You are on page 1of 3

ào tháng 11 năm 1983, Jackson cùng những người anh em của mình đã ký một hợp đồng quảng

cáo với hãng PepsiCo với mức thù lao 5 triệu đô-la Mỹ, phá vỡ mọi kỷ lục trong ngành công nghiệp
quảng cáo (tương đương $12.834.948 năm 2019). Chiến dịch đầu tiên của Pepsi diễn ra tại Hoa Kỳ
những năm 1983-1984, với khẩu hiệu "Thế hệ mới" ("New Generation"); bao gồm quảng cáo, tài trợ
lưu diễn, các sự kiện quan hệ công chúng và trong cửa hàng trưng bày. [84] Ngày 27 tháng 1 năm
1984, Michael và các thành viên khác của the Jacksons đang ghi hình cho một quảng cáo Pepsi
Cola do Phil Dusenberry và Alan Pottasch giám sát.[85] Trước nhiều người hâm mộ trong một đêm
nhạc giả định, một tàn pháo hoa vô tình rơi trúng đầu Jackson, khiến da đầu ông bị bỏng 2 độ.
Jackson phải trải qua điều trị để làm mờ vết sẹo trên da đầu và có cuộc sửa mũi thứ 3 sau đó không
lâu.[49] Pepsi giải quyết vấn đề ngoài vòng pháp luật và Jackson đã trao tặng số tiền đền bù 1.5 triệu
đô-la Mỹ đến Trung tâm Y tế Brotman ở Culver City, California. Trung tâm trị bỏng Michael Jackson
được đặt ra để vinh danh những đóng góp cao quý của ông. [86] Jackson ký thêm một thỏa thuận với
Pepsi vào cuối những năm 1980 với trị giá 10 triệu đô-la Mỹ. Chiến dịch này tiếp cận thị trường toàn
cầu với hơn 20 quốc gia và quảng bá cho album Bad của ông cũng như chuyến lưu diễn thế giới
cùng tên (1987-88).[84] Mặc dù Jackson đã hợp tác quảng cáo với nhiều công ty khác, chẳng hạn
như LA Gear, Suzuki và Sony, nhưng chưa có chiến dịch nào vượt mặt Pepsi, dẫn đến sự hợp tác
với nhiều ngôi sao ca nhạc khác như Britney Spears và Beyoncé Knowles để quảng bá sản phẩm.[84]
[87]

Tổng thống Ronald Reagan và Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan trước khi trao giải cho Jackson tại Nhà Trắng
vào ngày 14 tháng 5 năm 1984

Jackson ở bên trong Nhà Trắng cùng với Ông bà Reagan

Công việc thiện nguyện của Jackson được công nhận vào ngày 14 tháng 5 năm 1984, khi ông xuất
hiện tại Nhà Trắng để nhận giải thưởng từ Tổng thống Ronald Reagan cho những đóng góp từ
thiện, giúp đỡ người nghiện rượu và lạm dụng ma túy[88] cũng như chiến dịch tuyên truyền "Không lái
xe trong lúc say rượu" của cục Quản lý an toàn giao thông. Jackson cũng ủy quyền sử dụng bài hát
"Beat It" cho chiến dịch này.[89] Khác với những album sau này, Thriller không có chuyến lưu diễn
chính thức để quảng bá, nhưng Victory Tour vào năm 1984 lại phô diễn nhiều bài hát đơn ca của
Jackson đến hơn 2 triệu người Mỹ. Đây cũng là chuyến lưu diễn cuối cùng mà ông thực hiện với
những anh em của mình.[90] Sau khi gặp nhiều tranh cãi về giá vé, Jackson tổ chức một buổi họp báo
và thông báo quyên góp phần lợi nhuận từ Victory Tour cho từ thiện, khoảng từ 3-5 triệu đô-la Mỹ. [91]
[92]
Jackson đồng sáng tác cùng Lionel Richie trong đĩa đơn từ thiện "We Are the World" (1985).[93] Bài
hát được thu âm vào ngày 28 tháng 1 năm 1985[94] và phát hành trên toàn cầu vào tháng 3 năm
1985 nhằm giúp đỡ người nghèo tại Hoa Kỳ và châu Phi. [95] Bài hát thu về 63 triệu đô-la Mỹ để cứu
trợ nạn đói[95] và trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất thế giới, với 20 triệu bản tiêu thụ.
[96]
 "We Are the World" giành 4 giải Grammy vào năm 1985, bao gồm giải "Bài hát của năm".[93] Dù
đạo diễn giải thưởng Âm nhạc Mỹ gỡ bài hát khỏi lễ trao giải vì cảm thấy không phù hợp, chương
trình diễn ra vào năm 1986 sử dụng bài hát này để tôn vinh trong dịp kỷ niệm 1 năm. Nhà sáng lập
của dự án giành thêm 2 giải AMA: một cho sáng tạo nên bài hát và cho ý tưởng USA for Africa.
Jackson, Quincy Jones và nhà quảng bá Ken Kragan nhận giải thưởng đặc biệt cho vai trò sáng tác
nên bài hát.[93][94][97][98]
Jackson bắt đầu quan tâm đến ngành sản xuất âm nhạc sau khi hợp tác với Paul McCartney vào
đầu thập niên 1980. Ông biết được McCartney thu về xấp xỉ 40 triệu đô-la Mỹ mỗi năm từ ủy quyền
bài hát của mình cho người khác.[95] Đến năm 1983, Jackson đầu tư vào quyền xuất bản những bài
hát của tác giả khác, nhưng chỉ nhận mua lại một ít trong số hàng chục lời mời. Các danh mục âm
nhạc mà ông đảm nhận bao gồm Sly Stone với "Everyday People" (1968), Len Barry với "1-2-3"
(1965) và Dion DiMucci cùng "The Wanderer" (1961) và "Runaround Sue" (1961); dù vậy, lần bỏ tiền
đáng kể nhất của Jackson diễn ra vào năm 1985, khi ông mua lại cổ phần trong ATV Music
Publishing sau nhiều tháng thương lượng. [95] ATV sở hữu bản quyền phát hành gần 4000 bài hát,
bao gồm phần lớn các bản thu âm của the Beatles do Lennon-McCartney sáng tác, thuộc danh mục
của Northern Songs.[99]
Vào năm 1984, nhà đầu tư người Úc Robert Holmes à Court, cũng là người sở hữu ATV Music
Publishing, thông báo rao bán danh mục của hãng này.[99] Vào năm 1981, McCartney lên tiếng chào
mua với 20 triệu bảng Anh (40 triệu đô-la Mỹ).[95] Theo McCartney, ông đã liên lạc với Yoko Ono để
cùng mua lại, với mỗi người giá 10 triệu bảng Anh, nhưng cả hai không đạt đến ý kiến thống nhất.
[95]
 Vì không muốn là chủ sở hữu duy nhất những bài hát của the Beatles, McCartney đã từ bỏ ý định
của mình. Jackson lần đầu thông báo về cuộc thương lượng này bởi luật sư của ông, John Branca
vào tháng 9 năm 1984.[99] Luật sư của McCartney còn đảm bảo với Branca rằng McCartney không
có hứng thú trong chuyện đấu thầu. McCartney phát biểu rằng "Vụ này quá đắt đỏ" [95] trong khi các
công ty và nhà đầu tư khác lại rất muốn mua lại. Jackson đưa ra số tiền 46 triệu đô-la Mỹ vào ngày
20 tháng 12 năm 1984.[99] Vào tháng 5 năm 1985, người của Jackson chấm dứt đàm phán sau khi
phải chi trả hơn 1 triệu đô-la Mỹ trong suốt 4 tháng miệt mài thương lượng. [99] Vào tháng 6 năm
1985, Jackson và Branca biết được Công ty Giải trí của Charles Koppelman và Marty Bandier đã có
một thỏa thuận thăm dò cùng Holmes à Court để mua lại ATV Music với số tiền 50 triệu đô-la Mỹ; dù
vậy, vào đầu tháng 8, người của Holmes à Court đã liên lạc với Jackson để bàn bạc lại. Vụ việc
được thông qua vào ngày 10 tháng 8 năm 1985, khi Jackson nâng giá lên 47.5 triệu đô-la Mỹ. [99]

Thay đổi ngoại hình, bàn tán và phim ảnh (1986–1987)[sửa | sửa mã


nguồn]
Xem thêm: Sức khỏe và ngoại hình của Michael Jackson
Làn da của Jackson thuộc loại nâu trung bình trong suốt thời thơ ấu, nhưng bắt đầu đến giữa những
năm 1980 thì da của ông càng trở nên sáng màu. Sự thay đổi này gây ra nhiều hoài nghi đối với
công chúng, trong đó có tin đồn ông đang tẩy da. [100] Theo tiểu sử của J. Randy Taraborrelli, vào năm
1984, Jackson được chẩn đoán mắc bệnh bạch biến và luput, khiến màu da ông trắng dần và trở
nên nhạy cảm với ánh sáng Mặt trời. Quá trình điều trị càng làm da ông nhạt hơn và việc sử dụng
phấn trang điểm để che đi những vùng da xấu trên mặt cũng làm Jackson trông rất trắng. [101] Jackson
khẳng định chỉ phẫu thuật nâng mũi 2 lần và không còn chỉnh sửa nào trên mặt mình. Ông giảm cân
mạnh vào đầu thập niên 1980 do thay đổi chế độ ăn và mong muốn có "thân hình của vũ công".
[102]
 Nhiều nhân chứng nói rằng Jackson thường xuyên hoa mắt chóng mặt và biếng ăn. Giai đoạn
giảm cân sau này trở thành một vấn đề diễn ra định kỳ trong cuộc đời ông. [103]
Jackson trở thành đề tài cho nhiều báo cáo nhạy cảm trong thời gian này. Vào năm 1986, báo lá cải
đưa tin Jackson ngủ trong những phòng bội áp khí oxy để ngăn chặn quá trình lão hóa; với hình ảnh
ông nằm trong chiếc hộp trong suốt. Dù không phải sự thật, thông tin này được giới truyền thông
khai thác rộng rãi, khiến Jackson phải tự mình phủ nhận câu chuyện này. [104] Sau khi Jackson nhận
nuôi một con tinh tinh tên là Bubbles từ phòng thí nghiệm, nhiều báo cáo cho rằng ông càng ngày
sống tách biệt với thực tại.[105] Có thông tin viết rằng Jackson được mời mua lại xương cốt
của Joseph Merrick ("The Elephant Man") và cho dù không đúng sự thật, Jackson cũng chưa từng
phủ nhận câu chuyện này.[106] Tuy ban đầu nhìn nhận những điều này là cơ hội để nổi tiếng, Jackson
lại dừng đưa ra những cử chỉ mập mờ đến công chúng. Do vậy, giới truyền thông bắt đầu tự thêu
dệt những câu chuyện cho riêng mình. [104][107][108] Những thông tin này đánh vào tâm thức của công
chúng, gây nên cảm hứng cho một biệt danh mà Jackson khinh rẻ, "Wacko Jacko". [10][109][110]
Jackson hợp tác với George Lucas và Francis Ford Coppola trong dự án phim 3D dài 17 phút mang
tên Captain EO, ra mắt vào tháng 9 năm 1986 tại Disneyland và EPCOT ở Florida; và vào tháng 3
năm 1987 tại Tokyo Disneyland. Bộ phim có kinh phí 30 triệu đô-la Mỹ này[111] đã thu hút sự chú ý
của công chúng ở cả ba công viên. Sự thu hút vẫn tiếp diễn trong thập niên 90 khi Euro
Disneyland mở cửa vào năm 1992. Tất cả bốn công viên đều tiếp tục trình chiếu nó trong những
năm về sau, lần cuối cùng được nhìn thấy là tại Pháp vào năm 1998. [112] Captain EO sau đó trở lại
Disneyland vào năm 2010 sau cái chết của Jackson. [113] Vào năm 1987, Jackson tách khỏi đạo Nhân
Chứng Giê-hô-va khi họ không chấp nhận video Thriller.[114][115]

Bad, cuốn tự truyện và Neverland (1987–1990)

You might also like