You are on page 1of 17

PHẦN I. LẬP LUẬN KINH TẾ.

1. Địa điểm xây dựng.

Khi đặt ra yêu cầu xây dựng một nhà máy nào đó thì vấn đề cần quan tâm nhất
đó là tính khả thi và tính kinh tế của nó.

Để một nhà máy thực phẩm có thể tồn tại và phát triển thì điều đầu tiên sản phẩm
do nhà máy sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu thị trường và thị hiếu của người
tiêu dùng,phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm.

Dựa vào tổng sản lượng thu hoạch hằng năm và xuất nhập khẩu, kèm theo đó về
vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải và các điều kiện khác, tôi quyết định
xây dưng nhà máy tại khu công nghiệp Suối Dầu, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

Việc xây dựng vị trí của nhà máy rất quan trọng, phải đảm bảo cho nhà máy hoạt
động liên tục và đạt chất lượng tốt suốt thời gian sản xuất. Tận dụng được tối đa nguồn
nước, cũng như khí hậu phải thích hợp.

Để sản xuất ra chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, ngoài việc có vị trí thuận lợi, dây
chuyền sản xuất với các máy móc thiết bị thích hợp, thì cả đội ngũ kỹ sư và công
nhân kỹ thuật điều phải lành nghề, hệ thống quản lý và tổ chức sản xuất hợp lý cũng là
yếu tố quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
tăng hiệu quả kinh tế.

2. Nguồn nguyên liệu.

Cam Lâm là thủ phủ trồng xoài của tỉnh Khánh Hoà với diện tích trên 4000ha với
3 giống xoài chủ yếu là Canh nông, xoài Úc và cát Hoà Lộc. Trong đó khoảng
1000ha xoài Canh nông, 2000ha xoài Úc và cát Hoà Lộc trên 800ha

Giống xoài được lựa chọn sản xuất là xoài Canh nông với sản lượng là 7 tấn/ ha

3. Năng suất sản xuất

Đồ hộp xoài ngâm đường- sản lượng 4000 tấn/ năm


4. Nguồn cung cấp năng lượng.

Điện: được sử dụng để chạy đông cơ, thiết bị và chiếu sáng. Nhà máy sử dụng
mạng lưới điệncông nghiệp của thành phố, đường dây 500KV đã được hạ thế xuống
220/380V. Ngoài ra nhà máy còn có nhà máy phát điện dự phòng.

Nước: sử dụng cho chế biến, vệ sinh và sinh hoạt. Nhà máy sử dụng nguồn nước
trong thành phố. Nước trước và sau sản xuất được xử lý.
Nhiên liệu: chủ yếu sử dụng dầu FO, xăng.
Hơi: được cung cấp từ lò hơi.

5. Nguồn nhân lực.

Khánh Hoà là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào. Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ kỹ
thuật có thể tiếp nhận từ khắp nơi trong cả nước. Công nhân có thể tuyển chọn trong
tỉnh hoặc các tỉnh lân cận.

6. Thị trường tiêu thụ.

Dựa vào thị hiếu của người tiêu dùng xoài là món ăn được ưa chuộng và thích
hợp cho mọi lứa tuổi, thị trường tiêu thụ rất rộng rải, không chỉ trong tỉnh Khánh Hoà
mà còn có thể phân bố khắp các tỉnh thành đất nước, đặc biệt thị trường tiêu thu rộng
nhất là các thành phố lớn và cả xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài có nhiều
người Việt sinh sống như Hàn, Mỹ, Nhật…

7. Xử lý chất thải

PHẦN II. CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU

1.Nguyên liệu.

1.1. Nguồn gốc


Xoài là một loại trái cây vị ngọt thuộc chi Xoài, bao gồm rất nhiều quả cây nhiệt
đới, được trồng chủ yếu như trái cây ăn được. Phần lớn các loài được tìm thấy trong tự
nhiên là các loại xoài hoang dã. Tất cả đều thuộc họ thực vật có hoa Anacardiaceae.
Xoài có nguồn gốc ở Nam Á và Đông Nam Á, từ đó nó đã được phân phối trên toàn
thế giới để trở thành một trong những loại trái cây được trồng hầu hết ở vùng nhiệt
đới.

1.2. Phân loại

Cam Lâm hiện tại có rất nhiều giống xoài được trồng rộng khắp các thôn xã như:
Xoài Canh nông, xoài Úc, xoài cát Hoà Lộc, xoài Tứ quý, xoài Đài Loan ( đỏ và
xanh), xoài Bồ trắng… Trong đó 3 giống xoài chủ yếu là Canh nông ( xoài tây), Úc và
cát Hoà Lộc

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của 100g xoài

Thành Phần Hàm Lượng

Cacbohydrat 15g

Lipid 0,4g

Protein 0,8g

vitamin C 36,4mg

Vitamin A 613 IU

Canxi 11mg

Kali 168mg

1.3. Nguyên liệu phụ.

Trong quá trình chế biến sản phẩm xoài nước đường, người ta bổ sung đường với
mục đích điều chỉnh vị gia tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.

Đường thêm vào phải đảm bảo tiêu chuẩn, thường người ta sử dụng đường
saccaroza theo TCVN
Acid citric là một acid hữu cơ yếu, đây là một chất bảo quản tự nhiên đồng thời
là chất được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt, ngoài
ra còn là chất chống oxy hóa.

Acid citric được sử dụng trong công nghệ thực phẩm với vai trò là chất phụ gia,
có tác dụng tạo hương vị và là chất bảo quản. Axit citric được hầu hết các quốc gia và
tổ chức quốc tế công nhận là an toàn trong sản xuất thực phẩm.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.

2. Quy trình sản xuất chôm chôm ngâm nước đường

2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ:

Nguyên liệu

Lựa chọn, phân loại Quả hư, dập, chín

Rửa 1

Xử lý cơ học
Sản
Hủ thuỷ tinh Định hình phẩm
Ngâ

Thanh trùng Ngâm

Hoàn thiện
Làm nguội Chần

Đường Xếp hộp Bảo ôn


g

Nước Nấu Rót dịch, bài khí Làm nguội


siro
Acid
citric Nắp Ghép nắp Thanh trùng
2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ.

2.2.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu xoài sử dụng là xoài Canh nông ( xoài tây). Nguyên liệu được
thu mua trực tiếp tại vườn hoặc thông qua các vựa thu mua xoài, sau đó được vận
chuyển về nhà máy bằng xe tải. Xoài từ lúc hái đến lúc sản xuất thì không quá 5 ngày
để tránh xoài bị chín dẫn đến chất lượng không đạt.

2.2.2. Lựa chọn, phân loại

Nguyên liệu cần có đủ các chất đường, acid, tanin, chất thơm, chất màu và dịch
quả, các nguyên liệu đó có hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp. Các chỉ tiêu quan trọng
nhất, đặc trưng cho sản phẩm chất dịch quả là khối lượng riêng, hàm lượng chất khô
và độ acid.

Để sản xuất xoài nước đường chỉ sử dụng nguyên liệu tươi tốt, không khuyết tật,
và có kích cỡ phù hợp, không lựa chọn quả xoài chín vì quả xoài chín quá thì mô quả
sẽ mềm và bở nên khi chần hiệu suất thu hồi thấp, thịt xoài dễ bị vỡ nát trong quá trình
xử lý nhiệt.

Lựa chọn nguyên liệu theo các chỉ tiêu:

o Màu vỏ quả: xanh


o Độ cứng : dùng tay nhấn vào thì không bị xẹp
o Thịt quả: có màu vàng
o Bề mặt quả láng bóng, không bị sần và bị thâm bầm tím, cuống
không bị héo, quả không bị dập, xây xát.

2.2.3. Rửa 1

 Mục đích: Rửa nhằm loại bỏ những chất bẩn do nhiều nguyên nhân và ở những
mức độ khác nhau, có thể do thuốc trừ sâu hoặc hoá chất khác dùng trong kỹ
thuật nông nghiệp. Đáng quan tâm nhất là những loại vi sinh vật theo bùn đất
bám vào quả.

 Tiến hành: rửa xoài dưới vòi nước sạch


 Yêu cầu: Xoài sau khi rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn nhưng không làm xoài bị
giập nát và phải tiết kiệm nước rửa.
 Tiêu chuẩn về nước rửa: Nước rửa cũng như nước dùng trong khi chế biến (như
chần, pha chế) phải là nước sử dụng cho thực phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu theo
qui định. Nước phải trong, không màu, không mùi vị .

2.2.4. Xử lý cơ học

Quá trình tác động vào nguyên liệu quả trước khi xếp hộp là xử lý nguyên liệu .
Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà xác định các quá trình xử lý nguyên liệu khác
nhau cho phù hợp.

 Mục đích: loại bỏ phần vỏ không sử dụng được và hỗ trợ cho quá trình tiếp
theo.
 Tiến hành: dùng dao để gọt lớp vỏ bên ngoài
 Yêu cầu:
 Sử dụng dao sắc bén để gọt
 Xoài đã được gọt phải sạch vỏ cùng với gân xanh, gân trắng và
những chỗ bị bầm dập.
 Không được cắt sâu vào thịt quả để giảm lượng hao hụt nguyên
liệu

2.2.5. Định hình

 Mục đích: Tạo hình miếng xoài theo yêu cầu của khách hàng và để thuận tiện
cho việc xếp hộp sản phẩm

 Tiến hành: Mục đích: tạo hình cho sản phẩm và hỗ trợ cho các quá trình tiếp
theo tiếp tục sử dụng dao bén để cắt thịt xoài theo khối lập phương với kích
thước 1,5x1,5x1,5cm. Cố gắng cắt sát hột xoài và lấy được càng nhiều phần thịt
càng tốt.

 Yêu cầu: các miếng xoài sau khi cắt có hình dạng đồng đều.Tuy nhiên trong
quá trình tạo hình sẽ có một khối lượng xoài không tạo được hình dạng như yêu
cầu nhưng để tận dụng tối đa nguyên liệu và giảm tổn thất nguyên liệu ta vẫn sử
dụng những miếng xoài đó cho quá trình chế biến

2.2.6.Ngâm

 Mục đích: tăng độ cứng và chống hiện tượng oxy hóa và ngăn ngừa được sự
thay đổi màu sắc của nguyên liệu
 Tiến hành: ngâm thịt xoài trong dung dịch gồm có CaCl 0,5% và vitamin C
0,05% trong vòng 15-20 phút. Lượng nước ngâm sử dụng là 150-200% khối
lượng thịt xoài cần ngâm. Sau đó, thịt xoài được vớt ra để ráo nước.
 Yêu cầu: độ cứng của thịt xoài sau khi ngâm được tăng lên nhất định và không
thị thâm, biến đổi màu sắc.

2.2.7. Chần

 Mục đích: đình chỉ hoạt động của Enzyme (các enzyme peroxidase,
polyphenoloxidase thúc đẩy quá trình oxi hóa các chất chat tạo flobafen làm
quả thâm đen), giữ màu sắc của nguyên liệu, diệt 1 phần vi sinh vật, đuổi khí
trong gian bào để hạn chế sự ảnh hưởng của không khí

 Tiến hành: nhúng xoài qua dung dịch nước ngâm có nhiệt độ khoảng 90 oC
trong khoảng 30 giây rồi vớt xoài ra ngay, không nên chần quá lâu vì như vậy
sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc thịt quả của miếng xoài. Sau khi chần nguyên liệu
xoài được làm nguội ngay đến nhiệt độ bình thường (30-40 0C) nhằm ngăn ngừa
những biến đổi hoá học tiếp theo và để thuận tiện cho quá trình xếp hộp.
 Ảnh hưởng của quá trình chần đến chất lượng sản phẩm:
 Về dinh dưỡng: Trong quá trình chần, chất lượng sản phẩm giảm không nhiều.
Sự mất mát chất dinh dưỡng thường do hòa tan hơn là bị biến đổi. Các chất
khoáng, vitamin cũng như một số các cấu tử hòa tan bị hoà tan trong nước chần.
 Về mùi vị: Các chất mùi thường hiện diện trong nguyên liệu là các hợp chất
ester dễ bay hơi. Vì vậy, mùi vị giảm một ít sau khi chần.

2.2.7. Xếp hộp

 Mục đích: tạo hình cho sản phẩm


 Tiến hành: Xoài đã xử lý ,trước khi xếp hộp cần để ráo và kiểm tra lần cuối để
loại bỏ những quả hoặc miếng quả không đạt quy cách xếp hộp như là bị thâm
hoặc bị nhũn…Dùng đũa gắp từng miếng xoài cho vào lọ thủy tinh( trước khi
xếp, tất cả các lọ thủy tinh phải được rửa sạch và được sấy khô ở 105 0C). Trong
quá trình xếp, những miếng đẹp, đúng kích cỡ và đồng đều được xếp ở mặt
ngoài của lọ, còn với những miếng không đúng kích cỡ sẽ cho vào bên trong lọ
và cố gắng xếp chặt các miếng xoài với nhau. Khối lượng thịt quả khi xếp vào
lọ chiếm khoảng 60% so với khối lượng tịnh của hộp.
 Yêu cầu:
 Các lọ sau khi xếp trông đều và đẹp mắt, các miếng xoài được xếp chặt với
nhau.
 Đảm bảo khối lượng của thịt xoài trong lọ

2.2.8. Rót dịch, bài khí

 Mục đích: nhằm tạo vị, tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm
 Tiến hành: Sau khi xếp xoài vào lọ gần xong, tiến hành nấu nước đường. Nước
đường được chuẩn bị trước bằng cách hoà tan đường kính trắng vào nước nóng
rồi đun sôi dung dịch để tiệt trùng. Trước khi rót hộp cần lọc kỹ nước đường để
loại bỏ tạp chất. Tuỳ theo độ Brix ban đầu của nguyên liệu mà nước đường
được rót vào hộp có nồng độ khác nhau và hàm lượng axitxitric 0,3%. Nhiệt độ
nước đường khi rót vào hộp cần nóng 85-90 0C để tăng độ chân không trong sản
phẩm. Nước đường không rót đầy vào hộp mà rót cách miệng khoảng 5-7 mm.
Nếu rót nước đường đầy hộp thì khi thanh trùng áp suất trong hộp có thể tăng
quá cao, làm hở mối ghép hộp hoặc làm bật nắp lọ thuỷ tinh.
 Yêu cầu:
 Lượng nước đường rót vào đảm bảo được tỷ lệ cái:nước của sản phẩm
 Không rót quá đầy nước đường và tiến hành rót nhanh, tránh tạo bọt khí

2.2.9. Rót syrup.


- Chuẩn bị nước đường như sau: hòa tan đường vào nước nóng, pha axit xitric rồi
đun sôi đạt nồng độ dung dịch xirô đường 70%. Dung dịch trước khi rót cần làm
sạch cặn, nhiệt độ khi rót là 85-90oC để tăng độ chân không trong sản phẩm.

 Mục đích:

- Giúp tạo nên sản phẩm với độ ngọt theo yêu cầu.

- Rót syrup nóng giúp bài khí, tránh hiện tượng phồng nở hộp khi tiến hành thanh
trùng.

 Cách tiến hành.

- Thiết bị rót dịch syrup đã chuẩn bị vào trong các lọ sản phẩm.

- Thực hiện rót nóng với nhiệt độ của dịch nước đường vào khoảng 80oC.

- Rót càng nha càng tốt.

 Các biến đổi.

Trong quá trình này, biến đổi chủ yếu:

- Về vật lý:

+ có sự thay đổi về khối lượng của lọ sản phẩm.

+ Tỷ trọng của sản phẩm trong lọ thay đổi.

- Về sinh học: có sự tiêu diệt một số các vi sinh vật ( nếu có ) trong lọ.

- Về hóa học: loại được các khí ra khỏi lọ.

 Một số điều lưu ý khi rót:

- Rót nóng để tăng khả năng bài khí cũng như hạn chế được vi sinh vật nhiễm vào
trong quá trình rót.

- Phải thực hiện rót nhanh nhằm hạn chế sự nhiễm vi sinh vật vào sản phẩm gây hư
hỏng và làm giảm thời gian bảo quản của sản phẩm.

2.2.10. Đóng nắp.


 Mục đích: cách ly hoàn toàn sản phẩm với môi trường bên ngoài, tránh vi
sinh vật nhiễm vào và gây hư hỏng cũng như tránh các tạp chất cơ học rơi
rớt vào gây giảm giá trị cảm quan cũng như tính an toàn của sản phẩm.

 Cách tiến hành: dùng tay vặn chặt nắp ( đã được thanh trùng ) vào trong
thân lọ.

CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT.

3.1. Các số liệu ban đầu.

- Mặt hàng: Xoài ngâm đường – Năng suất: 4000 tấn nguyên liệu/năm.

3.2. Thu nhập nguyên liệu, kế hoạch sản xuất và phân bố sản lượng.

Bảng 3.1: Thiết lập biểu đồ thu nhập nguyên liệu.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

ca

Xoài X X X X
Bảng 3.2 :Biểu đồ kế hoạch sản xuất theo ngày và ca.

Tháng Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả
SP ca năm

24 25 26 27 103
Số ngày
Xoài
Số ca 24 50 52 54 180

Tháng 4: có 30 ngày – có 4 ngày chủ nhật – 2 ngày lễ còn 24 ngày

Tháng 5: có 31 ngày – có 5 ngày chủ nhật – 1 ngày lễ còn 25 ngày

Tháng 6: có 30 ngày – có 4 ngày chủ nhật – còn 26 ngày

Tháng 7: có 31 ngày – có 4 ngày chủ nhật – còn 27 ngày

Bảng 3.3: Biểu đồ phân bố sản lượng hàng tháng.(4000 tấn/năm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả
năm

Xoài 500 1000 1500 1000 4000

- Nhà máy làm việc 103 ngày trong một năm, trunh bình 1 ngày làm 2 ca.

- Nghỉ các ngày chủ nhật.

- Nghĩ các ngày lễ trong năm.

- Nghĩ tháng 1 để sửa chữa máy móc.

- Tổng số ca là 180 ca.

 Tính năng suất dây chuyền.

 Căn cứ vào biểu đồ sản xuất ta có:

- Số tấn/ ca làm việc trong các tháng 4,5, 6, 7

- Tháng 4: 500/24 = 20,8 ( tấn/ca)

- Tháng 5: 1000/50 = 20 ( tấn/ca)


- Tháng 6: 1500/52 = 28,85( tấn/ca)

- Tháng 7: 1000/54 = 18,52(tấn/ca)

 Số tấn trên giờ làm việc trong các tháng 4, 5, 6, 10, 11.

Tháng 4: 20,8/ 8 = 2,6 ( tấn/h)

Tháng 5: 20/8 = 2,5 (tấn/h)

Tháng 6: 28,85 /8 = 3,61(tấn/h)

Tháng 7: 18,52/8 = 2,31(tấn/h)

Bảng 3.4 : biểu đồ năng suất dây chuyền sản xuất dứa nước đường đóng hộp.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tấn/ca 20,8 20 28,85 18,5

Tấn/h 2,6 2,5 3,61 2,31

3.3. Tính nhu cầu nguyên liệu chính và phụ.

Bảng 3.5: tiêu hao nguyên liệu ở các công đoạn.

STT Công đoạn sản xuất Tỷ lệ hao phí%

1 Nguyên liệu 0

2 Lựa chọn, phân loại. 3

3 Rửa 1 1

4 Xử lý cơ học 25

5 Định hình 3

6 Ngâm 1

7 Chần 1
8 Xếp hộp 1

9 Rót dịch, bài khí 1

10 Ghép nắp 1

11 Thanh trùng 0.5

12 Làm nguội 0.5

13 Bảo ôn 0,5

14 Hoàn thiện 0

15 Thành phẩm 0

a. Công thức tính cho 1000 tấn sản phẩm:

S × 100n
T¿
( 100−x 1 ) ( 100−x 2 ) …(100−x n)

Trong đó:

T: lượng nguyên liêu cần để sản xuất 1 tấn sản phẩm.

S: lượng nguyên liệu cuối cùng trong 1 tấn sản phẩm.

X1, x2,… xn hao phí nguyên liệu ở các công đoạn 1, 2,…n

được tính bằng % so với lượng nguyên liệu dựa vào công đoạn đó.

n: số công đoạn tiêu hao.

Sản phẩm ñóng hộp 500g với tỷ lệ chôm xoài/ nước đường là: 6/ 4
- Xoài: 300g (60 % )
- Nước đường: 200g (40 % )
Vậy trong 1000 kg có: 600 ( kg xoài) và 400 ( kg nước đường)
Lượng xoài cần cho sản xuất 1000 kg thành phẩm:
600× 10015
T= 3 3 6 2
=916,78 (kg)
(100−0) ×(100−0.5) ×(100−1) ×(100−3) ×(100−25)
Lượng nguyên liệu xoài cần cho 1h sản xuất là:

916,78 x 2,8 = 2566,98 ( kg/h)


Lượng nguyên liệu xoài cần cho 1 ca sản xuất:
2566,98 x 8 = 20535,84 (kg/ ca)
Lượng nguyên liệu xoài cần cho 1 năm sản xuất:
916,78 x 4000 = 3667120 (kg/ năm)
b) Tính năng suất của từng công đoạn dây chuyền sản xuất

Bảng 2.3.6: Năng suất của từng công ñoạn sản xuất nấm hộp tự nhiên

Công đoạn Nguyên liệu vào (kg/h) Tỷ lệ hao phí%


ST
T % Kg/h

1 Nguyên liệu 2566,98 0 0

Lựa chọn, phân 2566,98 3 77


2
loại.

3 Rửa 1 2489,98 1 24,9

4 Xử lý cơ học 2465,08 25 616,27

5 Định hình 1848,81 3 55,5

6 Ngâm 1793,31 1 17,9

7 Chần 1775,41 1 17,75

8 Xếp hộp 1757,67 1 17,58


Rót dịch, bài 1740,09 + 1160,06 1 29
9
khí

10 Ghép nắp 2871,15 1 28,71

11 Thanh trùng 2842,44 0,5 14,2

12 Làm nguội 2828,24 0,5 14,14

13 Bảo ôn. 2814,1 0,5 14,1

14 Hoàn thiện 2800 0 0

15 Thành phẩm 2800 0 0

c) Tính số hộp
Sản phẩm đóng hộp 500g trong đó có 300g xoài
Số hộp cần cho 1h sản xuất:
1757,67 ÷ 0,3 = 5858,9 ( hộp/ h)
Số hộp cần cho 1 ca:
5858,9 × 8 = 46871,2 ( hộp/ ca)
Số hộp cần cho 1 năm sản xuất:
46871,2 x 180 = 8436816 ( hộp/ năm)

d) Tính nồng độ nước đường dùng để rót

Nồng độ đường của nguyên liệu xoài là: 0%

Nồng độ đường thành phẩm cần đạt là 30%

Gọi nồng độ đường cần bổ sung là z%

60 ×0 % +40 × z %=100 ×30 %

=> z = 75%

Bảng 2.3.10: Tỷ lệ hao phí đường trong quá trình nấu đường

STT Công đoạn Tỷ lệ hao phí (%)

1 Nguyên liệu 0
2 Hòa tan 1

3 Nấu 2

4 Lọc 1

5 Nước đường 0

Nước đường dùng để phối có nồng độ 75%.

Lượng đường có trong dung dịch dùng phối chế cho 1h:

1160,06 x 75% = 870,05 (kg/h)

Lượng đường cần cho 1h sản xuất:

870,05 ×1005
T= = 905,83 (kg/h)
(100−0)2( 100−2) ( 100−1 )2

Lượng đường cần cho 1 ca sản xuất:

905,83 x 8 = 7246,64 (kg/ca)

Lượng đường cần cho 1 năm sản xuất:

7246,64 x 180 = 1304395,2 (kg/năm)

e) Tính lượng acid cần pha vào thành phẩm


Acid sẽ được pha vào nước đường rồi đem phối chế.
Độ acid của xoài nguyên liệu là: 0%
Độ acid thành phẩm cần đạt là 1%
Gọi độ acid của đường rót là m %
60 × 0% + 40 × m % = 100. 1 %

→ m = 2,5 %
→ Vậy cần pha nước đường có độ acid là 2,5 %

Lượng acid cần cho 1h:


(1740,09 + 1160,06) x 2,5% = 72,5(kg/h)
Lượng acid cần cho 1 ca: 72,5 x 8 = 580 (kg/ ca)
Lượng acid cần cho 1 năm: 580 x 180 = 104400 ( kg/ năm)

You might also like