You are on page 1of 7

TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC

III Tác giả, tiêu biểu :


Hình ảnh Siêu thực có lẽ là yếu tố dễ nhận biết nhất của phong trào này, tuy nhiên nó
cũng là thành phần khó nắm bắt nhất để phân loại và xác định. Mỗi nghệ sĩ dựa trên những
mô típ lặp lại nảy sinh trong những giấc mơ hay trong trạng thái vô thức của họ.
Một số họa sĩ tiêu biểu thuộc trường phái Siêu thực có thể kể đến là Joan Miró (1893 –
1983), André Masson (1896 – 1987), René Magritte (1898 – 1967) Yves Tanguy (1900 –
1955), Salvador Dalí (1904 – 1989), v.v.
Một số tác phẩm nổi bật của trường phái nghệ thuật này bao gồm:
+ Tác phẩm Harlequin’s Carnival (1924) của nghệ sĩ Joan Miró mở đầu cho trường
phái siêu thực được nở rộ ở Châu Âu

+ Tác phẩm Mama, Papa is Wounded! (1927) của họa sĩ Yves Tanguy khắc họa sự

tàn khóc của chiến tranh


+ The Son of Man (1964) – René Magritte.
+ The Human Condition (1933) – René Magritte

1 Họa sĩ Salvador Dalí

Salvador Felipe Jacinto Dalí Domènech hay Salvador Felip Jacint Dalí


Domènech (11 tháng 5 năm 1904 – 23 tháng 1 năm 1989), thường được biết đến bằng cái
tên Salvador Dalí, là nghệ sĩ sinh ra tại Figueres, xứ Catalonia, Tây Ban Nha. Ông được coi
như một trong những họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 với phong cách siêu
thực.
Dalí là một họa sĩ lành nghề, nổi tiếng với những hình ảnh ấn tượng và kỳ lạ trong các
tác phẩm siêu thực của mình. Kỹ năng hội họa của ông thường được cho là do ảnh hưởng của
các bậc thầy thời kỳ Phục hưng. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, The Persistence of
Memory(La persistència de la memòria), được hoàn thành vào tháng 8 năm 1931.
Bên cạnh hội họa, ông còn được biết đến như một nhà điêu khắc, nhiếp ảnh, sản xuất
phim... Ông đã đoạt giải Oscar dành cho phim hoạt hình ngắn với bộ phim hợp tác cùng Walt
Disney mang tên Destino. Ngoài ra, ông còn được Hoàng gia Tây Ban Nha trao tặng huân
chương Isabelle.

● TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA ÔNG


● Sự kiên trì của ký ức : La persistència de la memòria) là một bức tranh năm 1931
của nghệ sĩ Salvador Dalí và là một trong những tác phẩm dễ nhận biết nhất của chủ
nghĩa siêu thực. Lần đầu tiên được trưng bày tại Phòng trưng bày Julien Levy vào
năm 1932, kể từ năm 1934, bức tranh đã nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ
thuật Hiện đại (MoMA) ở Thành phố New York, nơi đã nhận được nó từ một nhà tài
trợ ẩn danh. Nó được công nhận rộng rãi và thường được nhắc đến trong văn hóa
đại chúng, đôi khi được gọi bằng các tiêu đề mô tả nhiều hơn, chẳng hạn như "Đồng
hồ nóng chảy", "Đồng hồ mềm" hoặc "Đồng hồ nóng “

Tác phẩm siêu thực nổi tiếng đã giới thiệu hình ảnh của chiếc đồng hồ bỏ túi nóng chảy
mềm mại. Nó thể hiện lý thuyết của Dalí về "sự mềm mại" và "độ cứng", vốn là trọng tâm
trong suy nghĩ của ông vào thời điểm đó. Như Dawn Adès đã viết, "Những chiếc đồng hồ
mềm là một biểu tượng vô thức về thuyết tương đối của không gian và thời gian, một thiền
định siêu thực về sự sụp đổ của các khái niệm của chúng ta về một trật tự vũ trụ cố định"
Và còn vài các tác phẩm khác nữa ví dụ

2 Họa sĩ René Magritte

René Magritte, tên đầy đủ là René-François-Ghislain Magritte, (sinh


ngày 21 tháng 11 năm 1898,
Lessines, Bỉ — mất ngày 15 tháng 8 năm 1967, Brussels), nghệ sĩ
người Bỉ, một trong những họa sĩ Siêu thực nổi tiếng nhất, với những
chuyến bay kỳ lạ pha trộn giữa kinh dị, nguy hiểm, hài và bí ẩn. Các
tác phẩm của ông được đặc trưng bởi những biểu tượng cụ thể -
thân phụ nữ, “người đàn ông nhỏ bé” tư sản, chiếc mũ quả dưa,tác
phẩm quả táo, lâu đài, tảng đá, cửa sổ và những đồ vật bình thường
khác, thường được đặt trong những tình huống bất thường hoặc
đáng lo ngại
Tác phẩm tiêu biểu:

Con trai của người đàn ông: là tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ theo trường phái siêu
thực người Bỉ, René Magritte. Bức tranh này có lẽ là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của
ông

Magritte đã vẽ bức tranh dưới dạng một bức chân dung tự họa. Bức tranh bao gồm một người
đàn ông mặc áo khoác ngoài và đội mũ quả dưa (mũ bowler) đang đứng trước bức tường thấp,
bên kia là biển và bầu trời đầy mây. Khuôn mặt của người đàn ông phần lớn bị che khuất bởi
một quả táo màu xanh lá lơ lửng trong không trung, tuy nhiên vẫn có thể nhìn thấy một phần đôi
mắt đang lấp ló bên cạnh quả táo. Một đặc điểm tinh tế khác là cánh tay trái của người đàn ông
dường như hơi xoay về phía sau, đưa khuỷu tay ra trước.

(Về bức tranh, Magritte nói:


Ít nhất thì nó cũng che đi một phần khuôn mặt, vì thế bạn thấy một khuôn mặt rõ ràng, và
một quả táo, che đi phần hữu hình nhưng bị che khuất, là gương mặt của người này. Đó
là điều luôn diễn ra. Mọi thứ ta thấy đều ẩn chứa một điều gì khác, ta luôn muốn nhìn thấu
được những gì bị che giấu bởi vẻ bề ngoài mà chúng ta nhìn thấy. Có một mối quan tâm
tới thứ bị ẩn giấu và thứ mà vẻ ngoài hữu hình không biểu thị cho chúng ta thấy. Mối
quan tâm này có thể ở dạng một cảm giác khá mãnh liệt, một loại xung đột, người ta có
thể nói, giữa cái hữu hình đang bị ẩn giấu và cái hữu hình đang hiện hữu.) (phần này có
thể thuyết trình bằng lời nói, không cần cho vào powerpoint)

Và còn nhiều tác phẩm khác


Các tác phẩm của ông đều mang 1 ý nghĩa khác nhau và thể hiện 1 cách trân thực
nhất
Trong thập niên 1960, nhiều hình ảnh từ các bức tranh của Magritte đã được sử dụng làm
bìa album, ví dụ như bức tranh Thính phòng được sử dụng làm hình nền của album
"Beck-Ola" bởi nhóm nhạc Jeff Beck.
Paul McCartney, một trong những người hâm mộ của Magritte và hiện sở hữu nhiều bức
họa của ông nói rằng ông được truyền cảm hứng từ những bức họa của Magritte để sử
dụng cái tên "Apple" cho tên tập đoàn của ban nhạc The Beatles.
Hình ảnh người đàn ông với khuôn mặt bị che lấp sau quả táo trong bức tranh Con trai
người đàn ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim khác nhau.
Magritte, cùng với một số bức họa của ông đã được in lên tờ tiền 500 franc của nước Bỉ.
(phần này có thể thuyết trình bằng lời nói, không cần cho vào powerpoint)

You might also like