You are on page 1of 49

GIÁO TRÌNH TS.

ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

CHƯƠNG 2: CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN


2.1. MẠCH KHỞI ĐỘNG (MỞ MÁY) TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ
2.1.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.1a: Mạch khởi động trực tiếp động cơ (JIC)

Hình 2.1b: Mạch khởi động trực tiếp động cơ (IEC)

Trang 1
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.1.2. Nguyên lý hoạt động


Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng. Nhấn nút Start, cuộn dây contactor M(11,2) có
điện đóng tiếp điểm duy trì M(9, 11) đóng tiếp điểm chính M ở mạch động lực
cấp điện 3 pha cho động cơ hoạt động, đồng thời đèn xanh báo hiệu sáng, mở tiếp
điểm M(9, 13) đèn vàng tắt.
Nhấn nút Stop, cuộn dây contactor M mất điện tiếp điểm chính M ở mạch
động lực mở ra động cơ ngừng hoạt động.
Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL(Over Load) tác động
mở tiếp điểm OL(3, 7), cuộn dây contactor M mất điện tiếp điểm động lực M mở
ra động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu
sáng.
2.1.3. Ứng dụng
Do mở máy trực tiếp nên dòng khởi động lớn (từ 5÷7 lần dòng định mức). Vì
vậy, mở máy trực tiếp chỉ áp dụng đối với động cơ có công suất <10Hp và trong các
truyền động đơn giản như truyền động băng tải, bơm nước cho các tòa nhà, máy
nghiền, máy trộn…(hình 2.1c).

Hình 2.1c: Các thiết bị sử dụng mạch khởi động trực tiếp

2.2. MẠCH MỞ MÁY TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ – TẮT MỞ 2 VỊ TRÍ


2.2.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.2a: Mạch khởi động trực tiếp động cơ - tắt mở hai vị trí (JIC)

Trang 2
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.2.2. Nguyên lý hoạt động


Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng.
Nhấn nút Start_1 hoặc nút Start_2, cuộn dây contactor M(13,2) có điện đóng
tiếp điểm duy trì M(11, 13) đóng tiếp điểm chính M ở mạch động lực cấp điện 3
pha cho động cơ hoạt động, đồng thời đèn xanh báo hiệu sáng, mở tiếp điểm M(11,
15) đèn vàng tắt. Nhấn nút Stop, cuộn dây contactor M mất điện tiếp điểm chính
M ở mạch động lực mở ra động cơ ngừng hoạt động. Khi quá tải hoặc mất pha phần
tử đốt nóng rơ le nhiệt OL(Over Load) tác động mở tiếp điểm OL(3, 7), cuộn dây
contactor M mất điện tiếp điểm động lực M mở ra động cơ ngừng hoạt động,
đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu sáng.

Hình 2.2b: Mạch mở máy trực tiếp động cơ- tắt mở hai vị trí (IEC)

2.2.3. Ứng dụng


Tương tự như mở máy trực tiếp điều khiển 1 vị trí, mạch được ứng dụng trong
các điều khiển có khoảng cách di chuyển dài như: băng tải, các trong dây chuyền sợi
dệt…

Hình 2.2c: Các ứng dụng dùng mạch khởi động trực tiếp 2 vị trí

Trang 3
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.3. MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ QUY ĐỊNH


2.3.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.3a: Mạch mở máy theo trình tự quy định (JIC)

Hình 2.3b: Mạch mở máy theo trình tự quy định (IEC)

Trang 4
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.3.2. Nguyên lý hoạt động


Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng. Nhấn nút Start, cuộn dây contactor 1M(13,2)
có điện đóng tiếp điểm duy trì M(11, 13) đóng tiếp điểm chính 1M ở mạch động
lực cấp điện 3 pha cho động cơ 1IM hoạt động, đồng thời rơ le thời gian có điện và
đèn xanh báo hiệu sáng, mở tiếp điểm 1M(11, 15) đèn vàng tắt. Sau thời gian chỉnh
định, tiếp điểm thường mở đóng chậm T(11,17) của rơ le thời gian đóng lại, cuộn dây
contactor 2M(17,2) có điện đóng tiếp điểm chính 2M ở mạch động lực cấp điện
3 pha cho động cơ 2IM hoạt động.
Nhấn nút Stop, cuộn dây contactor 1M và 2M mất điện tiếp điểm chính 1M
và 2M ở mạch động lực mở ra 2 động cơ ngừng hoạt động.
Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt 1OL hoặc 2OL tác động
mở tiếp điểm 1OL(3, 7) hoặc 2OL(7, 9) cuộn dây contactor 1M và 2M mất điện
tiếp điểm động lực 1M và 2M mở ra các động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng
tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu sáng.
2.3.3. Ứng dụng
Các nhà máy có nhiều động cơ được sử dụng và khởi động cùng lúc thì dòng
điện khời động rất lớn gây sụt áp đối với nguồn cung cấp, ảnh hưởng đến hoạt động
các thiết bị khác. Mở máy theo trình tự quy định là khống chế từng động cơ khởi động
riêng lẻ theo thứ tự nhằm tránh dòng khởi động quá lớn. Mạch được ứng dụng nhiều
trong các hệ thống bơm, quạt, máy nén…

Hình 2.3c: Ứng dụng mở máy động cơ theo trình tự quy định

Trang 5
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.4. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ DÙNG NÚT NHẤN ĐƠN
2.4.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.4a: Mạch đảo chiều quay động cơ dùng nút nhấn đơn (JIC)

Hình 1.4b: Mạch đảo chiều quay động cơ dùng nút nhấn đơn (IEC)

Trang 6
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.4.2. Nguyên lý hoạt động


Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng.
Chạy thuận: Nhấn nút Start_F, cuộn dây contactor F(13,2) có điện đóng tiếp
điểm duy trì F(9, 11) đóng tiếp điểm chính F ở mạch động lực cấp điện 3 pha
cho động cơ IM hoạt động, đồng thời đèn xanh (Green) báo hiệu sáng, tiếp điểm F(7,
19) mở đèn vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp điểm F(15, 17) mở khống chế cuộn dây R có
điện khi ta nhấn nút Start_R.
Chạy nghịch: Nhấn nút Stop, cuộn dây contactor F mất điện tiếp điểm chính
F ở mạch động lực mở động cơ ngưng hoạt động. Nhấn nút Start_R, cuộn dây
contactor R(17,2) có điện đóng tiếp điểm duy trì R(9, 15) đóng tiếp điểm chính
R ở mạch động lực cấp điện 3 pha cho động cơ IM hoạt động với thứ tự 2 trong 3
pha được thay đổi nên động cơ quay theo chiều ngược lại, đồng thời đèn xanh (Blue)
báo hiệu sáng, tiếp điểm R(19, 21) mở đèn vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp điểm R(11,
13) mở khống chế cuộn dây F có điện khi ta nhấn nút Start_F. Khi quá tải hoặc mất
pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở tiếp điểm OL(3, 7) cuộn dây
contactor F hoặc R mất điện tiếp điểm động lực F hoặc R mở ra động cơ ngừng
hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu sáng.
2.1.1. Ứng dụng
Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha được ứng dụng
điều khiền nâng hạ tải trọng, Palăng, máy trộn, máy khoan công nghiệp…(hình 2.5c)
2.5. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ DÙNG NÚT NHẤN KÉP
2.5.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.5a: Mạch đảo chiều quay động cơ (JIC)

Trang 7
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Hình 2.5b: Mạch đảo chiều quay động cơ dùng nút nhấn kép (IEC)
2.5.2. Nguyên lý hoạt động
Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng. Nhấn Stop Dừng máy.
Chạy thuận: Nhấn nút Start_F, cuộn dây contactor F(15,2) có điện đóng tiếp
điểm duy trì F(9, 11) đóng tiếp điểm chính F ở mạch động lực cấp điện 3 pha
cho động cơ IM hoạt động, đồng thời đèn xanh (Green) báo hiệu sáng, tiếp điểm F(7,
23) mở đèn vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp điểm F(19, 21) mở khống chế cuộn dây R có
điện thêm một cấp tránh trường hợp nút nhấn kép Start_R bị lỗi khi ta thực hiện đảo
chiều động cơ.
Chạy nghịch: Nhấn nút Start_R, tiếp điểm thường đóng Start_R (11, 13) mở
cuộn dây contactor F mất điện tiếp điểm chính F ở mạch động lực mở động cơ
ngưng hoạt động, tiếp điểm F(19, 21) đóng lại và tiếp điểm Start_R (9.17) đóng lại,
cuộn dây contactor R(21,2) có điện đóng tiếp điểm duy trì R(9, 17) đóng tiếp
điểm chính R ở mạch động lực cấp điện 3 pha cho động cơ IM hoạt động với thứ tự
2 trong 3 pha được thay đổi nên động cơ quay theo chiều ngược lại, đồng thời đèn
xanh (Blue) báo hiệu sáng, tiếp điểm R(23, 25) mở đèn vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp
điểm R(13, 15) mở khống chế cuộn dây F có điện thêm một cấp tránh trường hợp nút
nhấn kép Start_F bị lỗi khi ta thực hiện đảo chiều động cơ.

Trang 8
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở tiếp
điểm OL(3, 7) cuộn dây contactor F hoặc R mất điện tiếp điểm động lực F hoặc
R mở ra động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo
hiệu sáng.
2.5.3. Ứng dụng

Hình 2.5c: Ứng dụng đảo chiều quay động cơ dùng nút nhấn đơn và nhấn kép
Mạch đảo chiều quay dùng nút nhấn kép được ứng dụng trong các mạch đảo
chiều đối với động cơ công suất nhỏ và thường đi kèm với mạch điều khiển là các các
công tắc giới hạn hành trình chuyển động, các board mạch điều khiển theo thời gian,
điều khiển có lập trình…
2.6. ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ VÀ GIỚI HẠN HÀNH TRÌNH ĐƠN
2.6.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.6a: Mạch đảo chiều quay động cơ và giới hạn hành trình đơn (JIC)
2.6.2. Nguyên lý hoạt động
Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng. Chạy thuận: Nhấn nút Start_F, cuộn dây contactor
F(15,2) có điện đóng tiếp điểm duy trì F(9, 11) đóng tiếp điểm chính F ở mạch
động lực cấp điện 3 pha cho động cơ IM hoạt động, đồng thời đèn xanh (Green) báo

Trang 9
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

hiệu sáng, tiếp điểm F(7, 23) mở đèn vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp điểm F(19, 21) mở
khống chế cuộn dây R có điện khi ta nhấn nút Start_R.
Giả sử động cơ hoạt động quay theo chiều thuận đưa bàn máy về phía A (hình
2.6C) và chạm vào hành trình LS_F(11,13). Khi đó tiếp điểm LS_F(11,13) được mở ra
và cuộn dây contactor F(15,2) mất điện, tiếp điểm chính F ở mạch động lực mở ra và
động cơ ngừng hoạt động theo chiều thuận.
Chạy nghịch: Để đưa bàn máy di chuyển từ A về B (hình 1.6C), nhấn nút Start_R,
cuộn dây contactor R(21,2) có điện đóng tiếp điểm chính R ở mạch động lực cấp
điện 3 pha cho động cơ IM hoạt động với thứ tự 2 trong 3 pha được thay đổi nên động
cơ quay theo chiều ngược lại đưa bàn máy từ A về B, đồng thời đèn xanh (Blue) báo
hiệu sáng, tiếp điểm R(23, 25) mở đèn vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp điểm R(13, 15)
mở khống chế cuộn dây F có điện khi nhấn nút Start_F. Khi bàn máy di chuyển về B
chạm vào hành trình LS_R(17,19). Khi đó tiếp điểm LS_R(17,19) được mở ra và cuộn
dây contactor R(21,2) mất điện, tiếp điểm chính R ở mạch động lực mở ra và động cơ
ngừng hoạt động theo chiều ngịch.
Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở tiếp điểm
OL(3, 7) cuộn dây contactor F hoặc R mất điện tiếp điểm động lực F hoặc R mở
ra động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu
sáng.

Hình 2.6b: Mạch đảo chiều quay động cơ và giới hạn hành trình đơn (IEC)

Trang 10
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.6.3. Ứng dụng


Mạch đảo điều khiển giới hạn hành trình được ứng dụng rộng rải trong thực tế như:
Mạch đóng mở cửa cơ quan xí nghiệp, mạch điều khiển trong các vận thang, điều
bàn máy trong các máy công cụ…

Hình 2.6c: Ứng dụng điều khiển động cơ sử dụng hành trỉnh đơn
2.7. MẠCH GIỚI HẠN HÀNH TRÌNH KÉP
2.7.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.7a: Mạch đảo chiều quay động cơ và giới hạn hành trình kép (JIC)
2.7.2. Nguyên lý hoạt động
Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng.
Nhấn nút Start_F, cuộn dây contactor F(15,2) có điện đóng tiếp điểm duy trì
F(9, 11) đóng tiếp điểm chính F ở mạch động lực cấp điện 3 pha cho động cơ IM
hoạt động, đồng thời đèn xanh (Green) báo hiệu sáng, tiếp điểm F(7, 23) mở đèn
vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp điểm F(19, 21) mở khống chế cuộn dây R có điện khi ta
nhấn nút Start_R. Giả sử động cơ hoạt động quay theo chiều thuận đưa bàn máy về
phía A (hình 2.7C) và chạm vào hành trình LS_F(11,13). Khi đó tiếp điểm

Trang 11
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

LS_F(11,13) được mở ra và cuộn dây contactor F(15,2) mất điện, tiếp điểm chính F ở
mạch động lực mở ra và động cơ ngừng hoạt động theo chiều thuận. Đồng thời tiếp
điểm thường mở của công tắc hành trình LS_F(9,17) đóng lại, cuộn dây contactor
R(21,2) có điện đóng tiếp điểm chính R ở mạch động lực cấp điện 3 pha cho
động cơ IM hoạt động với thứ tự 2 trong 3 pha được thay đổi nên động cơ quay theo
chiều ngược lại đưa bàn máy từ A về B, đồng thời đèn xanh (Blue) báo hiệu sáng, tiếp
điểm R(23,25) mở đèn vàng tắt. Bên cạnh đó tiếp điểm R(13,15) mở khống chế
cuộn dây F có điện khi nhấn nút Start_F.
Khi bàn máy di chuyển về B chạm vào hành trình LS_R(17,19). Khi đó tiếp điểm
LS_R(17,19) được mở ra và cuộn dây contactor R(21,2) mất điện, tiếp điểm chính R ở
mạch động lực mở ra và động cơ ngừng hoạt động theo chiều ngịch. Tương tự như
vậy, tiếp điểm thường mở của công tắc hành trình LS_R(9,11) đóng lại bàn máy di
chuyển từ B A và chạy tuần hoàn đến khi nhấn nút Stop dừng động cơ.
Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở tiếp điểm
OL(3, 7) cuộn dây contactor F hoặc R mất điện tiếp điểm động lực F hoặc R mở
ra động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu
sáng.

Hình 2.7b: Mạch đảo chiều quay động cơ và giới hạn hành trình kép (IEC)

Trang 12
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.7.3. Ứng dụng


Mạch đảo điều khiển giới hạn hành trình kép được ứng dụng rộng rải trong thực
tế như: Mạch điều khiển bàn máy của máy bào giường, máy mài phẳng,

Hình 2.7c: Ứng dụng điều khiển động cơ sử dụng hành trỉnh đơn
2.8. MẠCH KHỞI ĐỘNG SAO – TAM GIÁC ĐỘNG CƠ
2.8.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.8a: Mạch khởi động sao – tam giác động cơ (JIC)
2.8.2. Nguyên lý hoạt động
Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng. Nhấn nút Start, cuộn dây contactor M(11,2) có
điện đóng tiếp điểm duy trì M(9, 11) cuộn dây timer T và contactor S có
điện đóng tiếp điểm chính M,S ở mạch động lực cấp điện 3 pha động cơ IM
Động cơ mở máy chế độ sao. Bên cạnh đó. Tiếp điểm S(11,17) đóng lại đèn xanh
(Blue) báo hiệu sáng, tiếp điểm M(9, 25) mở đèn vàng tắt. Sau thời gian chỉnh định,

Trang 13
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

tiếp điểm thường đóng mở chậm T.TO(11,13) của rơ le thời gian mở ra và tiếp điểm
thường mở đóng chậm T.TC(11,19) của rơ le thời gian đóng lại, cuộn dây contactor
S(15,2) mất điện và cuộn dây contactor D(21,2) có điện đóng tiếp điểm chính D ở
mạch động lực nới các pha các đầu dây A-Y, B-Z, C-X động cơ IM hoạt động
theo chế độ tam giác, tiếp điểm D(11,23) đóng lại đèn bào màu xanh (Green) sáng.
Nhấn nút Stop, cuộn dây contactor M mất điện tiếp điểm chính M ở mạch
động lực mở ra động cơ ngừng hoạt động.
Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở tiếp
điểm OL(3, 7) cuộn dây contactor M mất điện tiếp điểm động lực M mở ra
động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu sáng.

Hình 2.8b: Mạch khởi động sao – tam giác động cơ (IEC)

2.8.3. Ứng dụng

Hình 2.8c: Ứng dụng khởi động sao-tam giác

Trang 14
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Mạch khởi động sao - tam giác được ứng dụng rộng rải trong thực tế như: điều
khiển mở máy các động cơ trong hệ thống bơm, các động cơ trong các máy sản xuất
có công suất >10Hp. Khi khởi động sao-tam giác cần lưu ý đến mô men tải, điện áp
định mức của động cơ. Vì khi khởi động sao - tam giác thì dòng khởi động và mô men
giảm 3 lần so với khởi động trực tiếp. Động cơ phải làm việc được ở chế độ tam giác
trong lưới điện.
2.9. MẠCH KHỞI ĐỘNG SAO – TAM GIÁC HÃM ĐỘNG NĂNG
2.9.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.9a: Mạch khởi động sao – tam giác hãm động năng động cơ (JIC)
2.9.2. Nguyên lý hoạt động
Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng.
Nhấn nút Start, cuộn dây contactor M(11,2) có điện đóng tiếp điểm duy trì
M(9, 11) cuộn dây timer 1T và contactor S có điện đóng tiếp điểm chính M,S ở
mạch động lực cấp điện 3 pha động cơ IM Động cơ mở máy chế độ sao. Bên
cạnh đó. Tiếp điểm S(11,17) đóng lại đèn xanh (Blue) báo hiệu sáng, tiếp điểm M(7,
25) mở đèn vàng tắt. Sau thời gian chỉnh định, tiếp điểm thường đóng mở chậm
1T.TO(11,13) của rơ le thời gian mở ra và tiếp điểm thường mở đóng chậm
1T.TC(11,19) của rơ le thời gian đóng lại, cuộn dây contactor S(15,2) mất điện và
cuộn dây contactor D(21,2) có điện đóng tiếp điểm chính D ở mạch động lực
Khi đó các đầu dây pha được nối theo thứ tự: A-Y, B-Z, C-X động cơ IM hoạt động
theo chế độ tam giác, tiếp điểm D(11,23) đóng lại đèn bào màu xanh (Green) sáng.

Trang 15
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Nhấn nút Stop, cuộn dây contactor M mất điện tiếp điểm chính M ở mạch
động lực mở ra động cơ ngừng hoạt động, đồng thời cuộn dây BR có điện đóng
tiếp điểm BR mạch động lực đưa điện một chiều vào 02 đầu dây pha CX để thực hiện
hãm động năng động cơ. Bên cạnh đó, trong mạch điều khiển timer 2T cũng có điện và
sau thời gian chỉnh định (thời gian hãm) tiếp điểm thường đóng mở chậm
2T.TO(29,31) mở ra,cuộn dây BR mất điện, quá trình hãm kết thúc.
Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở tiếp
điểm OL(3, 7) cuộn dây contactor M mất điện tiếp điểm động lực M mở ra
động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu sáng.

Hình 2.9b: Mạch khởi động sao – tam giác hãm động năng động cơ (IEC)

2.9.3. Ứng dụng


Mạch khởi động sao - tam giác hãm động năng được ứng dụng rộng rải trong
thực tế, điều khiển và hãm các động cơ trong các máy sản xuất có công suất >10Hp và
có mô men quán tính lớn hoặc hãm động năng khi hạ tải trọng.

Hình 2.9c: Ứng dụng Mạch khởi động sao – tam giác khi dừng thực hiện hãm động năng

Trang 16
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.10. MẠCH MỞ MÁY ĐỘNG CƠ HAI CẤP TỐC ĐỘ


2.10.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.10a: Mạch mở máy hai cấp tốc độ với hai chế độ bằng tay và tự đông (JIC)
2.10.2. Nguyên lý hoạt động
- Chế độ tự động chuyển từ tốc độ thấp lên tốc độ cao
Bật công tắc chuyển mạch về vị trí A, bật CB đèn vàng báo hiệu sáng.
Nhấn nút Start, cuộn dây rơ le trung gian RL(13,2) có điện đóng tiếp điểm duy
trì RL(11, 13) cuộn dây rơ le thời gian T và contactor L(29,2) có điện (do tiếp điểm
thường mở RL(23,25) đóng lại nên mạch 1-3-7-9-11-15-23-25-27-29-L-2 khép
kín) đóng tiếp điểm chính L ở mạch động lực cấp điện 3 pha vào các đầu dây 1;2;3
động cơ IM hoạt động tốc độ thấp ở chế độ tam giác nối tiếp. Sau thời gian chỉnh
định Rơ le thời gian T tiếp điểm thường đóng mở chậm T(15,23) mở ra cuộn dây
contactor L(29,2) mất điện, tiếp điểm thường mở đóng chậm T(15,31) đóng lại cuộn
dây contactor H, Y có điện, cấp nguồn cho động cơ vào các đầu dây 4;5;6 và 1;2;3 nối
lại với nhau động cơ IM hoạt động tốc độ cao ở chế độ sao song song.
Đèn báo:
Tiếp điểm RL(11,17) mở đèn vàng tắt
Đèn xanh (Blue) báo hiệu động cơ hoạt động tốc độ thấp
Đèn xanh (Green) báo hiệu động cơ hoạt động tốc độ cao

Trang 17
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Đèn đỏ (Red) báo hiệu động cơ bị sự cố quá tải hoặc mất pha.

Hình 2.10b: Mạch mở máy hai cấp tốc độ chế độ tự đông (IEC)
Khống chế (khóa chéo)
L(33,35) và H(27,29( là hai tiếp điểm khống chế tránh cuộn dây L và H,Y có điện
cùng một lúc. Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở
tiếp điểm 1OL(3, 7) hoặc 2OL(7, 9) các cuộn dây contactor và rơ le trung gian mất
động cơ ngừng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm 1OL(3,5) hoặc 2OL(3,5) đèn
đỏ báo hiệu sáng.
- Chế độ bằng tay chuyển từ tốc độ thấp lên tốc độ cao
Bật công tắc chuyển mạch về vị trí B, bật CB đèn vàng báo hiệu sáng. Nhấn nút
Start_L, cuộn dây rơ le trung gian 1RL(43,2) có điện đóng tiếp điểm duy trì
1RL(37, 39) và tiếp điểm 1RL(15,39), 1RL(15,25), cuộn dây contactor L(29,2) có
điện đóng tiếp điểm chính L ở mạch động lực cấp điện 3 pha vào các đầu dây
1;2;3 động cơ IM hoạt động tốc độ thấp ở chế độ tam giác nối tiếp.
Để chuyển sang tốc độ cao nhấn Start_H, tiếp điểm Start_H (31,49) mở ra cuộn
dây 1RL(43,2) mất điện, mở tiếp điểm 1RL1RL(15,25) cuộn dây contactor L(29,2)
mất điện. Khi đó cuộn dây rơ le trung gian 2RL(49,2) có điện, đóng tiếp điểm duy trì
2RL(37, 45) và tiếp điểm 2RL(15,39), 2RL(15,31) cuộn dây contactor contactor H,
Y có điện, cấp nguồn cho động cơ vào các đầu dây 4;5;6 và 1;2;3 nối lại với nhau
động cơ IM hoạt động tốc độ cao ở chế độ sao song song.

Trang 18
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Đèn báo: Tương tự chế độ tự động


Khống chế (khóa chéo)
L(33,35) và H(27,29) là hai tiếp điểm khống chế tránh cuộn dây L và H,Y có điện
cùng một lúc, bên cạnh đó mạch điều khiển còn có 2RL(41,43) và 1RL(47,49) trong
mạch cũng khóa lẫn nhau.
2.10.3. Ứng dụng
Mạch hai cấp tốc độ được ứng dụng nhiều trong các máy công cụ như: Máy
doa, máy khoa cần, động cơ trục chính của máy tiện, máy phay…

Hình 2.10c: Ứng dụng mạch mở máy hai cấp tốc độ


2.11. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ RÔ TO DÂY QUẤN
2.11.1. Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.11a: Mạch khởi động động rô to dây quấn (JIC)

Trang 19
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Hình 2.11b: Mạch khởi động động rô to dây quấn (IEC)


Động cơ không đồng bộ rô to dây quấn còn được gọi là động cơ càm ứng vành
trược (SRIM: Slip Ring Induction Motor). Động cơ có ưu điểm khởi với mô men cực
đại khi có sự tham gia của điện trở trong mạch rô to (hình 2.11a,b)

2.11.2.Nguyên lý hoạt động


Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng.
Nhấn nút Start, cuộn dây M(11,2) có điện đóng tiếp điểm duy trì M(9,11)
cuộn dây rơ le thời gian 1T và contactor 1Y(13,2) có điện đóng tiếp điểm chính M
và 1Y ở mạch động lực cấp điện 3 pha cho động cơ SRIM động cơ SRIM mở
máy với toàn bộ các cấp điện trở.
Sau thời gian chỉnh định Rơ le thời gian 1T tiếp điểm thường mở đóng chậm
1T.TC(11,15) đóng lại cuộn dây rơ le thời gian 2T và contactor 2Y(17,2) có điện
đóng tiếp điểm chính 2Y ở mạch động lực cắt cấp điện trở mở máy 1R, bên
cạnh đó tiếp điểm 2Y(11,13) mở ra cuộn dâu 1T và 1Y mất điện, tiếp điểm
2Y(11,15) đóng lại duy trì cuộn dây 2Y.
Tương tự sau thời gian chỉnh định Rơ le thời gian 2T tiếp điểm thường mở đóng
chậm 2T.TC(11,19) đóng lại cuộn dây rơ le thời gian 3T và contactor 3Y(21,2) có
điện đóng tiếp điểm chính 3Y ở mạch động lực cắt cấp điện trở mở máy 2R,
sau thời gian chỉnh định Rơ le thời gian 3T tiếp điểm thường mở đóng chậm

Trang 20
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

3T.TC(11,23) đóng lại cuộn dây contactor 4Y(23,2) có điện đóng tiếp điểm
chính 4Y ở mạch động lực cắt cấp điện trở mở máy 3R.
Như vậy toàn bộ các cấp điện trở tham gia vào quá trình khởi động được cắt hoàn
toàn và động cơ làm việc ở chế độ định mức.
Đèn báo:
Tiếp điểm M(9,27) mở đèn vàng tắt. Đèn xanh (Blue) báo hiệu động cơ đang
khởi động. Đèn xanh (Green) báo hiệu động cơ đang hoạt động định mức. Đèn đỏ
(Red) báo hiệu động cơ bị sự cố quá tải hoặc mất pha.
Sự cố:
Khi quá tải hoặc mất pha phần tử đốt nóng rơ le nhiệt OL tác động mở tiếp điểm
OL(3, 7) các cuộn dây contactor và rơ le trung gian mất động cơ ngừng hoạt động,
đồng thời đóng tiếp điểm 1OL(3,5) hoặc 2OL(3,5) đèn đỏ báo hiệu sáng.
2.11.3. Ứng dụng
Mạch mở máy động cơ rô to dây quấn được ứng dụng nhiều trong các máy công
nghiệp có công suất lớn đến vài trăm kW đối với động cơ hạ thế hoặc vài MW đối với
động cơ trung thế, động cơ có mô men mở máy cực đại là ưu điểm cho các ứng dụng
như: Máy nghiền, máy cán…

2.12. MẠCH KHỞI ĐỘNG – ĐẢO CHIỀU VÀ HÃM ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
2.12.1.Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.12a: Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực (JIC)

Trang 21
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Hình 2.12a: Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực (IEC)

2.12.2.Nguyên lý hoạt động


Bật CB đèn vàng báo hiệu sáng.
Khởi động-Chạy thuận: Nhấn nút Start_F, cuộn dây contactor F(15,2) có điện
đóng tiếp điểm duy trì F(3,11) đóng tiếp điểm chính F ở mạch động lực cấp điện
1 chiều cho động cơ động cơ mở máy qua 2 cấp điện trở. Tiếp điểm F(3,17) đóng
lại cấp điện. Sau thời gian chỉnh định Rơ le thời gian 1T tiếp điểm thường mở đóng
chậm 1T.TC(17,21) đóng lại cuộn dây contactor 1M(21,2) có điện đóng tiếp
điểm chính 1M ở mạch động lực cắt cấp điện trở mở máy 1Rm, tiếp điểm
1M(17,23) cũng đóng lại cuộn dây 2T có điện, tiếp điểm 2Y(11,15) đóng lại duy trì
cuộn dây 2Y. Tương tự sau thời gian chỉnh định Rơ le thời gian 2T tiếp điểm
thường mở đóng chậm 2T.TC(17,25) đóng lại cuộn dây contactor 2M(21,2) có điện
đóng tiếp điểm chính 2M ở mạch động lực cắt cấp điện trở mở máy 2Rm. Như
vậy toàn bộ các cấp điện trở tham gia vào quá trình khởi động được cắt hoàn toàn và
động cơ làm việc ở chế độ định mức.
Khởi động - Chạy nghịch: Được giải thích tương tự như Khởi động - Chạy thuận
Dừng-Hãm động cơ: Nhấn nút Stop, tiếp điểm Stop(1,27) đóng lại cuộn dây
BR(31,2) có điện động tiếp đểm chính BR ở mạch động lực, động cơ thực hiện wua1
trình hãm động năng kích từ độc lập.

Trang 22
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

đĐèn báo:Tiếp điểm F(3,33), R(33,35) mở đèn vàng tắt, Đèn xanh (Blue) báo hiệu
động cơ đang chạy thuận, đèn xanh (Green) báo hiệu động cơ đang chạy nghịch.
Khống chế:
Tiếp điểm F(7,9), R(13,15) khóa chéo lẫn nhau, không cho cuộn dây F và R có
điện cùng một lúc. Tương tự BR(1B,3) và F(27,29), R(29,31) cùng khóa lẫn cho cuộn
dây BR và F,R.
2.12.3.Ứng dụng
Động cơ điện một chiều công suất lớn được ứng dụng trong các hệ truyền động
có yêu cầu về điều chỉnh tốc độ và mô men mở máy lớn. Đối với động cơ công suất
lớn thường sử dụng trong các máy công cụ hoặc máy cán nóng, cán nguội…

Hình 2.12c: Ứng dụng động cơ một chiều


Những phương pháp khởi động được giới thiệu ở trên là:
- Khởi động trực tiếp (DOL-Direct on Line). Phương pháp khởi động này có
dòng khởi động lớn 5-7 lần dòng định thể làm hỏng các cuộn dây, giật, rung các cơ
cấu cơ khí và làm giảm tuổi thọ của động cơ, thậm chí trong trường hợp xấu nhất là
gây cháy động cơ.
- Khởi động trực tiếp chỉ sử dụng cho những động cơ có công suất Pđc < 10Hp
và Pđc < 1/10 Pnguồn điện.
- Khởi động gián tiếp như: Khởi động dùng cuộn kháng trong mạch Stator, khởi
động dùng biến áp tự ngẫu giãm được dòng khởi động nhưng rất tốn kém và không
khả thi. Kkhởi động Sao – Tam giác (Delta-Star Starting) là phương pháp khởi động
thông dụng nhất cho các tải không cần mô men khởi động lớn.

Cụ thể khi khởi động Sao – Tam giác dòng khởi động và mô men khởi động giảm 3
lần.

- Khởi động dùng điện trở phụ trong mạch rô to đối với động cơ rô to dây quấn
có ưu điểm nâng cao mô men khởi động đến mô men cực đại. Nhưng động cơ rô to dây

Trang 23
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

quấn chỉ sử dụng cho các phụ tải chuyên dụng như máy nghiền, máy cán… công suất
lớn.
- Đối với động cơ rô to dây quấn khi giảm dòng mở máy đồng nghĩa với mô giảm
men mở máy. Đây là nhược điểm của động cơ rô to lồng sóc. Tuy nhiên sử dụng các
thiết bị được cấu tạo từ linh kiện điện tử như Biến tần (Inverter) hoặc khởi động
mềm (Soft Starter) sẽ khắc phục được các nhược điểm trên.

2.13. KHỞI ĐỘNG MỀM – SOFT STARTER.


2.13.1.Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 2.13a: Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực (JIC)

Trang 24
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.13.2.Nguyên lý hoạt động


Bộ khởi động mềm là một thiết bị được sử dụng để khởi động và dừng động cơ
cảm ứng một cách an toàn, được sử dụng để giảm dòng khởi động, động cơ tăng tốc từ
từ đến khi đạt tốc độ định mức. Quá trình tăng tốc động cơ nhờ điều khiển đóng mở
góc kích của triắc để điều khiển điện áp tăng dần từ 0V đến giá trị định mức. Ngoài ra,
khởi động mềm còn có khả năng bảo vệ thấp áp và quá dòng.
Bộ khởi động mềm thích hợp cho các hệ truyền động dừng thường xuyên nhằm
giảm áp lực cơ học lên đầu trục của động cơ.

Hình 2.13b: Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực (IEC)

Trang 25
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.13.3. Ứng dụng


Bộ khởi động mềm thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp có tải
quán tính cao đòi hỏi phải có dòng khởi động lớn.
Bộ khởi động mềm có thể được điều khiển bằng cách khởi động/dừng bằng nút
nhấn trực tiếp hoặc có thể được điều khiển qua mạng Ethernet/Profibus bằng PLC…có
tín hiệu phản hồi về hệ thống, để dễ dàng kiểm soát và giám sát quá trình khởi động
(hình 2.13c).

Hình 2.13c: Sơ đồ mạch điều khiển bằng nút nhấn và PLC

1. Hệ thống làm mát/hút bụi bằng không khí và bơm cấp nước.
Hệ thống làm mát/hút bụi có quán tính cao, đòi hỏi dòng khởi động lớn nên
dùng khởi động mềm để có quay các quạt bên trong. Khi quạt đã quay ổn định thì
dòng điện giảm xuống định mức. Do đó, khởi động mềm giúp các quạt khởi động từ từ
lên tốc độ định mức với dòng điện khởi động trong phạm vi cho phép.

Hình 2.13d: Sơ đồ mạch điều khiển quạt hút và bơm nước


Chất lỏng nói chung và nước nói riêng có độ quán tính tương đối cao nên đẩy
lượng nước lên cao cần lực lớn, khi dòng nước đã chảy ổn định thì chỉ cần một lực vừa

Trang 26
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

đủ để duy trì dòng chảy. Vì vậy, trong trường hợp này dùng khởi động mềm là phù
hợp.
2. Hệ thống băng tải nặng
Bộ khởi động mềm trong trường hợp này sử dụng một dòng khởi động vừa đủ
lớn để thắng khối quán tính của băng chuyền khi di chuyển vật nặng.

Hình 2.13e: Sơ đồ mạch điều khiển băng chuyền


3. Các dạng khởi động dùng khởi động mềm

Hình 2.13f: Các sơ đồ mạch khởi động động cơ dùng khởi động mềm

Trang 27
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

2.14. BIẾN TẦN – INVERTER (VARIABLE FREQUENCE DRIVE:VFD)


2.14.1.Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực
VFD và Soft Starter có thể thực hiện các chức năng tương tự khi cần tăng tốc
hoặc giảm tốc động cơ.
Sự khác biệt chính giữa hai loại này là VFD có thể thay đổi tốc độ của động cơ
trong khi bộ khởi động mềm chỉ điều khiển khởi động và dừng động cơ.
Nếu động cơ không cần điều chỉnh tốc độ ta chỉ cần sử dụng khởi động mềm do
giá thành và kích thước giảm hơn nhiều so với VDF.
Khi động cơ cần điều chỉnh tốc độ nên lựa chọn VDF (hình 2.14b).

Hình 2.14a: Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực dùng biến tần
2.14.2.Nguyên lý hoạt động
VFD có ba thành phần chính:
- Bộ chỉnh lưu biến đổi nguồn điện xoay chiều (AC) thành nguồn điện một
chiều (DC).
- Bộ lọc sử dụng tụ điện hoặc cuộn kháng để lọc độ gợn sóng của nguồn điện
một chiều sau chỉnh lưu trước khi đưa vào bộ nghịch lưu nhằm giảm bớt một phần
sóng hài.

Trang 28
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Bộ nghịch lưu là các linh kiện bán dẫn (IGBT) chuyển đổi điện áp DC thành
AC với tần số thay đổi được để điều chỉnh tốc độ động cơ. Khác với bộ khởi động
mềm, khởi động mềm chỉ thay đổi điện áp để khởi động động cơ, không thay đổi tần
số như biến tần.

Hình 2.14b: Sơ đồ mạch sử dụng VFD và Soft Starter


2.14.3.Ứng dụng
1. Hệ thống quạt làm mát

Hình 2.14c: Sơ đồ mạch sử dụng VFD điều khiển quạt làm mát

Trong trường hợp này, quạt làm mát sẽ hoạt động khi nhiệt độ không khí của
nhà máy tăng đến điểm đặt nhiệt độ cao. Biến tần điều khiển quạt tăng tốc để lưu

Trang 29
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

lượng gió được đẩy ra ngoài nhiều hơn và đến khi nhiệt độ giảm đến giá trị cài đặt
nhiệt độ thấp, quạt làm mát sẽ giảm tốc độ để duy trì nhiệt độ không khí. Nếu nhiệt độ
ngoài trời giảm, nhiệt độ trong phân xưởng giảm xuống dưới điểm đặt nhiệt độ thấp,
biến tần điều khiển tắt động cơ.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng và vượt qua điểm đặt nhiệt độ cao, quạt sẽ
tăng tốc nhanh hơn để giữ cho nhiệt độ của nhà máy luôn ổn định quanh nhiệt độ cài
đặt.
2. Hệ thống bơm điều áp

Hình 2.14d: Sơ đồ mạch sử dụng VFD điều khiển bơm điều áp sử dụng HMI và PLC

Trang 30
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2


Phần 1: Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Thế nào là khởi động trực tiếp (DOL: Direct OnLine)? Ưu và nhược điểm của
khởi động trực tiếp?
Câu 2: Khi khởi động trực tiếp động cơ cần có các khí cụ điện nào?
Câu 3: Khởi động trực tiếp và đảo chiều (RDOL: Reverse Direct OnLine) là gì? Điều
kiện để khởi động trực tiếp và khởi động có đảo chiều?
Câu 4: Khởi động DOL và RDOL được sử dụng ở đâu? Khi nào?
Câu 5: Tại sao phải khởi động Y-∆? Điều kiện để khởi động Y-∆?
Câu 6; Ưu và nhược điểm của phương pháp khởi động Y-∆ so với phương pháp khởi
động trực tiếp?
Câu 7; Ưu và nhược điểm của phương pháp khởi động Y-∆ so với phương pháp khởi
động dùng cuộn kháng và dùng biến áp tự ngẫu đối với động cơ không đồng bộ bap ha
rô to lồng sóc?
Câu 8: Mạch điều dùng công tắc hành trình đơn và kép được ứng dụng ở đâu?
Câu 9: Khi nào dụng biến tần (VDF: Variable Frequency Drives) và khởi động mềm
(Soft Starter) cho động cơ không đồng bộ ba pha? Nêu ưu nhược điểm của 02 thiết bị
này (VFD và Soft Starter)
Câu 10: Phương pháp khởi động động cơ SRIM bằng điện trở phụ trong mạch phần
ứng có ưu điểm gì so với động cơ IM (Induction Motor)? Động cơ SRIM được sử
dụng nhiều trong lĩnh vực nào? Ví dụ cụ thể.
Câu 11: Phương pháp khởi động và hãm động cơ 1 chiều sử dụng điện trở phụ trong
mạch phần ứng có ưu nhược điểm gì so với các phương như thay đổi điện áp, thay đổi
từ thông kích từ?
Câu 12: Giải thích nguyên lý hãm động năng đối vơi động cơ IM?
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Để thực hiện được mạch khởi động trực tiếp động cơ IM, mạch điều khiển
được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị sau:

A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB 01 -MCCB,CB 01 - CB 01
-Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn ON 01
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01
- Contactor 02 - Contactor 01 - Contactor 01 - Contactor 01
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01

Trang 31
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Câu 2: Để thực hiện được mạch khởi động trực tiếp động cơ IM tắt mở 2 vị trí, mạch
điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị sau:

A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn ON 02
- Nút nhấn OFF 03 - Nút nhấn OFF 02 - Nút nhấn OFF 02 - Nút nhấn OFF 02
- Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 01 - Contactor 01
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01
Câu 3: Để thực hiện được mạch khởi động trực tiếp có đảo chiều động cơ IM dùng nút
nhấn đơn, mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị tối thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 02 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn ON 02
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 02 - Nút nhấn OFF 02
- Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 02
- Rơ le nhiệt 02 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 02 - Rơ le nhiệt 01
Câu 4: Để thực hiện được mạch khởi động trực tiếp có đảo chiều động cơ IM dùng nút
nhấn kép, mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị tối thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn kép 02 -Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn kép 02 -Nút nhấn ON 02
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 02 - Nút nhấn OFF 01
- Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 02
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 02 - Rơ le nhiệt 02
Câu 5: Để thực hiện được mạch khởi động trực tiếp có đảo chiều động cơ IM dùng
hành trình đơn, mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị tối thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn kép 02 -Nút nhấn ON 02
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 02 - Nút nhấn OFF 01
-Hành trình đơn 02 -Hành trình đơn 02 - Hành trình đơn 01 - Hành trình đơn 02
- Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 02
- Rơ le nhiệt 02 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 02
Câu 6: Để thực hiện được mạch khởi động Y-∆ dùng rơ le thời gian đối với động cơ
IM, mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị tối thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn kép 01 -Nút nhấn ON 01
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01
-Rơ le thời gian 01 -Rơ le thời gian 01 - Rơ le thời gian 01 - Rơ le thời gian 01
- Contactor 02 - Contactor 03 - Contactor 03 - Contactor 03
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01

Trang 32
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Câu 7: Để thực hiện được mạch khởi động động cơ IM, khi dừng có hãm động năng,
mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị tối thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn kép 01 -Nút nhấn kép 01 -Nút nhấn ON 01
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn ON 01 - Nút nhấn OFF 02
-Rơ le thời gian 01 -Rơ le thời gian 01 - Rơ le thời gian 01 - Rơ le thời gian 01
- Contactor 01 - Contactor 02 - Contactor 02 - Contactor 02
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01
-Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01
- Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01
Câu 8: Để thực hiện được mạch khởi động Y-∆ dùng rơ le thời gian đối với động cơ
IM, khi dừng có hãm động năng, mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các
thiết bị tối thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn ON 02 -Nút nhấn kép 01 -Nút nhấn kép 01
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn ON 01
-Rơ le thời gian 02 -Rơ le thời gian 02 - Rơ le thời gian 02 - Rơ le thời gian 02
- Contactor 03 - Contactor 04 - Contactor 04 - Contactor 04
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01
-Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01
- Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01
Câu 9: Để thực hiện được mạch khởi động động cơ SRIM, 03 các cấp điện trở khởi
động điều khiển theo thời gian, mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết
bị tối thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn kép 01 -Nút nhấn ON 01
- Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn OFF 01
-Rơ le thời gian 03 -Rơ le thời gian 02 - Rơ le thời gian 03 - Rơ le thời gian 03
- Contactor 05 - Contactor 04 - Contactor 05 - Contactor 05
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 01
-Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 00 -Biến áp 1 pha 00 -Biến áp 1 pha 00
- Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 00 - Chỉnh lưu 00 - Chỉnh lưu 00
Câu 10: Để thực hiện được mạch khởi động động, đảo chiều và hãm động cơ một
chiều bằng phương pháp nhấp nhả kích từ song song 2 cấp điện trở khởi động điều
khiển theo thời gian, mạch điều khiển được đóng ngắt riêng cần có các thiết bị tối
thiểu sau:
A B C D
-MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 -MCCB,CB 01 - MCCB, CB 01
-Nút nhấn ON 01 -Nút nhấn kép 01 -Nút nhấn kép 01 -Nút nhấn kép 01
- Nút nhấn kép 01 - Nút nhấn OFF 01 - Nút nhấn ON 01 - Nút nhấn OFF 01
-Rơ le thời gian 02 -Rơ le thời gian 02 - Rơ le thời gian 02 - Rơ le thời gian 02
- Contactor 05 - Contactor 05 - Contactor 05 - Contactor 05
- Rơ le nhiệt 01 - Rơ le nhiệt 00 - Rơ le nhiệt 00 - Rơ le nhiệt 01
-Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01 -Biến áp 1 pha 01
- Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01 - Chỉnh lưu 01

Trang 33
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Câu 11: Hình bên CH2.1 là mạch điện điều khiển động cơ hoạt động theo thời gian, T
là OnDelay hãy chọn thành phần còn thiếu giữa A-B để mạnh được hoàn chỉnh:
A B C D

Câu 12: Hình bên CH2.2 là mạch điện điều khiển động cơ hoạt động theo thời gian, T
là OnDelay hãy chọn thành phần còn thiếu giữa A-B để mạnh được hoàn chỉnh:
A B C D

L1 L2 L3 N

MCCB

1K 2K CB
1OL 2OL Stop Start
5 7 9 11
3 1K 2

1OL 2OL
1K A B
T 2

C D
2K
1IM 2IM

PE
Hình CH2.3

Trang 34
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Câu 13: Hình bên CH2.3 là mạch điện điều khiển 2 động cơ hoạt động theo thời gian,
Timer T là OnDelay, 1IM hoạt động trước, sau thời gian chỉnh định 2IM hoạt động.
Hãy chọn thành phần còn thiếu giữa A-B, C-D để mạnh được hoàn chỉnh:

A B C D

Câu 14: Hình bên CH2.4 là mạch điện điều khiển 2 động cơ hoạt động theo thời gian,
Timer T là OnDelay, 1IM hoạt động trước, sau thời gian chỉnh định 2IM hoạt động.
Hãy chọn thành phần còn thiếu giữa A-B, C-D và ? để mạnh được hoàn chỉnh:
A B C D

Câu 15: Hình bên CH2.5 là mạch điện điều khiển 2 động cơ hoạt động theo thời gian,
Timer 1T là OOF-Delay, 2T là ON-Delay, 1IM hoạt động trước, sau thời gian chỉnh
định 2T 2IM hoạt động, sau thời gian chỉnh định 1T 1IM và 2IM ngưng hoạt
động. Hãy chọn thành phần còn thiếu giữa của vòng elip để mạnh được hoàn chỉnh:

Trang 35
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

A B C D
11 2T 13 11 1K 13 11 2K 13

1T 1T
11 15 11 15 11 1T 15

T 2T
11 17 11 2T 17 11 17

Câu 16: Hình bên CH2.6 là mạch điện điều khiển 2 động cơ hoạt động theo thời gian,

Trang 36
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Timer 1T là ON-Delay, 2T là OFF-Delay, 1IM hoạt động trước, sau thời gian chỉnh
định 1T 2IM hoạt động, sau thời gian chỉnh định 2T 1IM và 2IM ngưng hoạt
động. Hãy chọn thành phần còn thiếu giữa của vòng elip để mạnh được hoàn chỉnh:

A B C D

Câu 17: Hình bên CH2.7 là mạch điện điều khiển 2 động cơ hoạt động theo thời gian,
Timer T là ON-Delay, 1IM hoạt động trước, sau thời gian chỉnh định T 2IM hoạt
động, 1IM ngưng hoạt động. Hãy điền dấu ? thích hợp để mạnh hoạt động đúng yêu
cầu.
A B C D

Câu 18: Theo câu 17 phát biểu nào sau đây chính xác
A B C D
1IM&2IM hoạt động 1IM&2IM khởi động 1IM&2IM hoạt 1IM&2IM cùng
luân phiên theo trình tự quy định động không đồng hoạt động theo thời
thời gian định trước

Trang 37
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Câu 19: Cho mạch điện như hình CH2.8, phát biều nào sau đây đúng
A B C D
Bàn máy luôn dừng Bàn máy luôn dừng Bàn máy di chuyển Bàn máy di
tại B trước khi vận tại A trước khi vận đến A thì tự động chuyền đến B thì
hành hành quay về B dừng lại
Câu 20: Cho mạch điện như hình CH2.8, phát biều nào sau đây đúng khi bàn máy
đang ở vị trí A và nhấn 1S.
A B C D
Bàn máy di chuyển Bàn máy di chuyển Nhấn 2S, bàn máy Nhấn 2S, bàn máy
đến B thì tự động đến B thì tự động di chuyển A B, tự di chuyển A B
quay về A và ngược quay về A và dừng động quay về A và và dừng.
lại lại dừng.
Câu 21: Cho mạch điện như hình CH2.8, phát biều nào sau đây đúng
A B C D
Nhấn 1S bàn máy di Nhấn 1S bàn máy di Nhấn 1S bàn máy Nhấn 1S bàn máy
chuyển từ B A chuyển từ A B, di chuyển từ A B, sẽ di chuyển về A
nhấn 2S bàn máy di nhấn 2S bàn máy di và dừng.
chuyển từ B A chuyển từ B A và
dừng lại.

Trang 38
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

L1 L2 L3 N

MCCB

2K 1K CB

Stop Start_F Start_R ?


OL 7 9 11 13
5 ? 2
1K
7

15 17 ? 19
7 ?
IM
2K

PE
Hình CH2.9

Câu 22: Hình CH2.9 là mạch điện điều khiển đảo chiều động cơ. Hãy điền dấu ? thích
hợp để mạnh hoạt động đúng yêu cầu.
A B C D
2K(11,13) 1K(11,13) 1K(11,13) 2K(11,13)
2K(13,2) 2K(13,2) 1K(13,2) 1K(13,2)
1K(17,19) 1K(17,19) 2K(17,19) 1K(17,19)
1K(19,2) 2K(19,2) 2K(19,2) 2K(19,2)
Câu 23: Hình bên CH2.10 là mạch điện điều khiển đảo chiều động cơ 2 cấp tốc độ, 1-
2-3: tốc độ thấp, 4-5-6: tốc độ cao. Hãy điền dấu ? thích hợp để mạnh hoạt động đúng
yêu cầu.
A B C D
3K(23,25) 3K(23,25) 4K(23,25) 5K(23,25)
4K(29,31) 4K(29,31) 3K(29,31) 5K(29,31)
3K(25,2) 4K(25,2) 3K(25,2) 3K(25,2)
4K&5K(21,2) 3K&5K(21,2) 4K&5K(21,2) 4K&3K(21,2)
Câu 24: Hình bên CH2.10 phát biều nào sao đây đúng.
A B C D
Động cơ muốn đảo Nút Stop dùng để Nút Stop dùng để Nút Stop dùng để
chiều phải nhấn nút dừng toàn bộ, để dừng toàn bộ, đảo dừng toàn bộ, chạy
Stop chuyển sang tốc độ chiều và chuyển thuận trước, chạy
cao phải chay tốc tốc độ bằng các nút nghịch sau và thay
độ thấp trước nhấn không theo đổi tốc độ từ thấp
thứ tự ưu tiên lên cao

Trang 39
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

L1 L2 L3 N

MCCB

CB

3
1K 2K Stop Start_F Start_R 2K
7 9 11 13
5 1K 2
1K
7

15 17 1K 19
7 2K 2
OL 2K
7
H L ?
21 23 25
7 ? 2
3K
3K 4K 7
4 5 6 5K
27 29 ? 31
7 ? 2
4K

?
IM
PE 1
2
3 Hình CH2.10

Câu 25: Hình bên CH2.11 phát biều nào sao đây đúng
A B C D
Động cơ tự động đảo Nút Stop dùng để Nút Stop dùng để Nút Stop dùng để
chiều và thay đổi tốc dừng toàn bộ, đảo dừng toàn bộ, đảo dừng toàn bộ, đảo
độ theo thời gian chiều bằng nút nhấn chiều bằng nút chiều bằng nút
và tự động chuyển nhấn và tự động nhấn và tự động
tốc độ theo thời chuyển tốc độ từ chuyển tốc độ từ
gian thấp lên cao theo thấp lên cao theo
thời gian và ngược thời gian.
lại

Trang 40
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

L1 L2 L3 N

MCCB

CB

3
1K 2K Stop Start_F Start_R 2K
7 9 11 13
5 1K 2
1K
7

15 17 1K 19
7 2K 2
OL 2K
7
1K 21
7 T 2
2K
3K 4K 7
4 5 6 5K T
25
5K 27 3K 29
7 4K 2

T 31 4K 33
3K 2
IM
PE 1 5K
2
3 Hình CH2.11

Phần 3: Thiết kế mạch


Bài 1: Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động nghiền sản
phẩm trong lồng chứa, tắt mở hai nơi, đèn xanh báo hiệu động cơ đang hoạt động, đèn
vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.12

Trang 41
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Bài 2: Hình CH2.13, thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
băng tải, quạt thổi, điện trở đốt của hệ thống sấy theo yêu cầu sau:
Nhấn Start_1 Điện trở đốt 3 pha công suất 12kW hoạt động, đốt nóng buồng sấy.
Nhấn Stop_1, ngưng đốt. Khi buồng đốt được đốt nóng sau thời gian 10s, thì 02 quạt
thổi hoạt động. Nhấn Start_2, băng tải hoạt động đưa sản phẩm vào buồng sấy. Nhấn
Stop_2, dừng toàn bộ. Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn xanh Blue báo hiệu động cơ băng tải đang hoạt động, Đèn xanh Green báo hiệu
điện trở đốt và quạt thổi đang hoạt động, đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện,
đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.13.

Bài 3: Hình CH2.13, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
băng tải, quạt thổi, điện trở đốt của hệ thống sấy theo yêu cầu sau:
Nhấn Start_1 Điện trở đốt 3 pha công suất 12kW hoạt động, đốt nóng buồng sấy. Nhấn
Stop_1, ngưng đốt. Khi buồng đốt đạt được độ nóng 700C thì đồng hồ báo nhiệt tác
động (hình CH2.14) 02 quạt thổi hoạt động. Nhấn Start_2, băng tải hoạt động đưa
sản phẩm vào buồng sấy. Nhấn Stop_2, dừng toàn bộ. Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn xanh Blue báo hiệu động cơ băng tải đang hoạt động, Đèn xanh Green báo hiệu
điện trở đốt và quạt thổi đang hoạt động, đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện,
đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.13.

Trang 42
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Bài 4: Hình CH2.15, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
băng tải, quạt thổi, điện trở đốt của hệ thống sấy theo yêu cầu sau:
Nhấn Start, Điện trở đốt 3 pha công suất 12kW hoạt động, đốt nóng buồng sấy. Khi
buồng đốt đạt được độ nóng 700C thì đồng hồ báo nhiệt tác động (hình CH2.14) 02
quạt thổi hoạt động, 10s sau băng tải hoạt động đưa sản phẩm vào buồng sấy. Nhấn
Stop, dừng toàn bộ. Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn xanh Blue báo hiệu động cơ băng tải đang hoạt động, Đèn xanh Green báo hiệu
điện trở đốt và quạt thổi đang hoạt động, đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện,
đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.15.

Bài 5: Hình CH2.15, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
băng tải, quạt thổi, điện trở đốt của hệ thống sấy theo yêu cầu sau:
Nhấn Start, Điện trở đốt 3 pha công suất 12kW hoạt động, đốt nóng buồng sấy, 10s
sau 02 quạt thổi hoạt động, 10s sau nữa băng tải hoạt động đưa sản phẩm vào buồng
sấy. Nhấn Stop, dừng toàn bộ. Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn xanh Blue báo hiệu động cơ băng tải đang hoạt động, Đèn xanh Green báo hiệu
điện trở đốt và quạt thổi đang hoạt động, đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện,
đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.15.
Bài 6: Hình CH2.15, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
băng tải, quạt thổi, điện trở đốt của hệ thống sấy theo yêu cầu sau:
Nhấn Start, Điện trở đốt 3 pha công suất 12kW hoạt động, đốt nóng buồng sấy, 10s
sau 02 quạt thổi hoạt động, 10s sau nữa băng tải hoạt động đưa sản phẩm vào buồng
sấy, 1h sau dừng toàn bộ. Nhấn Stop, dừng toàn bộ. Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn xanh Blue báo hiệu động cơ băng tải đang hoạt động, Đèn xanh Green báo hiệu
điện trở đốt và quạt thổi đang hoạt động, đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện,
đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.15.

Trang 43
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Bài 7: Hình CH2.16, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
các băng tải theo yêu cầu sau:
Nhấn Start_1, băng tải 1 hoạt động, đèn Blue_1 báo hiệu sáng. Nhấn Start_2, băng tải
2 hoạt động, đèn Blue_2 báo hiệu sáng. Nhấn Start_3, băng tải 3 hoạt động, đèn
Blue_3 báo hiệu sáng. Nhấn Stop, dừng toàn bộ. Nhấn Stop_1, Stop_2, Stop_3 dừng
lần lượt các băng tải. Băng tải 1 hoạt động trước mới đến băng tải 2 hoạt động và băng
tải 3 chỉ hoạt động sau khi băng tải 2&3 hoạt động. Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.16.
Bài 8: Hình CH2.16, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
các băng tải theo yêu cầu sau:
Yêu cầu hoạt động như bài 7, nhưng khi nhấn Stop_3, băng tải 3 dừng trước, 10s sau
băng tải 2 dừng, 1os sau nữa băng tải 1 dừng.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.16.

Bài 9: Hình CH2.17, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ truyền động
các băng tải theo yêu cầu sau:
Nhấn Start, băng tải 1 hoạt động, đèn Blue_1 báo hiệu sáng. Sau 10s, băng tải 2 hoạt
động, đèn Blue_2 báo hiệu sáng. 10s sau nữa, băng tải 3 hoạt động, đèn Blue_3 báo
hiệu sáng. Nhấn Stop, dừng toàn bộ. Băng tải 1 hoạt động trước mới đến băng tải 2
hoạt động và băng tải 3 chỉ hoạt động sau khi băng tải 2&3 hoạt động. Các rơ le nhiệt
bảo vệ động cơ.

Trang 44
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.16.

Bài 10: Hình CH2.18, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ bơm nước
sử dụng 02 nhà riêng biệt theo yêu cầu sau:
Nhấn Start_1, Bơm và Val_1 hoạt động, đèn Blue báo hiệu sáng. Khi nhà 1 bơm thì
nhà 2 không được bơm và ngược lại. Đến khi nhà 1 bơm xong và nhất Stop_1 dừng
bơm và val_1, nhà 2 mới được bơm bằng nút nhấn Start_2 và dừng bơm bằng nút
nhấn Stop_2, khi nhà 2 bơm thì đèn Green sáng. Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.18.

Bài 11: Hình CH2.18, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển động cơ bơm nước
sử dụng 02 nhà riêng biệt giống như bài tập số 10. Tuy nhiên khi nhà 1 thực hiện bơm.

Trang 45
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Nếu nhà 2 nhấn Start_2 thì mạch đang ở trạng thái chờ đến khi nhà số 1 dừng bơm thì
nhà số 2 mới mở Val_2 để bơm và ngược lại.

Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.


Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.18.
Bài 12: Hình CH2.19, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống bơm chất
lỏng theo yêu cầu sau:
- Nhấn Start_1, Tủ 1 điều khiển 02 bơm chạy luân phiên, thời gian 1h, khi dừng nhấn
Stop_1. Đèn Blue báo hiệu sáng. 02 động cơ khởi động Y-∆
- Nhấn Start_2, Tủ 2 điều khiển 02 bơm chạy luân phiên, thời gian 1,5h, khi dừng
nhấn Stop_2. Đèn Green báo hiệu sáng.
- Nhấn Stop dừng toàn bộ
- Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.19.

Bài 13: Hình CH2.19, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống bơm chất
lỏng theo yêu cầu sau: Hoạt động tương tự như bài tập 12. Nhưng Tủ 02 chỉ hoạt động
khi tủ 01 hoạt động và khi tủ 01 dừng thì tủ 2 vẫn hoạt động bình thường.

Trang 46
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

- Nhấn Stop dừng toàn bộ


- Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.19.
Bài 14: Hình CH2.20, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống bơm nước
theo yêu cầu sau:

03 bơm được điều khiển theo trình tự quy địng bằng các nút nhấn S1, S2, S3. Đèn
Green báo hiệu sáng. Nhấn Stop dừng toàn bộ
- Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.20.

Bài 16: Hình CH2.20, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống bơm nước
theo yêu cầu sau:

Chế độ bằng tay, hoạt động như bài tập 15. Khi chuyển sang chế độ tự động, nhấn S1
thì động cơ bơm 1 khởi động trước, 10s sau động cơ 2 khởi động và 10s sau khi động
cơ 2 khởi động đến động cơ khởi động và hoạt động cùng lúc 03 động cơ.

Trang 47
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Nhấn Stop dừng toàn bộ


- Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.20.
Bài 17: Hình CH2.20, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống bơm nước
theo yêu cầu sau:

Chế độ bằng tay, 03 động cơ bơm hoạt động luân phiên nhau. Tại 1 thời điểm chỉ có
01 động cơ hoạt động.
Nhấn Stop dừng toàn bộ
- Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.20.
Bài 18: Hình CH2.20, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống bơm nước
theo yêu cầu sau:

Chế độ bằng tay, 03 động cơ bơm hoạt động luân phiên nhau. Tại 1 thời điểm chỉ có
01 động cơ hoạt động.
Chế độ tự động:
Động cơ bơm 1 hoạt động trước bằng nút nhấn S1, sau 1h động cơ 02 hoạt động, động
cơ 1 dừng, 1h sau động cơ 3 hoạt động, động cơ 2 dừng và quay vòng lại cho đến khi
nhấn Stop dừng toàn bộ. Tại 1 thời điểm chỉ có 01 động cơ hoạt động.
Nhấn Stop dừng toàn bộ
- Các rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.20.

Trang 48
GIÁO TRÌNH TS. ĐỖ CHÍ PHI TRANG BỊ ĐIỆN

Bài 19: Hình CH2.21, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển bơm nước tự động
theo yêu cầu sau:

Động cơ bơm hoạt động khi hồ dưới đủ nước. Hồ trên đầy thì dừng bơm. Khi hồ trên
cạn nước đến mức thấp thì bơm tự động bơm lại.
Nhấn Stop dừng toàn bộ
- Rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.21.
Bài 20: Hình CH2.21, Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển bơm nước tự động
và bằng tay theo yêu cầu sau:

Chế độ tự động: Động cơ bơm hoạt động khi hồ dưới đủ nước. Hồ trên đầy thì dừng
bơm. Khi hồ trên cạn nước đến mức thấp thì bơm hoạt động lại.
Chế độ bằng tay: Động cơ bơm chỉ hoạt động bằng nút nhấn điều khiển, khi hồ trên
đầy thì tự động ngưng hoạt động, hồ dưới cạn mạch không hoạt động. Hồ trên cạn
nước thì không tự động bơm lại.
Nhấn Stop dừng toàn bộ
- Rơ le nhiệt bảo vệ động cơ.
Đèn vàng báo hiệu mạch điều khiển có điện, đèn đỏ báo hiệu quá tải như hình CH2.21.

Trang 49

You might also like