You are on page 1of 3

MONA LISA

1. Danh họa Leonardo da Vinci


Leonardo da Vinci, sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 - tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng
5 năm 1519 tại Amboise, Pháp), tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci,  là một họa
sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết
học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Ông là tác giả
của những bức hoạ nổi tiếng như Monalisa, Bữa ăn tối cuối cùng.
Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay
trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo
địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.  Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến
thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên
cứu về thủy lực. Leonardo là người thuận cả hai tay trái và phải, trong cuốn sổ tay của mình ông
luôn viết ngược, nghĩa là sử dụng tay trái viết từ phải qua trái, người ta muốn đọc thì phải sử
dụng gương để phản chiếu lại theo chiều thuận, ông làm vậy có thể là do ông không muốn người
khác đọc được những gì trong sổ tay.

2. Bức họa Mona Lisa


Mona Lisa (La Gioconda hay La Joconde) là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng chất
liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng.
Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện được trưng bày tại bảo
tàng Louvre ở Paris, Pháp. Đây có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu hồi
về bảo tàng Louvre.
Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện người phụ nữ với những đường nét trên
khuôn mặt được miêu tả là bí ẩn.
Mona Lisa là tên của Lisa del Gioncondo, nàng là vợ của một thương nhân tơ lụa giàu có tên
Francesco del Giocondo. Bức tranh được đặt hàng cho ngôi nhà mới của họ và để kỉ niệm cho
sinh nhật của đứa con trai thứ hai, Andrea.

*Đánh cắp và hư hại


Danh tiếng ngày càng tăng của bức hoạ còn lớn thêm khi nó bị đánh cắp vào ngày 21 tháng 8
năm 1911. Ngày hôm sau, Louis Béroud, một họa sĩ, đi vào Louvre và vào Salon Carré nơi bức
tranh Mona Lisa đã được trưng bày trong 5 năm. Tuy nhiên, nơi bức tranh Mona Lisa đáng lẽ
phải có ở đó, ông chỉ thấy bốn chiếc móc thép. Béroud liên hệ với người chỉ huy đội canh gác,
ông này cho rằng bức tranh đang được đưa đi chụp ảnh hay cho các mục đích marketing. Vài giờ
sau, Béroud kiểm tra lại với người chịu trách nhiệm khu vực đó của bảo tàng và sự việc được xác
nhận rằng bức tranh Mona Lisa không ở chỗ những nhà nhiếp ảnh. Bảo tàng Louvre bị đóng cửa
một tuần để trợ giúp việc điều tra vụ trộm.
Ở thời điểm đó, bức tranh được cho là đã mất tích vĩnh viễn, và phải mất hai năm trước khi kẻ
trộm thực sự bị phát hiện. Nhân viên bảo tàng Louvre Vincenzo Peruggia đã lấy trộm nó bằng
cách xâm nhập toà nhà trong những giờ mở cửa, trốn trong một phòng để đồ và lấy trộm bức
tranh rồi giấu nó trong áo khoác đi ra ngoài khi bảo tàng đã đóng cửa.
Năm 1956, phần dưới của bức tranh đã bị hư hại nghiêm trọng khi một kẻ phá hoại hắt axít vào
nó. Ngày 30 tháng 12 cùng năm ấy, một người Bolivia trẻ tuổi tên là Ugo Ungaza Villegas đã
phá hoại bức tranh bằng cách ném một hòn đá vào nó. Việc này khiến bức tranh mất một mẩu
màu gần khuỷu tay trái, chỗ này sau đó đã được vẽ lại.

3. Vẻ đẹp bí ẩn của Mona Lisa

Tranh Mona Lisa đã 500 tuổi và giờ đây hầu như cả thế giới
mặc nhiên coi đó là bức tranh đẹp nhất.
a) Vẽ phong cảnh làm nền phía sau
Trong suốt chiều dài của Lịch sử Mỹ thuật, rất hiếm họa sĩ cả gan vẽ thêm phong cảnh làm nền
cho chân dung mà tranh vẫn thành kiệt tác. Số người thành công kiểu này chỉ đếm trên đầu ngón
tay và lại đều xếp sau bậc kỳ tài Leonardo.
Soi vào tranh, ta thấy ông chọn bối cảnh rộng bát ngát với trời mây, núi non, đường mòn, sông
suối, cầu cống, cây cỏ… bao la, phức tạp và tinh tế. Tất cả đều đậm hoặc sáng vừa phải, lại có
sắc màu ngả lạnh để đẩy ra thật xa và nhường ưu tiên cho nhân vật ở phía trước.

b) Những bí ẩn của bức họa Mona Lisa


Dù ta muốn tin hay không thì cũng phải thừa nhận: tranh không hấp dẫn số đông đến vậy nếu
không có những yếu tố ma mị mà ở đây là các ảo giác.
Nụ cười bí ẩn - Không rõ nàng Mona Lisa trong tranh cười hay khóc!
Thật vậy, nụ cười của Mona Lisa trông vô cùng bí hiểm. Đã thế, nếu nhìn từ xa thì chắc chắn là
Mona Lisa đang cười. Còn lại gần thì lại thấy nàng buồn rầu. Với bàn tay thần thánh, với chất
liệu vẽ cổ điển, danh họa da Vinci có thể tạo ra một hiệu ứng hình ảnh quá đỗi vượt tầm thời
gian. Dù ngắm hình ảnh Mona Lisa bao lâu, cũng không thể đánh giá được tâm trạng thật sự của
nàng ta. Nếu nhìn đôi mắt thoạt có vẻ “giống như vui”. Nhưng nhìn bộ mặt, khóe miệng thì có vẻ
rất nghiêm nghị đến lạ kỳ.

Đôi mắt luôn dõi theo từng khán giả, bất kể họ ở vị trí nào trước mặt là ảo giác thứ hai:

Chúng ta từng chứng kiến khá nhiều người khi vào xem Mona Lisa đã vội vàng chạy sang phải,
dạt sang trái, công kênh nhau lên cao rồi nằm mọp sát đất, mắt vẫn không rời tranh. Hóa ra họ
muốn kiểm chứng về đôi mắt nhân vật luôn chăm chú nhìn từng khán giả, bất kể họ đứng hay
nằm ở đâu, miễn là trước mặt nàng. Kết quả đúng như vậy, với bất kỳ ai. Và đây cũng là một bí
ẩn hấp dẫn nữa của bức tranh. Các bạn cũng có thể thấy Mona Lisa không hề có chân mày. Cho
đến bây giờ, người ta vẫn chưa lý giải được vì sao Mona Lisa trong bức tranh không có lông
mày. Điều này khá kỳ quặc vì nó không phải nét văn hóa của thời kỳ đó, cũng như đến tận ngày
nay.
Mật mã trong mắt Mona Lisa
Theo công bố, ở mắt phải của Mona Lisa có ký tự LV, rất có thể đó là tên viết tắt của Leonardo
da Vinci. Hoặc cũng có thể là Lisa – Vinci.

Còn mắt trái cũng có ký tự nhưng chưa xác định được đó là chữ CE hay CB, hoặc GE, GB. Bức
tranh này đã gần 500 năm tuổi rồi nên không còn sắc nét nữa. Ở vòm mắt có số 72, hoặc L và số
2. Theo phân tích thì đó là số 72 trên 1 chiếc cầu, mà người ta xác định được đó là cầu bắc qua
sông Trebbia gần khu vực Placentia, Italy.

Tổng hợp lại các dữ liệu trên. Có thể chữ ở mắt trái Mona Lisa là họ tên của người mà Leonardo
Da Vinci đã yêu. Mắt bên phải là LV, chính là họ tên của ông. Có thể chuyện tình, hoặc tình đơn
phương thời trai trẻ của ông đã xuất hiện gắn với cây cầu nói trên. Năm 1472 là lúc Leonardo Da
Vinci tròn 20 tuổi. Con số 72 có thể là kỷ niệm gì đó về tình yêu. Như vậy, thông qua tranh nàng
Mona Lisa, ông lại bày tỏ tình yêu với một người mà ông thương nhớ trong quá khứ.

Như vậy, Mona Lisa chính là 1 kiệt tác của nhân loại trong thời kì Phục Hưng. Bức hoạ là
minh chứng cho tài năng hội hoạ của Leonardo da Vinci cũng như là 1 trong những biểu
tượng đại diện cho nền nghệ thuật phong phú lúc bấy giờ. Tác phẩm đã đặt nền tảng về
văn hoá tinh thần, góp phần nâng tầm giá trị nghệ thuật và đánh dấu mốc quan trọng cho
thấy sự phát triển vượt bậc trong tư duy hội hoạ thời Phục Hưng của văn minh Tây Âu.
Còn ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa được khai phá, Mona Lisa có lẽ sẽ mãi trường tồn với thời
gian, đi theo năm tháng như một tuyệt tác với những ấn tượng sâu sắc khó phai.

You might also like