trạm xử lý nước thải
và khả năng sử dụng nước sau khi xử lý.
Nguồn tiếp nhận nước thải là yếu tố cần quan tâm trong khi lựa chọn dây chuyền
công nghệ xử lý nước thải hợp lý. Nước thải xử lý đạt loại cột A, QCVN
14:2008/BTNMT có thể xả vào các sông, hồ, biển,.... Ở đây yêu cầu xử lý đảm bảo
không gây ảnh hưởng đến các hoạt động thể thao trên biển.
Điều kiện địa hình, vị trí, đặc điểm của địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí
tượng khu vực… là yếu tố quan trọng để lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 30


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

cũng như giải pháp thiết kế và biện pháp xây dựng thích hợp. Đặc điểm địa hình địa chát
như mực nước ngầm cũng ảnh hưởng tới cao trình cảu trạm xử lý, do đó cần có phương
án lựa chọn các công trình phù hợp với các điều kiện trên
Về yếu tố kinh tế, khả năng vận hành, duy trì… các công trình xử lý nước thải
phải được đề cập đến khi lựa chọn dây chuyền, công trình và thiết bị xử lý. Thành phần
và tính chất của nước thải thành phố cho thấy phương pháp xử lý hiệu quả và kinh tế nhất
là phương pháp sinh học kết hợp với các công trình cơ học trước đó.
Như vậy để lựa chọn được các dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp ở
khách sạn, cần dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực và từng thành phố.
+ Phù hợp với thành phần và tính chất của nước thải.
+ Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thành phố.
+ Phải kết hợp được trước mắt và lâu dài, đầu tư xây dựng theo khả năng về tài
chính, nhưng phải bám sát được một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh nhằm từng bước
hoàn thiện công nghệ hiện đại trong tương lai.
2.4 ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÁCH SẠN.
Dựa vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế, đặc tính của nước thải khách sạn và
tiêu chuẩn thải nước, ở khách sạn nước sau khi xử lý được thải thẳng ra nguồn nước biển
nên ta phải xử lý đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN 14 – 2008.
Nước thải tại Khách sạn Hải Yến gồm các nguồn sau:
- Nước thải vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó đấu nối vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung.
- Nước thải sinh hoạt sẽ được chảy vào hệ thống xủa lý nước thải tập trung.
- Nước thải từ bếp ăn do chứa hàm lượng dầu mỡ cao nên được xử lý hàm lượng
dầu mỡ trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hệ thống tách dầu
như sau:
Lắp đặt thiết bị lọc tách mỡ ngay trên đường xả thải, nước thải sẽ chảy trực tiếp
vào bể lọc dầu mỡ sau khi đi xuyên qua lớp lưới được thiết kế bên trong bể lọc, cho phép
giữ lại các cặn bẩn và tạp chất lớn như rau, rác thải lớn… Sau đó nước chứa dầu mỡ sẽ đi
vào ngăn thứ hai, tại đây thời gian lưu nước cho phép đủ để dầu mỡ nổi lên mặt nước, lớp
mỡ tích tụ dần thành một màng váng trên bề mặt nước. Định kỳ xả van lấy mỡ ra. Còn
phần nước được tách ra sẽ chảy ra ngoài.
- Sau đây là các phương án lựa chọn cho trạm xử lý nước thải tập trung.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 31


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Phương án 1:
Nước thải Bể lắng cát
Bể tự hoại sinh hoạt

Bể lắng I
Song chắn
Nước thải rác
từ nhà ăn
Máy Bể aeroten
Hố thu thổi
gom khí Bể lắng II Bể chứa
bùn

Bể khử trùng
Bơm bùn
ra xe tải
Nguồn tiếp nhận

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:


Nước thải từ các nguồn thải của khách sạn theo các đường ống dẫn, nước thải qua
song chắn rác, tại đây nước thải sẽ được loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn
như bao ni lông, thức ăn thừa, và các vật thải có kích thức lớn khác …nhằm tránh gây hư
hỏng bơm và tắc nghẽn các công trình phía sau.
Tiếp tục chảy vào bể thu gom. Bể có nhiệm vụ tập trung toàn bộ nước thải của
khách sạn tại bể để tiếp tục đưa đến các công trình phía sau để xử lý. Sau đó nước thải
được bơm lên bể lắng cát để lắng các tạp chất vô không tan trong nước có kích thước từ
0,2 đến 2mm ra khỏi nước thải. Điều đó đảm bảo cho các thiết bị cơ khí (như các loại
bơm) không bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc các đường ống dẫn và các ảnh hưởng xấu cùng
việc tăng tải lượng vô ích cho các thiết bị xử lý sinh học. Nước thải tại khách sạn có lưu
lượng nhỏ, không nhất thiết phải có bể lắng cát nhưng vì vị trí khách sạn nằm gần biển,
nên cần có bể lắng cát.
Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 1 nhằm lắng cặn lơ lửng và một phần BOD. Sau
đó nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank thực hiện quá trình phân hủy hiếu khí các chất
hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng.
Tiếp đó nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank thực hiện quá trình phân hủy hiếu
khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng.Trong

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 32


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

bể Aerotank được cấp khí và khuấy trộn nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan và quá trình
oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải.
Nước sau đó tiếp tục tự chảy qua bể lắng 2, ở bể này các chất lơ lửng và những lớp
màng vi sinh vật già cổi sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS.
Từ bể lắng 2 nước chảy sang bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh bằng
dung dịch Chlorin trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Dung dịch chlorine được bơm định
lượng đưa vào đường ống thu nước, nhờ vào cấu tạo của đường ống thu nước và thời gian
lưu nước mà chlorine có thể khuếch tán đều và đảm bảo tiệt trùng tốt. Chlorine là chất
oxy hóa mạnh sẽ oxy hoá màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng.Thơì gian tiếp
xúc để loại bỏ vi sinh khoảng 15-40 phút. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể
sử dụng để giảm mùi. Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng từ 3-
10mg/l. Hàm lượng Chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa
chất.
Bùn từ bể lắng được tuần hoàn về bể sinh học tiếp xúc nhằm duy trì sinh khối
trong bể và tăng hiệu quả xử lý của quá trình sinh học. Phần bùn dư được bơm qua bể tự
hoại. Bùn dư được hút định kỳ.
Nước thải sau khi qua bể tiếp xúc chlorine đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn tiếp nhận

Phương án 2

Nước thải
khách sạn

Rổ chắn
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page
rác33

Bể thu gom
Bể lắng cát
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Bể lắng 1

Bể phân hủy
Máy thổi khí Tháp lọc sinh học bùn

Bể lắng 2

Clorine
Chở đi nơi
Bể khử trùng khác

Nguồn tiếp
nhận

Hình 4.2 – Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 2

Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 2


Phương án 2 khác với phương án 1 là thay bể Aerotank bằng tháp lọc sinh học.
Tháp lọc sinh học thực chất là một bể lọc sinh học nhưng có chiều cao lớn hơn. Đặc điểm
của tháp lọc là tỷ lệ đường kính: chiều cao D:H thường vào khoảng 1:6 đến 1:8. Tháp lọc
sinh học có ưu điểm là loại được N, P cao do điều kiện yếm khí trong tháp, nước đầu ra
rất trong tuy nhiên có nhược điểm là:
- Khó khống chế quá trình thông khí, dễ bốc mùi.
- Dễ bị tắc nghẽn lớp vật liệu lọc.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 34


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Trong đồ án này, tôi chọn thiết kế hệ thống xử lý theo phương án 1, xử lý cơ học


kết hợp với sinh học bằng bể Aerotank. Đối với phương án này việc loại bỏ BOD 5, SS và
N, P với hiệu suất lần lượt là 91%, 83%, 40% và 40% là hoàn toàn khả thi.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 35


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ


THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN.
ng 3
Q max =100 m / ngày
Qhmax =4.17 m3 /h=1.16 l/s
3.2. SONG CHẮN RÁC
Việc tính toán SCR bao gồm việc tính toán hệ thống mương dẫn nước thải từ hệ
thống cống thoát nước đến SCR và việc tính toán các thông số của SCR.
3.2.1. Tính mương dẫn
Mương dẫn nước thải được xây dựng bằng bê tông cốt thép có tiết diện hình chữ
nhật để dễ quan sát, tẩy rửa.
Chọn mương dẫn tiết diện hình chữ nhật
Với Q = 1.16 l/s, chọn Bm = 0,2m, sâu 0,5m
3.2.2. Tính song chắn rác [6]
Nước thải trước khi vào hố thu gom đã qua song chắn rác để loại bỏ những vật cản
có kích thước lớn, nhằm bảo vệ bơm và đảm bảo cho quá trình xử lý sau này.
Do nước thải liên tục qua song chắn cho nên ta chọn song chắn cơ giới, tự động thu
rác.
Chiều sâu của lớp nước ở song chắn rác lấy bằng chiều cao lớp nước trong mương
dẫn ứng với Q:
Qh 4,17
h= = =0,02 m
3600 × v s × Bm 3600× 0,3 ×0,2
Trong đó:
vs là tốc độ chảy tràn trong mương, chọn vs = 0,3m/s
 Số khe hở SCR
Q 1,16 ×10−3
n= ×K= ×1,05=12,08
v s ×b × h 0,3× 0,016 ×0,02
Chọn 13 khe
Trong đó:
n: số khe
Qmax: lưu lượng lớn nhất của nước thải, m3/s
vs: vận tốc nước qua khe SCR, chọn vs = m/s

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 36


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

b: kích thước khe SCR (16 – 25 mm), chọn b = 16mm = 0,016m


h: chiều cao lớp nước trong mương, m
K: hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K= 1,05
 Số thanh: m = n + 1 =14 (thanh)
 Bề rộng thiết kế SCR
Bs = s x (n-1) + (b x n)
= 0,008 x (13-1) + (0,016x13) = 0,304 m
Trong đó:
s: bề dày của thanh song chắn, thường lấy s = 0,008 m.
 Chiều dài phần mở rộng trước SCR
B s−Bm 0,304−0,2
L 1= = =0,143 m
2 ×tgφ 2 ×tg 200
Trong đó:
Bs: chiều rộng của song chắn rác, Bs = 0,304
Bm: chiều rộng của mương dẫn, Bm = 0,2
 : góc nghiêng chỗ mở rộng, thường lấy  = 200
 Chiều dài phần mở rộng sau SCR
L2 = 0,5L1 = 0,5 x 0,143 = 0,0715m
 Chiều dài xây dựng mương để lắp đặt SCR
L = L1 + L2 + Ls = 0,143+0,0715+1,5=1,7145m
Chọn L = 2m
Trong đó:
Ls: chiều dài phần mương đặt SCR, Ls = 1,5m
 Tổn thất áp lực qua SCR
v2max 0,3
2
−3
h s=× × K 1=0,628 × ×3=8,6. 10 m=8,6 mm
2g 2× 9,81
Trong đó:
vmax: vận tốc của nước thải trước song chắn ứng với chế độ Qmax
K1: hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc rác ở song chắn, K 1=2÷3, chọn
K1 = 3
: hệ số sức cản cục bộ của song chắn rác xác định theo công thức:

()
s 43
( ) × sin 60 °=0 ,628
4
0,008 3
¿ β× × sinα =1,83×
l 0,016

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 37


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Với : hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn, chọn hình dạng tiết diện
song chắn rác kiểu “b”, khi đó giá trị = 1,83
α: góc nghiêng của song chắn so với hướng của dòng chảy, α= 60ᵒ
 Chiều sâu xây dựng mương đặt SCR
H = h + hs + 0,5 = 0,02+0,0086+0,5=0,5286m
Chọn H=0,6m
Trong đó:
h: độ đầy mực nước trong mương dẫn ứng với Q, h = 0,02 m
0,5: khoảng cách giữa cốt sàn nhà đặt SCR và mực nước cao nhất.
 Chiều dài thanh SCR
H 0,6
Lt = = =0,69 m
sin α sin 600
Chọn Lt = 0,7m
Chọn 2 SCR: 1 hoạt động, 1 dự phòng.

Bảng 3.1: Kết quả tính toán mương dẫn và SCR


STT Tên thông số Kí hiệu Đơn vị Số lượng
1 Chiều dài mương L m 2
2 Chiều rộng mương Bs m 0,304
3 Chiều sâu mương H m 0,6
4 Số thanh SCR m Thanh 14
5 Số khe n Khe 13
6 Kích thước khe b mm 16
7 Bề dày thanh s mm 8
8 Chiều dài thanh SCR Lt m 0,7
9 Góc nghiêng α Độ 600
Hiệu quả sau khi xử lý:
Sau khi qua song chắn rác nồng độ chất rắn lơ lửng giảm 4%, BOD 5 giảm 4% .Vậy
nồng độ bẩn của nước thải còn lại là:
SS=300 x ( 1−0,04 )=288 mg /l
BOD5=350 x (1−0,04 )=336 mg/ l
3.3. BỂ THU GOM
Nhiệm vụ :
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

 Tập trung nước thải đã qua rổ chắn rác để chuẩn bị phân phối vào các công
trình phía sau.
 Bể thu gom thường được xây có chiều sâu sao cho đủ độ dốc để nước thải từ
hệ thống đường ống có thể tự chảy về, tránh bị ứ đọng nước.
 Bể thu gom thường được xây nổi trên mặt đất khoảng 0,3-0,4m để tránh nước
mưa và cặn đi vào. Hố thu gom thường được xây kín và có nắp thăm.
Thể tích bể
h 4.17 3
W tt =Q max ×t= ×15=1.04 m [6]
60
 Chọn thể tích bể 2 m3
Trong đó: t: thời gian lưu nước trong bể (10 – 30phút), chọn t = 15 phút [6]
Diện tích cần thiết của bể thu gom (F):
W tt
F=
H (m2) [6]
Trong đó:
 Wtt: Thể tích hữu ích của bể. Wtt = 2 m3.
 H: Chiều cao hữu ích của bể, m.  H = 1 m.
2 2
⇒ F= =2(m )
1
Xác định kích thước bể:
 Chọn chiều rộng bể, B = 1 m.
 Chiều dài bể, L =2m.
Chiều cao xây dựng của bể (Hxd):
H xd =H+ hbv (m) [6]
Trong đó:
 H: Chiều cao hữu ích của bể. H = 1m.
 hbv: Chiều cao bảo vệ, hbv = 0,2 - 0,5m
 Chọn hbv = 0,5m. (Vì để đảm bảo nước không tràn ra ngoài khi vào những lúc cao
điểm).
⇒ H xd =1+0,5=1,5 m
Thể tích xây dựng bể (Wxd):
W xd =L∗B∗H xd (m3)
Trong đó:

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 39


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

 L: Chiều dài bể, L = 2 m.


 B: Chiều rộng bể, B = 1 m.
 Hxd: Chiều cao xây dựng bể, Hxd = 1,5 m.
3
⇒ W xd =2 ×1 ×1,5=3 (m )
Tính toán, lựa chọn bơm nước thải:
Lưu lượng bơm (Q): bằng lưu lượng nước thải lớn nhất
Qmax =4,17 ( m3 /h )=1.16 ×10−3 ( m3 / s )
Chiều cao cột áp (H): H = 8 - 10m.
 Chọn cột áp bơm H = 10m nhằm đảm bảo cột áp để bơm nước sang bể điều hòa,
tránh bị thiếu áp do sự cố.
Công suất tính toán máy bơm (N):
ρ×g×H×Q max, s
N=
1000×η (kW)
Trong đó:
 ρ: Khối lượng riêng của nước,  ρ = 1000kg/m3.
 g: Gia tốc trọng trường,  g = 9,81 m2/s.
 H: Chiều cao cột áp, m.  H = 10m.
 η: Hiệu suất thực tế của bơm, xử lý 80%, η = 0,8. [6]
 Qmax,s: Lưu lượng nước đầu vào lớn nhất, m/s.
1000 ×9.81 ×10 ×1.16 × 10−3
N= =0.14 kW
1000 × 0.8
Công suất thực tế của máy bơm (Ntt ):
Ntt = N*1,2(kW) [7]
Trong đó:
 N: Công suất tính toán máy bơm, N = 0.14 kW.
 1,2: hệ số an toàn. [7]
⇒ N tt =0.14 ×1,2=0.168(kW )
 Chọn hai bơm 1 hoạt động 1 dự phòng để đảm bảo yêu cầu.
Bảng 3.2. Các thông số tính toán thiết kế bể thu gom
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Thể tích bể m3 3
2 Chiều dài m 2

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 40


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

3 Chiều rộng m 1
4 Chiều cao xây dựng m 1.5
5 Thời gian lưu nước Phút 15
6 Công xuất bơm kW 0.168
7 Số lượng bơm Cái 2
3.4. BỂ LẮNG CÁT
3.4.1. Tính toán bể lắng cát.
Mục đích : Bể lắng cát ngang được thiết kế để loại bỏ các tạp chất vô cơ không
hòa tan như cát, sỏi, xỉ và các vật liệu rắn khác có vận tốc lắng lớn hơn các chất
hữu cơ có thể phân hủy trong nước thải. Ngoài ra bể còn lắng các vật liệu hữu cơ
có kích thước lớn như: vỏ trứng, vỏ hạt và rác thực phẩm nghiền,…Vai trò của bể
lắng cát là bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các
vật liệu nặng trong ống, kênh mương dẫn,…giảm số lần súc rửa các bể phân hủy
cặn do tích tục quá nhiều cát.
Tính toán bể lắng cát :
Chiều dài bể lắng cát ngang được tính theo công thức: [6]

1000 × K × v max × H max 1000 ×1.3 ×0.3 × 0,25


L= = =4.03 m
U0 24.2
Trong đó:
 vmax: Vận tốc nước thải trong bể lắng cát ứng với Q max, vmax = 0,3 m/s ( Điều 6.3.4
TCXD 51-84)
 Hmax: Độ sâu lớp nước trong bể lắng cát ngang, H max = 0,25 - 1 m (Theo TCXD 51
– 84), chọn Hmax = 0,25
 U0: Kích thước thủy lực của hạt cát.U0 = 24,2 mm/s
 K: Hệ số thực nghiệm tính đến ảnh hưởng của đặc tính dòng chảy của nước đến
tốc độ lắng của hạt cát,
Bảng 3.3: Quan hệ giữa U0 với đường kính hạt cát.
Quan hệ U0 với d.kính hạt cát
d, mm 0,1 0,12 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,5
U0 ,mm/s 5,12 7,37 11,5 18,7 24,2 28,3 34,5 40,7 51,6
K - 1,7 1,3
(Nguồn:TCXD 51:84)
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Diện tích mặt thoáng F của nước thải trong bể lắng ngang được tính theo công thức:
Q max 1.16× 10−3 ×1000
F= = =0.05 m2 [6]
Uo 24,2
Chiều ngang tổng cộng của bể lắng cát:
F 0,05
B= = =0,01m[6]
L 4,03
Chọn bể lắng cát ngang có chiều ngang tổng cộng là 0,2m gồm 2 đơn nguyên, trong
đó 1 đơn nuyên công tác và 1 đơn nguyên dự phòng.
Lượng cát sinh ra mỗi ngày tính theo công thức:
Q max × q0 100 ×0,15 m
3
W c= = =0,015 [ 5]
1000 1000 ngđ
Trong đó:
 Qmax: lưu lượng nước thải, Qmax = 100 m3/ngày
 q0: lượng cát trong 1000 m3 nước thải, q0 = 0,15 m3 cát/ 1000 m3.
Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong 1 ngày đêm:
W c ×t 0.015 ×1
hc= = =0,06 m[ 6]
L x B 4,03 ×0,2
Trong đó:
 t: chu kỳ xả cát, t= 1 ngày
Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang:
HXD = H + hc + h2 = 0,25 + 0,06 + 0,3 = 0,61 ( m )
Trong đó: h2 = 0,3 (theo TCXD 51-84) khoảng cách từ mực nước đến thành bể, m
Kiểm tra lại vận tốc ( điều kiện v ≥ 0,15 m/s )
Qs 0,00116
v= = =0,0116 m/ s
2× B × H 2 ×0,2 ×0,25
Trong đó:
- H: Chiều sâu lớp nước, H=0,25m.
- B: Chiều rộng của bể, B=0,2m.
Cát lắng ở bể lắng cát ngang được gom về hố tập trung cát ở đầu bể lắng bằng
thiết bị cào cơ giới, vì vận tốc nước trong bể nhỏ hơn điều kiện cho phép vì vậy mà ta cần
phải cào vét bể thường xuyên để tránh hiện tượng bốc mùi từ việc phân hủy các chất hữu
cơ trong bể.
Bảng 3.4: Thông số tính toán của bể lắng cát ngang:
Thông số tính toán Đơn vị Giá trị

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 42


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Chiều cao xây dựng m 0,61


Chiều dài m 4,03
Chiều ngang mỗi đơn nguyên m 0,2

Hiệu suất xử lý:


Sau khi qua bể lắng cát ngang thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thì :
BOD5, COD giảm 5%, SS giảm 5% [7]
SS và BOD5 còn lại sau bể lắng cát là :
SS= 288 x (1 – 0,05) = 273.6 mg/l
BOD5= 336 x (1 – 0,05) = 319.2 mg/l
3.5. BỂ LẮNG 1
3.5.1. Nhiệm vụ
Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng cát, chứa một số cặn lớn, bể lắng 1 có chức năng
lắng những cặn lớn này và những hạt cát lẫn trong nước thải trước khi đưa vào xử lý sinh
học.
3.5.2. Tính toán
Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng :
Q s 0,00116
F 1= = =2,32m2
v 0,0005
Trong đó:
v: Tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng
v = 0,5 – 0,8mm/s = 0,0005 −¿0,0008m/s. Chọn v= 0,0005m2 [6]
Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm:
Q s 0,00116 2
F 1= = =0,058 m
v tt 0,02
Trong đó:
vtt: Tốc độ chuyển động của nước thải trong ống trung tâm,lấy không lớn hơn 30
(mm/s) (điều 6.5.9 TCXD-51-84).
Chọn vtt = 20 (mm/s) = 0,02 (m/s)
Diện tích tổng cộng của bể lắng:
F = F1 + F2 = 2,32 + 0,058 = 2,378(m2)
Đường kính của bể lắng:

D=
√ √4F
π
=
4 ×2,378
3,14
=1,74 m

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 43


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Đường kính ống trung tâm:

d=
√ 4 ×0,058
3,14
=0,3 m

Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng đứng:
htt = v x t = 0,0005 x 2 x 3600 = 3,6 (m)
Trong đó:
t: Thời gian lắng, t = 2h
v: Tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng, v = 0,0005 (m/s) [6]
Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng được xác định:

(
h n=h2 +h3 =
D−d n
2 )× tgα= (
1,74−0,5
2 )
× tg 50=0,73 m

Trong đó:
h2: chiều cao lớp trung hòa (m)
h3: chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể
D: đường kính trong của bể lắng,D = 1,74 (m)
dn: đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn = 0,5 m
α : góc ngang của đáy bể lắng so với phương ngang, α không nhỏ hơn 50 0, chọn
α= 50o
 Chiều cao của ống trung tâm lấy bằng 1,7 m.(không tính đoạn loe)
 Đường kính phần loe của ống trung tâm lấy bằng chiều cao của phần ống loe và
bằng đường kính tấm chắn: lấy bằng 1,3 đường kính ống trung tâm và bằng:
Dl = hl = Dc = 1,3 x d = 1,3 x 0,3 = 0,39 (m)
 Góc nghiêng giữa bề mặt tấm chắn so với mặt phẳng ngang lấy bằng 17o
Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng sẽ là:
H = htt + hn + hbv = htt + (h2 + h3) + hbv = 3,6 + 0,73 + 0,3 = 4,63 (m)
Trong đó:
hbv- khoảng cách từ mặt nước đến thành bể, hbv = 0,3 (m)
Để thu nước đã lắng,dùng hệ thống máng vòng chảy tràn xung quanh thành bể.
Thiết kế máng thu nước đặt theo chu vi vành trong của bể, đường kính ngoài của máng
chính là đường kính trong của bể
 Đường kính máng thu: Dmáng = 80% đường kính bể
Dmáng = 0,8 x 1,74 = 1,44 ≈ 1,4 (m)
Chiều dài máng thu nước:

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 44


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

L = Π∗D máng = 3,14 x 1,4=4,4(m)


Tải trọng thu nước trên 1m dài của máng:
2
Q 100 m
a L= = =22,73( )
L 4,4 ngày
Hiệu quả xử lý: Sau lắng, hiệu quả lắng đạt 47% [6]
 Hàm lượng SS còn lại trong dòng ra:
SSra = 273,6 x (100% – 47%) = 145 (mg/l), hàm lượng SS đầu ra đảm bảo <150mg/l
có thể đưa vào xử lý sinh học.
 Hàm lượng BOD còn lại trong dòng ra:
BODra = 319,2 × (100% - 10%) = 287,28 (mg/l)
Bảng 3.5 – Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng 1
Đơn
Stt Tên thông số Số liệu dùng thiết kế
vị
1 Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm (f) 0,058 m2
2 Diện tích tiết diện ướt của bể lắng (F) 2,32 m2
3 Đường kính ống trung tâm (d) 0,3 m
4 Đường kính của bể lắng(D) 1,74 m
5 Chiều cao bể (H) 4,63 m
6 Thời gian lắng (t) 2 giờ
7 Đường kính máng thu 1,4 m2

3.6. BỂ AEROTANK
Bể Aerotank kết hợp với bể lắng II có nhiệm vụ loại bỏ toàn bộ các chất ô nhiễm
hữu cơ trong điều kiện hiếu khí xuống đến nồng độ cho phép xả vào môi trường.
Thông số đầu vào và đầu ra bể Aerotank
Đầu vào Đầu ra
BOD5 = 287,28 mg/L BOD5=20 mg/L
TSS = 145 mg/L TSS =40mg/L
Các thông số thiết kế:
- Lưu lượng nước thải Q = 100m3/ngày
- Hàm lượng BOD5 ở đầu vào = 287,28 mg/L

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 45


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

- Nhiệt độ duy trì trong bể 250C


- Nước thải khi vào bể Aerotank có hàm lượng chất rắn lơ lửng bay hơi (nồng độ vi sinh
vật banđầu) X0 = 0
- Độ tro của bùn hoạt tính Z = 0,2 [7]
- Nồng độ bùn hoạt tính tuần hòan (MLSS = 10.000 mg/l) Xr = 8,000 mg/L
- Nồng độ chất rắn lơ lửng bay hơi hay bùn hoạt tính (MLVSS) được duy trì trong bể
Aerotank là: X = 3,500 mg/L (X = 2500 – 4000mg/l)
- Thời gian lưu bùn trong hệ thống, θc = 10 ngày
- Hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20 ( BOD hòan toàn) là 0,68
- Hệ số phân hủy nội bào, kd = 0,06 ngày-1
- Hệ số sản lượng tối đa ( tỷ số giữa tế bào được tạo thành với lượng chất nền được tiêu
thụ), Y=0,5 Kg VSS/Kg BOD5
- Loại và chức năng bể: Aerotank khuấy trộn hòan chỉnh.
- Ưu điểm: không xảy ra hiện tượng quátải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể.
3.6.1 Tính hiệu quả xử lý:
Tính hiệu quả xử lý tính theo BOD5 hòa tan:
S o−S 287,28−20
E= × 100= ×100=93 %
So 287,28
3.6.2 Tính thể tích của bể:
Thể tích mỗi bể Aerotank
Q ×Y ×θ c ( S 0−S) 100 × 0.5× 10 ×(287,28−20) 2
V o= = =23.86 m [6 ]
X (1+ k d θc ) 3500×(1+0,06 × 10)
Chon V0 = 24 m2
Trong đó:
· Vo: Thể tích bể Aerotank , m3
· Q: Lưu lượng nước đầu vào mỗi bể Q = 100 m3/ngày
· Y: Hệ số sản lượng cực đại Y= 0,4 – 0,8 [6] chọn Y=0,5
· S0 – S: tải lượng xử lý của mỗi bể.
· X: Nồng độ chất rắn bay hơi được duy trì trong bể Aerotank , X = 3500 mg/L
· kd: Hệ số phân hủy nội bào, kd = 0,06 ngày-1
· qc: Thời gian lưu bùn trong hệ thống, θc = 10 ngày
Kích thước bể Aerotank
Chọn thể tích bể Vo = 22 m3

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 46


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Chọn chiều sâu chứa nước của bể h = 3 m


Diện tích bể
V 24
F= = =8 m2
h 3
- Chiều dài bể L = 4 m
- Chiều rộng bể B = 2 m
- Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5m
- Chiều cao tổng cộng của bể H = h+ hbv = 3 + 0,5 = 3,5 m
Vậy thể tích tổng cộng bể Aerotank : V =L × B × H =4 × 2× 3,5=31,5 m2
3.6.3 Thời gian lưu:
Thời gian lưu nước trong bể
V 31,5
T= = =0,315 ngày=7,56 giờ [6]
Q 100
3.6.4 Lượng bùn phải xả ra mỗi ngày:
Tính hệ số tạo bùn từ BOD5
Y 0,5
Y obs = = =0,3125[6]
1+θc k d 1+10 ×0,06
Trong đó:
· Y: hệ số sản lượng, Y= 0,5 kg VSS/ kg BOD5
· kd: hệ số phân hủy nội bào, kd= 0,06 ngày-1
· θ c: thời gian lưu bùn, θ c = 10 ngày.
Lượng bùn hoạt tính sinh ra do khử BOD5 (tính theo MLVSS)
Y obs ×Q( So −S ) 0,3125 ×100( 287,28−20)
P x= = =8,35 kg /ngày [6 ]
103 g/ kg 103
Tổng cặn lơ lửng sinh ra trong 1 ngày
P x 8,35
P x(SS)= = =10,44 kg/ngày Lượng cặn dư hằng ngày phải xả đi
0.8 0.8
P xả=P x(SS) −Q× SS ra ×10−3=10,44−100 × 40× 10−3=6,44 kg / ngày
Tính lượng bùn xả ra hằng ngày (Q b) từ đáy bể lắng theo đường tuần hòan
bùn
VX
θc =
Qb X +Qra X ra
Trong đó :
· X: Nồng độ chất rắn bay hơi trong bể Aerotank X = 3500 mg/L

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 47


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

. V:Thể tích aerotank. V= 36m3


· θ c: Thời gian lưu bùn, θc = 10 ngày
· Qra: Lưu lượng nước đưa ra ngoài từ bể lắng đợt II ( lượng nước thải ra khỏi hệ thống).
Xemnhư lượng nước thất thoát do tuần hoàn bùn là không đáng kể nên Q ra = Q = 100
m3/ngày
· Xra: Nồng độ chất rắn bay hơi ở đầu ra của hệ thống
Xra=0,8 x SSra = 0,8x40 = 32 mg/L
. Qb: lưu lượng bùn thải, m 3

Từ đó tính được:
VX −θ c Q ra X ra 31,5 ×3500−10 ×100 ×32 3
Q b= = =2,236 m /ngày
θc X 10 ×3500
3.6.5 Tính hệ số tuần hoàn (a) từ phương trình cân bằng vật chất:
Cân bằng vật chất cho bể aerotank
Q X o +Qth X th =( Q+Qth ) X [6]
Trong đó:
· Q: Lưu lượng nước thải, Q = 100 m3/ngày
· X: Nồng độ VSS trong bể Aerotank, X = 3500 mg/l
· Qth: Lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn
· Xth: Nồng độ VSS trong bùn tuần hoàn, Xth =8000 mg/L
. Xo : Nồng độ VSS trong nước thải dẫn vào aerotank, mg/l
Giá trị Xo thường rất nhỏ so với X và X th do đó phương trình cân bằng vật chất ở
trên có thể bỏ qua đại lượng QXo. Khi đó phương trình cân bằng vật chất sẽ có dạng:
Qth X th =( Q+Qth ) X
Chia cả 2 vế phương trình này cho Q và đặt tỉ số Q th/Q = α (α được gọi là tỉ sô
tuần hoàn), ta được:
α X th =X + α X th
Hay
X 3500
α= = =0,78
X th −X 8000−3500
3.6.6 Kiểm tra tỷ số F/M và tải trọng thể tích của bể:
Chỉ số F/M:
F So 287,28 −1
= = =0,26 ngày
M θ × X 0,315 ×3500
Trong đó:
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

· S0: BOD5 đầu vào của mỗi bể


· X: Hàm lượng SS trong bể, X = 3500 mg/l
· θ : Thời gian lưu nước, θ = 0,36 ngày
Giá trị này nằm trong khoảng cho phép của thông số thiết kế bể (0,2-0,6 kg/kg. ngày)
Tải trọng thể tích của bể Aerotank
So× Q −3 287,28 ×100 −3 3
×10 = × 10 =0,912 kgBOD 5 /m . ngày
V 36
Giá trị này trong khoảng thông số cho phép khi thiết kế bể (0,8-1,92kgBOD5/m3. ngày)
3.6.7 Tính lượng oxy cần cung cấp cho bể Aerotank dựa trên BOD20:
Lượng oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuẩn
Q( S o−S) 100× ( 287,28−20 )
O Co = −1.42 P x = −1.42 × 8,35=27,4 kgO/ngày
f 0.68× 1000
Với f là hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20 , f= 0,68
Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể ở 20oC:
Cs 9.08
O Ct =O C0 =27,45 × =35,204 kg O 2 /ngày
C s −C L 9.08−2
Trong đó:
Lấy nồng độ oxi cần duy trì trong bể là C L = 1,5 - 2 mg/l (Tính toán thiết kế các
công trình xử lý nước thải - Trịnh Xuân Lai), chọn C = 2mg/l .
T = 250C, nhiệt độ nước thải
· Nồng độ oxi bão hoà trong nước sạch ở 20oC : Cs = 9,08 mg/l
Tính lượng không khí cần thiết để cung cấp vào bể
O Ct
Qkk = ×f
OU
Trong đó:
OCt: Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể: OCt = 121,64 kgO2/ngày
OU: Công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối tính theo gam oxy
cho 1m3 không khí
f: hệ số an toàn f= 1,5 - 2, chọn f = 1,5 [7]
OU = OU x h = 7 x 3,2 = 22,4 gO2/m3
Trong đó:
OU: phụ thuộc hệ thống phân phối khí. Chọn hệ thống phân phối bọt khí nhỏ và
mịn Tra bảng 7.1 trang 112, sách Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải –
Trịnh Xuân Lai ta có: OU = 7 gO2/ m3.m

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 49


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Độ sâu ngập nước của thiết bị phân phối h = 2,8m


35,204 3
Qkk = −3
× 3,2=5029,14 m / ngày
22,4. 10
3.6.8 Tính toán các thiết bị phụ
Tính toán máy thổi khí
Áp lực cần thiết của máy thổi khí
H m =hd + hf + hc + h
Trong đó:
· hd : Tổn thất do ma sát dọc theo chiều dài ống dẫn ( m )
· hc : Tổn thất cục bộ ( m )
· Tổng tổn thất hd và hc thường không vượt quá 0,4 m
· hf : Tổn thất qua đĩa phun thường không vượt quá 0,5 m , hf = 0,5m
· h : Độ sâu ngập nước của miệng vòi phun h = 2m
Hm = 0,4 + 0,5 + 2 = 2,9 ( m )
- Áp lực máy thổi khí tính theo Atmotphe:
10.33+ H m 10.33+2.9
Pm= = =1.28(atm)
10.33 10.33
- Công suất máy thổi khí
34400 × ( p 0.29−1 ) × q 34400 ×(1.280.29−1)× 0.05
N= = =1.67( kW )
102× n 102× 0.75
Trong đó:
· Pm : Công suất yêu cầu của máy nén khí , kW
Qkk
· q : Lưu lượng không khí q= = 0,058
86400
· P : Áp lực máy thổi ( m )
· n: Hiệu suất máy nén khí n= 0,6 – 0,8, Chọn n=0,75.
Tính toán đường ống dẫn khí
Vận tốc khí trong ống dẫn khí chính( 10 – 15 m/s ) , chọn Vkhí = 10 m/s [7]
Lưu lượng khí cần cung cấp , qk = 0,05 m3/s
- Đường kính ống phân phối chính

D=
√ 4 qk
V khí × π√=
4 ×0,058
10 × 3.14
=0,086 ( m) =86( mm)

Chọn ống sắt tráng kẽm trong90


Từ ống chính ta phân làm 3 ống nhánh cung cấp khí cho bể
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Sơ đồ ống phân phối khí như sau:

Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh


- Đường kính ống nhánh

D n=
√ 4 × qk
3 π ×V khí
Chọn loại ống sắt tráng kẽm φtrong=50mm

=
4 × 0,058
3 ×3.14 × 10
=0,049 ( m )=49 (mm)

- Số đĩa phân phối trong bể:


qk 0,058
N= = =17,57 đĩa
3.3 3.3 ×10−3
chọn N = 18 đĩa
- Gồm 1 ống chính và 3 ống nhánh với chiều dài mỗi ống là 4m, đặt dọc theo
chiều dài bể, mỗi ống đặt cách nhau 0,5m, ống cách thành bể 0,25m, cách
đáy 0,2m. Chọn dạng đĩa xốp, đường kính 170mm, diện tích bề mặt F =
0,02m2, cường độ thổi khí 200l/phút. đĩa = 3,3 (l/s)
- Trụ đỡ : đặt ở giữa 2 đĩa kế nhau từng trụ một.
- Kích thước trụ đỡ là: D x R x C = 0,2 m x 0,2 m x 0,2 m.
- Số lượng đĩa là 18, chia làm 3hàng, mỗi hàng 6 đĩa phân bố 1cách sàn
0,2m, và mỗi tâm đĩa cách nhau 0,3 m
Tính toán đường ống dẫn nước thải .
 Ở điều kiện không bơm
Chọn vận tốc nước thải trong ống: v = 1 m/s ( giới hạn 1-2m/s )

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 51


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Lưu lượng nước thải : Q = 100 m3/ngày = 0,00116 m3/s


Chọn loại ống dẫn nước thải là ống PVC , đường kính của ống

D=
√ 4×Q

=

4 ×0,00116
1× 3,14
=0,038 m

Chọn ống PVC φtrong = 40mm


- Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống
4 Q 4 × 0,00116
V= 2
= 2
=1 m/s
π D 3,14 × 0.04
 Ở điều kiện có bơm.
Chọn vận tốc nước thải trong ống: v = 1,5 m/s ( giới hạn 1,5-2,5 m/s )
Lưu lượng nước thải : Q = 100 m3/ngày = 0,00116 m3/s.
Chọn loại ống dẫn nước thải là ống PVC, đường kính của ống.

D=
√ 4×Q

=

4 ×0,00116
1,5× 3,14
=0,031m

Chọn ống PVC φtrong = 30mm


- Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống
4 Q 4 ×0,00116
V= 2
= 2
=1,6 m/s
π D 3,14 × 0.03
Tính toán đường ống dẫn bùn.
Lưu lượng bùn tuần hoàn Qth = 78 m3/ng.d
Vận tốc bùn chảy trong ống trong điều kiện có bơm là 1 – 2 m/s
Chọn vận tốc bùn trong ống v=1,5 m/s

D=

Chọn φ 200mm (theo TCXD 51-84)


√ √
4 Q th

=
4 ×78
1,5 × 3,14 ×86400
=0,03 m

Bơm bùn tuần hoàn


Lưu lượng bơm :Qth = 78 m3/ngày
Cột áp của bơm :H= 8 m
Công suất bơm
Qth ρgH 78 × 1000× 9,81× 8
N= ×f = × 1,5=0,13 kW
1000 n 1000 × 0,8× 86400
n : hiệu suất chung của bơm từ 0,7 - 0,8 chọn n= 0,8
Bơm bùn dư đến bể chứa bùn
Lưu lượng bơm Qw = 2,04 m3/ngày

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 52


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Công suất bơm


Qw ρgH 2.04 x 1000 x 9.81 x 8
N= f= x 1,5 = 0,0035 kW
1000 η 1000 x 8 x 86400
- Cột áp của bơm :H= 8 m
h : hiệu suất chung của bơm từ 0,6-0,8 , chọn h= 0,8
Bảng 3.6: Các thông số thiết kế bể Aerotank
STT Tên thông số Số liệu dùng thiết kế Đơn vị
1 Chiều dài bể (L) 4 (m)

2 Chiều rộng bê (B) 2 (m)

3 Chiều cao bể (H) 3,5 (m)

4 Thời gian lưu nước 7,56 giờ

5 Thời gian lưu bùn 10 Ngày

6 Đường kính ống dẫn khí chính 90 mm

7 Đường kính ống dẫn khí nhánh 50 mm

8 Công suất máy nén khi 1.28 kW/h

9 Số lượng đĩa 16 đĩa

3.7. BỂ LẮNG 2
Tính toán kích thước bể
- Diện tích tiết diện ướt ống trung tâm của bể lắng đợt II:
Qtt 0,002 2
f= = =0.067 m [8]
V tt 0,03
Trong đó :
Qtt  : Lưu lượng tính toán bể kể cả bùn tuần hoàn
Qtt = (1+∝ )Q = (1+0,78) x 100 =178 m3/ngày = 0.02 m3/s. Trong đó: ∝: hệ số bùn tuần
hoàn. [8]
Vtt  : Tốc độ chuyển động của nước trong ống trung tâm, lấy không lớn hơn
30mm/s (0.03m/s). (Điều 6.5.9. TCXD 51 – 2006)
- Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng trong mặt bằng:

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 53


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

s
Q max 0.002 2
F 1= = =4 m [8]
V 0.0005
Trong đó :
V  : Tốc độ chuyển động của nước trong bể lắng đứng, v = 0,5 – 0,8 mm/s
(Điều 6.5.4 - TCXD 51 – 2006). Chọn V= 0,5 mm/s = 0,0005 m/s.
- Diện tích tổng cộng của bể:
2
F=F 1+ f =4+ 0.067=4,067 m
- Đường kính của bể

D=
√ 4× F
π
=

4×4
3.14
=2,26 m

Chọn D=2,3m
- Đường kính của ống trung tâm

Dtt =
√ 4 ×f
π √
=
4 ×0.067
3.14
=0.3m

Trong đó:
f : diện tích tiết diện ống trung tâm của 1 bể.
Chọn ống  = 300 mm
- Đường kính phần loe của ống trung tâm:
d L=1,35 × Dtt =1.35 ×0,3=0,405 m
Chọn DL=0,410m
- Chiều cao phần loe ống trung tâm:
H L=1,35 × D tt =1,35 ×0,3=0,405 m
Chọn HL=0,410m
- Đường kính tấm chắn dòng:
Dc =1,3 × d L =1,3 ×0,405=0,53 m
Khoảng cách giữa mép ngoài cùng của miệng loe ống trung tâm đến mép ngoài
cùng của tấm chắn theo mặt phẳng qua trục:
4 × Qtt 4 ×0.002
L= = =0.046 m[8]
v k × π ×(D+d n ) 0.02 ×3.14 ×(2.26+ 0.5)
Trong đó:
vk : Tốc độ dòng nước chảy qua khe hở giữa miệng loe ống trung tâm và bề mặt tấm
hắt, vk 20mm/s. Chọn vk = 20mm/s = 0,02m/s;
dn : Đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn = 0,5 m.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 54


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

- Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng đứng:
htt =V ×t=0,0005 ×1 ×3600=1,8 m
Trong đó:
V  : Tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng, sau bể Aerotank,v =
0,0005m/s (điều 6.5.6 – TCXD 51 – 84).
t : Thời gian lắng, t = 1h.
- Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng:

(
h n=h2 +h3 =
D−d n
2 )× tgα= (
2.26−0.5
2 ) 0
×tg 50 =1 m

Trong đó:
h2 : Chiều cao lớp trung hoà, m;
h3 : Chiều cao giả định lớp căn trong bể, m;
D: Đường kính bể lắng, D = 2,26 m;
dn :Đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, chọn dn = 0,5 m;
 : Góc tạo bởi đáy bể và mặt ngang, lấy không nhỏ hơn 500 (Điều 6.5.9 – TCXD –
51 - 2006) chọn  = 50o.
Chọn chiều cao của ống trung tâm bằng 1m
- Chiều cao tổng cộng của bể:
H = htt + hn + hbv = 1.8 + 1 + 0,3 = 3.1m
Trong đó:
htt : Chiều cao tính toán của vùng lắng;
hbv : Chiều cao từ mực nước đến thành bể, hbv = 0,3 m;
hn : Chiều cao phần hình nón.
Tính toán máng thu nước [8]
- Đường kính máng thu nước:
Dm = 0,8D = 0,8  2.26= 1.81 (m)
- Chiều rộng máng thu nước:
D−D m 2.26−1.81
B m= = =0.225 m
2 2
- Chiều cao máng: hm = 0,2(m).
- Diện tích mặt cắt ngang của máng:
Fm = Bmhm = 0,225 0,2 =0,045 m2
- Chiều dài máng thu :
SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Lm = Dm = 3,14 x 1.8 = 5.652 m.


- Tải trọng thu nước trên 1m chiều dài của máng :
Qtt 178
a= = =31.5(m¿¿ 3/ m . ng à y) ¿
Lm 5.652
Bùn từ bể lắng đợt II được xả bằng áp lực thủy tĩnh 0,9 – 1,2m và đường kính ống
dẫn bùn 200mm (điều 6.5.8. TCXD 51-84)
Bảng 3.7 Thông số tính toán bể lắng
Các thông số tính toán Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Đường kính bể lắng D 2.26 m
Đường kính ống trung tâm Dtt 0,3 m
Chiều cao vùng lắng htt 1.8 m
Chiều cao phần hình nón Hn 1 m
Chiều cao tổng cộng của bể H 3.1 m
Thời gian lắng T 0.633 m
Đường kính máng thu Dm 1.81 m

3.8.BỂ CHỨA BÙN


Nhiệm vụ: Giữ cặn lắng lại trong bể
 Bùn từ đáy bể lắng được đưa vào bể chứa bùn có hai ngăn: ngăn chứa bùn tuần
hoàn và ngăn chứa bùn dư.
Lượng bùn đến ngăn chứa bùn tuần hoàn là : 78 m3/ngày
Lượng bùn chảy tràn sang ngăn chứa bùn dư thải là : 2,236 m3/ngày.
 Thời gian lưu tại ngăn chứa bùn tuần hoàn : 10 phút
 Thời gian lưu tại ngăn chứa bùn dư : 12 giờ
Thể tích ngăn chứa bùn tuần hoàn:
78× 10 3
V 1=Qth ×t 1= =0.54 m
60 × 24
Với: t1: thời gian lưu bùn tại ngăn chứa bùn tuần hoàn t1 = 10 phút.
Thể tích ngăn chứa bùn dư:
2,236 ×12 3
V 2=Q b × t 2= =1,118 m
24
Với: t2: thời gian lưu bùn tại ngăn chứa bùn thải t2 = 12 giờ.
Kích thước ngăn thứ nhất là: L x B x H = 1 x 1 x 1 m
Kích thước ngăn thứ hai là: L x B x H = 1.5 x 1 x 1 m

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 56


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

3.9.BỂ KHỬ TRÙNG


3.9.1. Nhiệm vụ
Sau các giai đoạn xử lý:cơ học, sinh học…song song với việc làm giảm nồng độ
các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn quy định thì số lượng vi trùng cũng giảm đáng kể 90 –
95%.Tuy nhiên lượng vi trùng vẫn còn khá cao vì vậy cần thực hiện giai đoạn khử trùng
nước thải.Khử trùng nước thải có thể sử dụng các biện pháp như clo hoá,ôzon khử trùng
bằng tia hồng ngoại, UV…ở đây chọn phương pháp khử trùng bằng clo vì phương pháp
này tương đối đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả khá cao..
Khử trùng bằng dung dịch Clorin 5%. Bể tiếp xúc được thiết kế với dòng chảy
ziczắc qua từng ngăn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa clo và nước
thải.Tính toán bể tiếp xúc với thời gian lưu nước trong bể 45 phút.
(Nguồn: “Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp” – Lâm Minh Triết-Nguyễn Thanh Hùng
- Nguyễn Phước Dân”.)
3.9.2. Tính toán
Lượng clo hoạt tính cần thiết để khử trùng nước thải được tính theo công
thức:
a× Q 3 × 4.17 kg
Y a= = =0.0125 ( )
1000 1000 h
 Với a: liều lượng hoạt tính lấy theo Điều 6.20.3 – TCXD – 51 – 84: Đối với
nước thải sau xử lý sinh học hoàn toàn : a = 3g/m3
 Chọn thời gian tiếp xúc : t = 30 phút
Thể tích bể :
W = Q x t = 4,17 x 0,5 = 2,085 m3
 Chiều sâu lớp nước trong bể được chọn H = 1,5 m (từ 1,5-5m)
Diện tích bề mặt của bể tiếp xúc:
W 2,085 2
F= = =1,4 m
H 1,5
Với chiều cao của bể là: H = 1,5+0,3 = 1,8m
Với h = 0,3 là chiều cao bảo vệ.
+ Chiều rộng bể chọn B = 0,5 m
+ Chiều dài tổng cộng:
F 1,4
L= = =2.8 m
B 0,5

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 57


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Chọn L = 2,8 m, chọn bể tiếp xúc gồm 5 ngăn


 Có 4 vách ngăn, mỗi vách dày 10cm.
 Chiều dài của mỗi ngăn là
2,8−( 4 ×0,10)
l= =0,48 m
5
+ kích thước mỗi ngăn : l × B=0,48 × 0,5=0,24 m2
+ Tổng diện tích 5 ngăn sẽ là: 0,24 x 5 = 1,2m2
 Vậy kích thước mỗi ngăn của bể: l ¿ B ¿ H = 0,48m ¿ 0,1m ¿ 1,8m

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 58


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa thì vấn đề ô nhiễm môi trường mà đặc
biệt là ô nhiễm nước thải sinh hoạt đô thị đang là vấn đề cấp bách ở các đô thị hiện nay.
Trước các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phát triển du lịch,
cũng như yêu cầu chính đáng của người dân về một môi trường sống trong sạch và an
toàn, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của khách sạn Hải Yến là một yêu cầu hết
sức cần thiết và cấp bách. Do vậy, việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải
không chỉ giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải đô thị mà còn góp phần lớn vào việc
tạo dựng một thành phố thân thiện, an toàn, xanh, sạch đẹp, tạo tiền đề cho việc phát triển
kinh tế bền vững, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển ngành du lịch sinh thái tương
xứng với tiềm năng vốn có của thành phố.
Với ý tưởng đó, việc thực hiện đề tài thiết kế công nghệ cho hệ thống xử lý nước
thải khách sạn Hải yến là có tính thực tế và thiết thực. Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu
tài liệu với sự hiểu biết của bản thân từ những kiến thức đã học và nhất là sự hướng dẫn
tận tình của cô Ths. Lê Thị Trâm em đã hoàn thành được đồ án môn học với đề tài “Thiết
kế hệ thống xử lý nước thải khách sạn Hải Yến” . Thông qua đồ án này em đã làm được:
Chương 1: Biết được thành phần, tính chất, nguồn gốc phát sinh nước sinh hoạt
cũng như nước thải khách sạn Hải Yến. Dựa vào các tài liệu tham khảo, tìm hiểu được
ưu, nhược điểm và ứng dụng của các phương pháp xử lý nước thải
Chương 2: Dựa vào sự tìm hiểu ở chương trước, thông số nước thải, đặc tính ô
nhiễm và yêu cầu xử lý của nước thải mà em chọn phương pháp xử lý sinh học vừa đạt
hiệu quả cao vừa đảm bảo được tính mỹ quan của khách sạn. Đưa ra được sơ đồ công
nghệ sau: Nước thải vào - song chắn rác – Bể thu gom - Bể lắng cát - Bể lắng 1 - Bể
Aerotank – Bể lắng 2 – Bể khử trùng - Nguồn tiếp nhận.
Chương 3: Dựa vào phương án đã đề xuất, tính toán được kích thước của các bể và
số lượng bản vẽ là:
 Bản vẽ chi tiết bể khử trùng
 Bản vẽ chi tiết bể aerotank
 Bản vẽ chi tiết bể lắng 2
 Bản vẽ sơ đồ công nghệ
 Bản vẽ mặt bằng

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 59


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

Và đã triển khai bản vẽ chi tiết cho toàn bộ trạm xử lý đối với sơ đồ công nghệ đã
đề xuất.
Do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, đồ án chắc
chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ths.Lê Thị Ngọc Trâm – người đã tận tình giúp đỡ
và chỉ bảo em hoàn thành đồ án đúng thời gian.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 60


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]: http://vietnamtourism.gov.vn
[2]: https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_lich_hcm
[3]: http://baodatviet.vn/doi-song/
[4]: https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_lịch_Bình_Định
[5]:http://luanvan.co/luan-van/do-an-tinh-toan-thiet-ke-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-cua-cac-
nha-may-san-xuat-va-che-bien-thuy-hai-san-51683
[6]: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải đô thị và
công nghiệp “ Tính toán thiết kế công trình”, 2004, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,
Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]: TS. Trịnh Xuân Lai (2009), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB
Xây dựng, Hà Nội
[8]: https://vi.scribd.com
[9]: GS.TSKH Trần Hữu Uyển, Các bảng tính toán cống và mương thoát nước, 2003,
NXB xây dựng.

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 61


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................................1
1.1. Tổng quan hoạt động khách sạn..............................................................................1
1.1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn ở nước ta.................................1
1.1.2. Tổng quan về khách sạn Hải Yến......................................................................2
1.1.3. Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động kinh doanh khách sạn...............4
1.1.4. Nhu cầu sửu dụng nước của khách sạn và phát sinh nước thải..........................4
1.1.5. Thành phần của nước thải sinh hoạt..................................................................5
1.2: Tổng quan về các biện pháp xử lý nước thải.........................................................13
1.2.1.Các phương pháp cơ học..................................................................................14
1.2.2. Các phương pháp xử lý hóa học – hóa lý........................................................16
1.2.3. Các phương pháp sinh học..............................................................................20
CHƯƠNG 2 :LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI...............................30
2.1. Nhiệm vụ thiết kế và các số liệu cơ sở...................................................................30
2.2. Tính toán công suất................................................................................................30
2.3.Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thái.....................................................31
2.4 Đề suất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải.......................................................32
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI...................................................................................................37
3.1. Xác định lưu lượng tính toán.................................................................................37
3.2. Song chắc rác.........................................................................................................37
3.2.1. Tính mương dẫn..............................................................................................37
3.2.2. Tính song chắn rác [6]....................................................................................37
3.3. Hố thu gom............................................................................................................39
3.4. Bể lắng cát.............................................................................................................42
3.4.1. Tính toán bể lắng cát.......................................................................................42
3.5. Bể lắng 1................................................................................................................44
3.5.1. Nhiệm vụ........................................................................................................44
3.5.2. Tính toán.........................................................................................................44
3.6. Tính toán bể AEROTANK....................................................................................47
3.6.1 Tính hiệu quả xử lý:........................................................................................48
3.6.2 Tính thể tích của bể:........................................................................................48

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 62


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ TRÂM

3.6.3 Thời gian lưu:..................................................................................................49


3.6.4 Lượng bùn phải xả ra mỗi ngày:.....................................................................49
3.6.5 Tính hệ số tuần hoàn (a) từ phương trình cân bằng vật chất:..........................50
3.6.6 Kiểm tra tỷ số F/M và tải trọng thể tích của bể:..............................................51
3.6.7 Tính lượng oxy cần cung cấp cho bể Aerotank dựa trên BOD20:....................51
3.6.8 Tính toán các thiết bị phụ.................................................................................52
3.7.BỂ LẮNG II...........................................................................................................56
3.8.BỂ CHỨA BÙN.....................................................................................................60
3.9.BỂ KHỬ TRÙNG..................................................................................................60
3.9.1. Nhiệm vụ........................................................................................................60
3.9.2. Tính toán.........................................................................................................61

SVTH: BÙI PHẠM KIỀU MY Page 63

You might also like