You are on page 1of 3

Công nghiệp điện ảnh Mỹ:

* Điện ảnh Hollywood cổ điển:


- Được phát triển từ năm 1913 đến 1969 và đặc trưng cho hầu hết các bộ phim được làm
ở đó cho đến ngày nay. Trong khi người Pháp Auguste và Louis Lumière thường được
ghi nhận với sự ra đời của điện ảnh hiện đại, điện ảnh Mỹ sớm trở thành một thế lực
thống trị trong ngành công nghiệp khi nó xuất hiện. Nó sản xuất tổng số lượng phim lớn
nhất của bất kỳ rạp chiếu phim quốc gia đơn ngữ nào, với hơn 700 phim tiếng Anh được
phát hành trung bình mỗi năm. Trong khi các rạp chiếu phim quốc gia của Vương quốc
Anh (299), Canada (206), Úc và New Zealand cũng sản xuất các bộ phim có cùng ngôn
ngữ, chúng không được coi là một phần của hệ thống Hollywood. Hollywood cũng đã
được coi là một rạp chiếu phim xuyên quốc gia. Hollywood cổ điển sản xuất nhiều phiên
bản ngôn ngữ của một số tựa sách, thường bằng tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp. Sản
phẩm ngoài khơi Hollywood đương đại được sản xuất sang Canada, Úc và New Zealand.
Hollywood được coi là ngành công nghiệp điện ảnh lâu đời nhất, nơi các hãng phim và công ty
sản xuất sớm nhất xuất hiện, nó cũng là nơi sản sinh ra nhiều thể loại điện ảnh khác nhau trong
số đó là hài kịch, kịch, hành động, âm nhạc, lãng mạn, kinh dị, khoa học viễn tưởng, và sử thi
chiến tranh đã làm gương cho các ngành công nghiệp điện ảnh quốc gia khác.
Năm 1878, Eadweard Muybridge đã chứng minh sức mạnh của nhiếp ảnh để ghi lại chuyển
động. Năm 1894, triển lãm ảnh chuyển động thương mại đầu tiên trên thế giới đã được tổ chức
tại thành phố New York, sử dụng máy nội soi của Thomas Edison. Hoa Kỳ đã sản xuất bộ phim
âm nhạc đồng bộ đầu tiên trên thế giới, The Jazz Singer , vào năm 1927, và đi đầu trong việc
phát triển phim âm thanh trong những thập kỷ sau đó. Kể từ đầu thế kỷ 20, ngành công nghiệp
điện ảnh Hoa Kỳ chủ yếu có trụ sở tại và xung quanh Khu vực 30 Mile ở Hollywood, Los
Angeles, California. Đạo diễn DW Griffith là trung tâm cho sự phát triển của một ngữ pháp
phim. Orson Welles's Citizen Kane (1941) thường được trích dẫn trong các cuộc thăm dò của các
nhà phê bình là bộ phim hay nhất mọi thời đại.

Ngày nay, các hãng phim Mỹ cùng nhau tạo ra hàng trăm bộ phim mỗi năm, đưa Hoa Kỳ trở
thành một trong những nhà sản xuất phim phong phú nhất thế giới và là nhà tiên phong hàng
đầu về kỹ thuật và công nghệ hình ảnh chuyển động.
*Điện ảnh hậu cổ điển:
sự thay đổi phong cách dàn dựng và cốt truyện của các đạo diễn Mỹ thuộc thế hệ Hollywood
mới (New Hollywood). Các đạo diễn tiêu biểu của thế hệ này là Francis Ford Coppola, George
Lucas, Brian de Palma, Martin Scorsese, William Friedkin, Stanley Kubrick và Steven Spielberg.
Họ đã đưa đến cho các bộ phim những phong cách mới và kéo khán giả trở lại với màn ảnh lớn
bằng những bộ phim bom tấn (blockbuster).
Coppola cho ra đời Bố già (The Godfather, 1972) được coi là một trong những bộ phim hay nhất
của lịch sử Hollywood, Spielberg có Hàm cá mập (Jaws, 1975) mở đầu cho xu hướng tung ra các
bộ phim bom tấn vào mùa hè, còn Lucas tung ra loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star
Wars) trở thành hiện tượng văn hóa tầm cỡ thế giới.
*Tính đại chúng:
Nền công nghiệp điện ảnh Mỹ rất giỏi trong khai thác các mảng đề tài có khả năng thu hút số
đông người xem. Các dòng phim hành động, bom tấn, siêu anh hùng hay những câu chuyện
mang đậm yếu tố giả tưởng về các loài khủng long, sự biến đổi khí hậu, cuộc chiến giữa các
hành tinh, sự đột biến gien hay mảng phim kinh dị… luôn thu hút sự tò mò của người xem dù họ
khác nhau về quốc tịch, mầu da và các nền văn hóa.

Ðã có nhiều bài báo, các phân tích về sự thống trị, sức ảnh hưởng khủng khiếp của Hollywood
lên hầu khắp các nền điện ảnh khi đề tài, câu chuyện, sức hút của phim Mỹ đối với đại đa số
khán giả, công chúng, những người say mê bộ môn nghệ thuật này. Nền điện ảnh của họ được
mặc định dành cho số đông với những câu chuyện, nhân vật dễ tìm được sự đồng cảm, chấp
thuận, yêu mến của đông đảo khán giả khắp thế giới.

Nói về tính đại chúng, hầu hết các nền điện ảnh trên thế giới đều phải ngả mũ trước Hollywood.
Ngoài Bollywood với những đặc trưng văn hóa riêng với nhiều bộ phim lồng trong đó yếu tố ca
vũ như một nét văn hóa đặc sắc và khó để các tác phẩm điện ảnh bên ngoài tác động thì hầu
như mọi nền điện ảnh đều phải chật vật chống lại sự thống trị từ Hollywood. Ngoài lợi thế về
kinh phí, kỹ xảo thì điều không ai có thể phủ nhận là câu chuyện, tiết tấu, hệ thống chi tiết, tình
huống và đặc biệt là nhân vật trung tâm của phim luôn có sức hấp dẫn với số đông. Chúng làm
nên thành công của Hollywood và minh chứng mạnh mẽ cho tính đại chúng của điện ảnh.
*nghệ thuật hóa trang:
Mặc dù kỹ xảo điện ảnh rất phổ biến nhưng vai trò của các nghệ sĩ hóa trang hiệu ứng đặc biệt
vẫn rất quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết vô hình giữa các diễn viên và thế giới huyền ảo
xung quanh nhân vật.
* Kỹ xảo nghệ thuật
Những kỹ thuật phức tạp trong trường quay của Hollywood trở thành những sự mong muốn,
thèm khát của cả thế giới. Phong cách làm phim Hollywood cổ điển đã được định hình và tạo
cho những nhà làm phim có sự linh hoạt đáng kể. Họ có thể áp dụng một phương pháp với
nhiều loại phim khác nhau.
*Công nghệ ghi hình chuyển động ( Motion capture):
Công nghệ ghi hình chuyển động (Motion capture) là nhân tố quyết định làm nên sự thành công
cho những siêu phẩm bom tấn kinh điển của Hollywood trong thời gian gần đây.
Motion Capture được sử dụng với nhiều mục đích, có thể áp dụng cho các nhân vật hoạt hình
3D nhằm mang lại cảm giác chân thật và sinh động như trong đời sống hoặc được ứng dụng
trong việc tạo ra những hình tượng Digital Humans (Người nhân tạo).
Trong các bộ phim, việc sử dụng Motion Capture để ghi lại các chuyển động ngày càng phát
triển, đặc biệt là các sản phẩm đến từ kinh đô điện ảnh Hollywood như: Hành tinh khỉ (Planet of
the Apes), Chúa tể của những chiếc nhẫn (Lord of The Rings), các bom tấn của vũ trụ siêu anh
hùng Marvel, loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars).
Motion Capture làm sống động các nhân vật giả tưởng, Andy Serkis là cái tên minh chứng cho
chất lượng của một tác phẩm sử dụng khi công nghệ Mocap để bắt chuyển động thật của diễn
viên và đưa chúng lên màn ảnh. Vô số nhân vật đình đám trong các loạt phim nổi tiếng đã được
thổi hồn nhờ những biểu cảm cùng khả năng diễn xuất của Andy và cái tên Andy Serkis đã trở
thành huyền thoại trong lĩnh vực Mocap.
*Người nhân tạo (Digital human)
Một trường hợp khác cho thấy sự phát triển của Motion Capture và Performance Capture trong
các dự án điện ảnh suốt thập kỷ qua, đó là việc tạo ra các nhân vật Digital Human (Người nhân
tạo).
Loạt bom tấn đình đám Star Wars là một trong những điển hình cho việc tiên phong sử dụng
công nghệ Digital Human vào các bộ phim. Trong Rogue One: A Star Wars Story, đội ngũ VFX
cùng Industry Light & Magic đã sử dụng công nghệ Digital Human để tái dựng Grand Moff
Tarkin, một trong những nhân vật phản diện ghê gớm nhất lịch sử Star Wars, bởi lẽ đây là nhân
vật được thủ vai bởi diễn viên quá cố Peter Cushing.
*CGI (hiệu ứng mô phỏng hình ảnh bằng máy tính)
Công nghệ CGI là gì không chỉ tạo ra từ một phương pháp nhất định mà nó được tạo ra từ nhiều
phương pháp khác nhau. Các nhà thiết kế kỹ xảo điện ảnh sẽ dựa vào các thuật toán để có thể
thiết kế ra được những cảnh quay có cấu trúc phức tạp. Hơn thế nữa, nhờ có công nghệ CGI là
gì thì chúng ta cũng có thể chỉnh sửa các hình ảnh 2D sang hình dạng ảnh vector 3D.
Nếu như trước kia công nghệ CGI là gì chỉ để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, các ảnh quay không
có thực,... thì hiện nay việc sử dụng công nghệ CGI là gì trong kỹ xảo điện ảnh đang thực sự
nâng lên một tầm cao mới. Các nhà tạo dựng kỹ xảo điện ảnh và các nhà làm phim đang sử
dụng một kỹ thuật mà dân trong ngành gọi là compositing, là kỹ thuật phông xanh. Các diễn
viên sẽ đóng trên nền phông xanh đằng sau và các nhà dựng phim sẽ chiếu các kỹ xảo điện ảnh
lên tấm phông xanh ấy để tạo ra những cảnh quay chân thực nhất cho bộ phim.
*Đạo diễn tài ba:
Đằng sau những tác phẩm điện ảnh bạc tỉ tại kinh đô điện ảnh Hollywood, chắc chắn không thể
thiếu bóng dáng của các đạo diễn tài ba “phù phép” cho câu chuyện trở nên lôi cuốn hơn.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại 6 gương mặt nhà làm phim “mát tay” đã đem đến các tác phẩm sáng
giá và thành công rực rỡ trên địa đồ điện ảnh toàn cầu.
Mở đầu cho kỷ nguyên bom tấn bằng “Jaws” năm 1975, Steven Spielberg- cây đại thụ của kinh
đô điện ảnh Hollywood, đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm đỉnh cao “càn quét” rạp chiếu như
loạt “Jurassic Park” (doanh thu 1 tỉ USD), “ET: The Extra-Terrestrial”, series “Indiana Jones”
“Ready Player One”.
Anh em nhà Russo đã là hai gương mặt quá đỗi quen thuộc trong giới đạo diễn nói chung và
phim điện ảnh nói riêng. Thành công của các tựa phim Marvel đình đám như “Avengers:
Endgame”, “Avengers: Infinity War”, “Captain America: Civil War hay “Captain America:The
Winter Soldier” đã làm nên tên tuổi của bộ đôi này. Với tổng doanh thu quốc tế từ lên tới 6 tỉ
USD, trong đó hơn 4 tỉ USD đến từ siêu bom tấn “Endgame” và “Infinity”.
Nhắc đến các đạo diễn thành công về mặt thương mại không thể không nhắc tới James
Cameron, nhà làm phim với các siêu phẩm gặt hái được nhiều thành công. Sau những tác phẩm
kinh điển như “The Terminator” hay “Aliens”, tưởng rằng ông là một người khó có thể vượt qua
thành công do chính mình đặt ra trong dòng phim khoa học viễn tưởng. Ấy thế mà năm 2009,
James Cameron cho ra mắt “Avatar” như một cú nổ lớn nhất trong lịch sử phòng vé, giúp ông
trở thành đạo diễn đầu tiên có hai bộ phim (“Avatar” và “Titanic”) cán mốc 2 tỉ USD trong lịch
sử.

You might also like