Tổng hợp bản vẽ TBD

You might also like

You are on page 1of 21

CHƯƠNG 1.

KHỞI ĐỘNG MỀM

1.1 Mạch lực, sơ đồ đấu dây thực tế

K4, K5, K6 : Các relay output có thể lập trình được chức năng tương ứng
K4 Default : Báo RUN
K5 Default : Báo Top Of Ramp ( khi các van đã mở hoàn toàn, Điện áp cấp
vào động cơ = Điện áp trên lưới )

1
1.2 Inside Delta ( Cách nối dây Inside- Delta )

B1: Nhấn I => Cấp điện cho K7, K7 tác động đóng tiếp điểm => Soft
Starter báo RUN , K4 chuyển mạch
B2: K4 chuyển mạch, đóng điện cho K3 nối động cơ như hình dưới

B3: Nhấn O => Stop => Ngắt điện K7, đồng thời K4 chuyển về trạng
thái ban đầu => Mất điện K3, dừng khởi động
2
1.3 Start at optional direction ( Mạch lực đấu dạng Inline )

Hình 1.1 Khóa liên động ( chỉ cho phép 1 cuộn hút đc ON tại 1 thời điểm ). Tránh ngắn
mạch nguồn điện đầu vào.

1.3.1 Khởi động theo chiều thuận


Nhấn I (liên động với nút nhấn S21) => đóng điện cho cuộn hút K7 ( đồng
thời K4 chuyển mạch, cấp điện cho K12 )
K12 có điện, đóng tiếp điểm ở nhánh giữ bên Forward => Cấp điện cho
cuộn hút K21 => Contactor K21 đóng lại, cấp điện cho nhánh van
=> Lần lượt nhánh điện áp lưới so với động cơ ( L1 – U1, L2 – V1, L3-
W1)
=> Động cơ khởi động theo chiều thuận
1.3.2 Dừng động cơ
Nhấn O, ngắt điện cấp cho K7, tiếp điểm K7 đoạn đầu vào trở về trạng
thái ban đầu => K4 báo OFF, chuyển về trạng thái đầu
K4 mất điện => K12 mất điện, ngắt mạch duy trì ở đầu vào Forward
( hoặc Reverse )
K12 mất điện => cuộn hút K21 mất điện, ngắt contactor K21 khỏi mạch
lực

3
1.3.3 Khởi động theo chiều ngược
Nhấn II (liên động với nút nhấn S22) => đóng điện cho cuộn hút K7
( đồng thời K4 chuyển mạch, cấp điện cho K12 )
K12 có điện, đóng tiếp điểm ở nhánh giữ bên Reverse => Cấp điện cho
cuộn hút K22 => Contactor K22 đóng lại, cấp điện cho nhánh van
=> Lần lượt nhánh điện áp lưới so với động cơ ( L1 – W1, L2 – V1, L3-
U1) ( đảo 2 pha trong 3 pha để động cơ quay ngược chiều )
=> Động cơ khởi động theo chiều ngược

4
1.4 Start at optional direction, alternative ( Động cơ vẫn nối Inline )

Tham số Parameter 10.02 In1 = Start Reverse,


Tham số Parameter 10.05 K5 = Run Reverse
1.4.1 Khởi động theo chiều thuận
Nhấn I ( Forward ) , Relay Output K4 tác động chuyển mạch, cấp điện cho
K21 )
Contactor K21 đóng lại, cấp điện cho nhánh van
=> Lần lượt nhánh điện áp lưới so với động cơ ( L1 – U1, L2 – V1, L3-
W1)
=> Động cơ khởi động theo chiều thuận
1.4.2 Dừng động cơ
Nhấn O, Tín hiệu Stop báo OFF => K4 báo OFF, chuyển về trạng thái
đầu
K4 mất điện => K21 mất điện
Cuộn hút K21 mất điện, ngắt contactor K21 khỏi mạch lực
1.4.3 Khởi động theo chiều ngược
Nhấn II (Reverse) => Relay Output K5 ( Run Reverse ) chuyển mạch, cấp
điện cho K22 )
Contactor K22 đóng lại, cấp điện cho nhánh van
=> Lần lượt nhánh điện áp lưới so với động cơ ( L1 – W1, L2 – V1, L3-
U1) ( đảo 2 pha trong 3 pha để động cơ quay ngược chiều )
=> Động cơ khởi động theo chiều ngược

5
1.5 Dual Motor Start ( Khởi động song song 2 động cơ ) ( PSTX – ABB )

Hình 1.2 Khởi động song song hai động cơ

Tham số Parameter 13.05 EOL Operation = Off ( electronic overload )


Nhấn I, cấp điện cho cuộn hút K7
K7 có điện, tiếp điểm đổi trạng thái, => Tín hiệu Start nhận
Relay Output K4 chuyển mạch => Cấp điện cho K1 => Đóng điện lưới
vào mạch van => Bắt đầu khởi động đồng thời 2 động cơ
Relay nhiệt F3, F4 mắc nối tiếp có tác dụng dừng khẩn cấp, ngắt nguồn
điều khiển khi 1 trong 2 động cơ bất kì quá tải khi vận hành hoặc khởi động.

6
1.6 Sequence Start ( Khởi động tuần tự )

Hình 1.3 Mạch điều khiển sơ đồ khởi động 3 động cơ theo trình tự

Hình 1.4 Mạch lực sơ đồ khởi động 3 động cơ theo trình tự

Sơ đồ khởi động 3 động cơ theo trình tự, không có dừng mềm


Tham số Parameter 13.05 EOL Operation = Off
Tham số Parameter 10.01 In0 = Start1
Tham số Parameter 10.02 In1 = Start2

7
Tham số Parameter 10.03 In2 = Start3
Note: Tất cả các nhánh khởi động động cơ và Bypass đều có liên động
điện giữa các tiếp điểm nút nhấn và tiếp điểm của Contactor, Relay để đảm
bảo trong thời gian khởi động chỉ khởi động 1 động cơ và không thể nhấn
các nút cho phép khởi động ( S25, S27, S29) đồng thời.
1.6.1 Khởi động động cơ 1
Nhấn nút nhấn I ( S25), cấp điện cho cuộn hút K25, tiếp điểm của relay
K25 chuyển trạng thái từ NO -> NC và ngược lại.
In 0 = ON, ( khởi động động cơ 1 ). K4 tác động, cấp điện cho cuộn hút
K12
Relay K12 được cấp điện, duy trì cho cuộn hút K25, ngắt mạch bên nhánh
cuộn hút K27 và K29
Khi K5 ( Top of Ramp: báo điện áp cấp vào động cơ = điện áp lưới, góc mở
van = 0 ) tác động, cấp điện cho cuộn hút K10.
Tiếp điểm của K10 chuyển trạng thái, => Cấp điện cho nhánh cuộn hút K26
( Contactor By-pass của động cơ 1), đồng thời ngắt điện bên nhánh cuộn hút K25
Relay nhiệt F26 dùng để bảo vệ động cơ khi quá tải khi làm việc hoặc trong
quá trình khởi động.
1.6.2 Khởi động động cơ 2
Nhấn nút nhấn I ( S27), cấp điện cho cuộn hút K27, tiếp điểm của relay
K27 chuyển trạng thái từ NO -> NC và ngược lại.
In 1 = ON, ( khởi động động cơ 2 ). K4 tác động, cấp điện cho cuộn hút
K12
Relay K12 được cấp điện, duy trì cho cuộn hút K27, ngắt mạch bên nhánh
cuộn hút K25 và K29
Khi K5 ( Top of Ramp: báo điện áp cấp vào động cơ = điện áp lưới, góc mở
van = 0 ) tác động, cấp điện cho cuộn hút K10.
Tiếp điểm của K10 chuyển trạng thái, => Cấp điện cho nhánh cuộn hút K28
( Contactor By-pass của động cơ 2), đồng thời ngắt điện bên nhánh cuộn hút K27
Relay nhiệt F28 dùng để bảo vệ động cơ khi quá tải khi làm việc hoặc trong
quá trình khởi động.
1.6.3 Khởi động động cơ 3
Nhấn nút nhấn I ( S29), cấp điện cho cuộn hút K29, tiếp điểm của relay
K29 chuyển trạng thái từ NO -> NC và ngược lại.
In 2 = ON, ( khởi động động cơ 3 ). K4 tác động, cấp điện cho cuộn hút
K12
Relay K12 được cấp điện, duy trì cho cuộn hút K29, ngắt mạch bên nhánh
cuộn hút K27 và K25

8
Khi K5 ( Top of Ramp: báo điện áp cấp vào động cơ = điện áp lưới, góc mở
van = 0 ) tác động, cấp điện cho cuộn hút K10.
Tiếp điểm của K10 chuyển trạng thái, => Cấp điện cho nhánh cuộn hút K30
( Contactor By-pass của động cơ 1), đồng thời ngắt điện bên nhánh cuộn hút K29
Relay nhiệt F30 dùng để bảo vệ động cơ khi quá tải khi làm việc hoặc trong
quá trình khởi động.
1.7 Mạch khởi động động cơ Inline – Động cơ có 2 cấp tốc độ. ( PSTX-
ABB)
Động cơ có 2 cấp tốc độ, do có 2 kiểu quấn dây Stator khác nhau, tùy thuộc
nối vào cuộn nào sẽ có cấp tốc độ tương ứng.

Tất cả các nhánh khởi động động cơ với các cấp tốc độ khác nhau đều
có liên động điện giữa các tiếp tiếp điểm của Contactor để đảm bảo trong
thời gian khởi động chỉ được chọn 1 cấp tốc duy nhất.
1.7.1 Khởi động với tốc độ thấp
Nhấn S23 ( chọn Low Speed ) , Cuộn hút K23 được cấp điện, tiếp điểm
phụ của Contactor K23 chuyển trạng thái, cấp điện cho cuộn hút K7
Tiếp điểm phụ của K7 chuyển trạng thái, In0 =1 , Relay Output K4
chuyển trạng thái, cuộn hút K12 được cấp điện, nuôi cho cuộn hút K23 tiếp tục
giữ
Động cơ được khởi động từ từ đến tốc độ định mức.
=> Động cơ khởi động theo chiều thuận với tốc độ thấp
1.7.2 Dừng động cơ
Nhấn O, cuộn hút K7, K8 mất điện, Tín hiệu In0= 0, In1 = 0, Relay K4
trở về trạng thái ban đầu, ngắt điện phía cuộn hút K12

9
Cả cuộn hút K23 và K24 đều dừng, cắt Contactor K23 và K24 khỏi
nguồn, ngắt động cơ khỏi Khởi động mềm ( dừng tự do , không phải dừng mềm )
1.7.3 Khởi động với tốc độ cao
Nhấn S24 ( chọn High Speed ) , Cuộn hút K24 được cấp điện, tiếp điểm
phụ của Contactor K24 chuyển trạng thái, cấp điện cho cuộn hút K8
Tiếp điểm phụ của K8 chuyển trạng thái, In1 =1 , Relay Output K4
chuyển trạng thái, cuộn hút K12 được cấp điện, nuôi cho cuộn hút K24 tiếp tục
giữ
Động cơ được khởi động từ từ đến tốc đ
=> Động cơ khởi động theo chiều thuận với tốc độ cao.
1.8 Mạch khởi động động cơ Inline – Động cơ có 2 cấp tốc độ. (PSTX)
( Khác với động cơ ở trên 1.7 là động cơ này có 6 đầu cực cuốn dây, link với
nhau còn ở 1.7 2 cuộn dây U1, V1, W1 là độc lập )

Để động cơ khởi động lên tốc độ định mức cao, đầu ra của khởi động mềm T1,
T2, T3 lần lượt nối với U2, V2, W2 , còn 3 đầu U1, V1, W1 đấu chụm lại với
nhau.
Để động cơ khởi động lên tốc độ định mức thấp, đầu ra của khởi động mềm T1,
T2, T3 lần lượt nối với U1, V1, W1, 3 đầu U2, V2, W2 để hở

10
Tất cả các nhánh khởi động động cơ với các cấp tốc độ khác nhau đều
có liên động điện giữa các tiếp tiếp điểm của Contactor để đảm bảo trong
thời gian khởi động chỉ được chọn 1 cấp tốc duy nhất.
1.8.1 Khởi động với tốc độ thấp
Nhấn S23 ( chọn Low Speed ) , Cuộn hút K23 được cấp điện, tiếp điểm
phụ của Contactor K23 chuyển trạng thái, cấp điện cho cuộn hút K7
Tiếp điểm phụ của K7 chuyển trạng thái, In0 =1 , Relay Output K4
chuyển trạng thái, cuộn hút K12 được cấp điện, nuôi cho cuộn hút K23 tiếp tục
giữ
Động cơ được khởi động từ từ đến tốc độ định mức.
=> Động cơ khởi động theo chiều thuận với tốc độ thấp
1.8.2 Dừng động cơ
Nhấn O, cuộn hút K7, K8 mất điện, Tín hiệu In0= 0, In1 = 0, Relay K4
trở về trạng thái ban đầu, ngắt điện phía cuộn hút K12
Cả cuộn hút K23 và K24 đều dừng, cắt Contactor K23 và K24 khỏi
nguồn, ngắt động cơ khỏi Khởi động mềm ( dừng tự do , không phải dừng mềm )
1.8.3 Khởi động với tốc độ cao
Nhấn S24 ( chọn High Speed ) , Cuộn hút K25 được cấp điện, tiếp điểm
phụ của Contactor K25 chuyển trạng thái, cấp điện cho cuộn hút K24.
Cuộn hút K24 có điện, tiếp điểm phụ của K24 chuyển trạng thái, cấp điện
cho cuộn hút K8
Tiếp điểm phụ của K8 chuyển trạng thái, In1 =1 , Relay Output K4
chuyển trạng thái, cuộn hút K12 được cấp điện, nuôi cho cuộn hút K24 tiếp tục
giữ

11
Động cơ được khởi động từ từ đến tốc độ định mức
=> Động cơ khởi động theo chiều thuận với tốc độ cao.
1.9 Đảo chiều mạch Inside-Delta

Để đảo chiều động cơ hoạt động khi nối dạng Inline-Delta


 Đổi 2 pha đầu vào cuộn dây động cơ U1 và V1
 Đổi 2 pha đầu vào của Soft-Starter: L1 và L3

12
1.10 Mạch khởi động Inline ( ATS48- Schneider ) ( KHÔNG CÓ BYPASS )
R1I: isolating relay. Relay R1 ( cặp điếp điểm R1A – R1C ).
 ON khi có tín hiệu Start.
Dùng để điều khiển Line Contactor KM1, cấp điện cho Khởi động mềm
 OFF khi ở cuối quá trình phanh hãm hoặc dừng sau khi có tín hiệu STOP (
đại loại là sau khi có tín hiệu STOP vài giây thì R1L mới về trạng thái
đầu)

TÍN HIỆU STOP/RUN ĐIỀU KHIỂN BỞI CÙNG 1 TÍN HIỆU


STOP = 0, RUN = 0 => SOFT-STARTER “STOP”
STOP = 1, RUN = 1 => SOFT-STARTER “RUN”
Q1. MCCB tổng => Khi đóng Q1, tiếp điểm 13-14 của Q1 thay đổi trạng
thái, đóng mạch phía điều khiển
Đóng Q3, Q4 cấp điện cho đầu vào nguồn điều khiển CL1, CL2 của Soft-
starter
Đóng Q5 để cấp điện cho phía mạch điều khiển
Nhấn S2, cấp điện cho cuộn hút KM1, cuộn hút KM1 được nuôi bởi tiếp
điểm NO 13-14 phụ.
Soft-starter bắt đầu hoạt động, động cơ bắt đầu khởi động.

13
Nhấn S1 ( EMG Stop ) để dừng hoạt động của Soft-Starter , ngừng cấp
điện cho động cơ.

14
1.11 Mạch khởi động Inline ( ATS48- Schneider ) (CÓ BYPASS )
R1I: isolating relay. Relay R1 ( cặp điếp điểm R1A – R1C ).
 ON khi có tín hiệu Start.
Dùng để điều khiển Line Contactor KM1, cấp điện cho Khởi động mềm
 OFF khi ở cuối quá trình phanh hãm hoặc dừng sau khi có tín hiệu STOP (
đại loại là sau khi có tín hiệu STOP vài giây thì R1L mới về trạng thái
đầu)
Starting Relay R2: Dùng để by-pass ATS48 sau khi kết thúc quá trình khởi động

Q1. MCCB tổng => Khi đóng Q1, tiếp điểm 13-14 của Q1 thay đổi trạng
thái, đóng mạch phía điều khiển
Đóng Q3, Q4 cấp điện cho đầu vào nguồn điều khiển CL1, CL2 của Soft-
starter
Đóng Q5 để cấp điện cho phía mạch điều khiển
Nhấn S2 (RUN), => R1I On => Cặp tiếp điểm R1A- R2A đổi trạng thái,
cấp điện cho cuộn hút KM1 => Contactor KM1 đóng lại => Cấp điện
Soft-starter bắt đầu hoạt động, động cơ bắt đầu khởi động.
Sau khi động cơ khởi động xong, Soft-Starter báo ‘” End of starting phase
“ , cặp tiếp điểm ( R2A – R2C ) đóng lại ( NO -> NC ), cấp điện cho cuộn hút
KM3
=> Contactor KM3 by-pass động cơ khỏi khởi mềm.
A2, B2, C2 là các chân Bypass Starter. (A2 – T1, B2 – T2, C2 – T3)

15
Nhấn S1 (STOP) để dừng hoạt động của Soft-Starter , ngừng cấp điện
cho động cơ.

1.12 Mạch khởi động Inline-Delta ( Giống mạch 1.9 nhưng mà động cơ nối
tam giác)

Q1. MCCB tổng => Khi đóng Q1, tiếp điểm 13-14 của Q1 thay đổi trạng
thái, đóng mạch phía điều khiển
Đóng Q3, Q4 cấp điện cho đầu vào nguồn điều khiển CL1, CL2 của Soft-
starter
Đóng Q5 để cấp điện cho phía mạch điều khiển
Nhấn S2 (RUN), => R1I On => Cặp tiếp điểm R1A- R2A đổi trạng thái,
cấp điện cho cuộn hút KM1 => Contactor KM1 đóng lại => Cấp điện
Soft-starter bắt đầu hoạt động, động cơ bắt đầu khởi động.
Sau khi động cơ khởi động xong, Soft-Starter báo ‘” End of starting phase
“ , cặp tiếp điểm ( R2A – R2C ) đóng lại ( NO -> NC ), cấp điện cho cuộn hút
KM3
=> Contactor KM3 by-pass động cơ khỏi khởi mềm.
A2, B2, C2 là các chân Bypass Starter. (A2 – T1, B2 – T2, C2 – T3)
Nhấn S1 (STOP) để dừng hoạt động của Soft-Starter , ngừng cấp điện
cho động cơ.

16
17
1.13 Mạch khởi động động cơ Inline – Động cơ có 2 cấp tốc độ. ( ATS48)
Động cơ có 2 cấp tốc độ, do có 2 kiểu quấn dây Stator khác nhau, tùy thuộc nối
vào cuộn nào sẽ có cấp tốc độ tương ứng

Cài đặt : LI3 = LIS ( second set of motor parameter )


S3 : 1 = LSP ( Low Speed ), 2 = HSP ( High Speed )
Q1. MCCB tổng => Khi đóng Q1, tiếp điểm của Q1 thay đổi trạng thái,
đóng mạch phía điều khiển
Đóng Q3, Q4 cấp điện cho đầu vào nguồn điều khiển CL1, CL2 của Soft-
starter
Đóng Q5 để cấp điện cho phía mạch điều khiển.
Nhấn S2 (RUN), => Cấp điện cho cuộn hút KA1, tiếp điểm phụ của KA1
bên tín hiệu RUN chuyển trạng thái, => RUN = 1 => R1I ON

18
R1I On => Cặp tiếp điểm R1A- R2A đổi trạng thái, cấp điện cho cuộn hút
KM1 => Contactor KM1 đóng lại => Cấp điện cho Soft-Starter
Lựa chọn vị trí khóa chuyển mạch S3, S3 = 1 ( Low Speed ) hoặc S3 = 2
( High Speed ), từ đấy sẽ cấp điện cho cuộn hút KM2 hoặc KM5 để đấu tổ đấu
dây T1, T2, T3 tương ứng U1, V1, W1 hoặc U2, V2, W2. ( Có khóa liên động
giữa cuộn hút KM2 và KM5, chỉ được chọn 1 cấp tốc độ )
Soft-starter bắt đầu hoạt động, động cơ bắt đầu khởi động.
Sau khi động cơ khởi động xong, Soft-Starter báo ‘” End of starting phase
“ , cặp tiếp điểm ( R2A – R2C ) đóng lại ( NO -> NC ), cấp điện cho cuộn hút
KM3
=> Contactor KM3 by-pass động cơ khỏi khởi mềm.
A2, B2, C2 là các chân Bypass Starter. (A2 – T1, B2 – T2, C2 – T3)
Nhấn S1 (STOP) để dừng hoạt động của Soft-Starter , ngừng cấp điện
cho động cơ. Khi nhấn S1, cuộn hút KA1 mất điện => RUN = STOP = 0 ,
cặp tiếp điểm R1A-R1C trở về trạng thái ban đầu NO, ngắt KM1 khỏi
mạch.

19
CHƯƠNG 2. BIẾN TẦN

2.1 Phân tích vai trò của từng thiết bị trong sơ đồ trên

2.1.1 Line Reactor


Giảm sóng hài phát lên lưới do biến tần tạo ra.
Cải thiện hệ số công suất cos phi
Bảo vệ biến tần khỏi quá áp trong quá trình đóng/ cắt tụ bù
Hạn chế dòng nạp tụ DC
2.1.2 Line filter
Ngăn chặn nhiễu điện từ tạo ra từ chính biến tần do đóng cắt van bán dẫn
tần số cao ( dv/dt, di/dt ) phát lên lưới.
Ngăn sóng hài từ trên lưới vào biến tần
2.1.3 Inverter
Biến đổi tần số và điện áp cấp vào động cơ
=> Điều khiển tốc độ và momen của động cơ
2.1.4 Sin/wave filter or Output Reactor
2.1.4.1. Output Reactor
Do chiều dài dây cáp nối giữa đầu ra biến tần và đầu cực động cơ xuất hiện
các điện cảm và tụ kí sinh => gây cộng hưởng, tạo các xung gai điện áp.
Cải thiện đường biên dạng của điện áp và dòng điện động cơ. ( Điện áp bớt
các xung gai, dòng điện sin hơn )
2.1.4.2. Sin wave filter
Cải thiện đường biên dạng của điện áp và dòng điện động cơ. ( Điện áp đầu
cực động cơ gần thành hình sin => Tăng tuổi thọ lớp cách điện của động cơ
2.1.5 Braking Resistor
Điện trở hãm dập động năng ( năng lượng trả về DC Bus từ động cơ khi
làm việc ở chế độ máy phát ) => Năng lượng trả về được biến thành nhiệt
Giảm điện áp trên DC Bus trong quá trình trả năng lượng về từ động cơ.

20
2.1.6 Brake Relay
Có nhiệm vụ nhận tín hiệu điều khiển phanh/ hãm từ biến tần.
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ

Trong bộ điều khiển này, khối đạo hàm được nối trực tiếp với đầu ra mà không
nối với tín hiệu sai lệch e (t )=SP−PV
Vì:
 Tín hiệu đầu ra vẫn phản ánh xu hướng của hệ thống
 Thành phần đạo hàm nhạy với nhiễu của hệ thống, sẽ đẩy tín hiệu
điều khiển lên lớn
 Tín điều đầu ra ( PV – đo về ) có tốc độ thay đổi nhỏ hơn so với sai
lệch.
 Quá trình điều khiển nhiệt độ diễn ra chậm. Nhiệt độ là đối tượng
điều khiển có thời gian tác động chậm

21

You might also like