You are on page 1of 9

Bài tập nhóm: Công ty Disney

Khu vực Cơ sở hạ tầng ( II- phân tích mô hình kinh doanh)


1. Nguồn lực chính
 Nguồn nhân lực:
Các thế hệ lãnh đạo
- 1923-1971,Walt Disney cùng với Roy O.Disney tạo ra Walt Disney hiện nay với
các thành tựu đạt được:
 Bộ phim đầu tiên Alice's in Wonderland và được một nhà phân phối đến từ
New York - M. J. Winkler đã chính thức quyết định ký hợp đồng phân phối
các bộ phim hài Alice vào ngày 16 tháng 10 năm 1923. Đây được xem là cột
mốc cho sự khởi đầu của công ty Disney.
 Sau khi bị mất nhân vật hoạt hình chú thỏ Oswald vì Walt Disney chưa đăng
ký bản quyền sở hữu, ông đã đứng dậy sau thất bại đó và tạo ra một nhân vật
hoạt hình mới Chuột Mickey- ngôi sao hoạt hình đầu tiên được khai sinh,
Chuột Mickey ngay lập tức trở nên nổi tiếng khắp mọi nơi và tiếp sau đó là
một loạt phim hoạt hình về chuột Mickey lần lượt ra đời.
 Flowers and Trees, bộ phim hoạt hình ngớ ngẩn và đầy màu sắc đầu tiên của
hãng giành giải Oscar cho hạng mục phim hoạt hình hay nhất năm 1932, đây
cũng là năm đầu tiên Viện hàn lâm đưa ra hạng mục này. Trong những năm
còn lại của thập kỷ đó, Disney đã vinh dự ẵm trọn tất cả các giải Oscar cho
mỗi năm.
 Bộ phim nàng Bạch Tuyết và bảy chủ lùn đạt được những thành công vượt sức
tưởng tượng cùng với doanh thu cao nhất mọi thời đại
 Vào thế chiến thứ 2, Disney tiếp tục thực hiện các kiệt tác như là: Pinocchio
và Fantasia, Dumbo, Bambi, …
 Năm 1950 đánh dấu những thành công lớn của Disney khi hãng bắt đầu bằng
bộ phim hành động Treasure Island cùng sự trở lại của các tác phẩm hoạt hình
kinh điển Cinderella cũng như sự ra mắt chương trình truyền hình đầu tiên của
hãng vào dịp Giáng sinh. Công ty đã bước lên 1 tầm cao mới. Sau hai chương
trình đặc biệt vào dịp Giáng sinh, Walt Disney đã phủ sóng trên truyền hình
vào năm 1954 với loạt tuyển tập Disneyland. Sê-ri này được phát sóng xuyên
suốt tới 29 năm trở thành phim truyền hình dài nhất từ trước đến nay. Mickey
Mouse Club ra mắt vào 1955 trở thành một trong những bộ phim thiếu nhi nổi
tiếng nhất trên truyền hình mọi thời đại.
 Ngày 17 tháng 7 năm 1955, công viên giải trí Disneyland được khai trương và
trở thành hình mẫu cho các công viên giải trí xây dựng sau đó, trở nên nổi
tiếng và thu hút hàng trăm triệu khách mỗi năm cho tới ngày nay
 Những năm 1950, Disney tiếp tục cho ra mắt bộ phim kinh điển 20.000
Leagues Under the Sea, và loạt phim hài The Shaggy Dogand nổi tiếng về
người anh hùng huyền thoại Zorro. Tiếp đến năm 1960, Audio-Animatronics
đã đi tiên phong với Enchanted Tiki Room tại Disneyland và sau đó là sự ra
đời của bốn chương trình tại Hội chợ Thế giới New York 1964, trong đó, có lẽ
Mary Poppins chính là đỉnh cao nghệ thuật của Walt Disney trong suốt sự
nghiệp làm phim dài hơi của mình
 Roy O. Disney trực tiếp giám sát việc xây dựng và tài trợ cho Walt Disney
World- một công viên giải trí bao gồm một công viên Magic Kingdom và cả
khách sạn, khu cắm trại, sân golf và khu mua sắm. Ngay lập tức, Walt Disney
World trở thành điểm đến nghỉ mát hàng đầu trên thế giới cho đến tận ngày
nay.
- Card Walker, Donn Tatum và Ron Miller – những người thân cận của anh em nhà
Disney lãnh đạo hãng phim
 Vào đầu những năm 1980. Ngoài việc thiết kế Epcot, hãng Disney còn lên kế
hoạch cho ra mắt Tokyo Disneyland, công viên Disney nước ngoài đầu tiên
của hãng với tham vọng mang Disney ra khỏi nước Mỹ. Tokyo Disneyland
khai trương ngày 15 tháng 4 năm 1983 và đã thành công ngay lập tức ở xứ sở
mặt trời mọc, nơi Disney được yêu thích tuyệt đối.
 Ngày 18 tháng 4 năm 1983, Disney Channel ra mắt như một kênh đăng ký
trên hệ thống truyền hình cáp quốc gia. Disney Channel bao gồm một thư
viện phong phú các bộ phim cổ điển, phim truyền hình, các chương trình ban
đầu và dịch vụ bên thứ ba dành cho gia đình của hãng.
 Năm 1984, CEO Ron Miller đã thành lập hãng phim Touchstone Pictures như
một thương hiệu của Disney nhằm phát hành nhiều hơn các bộ phim lớn của
hãng với bản phát hành thành công đầu tiên là phim hài Splash
 Bên cạnh sự thành công của các công viên giải trí và kênh Disney, Walt
Disney Productions lại khá mong manh về phương diện tài chính. Hãng phim
sở hữu một thư viện thật đồ sộ và vô giá, nhưng nó chỉ tạo ra rất ít thành công
vào thời điểm đó, trong khi ban lãnh đạo của công ty lại không thể theo kịp
những công ty khác
- 1984-2005,Michael Eisner và Frank Wells: giai đoạn vực dậy sau khủng hoảng
 Vào đầu những năm 1980, trước sự ra đời của Moviemaking đã làm thay đổi nước
Mỹ cùng sự ra đời của hàng loạt những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ khác. Số
lượng khán giả đến với những bộ phim của gia đình Disney bị giảm sút nghiêm
trọng trong nhiều năm. Disney không còn đủ sức cạnh tranh với các bộ phim dành
cho thanh thiếu niên và người lớn. Với những nỗ lực thay đổi để đảo ngược tình
thế, Disney đã thành lập một nhãn hiệu mới, Touchstone Pictures và bắt đầu phát
hành sản phẩm hoạt hình mới Splash vào năm 1984. Giai đoạn này, cổ phiếu của
hãng bị rớt giá một cách thảm hại và tài sản của Disney bị định giá thấp nhất từ
lúc thành lâp công ty đến nay.
 Khi lên nắm quyền điều hành công ty, Eisner rất chú trọng vào hãng Touchstone
Films. Sự ra đời của bộ phim Down and Out in Beverly Hills đã mở đầu thời kì
sản xuất hàng loạt các bản hit lớn của hãng như Ruthless People (1986),
Outrageous Fortune (1987) và Pretty Woman (1990)
 Khởi đầu với phim hoạt hình đọat giải Oscar Who Framed Roger Rabbit năm
1988, xưởng phim hoạt hình hàng đầu của công ty Walt Disney bắt đầu hưởng
thành quả của một chuỗi 10 bộ phim thành công cả về thương mại lẫn phê bình từ
cuối thập niên 80 và kéo dài đến cuối thập niên 90. Những bộ phim này đã đưa tên
tuổi của Disney quay trở lại làng điện ảnh, mang đến một luồng sinh khí mới cho
nghệ thuật hoạt hình chiếu rạp của hãng sau một loạt các phim thất bại cả về
doanh thu và chuyên môn kể từ đầu thập niên 1970, đánh dấu thời kì Phục hưng
của Disney.Đó là những tác phẩm Nàng tiên cá (1989), The Rescuers Down
Under (1990), Người đẹp và quái thú (1991), Aladdin (1992), Vua sư tử (1995),
Pocahontas (1995), Thằng gù nhà thờ Đức Bà (1996), Hercules (1997), Mộc Lan
(1998) và Tarzan (1999). Bên cạnh đó, công ty cũng xâm nhập thành công vào
lĩnh vực hoạt hình truyền hình với nhiều series hoạt hình được đầu tư mạnh mẽ và
được đánh giá cao như Cuộc phiêu lưu của gấu Gummi, Duck Tales và Gargoyles.
Với những gì đã đạt được trong thời kì này, Disney đã trở thành công ty thu lợi số
một từ các phòng vé kể từ năm 1988 và lợi nhuận tăng trung bình 20% mỗi năm
 Disney bắt đầu có những chuyển biến sang các lĩnh vực mới bằng Hollywood
Pictures và mua lại tập đoàn Wrather Corp (chủ sở hữu của khách sạn Disneyland)
và đài truyền hình KHJ (Los Angeles), sau này được hãng đổi tên thành KCAL.
Trong các thương vụ kinh doanh của mình, Disney đã mua Childcraft và mở ra
nhiều Cửa hàng Disney rất thành công với lợi nhuận khổng lồ.
 Đến năm 1996, có hơn 450 Cửa hàng Disney trên toàn thế giới và đến năm 1999
con số đó đã lên tới 725 đánh dấu những thành công về mặt thương mại và về quy
mô của hãng phim danh tiếng này. Tại Florida, các trang web gia đình đầu tiên đã
được bán tại thành phố mới Celemony. Không lâu sau cái chết của ông chủ sở hữu
Gene Autry, Disney đã mua lại đội bóng chày California Angels để bổ sung vào
đội khúc côn cầu của mình, và vào năm 1997 đã mở Disney World Wide World of
Sports tại Walt Disney World.
 Đầu năm 1996, Disney đã hoàn tất việc mua lại Capital City / ABC. Giao dịch trị
giá 19 tỷ USD này là một trong hai giao dịch lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Sự
thành công trong thương vụ này đã đưa mạng lưới truyền hình hàng đầu nước Mỹ
đến với Disney, ngoài 10 đài truyền hình, 21 đài phát thanh, bảy tờ báo hàng ngày
và vị trí sở hữu bốn mạng cáp ăn khách nhất nước Mỹ.
 Năm 2000 mở đầu bằng việc phát hành một phiên bản Fantasia gần như hoàn toàn
mới mang tên Fantasia / 2000 tại các hệ thống rạp IMAX. Các dòng phim hoạt
hình kinh điển khác như The Emperor Từ New Groove, Atlantis: The Lost
Empire, Lilo & Stitch, Treasure Planet và Brother Bear cũng mang đến nguồn
doanh thu khổng lồ cho gia đình Disney. Không dừng lại đó, hãng phim tiếp tục
hợp tác với Pixar để mang đến bộ phim hoạt hình bom tấn có tên gọi là Công ty
Quái vật - Monsters, Inc.
 Năm 2003 chứng kiến hai bộ phim lớn Disney thu về hơn 300 triệu đô la tại
phòng vé - Cướp biển vùng Caribbean: Lời nguyền của viên ngọc đen và Disney-
Pixar với Finding Nemo. Trên thực tế, Disney đã trở thành hãng phim đầu tiên
trong lịch sử vượt qua 3 tỷ đô la phòng vé trên toàn cầu.
- 2005-2021,Robert Iger:
 Năm 2006, Disney đã giành lại được Oswald chú thỏ may mắn, nhân vật hoạt
hình đầu tiên của Disney.
 Năm 2006, chỉ sau 1 đêm phát sóng High School Musical trên Disney
Channel, bộ phim đã trở thành một hiện tượng cho giới trẻ nước Mỹ. Vào
tháng 5, Disney đã thành công trong thương vụ mua lại công ty lớn của Pixar
Animation Studios
 Năm 2009, Disney mua lại Marvel Entertainment với giá 4,24 tỉ USD.
 Năm 2010, Alice in Wonderland và Toy Story 3 được phát hành và nhanh
chóng mang về hai giải Oscar cho hãng phim. Toy Story 3 lọt vào top bộ phim
hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại
 Đến đầu tháng 2 năm 2012, Disney hoàn thành việc giành lấy thương hiệu
UTV Software Communications, giúp họ mở rộng thị trường tới Ấn Độ cũng
như Châu Á
 Ngày 21 tháng 12 năm 2012, thỏa thuận mua lại Lucasfilm giữa Disney được
hoàn tất với giá trị mua lại vào khoảng 4,06 tỉ USD. Lucasfilm trở thành một
công ty con nằm hoàn toàn dưới quyền điều hành của Disney
 Ngày 24 tháng 3 năm 2014, Disney mua lại Maker Studios, một công ty
YouTube nổi tiếng với hàng tỉ lượt người xem mỗi năm, với giá 500 triệu
USD để quảng cáo hướng tới khán giả người lớn và thanh thiếu niên. Ngày 9
tháng 5 năm 2014, Disney thông báo họ đã đạt được một thỏa thuận với công
ty Nhật Bản TV Asahi Corporation nhằm phát hành series hoạt hình
Doraemon được lồng tiếng Anh trên kênh Disney XD.
 Tháng 3 năm 2019 công ty Walt Disney, thâu tóm công ty mẹ 21st Century
Fox. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2020, Disney đã đổi tên hãng phim thành 20th
Century Studios.
 Cách đây 15 năm, khi Walt Disney rơi vào khó khăn lớn nhất trong lịch
sử, Bob Iger lên giữ chức chủ tịch và CEO. Chia sẻ với Harvard Business
Review năm 2011, ông nói: “Chúng tôi đã trải qua 5 năm vất vả trong nỗ
lực điều hành công ty dưới sự phản đối của cổ đông và cuộc chiến với 2
thành viên hội đồng quản trị".
Thế nhưng, đến nay cổ phiếu Disney đã tăng vọt 335%, đưa giá trị vốn hóa
công ty lên 260 tỷ USD. Hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập với các
gã khổng lồ Pixar, Marvel và 21st Century Fox cũng đã đưa tên tuổi Bob
Iger lên tầm cao mới.
Tính đến giữa năm nay, Walt Disney có 5 bộ phim phá mốc 1 tỷ USD
doanh thu phòng vé như Lion King, Aladdin, Avengers: Endgame, Captain
Marvel và Toy Story 4. Con số này nhiều khả năng sẽ tăng lên 7 với
Frozen 2 và Star Wars: The Rise of Skywalker.
Hồi tháng 11, Disney ra mắt dịch vụ trực tuyến Disney Plus, thu hút hơn
10 triệu lượt đăng ký mới mỗi ngày.
Nhân viên: nguồn nhân lực dồi dào và tài năng, các bộ phim được sản xuất bởi các đạo diễn
cùng đội ngũ nhân viên tài năng để cho ra đời những tác phẩm sáng tạo, có ý nghĩa cao và
tầm ảnh hưởng lớn.
- Số lượng nhân viên: 159 401 người (2013)
- Khâu tuyển chọn chặt chẽ và đào tạo bài bản
Ví dụ Để được nhận vào làm việc trong khu giải trí Disneyland, các ứng viên đều phải đáp
ứng những tiêu chuẩn tối thiểu mà Công ty mong muốn ở họ như có làn da trắng, khuôn mặt
dễ nhìn, ở lứa tuổi 20, cao ráo, khoé mạnh. Những yêu cầu tưởng như khắt khe này nhằm tạo
cho các du khách vui chơi trong công viên có cảm nhận rằng đây là nơi “hạnh phúc nhất trên
thế giới”.
Sau khi lọt vào danh sách ăn lương của Walt Disney, nhân viên mới bắt đầu quá trình xã hội
hoá theo nghi thức khi tham gia một chương trình học việc 40 giờ trong Trường Đại học
Disneyland. Họ được học từ cách sử dụng từ ngữ như Disneyland là một “công viên chứ
không phải một “trung tâm giải trí”, hay khách hàng luôn được gọi là “những vị khách”.
Trang sức đeo trên người chỉ ở mức khiêm tốn, vừa phải, không được quá màu mè, rực rỡ.
Họ còn được học cách giải quyết những tình huống bất ngờ nảy sinh, cách tìm kiếm sự giúp
đỡ nhanh nhất từ các đồng nghiệp khi gặp phải khách hàng “khó nhằn”. Những buổi nói
chuyện hay chiếu phim khích lệ được tổ chức định kỳ nhằm tạo cho nhân viên phong thái vui
vẻ khi làm việc. Mỗi nhân viên còn được phát một cuốn sổ tay hướng dẫn nhằm đảm bảo
không một nguyên tắc hay giá trị nào của Công ty bị bỏ sót. Quá trình xã hội hoá không theo
nghi thức được thể hiện một cách trực tiếp và rõ nét hơn. Nhân viên mới dễ dàng nhận thấy vị
thế xã hội của mình qua công việc được giao, qua trang phục và vị trí làm việc. Công việc
càng đòi hỏi kỹ năng điêu luyện, trang phục biểu diễn càng cầu kì, lộng lẫy thì vị thế của
nhân viên đó càng cao. Họ cũng ngầm hiểu rằng các giám sát viên không chỉ có mặt để giúp
đỡ, hướng dẫn và đánh giá hiệu quả công việc mà còn theo dõi xem họ nghỉ giải lao có quá
đà hay trang phục có đúng quy cách không.
Ví dụ về Ý tưởng đào tạo nhân viên dịch vụ khách hàng
Không bao giờ nói không: Nhân viên của Disney không bao giờ nói “Tôi không biết” với
khách hàng trước bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu nào. Họ cũng không bao giờ có ý định từ chối
khách hàng.
Lý do rất rõ ràng: nói “không” là một cách dễ dàng để khơi gợi những cảm xúc tiêu cực trong
khách hàng. Nhận thức được điều này là vô cùng quan trọng để nhân viên của bạn biết cách
nói “không” với khách hàng bằng những cách gián tiếp mà không làm khách hàng giận dữ
hoặc thất vọng.
Đặt mình vào vị trí khách hàng: Hiểu được quan điểm của người khác là bước hữu hiệu đầu
tiên giúp bạn tránh được một cuộc xung đột. Walt Disney hiểu rằng thật khó khăn để đáp ứng
tất cả các yêu cầu của khách hàng khi những yêu cầu ấy có vẻ như vô lý hoặc không phù hợp
với quy định và chính sách của công ty. Nhưng điều quan trọng là nhân viên chăm sóc khách
hàng cần hiểu được những “yêu cầu vô lý” ấy đến từ đâu hay nói chính xác hơn là nguồn cơn
nào khiến khách hàng đưa ra yêu cầu ấy. Tìm ra đúng nguyên nhân sẽ khiến nhân viên chăm
sóc khách hàng dễ dàng đưa ra giải pháp đúng đắn.
Truyền cảm hứng từ những trải nghiệm dịch vụ khách hàng đặc biệt:
Một trong những câu chuyện về  dịch vụ khách hàng tuyệt vời của Disney là câu chuyện về
một búp bê Bella. Bella bị chủ nhận của mình là một cô bé đánh rơi ở ngay hàng rào công
viên Disney.  Khi các nhân viên của Disney tìm thấy, Bella ngập trong bùn, khắp người đầy
vết dơ.
Bella ngay lập tức được chuyển đến cho các nghệ sĩ hóa trang, nơi cô búp bê được gột rửa
sạch và tạo một kiểu tóc mới. Sau đó, một chiếc váy mới được chuyển đến. Cuối cùng Bella
quay trở về với chủ nhân của mình một cách xinh đẹp và mới mẻ.
Chủ nhân của Bella – Cô bé ấy đã tin rằng chính phép thuật tại Disney đã mang Bella trở về
vô cùng hoàn hảo như vậy.

 Nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất


Chi nhánh

 The Walt Disney Studios: Bao gồm các bộ phim, nhãn hiệu ghi âm và các chi nhánh
liên quan đến điện ảnh khác của công ty.
o
 Walt Disney Studios (bộ phận), đơn vị Studio Entertainment của Công
ty Walt Disney, bao gồm các hãng phim Disney, hãng ghi âm nhạc, các công ty
sản xuất sân khấu, và các công ty phân phối.
 Walt Disney Studios (Burbank), khu phức hợp ở Burbank, California,
được xây dựng vào năm 1939, phục vụ như là trụ sở chính của công ty. Nó cũng
là một phim trường và nơi sản xuất và tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp giải
trí khác nhau của Disney
 Walt Disney Animation Studios, chuyên sản xuất các sản phẩm phim
hoạt hình, phim ngắn và chương trình truyền hình cho Công ty dưới nhãn hiệu
"Walt Disney Pictures
 Walt Disney Studios Motion Pictures, nhà phân phối phim điện ảnh
đầu tiên của các bộ phim Disney ở Mỹ và ở nước ngoài
 Walt Disney Studios Home Entertainment, nhà phân phối phương tiện
truyền thông chính cho gia đình của Disney ở Mỹ và ở nước ngoài
 Touchstone Pictures
 Pixar Animation Studios
 Marvel Studios
 Lucasfilm
 20th Century Fox
 Walt Disney Parks and Resorts: Bao gồm các công viên giải trí, hệ thống du lịch
bằng tàu thủy và các bất động sản liên quan đến du lịch khác của công ty. Bao
gồm Disneyland, Walt Disney Parks and Resorts, Disneyland Resort, Walt Disney World
Resort, Tokyo Disney Resort, Disneyland ở Tokyo, Disneyland Paris, Euro Disney
S.C.A., Hong Kong Disneyland Resort (bao gồm Hong Kong Disneyland), Shanghai
Disney Resort, Disney Vacation Club, và Disney Cruise Line.
 Disney Consumer Products: Sản xuất đồ chơi, trang phục và các loại hàng hóa khác
dựa trên quyền sở hữu tài sản của Disney.
 Disney Interactive: Cung cấp các dịch vụ Internet.
 Disney Media Networks: Bao gồm các kênh truyền hình sau:
o Disney–ABC Television Group
 ABC Television Network
 Freeform
 ABC Owned Television Stations Group
 Live Well Network
 A+E Networks (50%)
 Disney Channels Worldwide
 Radio Disney
 Disney Television Animation
 Disney Channel
 Disney XD
o ESPN Inc. (80%)
o Hulu (32%)
Công ty con
Những đơn vị sản xuất các loại hình giải trí của công ty bao gồm: Walt Disney Studios, Walt
Disney Pictures, Disney Music Group, Disney Theatrical Group, Disney-ABC Television
Group, Radio Disney, 20th Century Fox, ESPN Inc., Disney Interactive Media Group, Disney
Consumer Products, Disney India Ltd., The Muppets Studio, Pixar Animation
Studios, Marvel Entertainment, UTV Software Communications, Lucasfilm và Maker
Studios.
Hệ thống công viên giải trí và nghỉ dưỡng của công ty bao gồm: Walt Disney Parks and
Resorts, Disneyland Resort, Walt Disney World Resort, Tokyo Disney Resort, Disneyland
Paris, Euro Disney S.C.A., Hong Kong Disneyland Resort, Disney Vacation Club và Disney
Cruise Line.
Disney cũng thành lập và điều hành nhiều công viên giải trí, không chỉ ở Mỹ, mà còn ở nhiều
nước khác như Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc. Một vài công viên nổi tiếng bao gồm Walt
Disney World, Tokyo Disneyland và Disneyland Park cùng nhiều nơi khác. Công ty Walt
Disney hiện đang sở hữu lợi nhuận từ mười một công viên giải trí trên toàn cầu.
Giá cổ phiếu: 104,91 USD/cổ phiếu
Tổng tài sản 194 tỷ đô
 Là tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới. Disney từ một
xưởng ảnh động nhỏ đã trở thành một studio lớn nhất Hollywood sở hữu 11 lĩnh vực
giải trí và 7 hệ thống mạng TV
 tiềm lực tài chính rất mạnh

- Các công viên giải trí Disneyland:


+ Disneyland ở California, Mỹ: Khánh thành ngày 17/7/1955, Disneyland ở
Anaheim, California, Mỹ, là công viên đầu tiên được xây dựng bởi công ty Walt
Disney. Nơi đây cũng là một trong những công viên giải trí lâu đời nhất, lớn nhất
và mê hoặc nhất trên thế giới
+Disneyland ở Florida, Mỹ: Disneyland thuộc khu nghỉ dưỡng Walt Disney
World ở Orlando, Florida, là công viên thứ hai do Walt Disney xây dựng. Thế giới
Disney này là vùng đất đầy màu sắc, khiến những đứa trẻ luôn bận rộn và hạnh
phúc.
+ Disneyland ở Tokyo, Nhật Bản: Mở cửa chào đón du khác từ ngày 15/4/1983,
Disneyland ở Tokyo là công viên Disneyland đầu tiên được xây dựng bên ngoài
nước Mỹ, khách có thể tham quan vùng đất cổ tích với nhiều trò chơi đặc trưng
mà còn có thể khám phá khu vực DisneySea khác lạ
+ Disneyland ở Paris, Pháp
+Disneyland (Hong Kong, Trung Quốc): Mở cửa năm 2005, Disneyland ở
Hong Kong, Trung Quốc, là một trong những công viên nhỏ nhất nhưng thu hút
hàng nghìn người ghé thăm mỗi năm
- Trụ sở Disney Store ở Pasadena California:
Các giải pháp thiết kế không gian đều tập trung cho ý tưởng từ chính sản phẩm và
đối tượng khách hàng của Disney. Do vậy, một môi trường làm việc vui tươi,
cởi mở, linh hoạt, hợp tác cho hơn 230 nhân viên nhưng chức năng phải phù
hợp với hình ảnh Disney Store trong khuôn khổ diện tích khoảng hơn 7 ngàn
mét vuông=> tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên làm việc và sáng tạo.
 Năng lực đổi mới
Trong suốt nhiều thập kỷ hoạt động ,Disney luôn không ngừng sáng tạo và đổi mới
các tác phẩm của mình. Những tác phẩm ngày trước của Disney luôn cộp mác một bộ
phim cổ tích với nữ chính xinh đẹp, yếu đuối và chỉ có thể hạnh phúc nếu gặp được
chàng hoàng tử khôi ngô, tuấn tú. Nhưng ngày nay, do nhận thấy những hạn chế của
dòng phim truyền thống, Disney hiện tại đã thực hiện khá nhiều thay đổi và đang tạo
ra những bộ phim thực sự phù hợp và theo kịp thời đại. Moana hay Elsa chính là
những hình tượng nữ chính của thời đại, mạnh mẽ, tự tin và dám nắm bắt hạnh phúc
và thành công mà không cần đến một chàng hoàng tử. Các chủ đề cũng đa dạng và
những câu chuyện hay tuyến nhân vật không còn một màu trắng đen – tốt xấu như
trước, cụ thể là với Zootopia hay Moana.Trong những năm gần đây, Disney đang có
xu hướng làm những bộ phim live-action, chuyển thể từ những tác phẩm cổ tích nổi
tiếng như Lọ lem, Người đẹp và quái vật, Mộc Lan. Tuy nhiên, Disney không bê
nguyên nội dung câu chuyện vào phiên bản người thật mà luôn khéo léo lồng ghép
những tư tưởng và khía cạnh mới lạ cùng với áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất.
Ví dụ: Aladdin có những thay đổi mang tính đột phá khi nâng tầm quan trọng của công chúa
Jasmine. Nếu như Jasmine của phiên bản hoạt hình năm 1992 muốn phiêu du khắp thế giới,
muốn cưới người mình yêu thì Jasmine do Naomi Scott thủ vai lại mang tham vọng được trị
vì vương quốc và giúp đỡ những thần dân của mình. Ngoài ra, câu chuyện tình yêu giữa
Aladdin và công chúa Jasmine cũng trở nên thực tế hơn khi họ không yêu nhau từ cái nhìn
đầu tiên, thay vào đó, cả hai đã trải qua nhiều biến cố để nhận ra tình cảm của chính bản thân
mình. Tất cả những thay đổi này đều đã góp công rất lớn vào việc tạo nên thành công cho bộ
phim lần này.
Ví dụ: Hiệu ứng hình ảnh của The Lion King chưa hề có tiền lệ, kết hợp ghi lại chuyển động
với thực tế ảo cùng công nghệ thực tế tăng cường. Thực tế, Disney đã chi 6000 tỷ để tạo nên
một bầy thú hoang cùng với mảnh đất châu Phi đẹp nhất trên màn ảnh từ trước đến nay.

 Năng lực tạo ra sự khác biệt: Disney từ lâu luôn nổi tiếng với dòng phim đặc trưng
riêng, luôn gắn liền với hình ảnh thần tiên cùng những câu chuyện cổ tích. Nội dung
phim Disney kinh điển hầu hết được chuyển thể từ chuyện cổ tích với câu mở đầu
quen thuộc “Ngày xửa ngày xưa”. Ngoài ra, điều khác biệt mang tên Disney là bởi vì
không một công ty nào có thể sở hữu cùng một lúc tất cả các tố chất như Disney: danh
tiếng, hài hước, dễ thương, thân thiện và sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường.
Thương hiệu: Chú trọng định vị và đầu tư thương hiệu
Nhà sáng lập Walt Disney đã từng nói rằng: "Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim
hoạt hình cho đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tôi gọi đứa trẻ đó là sự ngây thơ. Trong cuộc sống, nếu vì
bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó thì thật là đáng tiếc".
Có thể thấy Walt Disney không tuân theo những lý thuyết thông thường về xác định khách hàng mục
tiêu như hành vi, độ tuổi, mà tập trung vào nhu cầu. Những sản phẩm mà Walt Disney tạo ra không
phải để dành cho trẻ em mà dành cho những người có nhu cầu được trở về tuổi thơ.
Với việc xác định nhu cầu mục tiêu như vậy, thị trường của Walt Disney hướng tới tất cả mọi người
không giới hạn lứa tuổi hay quốc gia nào. Sự thật là xung quanh chúng ta có rất nhiều người dù lớn
tuổi vẫn "ôm tivi" xem vịt Donald hay chuột Mickey và cười vui vẻ.
Từ chiến lược khách hàng đó, Walt Disney định vị thương hiệu của mình là một tập đoàn kinh doanh
giải trí dành cho mọi lứa tuổi, nhắc đến họ là nhắc đến những gì thuộc về tuổi thơ, cổ tích kỳ diệu.
Tất cả những hình ảnh, thông điệp nằm trong bộ nhận diện thương hiệu của Disney đều có một sự
thống nhất và có khả năng in sâu vào tâm trí mọi người chứ không chỉ riêng khách hàng của họ.
Ngoài ra, Walt Disney cũng tự định vị bản thân công ty như một lực lượng sáng tạo làm nên thế giới
tưởng tượng của trẻ em hay những tâm hồn trẻ thơ khác trên toàn cầu.
Đối với Walt Disney, có thể nói thương hiệu chính là tài sản quý giá nhất và để duy trì danh tiếng,
hãng giải trí này chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm chiến lược, đồng thời đặt ra những tiêu
chuẩn khắt khe để đảm bảo chúng có thể nâng cao hoặc chí ít, phù hợp với giá trị thương hiệu.
Chính những tiêu chí nghiêm ngặt mà Walt Disney đặt ra cho những tác phẩm của mình đã khiến
Hãng có những tuyệt tác nổi tiếng. Một số tác phẩm như Lion King, Toy Story, Snow White, Mulan,
The tangled hay mới đây là Frozen, Maleficient đều để lại dấu ấn trong lòng người xem và vượt mặt
các đối thủ khác.
Chất lượng đã tạo nên thương hiệu Walt Disney và hiện nay Tập đoàn này đang sở hữu 1 giá trị rất
lớn, đem lại tới 50% doanh thu hàng năm, đó là bản quyền phim ảnh và các nhân vật.
 Giá trị thương hiệu năm 2019 là 44,4 tỷ USD, tăng 11% so với năm ngoái, đứng thứ
10 thế giới và đứng đầu trong lĩnh vực truyền thông
2. Mạng lưới đối tác
- Biti's sẽ trở thành đối tác sở hữu bản quyền hình ảnh đầu tiên của Disney tại Việt
Nam.
- Walt Disney sẽ hợp tác với hãng Universal để nâng cấp công viên nổi Mickey
- Hitachi Ltd. và Walt Disney Co. ngày 9/10 thông báo thiết lập mối quan hệ nhằm
củng cố mảng công viên chủ đề của Disney thông qua công nghệ quản lý dữ liệu
và Internet vạn vật (IoT) của Hitachi
- Đối tác sản xuất khủng long của Walt Disney tại công viên Thế giới động vật tại
bang Florida, hãng Ann Malamund, phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và
thu thập dữ liệu khảo cổ học về các sinh vật hoá thạch. Thậm chí hãng còn tận
dụng nhiều lớp da hoá thạch để tăng thêm phần sống động cho thế giới khủng long
lịch sử.

3. Hoạt động chính


- Sản xuất phim: Walt Disney Animation Studios
- Kinh doanh lĩnh vực công viên và khu nghỉ mát: Disneyland
- Kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng: sản xuất các sản phẩm tiêu dùng có hình ảnh
của chuột Mickey
- Phương tiện đa truyền thông: kênh Disney Chanel, ra mắt Disney Plus

You might also like