You are on page 1of 4

The Big Short (2015): Quyết đấu trong thế giới tiền bạc đầy

nước mắt và hoan hỉ


Hồ Mạnh Toàn
manhtoan212@gmail.com
NVSS

(7-5-2018) — Trong thời gian theo học tại London School of Economics trong những năm 50,
tài phiệt tài chính lừng danh (sau này) George Soros nhận ra một vấn đề bất thường trong các lý
thuyết kinh tế: chúng được phát triển dựa trên giả định về sự hoàn hảo và cân bằng của nền kinh
tế. Trên thực tế, ngay cả đối với các lý thuyết khoa học cũng phải dè dặt mỗi khi bàn đến tính
phổ quát của các giả định về “cân bằng” và “tính hợp lý”. Soros đã phát triển các khung lý thuyết
khái niệm về vấn đề này qua cuốn sách The Alchemy of Finance (1987) và sau đó là The Crisis of
Global Capitalism: Open Society Endangered (1998) và Open Society: Reforming Global
Capitalism (2000).

Tuy nhiên mãi đến sau cuộc khủng hoảng năm 2008 thì lý thuyết của ông mới được chú ý rộng
rãi. Điểm bất cân bằng mà Soros chỉ ra trên lý thuyết trở thành một hiện thực đáng buồn mà số
đông khó nhận thấy. Và có những người nhìn thấy điều ấy, trở thành những người chiến thắng
trong canh bạc lớn về đầu tư/đầu cơ. Đó là câu chuyện The Big Short (Vụ bán khống lớn) kể lại
cho hàng triệu độc giả và khán giả.

The Big Short (2015) dựa trên cuốn sách The Big Short: Inside the Doomsday Machine của
Michael Lewis kể về những con người nhìn ra được sự bất bình thường. Đầu tiên là Michael
Burry (do Christian Bale đóng) từ những sai số đáng ngờ trên số liệu; Jared Vennett (Ryan
Gosling) đánh hơi được cơ hội và kết hợp với nhóm của Mark Baum (Steve Carell) để kiểm tra
trên thực tế; cuối cùng là Jimie Shipley (Finn Wittrock) và John Magaro (Charlie Geller) tình cờ
bắt gặp và nắm lấy cơ hội dưới sự dẫn dắt của Ben Rickert (vai này tài tử Brad Pitt để râu).

Một câu chuyện tưởng như sẽ khô khan đã trở thành một tác phầm hấp dẫn, trào phúng có tầm
vóc và chiều sâu với sự dẫn dắt của Adam McKay. 5 đề cử Oscar ở các đề mục quan trọng như
dựng phim, đạo diễn và cả phim hay nhất; cùng với 1 chiến thắng thuyết phục cho giải kịch bản
chuyển thể xuất sắc là kết quả xứng đáng cho nỗ lực và sự mạo hiểm của Adam.

Cuốn sách The Big Short: Inside the Doomsday Machine của Michael Lewis, xuất bản năm
2011:
The Big Short thông qua ngôn ngữ điện
ảnh nhanh, gọn với cao trào diễn ra liên
tục gần như bóp nghẹt khán giả với
lượng thông tin dày đặc về kinh tế tài
chính, phái sinh, thế chấp đảm bảo và
hàng loạt các yếu tố dễ gây đau đầu
khác. Nhưng không vì thế mà bộ phim
trở nên khó xem khi McKay sử dụng
nhiều chiêu thức khác nhau để khiến
khán giả hứng thú: các cameo với
Margot Robbie, Anthony Bourdain hay
Selena Gomez giải thích về các cụm từ
như CDO tổng hợp, nợ dưới chuẩn hay
bán khống; phá vỡ bức tường thứ 4 khi
Jared Vennett trực tiếp dẫn chuyện; hay
yếu tố giải tài liệu khi lồng ghép các
thước phim từ thời sự, đời thật.

Câu chuyện của ba nhóm cá nhân cũng


đặc biệt thú vị khi họ đại diện cho ba
cách thức sáng tạo khác nhau được đưa
ra trong bài báo “Making creativity: the
value of multiple filters in the
innovation process” xuất bản trên tạp
chí International Journal of Transitions
and Innovation Systems (2014). Sự khác
nhau về cách thức làm việc của ba nhóm
này cũng giúp khán giả phát hiện thêm
nhiều góc nhìn và vấn đề mới của câu chuyện. Michael Burry đại diện cho một khoảnh khắc
Aha! sau một thời gian dài nghiền ngẫm và điều tra kĩ các số liệu quan trọng từ 20 trái phiếu thế
chấp bán chạy nhất. Sau đó, Vennet nhận ra cơ hội từ câu chuyện của Burry và đề cập với nhóm
của Mark Baum. Thông qua quá trình kỉ luật liên tục (“3D method of creativity”) trong cách làm
việc, không chỉ dựa trên các con số dữ liệu mà còn kiểm tra thực địa và nghiền ngẫm, nhóm của
Baum nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề. Cuối cùng là Quỹ Brownfield của Jimie Shipley
và John Magaro, mặc dù còn thiếu 1 tỷ 470 triệu đô để được mon men chơi canh bạc ở mâm trên,
nhưng nhờ sự nhanh nhạy (“serendipity”) khi phát hiện ra vấn đề về thị trường nhà đất từ các báo
cáo của Burry và Vennett mà đã kiểm tra và theo đuổi cơ hội, và biến hiểu biết này thành “lợi thế
chiến lược”.

Không chỉ có trong bản thân câu chuyện, Adam McKay và các diễn viên cũng áp dụng những
phương thức sáng tạo trên để chuyển tải thành công câu chuyện. Được biết, Christian Bale khi
đến trường quay đã đi đứng, thậm chí mượn cả đồ của Michael Burry đã mặc để nhập vai. Anh
còn bất chấp tự thực hiện một số cảnh mà nhân vật Burry chơi trống dù còn bị chấn thương đầu
gối nặng. Đối với Adam và nhà dựng phim Hank Corwin, họ đã liên tục cắt gọt bản phim nhiều
đến mức Hank phát bực với McKay. Để có thẩm định của khán giả với bộ phim, McKay còn tổ
chức một buổi chiếu thử bản phim dài 2 giờ rưỡi cho hơn 300 khán giả để khi ra rạp, bộ phim cô
đọng ở mốc 2 giờ đồng hồ.

Nhà bình luận Anthony Lane của The New Yorker nhận xét: “Bộ phim hơi điên rồ như chính thế
giới mà nó định phơi bày”. Trong thế giới ấy, một cô vũ nữ thoát y sở hữu 5 căn nhà và 1 chung
cư, nhưng là nạn nhân của một một tay quản lý CDO đại diện cho nhà đầu tư nhưng hợp tác với
các ngân hàng để làm ra trái phiếu, và nhiều kẻ mặc vest sang trọng nhưng ăn chơi trác táng
khác; còn những nhân vật chính, người phát hiện ra sự bất cân bằng thì cũng kiếm bộn tiền từ đó.

Những khung cảnh cuối cùng, The Big Short giáng một đòn mạnh vào người xem khi những gì
Burry dự đoán trở thành sự thật. Giữa sự sụp đổ ấy, Mark Baum suy tư và có phần bất lực khi nói
chuyện với đồng nghiệp. Anh nhận ra dù anh không sai khi kiếm được tiền nhưng anh cũng
không đúng khi làm điều đó, và tệ hơn nữa là chẳng có gì thực sự được giải quyết cả.

Khi làm việc với các chất liệu trong tay, McKay và biên kịch Charles Randolph nhận ra mặc dù
có cái kết bi kịch, câu chuyện lại tràn ngập sự châm biếm và kịch tính, đôi lúc vượt quá sự tưởng
tượng. Trước đó hai năm, đạo diễn Martin Scorsese và tài tử Leonardo DiCaprio đã kể lại một
câu chuyện không thể tin nổi về một huyền thoại khác của phố Wall: sói già Jordan Belfort. Câu
chuyện trong The Wolf of the Wall Street ở cá nhân hơn, nhưng cái kết của cả hai câu chuyện
đều để lại một dư vị kì lạ: trật tự luôn quay về một điểm cân bằng, đó là sự bất cân bằng.

Một số link tham khảo thêm:

• https://www.rogerebert.com/reviews/the-big-short-2015
• https://www.rogerebert.com/interviews/people-are-smart-adam-mckay-on-the-big-short
• https://www.nytimes.com/2015/12/11/movies/review-in-the-big-short-economic-
collapse-for-fun-and-profit.html?partner=rss&emc=rss
• https://search.proquest.com/openview/7d0ca0b93c49ace4b7f270a45a39f68b/1?pq-
origsite=gscholar&cbl=24820
• https://www.georgesoros.com/2014/01/13/fallibility-reflexivity-and-the-human-
uncertainty-principle-2/
• https://www.imdb.com/title/tt1596363/
• https://www.rottentomatoes.com/m/the_big_short/
• http://www.metacritic.com/movie/the-big-short
• https://www.youtube.com/watch?v=281mZySL3bw&t=266s
• https://www.youtube.com/watch?v=l3fzFUs-hYM
• https://www.youtube.com/watch?v=pJ743jQruEQ

** Tất cả các nhân vật và câu chuyện trong phim đều có thật và vẫn đang tồn tại ngoài đời. Chỉ
có một khác biệt: Hiện nay họ đều rất giàu có và trở thành huyền thoại của Wall Street. **

References:

Soros, G. (1987). The Alchemy of Finance. Reading of mind of the market. New York, NY:
Wiley.

Soros, G. (1998). The Crisis of Global Capitalism Open Society Endangered. New York, NY:
PublicAffairs.

Soros, G. (2000). Open Society: Reforming Global Capitalism. New York, NY: PublicAffairs.

Lewis, M. (2011). The Big Short: Inside the Doomsday Machine. WW Norton & Company.

Vuong, Q. H., & Napier, N. K. (2014). Making creativity: the value of multiple filters in the
innovation process. International Journal of Transitions and Innovation Systems, 3(4), 294-327.

Napier, N. K., & Vuong, Q. H. Serendipity as a strategic advantage?. In T. Wilkinson (ed.)


Strategic Management in the 21st Century (vol. 1, pp. 175-199). Westport, CT: Praeger/ABC-
Clio.

You might also like