You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần có trong TB Prokaryota
(thành TB,MSC, ribosom, thể nhân,lông ,roi, bao nhày)
1. Đặc điểm chung của TB Prokaryota (TB nhân sơ)

2. Cấu tạo và chức năng của các thành phần có trong TB Prokaryota
- TB Prokaryota có cấu tạo khá đơn giản, gồm 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế
bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào Prokaryota còn có thành
tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.
a. Thành TB, màng sinh chất, lông và roi
*Thành TB:
Phần lớn các tế bào Prokaryota có các thành tế bào. Được cấu tạo bởi peptiđôglican.
Thành TB qui định hình dạng của TB.
Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học và thành tế, vi khuẩn được chia thành hai
loại: Gram dương và Gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp Gram, vi khuẩn Gram dương
có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này, chúng ta có thể sử
dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại VK gây bệnh.
Một số loài TB Prokaryota, bên ngoài thành TB còn có 1 lớp vỏ nhầy. Những VK gây
bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị TB bạch cầu tiêu diệt 
*Màng sinh chất
Màng sinh chất của VK cũng như của các loại TB khác đều dược cấu tạo từ 2 lớp
photpholipit và protein
*Lông và roi
Ở 1 số loài vi khuẩn TB Prokaryota còn có cấu tạo lông và roi.

1
+ Chức năng chính của lông: là trở thành thụ thể tiếp nhận các virut. Ngoài ra nó còn
có công dụng VK trong quá trình tiếp hợp. Đối với 1 số VK gây bệnh ở người thì lông giúp
chúng bám được vào bề mặt TB người.
+ Chức năng chính của roi: là giúp VK di chuyển
b. TB chất
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân( thể nhân). Tế bào chất
của tế bào Prokaryota, gồm 2 thành phần chính là bào tương và riboxom cùng 1 số cấu trúc
khác. Không có hệ thống nội màng, các bào quan (trừ riboxôm) và khung TB. 
+ Bào tương: là 1 dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau
+ Riboxom: là bào quan được cấu tạo từ protein và rARN là nơi tổng hợp các loại
protein của TB. Trong TB chất còn có các dữ trữ 
c. Vùng nhân (Thể nhân):
Vùng nhân của TB Prokaryota không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa 1
phân tử AND dạng vòng
Ngoài AND ở vùng nhân, 1 số TB VK còn có thêm nhiều phân tử AND dạng vòng
nhỏ khác được gọi là plasmit

Câu 2: đặc điểm, cấu tạo chức năng của các thành phần có trong TB eukaryota(MSC,
lưới nội chất, thể Golgi, lysosome, perosysom, nhân, rybosom, ty thể, lục tạp… )
1. Đặc điểm chung của TB Eukaryota (TB nhân thực)

2. Cấu tạo chức năng của các thành phần có trong TB Eukaryota(MSC, lưới nội chất, thể
Golgi, lysosome, perosysom, nhân, rybosom, ty thể, lục tạp… )

2
3
4
5
6
 

Câu 3: Quá trình xuất bào, Nhập bào (khái niệm,diễn biến)
1. Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng
sinh chất.
Người ta chia nhập bào thành 2 loại là: thực bào và ẩm bào.
+ Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào vi khuẩn, các mảnh
vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn .
 Diễn biến:
+ Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy đối tượng
+ Nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào
+ Đối tượng được bao bọc bởi một lớp màng riêng thì lien kết với lizoxom và bị
enzim phân hủy.

+ Ẩm bào: là quá trình vận chuyển các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào trong tế bào.
 Diễn biến:
+ Màng sinh chất lõm vào bao bọc lấy giọt dịch rồi đưa vào tế bào.
2. Xuất bào:   là hiện tượng tế bào xuất các phân tử lớn ra khỏi tế bào chất, quá trình này cần có sự
biến đổi và tái tạo lại màng.
 Diễn biến:
+ Bóng màng chứa các đại phân tử (protein, glicoprotein...) di chuyển tới màng
nguyên sinh chất.
+ Bóng màng dung hợp với màng nguyên sinh chất, màng đứt ở vị trí tiếp xúc, và các
đại phân tử được phóng thích ra ngoài.

7
Câu 4: Mô hình phân tử, chức năng ATP, phương thức tổng hợp ATP trong tế bào.
_ Mô hình phân tử ATP:
Một trong những hợp chất căn bản của sự sống là ATP. Nó giữ vai trò chủ chốt trong hầu như tất cả
các quá trình chuyển hóa năng lượng của mỗi hoạt động sống. 
Phân tử ATP là một nucleotid được tạo thành từ Bazơ nitơ Adenin, đường ribose và 3 phosphate
PO4 nằm thẳng hàng với nhau. Adenin gắn với ribose tạo thành Adenosine. Adenosine gắn với một
phosphate gọi là AMP (Adenosine-Mono-Phosphate), gắn với hai phosphate gọi là ADP
(Adenosine-Di-Phosphate) và gắn với ba phosphate gọi là ATP (Adenosine-Tri-Phosphate)
_ Chức năng của ATP:
- Tổng hợp nén các chất hoá học cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc
những tế bào tiết ra các prôtêin với tốc độ cao có thể tiêu tốn tới 75% lượng ATP mà tế bào tạo ra.

- Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào
thận của người cần sử dụng tới 80% lượng ATP được tế bào sản sinh ra để vận chuyển các chất qua
màng trong quá trình lọc máu.

- Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi
ta nâng một vật nặng, gần như toàn bộ ATP của tế bào cơ bắp phải được huy động tức thì

_ Phương thức tổng hợp ATP:


+ ATP có thể được sản xuất bởi các phản ứng khử bằng cách sử dụng các loại đường đơn
giản và phức tạp (carbonhydrates) hoặc lipid. Đối với ATP được tổng hợp từ các loại nhiên liệu
phức tạp, trước tiên chúng được thủy phân thành những thành phần đơn giản. Carbohydrates được
thủy phân thành đường đơn như glucose và fructose. Chất béo được chuyển hóa để cung cấp cho
các axit béo và glycerol.
+ Quá trình oxy hoá glucose thành CO2 và H20 được gọi là hô hấp tế bào và có thể tạo ra 34
– 38 phân tử ATP từ 1 phân tử glucose
+ Phần lớn ATP trong các tế bào có nhân thật được tổng hợp trong ty thể qua quá trình hô
hấp yếm khí.
+ ATP được sản xuất bởi các quá trình riêng biệt của tế bào gồm
 Quá trình đường phân: glucose và glycerol được chuyển hoá thành pyruvate tham gia
vào chu trình Krebs
 Chu trình acid citric và oxy hóa phosphoryl hóa
 Beta hóa: các acid béo được phân cắt để tạo thành acetyl – CoA bởi quá trình beta oxy
hoá
 Sự hô hấp yếm khí
 Sự bổ sung ATP bởi diphosphate kinaza nulceosit
 ATP sản xuất trong quá trình quang hợp
 Sự tái tạo ATP

8
Câu 5: Khái niệm hô hấp tế bào, và các giai đoạn chính của hô hấp hiếu khí. So sánh hô hấp
hiếu khí và kị khí.
_Khái niệm: Hô hấp tế bào là một tập hợp phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế
bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học trong các chất dinh dưỡng thành adenosine
triphosphate (ATP) và sau đó giải phóng các chất thải.
_ Hô Hấp hiếu khí xảy ra qua 3 giai đoạn:

+ Đường phân tiến hành trong tế bào chất.


+ Chu trình Crebs tiến hành trong chất nền ty thể.
+ Chuỗi truyền điện tử tiến hành trên màng trong ty thể
_ So sánh hô hấp hiếu khí và kỵ khí:
+ Giống nhau: đều xảy ra ở giai đoạn đường phân
+ Khác nhau:

9
Câu 6: Khái niệm QH. Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối.
_ Khái niệm :

- Mối liên hệ giữ pha sáng và pha tối trong quang hợp:
+ Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử
ATP và NADPH.
+ Pha tối sử dụng ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng để biến đổi CO 2 thành
cacbohidrat và tạo ra ADP và NADP +. Các phân tử này sẽ được tái sử dụng trong pha sáng để tổng
hợp ATP và NADPH.
Câu 7: Cấu trúc của ADN – vật liệu di truyền.

- ADN là axit hữu cơ có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân là các Nucleotide

- Cấu tạo hóa học của AND:

+ Có 4 loại Nu A, T, G, X

+ Mỗi Nu có cấu trúc 3 phần: 1 phân tử axit H 3PO4, 1 phân tử đường deoxiribozo C5H10O4, 1
trong 4 loại bazo nito Ađênin, Timin, Guanin, Xitozin. Các bazo nito chia làm 2 nhóm: kích thước
lớn (purin) gồm A, G và nhóm có kích thước nhỏ (pyrimidine) gồm T, X

+ Các Nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết photpho dieste). Đường của
Nu này liên kết với axit photphoric của Nu tiếp theo tạo ra chuỗi poliNu. Nếu đường của Nu trước
liên kết với axit của Nu tiếp theo thì sẽ tạo ra mạch có chiều 5’ đến 3’ và ngược lại.

- Cấu trúc không gian:

+ Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch poliNu chạy song song ngược chiều nhau, xoắn đều đặn
quanh 1 trục không gian tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (chuỗi xoắn phải)
+ Mô hình của Watson-Crick dạng B: ADN xoắn theo chu kì, 1 chu kì xoắn cao 34 A 0 gồm
10 cặp Nu, đường kính xoắn 20 A0
+ Mỗi phân tử ADN đều có số lượng, thành phần, trình tự các Nu khác nhau nên chỉ cần thay
đổi 1 yếu tố là có thể xuất hiện đột biến
- Chức năng của ADN: mang (lưu trữ) và truyền đạt thông tin di truyền

- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định 1 sản phẩm xác định, đó là chuỗi
polipeptit hoặc 1 loại ARN.

- Chú ý:

+ 1 ADN có rất nhiều gen

+ ADN của sinh vật nhân sơ có cấu trúc mạch kép dạng vòng không có khả năng liên kết với
protein histon để tạo nên NST.

10
Câu 8: Trình bày phương thức phân bào NP (khái niệm, ý nghĩa)
_ Nguyên phân

- Là hình thúc phân bào giữ nguyên bộ NST, là hình thức sinh sản của tế bào, xảy ra ở hầu
hết tế bào trong cơ thể (hợp tử, tb sinh dưỡng, tb mầm sinh dục).

- Trong nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ có 2n NST sau 1 lần phân bào sẽ hình thành 2 tế bào
con có bộ NST là 2n.

_ Ý nghĩa của nguyên phân:

+ Đối với di truyền: nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ NST của loài qua
các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở các loài sinh sản vô tính.

+ Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định là nhờ cơ chế nhân đôi kết hợp với phân li NST.

+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp sự sinh trưởng của các mô và cơ quan nhờ đó
cơ thể đa bào mới lớn lên được.

+ Ở các mô, cơ quan còn non tốc độ phân bào diễn ra nhanh chóng. Khi các mô, cơ quan đến
giai đoạn tới hạn sinh trưởng thì nguyên phân bị ức chế.

+ Nguyên phân giúp tạo ra tế bào mới để bù đắp các tế bào có các mô, cơ quan bị tổn thương,
thay thế cho các tế bào già yếu.

Câu 9: Trình bày phương thức phân bào của giảm phân ( khái niệm và ý nghĩa)
_ Giảm phân

+ Là hình thức phân bào làm bộ NST giảm đi 1 nửa so với tế bào ban đầu, xảy ra ở các tế
bào sinh dục giai đoạn chín: noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1.

+ Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp:Từ 1 tế bào sinh dục chín (2n) sau giảm
phân hình thành nên 4 tế bào con có bộ NST là n.

_ Ý nghĩa của giảm phân:

+ Giảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội của loài qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội của
loài được hình thành.

+ Cùng với nguyên phân kết hợp với thụ tinh giảm phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm
sắc thể đặc trưng cho loài qua các thế hệ cơ thể (ở các loài sinh sản hữu tính).

+ Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác về nguồn gốc do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do
và trao đổi chéo giữa các cromatit nên khi thụ tinh sẽ tạo ra biến dị tổ hợp để cung câp nguyên liệu
thứ cấp dồi dào cho tiến hóa và chọn giống.

11
Câu 10: Kể tên và đặc điểm các giới sinh vật trong hệ thống phân loại 5 giới.

Câu 11: so sánh hô hấp và quang hợp (nơi xảy ra, khi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm, năng
lượng, chất mang năng lượng)
_ Giống nhau:

 Đều là một quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
 Đều là chuỗi phản ứng oxi hóa – khử khá phức tạp.
 Đều có sự tham gia quan trọng của chất vận chuyển Electron.

- Khác nhau

6. Chuyển hoá năng lượng Chuyển hoá NL ánh sáng Chuyển hoá NL dự trữ trong
thành năng lượng trong hợp hợp chất hữu cơ thành năng
chất hữu cơ lượng trong ATP và nhiệt
7. Sự chuyển hoá vật chất  – Là một quá trình tổng – Là một quá trình phân giải
hợp chất hữu cơ từ chất vô các chất hữu cơ thành chất vô
cơ. cơ.
8. Bào quan tham gia Diên ra trong Lục lạp Diễn ra trong TBC và ti thể
12
Câu 12: Enzym là gì? Trình bày cấu trúc của enzym. Tại sao mỗi loại enzym chỉ xúc tác 1 loại
cơ chất nhất định.
_ Enzyme là các protein có tác dụng làm chất xúc tác sinh học. Chất xúc tác thúc đẩy phản ứng hóa
học. Các phân tử được enzym tác động lên gọi là chất nền và các enzym biến đổi các chất nền thành
các phân tử khác nhau được gọi là sản phẩm.
_ Cấu trúc của enzym

Tại sao mỗi loại enzym chỉ xúc tác 1 loại cơ chất nhất định.?
Vì mỗi enzim có một đặc tính riêng
 
Giải thích
Enzim là những protein có khả năng xúc tác đặc hiệu cho các phản ứng hoá học là chất xúc
tác sinh học, bản chất hoá học của phần lớn enzim là protein, nó chỉ được xác định đúng đắn
từ sau khi kết tinh được enzim. Giống như các protein hình hạt khác, các enzim có thể hoà
tan trong nước, trong dung dịch muối loãng, nhưng không tan trong dung môi không phân
cực, dung dịch enzim có tính chất của dung dịch keo của nước. Khi hoà tan enzim vào nước,
các phân tử nước lưỡng cực sẽ kết hợp với cacbon, các nhóm ion hoặc các nhóm phân cực
trong phân tử enzim tạo thành lớp vỏ hydrat, lượng nước hydrat này có vai trò quan trọng đối
với các phản ứng sinh hoá.

Tính đặc hiệu cao của enzim là một trong những thành phần chủ yếu giữa enzim với các xúc
tác khác. Mỗi enzim chỉ có khả năng chuyển hóa một số chất nhất định, theo kiểu phản ứng
nhất định. Đặc tính tác dụng lựa chọn cao này gọi là tính đặc hiệu hoặc tính chuyển hoá của
enzim. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc, phản ứng, nồng độ enzim, bản chất và nồng độ các
chất phản ứng, nhiệt độ, pH của môi trường, các ion kim loại, các chất vô cơ và hữu cơ khác.

13
Câu 13: So sánh cấu trúc của AND VÀ ARN?
Giống nhau:
_ Đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân.
_ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P
_ Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại Nu giống nhau là: A, G, X
_ Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.
Khác nhau:
ADN ARN
- Gồm 2 mạch nucleotit xoắn đều, ngược - Gồm 1 mạch polynucleotit dạng thặng
chiều nhau. hoặc xoắn theo từng đoạn.

- Số lượng đơn phân lớn (hàng triệu). Có - Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm,
4 loại đơn phân chính: A, T, G, X. hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A,
U G, X
- Đường kính: 20A , chiều dài vòng - Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và
0

xoắn 34A0 (gồm 10 cặp nucleotit cách chức năng khác nhau
đều 3,4A)
- Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng - Liên kết ở những điểm xoắn (nhẩt là
liên kết hiđro (A với T 2 liên kết, G với rARN): A với U 2 liên kết, G với X 3 liên
X 3 liên kết) kết.

- Phân loại: dạng B, A, C, T, Z - Phân loại: mARN, tARN, rARN.

- AND là cấu trúc trong nhân - ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi
nhân để thực hiện chức năng.

14
Câu 14: Đột biến gen là gì? Đột biến NST là gì? Kể tên 1 số bệnh do đột biến gen, đột biến
NST gây ra?
Đột biến gen:
_ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotid
_ Ví dụ một số bệnh về đột biến gen:
+ Bệnh mù màu, máu khó đông: Do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy đinh.
+ Bệnh phêninkêtô niệu: Do đột biến gen lặn nằm trên NST thường
+ U xơ nang: Do đột biến đơn gen lặn trên NST thường

+ Bệnh hồng cầu hình liềm: Do đột biến gen trội – đồng trội  trên NST thường

+ Bệnh bạch tạng: Do đột biến gen lặn trên NST thường
+ Hội chứng có túm lông ở tai: Đây là dạng đột biến gen nằm trên NST giới tính Y

+ Tật dính ngón tay 2 – 3: Đây là dạng đột biến gen nằm trên NST giới tính Y

Đột biến NST:


_ Đột biến NST là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST. Đột biến có thể xảy ra ở 1
cặp NST nào đó hoặc toàn bộ các cặp NST. Loại đột biến này phát sinh có thể là do các tác nhân
mạnh trong ngoại cảnh (tia phóng xạ, hóa chất, sự biến đổi đột ngột của nhiệt độ) hoặc những rối
loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào, dẫn đến sự phân li không bình thường của các cặp NST.
_ Ví dụ:
+ Hội chứng Down ở người (còn gọi là hội chứng Mông Cổ vì người bị Down có nét giống người
Mông Cổ) (3 NST 21). Người bị bệnh này thừa 1 NST số 21 (47 XX/YY + 21)
+ Hội chứng Edward còn gọi là trisomy 18 (47, XX, +18). Đây là 1 rối loạn di truyền do bị thừa 1
NST số 18 trong bộ gen
+ Hội chứng Klinefelter (ở nam): có thêm 1 NST X : XXY
+ Hội chứng Turner (ở nữ): thiếu 1 NST số 23. Ký hiệu là XO (thiếu1 NST X)
+ Hội chứng siêu nữ: mang bộ NST 47 có thêm 1 NST X : XXX

15
16

You might also like