You are on page 1of 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài


Dứa là loại trái cây quí, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được
coi là “nữ hoàng” (Queen) của các loài quả. Diện tích trồng dứa ở nước ta hiện
nay khoảng 39.900ha, sản lượng 502.700 tấn, kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm dứa đạt 41,4 triệu USD/ 1 năm, đứng đầu trong xuất khẩu rau quả. Cây
dứa đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho hàng triệu nông
dân ở nhiều địa phương trong cả nước.
Trong các sản phẩm chế biến từ dứa, nước dứa được tiêu thụ nhiều nhất vì
nó có giá trị kinh tế cao, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản lâu dài.
Trong quy trình sản xuất nước dứa thì băm ép nước dứa là những khâu quan
trọng quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm.
Hiện nay, các nhà máy chế biến dứa quy mô công nghiệp mới chỉ đáp ứng
được một phần nhu cầu chế biến dứa nguyên liệu. Tại nhiều địa phương đang rất
thiếu những thiết bị ép nước dứa phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu và khả
năng đầu tư của các doanh nghiệp chế biến. Các thiết bị chế biến dứa hiện đại
nhập khẩu của nước ngoài tuy năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt nhưng cần
vốn đầu tư rất lớn, không phù hợp với quy mô và khả năng tài chính của các cơ
sở sản xuất trong nước. Một số cơ sở sản xuất, Viện, trường Đại học đã nghiên
cứu thiết kế, chế tạo một số máy băm, ép nước dứa. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn
chế như: chất lượng sản phẩm không ổn định, chi phí năng lượng lớn, chi phí
đầu tư thiết bị, bảo trì và sửa chữa lớn nên các cơ sở sản xuất khó chấp nhận.
Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thiết bị băm ép nước
dứa, thiết bị chế tạo trong nước rất ít và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên
cứu thiết kế, chế tạo thiết bị băm ép nước dứa phù hợp với điều kiện sản xuất
trong nước nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, có thể
triển khai áp dụng rộng rãi trong sản xuất là vấn đề rất cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên đây, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một
số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép nước dứa”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tạo ra thiết bị băm ép nước dứa phục vụ sản xuất nước dứa và nước dứa cô
đặc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng điện,
giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
- Xác định một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc tối ưu làm cơ sở để
hoàn thiện thiết kế, chế tạo liên hợp máy băm ép nước dứa.
2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu


- Xác định tính chất cơ lý, hóa của dứa liên quan đến quá trình băm ép dứa.
- Xây dựng mô hình lý thuyết quá trình ép nguyên liệu dứa nhằm định
hướng cho việc thiết kế liên hợp máy băm ép dứa.
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số thông số về cấu tạo và chế
độ làm việc tối ưu làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình công nghệ và
thiết kế, cải tiến liên hợp máy băm ép dứa.
- Ứng dụng liên hợp máy băm ép nước dứa trong sản xuất nhằm xác định hiệu
quả kinh tế - kỹ thuật của liên hợp máy để có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép nước
dứa: tốc độ dao băm, tốc độ vít xoắn, khe hở cửa thoát bã và chiều rộng lỗ sàng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình liên hợp máy băm ép dứa kiểu vít xoắn BE-500 có năng
suất 500 kg/h.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đã ứng dụng phương pháp mô hình hóa và mô phỏng để biểu diễn mối
quan hệ của một số thông số trong quá trình ép nước dứa và ứng dụng để xác định
một số thông số cơ bản về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép
nước dứa, nhằm định hướng cho việc thiết kế, chế tạo liên hợp máy.
- Đã thiết kế, chế tạo thành công liên hợp máy băm ép nước dứa có bộ phận
băm và bộ phận ép lắp trên cùng một khung bệ máy, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động và tiết kiệm điện năng phù hợp với quy
mô của các cơ sở chế biến ở nước ta hiện nay.
6 Những đóng góp mới của luận án
- Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực nghiệm đã thiết lập được mô hình toán
và mô phỏng được mối quan hệ của một số thông số trong quá trình ép từ đó xác
định được các thông số cơ bản về cấu tạo và chế độ làm việc của liên hợp máy
băm ép nước dứa nhằm định hướng cho việc thiết kế liên hợp máy.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đơn, đa yếu tố và nghiên cứu tối ưu tổng
quát đã xác định được giá trị tối ưu của các yếu tố vào: tốc độ quay của vít xoắn,
khe hở cửa thoát bã, chiều rộng lỗ sàng và giá trị tối ưu của các thông số ra: độ sót
dịch quả, năng suất máy và chi phí điện năng riêng. Đó là cơ sở để hoàn thiện thiết
kế và chế tạo liên hợp máy băm ép nước dứa phục vụ sản xuất.
- Đã thiết kế chế tạo liên hợp máy băm ép nước dứa có bộ phận băm được kết
3

cấu bởi các hàng dao động và dao tĩnh bố trí xen kẽ nhau, bộ phận ép kiểu vít xoắn
hình côn với bước xoắn giảm dần, nhờ đó giảm được lượng dịch quả sót theo bã,
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thuận lợi cho việc tự động hóa dây
chuyền sản xuất. Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, hoàn toàn có thể chế tạo
trong nước thay thế cho các thiết bị nhập ngoại đắt tiền, vì thế có thể áp dụng rộng
rãi cho các cơ sở sản xuất.
7 Cấu trúc nội dung luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị các phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về công nghệ và thiết bị băm ép dứa.
Chương 2: Nguyên liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Mô hình hóa và mô phỏng quá trình ép nước dứa.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ
VÀ THIẾT BỊ BĂM ÉP NƯỚC DỨA
1.1 Đặc điểm cấu tạo, phân loại, thành phần hoá học và công dụng của quả
dứa
1.1.1 Đặc điểm cấu tạo của quả dứa
Quả dứa thuộc loại quả kép, bao gồm nhiều quả gắn trên một trục hoa. Kích
thước, màu sắc, hình dạng quả thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện trồng. Về cấu
tạo quả dứa có 3 phần: vỏ quả, thịt quả và lõi (hình 1.1).

Chồi (hoa)
Thịt
Vỏ

Lõi

Hình 1.1 Quả dứa


1.1.2 Phân loại dứa
a) Phân loại theo giống
Dứa được phân thành ba nhóm chính:
Nhóm Queen (Hoàng hậu): Quả nhỏ, mắt lồi, vỏ cứng, thịt quả vàng đậm,
giòn, hương thơm, vị ngọt đậm, có chất lượng cao, nhưng năng suất thấp.
Nhóm Cayen (Cayenne): Quả to, mắt to và nông, vỏ mỏng, nhiều nước, thịt
ít vàng, ít ngọt hơn dứa Queen, năng suất cao, phù hợp để chế biến công nghiệp.
Nhóm Tây Ban Nha (Spanish): Chịu bóng rợp tốt, quả to, mắt sâu, thịt quả
vàng nhạt có chỗ trắng, vị chua, ít thơm nhưng nhiều nước.
4

Các giống dứa khác nhau có nhiều đặc điểm công nghệ khác nhau nên khi
chế biến cần phải điều chỉnh thiết bị và công nghệ cho phù hợp với mỗi loại dứa.
b) Phân loại theo độ chín
Đặc điểm và tính chất công nghệ của dứa phụ thuộc vào độ chín (bảng 1.1).
Bảng 1.1 Đặc điểm phân loại quả dứa theo độ chín.
Phân loại Đặc điểm nhận dạng Đặc điểm khác
Độ 0 Vỏ có màu xanh, chưa có Độ cứng >4 kG/cm2, thịt quả màu trắng, rất ít
(dứa xanh) hàng mắt nào màu vàng. nước, vị nhạt, chưa có mùi thơm.
Độ 1 Vỏ xanh, có 12 hàng Độ cứng từ 34kG/cm2, thịt quả hơi vàng, ít
(dứa ương) mắt gần cuống màu vàng. nước, hàm lượng đường thấp, ít mùi thơm.
Vỏ màu xanh - vàng, có Độ cứng từ 23kG/cm2, thịt quả màu vàng
Độ 2
từ 34 hàng mắt màu nhạt, nhiều nước, hàm lượng đường cao, mùi
(dứa chín)
vàng. thơm mạnh.
Độ 3 Vỏ dứa vàng gần như Vỏ mềm, bấm ngón tay ra nước, độ cứng
2
(dứa quá hoàn toàn, có chỗ chuyển <2kG/cm , thịt quả màu vàng sẫm, dễ bị lên
chín) màu thâm. men, mùi thơm mạnh có thể có mùi chua.
1.1.3 Thành phần hóa học của quả dứa
Quả dứa có hàm lượng nước, hàm lượng đường cao, giàu axit hữu cơ,
vitamin C, B1, B2, B3, nhiều khoáng chất ka li, can xi, ma giê, phốt pho, sắt và
enzim promelin.
Các thành phần chủ yếu gồm: Nước chiếm 72 - 88%; chất khô: 15 - 24%;
đường 8 - 19%; trong đó saccaro chiếm 70%; axit hữu cơ từ 0,3 - 0,8%, phần lớn
là axit xitric, còn lại là axit malic, axit tartaric, axit sunxinic. Hàm lượng protit
khoảng 0,5%, chất khoáng 0,25%; vitamin C 40%mg; vitamin B1, B2, B3 ...
khoảng 0,04 đến 0,09 %mg.
Thành phần hóa học của dứa biến động theo giống, độ chín, thời vụ thu
hoạch, điều kiện canh tác và địa bàn trồng trọt.
1.1.4 Công dụng của quả dứa
a) Trong lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp
- Dứa để ăn tươi hoặc chế biến các món ăn được nhiều người ưa thích.
- Chế biến các sản phẩm thực phẩm: đồ hộp, đông lạnh, sấy khô, nước dứa
tươi và nước dứa cô đặc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Sản xuất rượu quả, cồn, dấm, xitrat, thức ăn chăn nuôi và phân bón.
- Chiết xuất ra chế phẩm bromelin dùng trong công nghiệp sản xuất nước
chấm, thuộc da, vật liệu làm phim,...
b) Trong y học và mỹ phẩm
Các sản phẩm chế biến từ dứa có thể dùng để phòng và chữa bệnh huyết áp
cao, giảm cholesterol, làm bền thành mạch máu, chống loãng xương, giảm ho, tiêu
đờm, tẩy giun kim và làm tan sỏi thận,...
5

Dứa còn dùng để sản xuất một số thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe,
sản xuất mỹ phẩm làm đẹp rất có giá trị.
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa trên thế giới
Dứa là một trong những cây ăn quả quan trọng trên thế giới, đứng thứ 3 sau
chuối và cây có múi, là loại cây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng
nhiều ở Nam Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc,… trong đó các nước châu Á chiếm trên
60% sản lượng dứa của thế giới. Sản lượng dứa quả trên thế giới hàng năm đạt gần
20 triệu tấn. Philippin và Braxin là hai nước sản xuất dứa lớn nhất thế giới, tiếp
đến là Thái Lan, Costa Rica, Trung Quốc, Ấn độ, Indonexia,... Việt Nam xếp thứ
10 trong số các nước sản xuất dứa nhiều nhất thế giới
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa trong nước
a) Diện tích và sản lượng dứa trong nước
Ở nước ta, dứa được trồng tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, Trung bộ và bắc Trung bộ. Diện tích trồng dứa hiện nay đạt 39,9 nghìn
ha, sản lượng dứa quả đạt 477,4 nghìn tấn, xếp thứ 10 trong số các nước sản
xuất dứa nhiều nhất thế giới, tuy nhiên xuất khẩu dứa của Việt nam mới chiếm
2% sản lượng của thế giới, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất.
b) Tình hình chế biến và tiêu thụ dứa trong nước
Công nghiệp chế biến dứa tập trung tại một số tỉnh: Tiền Giang, Kiên Giang,
Nghệ An, Ninh Bình,... các nhà máy có quy mô từ 2.000 đến 6.000 tấn sản phẩm/1
năm. Các sản phẩm nước dứa và dứa cô đặc một phần nhỏ tiêu thụ trong nước,
phần lớn để xuất khẩu. Năm 2012, xuất khẩu các sản phẩm dứa đạt 41 triệu USD,
góp phần đưa Việt Nam vào Top 5 nước xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Tại
một số địa phương, chưa có công nghiệp chế biến dứa, các cơ sở chế biến nhỏ
thiếu vốn, thiết bị, công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến dứa.
1.3 Tình hình nghiên cứu công nghệ và thiết bị ép nước dứa
1.3.1 Tình hình nghiên cứu công nghệ và thiết bị ép nước dứa trên thế giới
1.3.1.1 Một số kết quả nghiên cứu lý thuyết về quá trình ép của một số tác giả
nước ngoài
a) Nghiên cứu chuyển động của khối nguyên liệu trong quá trình ép
Mối quan hệ giữa ứng suất và độ nhớt theo định luật Niutơn:
dv dv
 = ; trong đó: là gradien tốc độ trượt (1.1)
dy dy
Đối với chất lỏng phi Niutơn, theo E.Bingham và Kh.Grin, quan hệ giữa
ứng tiếp, độ nhớt, ứng suất tới hạn tuân theo quy luật:
dv 2
    T ; Trong đó: T là ứng suất trượt tới hạn, N/m (1.2)
dy
6

b) Nghiên cứu về máy ép vít


Theo A.IA. Xokolov khi nghiên cứu về máy ép vít dùng để sản xuất thực
phẩm, quan hệ giữa lực động Q và lực toàn phần P theo công thức:
Q  P.tg( tb  ) (1.7)
Trong đó: Q- lực tác dụng lên trục vít tại đường kính trung bình; P- lực toàn
phần do áp suất ép; tb- góc nâng cánh vít tại đường kính trung bình; - góc ma sát
giữa nguyên liệu và bề mặt cánh vít.
1.3.1.2 Tình hình nghiên cứu công nghệ sản xuất nước dứa trên thế giới
Quy trình chung sản xuất nước dứa (hình 1.2).

Hình 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất nước dứa
Quy trình sản xuất nước dứa bao gồm nhiều khâu, trong đó băm ép nước
dứa là khâu có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chi phí điện năng, chất lượng sản
phẩm và hiệu suất thu hồi dịch quả.
1.3.1.3 Thiết bị ép nước dứa
Hầu hết các dây chuyền chế biến nước dứa ở các nước có ngành công
nghiệp chế biến dứa phát triển đều có công suất lớn, hiện đại, mức độ cơ khí hóa
và tự động hóa cao với vùng nguyên liệu dứa tập trung hàng nghìn ha trở lên.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu công nghệ và thiết bị ép nước dứa ở Việt Nam
1.3.2.1 Công nghệ sản xuất nước dứa ở Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu công nghệ sản xuất nước dứa của các nước phát triển,
Bộ NN và PTNT đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam số 10TCVN 612-2005 về quy
trình sản xuất nước dứa cô đặc, có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện
sản xuất trong nước.
1.3.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thiết bị ép nước dứa ở Việt Nam
7

Một số nhà máy chế biến dứa quy mô từ 2.0006.000 tấn sản phẩm/1 năm
đã được xây dựng, trong đó phần lớn thiết bị nhập ngoại hiện đại, năng suất cao,
chất lượng sản phẩm tốt nhưng cần vùng nguyên liệu lớn và vốn đầu tư lớn.
Ở những vùng dứa trồng không tập trung, chi phí vận chuyển lớn, giá thành
sản phẩm cao không phù hợp với các thiết bị nhập ngoại. Một số cơ sở sản xuất và
trường đại học trong nước đã nghiên cứu chế tạo thiết bị ép nước dứa: Máy ép
thủy lực PA-15TL (công ty TNHH công nghệ Sài Gòn) kiểu gián đoạn năng suất
thấp; máy ép dứa ED-500 (đại học Nông nghiệp Hà Nội) bước đầu đạt kết quả tốt,
tuy nhiên cần được nghiên cứu hoàn thiện thêm.
Tại nhiều địa phương đang rất cần những thiết bị chế biến dứa chế tạo trong
nước phù hợp với điều kiện, quy mô sản xuất và khả năng tài chính của các doanh
nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc
nhằm thiết kế, chế tạo liên hợp máy băm ép nước dứa đáp ứng nhu cầu sản xuất,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất gắn với
vùng nguyên liệu là nhu cầu cần thiết hiện nay.
1.4 Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về công nghệ và thiết bị chế biến dứa
trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất một số nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Về công nghệ: Lựa chọn công nghệ ép nước dứa liên tục bằng liên hợp
máy băm ép nước dứa kiểu vít xoắn vì nó có ưu điểm nổi trội so với các phương
pháp lấy nước dứa khác là: Thiết bị làm việc liên tục, năng suất cao, tiết kiệm
được chi phí nhân công, giảm chi phí điện năng, độ sót dịch quả tương đối thấp,
thiết bị đơn giản dễ chế tạo, dễ vận hành có thể triển khai rộng rãi trong thực tế
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
2. Về thiết bị: Cần nghiên cứu cải tiến về hình dạng và kết cấu bộ phận ép
sao cho phù hợp với quá trình thoát dịch quả trong nguyên liệu dứa nhằm nâng cao
hiệu suất thu hồi dịch quả, giảm chi phí điện năng riêng. Đồng thời cần phải thiết
kế bộ phận băm và ép trên cùng một khung máy nhằm giảm bớt số lượng nguồn
động lực, cơ cấu truyền động tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự động hóa dây
chuyền sản xuất và giảm lao động thủ công trong sản xuất.
3. Về nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của A.Ia
Xokolov về quá trình nén ép thực phẩm lỏng nhớt bằng máy ép vít xoắn, xây
dựng mô hình toán và khảo sát quy luật biến đổi vận tốc và áp suất của vật liệu
trong bộ phận ép làm cơ sở để xác định một số thông số về cấu tạo và chế độ
làm việc của liên hợp máy.
4. Về nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xác
định một số thông số tối ưu làm cơ sở cho việc hoàn thiện công nghệ, thiết kế cải
tiến liên hợp máy băm ép nước dứa và triển khai áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
8

Chương 2
NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu nghiên cứu
Nguyên liệu nghiên cứu là dứa quả Cayen trồng tại vùng Đồng Giao (Ninh
Bình), đường kính trung bình 10 ÷ 12 cm, chiều dài trung bình 12 ÷ 14 cm, khối
lượng trung bình 600 ÷ 800g, độ chín ở mức 1, mức 2 và mức 3.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Là các thông số về cấu tạo, chế độ làm việc của liên hợp máy băm ép dứa
(ký hiệu BE-500). Sơ đồ cấu tạo của liên hợp máy (hình 2.1).
2 1

3
1- phễu cấp liệu;
8 2- bộ phận cào liệu;
3- bộ phận băm;
4 5 6 7
4- vít xoắn;
9

10
5- sàng và giá đỡ sàng;
11
6- cửa thoát bã;
12 7- bộ phận điều chỉnh khe hở cửa thoát
bã;
8, 9, 12 - bộ truyền đai;
10- khung bệ máy;
Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo liên hợp 11- động cơ.
máy băm ép dứa BE-500
Liên hợp máy gồm bộ phận băm và bộ phận ép được lắp trên một khung máy.
Bộ phận băm được cấu tạo bởi hai hàng dao động hàn chặt trên trống băm, một
hàng dao tĩnh lắp cố định vào vỏ máy.
Bộ phận ép kiểu vít xoắn, mặt ngoài hình trụ tròn, trục của vít xoắn dạng côn
có đường kính tăng dần về phía cửa thoát bã. Trục vít xoắn có thể di chuyển dọc
trục để thay đổi khe hở cửa thoát bã nhờ bộ phận điều chỉnh khe hở cửa thoát bã.
Với kết cấu như trên, liên hợp máy băm ép nước dứa BE-500 có những ưu
điểm như sau:
- Thực hiện đồng thời hai nguyên công băm và ép trên cùng một thiết bị nên
tiết kiệm được lao động, giảm được nguồn động lực và cơ cấu truyền động, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tự động hóa dây chuyền sản xuất.
- Trục trong của vít xoắn có dạng hình côn, đường kính tăng dần và bước xoắn
giảm dần phù hợp với việc giảm thể tích hỗn hợp do dịch quả thoát qua lỗ sàng,
tạo ra áp suất ép tăng từ từ, nhờ đó bã được ép kiệt, hiệu suất thu hồi dịch quả cao.
- Có thể ép một số loại quả khác có tính chất tương tự.
9

2.3 Phương pháp nghiên cứu


2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô hình hóa và mô phỏng
quá trình ép nước dứa
Áp dụng kết quả nghiên cứu của A.Ia Xokolov về quá trình nén ép thực
phẩm lỏng nhớt bằng máy ép vít xoắn, dùng phương pháp mô hình hóa và mô
phỏng để xây dựng mô hình toán biểu diễn quy luật biến đổi vận tốc và áp suất của
vật liệu theo chiều dọc trục nhằm xác định một số thông số về cấu tạo và chế độ
làm việc nhằm định hướng cho việc thiết kế liên hợp máy.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
2.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đơn yếu tố
Áp dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đơn yếu tố nhằm nghiên
cứu ảnh hưởng riêng của từng yếu tố vào đến các thông số ra, qua đó xác định
mức biến thiên, khoảng biến thiên và miền nghiên cứu của các yếu tố làm cơ sở
cho nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố.
Các yếu tố vào: tốc độ quay của dao băm nd (vg/ph), tốc độ quay của vít
xoắn n (vg/ph), khe hở cửa thoát bã s (mm) và chiều rộng lỗ sàng a (mm).
Các thông số ra: độ sót dịch quả theo bã  (%), năng suất máy Q (kg/h) và
chi phí điện năng riêng Nr (kWh/tấn).
2.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố
Áp dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố để nghiên cứu
ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố vào nhằm thiết lập phương trình hồi quy
biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố vào với các thông số ra làm cơ sở xác
định giá trị tối ưu của các thông số.
2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu tối ưu tổng quát
Áp dụng phương pháp tối ưu tổng quát bằng cách lập “hàm mong muốn”
tổng quát của E.C.Harrington để xác định giá trị tối ưu chung của các yếu tố vào
cho tất cả các thông số ra làm cơ sở để hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết kế
chế tạo liên hợp máy.
2.3.3 Phương pháp xác định một sô thông số của quá trình nghiên cứu
- Năng suất máy Q được xác định bằng cách cân khối lượng nguyên liệu ép
được trong thời gian khảo nghiệm.
- Chi phí điện năng riêng Nr được xác định bằng thiết bị đo chi phí điện năng
kiểu điện tử hiện số.
- Lượng dịch quả còn lại trong bã δ được xác định theo phương pháp dựa trên
cơ sở xác định hàm lượng chất khô của bã ban đầu và hàm lượng chất khô của bã
sau khi đã tách hết lượng dịch quả trong nồi chưng cách thủy.
2.3.4 Phương pháp xử lý gia công số liệu đo đạc
Để xử lý và gia công các số liệu thí nghiệm, chúng tôi áp dụng qui tắc của lý
thuyết xác xuất và thống kê toán học để đảm bảo độ tin cậy của số liệu thí nghiệm.
10

Chương 3
MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH ÉP NƯỚC DỨA
Trong liên hợp máy băm ép nước dứa, hai quá trình băm và ép diễn ra liên tục
và kế tiếp nhau, trong đó ép là quá trình chính có tính chất quyết định đến năng
suất, chất lượng và chi phí năng lượng riêng, băm là quá trình làm nhỏ sơ bộ vật
liệu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép. Vì vậy trong nội dung luận án này
chúng tôi chỉ nghiên cứu quá trình ép.
3.1 Mô hình hóa quá trình ép nước dứa
3.1.1 Mô hình kết cấu bộ phận ép nước dứa
Bộ phận ép có nhiệm vụ p

phân chia pha lỏng - rắn của


x
hỗn hợp dứa sau khi băm. o 
rv
Rv

Theo đặc điểm về kết cấu, bộ


phận ép được phân thành hai Lc Le
vùng: vùng cấp liệu có chiều L
dài là Lc, vùng ép có chiều dài Hình 3.1 Mô hình kết cấu bộ phận ép
là Le (hình 3.1).
Vùng cấp liệu tiếp nhận nguyên liệu từ bộ phận băm. Trong vùng này không
có lưới sàng, không có sự thoát dịch quả, vít xoắn đẩy các lớp vật liệu tiến lại gần
nhau, mật độ tăng dần nhưng tạo ra áp suất không đáng kể.
Vùng ép thực hiện quá trình phân chia các pha: pha lỏng và khí thoát dần ra
ngoài qua lỗ sàng, pha rắn được nén ép chặt lại và đạt được áp suất lớn nhất để ép
kiệt trước khi thoát ra ngoài.
Để xác định quy luật biến đổi vận tốc và áp suất của vật liệu theo chiều dài vít
xoắn, ta lập hệ trục tọa độ pOx, tâm O đặt tại tâm mặt cắt đầu của vít xoắn. Trục x
theo chiều chuyển động của vật liệu biểu diễn chiều dài của vít xoắn, trục p vuông
góc với trục x biểu diễn áp suất ép.
3.1.2 Quy luật chuyển động của vật liệu
trong bộ phận ép
- Vận tốc của vật liệu theo chiều dọc trục
trong vùng cấp liệu (hình 3.2):
vnc = v vlc .tg   v  v qc  tg
(3.1) Hình 3.2: Đa giác vận tốc biểu diễn
  v  rc .qc  tg
sự dịch chuyển của vật liệu trong
Trong đó: vnc- vận tốc của vật liệu vùng cấp liệu
theo chiều dọc trục; vvlc- vận tốc vòng của vật liệu so với trục vít; v- vận tốc vòng

You might also like