You are on page 1of 11

.

Bổ sung kiến thức

a) So sánh hiệp định Sơ bộ (6 / 3 / 1946) và hiệp định Giơ ne vơ ( 21 / 7 / 1954)

❖ Điểm giống nhau:

Hoàn cảnh: Đều là các văn kiện kí kết giữa chính phủ Việt Nam và Thực dân Pháp.

Mục đích: Giải quyết vấn đề chiến tranh bằng biện pháp hòa bình.

Nội dung: Ngừng bắn để tiến hành các hoạt động hòa bình.

Thực hiện: Phía Việt Nam luôn nghiêm chỉnh tuân thủ nhưng Pháp lại tìm cách phá bỏ và
vi phạm.

Ý nghĩa:

● Thể hiện khát khao hòa bình và thiện chí của dân tộc Việt Nam.
● Sách lược ngoại giao khôn khéo mềm dẻo của Đảng và Chính phủ Việt Nam.
❖ Điểm khác nhau:

Tiêu chí Hiệp định Sơ bộ (6 / 3 / 1946) Hiệp định Giơ ne vơ ( 21 / 7 / 1954)

Sau khi chiếm xong Nam bộ Pháp


muốn đưa quân ra bắc bằng biện Sau chiến thắng Điện biên phủ Việt
pháp hòa bình. Nam được Trung quốc, Liên xô và
Hoàn cảnh Pháp Tưởng cấu kết với nhau bằng các nước XHCN ủng hộ cuộc đấu
hiệp ước Hoa Pháp. tranh bằng quân sự và ngoại giao.
Đất nước lâm vào tình trạng khó
khăn mọi mặt.

Hội nghị gồm 9 bên tham dự: Anh,


Chính phủ Việt Nam và đại diện
Pháp, Mĩ, Liên xô, Trung quốc, Việt
Đại diện chính phủ Pháp ở Việt Nam.
Nam và 3 chính phủ tay sai.
tham gia Việt Nam chủ động đàm phán với
Việt Nam không có quyền chủ động,
Pháp.
quyết định nội dung của hội nghị.

Tạo cho ta thời gian hòa bình để


củng cố và xây dựng lực lượng. Buộc Pháp phải kí kết hiệp định công
nhận các quyền dân tộc cơ bản của
Mục đích Tránh cùng một lúc phải dối phó với Việt Nam, rút quân về nước chấm dứt
nhiều kẻ thù, gạt quân Tưởng về chiến tranh.
nước.
Phạm vi Liên quan chủ yếu ở Việt Nam. 3 nước Đông dương.

Pháp thi hành hiệp định nhưng lại rút


Pháp bội ước , không thi hành các quân khỏi miền Nam khi chưa thực
Kết quả
nội dung đã kí. hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử
thống nhất hai miền Nam – Bắc.

Pháp không công nhận nền độc lập Việt Na, chỉ giải phóng được một nửa
đất nước.
Hạn chế của Việt Nam.
Lào chỉ giải phóng được hai tỉnh Sầm
Pháp được đưa quân ra bắc.
Nưa và Phongxali.

Tương quan giữa Ta và Pháp còn Sau chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra
Nguyên chênh lệch. xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn,
nhân đưa Việt Nam còn non yếu về nhiều mọi vấn đề do các nước lớn quyết
đến hạn chế mặt. Chưa giành thắng lợi quân sự định.
lớn trên chiến trường.

b) So sánh cách mạng tháng 8 năm 1945 với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954)

❖ Điểm giống nhau:

Về nhiệm vụ: Hoàn thành, cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

Tính chất:

- Là những cuộc đấu tranh mang tính chính nghĩa của nhân dân ta.
- Là những cuộc chiến tranh bảo vệ giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.

Về nghệ thuật chiến tranh:

- Có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với cả đấu tranh chính trị.
- Giành thắng lợi từng bước để tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- Có sự phát triển kết hợp của phong trào đấu tranh ở nông thôn và thành thị.
- Phát triển Chiến Tranh Du Kích.
- Toàn dân đánh giặc, lấy chủ động tích cực tiến công địch làm phương thức tác chiến
chủ yếu.

Về lực lượng: đều chú trọng tổng hợp lực lượng chính trị của quần chúng trong các mặt
trận dân tộc thống nhất.
Về nguyên nhân thắng lợi:

Nguyên nhân chủ quan: Đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo của Đảng cộng
sản đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh , tinh thần yêu nước , đoàn kết chiến đấu của
nhân dân Việt Nam.

Ý nghĩa:

- Góp phần vào chiến thắng của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bài học kinh nghiệm: biết huy động nguồn lực để phát huy sức mạnh của toàn dân tộc ,
đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của nhân dân

❖ Điểm khác nhau:

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-


Tiêu chí Cách mạng tháng 8 năm 1945
1954)

Nhân dân chưa có chính quyền Việt nam có độc lập và chính quyền
cách mạng. Diễn ra khi đang có sự hòa hoãn giữa các
Chịu tác động của chiến tranh thế cường quốc.
Bối cảnh
giới thứ 2. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển
Không có sự can thiệp từ bên mạnh mẽ và được sự ủng hộ của quốc tế.
ngoài.

Phát xít nhật và tay sai , triều đình Thực dân pháp và can thiệp Mĩ.
Kẻ thù
phong kiến.

Chống đế quốc, phát xít giành lại Kháng chiến chống Pháp và bảo vệ nền
Nhiệm vụ độc lập cho dân tộc. độc lập dân tộc.
Xây dựng đất nước về mọi mặt.

Đi từ khởi nghĩa từng phần lên Có sự kết hợp giữa chiến trường chính
tổng khởi nghĩa. và chiến trường phụ ( Mặt trận chính
diện và sau lưng địch).
Phát triển chiến tranh du kích.
Nghệ thuật Có sự kết hợp của lực lượng vũ trang 3
Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ
quân sự thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa
trang, chủ yếu là chính trị.
phương và dân quân du kích).
Có sự phát triển từ chiến tranh du kích
lên chiến tranh chính quy, từ đánh du
kích lên đánh vận động quy mô lớn.
Kết hợp đánh tập chung và đánh phân
tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao.

Lực lượng lượng chính trị giữ vai Xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân
Lực lượng trò quan trọng trong thắng lợi. Lực lượng chính trị tập hợp trong mặt
trận Liên Việt.

Cách thức Tiến hành khởi nghĩa giành chính Quân sự kết hợp với ngoại giao.
kết thúc quyền (biện pháp quân sự).

Đập tan ách thống trị của Phát xít Giải phóng hoàn toàn Miền Bắc
thành lập nước Việt Nam dân chủ Pháp phải tập kết vào Nam và rút quân
Kết quả cộng hòa. về nước.
Thiết lập quyền độc lập chính trị
của dân tộc áp bức.

c) So sánh kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch ĐờLátđơ tátxinhi (1950)

❖ Điểm giống nhau:

Hoàn cảnh:

- Đều được đặt ra khi các kế hoạch quân sự trước đó của Pháp không thành công.
- Đều ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng giữa chiếm
đất và giành dân.
- Cách mạng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và nhận được sự ủng hộ tích cực của
cách mạng thế giới.

Bản chất: Đều thuộc loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, chủ yếu là dựa vào
lực lượng quân sự của Pháp.

Nội dung: đều bao vây, cô Lập căn cứ địa Việt Bắc.

Mục đích:

- Đều nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.


- Đều có mục tiêu làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở đông dương.

Về thế lực: Đều có sự can thiệp hỗ trợ của Mỹ .Mỹ đều muốn từng bước thay chân và
Pháp thống trị Đông Dương.
Kết quả: Đều thất bại bởi các chiến dịch tấn công quân sự của ta.

❖ Điểm khác nhau:

Tiêu chí Kế hoạch Rơve (1949) Kế hoạch ĐờLátđơ tátxinhi (1950)

Pháp vẫn giữ thế chủ động trên chiến Pháp không giữ được thế chủ động
trường. trên chiến trường.
Hoàn cảnh Cách mạng Việt Nam đang phát triển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận
, cả hai ở thế giằng co trên chiến lợi giành thế chủ động trên chiến
trường chính. trường.

Bao vây , cô lập căn cứ địa Việt Bắc. Giành lại thế chủ động trên chiến
Mục đích
trường chính Bắc Bộ.

Quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung về Quy mô lớn mang tính toàn diện,
quân sự với những cuộc tấn công quy không chỉ về quân sự mà còn có
mô nhỏ giữa hai bên. chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh
Quy mô tế.
Mở rộng chiến tranh ra cả ba nước
Đông dương với những cuộc tấn công
quy mô lớn vỡi ta.

Làm cho căn cứ địa Việt Bắc bị bao Đưa cuộc chiến tranh xâm lược Đông
vây và cô lập. dương sang một bước mới, quyết liệt
Tác động
hơn gây ra nhiều khó khăn cho cuộc
kháng chiến của nhân nhân ta.

d) So sánh chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu đông 1950

❖ Điểm giống nhau:

Về hoàn cảnh:

- Đều được tiến hành khi Pháp đề ra những kế hoạch quân sự mới.
- Cách mạng Việt Nam đang lâm vào tình trạng khó khăn, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,
cô lập. Việt Nam chưa giành được quyền chủ động về chiến lược trên chiến trưởng
chính.

Về mục đích: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch .


Về địa bàn: Chiến trường rừng núi , gắn liền với căn cứ địa Việt Bắc .

Về nghệ thuật chỉ đạo: có sự kết hợp chiến đấu giữa chiến trường chính và chiến trường
phụ ”.

Về ý nghĩa:

- Làm phá sản các kế hoạch quân sự của Pháp.


- Thể hiện sự lãnh đạo tải tinh , sáng tạo của Đảng , tinh thần đấu tranh kiện cường, bất
khuất của nhân dân Việt Nam.

❖ Điểm khác nhau:

Tiêu chí Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 Chiến dịch Biên giới thu đông 1950

Cách mạng Việt Nam vẫn nằm trong Trung quốc, Liên xô và các nước XHCN
thế bao vây và cô lập. công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với
Việt Nam.
So sánh tương quan lực lượng chưa
Hoàn có lợi cho ta. Chiến tranh kích phát triển ở vùng sau lưng
cảnh địch.Lực lượng cách mạng từng bước lớn
mạnh.
Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông dương.

Phải phá tan cuộc tiến công mùa Khai thông biên giới Việt – Trung để mở
Mục đích đông của giặc Pháp. liên lạc với thế giới.
Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Loại hình Chiến dịch phản công quy mô lớn. Chiến dịch tấn công quy mô lớn.
chiến dịch

Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến. Giải phóng 750km biên giới.
Bảo vệ căn cứ địa kháng chiến. Chọc thủng hành lang Đông Tây, phá vỡ thế
Kết quả
bao vây căn cứ địa Việt Bắc.
Pháp vẫn chưa rút ra khỏi đường số
4.

Ý nghĩa Đập tan âm mưu “đánh nhanh thắng Làm phá sản kế hoạch Rơve.
nhanh” của thực dân Pháp Hậu phương kháng chiến dược mở rộng và
Pháp chuyển sang chính sách: “dùng nối liền.
người Việt đánh người Việt”, “lấy Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng
chiến tranh nuôi chiến tranh” chiến chống Pháp: từ chiến tranh du kích lên
chiến tranh chính quy, từ thế bị động sang
thế chủ động trên chiến trường chính Bắc
Bộ.
Đưa cuộc kháng chiến thoát khỏi thế bao
vây cô lập, chuyển sang giai đoạn tiến công
chiến lược.

e) So sánh chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

❖ Điểm giống nhau:

Về hoàn cảnh:

- Đều được tiến hành khi Pháp đề ra những kế hoạch quân sự mới
- Đểu nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và
nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Về mục địch:

- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai.
- Phá tan các kế hoạch quân sự của Pháp.

Về loại hình chiến dịch: Đều là chiến dịch tấn công quy mô lớn của quân dân ta.

Về địa bàn: Diễn ra ở chiến trường rừng núi, nông thôn .

Về nghệ thuật chỉ đạo:

- Có sự kết hợp chiến đấu giữa chiến trường chính và chiến trường phụ .
- Giữ vững và phát huy thế chủ động tấn công địch.

Trận đánh mở màn: Chọn cứ điểm có vị trí chiến lược quan trọng nhưng lực lượng dịch
không quá mạnh để đảm bảo yếu tố chắc thắng. Trong chiến dịch Biên giới trận tấn công
Đông Khê, Trong chiến dịch Điện Biên Phủ là trận tấn công vảo cử điểm Him Lam và
phân khu Bắc.

Về kết quả: Đều giành được thắng lợi lớn , giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn.

Về ý nghĩa:

- Đều góp phần làm thất bại các kế hoạch quân sự của Pháp ở Việt Nam.
- Đều là những chiến thắng quân sự có ý nghĩa lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
❖ Điểm khác nhau:

Tiêu chí Chiến dịch Biên giới thu đông Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
1950

Thực dân Pháp chịu nhiều thiệt hại ,


Trước khi mở chiến dịch ta ở thế bị ngày càng lâm vào thế bị động, lúng
động trên chiến trường chính Bắc túng sau cuộc tiến công chiến lượng
Hoàn Bộ. Đông Xuân 1953-1954 của ta.
cảnh Pháp tăng quân phòng thủ trên Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến
đường số 4 để bao vây căn cứ địa tranh ở Đông dương.
Việt Bắc. Có sự phối hợp chiến đấu đáng kể
của quân dân Lào.

Mục tiêu
Hệ thống phòng thủ trên đường số 4. Tập đoàn Điện Biên Phủ.
của ta

Giải phóng tây bắc, tạo điều kiện


Khai thông biên giới Việt Trung. giải phóng bắc Lào.
Mục đích Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Phá tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
Bắc. Đánh bại ý chí xâm lược của Pháp
và can thiệp Mĩ.

Đánh “ Công kiên”.


Hình thành thế bao vây toàn diện;
tập trung ưu thế binh lực, hỏa lực,
đánh hiệp đồng binh chủng, lần lượt
tiêu diệt gọn từng cứ điểm…; đánh
Chiến
Đánh điểm diệt viện, đánh vận động. bằng các hình thức tiến công, phòng
thuật ngự, đánh phản kích, đánh lấn từng
bước thắt chặt vòng vây, cắt tiếp tế
của địch làm cho địch bị tiêu hao,
mệt mỏi, bị tiêu diệt từng bộ phận,
cuối cùng tổng công kích tiêu diệt
toàn bộ quân địch.

f) So sánh kế hoạch Đờlátđơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp

❖ Điểm giống nhau:

Về hoàn cảnh:

- Được Pháp đề ra khi các kế hoạch quân sự trước đó thất bại.


- Pháp gặp tổn thất lớn, bị mất quyền chủ động trên chiến trương chính Bắc bộ.
- Mĩ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng
chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay Pháp ở Đông Dương.
- Đều ra đời trong mối mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng, giữa chiếm đất và
giành dân.

Về bản chất: Đều thuộc loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, chủ yếu dựa vào
lực lượng quân sự của Pháp.

Về mục đích:

- Giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

Về nội dung: Xây dựng lực lượng cơ động mạnh để đối phó với các đại đoàn chiến lược
của ta.

Về thể lực: Đều có sự can thiệp và hỗ trợ của Mĩ . Mĩ viện trợ tài chính, vũ khí quân sự
cho Pháp, đưa cố vấn quân sự sang Việt Nam.

Về kết quả: Đều thất bại sau những chiến dịch chủ động tấn công của quân ta.

❖ Điểm khác nhau:

Tiêu chí Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi Kế hoạch Nava

Pháp không giữ quyền chủ động Thực dân Pháp chịu nhiều thiệt hại,
trên chiến trường chính Bắc Bộ. ngày càng sa lầy vào chiến tranh
Đông dương.
Cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam ngày càng quyết liệt gây Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc
cho Pháp nhiều khó khăn. chiến.
Việt Nam hoàn toàn nắm quyền chủ
Hoàn cảnh động trên chiến trường chính Bắc
Bộ.
Cách mạng phát triển mạnh mẽ về
mọi mặt.
Ra đời trong thế thua và bị động
nhưng lại đặt ra những mục tiêu lớn
nhất, tham vọng lớn nhất.

Mục đích Xoay chuyển cục diện chiến tranh Xoay chuyển cục diện chiến tranh để
để nhanh chóng kết thúc chiến kết thúc chiến tranh trong danh dự
tranh. (Điểm lùi về mặt chiến lược).

Xây dựng lực lượng quân cơ động Tập chung binh lực ở Bắc bộ nhằm
Thủ đoạn mạnh, tiến hành phá hoại vùng tự tạo ra “nắm đấm thép” tiến công lên
do của ta. căn cứ địa Việt Bắc.

g) Đánh giá về các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp

❖ Điểm tương đồng của các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954 )
Các chiến dịch: Chiến dịch Việt Bắc ( 1947 ), Chiến dịch Biên giới ( 1950 ), Cuộc tiến
công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Về mục đích:

- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp.


- Giải phóng một vùng đất đai, giải phóng dân.

Về địa bàn: chủ yếu diễn ra ở chiến trường vùng rừng núi Việt Bắc có sự kết hợp với
chiến đấu ở vùng đô thị.

Về nghệ thuật quân sự:

- Có sự phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường phụ.
- Có sự kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.
- Tư tưởng chủ đạo trong các chiến dịch là chiến lược chủ động tiến công địch.

Về ý nghĩa:

- Đánh bại các kế hoạch quân sự của Pháp.


- Giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
- Góp phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Pháp.

h) Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ nhất ( 1858 - 1945 ) với lần thứ hai
(1945 - 1954 )

Về bản chất:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của Pháp.
- Đều mang bản chất của chiến tranh phi nghĩa , một cuộc chiến tranh “ ăn cướp ”.
Về bối cảnh: Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là quốc gia có độc lập và chủ quyển.

Về mục đích:

- Biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, tận dụng nguồn
lao động rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Dùng Việt Nam làm bàn đạp để tấn công xâm lược các nước khác.

Về lực lượng: Sử dụng quân viễn chinh Pháp trực tiếp đi xâm lược.

Về công cụ xâm lược: Kết hợp các thủ đoạn quân sự với chính trị và ngoại giao ,

Về thủ đoạn xâm lược:

- Luôn muốn sử dụng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh nhằm lợi dụng ưu thế về binh
lực, hỏa lực, giảm những thiệt hại về người và tài chính của Pháp. Nhưng Pháp không
thành công, đều phải chuyển sang đảnh lâu dài.
- Chủ trương đúng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh nhằm
giảm xương máu và của cải của Pháp.
- Dựng nên chính quyền bù nhìn lầm tay sai trong quá trình xâm lược và thống trị, lợi
dụng sự suy yếu và nhu nhược của một bộ phận vua quan triều Nguyễn.
- Tìm sự hỗ trợ của các thế lực tư bản khác. Trong cuộc xâm lược đầu tiên, quân Pháp có
sự hỗ trợ tác chiến của Tây Ban Nha . Trong cuộc chiến tranh xâm lược lần hai, Pháp
nhờ sự giúp đỡ của quân Anh, về sau phải dựa vào nguồn việc trợ của Mĩ.

Về quá trình xâm lược: Đều tấn công xâm lược được miền Nam trước, sau đó sử dụng biện
pháp quân sự, chính trị, ngoại giao để đưa quân ra đánh chiếm cả nước.

Về quy mô: Gắn chiến tranh xâm lược Việt Nam với mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và
Campuchia nhằm xây dựng liên bang Đông Dương nằm trong khối liên hiệp Pháp.

Về thái độ của nhân dân: Luôn nêu cao tinh thần đấu tranh chống Pháp đủ trong bất cứ
hoàn cảnh nào.

Về kết quả: Đều gặp những thất bại nặng nề và rút quân về nước.

Về tác động: Chính sách xâm lược và cai trị của Pháp làm cho đời sống nhân dân Việt Nam
điêu đứng khổ cực, lầm than, lâm vào cảnh nước mất, nhà tan.

You might also like